Thanh Mai Không Lấy Trúc Mã (1802)
Quyển 6 - Chương 42: Bà Hai phát hiện gói thuốc
Thầy lang mau chóng được mời đến. Vừa bắt mạch xong, ông lắc đầu ra điều thương tiếc, Triệu xã trưởng tắt thở rồi. Bấy giờ Ái mới vờ khóc lóc, kể rằng mình vào phòng thăm cha thì thấy ông tỉnh dậy tự lúc nào, cả người căng cứng còn tay chân quờ quạng. Miệng ông há rộng như bị đè ngộp, nên cô liền gọi mọi người.
Bà Hai lập tức ngất đi, còn bà Ba với bà Tư gục xuống ôm xác chồng, bật khóc tức tưởi. Họ gào lên nức nở. Tằm vừa khóc vừa đỡ lấy hai mẹ, không ngừng nói lời an ủi. Đám người làm trên dưới cũng thút thít. Không ngờ ông lại ra đi sớm thế. Vài ngày trước hay tin ông sắp khỏi bệnh, ai nấy đều vui mừng nào ngờ... Trước là chuyện Tằm bị sẩy thai, nay lại đến Triệu xã trưởng bất ngờ qua đời. Nhà họ Triệu đang đối mặt với những bi kịch chồng chất.
Đúng lúc cửa phòng mở, Liêm và Tưởng xuất hiện. Thấy người nào người nấy nước mắt đầm đìa, các mẹ lại ôm cha khóc đau đớn, hai anh em như đoán ra mọi chuyện vì vậy đã đứng lặng đi trong chốc lát. Tiếp, họ lao đến bên Triệu xã trưởng, liên tục gọi cha bằng chất giọng nghẹn ngào. Cái chết của ông quá đột ngột!
Trong khi mọi người trên dưới đều than khóc thì Ái kín đáo mỉm cười. Đáng lý, cô chưa muốn ra tay sớm như vậy, có trách thì trách ông Trời đã cho Triệu xã trưởng mở mắt vào đúng lúc đó. Hết cách, Ái đành xuống tay diệt trừ hậu họa. Thôi thì xem như cô nàng độc ác này trừ khử xong kẻ ngáng đường to lớn nhất.
Không chỉ Ái đang chìm trong dòng suy nghĩ riêng mà còn có Tằm. Chỉ là cô cảm giác cái chết của cha chồng mang chút gì đấy khó hiểu. Lý do gì một người đang sắp khỏi bệnh lại đột nhiên bị khó thở mà chết. Một nỗi nghi hoặc bắt đầu hình thành khi Tằm vô tình bắt gặp nét mặt thản nhiên của Ái với những giọt nước mắt và cả chiếc gối kê đầu nằm im lìm dưới đất.
***
Tất cả người trong xã Thổ đều kinh ngạc khi hay tin Triệu xã trưởng mất. Năm ngoái, ai nấy đều biết ông ngã bệnh vì chuyện của Liêm, sau đó thì nghe ông đang khỏe dần nhưng giờ lại báo tin là mất. Người ta tiếp tục bàn ra bàn vào.
Hết chuyện Liêm, rồi đến Tằm và giờ là Triệu xã trưởng, xem ra nhà họ Triệu gặp phải năm "đại hạn" rồi.
Cùng với mấy lời bàn tán không ngớt, là đám tang của Triệu xã trưởng được diễn ra. Những người thuộc nhà họ Triệu, dù ở phương xa, cũng về đây tề tựu đông đủ. Buổi sáng ấy, trong ngôi nhà to lớn quyền thế này tràn ngập bầu không khí tang thương đau buồn cùng tiếng khóc than của già trẻ lớn bé. Đám tang của xã trưởng kéo dài năm ngày năm đêm.
Rạng sáng ngày thứ sáu, linh cữu của Triệu xã trưởng được đưa đi. Theo tập tục nhà họ Triệu, khi ai chết đều phải hỏa táng và đem tro cốt vào Chùa, nơi có chỗ thờ cúng dành riêng cho họ Triệu, gia tộc lâu đời lẫn quyền thế ở xã Thổ. Dưới ánh nắng buổi sớm, dòng người đưa tiễn cất bước cúi đầu lặng thinh. Người già, lớn nhỏ kháo nhau đi xem, trẻ con cũng chen vào ké mắt coi thử cái đám tang lớn này.
Đi đầu là Liêm và Tưởng, theo sau là ba bà, tiếp đến là Tằm và Ái... Gương mặt họ được vẽ lên bằng nước mắt, mất mát. Giấy tiền, vàng mã bay khắp trời.
***
Sau đám tang của cha khoảng ba ngày, Tưởng cứ ngồi trong phòng nhớ về chuyện xưa. Lúc nhỏ, cậu là đứa con bị ông quát mắng, đánh đòn nhiều nhất. Giờ muốn có lại điều đó cũng không được nữa rồi. Có ngờ đâu, ông ra đi nhanh như thế. Dẫu biết ai rồi cũng phải về với cát bụi, nhưng khi thực sự nếm trải sự mất mát thì mới hiểu rõ được cái cảm giác đau đớn nuối tiếc ấy. Con người thường phải trải qua sinh ly tử biệt trong đời để ngộ ra những điều quan trọng.
Cửa phòng mở, Tằm bước vào. Thoáng thấy chồng ngồi lặng yên bên cửa sổ, hướng đôi mắt buồn bã ra ngoài vườn, Tằm khẽ khàng đi đến gần. Nhẹ nhàng đặt tay lên vai Tưởng, Tằm cất lời nhẹ như gió thoảng:
"Mình cứ đau lòng như thế, cha sẽ không an tâm khi về khôn thác thiêng. Mình từng nói với em, hoa tàn rồi sẽ nở, bảo em hãy để con ra đi thanh thản."
Tưởng vẫn không quay qua nhìn Tằm, đáy mắt phẳng lặng, không phản chiếu gì.
"Hoa tàn rồi sẽ nở, chúng ta sẽ lại có con nhưng... cha mẹ thì chỉ có một."
Tằm hiểu chứ, thuở bé cũng từng khóc hết nước mắt khi cha mẹ qua đời. Được Triệu xã trưởng mang về nuôi dưỡng, cô xem ông như người cha thứ hai. Cay đắng thay, lần nữa cô lại chịu nỗi đau mất cha. Nhìn tấm lưng to lớn nhưng phải gồng gánh bao nhiêu trách nhiệm lẫn mất mát, Tằm muốn xoa dịu cho người đàn ông này.
Tằm cúi xuống, vòng hai tay ôm lấy Tưởng từ phía sau. Tựa cầm lên vai chồng, Tằm kề môi ngay tai rồi thì thầm, nghe nhẹ bẫng:
"Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Điều mình nên làm là cố gắng trở thành một xã trưởng thật tốt, như vậy là giúp cha hoàn thành tâm nguyện khi còn sống."
Im lặng chốc lát, Tưởng siết nhẹ lấy tay vợ, nhắm mắt gật đầu.
Không chỉ Tưởng, mà Liêm cũng mang tâm trạng nặng nề buồn khổ chẳng kém. Cậu tự trách chính mình đã khiến cha ngã bệnh rồi cuối cùng là ra đi đột ngột. Kẻ gián tiếp gây ra cái chết của cha không ai khác ngoài cậu. Cứ mỗi lần nhớ đến cái ngày mình cãi lời ông và cùng Ái bỏ nhà đi là Liêm ân hận tột cùng, nỗi dằn vặt như xé tâm can. Giá mà cậu biết có ngày hôm nay thì cậu sẽ dẹp bỏ sự ích kỷ qua một bên, thuận theo mọi lời cha muốn để ông vui lòng. Nhưng ai có thể đoán trước được sinh tử.
Bây giờ mọi thứ quá muộn, người chết cũng đã chết, chỉ còn người ở lại với nỗi giày vò khôn nguôi. Từ nay đến cuối đời, Liêm sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân. Nước mắt ân hận rơi khẽ trong căn phòng tối lạnh lẽo, cậu cúi đầu bên bức họa để mở, trên đó là hình vẽ người cha qua những nét mực nguệch ngoạc mà cậu vẽ khi bé.
***
Vì cái chết của Triệu xã trưởng mà việc đào giếng không thể thực thi đúng theo ngày đã định. Tưởng biết không thể mãi chôn vùi trong đau khổ, mà phải tiếp tục sống với chức trách đã nhận lãnh. Vào ngày thứ năm, cậu trở về với cương vị xã trưởng, tập họp người dân trong xã lại, ra lệnh bắt đầu đào giếng. Đây là lần đầu tiên đào một cái giếng dài và sâu như vậy, nên mọi thứ phải chuẩn bị kỹ lưỡng: về vị trí nguồn nước, lượng phu đào... Thời gian ước lượng có lẽ cũng phải mất vài tháng.
Nhóm người dân bắt đầu đào theo chỉ thị của Tưởng. Trong khi xã trưởng và mọi người bắt tay vào việc chống hạn hán thì cách đó không xa, vài bá hộ có cả Thập Quý, đều đứng quan sát những cánh tay hì hục đào bới. Cứ nhìn Tưởng là họ lại cười khỉnh.
Tưởng vô tình bắt gặp những bá hộ ở phía xa đang nhìn về phía này, bán tán không ngớt. Dáng vẻ ai cũng nhàn hạ, phẩy quạt ung dung hoàn toàn đối lập với những người dân đang khó nhọc đào đất dưới ánh nắng gay gắt. Việc trưng thu lương thực sắp tới sẽ vô cùng nan giải, khéo còn khó gấp bội so với đào cái giếng dài này.
***
Sau vài ngày chôn vùi trong nước mắt, hôm nay bà Hai mang dáng vẻ tều tụy ra ngoài vườn. Ở trong phòng một mình, bà cứ nghĩ nhiều chuyện không hay nên ra ngoài ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên cho khuây khỏa. Bà Ba và bà Tư vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau. Nhưng đàn bà khóc xong sẽ lại tiếp tục đứng dậy, kiên cường sống tiếp. Giờ các bà đã trở thành góa phụ rồi, buồn thương cái số cô quạnh tuổi xế chiều.
Đang ngồi trải lòng với cỏ cây, lắng nghe tiếng gió thổi êm dịu, bà Hai chợt trông cảnh thằng Cửu, cũng là một người làm trong nhà, đốt rác dưới gốc cây. Mùi khói khét lẹt. Thấy tên người làm, bà lại nhớ đến Ngãi và chuyện xạ hương có trong chén thuốc bổ của Tằm. Chồng đột ngột qua đời, khiến bà chẳng còn nhớ gì về việc này nữa. Giờ phải quên hết đau buồn, tỉnh táo lại để mà tìm ra chân tướng vụ việc kỳ quặc này.
Thực tình, bà Hai không nghĩ thủ phạm là thằng Ngãi. Hắn vào Triệu gia từ bé, cả nhà lại chịu ơn xã trưởng, chẳng lý gì lấy oán báo ơn. Vả lại, Ngãi theo hầu ông và các bà, hai cậu chủ lâu rồi đâu có xảy ra chuyện gì. Đối với Tằm, hắn cũng kính cẩn. Tóm lại bà tin thằng Ngãi không làm chuyện có lỗi với Triệu gia. Kẻ còn lại là Ni.
Tuy bảo Ni mới biết Tằm nhưng dẫu sao con bé cũng mới vào nhà họ Triệu, bản tính thực thế nào bà chưa biết được. Mà rõ ràng, từ ngày Ni vào nhà này thì bao nhiêu chuyện xảy đến. Lúc này bà Hai càng thêm nghi hoặc con bé ấy. Nhưng đấy chỉ là bà suy đoán thôi, chưa có chứng cớ gì. Biết đâu, thủ phạm hại Tằm lại là người khác nữa.
"Sao lại có gói thuốc gì ở đây?"
Tiếng Cửu vang lên khó hiểu, kéo sự chú ý của bà Hai về phía gói giấy nhỏ trong tay hắn. Khi đó một linh cảm khác thường dấy lên, mách bảo bà hãy xem thử đó là gì.
"Cửu, mau đưa gói thuốc cho ta xem."
Bấy giờ Cửu mới phát hiện bà Hai ngồi gần đấy tự lúc nào, liền chạy đến chỗ bà thưa một tiếng. Bà đưa tay ra, Cửu đặt ngay vào đó gói giấy kia. Đấy là một gói hình vuông nhỏ, giấy vàng có đóng mộc đỏ chữ Tàu, bên trong là một ít bột thuốc. Bà đưa lên mũi ngửi, một mùi thơm nồng xộc lên. Đảo mắt, bà hỏi Cửu gói giấy này ở đâu ra.
"Dạ, con thấy nó ở trong xấp vải cũ của mợ Ái, ban nãy mợ bảo con đem đốt."
Bà Hai ngạc nhiên thoáng chốc. Sao có thể quên cô đào đó chứ? Dường như trong đầu xuất hiện sự gợi ý tình cờ, để rồi bà lập tức yêu cầu Cửu tìm cho ra tiệm thuốc có gói giấy lạ lùng này. Bà không quên dặn hắn phải giữ bí mật việc kiếm tìm này.
Bà Hai lập tức ngất đi, còn bà Ba với bà Tư gục xuống ôm xác chồng, bật khóc tức tưởi. Họ gào lên nức nở. Tằm vừa khóc vừa đỡ lấy hai mẹ, không ngừng nói lời an ủi. Đám người làm trên dưới cũng thút thít. Không ngờ ông lại ra đi sớm thế. Vài ngày trước hay tin ông sắp khỏi bệnh, ai nấy đều vui mừng nào ngờ... Trước là chuyện Tằm bị sẩy thai, nay lại đến Triệu xã trưởng bất ngờ qua đời. Nhà họ Triệu đang đối mặt với những bi kịch chồng chất.
Đúng lúc cửa phòng mở, Liêm và Tưởng xuất hiện. Thấy người nào người nấy nước mắt đầm đìa, các mẹ lại ôm cha khóc đau đớn, hai anh em như đoán ra mọi chuyện vì vậy đã đứng lặng đi trong chốc lát. Tiếp, họ lao đến bên Triệu xã trưởng, liên tục gọi cha bằng chất giọng nghẹn ngào. Cái chết của ông quá đột ngột!
Trong khi mọi người trên dưới đều than khóc thì Ái kín đáo mỉm cười. Đáng lý, cô chưa muốn ra tay sớm như vậy, có trách thì trách ông Trời đã cho Triệu xã trưởng mở mắt vào đúng lúc đó. Hết cách, Ái đành xuống tay diệt trừ hậu họa. Thôi thì xem như cô nàng độc ác này trừ khử xong kẻ ngáng đường to lớn nhất.
Không chỉ Ái đang chìm trong dòng suy nghĩ riêng mà còn có Tằm. Chỉ là cô cảm giác cái chết của cha chồng mang chút gì đấy khó hiểu. Lý do gì một người đang sắp khỏi bệnh lại đột nhiên bị khó thở mà chết. Một nỗi nghi hoặc bắt đầu hình thành khi Tằm vô tình bắt gặp nét mặt thản nhiên của Ái với những giọt nước mắt và cả chiếc gối kê đầu nằm im lìm dưới đất.
***
Tất cả người trong xã Thổ đều kinh ngạc khi hay tin Triệu xã trưởng mất. Năm ngoái, ai nấy đều biết ông ngã bệnh vì chuyện của Liêm, sau đó thì nghe ông đang khỏe dần nhưng giờ lại báo tin là mất. Người ta tiếp tục bàn ra bàn vào.
Hết chuyện Liêm, rồi đến Tằm và giờ là Triệu xã trưởng, xem ra nhà họ Triệu gặp phải năm "đại hạn" rồi.
Cùng với mấy lời bàn tán không ngớt, là đám tang của Triệu xã trưởng được diễn ra. Những người thuộc nhà họ Triệu, dù ở phương xa, cũng về đây tề tựu đông đủ. Buổi sáng ấy, trong ngôi nhà to lớn quyền thế này tràn ngập bầu không khí tang thương đau buồn cùng tiếng khóc than của già trẻ lớn bé. Đám tang của xã trưởng kéo dài năm ngày năm đêm.
Rạng sáng ngày thứ sáu, linh cữu của Triệu xã trưởng được đưa đi. Theo tập tục nhà họ Triệu, khi ai chết đều phải hỏa táng và đem tro cốt vào Chùa, nơi có chỗ thờ cúng dành riêng cho họ Triệu, gia tộc lâu đời lẫn quyền thế ở xã Thổ. Dưới ánh nắng buổi sớm, dòng người đưa tiễn cất bước cúi đầu lặng thinh. Người già, lớn nhỏ kháo nhau đi xem, trẻ con cũng chen vào ké mắt coi thử cái đám tang lớn này.
Đi đầu là Liêm và Tưởng, theo sau là ba bà, tiếp đến là Tằm và Ái... Gương mặt họ được vẽ lên bằng nước mắt, mất mát. Giấy tiền, vàng mã bay khắp trời.
***
Sau đám tang của cha khoảng ba ngày, Tưởng cứ ngồi trong phòng nhớ về chuyện xưa. Lúc nhỏ, cậu là đứa con bị ông quát mắng, đánh đòn nhiều nhất. Giờ muốn có lại điều đó cũng không được nữa rồi. Có ngờ đâu, ông ra đi nhanh như thế. Dẫu biết ai rồi cũng phải về với cát bụi, nhưng khi thực sự nếm trải sự mất mát thì mới hiểu rõ được cái cảm giác đau đớn nuối tiếc ấy. Con người thường phải trải qua sinh ly tử biệt trong đời để ngộ ra những điều quan trọng.
Cửa phòng mở, Tằm bước vào. Thoáng thấy chồng ngồi lặng yên bên cửa sổ, hướng đôi mắt buồn bã ra ngoài vườn, Tằm khẽ khàng đi đến gần. Nhẹ nhàng đặt tay lên vai Tưởng, Tằm cất lời nhẹ như gió thoảng:
"Mình cứ đau lòng như thế, cha sẽ không an tâm khi về khôn thác thiêng. Mình từng nói với em, hoa tàn rồi sẽ nở, bảo em hãy để con ra đi thanh thản."
Tưởng vẫn không quay qua nhìn Tằm, đáy mắt phẳng lặng, không phản chiếu gì.
"Hoa tàn rồi sẽ nở, chúng ta sẽ lại có con nhưng... cha mẹ thì chỉ có một."
Tằm hiểu chứ, thuở bé cũng từng khóc hết nước mắt khi cha mẹ qua đời. Được Triệu xã trưởng mang về nuôi dưỡng, cô xem ông như người cha thứ hai. Cay đắng thay, lần nữa cô lại chịu nỗi đau mất cha. Nhìn tấm lưng to lớn nhưng phải gồng gánh bao nhiêu trách nhiệm lẫn mất mát, Tằm muốn xoa dịu cho người đàn ông này.
Tằm cúi xuống, vòng hai tay ôm lấy Tưởng từ phía sau. Tựa cầm lên vai chồng, Tằm kề môi ngay tai rồi thì thầm, nghe nhẹ bẫng:
"Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Điều mình nên làm là cố gắng trở thành một xã trưởng thật tốt, như vậy là giúp cha hoàn thành tâm nguyện khi còn sống."
Im lặng chốc lát, Tưởng siết nhẹ lấy tay vợ, nhắm mắt gật đầu.
Không chỉ Tưởng, mà Liêm cũng mang tâm trạng nặng nề buồn khổ chẳng kém. Cậu tự trách chính mình đã khiến cha ngã bệnh rồi cuối cùng là ra đi đột ngột. Kẻ gián tiếp gây ra cái chết của cha không ai khác ngoài cậu. Cứ mỗi lần nhớ đến cái ngày mình cãi lời ông và cùng Ái bỏ nhà đi là Liêm ân hận tột cùng, nỗi dằn vặt như xé tâm can. Giá mà cậu biết có ngày hôm nay thì cậu sẽ dẹp bỏ sự ích kỷ qua một bên, thuận theo mọi lời cha muốn để ông vui lòng. Nhưng ai có thể đoán trước được sinh tử.
Bây giờ mọi thứ quá muộn, người chết cũng đã chết, chỉ còn người ở lại với nỗi giày vò khôn nguôi. Từ nay đến cuối đời, Liêm sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân. Nước mắt ân hận rơi khẽ trong căn phòng tối lạnh lẽo, cậu cúi đầu bên bức họa để mở, trên đó là hình vẽ người cha qua những nét mực nguệch ngoạc mà cậu vẽ khi bé.
***
Vì cái chết của Triệu xã trưởng mà việc đào giếng không thể thực thi đúng theo ngày đã định. Tưởng biết không thể mãi chôn vùi trong đau khổ, mà phải tiếp tục sống với chức trách đã nhận lãnh. Vào ngày thứ năm, cậu trở về với cương vị xã trưởng, tập họp người dân trong xã lại, ra lệnh bắt đầu đào giếng. Đây là lần đầu tiên đào một cái giếng dài và sâu như vậy, nên mọi thứ phải chuẩn bị kỹ lưỡng: về vị trí nguồn nước, lượng phu đào... Thời gian ước lượng có lẽ cũng phải mất vài tháng.
Nhóm người dân bắt đầu đào theo chỉ thị của Tưởng. Trong khi xã trưởng và mọi người bắt tay vào việc chống hạn hán thì cách đó không xa, vài bá hộ có cả Thập Quý, đều đứng quan sát những cánh tay hì hục đào bới. Cứ nhìn Tưởng là họ lại cười khỉnh.
Tưởng vô tình bắt gặp những bá hộ ở phía xa đang nhìn về phía này, bán tán không ngớt. Dáng vẻ ai cũng nhàn hạ, phẩy quạt ung dung hoàn toàn đối lập với những người dân đang khó nhọc đào đất dưới ánh nắng gay gắt. Việc trưng thu lương thực sắp tới sẽ vô cùng nan giải, khéo còn khó gấp bội so với đào cái giếng dài này.
***
Sau vài ngày chôn vùi trong nước mắt, hôm nay bà Hai mang dáng vẻ tều tụy ra ngoài vườn. Ở trong phòng một mình, bà cứ nghĩ nhiều chuyện không hay nên ra ngoài ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên cho khuây khỏa. Bà Ba và bà Tư vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau. Nhưng đàn bà khóc xong sẽ lại tiếp tục đứng dậy, kiên cường sống tiếp. Giờ các bà đã trở thành góa phụ rồi, buồn thương cái số cô quạnh tuổi xế chiều.
Đang ngồi trải lòng với cỏ cây, lắng nghe tiếng gió thổi êm dịu, bà Hai chợt trông cảnh thằng Cửu, cũng là một người làm trong nhà, đốt rác dưới gốc cây. Mùi khói khét lẹt. Thấy tên người làm, bà lại nhớ đến Ngãi và chuyện xạ hương có trong chén thuốc bổ của Tằm. Chồng đột ngột qua đời, khiến bà chẳng còn nhớ gì về việc này nữa. Giờ phải quên hết đau buồn, tỉnh táo lại để mà tìm ra chân tướng vụ việc kỳ quặc này.
Thực tình, bà Hai không nghĩ thủ phạm là thằng Ngãi. Hắn vào Triệu gia từ bé, cả nhà lại chịu ơn xã trưởng, chẳng lý gì lấy oán báo ơn. Vả lại, Ngãi theo hầu ông và các bà, hai cậu chủ lâu rồi đâu có xảy ra chuyện gì. Đối với Tằm, hắn cũng kính cẩn. Tóm lại bà tin thằng Ngãi không làm chuyện có lỗi với Triệu gia. Kẻ còn lại là Ni.
Tuy bảo Ni mới biết Tằm nhưng dẫu sao con bé cũng mới vào nhà họ Triệu, bản tính thực thế nào bà chưa biết được. Mà rõ ràng, từ ngày Ni vào nhà này thì bao nhiêu chuyện xảy đến. Lúc này bà Hai càng thêm nghi hoặc con bé ấy. Nhưng đấy chỉ là bà suy đoán thôi, chưa có chứng cớ gì. Biết đâu, thủ phạm hại Tằm lại là người khác nữa.
"Sao lại có gói thuốc gì ở đây?"
Tiếng Cửu vang lên khó hiểu, kéo sự chú ý của bà Hai về phía gói giấy nhỏ trong tay hắn. Khi đó một linh cảm khác thường dấy lên, mách bảo bà hãy xem thử đó là gì.
"Cửu, mau đưa gói thuốc cho ta xem."
Bấy giờ Cửu mới phát hiện bà Hai ngồi gần đấy tự lúc nào, liền chạy đến chỗ bà thưa một tiếng. Bà đưa tay ra, Cửu đặt ngay vào đó gói giấy kia. Đấy là một gói hình vuông nhỏ, giấy vàng có đóng mộc đỏ chữ Tàu, bên trong là một ít bột thuốc. Bà đưa lên mũi ngửi, một mùi thơm nồng xộc lên. Đảo mắt, bà hỏi Cửu gói giấy này ở đâu ra.
"Dạ, con thấy nó ở trong xấp vải cũ của mợ Ái, ban nãy mợ bảo con đem đốt."
Bà Hai ngạc nhiên thoáng chốc. Sao có thể quên cô đào đó chứ? Dường như trong đầu xuất hiện sự gợi ý tình cờ, để rồi bà lập tức yêu cầu Cửu tìm cho ra tiệm thuốc có gói giấy lạ lùng này. Bà không quên dặn hắn phải giữ bí mật việc kiếm tìm này.
Bình luận truyện