Thiên Hạ Kiêu Hùng
Chương 1022: Thuyền cập bến Cửu Giang
Trên thềm đá, một gã lính Đường đã chờ rất lâu. Y chạy vội đến thi lễ:
-Xin hỏi Chu Phó tướng phải không?
-Đúng vậy!
Chu Văn Thông lạnh lùng trả lời, lấy lệnh tiễn ra giao cho tên lính. Tên lính vội vàng tiến lên nhận lấy lệnh tiễn. Đây cũng không phải là do Mã Lăng cẩn thận mà là quân quy do Lý Hiếu Cung định ra, lệnh điệp hợp nhất mới được vào thành. Điệp chính là Quan phương Văn điệp do Hành đài Binh bộ ký phát, có đóng đại ấn của Hành đài Tổng quản Lý Hiếu Cung, bình thường được gửi đi trước thông tri đến các địa phương.
Điệp văn thông báo việc Vương Nghĩa xuất hiện đảm nhiệm chức vụ Tướng quân Di Lăng đã được truyền khắp quận Di Lăng và quân bảo từ hai ngày trước cho nên lúc này, cần phải thẩm tra và đối chiếu lệnh tiễn. Lệnh tiễn do Lý Hiểu Cung ban phát, được làm bằng bạc, các nơi đều có hình vẽ của lệnh tiễn.
Tên lính cầm lệnh tiễn đặt vào trong lồng sắt đưa lên đầu thành. Trên đầu thành, quân sĩ lấy lệnh tiễn giao cho Mã Lăng. Vẻ mặt Mã Lăng không chút thay đổi tiếp nhận lệnh tiễn xem qua một chút. Lệnh tiễn không có vấn đề, phía dưới có khắc số, là lệnh tiễn mang số hiệu mười bốn, đồng nhất với số hiệu của điệp văn.
Mã Lăng lại chăm chú nhìn Chu Văn Thông, vị Chu Phó tướng này y không biết, tuy nhiên thoạt nhìn thì thấy giống người phương Bắc. Lúc này, lão binh đưa tin đứng ở bên cạnh khẩn trương đến mức trái tim cũng muốn nhảy ra ngoài. Y lo sợ Mã Lăng sẽ nhìn ra sơ hở, nhưng Mã Lăng lại khoát tay ra lệnh:
-Mở cửa thành!
Những tiếng ầm ầm vang lên, cửa thành được mở ra. Mã Lăng ra khỏi thành nghênh đón, vẻ mặt tươi cười, ôm quyền nói:
-Khiến Chu Phó tướng đợi lâu. Quân quy nghiêm khắc, không dám có nửa điểm sơ suất. Xin Chu Tướng quân chớ trách!
Chu Văn Thông lại cười lạnh một tiếng, cao giọng tuyên bố:
-Tướng trấn thủ Nghi Xương Mã Lăng tham ô quân lương, tội trạng to lớn. Ta phụng mệnh Kinh Vương Điện hạ đến điều tra. Bắt lại cho ta!
Hai gã binh lính xông vào trong năm sáu thân vệ của Mã Lăng, đem hai cánh tay Mã Lăng bắt chéo sau lưng, bẻ quặt lại. Mã Lăng giận dữ gầm rú nói:
-Có bằng chứng việc ta tham ô quân lương không?
Chu Văn Thông hừ lạnh một tiếng:
-Ngươi đi gặp Kinh Vương Điện hạ mà giải thích!
Y vung tay lên:
-Vào thành!
Một ngàn binh lính dưới tay y vọt vào thành trì. Mấy trăm lính Đường ở trên và dưới thành đều cả kinh trợn mắt há hốc mồm, không biết nên làm thế nào mới tốt, trơ mắt nhìn quân đội vào thành.
Trong lòng Mã Lăng cảm thấy kinh sợ. Tuy y có chút không trong sạch, nhưng quân đóng ở các nơi, có người nào không có vấn đề? Dựa vào cái gì chỉ bắt tội một mình y. Lúc này, y chợt phát hiện điểm không đúng. Những binh lính này đều là một đám thân hình cao lớn khôi ngô, căn bản dáng người không giống với người Ba Thục và Kinh Tương.
Trong lòng của y càng thấy nghi hoặc, ngẩng đầu nhìn lại Chu Văn Thông liền thấy Chu Văn Thông như cươi như không nhìn y. Trong nháy mắt, Mã Lăng bừng tỉnh, hiểu ra là mình đã bị lừa. Đây là quân Tùy. Y chỉ vào Chu Văn Thông hô to:
-Các ngươi…
Nhưng y không có cơ hội nói hết câu, một miếng vải dày được vo lại nhét vào mồm y, khiến y ô hô không ra tiếng, đôi mắt trợn to đỏ lòm. Chu Văn Thông cười lạnh một tiếng, tiến về phía Mã Lăng một chút, cất giọng mắng chửi:
-Tên khốn, còn dám giảo biện. Dẫn đi thẩm tra cho ta!
Sau đó Chu Văn Thông hướng đến đầu thành ra lệnh:
-Gọi tất cả Giáo úy trở lên đến đây cho ta. Từng bước từng bước thẩm vấn.
Huyện Di Lăng bị chiếm giữ không gây chút tiếng động nào. Trong huyện chỉ có mấy trăm quân coi giữ, dưới áp bức cường đại của quân Tùy đều xuống thành đầu hàng. Đến khi dân chúng huyện Di Lăng tỉnh lại thì đã thấy cờ xí trên đầu thành đã đổi thành Xích ưng chiến kỳ của quân Tùy.
Nhiều đội quân Tùy đi lại tuần tra ở đường cái. Toàn bộ kho lúa và quan nha bị quân Tùy chiếm lĩnh. Sau khi chiếm được huyện Di Lăng và huyện Nghi Xuyên, việc đầu tiên Vương Quân Khuếch làm chính là chặt đứt cầu treo bằng dây cáp cạnh Định Thục Bảo, cũng bố trí một con đò trên bãi sông để vận chuyển dân chúng cần sang sông.
Phải nói việc chặt đứt cầu treo bằng dây cáp là một chiêu cực kỳ độc ác. Trừ khi có đò, nếu không quân đội chỉ có thể đi tiếp mấy trăm dặm đường ra khỏi huyện Giang Lăng mới có thể vượt sông. Ở phía bên kia, quân Đường có hơn trăm chiếc thuyền lớn.
Chuyện thứ hai Vương Quân Khuếch làm chính là đem gần bảy ngàn quân Đường bị bắt ở hai huyện sắp xếp vào trong quân Tùy, tiến hành cường hóa huấn luyện. Tất cả quan quân đội trưởng trở lên đều do quân Tùy đảm nhiệm.
Trải qua chuyện này, quân Tùy ở quận Di Lăng đã có được mười bảy ngàn quân.
Vương Quân Khuếch lập tức sai người đi về hướng đông báo cáo việc này với chủ soái Dương Nguyên Khánh.
Mười ngàn kỵ binh của Vương Quân Khuếch đi từ đông sang tây, tổng cộng đã được mười lăm ngày rồi. Nhưng sau khi tiến vào cảnh nội quận Giang Hạ của quân Đường cho đến quận Di Lăng lại mất thêm năm ngày năm đêm nữa. Ban ngày nghỉ ngơi ban đêm hành quân, cực kỳ cẩn thận, tránh xa những nơi có quân Đường đóng quân, tránh né huyện thành, hành quân ở những nơi xa khu dân cư.
Mặc dù quân Ty vô cùng cẩn thận, nhưng khi đi qua quận Nam vẫn bị quan phủ huyện Tử Lăng phát hiện. Huyện lệnh Tử Lăng được thôn dân bẩm báo, phát hiện một đội kỵ binh mười ngàn người đi qua. Huyện lệnh lập tức phái người đến huyện Giang Lăng bẩm báo với Thái thú quận Nam, phát hiện một chi quân đội có hành tung khả nghi, khó thể xác định là quân Đường hay là quân Tùy.
Thái thú quận Nam Triệu Tùng ý thức được tình thế nghiêm trọng, quân Đường ở Kinh Tương không có khả năng có được mười ngàn kỵ binh, y lập tức tìm đến chỗ đóng quân của quận Nam, nhờ bọn họ dùng ưng tin báo cáo chuyện này với Lý Hiếu Cung. Khi Lý Hiếu Cung nhận được tin khẩn cấp này thì việc quân Tùy bị phát hiện quá cảnh qua huyện Tử Lăng đã bước sang ngày thứ ba.
Mà buổi tối hôm trước, Vương Quân Khuếch đã cướp lấy huyện Nghi Xương. Lý Hiếu Cung đứng trên cổng thành, chăm chú nhìn chim ưng đưa thư dần biến mất về phía nam lần cuối, trong lòng y trở lên lạnh lẽo vô cùng. Một loại trực giác nói cho y biết, huyện Nghi Xuyên đã mất rồi.
Trưởng sử Hành Đài Kinh Châu Cao Sĩ Liêm đứng ở bên cạnh thấp giọng khuyên nhủ:
-Điện hạ, hay là chúng ta lập tức thông báo với triều đình, tăng mạnh phòng ngự ở đất Thục, phòng ngừa quân Tùy thừa dịp Ba Thục hư không mà tấn công.
Cao Sĩ Liêm là hậu duệ tôn thất Bắc Tề, cũng là anh vợ của Trưởng Tôn Thịnh. Sau khi Trưởng Tôn Thịnh qua đời, y liền đem muội muội và cháu ngoại về nhà nuôi dưỡng, lại dựa theo di chúc của Trưởng Tôn Thịnh đem đứa cháu gái gả cho Lý Thế Dân. Quan hệ giữa y và Lý gia vô cùng tốt.
Lý Hiếu Cung lắc lắc đầu:
-Đợi đến tối nếu chưa có tin hãy báo cáo!
Y thở dài, xoay người xuống thành. Cao Sĩ Liêm nhìn bóng dáng Lý Hiếu Cung đơn độc đi xa, y cũng thở dài một tiếng. Y có thể hiểu được sự bất đắc dĩ của Lý Hiếu Cung lúc này.
Không chút thất kinh, cũng không nổi trận lôi đình nhưng không có nghĩa là y không nóng nảy. Nếu ưng tin có thể kịp thời đưa đến, như vậy, dựa vào ba ngàn quân coi giữ, cũng hoàn toàn có thể bảo vệ huyện Nghi Xuyên được an toàn, thậm chí là cả cơ hội sang sông của quân Tùy cũng không có.
Nếu quân Tùy đã cướp được huyện Nghi Xương, vậy thì dù cho quân Đường có quy mô lớn đến đâu cũng không có tác dụng. Lúc này trong lòng Lý Hiếu Cung vô cùng lo lắng và chua xót, thực sự khó có thể biểu đạt với người ngoài.
Tuy nhiên Cao Sĩ Liêm cũng biết, quân Tùy chiếm lĩnh Di Lăng thật ra cũng không có ảnh hưởng lớn đến chiến dịch Kinh Tương. Tuy rằng quân Tùy đã cắt đứt con đường rút về Ba Thục của quân Đường, nhưng quân Đường còn có thể rút về Hán Trung.
Thực ra, quân Tùy chiếm lĩnh Di Lăng chính là tạo uy hiếp với Ba Thục, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đại cục của triều Đường. Cao Sĩ Liêm lo lắng, để đối phó với nguy cơ Di Lăng thì biện pháp duy nhất chính là triều đình bố trí trọng binh ở Ba Thục, nhưng không biết triều đình có chịu bố trí nhiều binh lực như vậy hay không?
Lý Hiếu Cung rời khỏi tường thành, dưới sự bảo vệ của mấy trăm thân binh, cưỡi ngựa chậm rãi đi về phía Vương phủ. Lúc này, trong lòng Lý Hiếu Cung là một mảnh hỗn loạn, y dần cảm thấy không biết nên bắt tay giải quyết từ đâu nữa rồi.
Ở ngoài mấy chục dặm phương bắc là bốn mươi ngàn đại quân của Từ Thế Tích. Mặt đông là hơn trăm ngàn quân Tùy theo Giang Nam đánh tới. Hiện tại lại có một đội quân Tùy nhằm thẳng hướng Di Lăng.
Toàn bộ Kinh Tương bị hơn hai trăm ngàn quân Tùy bao vây ba mặt, mà trong tay y chỉ có tám mươi ngàn quân. Y phải đối phó thế nào?
Lý Hiểu Cung trở lại Vương phủ, đi vào thư phòng của mình, đứng trước một cái sa bàn cực kỳ to, yên lặng nhìn chăm chú vào các vị trí của Kinh Tương trên sa bàn. Những vị trí có quân Tùy đều được cắm cờ đỏ. Từ những vị trí này tỏa ra sát khí rất mạnh. Một hồi đại chiến sắp sửa bùng nổ trên toàn bộ vùng đất Kinh Tương.
Quân đội của Đỗ Phục Uy từ Giang Bắc thẳng tiến đến quận Vĩnh An. Quân đội của Tiêu Tiển từ Giang Nam nhằm thẳng quận Giang Hạ. Mà ở Đại Giang còn có một đội thuyền do mấy trăm thuyền lớn của quân Tùy tạo thành.
Còn có đội quân của Từ Thế Tích ở quận Nam Dương, bốn mươi ngàn đại quân tiến sát Tương Dương, mà đội quân của y lại tập trung chủ yếu ở bốn quận Tương Dương, quận Nam, Giang Hạ và An Lục.
Y chỉ có tám mươi ngàn quân đội, không có khả năng phân bố trên phạm vi rộng như thế. Giống như quận Ba Lăng và Trường Sa ở phía nam, cũng chỉ có hai ngàn quân trú đóng, một chút quân đội gọi là tượng trưng mà thôi. Mà mặt khác, quận Thanh Giang, quận Nguyên Lăng, quận Võ Lăng cũng không có quân đội đóng giữ.
Lý Hiếu Cung cầm một lá cờ màu đỏ lên, cắm ở vị trí huyện Nghi Xương. Trước tiên y tạm thời xem như huyện Nghi Xương đã mất vào tay quân Tùy. Lúc này, Lý Hiếu Cung thấy được thành An Thục và trấn Kỳ Đình và cầu treo bằng dây cáp ở giữa. Y suy tư một lát.
Thực ra thì từ cây cầu treo này có thể thấy được dụng ý chiến lược của Dương Nguyên Khánh khi cướp lấy quận Di Lăng. Nếu hắn muốn tấn công quận Nam từ phía tây vậy thì tất nhiên hắn sẽ không hủy cây cầu treo này, bọn họ không thể tự chặt đứt con đường của mình.
Còn nếu ý đồ chiến lược của Dương Nguyên Khánh là tiến quân vào Ba Thục, vậy thì nhất định quân Tùy sẽ hủy cây cầu treo bằng dây cáp này.
Nghĩ vậy, Lý Hiếu Cung lập tức hô to:
-Người đâu!
Hai tên thân vệ bước nhanh vào trong phòng, khom người nói:
-Thỉnh Điện hạ phân phó.
-Chuyển mệnh lệnh của ta đến Lâm Đô úy, lập tức phái người đến trấn Kỳ Đình kiểm tra tình trạng của cầu treo bằng dây cáp. Nhất định phải hồi báo trước bình minh ngày mai.
-Tuân lệnh!
Hai gã thân vệ thi lễ, xoay người lui xuống. Lý Hiếu Cung lại chắp tay sau lưng đứng trước sa bàn. Hiện tại quân Tùy còn trong quá trình tiến xuống phía tây, nhất thời chiến dịch còn chưa nổ ra. Mấu chốt bây giờ là ở phía triều đình, không biết triều đình có thể phái tới bao nhiêu viện quân?
Lúc này, trong lòng Lý Hiếu Cung tràn đầy chờ đợi viện quân…
Ánh sáng phản chiếu trên mặt sông rộng mênh mông. Xa xa, bầu trời và mặt nước cùng một màu, từng đám mây trắng giống hệt như những ngọn núi mọc lên từ mặt nước xanh biếc. Nơi này là đoạn sông Trường Giang thuộc cảnh nội quận Cửu Giang. Một đội tàu do gần năm trăm chiếc thuyền biển tạo thành đang rẽ sóng tiến về phía tây.
Buồm lớn được kéo lên, mượn sức gió đông, hăng hái vượt sóng. Rời khỏi quận Cửu Giang, đoàn thuyền chỉ còn cách huyện Bồn Thành do quân Tùy chiếm lĩnh không xa.
Xuất phát từ kho Giang Dương, hơn ngàn thuyền lớn của quân Tùy chia làm hai đường, một đội dọc theo kênh Thông Tế lên phía bắc đến Lê Dương, đem hai trăm ngàn thạch lương thực và lượng lớn vật tư vận chuyển đến kho Lê Dương. Thế tử Dương Ninh cũng đi theo đội tàu lên phía bắc, trở về Thái Nguyên.
Một đội tàu khác do Dương Nguyên Khánh thống lĩnh, trong thuyền là mười ngàn kỵ binh, vận chuyển ba trăm ngàn thạch lương thực và lượng lớn cỏ khô cùng vũ khí, những thứ này được đưa tới Kinh Tương, dùng để trợ giúp chiến dịch Kinh Tương. Mục tiêu của hắn chính là quận Giang Hạ. Lập một trụ sở hậu cần để tiếp tế cho chiến dịch tại huyện thành Giang Hạ.
Trên chiếc thuyền đầu tiên, Dương Nguyên Khánh đang đứng trên mũi thuyền, chắp tay sau lưng nhìn về mặt sông ở phía xa. Mấy trăm con cò trắng bay lượn xoay quanh mặt sông, toàn bộ mặt sông hiện lên một màu xanh biếc tự nhiên, nước sông trong vắt, từ xa nhìn lại giống như một khối bảo thạch màu xanh lục. Trời xanh nước biếc, đây chính là Trường Giang của Đại Tùy.
-Điện hạ, phía trước chính là huyện Bồn Thành rồi, còn có mười dặm nữa thôi.
Một thân binh chỉ vào chấm đen nhỏ ở phương xa. Bầu trời quang đãng, tầm nhìn cực xa, có thể mơ hồ nhận ra hình dáng một tòa thành trì ở phía xa.
Dương Nguyên Khánh gật gật đầu:
-Dừng lại ở huyện Bồn Thành một canh giờ!
Hắn cần gặp Thái thú quận Cửu Giang một chút, trấn an vị quan địa phương này. Đây là việc rất trọng yếu, hắn không chỉ muốn trấn an Giang Nam mà còn muốn đồng thời trấn an quan viên các quận ven bờ Trường Giang.
Thật ra còn có quận Dự Chương, quận Nghi Xuân, quận Lư Lăng, quận Lâm Xuyên, quận Bà Dương, những châu quận này không giáp với Trường Giang, chỉ có thể để Sầm Văn Bản thay hắn đi trấn an.
Dương Nguyên Khánh lại chuyển suy nghĩ sang Vương Quân Khuếch. Theo thời gian y đi, hẳn là đã đến quận Di Lăng rồi. Không biết là y có thể cướp lấy huyện Nghi Xương hay không, việc này có quan hệ trọng đại đến kế hoạch chiến lược cướp lấy Ba Thục.
Nếu không thể cướp được huyện Nghi Xương, vậy thì quân Đường có thể xuôi nam, rút lui về Ba Thục, đây tuyệt đối là tình huống mà Dương Nguyên Khánh không muốn xảy ra nhất. Nếu chuyện này xảy ra, vậy thì sau khi kết thúc chiến dịch Kinh Tương, hắn chỉ có thể cường công Hán Trung, bám chặt Hán Trung, ngăn cản ý đồ dời đô đến Ba Thục của Lý Uyên.
Nhưng địa thế Hán Trung hiểm yếu, hơn nữa lại có một người thiện chiến như La Nghệ trấn thủ, quân Tùy tấn công Hán Trung chắc chắn sẽ phải trả một cái giá thật lớn.
Lúc này, điều Dương Nguyên Khánh quan tâm nhất chính là tình hình ở Di Lăng. Dựa vào mưu lược của Vương Quân Khuếch, hi vọng là mình không nhìn lầm người.
Đội tàu dần tới huyện Bồn Thành. Trên cột buồm, một gã thuyền viên giơ cao lá hồng kỳ, liên tục múa may, ra hiệu cho những chiếc thuyền ở phía sau dừng lại ở huyện Bồn Thành.
Tốc độ của con thuyền dần chậm lại. Thuyền lớn của Dương Nguyên Khánh từ từ cập bờ. Huyện Bồn Thành được xây dựng nương theo Trường Giang, chỉ cách bờ sông khoảng một dặm, là một huyện lớn, có hơn ba ngàn hộ sinh sống.
Trên bến tàu vô cùng náo nhiệt, dân chúng khua chiêng gõ trống, cờ bay phất phới. Mấy trăm ngàn dân chúng của quận Cửu Dương tề tụ ở bến tàu, hoan nghênh Sở Vương Điện hạ đã đến. Ngay khi con thuyền chạm vào bến tàu, tiếng hoan hô vang vọng rung trời. Cảm xúc của mấy trăm ngàn dân chúng tăng vọt, trở nên sôi trào mãnh liệt.
Trên bến tàu có mười mấy tên quan viên, cầm đầu chính là người mới lên nhậm chức Thái thú quận Dự Chương Sầm Văn Bản, bên cạnh còn có mấy tên quan lớn như Thái thú quận Cửu Giang, Thái thú quận Bà Dương cùng Thái thú Kỳ Xuân ở bên kia bờ Trường Giang, ngoài ra còn córưởng sử và Tư Mã của các quận.
Những người này trước đây đều là quan viên triều Lương, do Tiêu Tiển bổ nhiệm. Sau khi Tiêu Tiển đầu hàng triều Đường, những quan viên này đều dâng thư nguyện ý đầu hàng Đại Tùy. Dương Nguyên Khánh lệnh cho Sầm Văn Bản trấn an bọn họ, vẫn để bọn họ đảm nhiệm chức vụ ban đầu, duy trì sự ổn định như thời Tiêu Lương trước đây.
Lúc này, Sầm Văn Bản dẫn đám quan viên tiến lên chào hỏi. Hơn chục quan viên tiến đến, thi lễ thật sâu:
-Tham kiến Sở Vương Điện hạ!
-Các vị Sứ quân, mời miễn lễ.
Dương Nguyên Khánh tươi cười nâng mọi người dậy, vui vẻ nói chuyện trấn an, tỏ vẻ triều đình sẽ coi trọng các quận phía nam, ít lao dịch, giảm thuế ruộng giống với phương bắc, đồng thời cũng bảo hộ lợi ích không bị xâm hại cho đám quan viên.
Tóm lại là hắn muốn bọn họ an tâm làm quan, thay triều Tùy ổn định cục diện phía nam. Về việc bọn họ có ăn hối lộ, làm những việc trái pháp luật hay không thì tạm thời không nhắc đến, sau khi thống nhất thiên hạ sẽ từ từ tính toán sổ sách.
Đúng lúc này, Dương Nguyên Khánh bỗng nhiên nhìn thấy một cỗ xe ngựa cách đó không xa, ở cửa xe có một cặp mắt trong suốt, sáng ngời đang yên lặng chăm chú nhìn chính mình…
Thuyền lớn lại chậm rãi xuất phát. Dương Nguyên Khánh đứng ở đuôi thuyền, nhìn ánh mắt lưu luyến của đám người đưa tiễn. Bến tàu càng lúc càng xa, dần dần nhỏ lại. Không bao lâu sau, bến tàu đã thu lại chỉ còn là một điểm đen.
Dương Nguyên Khánh trở về khoang thuyền. Hắn hơi chần chờ một chút, ánh mắt hướng về một khoang thuyền khác, từ bên đó mơ hồ truyền đến tiếng nói chuyện rất khẽ của đám nữ nhân, còn có tiếng sắp xếp quần áo sột sột soạt soạt.
Lúc này, một ả thị nữ bước ra khỏi khoang thuyền, nhìn thấy Dương Nguyên Khánh, ả hoảng sợ, vội vàng thi lễ:
-Tham kiến Điện hạ!
Dương Nguyên Khánh gật đầu:
-Các ngươi còn có nhu cầu gì sao?
Lúc này, tiếng thu dọn đồ đạc trong khoang thuyền cũng im bặt, không gian trở nên rất yên lặng. Thị nữ vội vàng trả lời:
-Hồi bẩm Điện hạ, hình như là thiếu chút gì đó, nhưng… đám nô tài không nghĩ ra.
Dương Nguyên Khánh nở nụ cười khoan dung:
-Từ đây đến Giang Hạ phải mất ba ngày, có nhu cầu gì cứ việc nói ra.
-Tạ ơn Điện hạ đã quan tâm. Nô tài sẽ chuyển lời đến Công chúa.
Dương Nguyên Khành cười cười, xoay người đi về phía khoang thuyền của mình. Ả thị nữ ngây ngốc một chút, sau đó mới chậm rãi trở về khoang thuyền.
Các nàng ở tại tầng ba của thuyền lớn. Tầng này là tầng chuyên dụng của Dương Nguyên Khánh, chỉ có vài tên thân binh. Bởi vì có Tiêu Nguyệt Tiên đến nên mấy tên thân binh chuyển xuống tầng hai, toàn bộ tầng ba chỉ còn có ba người bọn họ, có vẻ hơi tĩnh lặng một chút.
Khoang thuyền của các nàng vốn là một tổ hợp khoang thuyền, do ba gian khoang thuyền tạo thành. Ở bên trong một gian khoang thuyền chất đầy một đống bao hành lý lớn nhỏ. Một nữ tử trẻ tuổi mặc quần trắng đang ngồi xổm dưới khoang thuyền thu dọn quần áo.
Nàng có dáng người cao gầy, da trắng như tuyết, cử chỉ đoan trang. Nàng chính là Công chúa Bảo Nguyệt Tiêu Nguyệt Tiên của Tiêu Lương. Dựa theo ước định trước đó, đúng ra là nàng phải trực tiếp đến Thái Nguyên, nhưng vừa rồi, khi đội tàu của Dương Nguyên Khánh đi qua quận Cửu Giang, nàng liền lên thuyền ở huyện Bồn Thành.
-Công chúa!
Thị nữ bước nhanh vào trong khoang thuyền, lè lưỡi một cái:
-Vừa rồi ta quên, chúng ta còn thiếu hai cái chậu đồng.
-Đợi lát nữa rồi nói sau!
Tiêu Nguyệt Tiên thản nhiên nói:
-Ở đây chúng ta có một cái bồn bạc, cũng đủ dùng. Cố gắng không cần nhờ vả hắn.
-Vâng!
Thị nữ ngồi xuống giúp nàng thu dọn quần áo. Thu dọn một chút, ả lại thấp giọng nói:
-Công chúa…
-Xin hỏi Chu Phó tướng phải không?
-Đúng vậy!
Chu Văn Thông lạnh lùng trả lời, lấy lệnh tiễn ra giao cho tên lính. Tên lính vội vàng tiến lên nhận lấy lệnh tiễn. Đây cũng không phải là do Mã Lăng cẩn thận mà là quân quy do Lý Hiếu Cung định ra, lệnh điệp hợp nhất mới được vào thành. Điệp chính là Quan phương Văn điệp do Hành đài Binh bộ ký phát, có đóng đại ấn của Hành đài Tổng quản Lý Hiếu Cung, bình thường được gửi đi trước thông tri đến các địa phương.
Điệp văn thông báo việc Vương Nghĩa xuất hiện đảm nhiệm chức vụ Tướng quân Di Lăng đã được truyền khắp quận Di Lăng và quân bảo từ hai ngày trước cho nên lúc này, cần phải thẩm tra và đối chiếu lệnh tiễn. Lệnh tiễn do Lý Hiểu Cung ban phát, được làm bằng bạc, các nơi đều có hình vẽ của lệnh tiễn.
Tên lính cầm lệnh tiễn đặt vào trong lồng sắt đưa lên đầu thành. Trên đầu thành, quân sĩ lấy lệnh tiễn giao cho Mã Lăng. Vẻ mặt Mã Lăng không chút thay đổi tiếp nhận lệnh tiễn xem qua một chút. Lệnh tiễn không có vấn đề, phía dưới có khắc số, là lệnh tiễn mang số hiệu mười bốn, đồng nhất với số hiệu của điệp văn.
Mã Lăng lại chăm chú nhìn Chu Văn Thông, vị Chu Phó tướng này y không biết, tuy nhiên thoạt nhìn thì thấy giống người phương Bắc. Lúc này, lão binh đưa tin đứng ở bên cạnh khẩn trương đến mức trái tim cũng muốn nhảy ra ngoài. Y lo sợ Mã Lăng sẽ nhìn ra sơ hở, nhưng Mã Lăng lại khoát tay ra lệnh:
-Mở cửa thành!
Những tiếng ầm ầm vang lên, cửa thành được mở ra. Mã Lăng ra khỏi thành nghênh đón, vẻ mặt tươi cười, ôm quyền nói:
-Khiến Chu Phó tướng đợi lâu. Quân quy nghiêm khắc, không dám có nửa điểm sơ suất. Xin Chu Tướng quân chớ trách!
Chu Văn Thông lại cười lạnh một tiếng, cao giọng tuyên bố:
-Tướng trấn thủ Nghi Xương Mã Lăng tham ô quân lương, tội trạng to lớn. Ta phụng mệnh Kinh Vương Điện hạ đến điều tra. Bắt lại cho ta!
Hai gã binh lính xông vào trong năm sáu thân vệ của Mã Lăng, đem hai cánh tay Mã Lăng bắt chéo sau lưng, bẻ quặt lại. Mã Lăng giận dữ gầm rú nói:
-Có bằng chứng việc ta tham ô quân lương không?
Chu Văn Thông hừ lạnh một tiếng:
-Ngươi đi gặp Kinh Vương Điện hạ mà giải thích!
Y vung tay lên:
-Vào thành!
Một ngàn binh lính dưới tay y vọt vào thành trì. Mấy trăm lính Đường ở trên và dưới thành đều cả kinh trợn mắt há hốc mồm, không biết nên làm thế nào mới tốt, trơ mắt nhìn quân đội vào thành.
Trong lòng Mã Lăng cảm thấy kinh sợ. Tuy y có chút không trong sạch, nhưng quân đóng ở các nơi, có người nào không có vấn đề? Dựa vào cái gì chỉ bắt tội một mình y. Lúc này, y chợt phát hiện điểm không đúng. Những binh lính này đều là một đám thân hình cao lớn khôi ngô, căn bản dáng người không giống với người Ba Thục và Kinh Tương.
Trong lòng của y càng thấy nghi hoặc, ngẩng đầu nhìn lại Chu Văn Thông liền thấy Chu Văn Thông như cươi như không nhìn y. Trong nháy mắt, Mã Lăng bừng tỉnh, hiểu ra là mình đã bị lừa. Đây là quân Tùy. Y chỉ vào Chu Văn Thông hô to:
-Các ngươi…
Nhưng y không có cơ hội nói hết câu, một miếng vải dày được vo lại nhét vào mồm y, khiến y ô hô không ra tiếng, đôi mắt trợn to đỏ lòm. Chu Văn Thông cười lạnh một tiếng, tiến về phía Mã Lăng một chút, cất giọng mắng chửi:
-Tên khốn, còn dám giảo biện. Dẫn đi thẩm tra cho ta!
Sau đó Chu Văn Thông hướng đến đầu thành ra lệnh:
-Gọi tất cả Giáo úy trở lên đến đây cho ta. Từng bước từng bước thẩm vấn.
Huyện Di Lăng bị chiếm giữ không gây chút tiếng động nào. Trong huyện chỉ có mấy trăm quân coi giữ, dưới áp bức cường đại của quân Tùy đều xuống thành đầu hàng. Đến khi dân chúng huyện Di Lăng tỉnh lại thì đã thấy cờ xí trên đầu thành đã đổi thành Xích ưng chiến kỳ của quân Tùy.
Nhiều đội quân Tùy đi lại tuần tra ở đường cái. Toàn bộ kho lúa và quan nha bị quân Tùy chiếm lĩnh. Sau khi chiếm được huyện Di Lăng và huyện Nghi Xuyên, việc đầu tiên Vương Quân Khuếch làm chính là chặt đứt cầu treo bằng dây cáp cạnh Định Thục Bảo, cũng bố trí một con đò trên bãi sông để vận chuyển dân chúng cần sang sông.
Phải nói việc chặt đứt cầu treo bằng dây cáp là một chiêu cực kỳ độc ác. Trừ khi có đò, nếu không quân đội chỉ có thể đi tiếp mấy trăm dặm đường ra khỏi huyện Giang Lăng mới có thể vượt sông. Ở phía bên kia, quân Đường có hơn trăm chiếc thuyền lớn.
Chuyện thứ hai Vương Quân Khuếch làm chính là đem gần bảy ngàn quân Đường bị bắt ở hai huyện sắp xếp vào trong quân Tùy, tiến hành cường hóa huấn luyện. Tất cả quan quân đội trưởng trở lên đều do quân Tùy đảm nhiệm.
Trải qua chuyện này, quân Tùy ở quận Di Lăng đã có được mười bảy ngàn quân.
Vương Quân Khuếch lập tức sai người đi về hướng đông báo cáo việc này với chủ soái Dương Nguyên Khánh.
Mười ngàn kỵ binh của Vương Quân Khuếch đi từ đông sang tây, tổng cộng đã được mười lăm ngày rồi. Nhưng sau khi tiến vào cảnh nội quận Giang Hạ của quân Đường cho đến quận Di Lăng lại mất thêm năm ngày năm đêm nữa. Ban ngày nghỉ ngơi ban đêm hành quân, cực kỳ cẩn thận, tránh xa những nơi có quân Đường đóng quân, tránh né huyện thành, hành quân ở những nơi xa khu dân cư.
Mặc dù quân Ty vô cùng cẩn thận, nhưng khi đi qua quận Nam vẫn bị quan phủ huyện Tử Lăng phát hiện. Huyện lệnh Tử Lăng được thôn dân bẩm báo, phát hiện một đội kỵ binh mười ngàn người đi qua. Huyện lệnh lập tức phái người đến huyện Giang Lăng bẩm báo với Thái thú quận Nam, phát hiện một chi quân đội có hành tung khả nghi, khó thể xác định là quân Đường hay là quân Tùy.
Thái thú quận Nam Triệu Tùng ý thức được tình thế nghiêm trọng, quân Đường ở Kinh Tương không có khả năng có được mười ngàn kỵ binh, y lập tức tìm đến chỗ đóng quân của quận Nam, nhờ bọn họ dùng ưng tin báo cáo chuyện này với Lý Hiếu Cung. Khi Lý Hiếu Cung nhận được tin khẩn cấp này thì việc quân Tùy bị phát hiện quá cảnh qua huyện Tử Lăng đã bước sang ngày thứ ba.
Mà buổi tối hôm trước, Vương Quân Khuếch đã cướp lấy huyện Nghi Xương. Lý Hiếu Cung đứng trên cổng thành, chăm chú nhìn chim ưng đưa thư dần biến mất về phía nam lần cuối, trong lòng y trở lên lạnh lẽo vô cùng. Một loại trực giác nói cho y biết, huyện Nghi Xuyên đã mất rồi.
Trưởng sử Hành Đài Kinh Châu Cao Sĩ Liêm đứng ở bên cạnh thấp giọng khuyên nhủ:
-Điện hạ, hay là chúng ta lập tức thông báo với triều đình, tăng mạnh phòng ngự ở đất Thục, phòng ngừa quân Tùy thừa dịp Ba Thục hư không mà tấn công.
Cao Sĩ Liêm là hậu duệ tôn thất Bắc Tề, cũng là anh vợ của Trưởng Tôn Thịnh. Sau khi Trưởng Tôn Thịnh qua đời, y liền đem muội muội và cháu ngoại về nhà nuôi dưỡng, lại dựa theo di chúc của Trưởng Tôn Thịnh đem đứa cháu gái gả cho Lý Thế Dân. Quan hệ giữa y và Lý gia vô cùng tốt.
Lý Hiếu Cung lắc lắc đầu:
-Đợi đến tối nếu chưa có tin hãy báo cáo!
Y thở dài, xoay người xuống thành. Cao Sĩ Liêm nhìn bóng dáng Lý Hiếu Cung đơn độc đi xa, y cũng thở dài một tiếng. Y có thể hiểu được sự bất đắc dĩ của Lý Hiếu Cung lúc này.
Không chút thất kinh, cũng không nổi trận lôi đình nhưng không có nghĩa là y không nóng nảy. Nếu ưng tin có thể kịp thời đưa đến, như vậy, dựa vào ba ngàn quân coi giữ, cũng hoàn toàn có thể bảo vệ huyện Nghi Xuyên được an toàn, thậm chí là cả cơ hội sang sông của quân Tùy cũng không có.
Nếu quân Tùy đã cướp được huyện Nghi Xương, vậy thì dù cho quân Đường có quy mô lớn đến đâu cũng không có tác dụng. Lúc này trong lòng Lý Hiếu Cung vô cùng lo lắng và chua xót, thực sự khó có thể biểu đạt với người ngoài.
Tuy nhiên Cao Sĩ Liêm cũng biết, quân Tùy chiếm lĩnh Di Lăng thật ra cũng không có ảnh hưởng lớn đến chiến dịch Kinh Tương. Tuy rằng quân Tùy đã cắt đứt con đường rút về Ba Thục của quân Đường, nhưng quân Đường còn có thể rút về Hán Trung.
Thực ra, quân Tùy chiếm lĩnh Di Lăng chính là tạo uy hiếp với Ba Thục, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đại cục của triều Đường. Cao Sĩ Liêm lo lắng, để đối phó với nguy cơ Di Lăng thì biện pháp duy nhất chính là triều đình bố trí trọng binh ở Ba Thục, nhưng không biết triều đình có chịu bố trí nhiều binh lực như vậy hay không?
Lý Hiếu Cung rời khỏi tường thành, dưới sự bảo vệ của mấy trăm thân binh, cưỡi ngựa chậm rãi đi về phía Vương phủ. Lúc này, trong lòng Lý Hiếu Cung là một mảnh hỗn loạn, y dần cảm thấy không biết nên bắt tay giải quyết từ đâu nữa rồi.
Ở ngoài mấy chục dặm phương bắc là bốn mươi ngàn đại quân của Từ Thế Tích. Mặt đông là hơn trăm ngàn quân Tùy theo Giang Nam đánh tới. Hiện tại lại có một đội quân Tùy nhằm thẳng hướng Di Lăng.
Toàn bộ Kinh Tương bị hơn hai trăm ngàn quân Tùy bao vây ba mặt, mà trong tay y chỉ có tám mươi ngàn quân. Y phải đối phó thế nào?
Lý Hiểu Cung trở lại Vương phủ, đi vào thư phòng của mình, đứng trước một cái sa bàn cực kỳ to, yên lặng nhìn chăm chú vào các vị trí của Kinh Tương trên sa bàn. Những vị trí có quân Tùy đều được cắm cờ đỏ. Từ những vị trí này tỏa ra sát khí rất mạnh. Một hồi đại chiến sắp sửa bùng nổ trên toàn bộ vùng đất Kinh Tương.
Quân đội của Đỗ Phục Uy từ Giang Bắc thẳng tiến đến quận Vĩnh An. Quân đội của Tiêu Tiển từ Giang Nam nhằm thẳng quận Giang Hạ. Mà ở Đại Giang còn có một đội thuyền do mấy trăm thuyền lớn của quân Tùy tạo thành.
Còn có đội quân của Từ Thế Tích ở quận Nam Dương, bốn mươi ngàn đại quân tiến sát Tương Dương, mà đội quân của y lại tập trung chủ yếu ở bốn quận Tương Dương, quận Nam, Giang Hạ và An Lục.
Y chỉ có tám mươi ngàn quân đội, không có khả năng phân bố trên phạm vi rộng như thế. Giống như quận Ba Lăng và Trường Sa ở phía nam, cũng chỉ có hai ngàn quân trú đóng, một chút quân đội gọi là tượng trưng mà thôi. Mà mặt khác, quận Thanh Giang, quận Nguyên Lăng, quận Võ Lăng cũng không có quân đội đóng giữ.
Lý Hiếu Cung cầm một lá cờ màu đỏ lên, cắm ở vị trí huyện Nghi Xương. Trước tiên y tạm thời xem như huyện Nghi Xương đã mất vào tay quân Tùy. Lúc này, Lý Hiếu Cung thấy được thành An Thục và trấn Kỳ Đình và cầu treo bằng dây cáp ở giữa. Y suy tư một lát.
Thực ra thì từ cây cầu treo này có thể thấy được dụng ý chiến lược của Dương Nguyên Khánh khi cướp lấy quận Di Lăng. Nếu hắn muốn tấn công quận Nam từ phía tây vậy thì tất nhiên hắn sẽ không hủy cây cầu treo này, bọn họ không thể tự chặt đứt con đường của mình.
Còn nếu ý đồ chiến lược của Dương Nguyên Khánh là tiến quân vào Ba Thục, vậy thì nhất định quân Tùy sẽ hủy cây cầu treo bằng dây cáp này.
Nghĩ vậy, Lý Hiếu Cung lập tức hô to:
-Người đâu!
Hai tên thân vệ bước nhanh vào trong phòng, khom người nói:
-Thỉnh Điện hạ phân phó.
-Chuyển mệnh lệnh của ta đến Lâm Đô úy, lập tức phái người đến trấn Kỳ Đình kiểm tra tình trạng của cầu treo bằng dây cáp. Nhất định phải hồi báo trước bình minh ngày mai.
-Tuân lệnh!
Hai gã thân vệ thi lễ, xoay người lui xuống. Lý Hiếu Cung lại chắp tay sau lưng đứng trước sa bàn. Hiện tại quân Tùy còn trong quá trình tiến xuống phía tây, nhất thời chiến dịch còn chưa nổ ra. Mấu chốt bây giờ là ở phía triều đình, không biết triều đình có thể phái tới bao nhiêu viện quân?
Lúc này, trong lòng Lý Hiếu Cung tràn đầy chờ đợi viện quân…
Ánh sáng phản chiếu trên mặt sông rộng mênh mông. Xa xa, bầu trời và mặt nước cùng một màu, từng đám mây trắng giống hệt như những ngọn núi mọc lên từ mặt nước xanh biếc. Nơi này là đoạn sông Trường Giang thuộc cảnh nội quận Cửu Giang. Một đội tàu do gần năm trăm chiếc thuyền biển tạo thành đang rẽ sóng tiến về phía tây.
Buồm lớn được kéo lên, mượn sức gió đông, hăng hái vượt sóng. Rời khỏi quận Cửu Giang, đoàn thuyền chỉ còn cách huyện Bồn Thành do quân Tùy chiếm lĩnh không xa.
Xuất phát từ kho Giang Dương, hơn ngàn thuyền lớn của quân Tùy chia làm hai đường, một đội dọc theo kênh Thông Tế lên phía bắc đến Lê Dương, đem hai trăm ngàn thạch lương thực và lượng lớn vật tư vận chuyển đến kho Lê Dương. Thế tử Dương Ninh cũng đi theo đội tàu lên phía bắc, trở về Thái Nguyên.
Một đội tàu khác do Dương Nguyên Khánh thống lĩnh, trong thuyền là mười ngàn kỵ binh, vận chuyển ba trăm ngàn thạch lương thực và lượng lớn cỏ khô cùng vũ khí, những thứ này được đưa tới Kinh Tương, dùng để trợ giúp chiến dịch Kinh Tương. Mục tiêu của hắn chính là quận Giang Hạ. Lập một trụ sở hậu cần để tiếp tế cho chiến dịch tại huyện thành Giang Hạ.
Trên chiếc thuyền đầu tiên, Dương Nguyên Khánh đang đứng trên mũi thuyền, chắp tay sau lưng nhìn về mặt sông ở phía xa. Mấy trăm con cò trắng bay lượn xoay quanh mặt sông, toàn bộ mặt sông hiện lên một màu xanh biếc tự nhiên, nước sông trong vắt, từ xa nhìn lại giống như một khối bảo thạch màu xanh lục. Trời xanh nước biếc, đây chính là Trường Giang của Đại Tùy.
-Điện hạ, phía trước chính là huyện Bồn Thành rồi, còn có mười dặm nữa thôi.
Một thân binh chỉ vào chấm đen nhỏ ở phương xa. Bầu trời quang đãng, tầm nhìn cực xa, có thể mơ hồ nhận ra hình dáng một tòa thành trì ở phía xa.
Dương Nguyên Khánh gật gật đầu:
-Dừng lại ở huyện Bồn Thành một canh giờ!
Hắn cần gặp Thái thú quận Cửu Giang một chút, trấn an vị quan địa phương này. Đây là việc rất trọng yếu, hắn không chỉ muốn trấn an Giang Nam mà còn muốn đồng thời trấn an quan viên các quận ven bờ Trường Giang.
Thật ra còn có quận Dự Chương, quận Nghi Xuân, quận Lư Lăng, quận Lâm Xuyên, quận Bà Dương, những châu quận này không giáp với Trường Giang, chỉ có thể để Sầm Văn Bản thay hắn đi trấn an.
Dương Nguyên Khánh lại chuyển suy nghĩ sang Vương Quân Khuếch. Theo thời gian y đi, hẳn là đã đến quận Di Lăng rồi. Không biết là y có thể cướp lấy huyện Nghi Xương hay không, việc này có quan hệ trọng đại đến kế hoạch chiến lược cướp lấy Ba Thục.
Nếu không thể cướp được huyện Nghi Xương, vậy thì quân Đường có thể xuôi nam, rút lui về Ba Thục, đây tuyệt đối là tình huống mà Dương Nguyên Khánh không muốn xảy ra nhất. Nếu chuyện này xảy ra, vậy thì sau khi kết thúc chiến dịch Kinh Tương, hắn chỉ có thể cường công Hán Trung, bám chặt Hán Trung, ngăn cản ý đồ dời đô đến Ba Thục của Lý Uyên.
Nhưng địa thế Hán Trung hiểm yếu, hơn nữa lại có một người thiện chiến như La Nghệ trấn thủ, quân Tùy tấn công Hán Trung chắc chắn sẽ phải trả một cái giá thật lớn.
Lúc này, điều Dương Nguyên Khánh quan tâm nhất chính là tình hình ở Di Lăng. Dựa vào mưu lược của Vương Quân Khuếch, hi vọng là mình không nhìn lầm người.
Đội tàu dần tới huyện Bồn Thành. Trên cột buồm, một gã thuyền viên giơ cao lá hồng kỳ, liên tục múa may, ra hiệu cho những chiếc thuyền ở phía sau dừng lại ở huyện Bồn Thành.
Tốc độ của con thuyền dần chậm lại. Thuyền lớn của Dương Nguyên Khánh từ từ cập bờ. Huyện Bồn Thành được xây dựng nương theo Trường Giang, chỉ cách bờ sông khoảng một dặm, là một huyện lớn, có hơn ba ngàn hộ sinh sống.
Trên bến tàu vô cùng náo nhiệt, dân chúng khua chiêng gõ trống, cờ bay phất phới. Mấy trăm ngàn dân chúng của quận Cửu Dương tề tụ ở bến tàu, hoan nghênh Sở Vương Điện hạ đã đến. Ngay khi con thuyền chạm vào bến tàu, tiếng hoan hô vang vọng rung trời. Cảm xúc của mấy trăm ngàn dân chúng tăng vọt, trở nên sôi trào mãnh liệt.
Trên bến tàu có mười mấy tên quan viên, cầm đầu chính là người mới lên nhậm chức Thái thú quận Dự Chương Sầm Văn Bản, bên cạnh còn có mấy tên quan lớn như Thái thú quận Cửu Giang, Thái thú quận Bà Dương cùng Thái thú Kỳ Xuân ở bên kia bờ Trường Giang, ngoài ra còn córưởng sử và Tư Mã của các quận.
Những người này trước đây đều là quan viên triều Lương, do Tiêu Tiển bổ nhiệm. Sau khi Tiêu Tiển đầu hàng triều Đường, những quan viên này đều dâng thư nguyện ý đầu hàng Đại Tùy. Dương Nguyên Khánh lệnh cho Sầm Văn Bản trấn an bọn họ, vẫn để bọn họ đảm nhiệm chức vụ ban đầu, duy trì sự ổn định như thời Tiêu Lương trước đây.
Lúc này, Sầm Văn Bản dẫn đám quan viên tiến lên chào hỏi. Hơn chục quan viên tiến đến, thi lễ thật sâu:
-Tham kiến Sở Vương Điện hạ!
-Các vị Sứ quân, mời miễn lễ.
Dương Nguyên Khánh tươi cười nâng mọi người dậy, vui vẻ nói chuyện trấn an, tỏ vẻ triều đình sẽ coi trọng các quận phía nam, ít lao dịch, giảm thuế ruộng giống với phương bắc, đồng thời cũng bảo hộ lợi ích không bị xâm hại cho đám quan viên.
Tóm lại là hắn muốn bọn họ an tâm làm quan, thay triều Tùy ổn định cục diện phía nam. Về việc bọn họ có ăn hối lộ, làm những việc trái pháp luật hay không thì tạm thời không nhắc đến, sau khi thống nhất thiên hạ sẽ từ từ tính toán sổ sách.
Đúng lúc này, Dương Nguyên Khánh bỗng nhiên nhìn thấy một cỗ xe ngựa cách đó không xa, ở cửa xe có một cặp mắt trong suốt, sáng ngời đang yên lặng chăm chú nhìn chính mình…
Thuyền lớn lại chậm rãi xuất phát. Dương Nguyên Khánh đứng ở đuôi thuyền, nhìn ánh mắt lưu luyến của đám người đưa tiễn. Bến tàu càng lúc càng xa, dần dần nhỏ lại. Không bao lâu sau, bến tàu đã thu lại chỉ còn là một điểm đen.
Dương Nguyên Khánh trở về khoang thuyền. Hắn hơi chần chờ một chút, ánh mắt hướng về một khoang thuyền khác, từ bên đó mơ hồ truyền đến tiếng nói chuyện rất khẽ của đám nữ nhân, còn có tiếng sắp xếp quần áo sột sột soạt soạt.
Lúc này, một ả thị nữ bước ra khỏi khoang thuyền, nhìn thấy Dương Nguyên Khánh, ả hoảng sợ, vội vàng thi lễ:
-Tham kiến Điện hạ!
Dương Nguyên Khánh gật đầu:
-Các ngươi còn có nhu cầu gì sao?
Lúc này, tiếng thu dọn đồ đạc trong khoang thuyền cũng im bặt, không gian trở nên rất yên lặng. Thị nữ vội vàng trả lời:
-Hồi bẩm Điện hạ, hình như là thiếu chút gì đó, nhưng… đám nô tài không nghĩ ra.
Dương Nguyên Khánh nở nụ cười khoan dung:
-Từ đây đến Giang Hạ phải mất ba ngày, có nhu cầu gì cứ việc nói ra.
-Tạ ơn Điện hạ đã quan tâm. Nô tài sẽ chuyển lời đến Công chúa.
Dương Nguyên Khành cười cười, xoay người đi về phía khoang thuyền của mình. Ả thị nữ ngây ngốc một chút, sau đó mới chậm rãi trở về khoang thuyền.
Các nàng ở tại tầng ba của thuyền lớn. Tầng này là tầng chuyên dụng của Dương Nguyên Khánh, chỉ có vài tên thân binh. Bởi vì có Tiêu Nguyệt Tiên đến nên mấy tên thân binh chuyển xuống tầng hai, toàn bộ tầng ba chỉ còn có ba người bọn họ, có vẻ hơi tĩnh lặng một chút.
Khoang thuyền của các nàng vốn là một tổ hợp khoang thuyền, do ba gian khoang thuyền tạo thành. Ở bên trong một gian khoang thuyền chất đầy một đống bao hành lý lớn nhỏ. Một nữ tử trẻ tuổi mặc quần trắng đang ngồi xổm dưới khoang thuyền thu dọn quần áo.
Nàng có dáng người cao gầy, da trắng như tuyết, cử chỉ đoan trang. Nàng chính là Công chúa Bảo Nguyệt Tiêu Nguyệt Tiên của Tiêu Lương. Dựa theo ước định trước đó, đúng ra là nàng phải trực tiếp đến Thái Nguyên, nhưng vừa rồi, khi đội tàu của Dương Nguyên Khánh đi qua quận Cửu Giang, nàng liền lên thuyền ở huyện Bồn Thành.
-Công chúa!
Thị nữ bước nhanh vào trong khoang thuyền, lè lưỡi một cái:
-Vừa rồi ta quên, chúng ta còn thiếu hai cái chậu đồng.
-Đợi lát nữa rồi nói sau!
Tiêu Nguyệt Tiên thản nhiên nói:
-Ở đây chúng ta có một cái bồn bạc, cũng đủ dùng. Cố gắng không cần nhờ vả hắn.
-Vâng!
Thị nữ ngồi xuống giúp nàng thu dọn quần áo. Thu dọn một chút, ả lại thấp giọng nói:
-Công chúa…
Bình luận truyện