Thần Chiến Triều Trần
Quyển 1 - Chương 8: Kẻ bắt linh hồn
Khi bọn Nhật Duật bế Bạc Nương quay lại thì Bạc Luông đã qua đời. Chiêu Văn Vương thở dài rồi dựng tạm cho ông ngôi mộ. Số phận của Bạc Luông cũng thật đáng thương.
Về phần Bạc Nương, cô hôn mê hơn nửa ngày mà không tỉnh. Nhật Duật đem lọ thuốc Cải Tử Hoàn Sinh rất quý luôn mang theo bên mình ra, cạy mồm Bạc Nương nhét vào nhưng không thấy chuyển biến. Duật thấy vậy vào rừng kiếm mấy cây thuốc nam băm băm giã giã, theo các bài thuốc hay lưu truyền trong quân mà sắc cho Bạc Nương uống nhưng kết quả vẫn không ăn thua. Cuối cùng chàng đành lọ mọ đi bắc nồi nấu cháo.
Thấy Chiêu Văn Vương bận rộn đủ thứ, Mai đành sắn tay vào giúp. Ban thì chỉ đứng ngoài cười khẩy mặc kệ bọn họ.
Đến tối hôm sau, Bạc Nương vẫn chưa tỉnh. Lúc này mùi tử khí từ các xác chết đã bốc đầy bản. Thấy không thể ở lại nơi đây được nữa, bốn người đành lên đường. Nhật Duật cõng Bạc Nương trên lưng, cùng hai chị em Ban Mai lần mò xuống núi.
Khi hoàng hôn buông trên một dải âm u, cũng là lúc mọi người tới được chân núi. Cả toán khẩn trương nhóm lửa, hạ trại. Ban đi săn được bốn con gà rừng mang về. Mai lấy một con nấu cháo cho Bạc Nương ăn còn lại ba con thì đem nướng cho ba người. Bạc Nương đang hôn mê nên chỉ có thể húp được nước cháo loãng.
Ăn uống xong xuôi, theo phân công Vi Ban ngủ cùng Bạc Nương trên chiếc lán gỗ mà mọi người dựng tạm từ chiều để trông coi nàng, còn Nhật Duật và Vi Mai thì nằm bên dưới cạnh đống lửa. Khi đang chuẩn bị chỗ nằm, Nhật Duật thấy Vi Mai bước ra khỏi khu trại, chàng liền tò mò đi theo.
Đi được một quãng, khi ánh hồng của đám củi lửa chỉ còn lại lập lòe như đầu đóm sắp tàn, Vi Mai bất chợt lên tiếng mà không quay đầu lại:
- Sao vương lén lút đi theo tôi?
Nhật Duật cười hì hì, chạy tới gần chỗ Mai nói:
- Tôi thấy không yên tâm khi nàng đi một mình vào rừng lúc tối trời thế này.
Mai nghe vậy thì liếc chàng sắc lẹm, đáp:
- Vương nên nhớ tôi là thầy phép. Dù có là chốn rừng thiêng, nước độc đến đâu tôi đều có cách đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Nhưng dù sao cũng đã muộn, nàng một mình đi vào vùng âm u làm gì?
- Tôi muốn tìm nơi yên tĩnh để tập trung suy nghĩ chuyện vừa qua trên bản của Bạc Luông. Vương đã đi theo thì chúng ta cùng nhau bàn chuyện vậy.
Hai người vừa đi vừa nói, chợt thấy trước mặt có dòng suối nhỏ chảy ra từ trong khe núi. Bên bờ suối có mấy tảng đá lớn sạch sẽ, làm chỗ ngồi ngắm quang cảnh thung lũng rất thuận tiện. Mai bèn xuống suối rửa mặt mũi, chân tay. Nhật Duật đi tìm một phiến đá to và bằng phẳng nhất làm chỗ nghỉ chân. Mai rửa ráy xong thì cùng lên phiến đá. Hai người ngồi ôm chân bên cạnh nhau, phóng mắt ra ngắm nhìn cảnh trời đêm lung linh của vùng thung lũng Tây Bắc. Đêm nay lại được cái sáng trăng, ánh bàng bạc bao phủ cả khu đồi núi càng làm khung cảnh thêm lãng mạn.
Nhật Duật trước cảnh đất trời kỳ ảo mà đẹp đẽ đó thì tính nghệ sĩ nổi lên. Chàng nhảy xuống khỏi tảng đá, đi kiếm mấy chiếc lá cây rừng về làm kèn lá, rồi sau đó thổi lên một điệu nhạc tình phổ biến của người Man.
Em có cồng vui sao em không gióng
Em không gióng nhiều cũng nên gióng ít
Dẫu em tiếc, em kẹt cũng gióng vài dùi
Thử xem âm thanh còn vui hay đã mất tiếng!?(1)
Mai cũng biết bài hát này. Duật vừa thổi dứt hơi thì nàng bật cười, nói:
- Tôi làm gì có cồng mà gióng.
Nhật Duật nghe vậy thì cười theo nàng, đáp:
- Thì lời bài hát nó thế. Vậy nàng thích bài nào để tôi thổi cho?
Mai lắc đầu nói:
- Vương thổi bài nào cũng được.
Nhật Duật nghe vậy liền đưa kèn lên môi, thổi thêm vài điệu nhạc vùng Tây Bắc. Chiêu Văn Vương thổi hết bài thứ ba thì dừng lại, im lặng cùng Vi Mai ngồi ngắm cảnh đẹp ban đêm.
Sau một hồi lặng yên, Mai bất ngờ quay sang hỏi Duật:
- Vương lớn lên trong hoàng cung, chắc từ bé đã ăn sung mặc sướng nhỉ?
Nhật Duật nghe thế thì cười khổ, đáp:
- Nói ra nàng cũng không hiểu hết được đâu. Tôi thân là vương gia nhưng lớn lên khi đất nước có binh biến. Ngay từ nhỏ vua cha đã dạy dỗ chúng tôi rất nghiêm khắc, sáng phải dậy sớm luyện võ, chiều không đọc binh thư thì nghe giảng Phật pháp hoặc đọc sách thánh hiền. Bọn giặc Thát Đát sau khi đại bại năm Nguyên Phong thứ bảy(2) vẫn không thôi nhòm ngó Đại Việt. Tôi xuất thân hoàng tộc, lúc còn nhỏ thì phải ra sức rèn luyện, khi trưởng thành thì phải thống lĩnh ba quân, lúc nào cũng canh cánh trách nhiệm với vua, với nước. Nhiều khi tôi chỉ muốn làm cánh chim tự do bay khắp núi rừng như các nàng. Nhưng đó mãi chỉ là ước mơ mà thôi.
Vi Mai nghe thế thì tỏ ra tư lự:
- Hóa ra làm vương gia cũng không dễ.
Nhật Duật cười, đoạn nhớ ra một chuyện liền quay sang Vi Mai hỏi:
- Tôi có điều thắc mắc mấy ngày nay mà chưa có dịp hỏi. Sao nàng với chị Ban là người miền ngược mà nói tiếng dưới xuôi sõi thế? Nếu lần đầu gặp nhau mà các nàng không mặc trang phục dân tộc thì tôi cứ tưởng đang được tiếp chuyện hai tiểu thư tại kinh thành.
Vi Mai lườm chàng một cái, đáp:
- Miệng lưỡi vương đúng là trơn tuột. Tôi và chị Ban là gái vùng rừng sâu nước độc, làm sao mà so bì được với các cô gái tại kinh thành. Về tiếng dưới xuôi là thầy dạy cho bọn tôi từ nhỏ.
- Thầy dạy từ nhỏ ư? Thầy nàng là người dưới xuôi à?
Vi Mai lắc đầu, đáp:
- Thầy bọn tôi là người dân tộc, vì thế chúng tôi cũng là người dân tộc.
Nhật Duật nghe thế thì ngẩn ra:
- Nói vậy thì bố mẹ nàng?
Vi Mai gật đầu:
- Bố mẹ là ai tôi không biết. Chỉ biết đến khi tôi có ý thức, nhận biết được mọi thứ xung quanh thì đã là người của phủ Cao Sơn rồi.
Nhật Duật nghe vậy thì ngạc nhiên, hỏi:
- Tôi tưởng phủ Cao Sơn chỉ thu nhận các thầy phép cao tay thôi chứ? Sao lại nuôi cả trẻ con ư?
Vi Mai lắc đầu, nói:
- Những người sau khi tu luyện huyền thuật mới gia nhập phủ Cao Sơn như trường hợp của Bạc Luông chỉ là thầy phép tạm thời thôi. Còn thầy phép chính thức đều là trẻ mồ côi có khả năng tâm linh đặc biệt, được chính người của phủ Cao Sơn đi khắp nơi tìm kiếm mang về nuôi dưỡng.
- Vậy nàng thực sự không nhớ gì về gốc gác của mình sao?
Vi Mai lại lắc:
- Tôi hoàn toàn không biết. Thầy cũng chưa bao giờ nhắc tới việc đó.
- Nàng thật tội nghiệp.
- Tội nghiệp gì chứ? Ai sinh ra trên đời cũng có bổn phận riêng của mình, nếu mà cứ đổ lỗi cho hoàn cảnh thì làm sao sống có ý nghĩa được. Cuộc sống của tôi có mục đích, có nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ cho phủ Cao Sơn tôi thấy mình thực sự hạnh phúc. Tôi làm thầy phép chính được mấy năm, yêu ma quỷ quái đã gặp qua không ít. Các loài ma quỷ khát máu, tàn bạo là vì chúng luôn bị các cơn đói khát dày vò. Vì thế trong đầu chúng bao giờ cũng chỉ có ý nghĩ duy nhất là tìm kiếm thức ăn để thỏa mãn cơn đói. Loài người nhu cầu ăn uống tuy quan trọng nhưng không chiếm toàn bộ thời gian. Ngoài vấn đề ăn uống ra, chúng ta hoàn toàn tự do để lựa chọn cách sống cho bản thân mình. Chính vì thế loài người là loài được ông trời ưu ái nhất. Tôi thấy chỉ được làm người thôi đã là một hạnh phúc rất lớn lao rồi. Vì thế tôi chưa bao giờ cảm thấy tội nghiệp cho bản thân mình.
Nhật Duật nhìn nàng với ánh mắt ngạc nhiên:
- Nàng nói vậy rất có lý. Trước giờ tôi hay được dạy dỗ theo triết lý của nhà Phật, coi cuộc sống này như ở cõi tạm. Bây giờ nghe nàng nói tôi tự nhiên thấy mình thật may mắn.
Vi Mai lườm chàng một cái:
- Người thân làm vương gia, đương nhiên là may mắn rồi.
Nhật Duật cười:
- Phải, đúng là tôi rất may mắn mới được ngồi ngắm trăng với người đẹp giữa vùng núi rừng Tây Bắc.
- Vương chỉ được cái nói lung tung là giỏi.
Hai người ngồi cạnh bên nhau, gió hiu hiu thổi. Mùi hương của Mai đưa sang phía Duật. Chàng cảm giác rõ ràng một thân thể mềm mại, thơm ngát và tinh khôi đang ở sát bên cạnh mình.
- Vương có thấy cô gái nhỏ có điều gì khác lạ không? - Mai đột nhiên hỏi làm Duật giật mình. Chiêu Văn Vương bắt đầu nghĩ lung tung thì câu hỏi của nàng đã kéo chàng trở về với thực tại.
- Nàng hỏi Bạc Nương à? Tôi cũng không rõ lắm, chỉ cảm thấy nàng ta thật đáng thương. Nàng nhìn ra được điều gì sao?
- Bạc Nương là một cô gái đầy bí ẩn. Tôi thấy chuyện trong bản của cô ta không đơn giản dừng lại ở đây.
- Tôi cũng cảm giác có việc gì đó chưa thật rõ ràng. À mà vật nàng lấy từ chỗ Bạc Luông là thứ gì vậy?
Vi Mai tỏ ra hơi khó chịu, nói:
- Đấy là việc riêng của phủ Cao Sơn. Tôi dù muốn cũng không thể nói cho vương biết được.
- Thế sau khi xuống núi, các nàng sẽ trở về phủ à?
- Tất nhiên, bọn tôi phải hoàn thành nhiệm vụ.
- Vậy không biết bao giờ chúng ta mới gặp lại nhau?
- Có duyên thì sẽ gặp lại, có khi chúng ta gặp nhau còn sớm hơn vương tưởng. - Mai nở một nụ cười đầy bí ẩn.
Duật không biết nói sao, chỉ đành gật đầu. Mai đột nhiên nhớ ra việc gì, nói:
- Có chuyện này tôi vẫn thắc mắc mãi mà không tìm ra lời đáp. Không biết nói ra vương có ý kiến gì không?
- Là việc gì vậy?
- Một Mắt là Hổ Phục do Ban Nương điều khiển chứ không phải là Hổ Trành. Vậy thì các oan hồn do nó giết hại đã biến đi đằng nào, không biết kẻ nào đã bắt giữ hết các oan hồn đó rồi?
- Là ta. - Một giọng nói lạnh lẽo đột ngột cất lên sau lưng hai người.
* * * * *
* Chú thích:
(1): Lời một bài hát Xưởng của người Mường.
(2) Năm Nguyên Phong thứ bảy: Nguyên Phong là niên hiệu của vua Trần Thánh Tông từ năm 1251 –1258. Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần đầu vào năm Nguyên Phong thứ bảy, tức vào đầu năm 1258 dương lịch.
Về phần Bạc Nương, cô hôn mê hơn nửa ngày mà không tỉnh. Nhật Duật đem lọ thuốc Cải Tử Hoàn Sinh rất quý luôn mang theo bên mình ra, cạy mồm Bạc Nương nhét vào nhưng không thấy chuyển biến. Duật thấy vậy vào rừng kiếm mấy cây thuốc nam băm băm giã giã, theo các bài thuốc hay lưu truyền trong quân mà sắc cho Bạc Nương uống nhưng kết quả vẫn không ăn thua. Cuối cùng chàng đành lọ mọ đi bắc nồi nấu cháo.
Thấy Chiêu Văn Vương bận rộn đủ thứ, Mai đành sắn tay vào giúp. Ban thì chỉ đứng ngoài cười khẩy mặc kệ bọn họ.
Đến tối hôm sau, Bạc Nương vẫn chưa tỉnh. Lúc này mùi tử khí từ các xác chết đã bốc đầy bản. Thấy không thể ở lại nơi đây được nữa, bốn người đành lên đường. Nhật Duật cõng Bạc Nương trên lưng, cùng hai chị em Ban Mai lần mò xuống núi.
Khi hoàng hôn buông trên một dải âm u, cũng là lúc mọi người tới được chân núi. Cả toán khẩn trương nhóm lửa, hạ trại. Ban đi săn được bốn con gà rừng mang về. Mai lấy một con nấu cháo cho Bạc Nương ăn còn lại ba con thì đem nướng cho ba người. Bạc Nương đang hôn mê nên chỉ có thể húp được nước cháo loãng.
Ăn uống xong xuôi, theo phân công Vi Ban ngủ cùng Bạc Nương trên chiếc lán gỗ mà mọi người dựng tạm từ chiều để trông coi nàng, còn Nhật Duật và Vi Mai thì nằm bên dưới cạnh đống lửa. Khi đang chuẩn bị chỗ nằm, Nhật Duật thấy Vi Mai bước ra khỏi khu trại, chàng liền tò mò đi theo.
Đi được một quãng, khi ánh hồng của đám củi lửa chỉ còn lại lập lòe như đầu đóm sắp tàn, Vi Mai bất chợt lên tiếng mà không quay đầu lại:
- Sao vương lén lút đi theo tôi?
Nhật Duật cười hì hì, chạy tới gần chỗ Mai nói:
- Tôi thấy không yên tâm khi nàng đi một mình vào rừng lúc tối trời thế này.
Mai nghe vậy thì liếc chàng sắc lẹm, đáp:
- Vương nên nhớ tôi là thầy phép. Dù có là chốn rừng thiêng, nước độc đến đâu tôi đều có cách đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Nhưng dù sao cũng đã muộn, nàng một mình đi vào vùng âm u làm gì?
- Tôi muốn tìm nơi yên tĩnh để tập trung suy nghĩ chuyện vừa qua trên bản của Bạc Luông. Vương đã đi theo thì chúng ta cùng nhau bàn chuyện vậy.
Hai người vừa đi vừa nói, chợt thấy trước mặt có dòng suối nhỏ chảy ra từ trong khe núi. Bên bờ suối có mấy tảng đá lớn sạch sẽ, làm chỗ ngồi ngắm quang cảnh thung lũng rất thuận tiện. Mai bèn xuống suối rửa mặt mũi, chân tay. Nhật Duật đi tìm một phiến đá to và bằng phẳng nhất làm chỗ nghỉ chân. Mai rửa ráy xong thì cùng lên phiến đá. Hai người ngồi ôm chân bên cạnh nhau, phóng mắt ra ngắm nhìn cảnh trời đêm lung linh của vùng thung lũng Tây Bắc. Đêm nay lại được cái sáng trăng, ánh bàng bạc bao phủ cả khu đồi núi càng làm khung cảnh thêm lãng mạn.
Nhật Duật trước cảnh đất trời kỳ ảo mà đẹp đẽ đó thì tính nghệ sĩ nổi lên. Chàng nhảy xuống khỏi tảng đá, đi kiếm mấy chiếc lá cây rừng về làm kèn lá, rồi sau đó thổi lên một điệu nhạc tình phổ biến của người Man.
Em có cồng vui sao em không gióng
Em không gióng nhiều cũng nên gióng ít
Dẫu em tiếc, em kẹt cũng gióng vài dùi
Thử xem âm thanh còn vui hay đã mất tiếng!?(1)
Mai cũng biết bài hát này. Duật vừa thổi dứt hơi thì nàng bật cười, nói:
- Tôi làm gì có cồng mà gióng.
Nhật Duật nghe vậy thì cười theo nàng, đáp:
- Thì lời bài hát nó thế. Vậy nàng thích bài nào để tôi thổi cho?
Mai lắc đầu nói:
- Vương thổi bài nào cũng được.
Nhật Duật nghe vậy liền đưa kèn lên môi, thổi thêm vài điệu nhạc vùng Tây Bắc. Chiêu Văn Vương thổi hết bài thứ ba thì dừng lại, im lặng cùng Vi Mai ngồi ngắm cảnh đẹp ban đêm.
Sau một hồi lặng yên, Mai bất ngờ quay sang hỏi Duật:
- Vương lớn lên trong hoàng cung, chắc từ bé đã ăn sung mặc sướng nhỉ?
Nhật Duật nghe thế thì cười khổ, đáp:
- Nói ra nàng cũng không hiểu hết được đâu. Tôi thân là vương gia nhưng lớn lên khi đất nước có binh biến. Ngay từ nhỏ vua cha đã dạy dỗ chúng tôi rất nghiêm khắc, sáng phải dậy sớm luyện võ, chiều không đọc binh thư thì nghe giảng Phật pháp hoặc đọc sách thánh hiền. Bọn giặc Thát Đát sau khi đại bại năm Nguyên Phong thứ bảy(2) vẫn không thôi nhòm ngó Đại Việt. Tôi xuất thân hoàng tộc, lúc còn nhỏ thì phải ra sức rèn luyện, khi trưởng thành thì phải thống lĩnh ba quân, lúc nào cũng canh cánh trách nhiệm với vua, với nước. Nhiều khi tôi chỉ muốn làm cánh chim tự do bay khắp núi rừng như các nàng. Nhưng đó mãi chỉ là ước mơ mà thôi.
Vi Mai nghe thế thì tỏ ra tư lự:
- Hóa ra làm vương gia cũng không dễ.
Nhật Duật cười, đoạn nhớ ra một chuyện liền quay sang Vi Mai hỏi:
- Tôi có điều thắc mắc mấy ngày nay mà chưa có dịp hỏi. Sao nàng với chị Ban là người miền ngược mà nói tiếng dưới xuôi sõi thế? Nếu lần đầu gặp nhau mà các nàng không mặc trang phục dân tộc thì tôi cứ tưởng đang được tiếp chuyện hai tiểu thư tại kinh thành.
Vi Mai lườm chàng một cái, đáp:
- Miệng lưỡi vương đúng là trơn tuột. Tôi và chị Ban là gái vùng rừng sâu nước độc, làm sao mà so bì được với các cô gái tại kinh thành. Về tiếng dưới xuôi là thầy dạy cho bọn tôi từ nhỏ.
- Thầy dạy từ nhỏ ư? Thầy nàng là người dưới xuôi à?
Vi Mai lắc đầu, đáp:
- Thầy bọn tôi là người dân tộc, vì thế chúng tôi cũng là người dân tộc.
Nhật Duật nghe thế thì ngẩn ra:
- Nói vậy thì bố mẹ nàng?
Vi Mai gật đầu:
- Bố mẹ là ai tôi không biết. Chỉ biết đến khi tôi có ý thức, nhận biết được mọi thứ xung quanh thì đã là người của phủ Cao Sơn rồi.
Nhật Duật nghe vậy thì ngạc nhiên, hỏi:
- Tôi tưởng phủ Cao Sơn chỉ thu nhận các thầy phép cao tay thôi chứ? Sao lại nuôi cả trẻ con ư?
Vi Mai lắc đầu, nói:
- Những người sau khi tu luyện huyền thuật mới gia nhập phủ Cao Sơn như trường hợp của Bạc Luông chỉ là thầy phép tạm thời thôi. Còn thầy phép chính thức đều là trẻ mồ côi có khả năng tâm linh đặc biệt, được chính người của phủ Cao Sơn đi khắp nơi tìm kiếm mang về nuôi dưỡng.
- Vậy nàng thực sự không nhớ gì về gốc gác của mình sao?
Vi Mai lại lắc:
- Tôi hoàn toàn không biết. Thầy cũng chưa bao giờ nhắc tới việc đó.
- Nàng thật tội nghiệp.
- Tội nghiệp gì chứ? Ai sinh ra trên đời cũng có bổn phận riêng của mình, nếu mà cứ đổ lỗi cho hoàn cảnh thì làm sao sống có ý nghĩa được. Cuộc sống của tôi có mục đích, có nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ cho phủ Cao Sơn tôi thấy mình thực sự hạnh phúc. Tôi làm thầy phép chính được mấy năm, yêu ma quỷ quái đã gặp qua không ít. Các loài ma quỷ khát máu, tàn bạo là vì chúng luôn bị các cơn đói khát dày vò. Vì thế trong đầu chúng bao giờ cũng chỉ có ý nghĩ duy nhất là tìm kiếm thức ăn để thỏa mãn cơn đói. Loài người nhu cầu ăn uống tuy quan trọng nhưng không chiếm toàn bộ thời gian. Ngoài vấn đề ăn uống ra, chúng ta hoàn toàn tự do để lựa chọn cách sống cho bản thân mình. Chính vì thế loài người là loài được ông trời ưu ái nhất. Tôi thấy chỉ được làm người thôi đã là một hạnh phúc rất lớn lao rồi. Vì thế tôi chưa bao giờ cảm thấy tội nghiệp cho bản thân mình.
Nhật Duật nhìn nàng với ánh mắt ngạc nhiên:
- Nàng nói vậy rất có lý. Trước giờ tôi hay được dạy dỗ theo triết lý của nhà Phật, coi cuộc sống này như ở cõi tạm. Bây giờ nghe nàng nói tôi tự nhiên thấy mình thật may mắn.
Vi Mai lườm chàng một cái:
- Người thân làm vương gia, đương nhiên là may mắn rồi.
Nhật Duật cười:
- Phải, đúng là tôi rất may mắn mới được ngồi ngắm trăng với người đẹp giữa vùng núi rừng Tây Bắc.
- Vương chỉ được cái nói lung tung là giỏi.
Hai người ngồi cạnh bên nhau, gió hiu hiu thổi. Mùi hương của Mai đưa sang phía Duật. Chàng cảm giác rõ ràng một thân thể mềm mại, thơm ngát và tinh khôi đang ở sát bên cạnh mình.
- Vương có thấy cô gái nhỏ có điều gì khác lạ không? - Mai đột nhiên hỏi làm Duật giật mình. Chiêu Văn Vương bắt đầu nghĩ lung tung thì câu hỏi của nàng đã kéo chàng trở về với thực tại.
- Nàng hỏi Bạc Nương à? Tôi cũng không rõ lắm, chỉ cảm thấy nàng ta thật đáng thương. Nàng nhìn ra được điều gì sao?
- Bạc Nương là một cô gái đầy bí ẩn. Tôi thấy chuyện trong bản của cô ta không đơn giản dừng lại ở đây.
- Tôi cũng cảm giác có việc gì đó chưa thật rõ ràng. À mà vật nàng lấy từ chỗ Bạc Luông là thứ gì vậy?
Vi Mai tỏ ra hơi khó chịu, nói:
- Đấy là việc riêng của phủ Cao Sơn. Tôi dù muốn cũng không thể nói cho vương biết được.
- Thế sau khi xuống núi, các nàng sẽ trở về phủ à?
- Tất nhiên, bọn tôi phải hoàn thành nhiệm vụ.
- Vậy không biết bao giờ chúng ta mới gặp lại nhau?
- Có duyên thì sẽ gặp lại, có khi chúng ta gặp nhau còn sớm hơn vương tưởng. - Mai nở một nụ cười đầy bí ẩn.
Duật không biết nói sao, chỉ đành gật đầu. Mai đột nhiên nhớ ra việc gì, nói:
- Có chuyện này tôi vẫn thắc mắc mãi mà không tìm ra lời đáp. Không biết nói ra vương có ý kiến gì không?
- Là việc gì vậy?
- Một Mắt là Hổ Phục do Ban Nương điều khiển chứ không phải là Hổ Trành. Vậy thì các oan hồn do nó giết hại đã biến đi đằng nào, không biết kẻ nào đã bắt giữ hết các oan hồn đó rồi?
- Là ta. - Một giọng nói lạnh lẽo đột ngột cất lên sau lưng hai người.
* * * * *
* Chú thích:
(1): Lời một bài hát Xưởng của người Mường.
(2) Năm Nguyên Phong thứ bảy: Nguyên Phong là niên hiệu của vua Trần Thánh Tông từ năm 1251 –1258. Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần đầu vào năm Nguyên Phong thứ bảy, tức vào đầu năm 1258 dương lịch.
Bình luận truyện