Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 230: Khôi phục thi đại học



Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 230: Khôi phục thi đại học

Mượn cách nói của người đời sau đó là “càng nghèo càng đẻ, càng đẻ lại càng nghèo.”

Tuy nhiên mỗi thời đại đều có suy nghĩ, tư tưởng riêng. Có lẽ bây giờ người ta mới chỉ tập trung vào cơm áo chứ chưa chú trọng tới bồi dưỡng giáo dục cho trẻ nhỏ. Dù có cũng chỉ là một bộ phận cực nhỏ trong xã hội mà thôi.

Phần đông mọi người đều nghĩ, con cái đẻ ra chỉ cần cho ăn cho uống là được, còn lại tương lai tới đâu hay tới đó, cần gì phải suy tính quá xa xôi.

Cứ thế ngày mồng 1 đầu năm trôi qua với khá nhiều cung bậc cảm xúc.

Mồng 2, vợ chồng con cái chị Chu Hiểu Quyên và Chu Hiểu Cúc kéo nhau tới nhà làm khách.

Tiếp khách khứa xong xuôi, Lâm Thanh Hoà lại cùng Chu Thanh Bách đưa các con lên thành du xuân.

Năm 76 đã được nhận định trước là một năm với nhiều biến động, vì thế bắt đầu từ đầu năm Lâm Thanh Hoà cực kỳ hạn chế đi lại huyện thành.

Ngoài ra cô còn dặn dò Đại Oa nếu không phải hoạt động do nhà trường tổ chức thì tuyệt đối không được phép tham gia vào các hội nhóm học sinh tự phát. Đại Oa nhìn ra được sự cẩn trọng và lo lắng trong giọng nói của mẹ cho nên nó nghiêm túc gật đầu ghi nhớ.

Đúng như những gì Lâm Thanh Hoà dự báo trước, có quá nhiều điều bất thường xảy ra, ngay cả Chu Thanh Bách đi mua nông dược cũng thiếu chút xảy ra chuyện. Cũng may anh thuận lợi vượt qua tra xét, bình an quay về.

Sau khi biết chuyện, Lâm Thanh Hoà sợ run người, đại đội trưởng cũng đã nghe ngóng được bên ngoài đang nghênh đón một trận cuồng phong cho nên không cắt cử Chu Thanh Bách ra ngoài làm việc nữa.

Mãi cho đến 6 tháng cuối năm, tình hình mới sảng sủa hơn một chút.

Đội sản xuất bên này còn khá chứ vài đội sản xuất xung quanh tương đối lộn xộn, chẳng còn ai đặt tâm trí vào công việc.

Đặc biệt là sau khi Văn Cách (*) kết thúc, kẻ xấu bị bắt đi, cơ hồ toàn thể người dân đều muốn xuống đường ăn mừng.

(*) Văn Cách: là cách gọi ngắn gọn của cuộc đại cách mạng văn hoá vô sản diễn ra trong vòng 10 năm từ 5/1966 -10/1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống, chính trị, văn hoá, xã hội ở Trung Quốc.

Nguồn Wikipedia

Lâm Thanh Hoà vẫn án binh bất động, thịt heo thì cô vẫn lên chỗ chị Mai lấy đều đều nhưng tất cả đều trữ hết vào trong không gian riêng. Dù để bao lâu cũng không sợ hỏng cho nên không phải vội, cứ yên lặng nghe ngóng trước rồi tính tiếp.

Trường học, các giáo viên cũng sôi nổi thảo luận.

Thầy hiệu trưởng cảm khái: “Không biết mai sau sẽ thay đổi thế nào nữa.”

Lâm Thanh Hoà không nói gì nhưng Trần Sơn đã kịp lên tiếng thể hiện: “Thầy hiệu trưởng cứ yên tâm đi, kẻ xấu bị tiêu diệt, chắc chắn càng ngày sẽ càng tốt lên.”

Trong năm, hắn tranh thủ xin nghỉ phép về thành phố thăm người thân, tiện thể nghe ngóng được tí tin tức, vì thế bây giờ tự tin ngời ngời. Tra nam Trần Sơn là trai thành phố, theo nội dung cuốn tiểu thuyết, sau khi khôi phục thi đại học, hắn đi học ở một trường tại tỉnh khác chứ không phải tỉnh nhà.

Các giáo viên khác tưởng hắn nắm được nhiều tin tức quan trọng cho nên nhao nhao lên hỏi thăm.

Trần Sơn liếc mắt về phía Lâm Thanh Hoà, người từ đâu đến cuối vẫn yên tĩnh không hề tỏ vẻ sốt ruột.

Mãi cho tới bây giờ, hắn vẫn chưa hề tử bỏ ý định đối với người phụ nữ này.

Hắn biết Lâm Thanh Hoà coi trọng gã đàn ông nhà quê Chu Thanh Bách nhưng hắn không phục. Tại sao một người phụ nữ vừa xinh đẹp rực rỡ như hoa ban sớm vừa thông minh giỏi giang tự học thành tài lại có thể để mắt tới một gã đàn ông lầm lì, thô kệch, cục mịch như hòn đất cơ chứ?

Hắn đã tự hỏi rất nhiều lần mà vẫn không tài nào lý giải nổi vì thế thỉnh thoảng có cơ hội, hắn lại lân la thăm dò thái độ Lâm Thanh Hoà.

Nhưng từ đầu chí cuối, chưa một lần Lâm Thanh Hoà cho hắn một chút ít hy vọng nhỏ nhoi.

Ví dụ như ngay lúc này đây, hắn nhìn qua thấy Lâm Thanh Hoà vẫn chỉ điềm nhiên chỉnh sửa lại giáo án, không mảy may quan tâm tới những tin tức nóng sốt mà hắn mang đến.

Trần Sơn giả đò đưa đẩy: “Đúng là hôm nọ về nhà tôi có nghe được một ít thông tin, nhưng mọi người đừng mang ra bên ngoài tuyên truyền nhá.”

Lời vừa dứt, tất cả mọi người đều ôm vẻ mặt khấp khởi vui mừng.

Chỉ có mình Lâm Thanh Hoà thầm cười giễu cợt, đúng là tra nam, kỹ năng dụ dỗ cũng hơn người bình thường vài cấp bậc.

Cái gì mà về sau càng ngày càng tốt? Toàn ba cái lời vô nghĩa. Đố ai dám nói về sau càng ngày càng kém đấy? Có mà ngay lập tức bị gô cổ kéo đi đấu tố ấy chứ.

Có thể nói Lâm Thanh Hoà bước qua năm 76 này với toàn bộ sự cẩn trọng và dè chừng, bên cạnh đó là một ý chí chiến đấu sục sôi kèm thêm một chút hồi hộp vì năm cô chờ mong nhất sắp tới, năm 1977.

Đồng thời đây cũng là năm mở ra 1 thời kỳ hoàn toàn mới.

Tháng 10, người dân lại bận rộn thu hoạch vụ thu, Lâm Thanh Hoà tranh thủ đi lên huyện thành một chuyến, đem toàn bộ số hàng trong tay bán ra một lần một, kiếm được 300 đồng tiền lời. Sau đó cô rẽ qua Cung Tiêu Xã, gặp Thẩm Ngọc mua một đống đồ đạc, vật tư rồi mới về nhà.

Năm 76, cứ thế trôi qua.

Tết Nguyên Đán năm nay, Lâm Thanh Hoà cố tình ăn Tết lớn vì sang năm, cô và Đại Oa sẽ vào đại học.

Cứ chúc mừng trước vì 2 danh ngạch này nhất định sẽ thuộc về 2 mẹ con cô. Nhất định là như thế!

Tất nhiên, suy nghĩ này Lâm Thanh Hoà chỉ giữ trong lòng, Đại Oa không hề hay biết. Vì thế, sau khi nó tốt nghiệp Cao trung, Lâm Thanh Hoà không cho nó đăng ký thi tuyển Đại học Công Nông Binh mà bắt nó yên ổn ở nhà đợi.

Những chuyện này Lâm Thanh Hoà đã thông báo từ sớm với Chu Thanh Bách cho nên anh hoàn toàn không có ý kiến, chỉ là anh cũng bắt đầu có chút trầm mặc suy tư về tương lai…

Cuối cùng thì tháng 10 năm 1977 cũng tới, thông báo khôi phục thi đại học lan rộng khắp toàn quốc, đồng thời xác nhận thời gian tuyển sinh sẽ được tiến hành vào tháng sau.

2 tin chấn động được truyền tới cùng 1 lúc, toàn bộ nhóm thanh niên trí thức cơ hồ muốn phát điên. Nháo nhào chạy khắp nơi mượn sách, cả ngày nhốt mình trong phòng dùi mài kinh sử, vất hết công việc ra sau đầu, không màng gì tới việc xuất công kiếm công điểm.

Đây chính là con đường duy nhất dẫn họ về thành phố, họ không thể bỏ lỡ - bằng bất cứ giá nào! Bọn họ đã láng phí biết bao nhiêu thời gian ở nông thôn, từng ấy thời gian là quá đủ rồi, họ không muốn tiếp tục ngây ngốc ở đây thêm một ngày nào nữa, cơ hội tới rồi họ phải về nhà thôi.

Đại đội trưởng cau mày rít một hơi thuốc rồi nói với Chu Thanh Bách: “Thật là oan nghiệt, nếu mà chúng nó trở về thành hết thì chồng con rồi vợ con ở nông thôn biết tính làm sao bây giờ?”

Con gái của ông đại đội trưởng cũng gả cho một nam thanh niên trí thức. Trước đây cũng êm đẹp lắm nhưng từ khi có thông báo truyền xuống, thằng con rể nhà ông như biến thành người khác, không thiết tha cái gì hết, dồn hết mọi tâm tư, hy vọng vào việc học tập.

Nếu mai này nó về thành phố thì con gái và cháu ngoại của ông sẽ ra sao đây?

Đâu chỉ có mình con gái ông, xung quanh còn rất nhiều người đồng cảnh ngộ.

Những nam, nữ thanh niên trí thức được điều từ thành phố xuống nông thôn, họ ở đây bao năm, lấy chồng, lấy vợ sinh con đẻ cái. Bây giờ đùng một cái nhà nước tuyên bố cho khôi phục thi đại học, nếu tất cả cùng thi đậu, lũ lượt cuốn gói về thành hết thì bỏ lại gia đình, người thân cho ai?

Mà cho dù có muốn cũng không thể mang theo gia đình về thành phố được vì vấn đề xét duyệt hộ khẩu vô cùng khó khăn. Nếu không có công tác, không có nhà ở thì không ai được phép di chuyển hộ khẩu ra khỏi địa phương.

Chu Thanh Bách im lặng không lên tiếng, anh mang chuyện này về nói với vợ.

Lâm Thanh Hoà lắc đầu, haizzz, chuyện này bảo cô phải nói thế nào bây giờ? Trở về thành là đại xu thế cũng là đại trào lưu. Suy cho cùng, chuyện này cũng chỉ là sớm hay muộn mà thôi vì đại bộ phận thanh niên trí thức đều mong muốn thoát ly khỏi cuộc sống bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Có điều sau này chính sách sẽ thay đổi, không còn thắt chặt như trước nữa, mọi người được tự do di chuyển, có thể vào thành thuê nhà ở.

Nhưng mà từ đây tới đó cũng phải 2, 3 năm nữa, thời gian không quá dài cũng không quá ngắn, đủ để lòng người thoái chuyển dẫn tới nhiều gia đình tan vỡ.

Haizzz, con người thời này quá khổ và vất vả, nhưng thời cuộc đã định sẵn sẽ là như vậy rồi, không còn biện pháp nào khác, đành phải chấp nhận thôi.

Hai vợ chồng đang nói chuyện thì có hai nữ thanh niên trí thức tìm tới cửa: “Cô giáo Lâm ơi, trong nhà còn sách giáo khoa không, có thể cho chúng tôi mượn một chút tham khảo được không?”

Lâm Thanh Hoà liền nói: “Hai người thử đi sang trường học hỏi xem, sách trong nhà tôi đều bị người ta mượn đi hết rồi.”

Hai mẹ con cô chỉ còn dư lại duy nhất 1 bộ, hiện tại chỉ cách ngày thi có 1 tháng, cô với Đại oa cũng muốn giữ lại ôn luyện kỹ càng thêm.

Mấy ngày nay, Đại Oa gồng mình ôn luyện hết kiến thức cũ và thu nạp thêm kiến thức mới.

Vốn dĩ hồi học xong Cao Nhị, Đại Oa cứ nghĩ mình sẽ vào thẳng trường Đại học Công Nông Binh nhưng ai ngờ lại bị cha nó kiên quyết ngăn cản, tiến cử những người khác.

Đại Oa vô cùng tức giận đồng thời không thể lý giải nổi quyết định của cha mình nhưng cha không hề giải thích nửa lời mà chỉ bảo nó đợi.

Mãi tới khi tin tức khôi phục thi đại học được thông báo xuống, Đại Oa bừng tỉnh và vỡ oà sung sướng.

Nó biết, đây chính là một cơ hội tốt, cần cẩn thận nắm lấy cho nên nó nỗ lực hết mình trong quá trình chạy nước rút.

Ông Chu và bà Chu toàn tâm toàn ý động viên và ủng hộ thằng cháu nội còn thúc giục Lâm Thanh Hoà mổ gà hầm canh tẩm bổ cho nó vì đây chính là niềm hy vọng của toàn thể Chu gia. Kỳ này mà Đại Oa thành công đậu đại học thì đúng là quang tông diệu tổ, mong ước của ông bà chân chính thành hiện thực rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện