Thần Đồng Diêm La

Chương 6: Đảo điên thiên hạ



Trên con đường quan đạo đi về Tử Ngọ Linh, hai con tuấn mã phóng nhanh. Tiếng kêu lốc cốc nhẹ nhàng bay bổng lên không trung, mọi việc đều tỏ ra xinh đẹp.

Vệ Tử Y tay hữu cầm dây cương, tay tả bồng Tần Bửu Bửu, ôn hòa nói :

- Thôi nhé, đừng nghĩ đến những việc ấy nữa, ngươi đã bị sốt rồi.

Bửu Bửu ương ngạnh nói :

- Ta không phải vì chuyện nhỏ ấy mà phát sốt, đại ca đừng xem ta như trẻ con nữa.

Mã Thái nhìn lên trước, nói bâng quơ :

- Hai hôm trước ở khách điếm, đứa bé nằm ở đó hai ngày không biết đó là ai?

Bửu Bửu cái mặt nhỏ bé ửng đỏ, hỏi ngược lại :

- Nếu ta nằm ở đó hai ngày thì vết thương của ngươi do thần y nào chữa mà lành nhanh thế?

Vệ Tử Y tức cười nói :

- Thôi đủ rồi. Một lớn một nhỏ ham đấu khẩu. Bửu Bửu mệt chưa?

Bửu Bửu lắc đầu nói :

- Tiêu Nhất Bá thật đáng ghét, ngang nhiên kiếm cho được người đội lớp ta! Đứa bé ấy có giống ta không?

Vệ Tử Y nhớ lại nói :

- Bề ngoài có giống chừng bảy phần, nhưng cung cách thái độ thì kém xa. Chỉ có thể gạt những người không quen với ngươi thôi.

Bửu Bửu nhìn chăm chăm Vệ Tử Y hỏi :

- Đại ca tại sao nhìn là biết ngay hắn không giống ta?

Vệ Tử Y chỉ chỉ vào chót mũi của Bửu Bửu, cười nói :

- Ta lần đầu tiên gặp ngươi thì giống như gặp người thân. Còn hắn lại cho ta cảm giác giống như người lạ. Đó là tâm linh cảm ứng rất kỳ diệu.

Bửu Bửu cười nói :

- Nếu như có ai giả đội lốt đại ca, ta cũng lập tức cảm thấy không giống.

- Nói xem nào?

Vệ Tử Y nói.

- Tâm linh cảm ứng không cần nói. Cái thần nhãn của đại ca ta nhìn là biết không giống người nào.

Mã Thái bắt bẻ nói :

- Nếu như người giả mạo thần nhãn cũng giống như thủ lãnh thì sao?

- Không bao giờ!

- Nếu như có thật vậy thì làm sao phân biệt chân giả?

Bửu Bửu cười lí lắc, ôm chặt lấy Vệ Tử Y nói :

- Như vầy không phải đủ để nhận ra hay sao? Hà huống còn có tâm linh cảm ứng nữa. Nếu hắn không phải đại ca, ta ôm hắn nhất định có cảm giác khác thường, điều này khó hình dung được.

Vệ Tử Y bỗng nhiên cười to lên :

- Tiểu quỷ này lớn như vậy rồi mà còn ôm chặt đại ca để nhõng nhẽo, nhưng mà cái phương pháp này lại tốt. Khi ta bồng Trương Bá Kiết lên, ta càng khẳng định hắn không phải là Bửu Bửu.

Bửu Bửu nhếch miệng nói :

- Đại ca sao biết kẻ mạo nhận là Tam Xích Đồng Tử Trương Bá Kiết?

Vệ Tử Y nói :

- Bắt nguồn từ tự tiêu hao nội lực để trị liệu cho hắn, ngoài trừ Tam Xích Đồng Tử khó ai giả dạng cho được. đồng thời ta cũng phát giác trong tóc hắn có giấu một cây kiếm tẩm độc và sư huynh của Trương Bá Kiết là một người chuyên luyện độc. Tổng hợp những yếu tố ấy, trừ ra Tam Xích Đồng Tử Trương Bá Kiết thì còn ai nữa?

Bửu Bửu nghĩ thầm, vì mình mà suýt nữa Vệ Tử Y phải bỏ mạng. Hắn định khóc to lên một trận, nhưng Vệ Tử Y nói nam tử không thể khóc, nên cố nén nhẫn nhịn.

Vệ Tử Y thấy vậy an ủi :

- Đừng khó chịu, đại ca xưa nay không trách ngươi.

Bửu Bửu khóc ra tiếng nói :

- Xin lỗi đại ca. Ta chưa bao giờ nghĩ đến vì sự đùa giỡn ngông cuồng của mình mà suýt chút nữa dẫn đến một sai lầm không sao hàn gắn được. Còn làm cho Mã Thái bị thương nữa.

Mã Thái bụm miệng cười :

- Ngươi đừng để ý việc ấy, Bửu Bửu. Ta người khỏe da dày, vài hôm sẽ lành vết thương ngay.

Nhớ đến những thi thể ở Nộ Hán Ba, Bửu Bửu xúc động nói :

- Nhưng có nhiều người vì ta mà phải chết!

Vệ Tử Y nghiêm khắc nói :

- Ngươi sai rồi, Bửu Bửu! Nếu như chuyến này ta không đi Võ Uy tìm ngươi, Tiêu Nhất Bá trước sau cũng tấn công Kim Long Xã. Lúc đó hai bên cùng đụng nhau chết còn ghe gớm hơn nữa. Bọn mình chỉ làm cho sự việc xảy ra sơm hơn thôi, và kỳ này ta đã quyết không nể tình, làm cho Tiêu Nhất Bá tổn thất nặng nề, làm cho dã tâm của hắn chết trong trứng nước. Điều đó há chẳng phải gián tiếp cứu mạng cho nhiều người hay sao?

Trợn to đôi mắt tinh linh, Bửu Bửu nói :

- Thật thế à?

Vệ Tử Y khẳng định gật đầu nói tiếp :

- Bài học kỳ này có thể làm cho ngươi khôn ngoan hơn không?

Bửu Bửu lắc lia lắc lịa cái đầu nói :

- Đừng nói bậy bạ, những ngày tháng ấy buồn bã làm sao.

Vệ Tử Y và Mã Thái nghe nói cũng thở dài. Bửu Bửu lại cười khanh khách, xua đi cái vẻ thiểu não vừa rồi. Lí lắc đem mặt nạ quỷ xứ mang vào, tính toán về Kim Long Xã chuẩn bị nhát ai trước, trở lại thái độ dễ thương lại làm cho người ta đau đầu vì hắn.

* * * * *

Vài ngày nữa là đến tết Nguyên Đán rồi, mọi người trên dưới của Kim Long Xã vui mừng phấn khởi. Do kinh doanh thu lãi nhiều cho nên ai ai cũng được một số tiền hoa hồng lớn. Tất cả đều tính toán làm sao ăn một cái tết ngon lành và náo nhiệt.

Trong lúc mọi người đều mơ trong ngày vui vẻ ấy thì Bửu Bửu và Vệ Tử Y lại có hục hặc với nhau.

Nguyên nhân bắt đầu từ bảy ngày trước.

Ngày ấy...

Đại tuyết tung bay, Bửu Bửu và Tiểu Bằng mặc võ phục ở ngoài sân tạo người tuyết, đùa giỡn nửa ngày. Hắn cảm thấy không có gì mới mẻ, bèn bàn với Tiểu Bằng tìm cách nào chơi thú vị hơn. Hai người cãi qua cãi lại, ý kiến hai bên không thỏa hiệp, ai cũng không thể chìu ai.

Phủ tuyết trên mình, Bửu Bửu không vui nói :

- Cuối cùng ai nghe ai? Ngươi chối đầu chận đuôi, ta không muốn chơi với ngươi.

Tiểu Bằng ho khan một tiếng, năn nỉ nói :

- Dĩ nhiên ta phải nghe lời Bửu thiếu gia rồi. Nhưng mà thiếu gia đừng chơi những trò chơi nguy hiểm. Thủ lãnh biết được thì sẽ lột da ta ra. Bọn ta tiếp tục đắp người tuyết đi được không?

Bửu Bửu trợn mắt nói :

- Không được! Hai đứa mình chơi đùa như vậy buồn chán quá!

Tiểu Bằng liền kiến nghị :

- Kiếm thêm vài người đến chơi nhé?

Bửu Bửu không thích nói :

- Ngươi có giỏi đi tìm! Hiện bọn họ bận tâm tới trời tới đất, nếu như có thì giờ thì ai có hứng thú giỡn đùa với trẻ con.

Tiểu Bằng và Bửu Bửu cùng là những đứa mồ côi, trong lúc lưu lạc đầu đường xó chợ không nơi nương tựa, Tiểu Bằng được Bửu Bửu đem về. Từ đó hắn cứ lầm lì ở chung với Bửu Bửu, đuổi cũng chẳng chịu đi.

Nghe vậy Tiểu Bằng thấy chua xót nói :

- Chỉ có bọn mình là chẳng có nhà.

Bửu Bửu cũng thấy khó chịu nói :

- Ngươi lớn hơn ta bốn tuổi, vậy mà còn mặt mũi khóc trước mặt ta ư?

Tiểu Bằng nghẹn ngào nói :

- Bửu thiếu gia còn thủ lãnh và bọn họ.

Bửu Bửu an ủi :

- Ngươi chẳng phải cũng có ta?

Tiểu Bằng quẹt mũi cười :

- Đúng thế! Bây giờ Bửu thiếu gia là người thân nhất của ta.

Bửu Bửu không muốn nói những chuyện đau lòng như thế, tròng mắt đảo tròn, vỗ tay nói :

- Ta nghĩ ra một trò chơi rất thích thú và quái lạ rồi.

- Quái lạ?

Cái suy nghĩ đầu tiên của Tiểu Bằng là :

“Có nguy hiểm hay không?”

Bửu Bửu hơi cụt hứng trách :

- Đừng có phá đám được không? Tiểu Bằng, ngươi cứ đi một mình vô nhà được rồi.

Tiểu Bằng lắc đầu nói :

- Bửu thiếu gia quá tinh nghịch. Thủ lãnh muốn ta theo sát ngươi. Những vị đầu đàn trong xã cũng căn dặn ta không để cho Bửu thiếu gia chơi trò nguy hiểm, nếu không ta sẽ bị phạt nặng.

Bửu Bửu kêu lên :

- Ngươi tại sao phải giúp bọn họ? Tiểu Bằng, ngươi không ở cạnh ta ta cũng chơi một mình được.

Tiểu Bằng thấy chủ nhân không vui, liền nói :

- Bửu thiếu gia không phải đã nói chơi trò gì đó, ta phải giúp thiếu gia như thế nào?

Cười khanh khách, Bửu Bửu đắc ý nói :

- Khi nãy là bọn ta đắp tuyết, bây giờ là tuyết lại đắp lên ta.

Tiểu Bằng ngẩn ngơ :

- Tuyết làm sao đắp được bọn ta chứ?

Bửu Bửu ngồi trên tuyết làm mô hình rồi nói :

- Bọn mình ngồi tại đây, tuyết sẽ rơi xuống thân hình bọn ta. Chúng ta lại so sánh xem ai sẽ đúng là người tuyết. Nào! Ngươi hãy ngồi trước mặt ta được rồi.

Tiểu Bằng sợ đến la oai oái lên :

- Lạnh quá đi! Ta không thèm!

Tiểu Bằng võ công tầm thường, Bửu Bửu không ép nói :

- Thế thì ta tự đùa được rồi, ngươi hãy đi lấy cái kim sa lậu (lọ thủy tinh đựng cát, dùng để ước định một khoảng thời gian) mà tính giờ.

Tiểu Bằng nhăn mặt nói :

- Đây không phải nói đùa đâu, Bửu thiếu gia. Vạn nhất thủ lãnh biết được...

Bửu Bửu cười nheo mắt :

- Mau đi, mau đi! Ngươi cứ yên tâm, đại ca bận lắm!

Tiểu Bằng không dám cãi lời, chỉ ráng gượng cười vào nhà lục lạo, lấy ra một cái kim sa lậu.

Tuyết xuống rất nhanh, thân Bửu Bửu nhỏ, kim sa trong sa lậu chỉ mới rơi phân nửa, tuyết đã phủ đến cổ Bửu Bửu.

Tiểu Bằng quýnh lên, mắt nhìn đăm đăm không rời Bửu Bửu. Chỉ đợi tuyết lấp bít Bửu Bửu mới vội phủi tuyết ra.

Lúc này...

Vệ Tử Y và các lãnh chủ đã hoàn tất một giai đoạn công việc, bèn cùng nhau ra thưởng ngoạn tuyết. Bất ngờ đi đến chỗ Bửu Bửu đắp tuyết, tam lãnh chủ Tịch Như Tú bất chợt khen rằng :

- Người tuyết khác với nhiều tạo hình khác, nhưng tiểu yêu này lại tạo được.

Đại lãnh chủ Triển Hy nói :

- Ngươi xác định là do Bửu Bửu đắp ư?

Tịch Như Tú rất tự tin nói :

- Lúc này ngoại trừ trẻ con ra, có ai ở không mà đi đắp người tuyết. Ngoài tiểu quỷ ấy còn ai vô đây?

Nhị lãnh chủ Trương Tử Đan nói :

- Đừng quên còn có Tiểu Bằng.

Tịch Như Tú không nghe, nói :

- Các ngươi chưa hiểu! Chỉ có Bửu Bửu gã tiểu quỷ ấy mới có thể thiết kế ra cái người tuyết quái ngộ ấy. Nếu không tin ta sẽ nói huỵch toẹt ra.

Vệ Tử Y chỉ vào cái đống “lấy thân làm thử” người tuyết thật nói :

- Những người tuyết này đều là tuyệt tác cả. Chỉ có đống đó là chân thật nhất.

Bốn người không hẹn mà đồng nhằm đống tuyết mà đi tới, muốn xem tường tận.

Tiểu Bằng nghe tiếng quay đầu nhìn lại, thấy thủ lãnh và các vị lãnh chủ đến gần, sợ đến le lưỡi đánh bò cạp :

- Đại... đại... chủ... chủ gia...

Tịch Như Tú lắc đầu nói :

- Bọn ta đâu phải là thủ lãnh của ma quỷ mà ngươi hà tất phải sợ đến như vậy.

Tuyết đã gần lấp hẵn toàn bộ Bửu Bửu. Chỉ còn mấy sợi tóc ló ra ngoài. Vệ Tử Y và mọi người tuy cảm thấy là lạ nhưng cũng chẳng để ý. Vệ Tử Y ngạc nhiên hỏi :

- Ngươi đắp người tuyết ở đây, còn Bửu thiếu gia đâu?

Tiểu Bằng dùng tay run rẩy chỉ đống người tuyết Bửu Bửu.

Vệ Tử Y hoảng hồn kêu to lên :

- Ngươi nói hắn ở trong ấy ư?

Lúc ấy chẳng ai đếm xỉa đến Tiểu Bằng đang run sợ, ba vị lãnh chủ ba tay sáu chân phủi lia lịa tuyết đắp đầy mình của Bửu Bửu. Bửu Bửu gặp bọn họ cũng hoảng hồn, nhưng cũng chẳng quên mục đích của vụ chơi này, liền hỏi :

- Tiểu Bằng, người tuyết của ta đắp thành chưa?

Tiểu Bằng mặt không còn chút máu, cũng không nói năng gì. Bửu Bửu đang đợi trả lời, chợt thấy Vệ Tử Y đứng ở đó mặt mày giận dữ. Ba vị lãnh chủ cũng im lặng lạnh lùng, không khỏi nói quýnh lên :

- Ngươi... bọn ngươi tại sao nhìn ta như vậy?

Vệ Tử Y quyết cho hắn một hình phạt, nạt nói :

- Tử Đan, đem Bửu Bửu nhốt trong thạch thất để cho hắn có thời gian yên tĩnh mà nghĩ đến sai lầm của mình, không cho ai đến thăm viếng cả. Ai trái lệnh đến hình đường xử phạt.

Mọi người nghe đều giật mình. Tịch Như Tú cầu xin :

- Thủ lãnh hãy suy nghĩ lại, như vậy có quá nặng lắm không?

Triển Hy cũng cầu xin :

- Thạch thất tối tăm lạnh căm căm, một đứa trẻ như hắn há chẳng bị sợ đến mất hồn ư?

Trương Tử Đan cũng không nhẫn tâm nói :

- Bửu Bửu tuy không nên đùa với sinh mạng của mình như vậy, nhưng cũng chưa có chuyện gì xảy ra. Thủ lãnh nên suy nghĩ lại, hắn hiện đã bị lạnh quá nhiều, lại nhốt vào thạch thất...

Tiểu Bằng quì xuống van xin :

- Thủ lãnh, Bửu thiếu gia còn nhỏ, xin cho Tiểu Bằng đây được cùng nhốt chung với hắn.

Vệ Tử Y há chẳng đau lòng, nhưng lại quyết tâm nói :

- Tử Đan, làm theo lời của ta dặn.

Tịch Như Tú thấy cầu xin vô vọng, mới hỏi rằng :

- Thủ lãnh tính nhốt Bửu Bửu bao lâu?

Vệ Tử Y lạnh lùng nói :

- Ba ngày!

Mọi người đều giật mình, nhưng thấy thủ lãnh gương mặt lạnh như tiền nên chẳng dám có ý kiến gì nữa.

Bửu Bửu căng cái mặt nhỏ, không khóc không la, không nói một lời đi theo sau Tử Đan. Tiểu Bằng rơi lệ nhìn tiểu chủ ra đi, nhưng cũng không làm khác được.

Tịch Như Tú lúc này không khỏi lo âu nói :

- Thủ lãnh, có thấy chuyện gì không?

Vệ Tử Y không cần nói :

- Việc gì?

Tịch Như Tú hồi hộp nói :

- Tiểu quỷ đó có vẻ thất thường lắm.

Vệ Tử Y miễn cưỡng cười nói :

- Đừng nên đoán mò, chuyện thì nhiều lắm.

Rồi nói với Triển Hy :

- Tiểu Bằng thì giao cho ngươi xử trí.

Nói xong chàng đi về trước. Tịch Như Tú đành phải theo sau.

Trong thạch thất đen mờ mừ, Bửu Bửu co người ngồi trên góc giường. Nhớ lại những năm tháng ở Thiếu Thất sơn cũng vì quá lí lắc mà bị Ngộ Tâm đại sư nhốt ở nhà chòi mười hôm, không cho ra ngoài. Hồi phụ thân còn sống, chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa. Bất chợt thở một hơi dài.

Thực ra phản ứng của Bửu Bửu là bình thường. Hắn biết phụ thân, Ngộ Tâm đại sư và Vệ Tử Y đều rất thương hắn, cho nên hắn chưa bao giờ có ý nghĩ phản kháng.

Bửu Bửu trong tâm thầm than thở :

“Ba ngày ngột ngạt chết mất. Đại ca là nhứt bang chi chủ nên không thể nói đó rồi đảo ngược lại đó. Ba ngày là không sao tránh khỏi rồi. Chỉ hy vọng đại ca đừng khó dễ Tiểu Bằng”.

Bỗng nhiên chợt động tâm, Bửu Bửu vội vã nhảy xuống giường, quan sát tỉ mỉ bốn tường thạch thất, lấy tai áp sát tường, vỗ vỗ khe khẽ một hồi, rồi ngồi im lặng trên giường thầm nghĩ :

“Thật khổ! Không còn đường chạy thoát. Ở Thiếu Thất sơn còn có thể thừa lúc phụ thân đi vắng mà chạy trốn. Cái thạch thất này ngoài cái cửa chánh khách có một con đường nào khác. Ba ngày, chịu sao nổi đây?”

Suy nghĩ lung tung một chập, càng nghĩ càng không cam tâm, lại nói thầm :

“Đáng ghét! Đáng ghét! Trước năm mới ta tuyệt không mở miệng nói một tiếng, làm cho đại ca bực tức coi ai chịu thua ai? Hừ! Cho biết cái mùi vị lặng câm như thế nào!”

Nhốt trong thạch thất ba ngày, có thể nói là những giây phút bi thảm nhất của Bửu Bửu từ khi lọt lòng mẹ đến giờ. Nhướng to mắt thấy một màu đen tối, nhắm mắt cũng đen thui. Thạch thất chỉ có một cái giường, cũng chẳng có ai dám đến thăm viếng hắn. Không làm ra được trò chơi gì nữa, chỉ có cách nghĩ ngợi lung tung và ngủ hoài thôi. Còn như Vệ Tử Y nói “để có thời gian yên tĩnh mà nghĩ đến sai lầm của mình” thì không bao giờ nghĩ đến.

Ba ngày lâu dài và đen tối cuối cùng cũng qua đi. Ngày hôm ấy giữa trưa, Vệ Tử Y đích thân đến thạch thất bồng hắn ra. Vệ Tử Y có hơi hối tiếc, nên rất đỗi chiều chuộng hắn, bồng hắn đi ra khỏi thạch thất.

Ngoài thạch thất, mọi người đều hỏi thăm lung tung. Hắn chỉ cười hì hì và lắc đầu lia lịa. Một lời nói cũng không thổ lộ, câm mồm suốt nửa ngày. Tịch Như Tú cảm thấy quá kỳ lạ, hỏi :

- Ta nói cho tiểu quỷ này, ngươi mới bị nhốt có ba ngày thì quên lời nói hết rồi hay sao?

Vệ Tử Y cũng lo lắng nói :

- Cổ họng của Bửu Bửu có bệnh không?

Lắc đầu, Bửu Bửu thấy người đông góc miệng cũng muốn cử động. Nhưng không, cứ làm nũng ngã đầu vào vai của Vệ Tử Y không trả lời câu hỏi nào của bất cứ ai cả.

Như thế qua mấy hôm, mọi người đều biết hắn đang làm nư, giả vờ câm. Trong lúc tức cười, đều tìm cách chọc cho hắn nói chuyện. Có người lại đấu cược với nhau, nhưng đều từ thất vọng đến thất bại. Hắn một câu cũng chẳng chịu thốt ra. Cho tới Vệ Tử Y và Tiểu Bằng cũng phải giơ hai tay đầu hàng.

* * * * *

Một tràng pháo trúc nổ vang, báo hiệu năm cũ đã qua. Người lớn không thích thú, năm mới, cái ngày mà tuổi trẻ vui mừng chờ đón cuối cùng đã đến.

Sáng sơm, Bửu Bửu thay bộ đồ mới toanh đến phòng sách của Vệ Tử Y. Vệ Tử Y để cuốn kinh thư xuống, nhìn hắn một cách thích thú, chỉ thấy bộ mặt hắn như đòi nợ, câu mở miệng đầu tiên là :

- Bao lì xì đâu, đem lại!

- Bửu Bửu, ngươi cuối cùng cũng mở miệng rồi.

Nửa tháng cùng chung sống, Bửu Bửu không nói một lời đã làm cho Vệ Tử Y vô cùng khó chịu. Nay nghe tiếng thánh thót như thuở nào của hắn, Vệ Tử Y bất chợt cảm động bồng hắn vào lòng.

Trẻ con quan tâm nhất là bao lì xì. Bửu Bửu vội vàng hỏi :

- Đại ca có cho hay không cho nè?

Vệ Tử Y buông hắn ra, lấy một bao lì xì to tướng, cười nói :

- Đã chuẩn bị xong rồi, chỉ không thấy người đến lấy.

Đảo lia con mắt, Bửu Bửu giận nói :

- Tuổi trẻ xin lì xì của người lớn, chỉ thấy có mình ta thôi.

Cố ý nói chữ “xin” nghe rất nặng nề, tỏ ra không vui. Thông thường thì đêm giao thừa, người lớn đem bao lì xì cho tận tay trẻ con, còn trẻ con thì mùng một tết mới xin lì xì. Bửu Bửu phải nói là người đầu tiên, cho nên hắn làm mặt như đòi nợ, nhưng Vệ Tử Y cũng chẳng để ý.

Vệ Tử Y vui vẻ cười nói :

- Qua năm mới ngươi được mười ba tuổi, không còn nhỏ nữa. Không nên bướng bỉnh nữa nhé!

Nhận lấy bao lì xì từ tay Vệ Tử Y, Bửu Bửu cảm ơn một tiếng. Những chuyện cũ bỏ qua, hắn phấn khởi cùng với Vệ Tử Y ăn buổi sáng. Vệ Tử Y thích thú hỏi :

- Chuyện gì đáng để cho ngươi phấn khởi như vậy?

Bửu Bửu lộ ra hai cái má lúm đồng tiền, nói :

- Năm mới không phấn khởi ư? Hà huống ngày rằm Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng) còn có hoa đăng để thưởng ngoạn nữa.

Vệ Tử Y đùa cợt nói :

- Nguyên Tiêu năm nay có xách lồng đèn không?

Bửu Bửu vừa nghe Vệ Tử Y nói xong, giận dỗi nói :

- Người ta chỉ nói thưởng thức hoa đăng, chứ đâu có nói muốn xách lồng đèn.

Ngươi chỉ muốn tìm cơ hội để chế giễu ta, bảo sao ta chẳng lớn lên. Kẻ lớn ăn hiếp kẻ nhỏ không đáng là bản sắc anh hùng.

Vệ Tử Y buột mặt cười nói :

- Đừng nói đến bề ngoài ngươi chẳng giống đứa trẻ mười ba tuổi. Nếu nói đến tâm tánh của ngươi, thì trẻ nhỏ bảy tám tuổi còn thành thuộc hơn ngươi.

Bửu Bửu khoa tay cười nói :

- Thôi, bỏ chuyện này đi. Đại ca hôm nay tiêu khiển gì đây?

Vệ Tử Y nhìn hắn, chỉ vào đầu lỗ mũi của hắn cười nói :

- Ngươi muốn đi ra thị trấn chơi thì kêu Tiểu Bằng cùng đi với ngươi, tiểu yêu!

Bửu Bửu biết Vệ Tử Y không muốn đi, Bửu Bửu cũng chẳng ép. Dẫn Tiểu Bằng lên thị trấn du ngoạn. Những chỗ người đông bao giờ cũng náo nhiệt, hà huống hôm nay là năm mới, chỉ thấy đoàn người qua lại đông đúc, ai ai cũng nở nụ cười, chen vai mà đi, không cảm thấy khó chịu. Bọn họ đa số không biết đến đây để làm gì, chỉ muốn phụ họa cho náo nhiệt thôi.

Bửu Bửu cúi đầu đi chầm chậm. Tiểu Bằng cũng bắt chước cúi đầu, nói thầm :

“Bửu thiếu gia cứ cúi đầu mãi, phải chăng dưới đất có vật quí? Tại sao ta chẳng thấy gì?”

Trong bụng nghĩ vậy, đôi mắt láo lia láo lịa tìm vật quí.

Bửu Bửu thấy vậy, hỏi :

- Ngươi rớt vật gì dưới đất mà tìm kỹ thế?

Tiểu Bằng có dịp nói thẳng :

- Giúp Bửu thiếu gia tìm vật quí mà!

- Vật quí?

Bửu Bửu bỗng sực nhớ ra, cười ngất :

- Nếu dưới đất có vật quí thì đã bị thiên hạ nhặt được từ lâu rồi, đâu có tới phiên ta?

Tiểu Bằng đâm lúng túng nói :

- Bửu thiếu gia cứ cúi đầu mãi, ta tưởng...

- Thôi đi!

Bửu Bửu cười :

- Bọn ta lại chơi trò nhà quan bắt cướp, hai ta làm lính nhà quan.

Trợn to mắt, Tiểu Bằng không rõ hỏi :

- Thế thì ai làm ăn cướp?

Bửu Bửu lí lắc cổ quái, hiện rõ bản sắc :

- Ở đây biết bao nhiêu người, tùy tiện bắt vài đứa làm tên cướp không được sao?

Tiểu Bằng đổ mồ hôi trên đầu :

- Ta không biết bắt thế nào?

Bửu Bửu muốn thử Tiểu Bằng nên nói :

- Ta hỏi ngươi, chỗ đông người cái thứ tệ loại nào nhiều nhất?

Thấy Tiểu Bằng cố suy nghĩ mà chẳng hiểu, Bửu Bửu nói :

- Người loại ấy tay chân đặc biệt linh hoạt, nhưng lại không phải là người trong võ lâm.

Tiểu Bằng lẩm nhẩm nói :

- Tay chân linh hoạt, không phải người trong võ lâm... móc túi!

Nói xong kêu to lên.

Bửu Bửu gật đầu khen hay, nói nhỏ :

- Có câu “tiền bất lộ bạch”, bọn ta dụ bọn móc túi đến chơi.

Tiểu Bằng với Bửu Bửu đã chung sống lâu rồi, biết phải thuận theo ý của hắn mà làm, để tránh khi hắn giận lên thì quậy đến trời sầu đất lở. Bèn đất tâm hợp tác, hỏi :

- Bửu thiếu gia đã nghĩ xong kế sách chưa?

Bửu Bửu lấy ra một cái bao lì xì lớn, cười nói :

- Ta thu được hai, ba chục cái bao lì xì, cái này to nhất.

Tiểu Bằng cười hỏi :

- Thủ lãnh cho ư?

Gật đầu, Bửu Bửu khoái chí cười nói :

- Cái bao lì xì này giá trị đến ba, bốn trăm lượng bạc, đủ để cho một gia đình thông thường dùng thoải mái trong một năm. Ta lấy nó làm miếng mồi còn sợ gì kẻ cắp chẳng động lòng?

Tiểu Bằng có hơi khẩn trương :

- Rủi kẻ móc túi trổ tài làm cho người ta không phát giác, há chẳng phải mất trắng hay sao?

- Đừng lo, muốn cắp đồ của ta coi như hắn đã quên cúng tổ, súi quẩy rồi. Bửu Bửu lấy ra sợi dây nhỏ có lưỡi câu móc vào bao lì xì, đem một đầu dây buộc vào trong túi, rồi cùng với Tiểu Bằng đi nghinh ngang và tìm chỗ đông người mà chen vào.

Ở đây là đại bản doanh của Kim Long Xã, rất nhiều hiệu buôn bán đều là của Kim Long Xã kinh doanh. Tự nhiên cũng có không ít người huynh đệ mặc chế phục tìm đến cho xôm tụ. Thấy Bửu Bửu đều không dám lên tiếng chào hỏi, sử dụng lối bảo vệ thầm lặng. Xem ra tay móc túi nào nghĩ bừa muốn móc bao lì xì của Bửu Bửu thì chắc chắn là xui xẻo thật đấy.

Con người sanh ra mà chẳng bình đẳng, có người phong nhã, sung sướng suốt cuộc đời, có người lại lao đao cực nhọc suốt cuộc đời. Móc túi là cái nghề cổ lỗ xỉ.

Có người vì hoàn cảnh quá khó khăn cũng bất đắc dĩ làm đại cái nghề ấy, nhưng chắc chắn đại đa số là tay lì lợm, có máu tham, không móc túi thì ngứa tay.

Kim lão cổ là thuộc loại ấy, người trông dáng mạo bảnh bao, đàng hoàng, không phải như những người nghèo đến đỗi không có cơm ăn. Hôm nay là ngày mà cái ngón nghề của bọn họ có thể tha hồ thi thố. Năm mới lễ lộc, bất cứ trong túi của ai cũng có tiền.

Bỗng nhiên Kim lão cổ mắt sáng lên, một đứa bé phương nam dẫn theo một đứa khác chen vào đám đông. Thấy đứa bé ấy cứ lấy bao lì xì ra bẹo chơi, chứng tỏ là cậu ấm được cưng chiều đến nông nổi. Kim lão cổ vui mừng phát nhảy lên, nói thầm :

“Cái thằng bé này còn là con nai tơ béo bở, xem cái bộ tịch hắn...”

Nhanh nhẹn di chuyển đến thân người, giả như không có chuyện gì, tiếp cận con nai tơ - Tần Bửu Bửu.

Kim lão cổ dùng ngón nghề vừa đơn sơ vừa hữu hiệu nhất, nhằm người của Bửu Bửu đụng mạnh. Bửu Bửu la lên một tiếng, gói lì xì đã nằm yên trong túi của Kim lão cổ. Lại có tiếng xin lỗi lia lịa. Kim lão cổ đắc chí xoay người đi, Bửu Bửu đợi hắn đi được ba bước mới kêu lên :

- Bắt trộm... móc túi, móc túi! Có kẻ móc túi đã móc bao lì xì của đại ca cho ta rồi.

A! Là hắn kìa! Ồ, mặc áo xanh... hãy trả bao lì xì lại cho ta!

Tiếng kêu vang dội một góc trời, bỗng chốc người ta tụ lại nhốn nháo. Kim lão cổ nhanh nhẹn chui qua chui lại. Tần Bửu Bửu và Tiểu Bằng rượt bám theo sau không ngớt gọi kẻ trộm... những huynh đệ của Kim Long Xã nghe bao lì xì của đại ca bị kẻ trộm móc, người người đều phẫn nộ, hung hăng săn bắt. Nhưng vì chỗ người đông đúc, lại nhốn nháo chỉ thấy nơi nơi đều là đầu người, muốn tóm Kim lão cổ thật là không dễ, Kim lão cổ xem ra có phần yên tâm.

Bửu Bửu hăng hái vừa đuổi theo vừa nói :

- Chỉ có mấy đứa ta đùa giỡn không vui lắm, kiếm thêm vài người nữa xem nào.

Tiểu Bằng cũng đùa thấy thích thú nên nói :

- Đúng vậy, Bửu thiếu gia tính kiếm ai đây?

- Xem ta nào?

Tần Bửu Bửu thân hình nho nhỏ, kéo Tiểu Bằng chui qua chui lại giữa đám đông.

Một đàng nhanh chóng tiếp cận Kim lão cổ, còn một đàng dùng đôi tay móc lấy hồ bao của nhiều người khác, miệng lại còn kêu lên lăng xăng :

- Các vị chú bác, cô dì, anh chị, xin giúp tôi bắt trộm... Coi chừng hồ bao của quý vị cũng bị móc rồi đó. Bắt trộm đi! Đúng là cái ông mặc áo xanh đó!

Mọi người nghe được đều rờ vào túi kiểm tra hồ bao của mình, nhiều người kêu to lên :

- Ông già kia, trả hồ bao lại cho ta...

- Ấy da! Túi tiền của tôi cũng bị mất rồi...

- Tất cả hãy bắt trộm đi!

- Đồ khốn kiếp! Đến tiền của ông mà cũng dám lấy!

Đám đông vốn dĩ đã lộn xộn, lại trở nên càng lộn xộn. Người ta nghe thấy tiếng kêu ui da lia lịa vì bị giẫm chân hoặc bị đụng té. Cảnh quang vô cùng rối loạn.

Bửu Bửu và Tiểu Bằng đùa giỡn xem ra rất thỏa thích, cười hả hê không dứt :

- Bửu thiếu gia, đồ cắp được phải tính sao đây?

- Dĩ nhiên phải trả lại cho người đã mất, người ta đùa với mình lại bị mất đồ thì kỳ cục lắm!

- Thế thì trả bằng cách nào?

- Đợi chút nữa ta đem nhét tất cả bỏ vào người của lão áo xanh.

- Cũng đúng thôi, ai bảo hắn móc bao lì xì của Bửu thiếu gia, đáng đời hắn thôi!

Hai đứa nhìn nhau cười khúc khích, tiếp tục khuấy động đám đông.

Nghĩ một chút, Bửu Bửu thở phào nói :

- Ta đã thấy mệt, trò chơi chán rồi. Thôi thì ngưng.

Kim lão cổ co đầu rút cổ xẹt qua xẹt lại, bỗng nhiên có một thân hình đứa bé đụng mạnh vào lòng, vừa muốn né tránh hắn, nhưng lại bị hắn ôm chặt không buông. Bửu Bửu kêu lên :

- Các vị chú bác, cô dì, anh chị, đúng là hắn đã móc bao lì xì của ta.

Kim lão cổ cố gượng sức, đẩy hắn ra, giận dữ nói :

- Cậu bé ăn nói bậy bạ, ta mà là kẻ móc túi hử?

Bửu Bửu giậm chân nói :

- Đúng là ngươi đã đụng ta, rồi bao lì xì của ta mới mất.

Tiểu Bằng thêm mắm dậm muối :

- Đúng vậy! Ngươi móc túi của thiếu gia ta, còn chối hả?

Kim lão cổ đấu dịu nói :

- Hai thằng ranh con dám nói oan cho ta, coi chừng bị trời đánh đấy!

Bửu Bửu khoát khoát tay, cười nhạt nói :

- Ta không bao giờ nhìn lầm.

Kim lão cổ tỏ vẻ ngoài dữ trong sợ, la thét to :

- Trời ơi! Ta đã từng tuổi này lại gặp phải vận đen. Hu huyệt...

Kim lão cổ vừa la vừa khóc, giống như thật làm cho mọi người không biết hư thực ra sao. Xưa nay tuổi trẻ thường không nói dối, thêm vào Bửu Bửu mặc đồ sang trọng toàn tơ lụa, cũng làm cho tiếng nói của hắn thêm trọng lượng, nhưng lão cổ thì chết cũng không chịu nhận. Nhất thời không biết ai sai ai đúng.

Nhiều tay chân huynh đệ của Kim Long Xã cũng đuổi đến, có một người hơi lớn tuổi hỏi :

- Ông già kia! Ông thật không móc bao lì xì của thiếu gia ư?

Kim lão cổ mặt mũi tèm lem nói :

- Trời ơi! Đất ơi! Ai mà bịa chuyện kỳ cục vậy! Người là thiếu gia ranh con, toan đổ lỗi cho ta hử? Các vị đồng hương ở đây xem kìa, bọn họ định ăn hiếp ta đó, xin đứng ra làm chứng cho công bằng.

- Vô lễ!

Một tay đại hán giận nói :

- Kim Long Xã chúng ta đâu có ỷ chúng hiếp cô, đảo điên phải trái?

Mọi người nghe đến Kim Long Xã đều im lặng nể vì. Tại vì huynh đệ Kim Long Xã và bà con trong xóm đều cần cù làm ăn, không dựa thế mà hà hiếp dân lành. Dân ở đây bị kẻ ác tâm hà hiếp bóc lột, Kim Long Xã còn đứng ra giải quyết công bằng.

Nhất là các chủ tiệm buôn, xem Vệ Tử Y như bồ tát. Nếu gặp chuyện lớn hơn, chỉ cần Vệ Tử Y ra tay giúp đỡ là êm thấm, ai dám bêu xấu Kim Long Xã?

Tay đại hán cúi người hỏi :

- Bửu thiếu gia, có thật là hắn không?

Bửu Bửu cười tinh quái nói :

- Không thấy quan tài không đổ lệ, không đến Hoàng Hà không bỏ ý đồ, lão già kia ơi, ngươi là loại người ấy. Các vị chú bác, cô dì, anh chị cứ kiểm tra người hắn.

Một đám người đông đúc vây chặt lấy Kim lão cổ. Bửu Bửu và Tiểu Bằng thừa cơ chào huynh đệ Kim Long Xã rồi thoát ra khỏi đám đông. Đi một chặp, bỗng Tiểu Bằng hỏi :

- Bửu thiếu gia, chút nữa mình sẽ chơi trò gì nữa đây?

Bửu Bửu cười khúc khích :

- Ngươi thấy giỡn như thế thích thú không?

Tiểu Bằng mặt đỏ ửng nói :

- Không lẽ thiếu gia cứ đi mãi như vậy sao?

Bửu Bửu không nghĩ ngợi, gật đầu nói :

- Chúng mình vào đây uống ly trà nóng rồi sẽ tính.

Dẫn Tiểu Bằng vào một tiệm trà, kêu một bình trà thơm và một dĩa bánh. Bửu Bửu thấy Tiểu Bằng đứng chết trân hầu hạ, tức mình nói :

- Mình đã bảo ra ngoài dạo chơi phải bỏ đi cái thói quen cỗ lỗ đó mà.

Tiểu Bằng liền lắc đầu lia lịa :

- Thế thì không có qui cũ rồi, thiếu gia cứ dùng đi.

Bửu Bửu bình thản nói :

- Ta phải nghe lời ngươi hay là ngươi nghe lời ta?

- Dĩ nhiên ta phải nghe lời thiếu gia rồi.

Bửu Bửu vỗ tay nói :

- Thế thì vầy nhé, ta mời ngươi ngồi, ngươi chịu ngồi không?

Đợi Tiểu Bằng ngồi yên, Bửu Bửu lại cười nói :

- Như vậy phải dễ dàng trò chuyện không? Lần này đổi trò chơi bói toán, cũng là để thử thách tài nghệ của ngươi.

Tiểu Bằng không phản đối, nói :

- Bói toán? Bửu thiếu gia biết bói toán tại sao ta chẳng biết?

- Nói nhỏ chút!

Bửu Bửu trợn mắt :

- Người trên núi có diệu kế, ngươi cứ như vậy, như vậy... thế đấy, thế đấy...

Bửu Bửu nói thì thầm với Tiểu Bằng một chặp lâu, đoạn lấy một nén bạc đưa cho Tiểu Bằng. Tiểu Bằng vui vẻ khoái chí chạy ra khỏi cửa. Bửu Bửu lại gọi cai quản tiệm trà đến căn dặn một hơi, rồi thấy cai quản tiệm trà cung kính dẫn Bửu Bửu vào trong phòng. Một khoảnh khắc sau, Tiểu Bằng mang về một gói đồ, cũng được cai quản tiệm trà dẫn vào phòng.

Sau hai giờ, những thực khách cũ đã đi hết, khách mới từng tốp từng tốp tiếp đến.

Vừa vào quán, các thực khách trên gương mặt đều lộ vẻ kỳ dị, dường như có điều chi khác thường.

Chỉ vì trong tiệm trà lâu, nơi chỗ ngồi trên cao có một vị thầy bói toán. Nếu nói hắn nhỏ ư? Sao hai mép miệng có râu chữ bát, nếu nói hắn chẳng nhỏ ư? Thì đôi mắt long lanh đầy vẻ ấu thơ, mặc áo dài trắng rộng thùng thình, có chiêu bài hẳn hoi, trên viết “Bói toán thần y”, trên bàn bói toán có ba tấm liễn. Tấm ngang đề “Mời chư vi đến xem bói toán”, tấm dọc bên trái viết “Quỷ cốc chư các bái hạ phong”, tấm dọc bên phải viết “Bố y nhã dĩ ngạo vương hầu” trông rất thần diệu. “Bố y thần toán” là cao nhân ở đâu đến vậy? Ngoại trừ chuyện làm trò quỷ quái như Bửu Bửu thì không còn ai!

Cái vẻ đạo cốt của Bố y thần toán Bửu Bửu thản nhiên ngồi tại đó, đôi mắt láo lia nhìn từng người khách qua lại. Mọi người đều ngắm nhìn hắn với vẻ hiếu kỳ, thoảng có người cười thầm, rốt cuộc chẳng có ai đăng môn xem bói. Bửu Bửu trong bụng chửi thầm :

“Để lát nữa cho bọn ngươi trố mắt nhìn trân tráo, rồi sẽ ùa đến. Hây! Đến khi ấy lão phu sẽ ngồi tréo nguẩy, bắt bọn ngươi xếp hàng, từ xem bói toán, xem bọn ngươi đợi đến sáng hôm sau”.

Hứ! Tay mặt vuốt vuốt râu cá chốt, kiêu hảnh nhìn về đám đông.

Không bao lâu một chàng thư sinh tuổi chừng mười sáu, mười bảy đến trước mặt Bố Y Thần Toán xá xá. Bửu Bửu bất ngờ lúng túng đáp lễ hỏi :

- Xin công tử chớ nên quá đa lễ như vậy!

Vị công tử trẻ - Tiểu Bàn Đầu - sắc mặt tỏ vẻ đầy kính phục nói :

- Tiên sinh quả là thần toán, bịnh của ca ca ta nhờ tiên sinh chỉ dẫn đã hoàn toàn bình phục.

Bố Y Thần Toán Bửu Bửu sắc mặt huyền hoặc nói :

- Không biết ca ca của công tử là ai vậy?

Thiếu niên thư sinh Tiển Bàn Đầu nói :

- Ta thật là hồ đồ, tiểu sinh họ Ly, tên tục gọi là Dương. Mấy ngày trước đây ca ca ta bệnh nặng, từ mẫu gọi quản gia đến xin phù phép, được sự chỉ dẫn cao minh của tiên sinh ca ca đã hoàn toàn bình phục. Từ mẫu bảo ta đến gặp tiên sinh tỏ lòng biết ơn và đặt một phần tiền tổ, xin tiên sinh thu nhận cho.

Bố Y Thần Toán thấy hắn sắp sửa móc tiền lễ liền ngăn lại nói :

- Công tử khỏi phải lấy tiền tổ ra, già này không nhận đâu. Ta xưa nay vì người bói toán một lần một lạng bạc, nhiều không lấy, ít không lấy, tiền tổ không thèm.

Thư sinh thiếu niên móc ra mười lạng vàng, nói :

- Tiên sinh không lấy, tiểu sinh ra về làm sao ăn nói với từ mẫu đây?

Bố Y Thần Toán cười khanh khách nói :

- Cứ nói theo sự thật, ta tin rằng từ mẫu không làm khó dễ gì đâu.

Thư sinh thiếu niên cười không ra tiếng :

- Không được! ta đã bảo đảm với từ mẫu rằng tiên sinh nhất định nhận lễ.

Bố Y Thần Toán vẫn khư khư một mực nói :

- Người thiếu niên nóng tánh, làm việc không chừa lối thoát, kỳ bói toán này là để giáo dục nho nhỏ, xin công tử hãy về đi, đừng làm trễ nãi việc làm ăn của lão.

Thư sinh thiếu niên Tiểu Bàn Đầu cứ nài nỉ nhà tướng số nhận giùm số vàng. Bố Y Thần Toán Bửu Bửu nói gì nói cũng không sao chịu nhận, cứ tranh luận cù cưa với nhau mãi.

Thực khách trong trà lâu nhìn thấy đều ngẩn người, không ngờ một vị tướng số già không già, trẻ không trẻ lại có khí độ sáng ngời, tiết tháo cao siêu, nén vàng chói lọi óng ả đưa đến tận tay tận mắt lại không thèm để ý đến, thật đáng làm cho người ta kính nể.

Cuối cùng Bố Y Thần Toán cũng lên tiếng :

- Công tử thật là cố chấp, thôi thì thế này nhé, già này đoán chữ giùm công tử, công tử trả ta một lạng, còn số vàng kia ta chẳng bao giờ nhận đâu.

Thư sinh thiếu niên không còn cách nào khác nói :

- Thôi thì cũng được vậy!

Nói xong lấy viết viết chữ Phong.

Bố Y Thần Toán hỏi :

- Không biết công tử muốn hỏi điều chi?

Thư sinh thiếu niên suy nghĩ một chặp rồi nói :

- Tỷ tức ta thai đã mười tháng, xin tiên sinh đoán xem nam hay nữ?

Bố Y Thần Toán cười nói :

Chữ Phong giống như chữ Phượng, phượng là phẩm phục của nữ nhân, là sự may mắn của nữ tử, tỷ tức nhà ngươi chắc chắn là sanh con gái.

Bửu Bửu nói có đầu có đuôi, giống như thật, khiến Tiểu Bàn Đầu thiếu chút cười ra tiếng. Vì những điều này bọn hắn đã diễn tập trước rồi, còn Bửu Bửu thì khoái chí vô cùng.

Thư sinh trẻ giả vờ nghi hỏi :

- Thầy nói có đúng vậy không?

Bố Y Thần Toán không do dự nói :

- Để công tử về xem thì biết.

Thư sinh thiếu niên hơi hết hồn, trả một lạng bạc, định đi ra cửa, chợt có một vị lão bộc thần sắc khẩn trương chạy vào, cúi chào thư sinh trẻ nói :

- Thưa thiếu gia, đại thẩm đã sinh một tiểu thư. Trưởng thiếu gia bảo thiếu gia về nhà.

Lúc bấy giờ toàn trà lâu nhốn nháo lên, giành nhau đến nhờ Bố Y Thần Toán đoán chữ. Thư sinh trẻ vội vã cáo biệt cũng bị họ lấn sang một bên.

Bửu Bửu mằn râu lia lịa, bặm miệng, tại vì sợ nếu không cẩn thận sẽ bị cười ra mặt. Còn lão bộc kia dĩ nhiên là huynh đệ trong Kim Long Xã cải trang.

Thực khách trà lâu dĩ nhiên có nam có nữ, trong đó có vị thiếu nữ tuổi chừng mười lăm, mười sáu đã chú ý theo dõi gã Bố Y Thần Toán, xem cử chỉ của Bố Y Thần Toán không chớp mắt, nhất là bộ râu chữ bát thì rất quái dị, rõ ràng là mọc không đúng chỗ, lại cứ thấy Bố Y Thần Toán xem như bửu bối, cứ mằn râu mãi.

Vị cô nương này họ Cung tên là Ngọc Mẫn, giới giang hồ gọi là Tiểu La Sát. Thấy một tên tiểu tử giang hồ tự xưng là thuật sư tướng số mà lại thuộc loại cao siêu như quỷ cốc gia cát vậy nên trong bụng không phục, quyết tâm muốn nhổ lấy bộ râu chữ bát của hắn.

Xưa nay hễ nói là làm, Tiểu La Sát vẹt đám đông, thấy Bố Y Thần Toán đang cho số thứ tự các thân chủ rồi đứng ngay ngắn tại đấy.

Bố Y Thần Toán Bửu Bửu không ngờ có người muốn phá mình, mắt nhìn thấy màu áo đỏ của Cung Ngọc Mẫn, không khỏi hiếu kỳ, ngẩn nhìn lên thấy được vòng eo thon thả của y thị, bụng nghĩ thầm không giống nam, ngẩn đầu nhìn lên nữa mới thấy vòng ngực ưỡn ra, chừng ấy mới quả quyết là nữ nhân. Ngẩn xem gương mặt của y thị, thấy gương mặt lạnh lùng, đôi mắt mở to nhìn trân tráo. Bửu Bửu ngắm nghía kỹ một lần nữa, trong bụng lại nghĩ thầm :

“Cái cô bé này trông cũng đẹp, chỉ có điều quá dữ một chút, cho tới ăn mặc cũng dữ.”

Trong bụng thì chửi y thị dữ, nhưng ngoài miệng lại cười nói :

- Cô nương đến hơi trễ, sắp ở số thứ bốn mươi bảy, xin hỏi cô nương tên chi?

Tiểu La Sát Cung Ngọc Mẫn nói giọng lãnh lót :

- Cái gì? Số bốn mươi bảy ư? Cô nương phải được cấp số một.

Bố Y Thần Toán trong bụng linh cảm, biết cô ta có ý phá mình, cười khúc khích nói :

- Thì ra cô là số một?

Chỉ vào người cô, đoạn nhìn mọi người nói :

- Quý vị muốn lên số một thì tìm cô nương đây, cô ấy sẽ phục vụ quý vị.

Vừa nói xong, có tiếng từ bốn phía nhốn nháo huýt sáo. Các vị khách nữ che miệng cười trộm, xôn xao ầm lên.

Tiểu La Sát Cung Ngọc Mẫn đỏ mặt giận dữ nói :

- Đồ thối, ngươi dám sỉ nhục ta?

Bố Y Thần Toán mò mẫm râu cá trê, buột miệng nói :

- Vì cô nương phá việc làm ăn của ta, nên lão chỉ còn cách dùng miếng trả miếng đó thôi. Phải nói cái vẻ nữ nhi hung dữ như cô, có lẽ các nam nhân đều nể sợ. Hôm nay chẳng may gặp lão bận kiếm vài đồng tiền, nếu không ta sẽ lên lớp cho một bài học Tam tòng tứ đức.

Bửu Bửu lại khoái chí ngắm nhìn khuôn mặt giận tái xanh của Cung Ngọc Mẫn, nói tiếp :

- Thôi, đừng trố mắt nhìn ta, tuyết ngoài trời đã ngừng rơi, cô có thể ra về được rồi.

Cung Ngọc Mẫn Tiểu La Sát nói tiếng gầm gừ :

- Ngươi làm phách đủ rồi, cũng lỗi với ta nhiều rồi, lại bảo ta phải ngoan ngoãn đi ư? Hừ, ngươi tưởng ta Tiểu La Sát Cung Ngọc Mẫn dễ ăn hiếp lắm hả?

Bố Y Thần Toán Bửu Bửu chưa từng nghe Vệ Tử Y nói đến cái tên Tiểu La Sát, đại la sát, trong lòng nghĩ đây không phải là nhân vật nổi tiếng, nên không để ý đến cô ta. Chỉ vì cô ấy có cái biệt danh nghe hơi rát tai, lại phá trò chơi của mình, nên nói :

- Ngươi trước là muốn phá ta một cách phi lý, sau nữa ù lì không chịu đi cho, thế là ý muốn gì đây?

Đôi mi Cung Ngọc Mẫn nhướng cao :

- Ta xem không quen cái vẻ khoái chí của ngươi, ta muốn nhổ cái râu cá trê của ngươi.

Bố Y Thần Toán rờ râu chữ bát nói :

- Râu của lão đã có từ nhỏ, ai muốn nhổ râu của ta. Vì đó là vật mà quí mến nhất, đương nhiên chỉ có người thân yêu như thê tử mới có thể nhổ râu ta được.

Nói xong đứng dậy, dựa gần Cung Ngọc Mẫn, tỏ vẻ vô cùng thương tiếc nói :

- Cô nương cứ nhổ đi, nhổ thì phải cưới ta, những người ở đây làm chứng. Lão đã bốn mươi chưa có gia thất, gả cho ta cũng chẳng lấy làm thẹn gì đâu.

Mọi người cũng a dua ủng hộ :

- Đúng, đúng! ớt cay hợp với gừng già, đúng là xứng đôi vừa lứa.

- Lão phu kết đôi với vợ trẻ, thật ân ái cả đời.

-...

Bửu Bửu từ từ tiếp cận Cung Ngọc Mẫn. Cung Ngọc Mẫn từ từ thối lui, tiếng la lối của đám đông làm nàng hoảng sợ. Vì Bửu Bửu so với nàng thấp hơn chừng một tấc, thế thì có nhỏ quá chăng. Có thể đây là chú lùn, không bao giờ có chuyện tìm người lùn làm phu quân.

Bửu Bửu thấy Cung Ngọc Mẫn nhượng bộ nên không dám át sát nữa, để tránh rủi nàng thật sự nói liều thì không thể không cưới, đến chừng đó thì khổ đấy. Tuổi thơ đối với chuyện không vui thì mau quên. Bửu Bửu làm xong lại vui vẻ với công việc Bố Y Thần Toán của mình, chuẩn bị trổ hết ngón nghề. Nào ngờ Cung Ngọc Mẫn lại chẳng thông cảm, lại hung hăng đứng trước bàn tổ, xem ra Bửu Bửu muốn kiếm vài đồng bạc cũng là chuyện vất vả đấy.

Bửu Bửu trong bụng cứ thầm trách xui xẻo nhưng cố gắng làm như không có chuyện gì, lấy sổ ra ghi thứ tự. Bố Y Thần Toán đọc :

- Số thứ nhất, Chung Thiên Minh Chung lão gia là ai?

Một vị trung niên trông rất tốt tướng đi vào, nói giọng nhỏ nhẹ :

- Có ta đây, bây giờ thầy bắt đầu bói chữ rồi phải không?

Bố Y Thần Toán gật gật đầu. Cung Ngọc Mẫn thấy hắn không còn để ý đến mình, cơn giận cành hông, quơ lấy sổ ghi danh xé nát tơi tả. Giấy vụn bay tùm lum trong lầu, rồi nhìn Bửu Bửu hầm hừ, nhìn xem gã “chú lùn” này làm gì được mình.

Thực khách trong trà lâu thấy Cung Ngọc Mẫn dám ngang nhiên náo động nơi bán buôn của Kim Long Xã, sợ xảy ra chuyện không hay, đều từ từ tính tiền ra về.

Bửu Bửu nếu như muốn ra tay, ai thắng ai bại chưa biết được, chỉ vì hắn có tật ỷ lại và làm biếng và đã đến hồi tật ấy phát sinh, nên nháy mắt với chủ quán trà lâu một cái rồi nằm trên bàn thiêm thiếp ngủ. Chủ quán trà lâu hiểu ý, nhăn mặt nói :

- Thôi cô nương, lấy giùm đi cho, bị cô làm một vố như vậy khách sợ bỏ đi hết rồi.

Cung Ngọc Mẫn không chịu, quơ tay nói :

- Đừng lo sợ, một chút nữa ta sẽ bồi thường cho ngươi.

Nói xong cúi đầu kê vào lỗ tai Bố Y Thần Toán kêu to :

- Lão già thối, ngươi không thức dậy hả?

Chủ quán trà lâu vội vã ngăn chận nói :

- Xin cô nương đừng quấy phá hắn thức giấc.

Cung Ngọc Mẫn nói từng chữ :

- Ngươi lộn xộn nữa đừng trách ta ra tay với ngươi trước.

Chủ quán trà lâu khoát tay :

- Cô nương biết cái trà lâu này là của ai không?

- Không phải là của ngươi sao?

Chủ quán thở dài nói :

- Cô nương ra đây gây chuyện, vậy không sợ mất mặt Cung lão anh hùng ở nhà sao?

Cung Ngọc Mẫn ngạc nhiên hỏi :

- Ngươi biết phụ thân ta?

Chủ quán nói :

Lão anh hùng Cung Lê Viễn, giới giang hồ ai mà không biết.

Cung Ngọc Mẫn giật mình :

- Thế thì ngươi là ai?

Chủ quán trà lâu ngẩn đầu :

- Là một quản sự nhỏ dưới trướng của Vô Tình Thủ Trương Tử Đan, nhị lãnh chủ Kim Long Xã Tử Ngọ Linh. Xưa khi thiên hạ gọi lão là Ngọc Diện Phán Quan Tống Tư Đồ.

Người thì có danh, cây thì có bóng. Mười năm trước Tống Tư Đồ Ngọc Diên Phán Quan xưng bá ở lãnh nam, nay lại chịu ép mình làm một tay quản sự nhỏ của Kim Long Xã và xem bộ vệ cung kính của hắn đối với Bố Y Thần Toán cho thấy lai lịch của Bố Y Thần Toán thật đáng kinh người.

Có câu “Bò tơ không sợ cọp”, Cung Ngọc Mẫn không chịu vì thế mà dừng lại, càng cứng rắn nói :

- Cho dù hắn là con của chủ nhân Kim Long Xã, cô nương đây cũng chẳng sợ.

Tổng Tư Đồ Ngọc Diện Phán Quan có vẻ kính nể nói :

- Chủ của ta đối nhân nhân hậu, dĩ nhiên không phải là người đáng sợ. Nhưng cái uy nghi khí khái và trí tuệ võ công thì ai ai cũng thán phục. Tin rằng cô nương cũng có nghe tiếng tăm.

Cung Ngọc Mẫn gục gặt đầu, tức cười nói :

- Xem ra nhà ngươi bị chủ nhân họ Vệ mê hoặc, đã quên đi mình từng xưng bá ở Lĩnh Nam.

Tổng Tư Đồ Ngọc Diện Phán Quan nghiêm nghị nói :

- Vinh danh hư lợi nào có xá chi?

Cung Ngọc Mẫn chỉ vào Bố Y Thần Toán đã được che chắn nói :

- Kéo dài mãi, ngươi bộ muốn ta đây không thể làm cho hắn một vố hả?

Tổng Tư Đồ Ngọc Diện Phán Quan cười nói :

- Xin cô nương hãy nể tình lão mà nới tay.

Cung Ngọc Mẫn nhớ tới mình bị làm mất mặt ở giữa đám đông, giận nói :

- Cho dù Vệ đại chủ gia có đến cầu khẩn, cô nương ta cũng chẳng chịu bỏ qua.

- Nếu cô nương muốn kiếm chuyện mà không sợ mang họa vào thân thì tùy cô.

Nói xong khoát tay. Mấy tay phổ ky đều về ngồi tại vị trí của mình. Cung Ngọc Mẫn nhìn nơi bàn bói toán Bố Y Thần Toán đã đi đâu mất, bèn giận dữ thét to :

- Hắn đâu rồi! Bọn ngươi đem hắn giấu ở đâu rồi!

Tổng Tư Đồ nghiêm nghị nói :

- Xin khuyên cô nương hãy dừng lại đúng lúc. Nếu như thủ lãnh ta không cho phép hắn náo sự bên ngoài thì cô hiện không có thể ở đây mà la hét om xòm đâu, thôi hãy đi đi!

Cung Ngọc Mẫn giận dữ nói :

- Mặc xác ta.

Tổng Tư Đồ gục gặt đầu, quả quyết nói :

- Hắn tuy nhỏ nhưng văn võ song toàn.

- Nhỏ?

Cung Ngọc Mẫn buộc miệng cười nói :

- Đã mọc hai cái râu chữ bát, có trên bốn mươi mà còn nhỏ ư?

Tổng Tư Đồ cười tinh quái, nhưng không giải thích nói :

- Người hắn không cao, nhưng cô nương không thắng được hắn đâu.

Cung Ngọc Mẫn vốn đã không tin, muốn vạch mặt thật của Bố Y Thần Toán, nhưng nghĩ hắn mà được Tổng Tư Đồ cung kính tận tụy đến thế thì nhất định bên trong có lý do. Càng hiếu kỳ hỏi :

- Cuối cùng hắn là ai? Trong giới giang hồ chưa từng nghe cái tên Bố Y Thần Toán này.

Tổng Tư Đồ xuýt chút bật cười, ho khan một tiếng nói :

- Ta có thể cho cô nương biết, tình cảm hắn với chủ gia bọn ta rất là thâm hậu, thậm chí chủ gia ta còn phải nhượng bộ hắn. Lại thêm bọn ta đều mong hắn không đi rong chơi đó đây, chỉ vì tánh lí lắc và bản lãnh quậy phá của hắn trên đời chỉ có một.

Nói đến đây các phổ ky và Tư Đồ đều bật cười.

- Ngươi nói ai bản lãnh quậy phá trên đời có một hả?

Không biết tự bao giờ ngoài cửa lại bước vào một vị công tử thư sinh tuấn tú, mỉm cười nói :

- Chủ quán đâu, hôm nay không bán trà sao? Tại sao không có người khách nào hết vậy?

Cung Ngọc Mẫn nhìn trân tráo hắn, tim nhảy thình thịch, trong bụng nghĩ thầm :

“Hắn nếu đúng là nam tử thì nữ nhi ở thế gian này đều không sánh với hắn rồi?”

Diện mạo Cung Ngọc Mẫn phải nói là chim sa cá lặn, nhưng nàng cảm thấy mình cũng chưa xứng nổi với chàng thiếu niên xinh đẹp kia. Cũng không nghĩ ra trong giới giang hồ có nữ hiệp nào xinh đẹp có thể xứng đôi với hắn. Lúc này Cung Ngọc Mẫn mắt đăm đăm nhìn hắn không rời. Tiểu công tử xinh đẹp, dĩ nhiên không phải ai xa lạ, đó là Tần Bửu Bửu, kẻ làm trò đùa đã hiện chân tướng, làm cho Cung Ngọc Mẫn phải mê mẩn đến hồn tiêu phách lạc.

Tổng Tư Đồ vội cung tay chào hỏi, cười nói :

- Năm mới, tiểu gia đến chơi, thật có phước.

Bửu Bửu cung tay đáp lễ :

- Chưởng quỷ thúc thúc! Chúc thúc thúc vui vẻ phát tài, xin gọi ta là Bửu Bửu được rồi.

Tổng Tư Đồ nói :

- Không dám, không dám!

Bửu Bửu không muốn người ta dùng tiếng “thiếu gia” gán cho mình, nói :

- Ta từng nghe đại ca nói chuyện xưa giữa đại ca và chưởng quỹ thúc thúc thâm giao như thế nào. Tổng Tư Đồ Ngọc Diện Phán Quan đã thành bậc anh hùng, tiểu tử đâu dám tự xưng thiếu gia trước mặt. Nếu thúc thúc cứ cố chấp gọi ta là thiếu gia mãi, thì sau này ta chẳng dám đến gặp người vậy.

Người giang hồ vốn hào hiệp, Tổng Tư Đồ cười nói :

- Đừng trách thủ lãnh và chư vị huynh đệ đều có lòng ưu ái ngươi, Bửu Bửu! Ăn nói ngọt ngào, cử chỉ chu đáo, ngươi thật là một đứa trẻ hiếm có trên đời, làm cho ta thấy mát lòng mát dạ.

Bửu Bửu cười cười xong lại tỏ vẻ hơi phiền, nói :

- Tại sao chưởng quỹ lại không nói chỉ có trên trời, không phải nghe hay hơn sao?

Thật thì Bửu Bửu thường cải chánh những lời tán thưởng hắn. Chưởng quỹ còn muốn khen hơn nữa mới hả dạ.

Tổng Tư Đồ và bọn phổ ky nghe Bửu Bửu nói đều cười to lên.

Cung Ngọc Mẫn cũng cười dịu dàng nói :

- Tư Đồ tiền bối, thiếu niên này là con nhà ai vậy, thật là dễ thương!

Tư Đồ thấy nàng đột nhiên biến đổi thái độ ôn hòa, hiểu ngầm sức hút của Bửu Bửu không nhỏ, cười nói :

- Hắn họ Tần, tên Bửu Bửu, là bái đệ của thủ lãnh ta.

Tiểu La Sát Cung Ngọc Mẫn nghe ba chữ Tần Bửu Bửu, cả người phát nổi da gà.

Đối với truyền thuyết của Bửu Bửu nàng cũng nghe không ít, tuy Bửu Bửu không lưu hành giang hồ cũng chẳng cùng ai so tài cao thấp, nhưng so với cô Tiểu La Sát đã xuất hành giang hồ hai năm rồi lại nổi danh hơn nhiều. Thân phận của hắn giống như một ẩn số, chỉ biết hắn từ Thiếu Thất sơn đến, nhiều người đoán hắn có thể là con của Vạn Tà Thánh Y Tần Anh, nhưng lại không dám cả quyết. Nhất cử nhất động của hắn còn hơn xa những kẻ giang hồ, nhất là sau sự kiện đùa với Kiến Huyết Ma Quân Tiêu Nhất Bá truyền ra khắp nơi làm kinh động giới giang hồ.

Hôm nay Tần Bửu Bửu ngang nhiên đứng trước mặt nàng, Cung Ngọc Mẫn gần như không tin ở mắt mình. Người ngoài nói Bửu Bửu giống Phan An, tìm không ra một khuyết điểm. Hiện giờ đã mục kích chân mạo mới biết dùng bao nhiêu lời tán thưởng cũng không sao hình dung nổi cái đẹp của hắn.

Tổng Tư Đồ thấy Cung Ngọc Mẫn nhìn Bửu Bửu như đinh đóng, rất thông cảm, lần đầu tiên nhìn thấy Bửu Bửu ai mà không ngẩn ngơ đôi mắt, lại thêm cái khí chất lí lắc linh tinh độc nhất mà hắn làm cho người ta khi thấy lại khó quên. Tổng Tư Đồ không muốn quấy rầy, để cô nàng nhìn cho no nê.

Tần Bửu Bửu nào giờ chưa từng cho mình là người tuấn mỹ, thấy Cung Ngọc Mẫn vô lễ như vậy nạt rằng :

- Nhìn gì vậy? Nữ nhân mà nhìn nam nhân không rời mắt, không biết mắc cở ư?

Cung Ngọc Mẫn đỏ mặt, giậm chân nói :

- Ngươi mới mấy tuổi? Mười tuổi hay mười một? Làm đệ đệ ta cũng còn chê nhỏ.

Bửu Bửu cười nói :

- Cô nương không nghe người ta nói “phản lão hoàn đồng” ư? Lão phu bốn mươi có hơn nhưng chưa thành thân, bây giờ râu chữ bát đã mất, ngươi không còn nhớ được nữa, ta cũng thoát hiểm, không phải cưới ngươi nữa rồi.

Cung Ngọc Mẫn nghe giọng nói mới ngờ ra :

- Vậy ngươi là Bố Y Thần Toán ư?

- Dĩ nhiên.

Bửu Bửu kêu lên.

- Tiểu Bán Đầu, ngươi có thể ra rồi.

Tiểu Bán Đầu cũng thay xiêm y trở lại ban đầu, tuy ăn mặc có khác nhưng Cung Ngọc Mẫn nhìn thấy là nhận ra ngay đây là thiếu niên thư sinh khi nãy. Thì ra đây là một màn kịch toán giả dối.

Tiểu Bán Đầu ngắm nghía Cung Ngọc Mẫn cười nói :

- Bửu thiếu gia, cô này là người phá bàn tổ đấy?

- Còn ai nữa?

Bửu Bửu nghĩ đến kiệt tác của mình bị phá vỡ giận nói :

- Thật vô trách nhiệm, hắn phá hoại chúng ta vui đùa không thoải mái. Ngươi nói cái thứ nữ nhân như vậy có đáng ghét không chứ?

Tiểu Bán Đầu gật gật đầu.

Bửu Bửu nhìn Cung Ngọc Mẫn nói :

- Khi nãy ta giả làm Bố Y Thần Toán có làm mất thể diện cô nương, còn cùng với Tiểu Bán Đầu làm cô nương tức giận. Nhưng cô nương hiện tại lại giống như cô dâu nhỏ, không dám phẫn nộ, tại sao?

- Khi nãy ngươi bốn mươi tuổi hơn, còn bây giờ ngươi chỉ trên dưới mười tuổi, ai nở hà hiếp ngươi?

Tiểu Bán Đầu ghét ai làm cho Bửu Bửu không vui, gã lạnh nhạt hỏi :

- Bửu thiếu gia đừng tin, cô ấy đã bị cái diện mạo của thiếu gia thu hút. Nữ nhân thấy nam nhân đẹp trai thì dịu dàng như nước là đúng rồi!

Cung Ngọc Mẫn bị nói toạc chân tình, thẹn đến đỏ mặt, biến thành giận nói :

- Đồ nô tài chết bầm, trước mặt chủ gia lại dám khua mồm múa mép.

Bốp!

Một tiếng, Cung Ngọc Mẫn bị tặng cho một cái bộp tai, mặt mày đỏ rần, Bửu Bửu tinh quái nói nhỏ nhỏ trong bụng :

- Xin đại ca tha thứ cho. Bửu Bửu không cố ý đầu năm mới đi gây chuyện phiền hà.

Thì ra cái tát kia là kiệt tác của Bửu Bửu. Chỉ thấy bóng người xẹt qua thì Cung Ngọc Mẫn đã lảnh đủ một bộp tai. Tổng Tư Đồ hoảng hốt, sợ Bửu Bửu lại gây cho Vệ Tử Y nhiều phiền toái. Cung Ngọc Mẫn kêu réo lên :

- Tần Bửu Bửu, ngươi đánh ta đấy à?

Bộ mặt Bửu Bửu không nhân nhượng nói :

- Ngươi phải được mau dạy dỗ. Điều thứ nhất, nữ nhân ăn mặ

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện