Thiên Bảo Phục Yêu Lục
Quyển 5 - Chương 224: Lạc Dương – Thất Thiên Kiến Trúc
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tần Đô Hàm Dương có ‘thập nhị kim nhân’, Trường An thời Hán có ‘Vị Ương Cung’, đô thành Lạc Dương Tùy Đường có một kiến trúc rung động thế nhân, là cốt lõi đô thành hoa lệ nhất Trung Hoa cổ đại. Sách sử gọi là ‘Thất Thiên Kiến Trúc’, không phải là kiến trúc xây bảy ngày là xong, mà là kiến trúc xây theo bảy ngôi sao trên trời, từ nam đến bắc có thứ tự như sau: Thiên Khuyết (tức Long Môn Y Khuyết), Thiên Nhai, Thiên Môn (ứng Thiên Môn), Thiên Tân (Thiên Tân Kiều), Thiên Xu, Thiên Cung, Thiên Đường.
Thiên Khuyết
Long Môn, còn gọi là Thiên Khuyết, vốn là tên một ngôi sao từ thời Trung Quốc cổ đại, vì nó hướng về phía Thiên Cung. Thiên Khuyết là cổng thành tự nhiên ở phía nam của Lạc Dương, hai bên núi cao, ở giữa có lòng sông chảy mạnh, từ xa nhìn lại như một cánh cổng tự nhiên xây nên.
Thiên Nhai
Là một chiếc cổng lớn dẫn đến trục đường cái của Lạc Dương, đường rộng, ven đường trồng đào, lý, liễu, lựu. Ở giữa có một đường đi, hai bên là mương nước, bên mương nước là đường cho người dân.
Thiên Môn
Tức là Cổng Trời, cửa chính phía nam của Lạc Dương cung, cái tên Thiên Môn cũng là tên chính môn ở Tử Vi cung của Thiên Đế.
Thiên Tân
Cầu này đã đứt gãy gần hết còn lại một cái cổng nhỏ và một nhịp chơi vơi giữa sông thôi.
Là cầu Thiên Tân, Lạc Hà ý là ‘Thiên Hà’, cầu Thiên Tân bắc ngang Lạc Hà như chòm sao ‘Thiên Tân’ trên trời.
Thiên Cung
Là cung điện, hay còn gọi là Thông Thiên Cung, Minh Đường (Chính điện của Tử Vi thành Lạc Dương), là biểu tượng vận mệnh của đất nước và hoàng quyền.
Thiên Đường
Còn gọi là Thông Thiên Phù Đồ, Thiên Chi Thánh Đường, Công Đức Đường, là phật đường Võ Tắc Thiên đến cầu lễ mỗi mùa, là nơi lễ Phật quan trọng của Hoàng cung. Thiên Đường bên ngoài nhìn thấy năm tầng, bên trong có chín tầng, sáng tối đan xen, có hình tượng của Võ Tắc Thiên.
Thiên Xu
Thiên Xu nằm ở ngoài cung, tên đầy đủ là “Đại Chu vạn quốc tụng đức Thiên Xu”, là bia công đức Võ Tắc Thiên cho xây. Thiên Xu và Thập Nhị Kim Nhân là dùng hết đồng sắt trong thiên hạ, thời gian đúc tốn hơn mười tháng, dùng 25 vạn cân đồng, 165 vạn cân sắt. Thiên Xu cao 31.06m, phía trên ngoài “Đại Chu vạn quốc tụng đức Thiên Xu” còn có khắc tên văn võ bá quan Đại Đường.
Bảy ngôi sao trên trời, bảy ngày dưới mặt đất, thiên nhân hợp nhất, có thể thấy được hùng tâm của người xây dựng nên nó, không chỉ muốn làm đế vương nhân gian mà còn muốn làm Thiên Đế. Mà người cho làm bảy kiến trúc này là Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bảy kiến trúc này đều nằm trong trục chính của Lạc Dương, không hề sai lệch.
Đại Đường dung nạp nhiều mới hưng thịnh phồn vinh, người từ khắp nơi đều đổ về đây, người Hồ ngồi đầy các tửu quán, trong thành cũng có thể thấy được bảy kiến trúc này. Năm đó Võ Tắc Thiên ở Lạc Dương hưng thịnh, người ngựa đông đúc, không ai tưởng tượng nổi. Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Lý Ích không chỉ một lần viết thơ miêu tả cảnh thịnh thế năm nào.
Nguồn: Sina
Tần Đô Hàm Dương có ‘thập nhị kim nhân’, Trường An thời Hán có ‘Vị Ương Cung’, đô thành Lạc Dương Tùy Đường có một kiến trúc rung động thế nhân, là cốt lõi đô thành hoa lệ nhất Trung Hoa cổ đại. Sách sử gọi là ‘Thất Thiên Kiến Trúc’, không phải là kiến trúc xây bảy ngày là xong, mà là kiến trúc xây theo bảy ngôi sao trên trời, từ nam đến bắc có thứ tự như sau: Thiên Khuyết (tức Long Môn Y Khuyết), Thiên Nhai, Thiên Môn (ứng Thiên Môn), Thiên Tân (Thiên Tân Kiều), Thiên Xu, Thiên Cung, Thiên Đường.
Thiên Khuyết
Long Môn, còn gọi là Thiên Khuyết, vốn là tên một ngôi sao từ thời Trung Quốc cổ đại, vì nó hướng về phía Thiên Cung. Thiên Khuyết là cổng thành tự nhiên ở phía nam của Lạc Dương, hai bên núi cao, ở giữa có lòng sông chảy mạnh, từ xa nhìn lại như một cánh cổng tự nhiên xây nên.
Thiên Nhai
Là một chiếc cổng lớn dẫn đến trục đường cái của Lạc Dương, đường rộng, ven đường trồng đào, lý, liễu, lựu. Ở giữa có một đường đi, hai bên là mương nước, bên mương nước là đường cho người dân.
Thiên Môn
Tức là Cổng Trời, cửa chính phía nam của Lạc Dương cung, cái tên Thiên Môn cũng là tên chính môn ở Tử Vi cung của Thiên Đế.
Thiên Tân
Cầu này đã đứt gãy gần hết còn lại một cái cổng nhỏ và một nhịp chơi vơi giữa sông thôi.
Là cầu Thiên Tân, Lạc Hà ý là ‘Thiên Hà’, cầu Thiên Tân bắc ngang Lạc Hà như chòm sao ‘Thiên Tân’ trên trời.
Thiên Cung
Là cung điện, hay còn gọi là Thông Thiên Cung, Minh Đường (Chính điện của Tử Vi thành Lạc Dương), là biểu tượng vận mệnh của đất nước và hoàng quyền.
Thiên Đường
Còn gọi là Thông Thiên Phù Đồ, Thiên Chi Thánh Đường, Công Đức Đường, là phật đường Võ Tắc Thiên đến cầu lễ mỗi mùa, là nơi lễ Phật quan trọng của Hoàng cung. Thiên Đường bên ngoài nhìn thấy năm tầng, bên trong có chín tầng, sáng tối đan xen, có hình tượng của Võ Tắc Thiên.
Thiên Xu
Thiên Xu nằm ở ngoài cung, tên đầy đủ là “Đại Chu vạn quốc tụng đức Thiên Xu”, là bia công đức Võ Tắc Thiên cho xây. Thiên Xu và Thập Nhị Kim Nhân là dùng hết đồng sắt trong thiên hạ, thời gian đúc tốn hơn mười tháng, dùng 25 vạn cân đồng, 165 vạn cân sắt. Thiên Xu cao 31.06m, phía trên ngoài “Đại Chu vạn quốc tụng đức Thiên Xu” còn có khắc tên văn võ bá quan Đại Đường.
Bảy ngôi sao trên trời, bảy ngày dưới mặt đất, thiên nhân hợp nhất, có thể thấy được hùng tâm của người xây dựng nên nó, không chỉ muốn làm đế vương nhân gian mà còn muốn làm Thiên Đế. Mà người cho làm bảy kiến trúc này là Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bảy kiến trúc này đều nằm trong trục chính của Lạc Dương, không hề sai lệch.
Đại Đường dung nạp nhiều mới hưng thịnh phồn vinh, người từ khắp nơi đều đổ về đây, người Hồ ngồi đầy các tửu quán, trong thành cũng có thể thấy được bảy kiến trúc này. Năm đó Võ Tắc Thiên ở Lạc Dương hưng thịnh, người ngựa đông đúc, không ai tưởng tượng nổi. Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Lý Ích không chỉ một lần viết thơ miêu tả cảnh thịnh thế năm nào.
Nguồn: Sina
Bình luận truyện