Thiết Thư Trúc Kiếm
Chương 34: Ân cừu khó nghĩ
Cừu Thiên Hiệp cao giọng cười to, trúc kiếm cắm nơi tay hét lớn:
- Chỉ e ngươi không biết phân biệt, mà trông lân hóa ngựa đấy chứ !
Lời dứt kiếm vung chiêu thế “Thường thẳng bát kiếm” tung ra như vũ bảo, một đạo hoàng quang tỏa lên cao ngất, thụy khí sáng ngàn phương.
Ngân kích Tiểu Ôn hầu nhìn thấy thanh “Khô trúc thánh kiếm” tựa hồ như hiểu sự lợi hại của nó, hai tay vũ lộng đôi kích bạc tỏa ra muôn đóa ngân tinh, nhanh hơn tia sét ngang trời, hắn nhất mình giật lùi ra sau xe, cách Cừu Thiên Hiệp ba, bốn trượng xa, hắn giương đôi mắt sáng rực, nhìn vào kiếm phong không chớp, trầm ngâm giây phút bèn cao giọng hét to:
- Dừng tay lại !
Cừu Thiên Hiệp miệng cười nhỏ:
Hóa ra ngươi đầu hùm đuôi thỏ ?
Vừa nghĩ thế, chiêu “Thường thằng bát kiếm” chỉ lay động có phân nửa vội thâu lại, vừa gắt to:
- Còn gì nói nữa không ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu mày xanh chớp động nói to:
- Bổn Thiếu đà chủ theo thầy tận xứ Miêu Cương, ngày thành tài xuống núi, Ân sư có dặn ta ba lần bảy lượt, khi nào gặp “Khô trúc thánh kiếm”, tức là cố hữu của ân sư, chẳng nên lổ mãng. Vậy các hạ là ai ?
Cừu Thiên Hiệp nghe qua, một áng mây nghi ngờ thoáng hiện lên khối óc, bèn cau mày hỏi:
- Lệnh sư là ai ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu ngước mặt lên trời cười nhẹ, hắn chớp nhanh đôi mắt như tưởng về một quá khứ xa xôi. Lâu lắm, hắn mới trả lời:
- Các hạ chưa trả lời câu hỏi của ta, ta xin hỏi lại ngươi lần nữa !
Cừu Thiên Hiệp mặt ngọc hóa hường, cố moi óc nhớ lại câu chuyện dưới địa huyệt. Trong thời kỳ học kiếm người trung niên văn sĩ chưa hề nói đến vụ này, chỉ cố dạy chàng những chiêu “Thánh kiếm cấp tốc”, nhưng bây giờ có người xướng ra, thật là một câu chuyện lạ. Nhưng “Khô trúc thánh kiếm” là lưỡi gươm tối độc hại, lần thứ nhứt chàng sử dụng, thì lệnh sư thúc của chàng là Lịch huyết kiếm phải mạng vong, nếu như hôm nay sử dụng, không khéo lại giết nhầm người có liên quan đến sư phụ (Trung niên văn sĩ) thực là chuyện quái gỡ lạ lùng !
Đột nhiên, chàng sực nhớ lại một việc, làm rung động tận đáy lòng:
“Miêu Cương” phải.. cha ta há chẳng phải là Cừu Kiếm Khách ở Miêu Cương sao ? Cha ta không phải là Hạ Lan Sơn cừu kiếm khách.. chẳng nhẽ việc này lại..
Chàng ngẩn ngơ, mà không dám nghĩ nữa..
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu thét to lên:
- Ngươi suy tư gì thế ? Nếu ngươi có liên quan đến tình cố cựu của sư môn, thì công việc hôm nay mây lặng gió yên việc gì ta cũng nên gác lại ... nếu không phải.. thì ngươi phải trả lời trước công đạo.. việc này..
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu cau mày ra dáng khổ sở, hai tay xốc mạnh song kích, vẫy tay bảo:
- Thật là oan gia, trái chủ ? Ngươi là kẻ cầm thanh “Khô trúc thánh kiếm”, trên tay, tức là ... người phải, giết liên hệ đến sư môn,ta không thể quên được; phá bang phụ thân mối huyết cừu phải trả, hai nẻo ân cừu khó mà giải quyết một ! Thật là ...
Cừu Thiên Hiệp thấy hắn mãi trù trừ, bèn nổi nóng hét to:
- Ngươi múa mép mà nói chẳng ra gì, thật là người si nói chuyện mộng !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu trầm giọng bảo:
- Thôi được ! Ngươi có dám cất thanh “trúc kiếm” mà lấy chưởng đấu với ta chăng ?
Cừu Thiên Hiệp gật đầu, đút “thánh kiếm” vào võ, hai tay vận công lực thủ thế, đoạn nhìn Tiểu Ôn Hầu nói:
- Ta chẳng sợ ngươi đâu, ngươi chỉ có cái tài đưa song kích ra để lòe người !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu chẳng mất tác phong của người tráng sĩ, hắn đưa song kích cho thủ hạ cầm giữ, mình rùng xuống thấp, hai tay đưa về phía trước, dõng dạc bảo:
- Thiếu Đà chủ không bao giờ hiếp người, chúng ta phải công bình ! Hãy tiếp chiêu !
Vừa nói dứt hắn quay mình một vòng, đẩy nhanh ra song chưởng, hai đạo kình phong dấy lên, chưởng lực tỏa ra hai đạo tả tuôn về phía trước, hữu dội lại sau lưng, dư lực bao giáo trung ương bao bọc lấy cơ thể, chiêu thức rất lanh lợi, công lực thật già dặn dị thường.
Cừu Thiên Hiệp thấy cách xử sự của Hắc thanh niên như kẻ sành đời lão luyện, chép miệng khen thầm “Thật xứng đáng là kẻ nam nhi chi chí, bậc đại trượng phu !” Bèn vận chưởng đua ra đón hai luồng quái chưởng, vừa kêu to:
- Tốt lắm ! Ta sẽ tiếp ngươi một chiêu nhé !
Hai người chia ra hai thế đứng, kẻ trước đầu xe, kẻ sau vè xe, cứ chưởng đánh nhau tới tấp, kình phong quyện lên cuồn cuộn như khói tả, sương mù.
- Bình !
Một tiếng nổ rung động đất đai, hai luồng dịch phong chạm nhau làm cho thân hình nộm lủng lẳng ở hông xe, bị ngọn kình phong quật nát như tương, giấy trắng, giấy màu bốc lên cao rơi lả tả, trông thật đẹp mắt.
Một chiêu thức đủ đo tài cao hạ, cả hai người không ai hơn kém bất quá kẻ tám lượng người nửa cân.
Cũng nên biết, Cừu Thiên Hiệp đã dầy công khổ luyện, nên công lực đến tuyệt đỉnh thượng thừa, chàng chỉ tập võ công, qua quyển “Bổ thiên tân thiết hạo khí thư” lấy chiêu thức “ Thường thằng bát kiếm” làm môn võ sở trường, lại thêm người Trung niên văn sĩ dạy cho mười ba chiêu kiếm pháp, thành thử lúc đầu chưởng chỉ vung mạnh, đánh bừa theo chiêu kiếm, chứ không có chiêu thức gì cả, nếu nhờ gặp những tay võ công thượng thặng, nhìn cách đấu của chàng cũng phải lắc đầu, vì công lực chết thắng rất kỳ dị.
Nhưng lúc này, Ngân kích Tiểu Ôn Hầu, tuy đã thành tựu một phần trong võ thuật, nhưng đưa ra đấu với một nhân vật cao hơn e khó đoạt phần thắng lợi. Chỉ vì.. một người lấy công lực để chế địch, còn một người đánh theo chiêu số chưởng thuật, thật là khó biện luận nổi sự hơn thua.
Hai người chạy nhảy trên xe, đấu với nhau những chiêu, những thức vô cùng khốc liệt.
Lúc đầu, còn nhìn thấy đường chiêu uyển chuyển, thế tấn nhu hòa, lúc ẩn tựa non cao, lúc hiện như sấm sét.
Sau cùng chỉ thấy gió cuộn ù ù, bóng người nhấp nhoáng, bóng chưởng tỏ lớn như hòn núi, múa mạnh, quay tròn, không thể phân biệt được đường chiêu, thức chưởng gì nữa, nhưng chỉ thấy bóng đen như hắc ô đảo lượn giữa cơn going, bóng trắng vẫy vùng như giao long cợt sóng, cùng tiếng la dậy đất, với khói tỏa mịt mù.
Nhóm thủ hạ của Thiên La Môn đứng xem không chớp mắt, mỗi tên đều nín lặng đến độ ngơ ngác như tượng phổng sành.
Cao thủ đối chiêu mau hơn sóng triều bủa ra:
Đột nhiên ... nghe tiếng Cừu Thiên Hiệp hét to:
- Hạ xuống !
Tiếng nói chưa dứt, thì một bóng đen như ô cước bị tên ngã nhào xuống xe đấy là Ngân kích Tiểu Ôn Hầu, gã ôm bụng nhăn nhó làm cho gương mặt đen đủi càng thêm xấu tệ, đôi mắt thất thần, hắn gượng đau đớn kêu to:
- Hãy để cho hắn đi ! Hãy để hắn tự dọ.
Vừa nói đến đây. Thân mình Tiểu Ôn Hầu run lên bần bật, hai tay ôm chặt bụng tỏ vẻ đau đớn.
Cừu Thiên Hiệp chống tay đứng trên xe, dõng dạc nói:
- Từ nay về sau, trước khi làm việc gì cần phải nhớ đến cái chưởng của ta hôm nay và nên nhớ những hình vì bêu xấu của ngươi nên dẹp lại, chẳng nên bươi móc truy cứu thêm làm gì !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu cố gượng cơn đau cất tiếng buồn thảm nói:
- Cừu Thiên Hiệp ! Chưởng pháp vừa rồi chẳng qua là ta chưa thấu đáo, học tập chưa tin, nhưng thù cha trời chung chẳng đội, ta chẳng hề quên !
Cừu Thiên Hiệp nom thấy Tiểu Ôn Hầu tuy đen đúa, song tướng bộ khoan thai, lời lẻ đoan trang; nên thầm cảm phục; bèn dịu giọng nói:
- Tiểu Ôn Hầu ! Ngươi cứ nói hai chữ “Thù cha phải trả”, ngươi đã gọi thủ hạ đến nhìn mặt ta thì không phải kia mà. Ta nói thật, việc này không phải do ta gây ra. Tại sao ngươi cứ mãi cố chấp lấy thành kiến của mình ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu giận cành hông quát to:
- im ngươi đi ! Ngươi chẳng biết cải trang giả dạng hay sao ? Ta chẳng dại đâu ?
Cừu Thiên Hiệp thấy hắn nghiến răng trợn mắt, dùng toàn lời nói gay gắt nặng nề, chàng ức quá toan đẩy ra một chưởng cho hắn tiêu ma, nhưng nhìn lại thấy “hắn là một thanh niên đầy đủ khí cốt giang hồ, thật xứng đáng là tay tráng sĩ, vã lại thù cha phải trả, đấy là việc làm quang minh chánh đại, nhiệm vụ phải có của mọi người, đem hắn so sánh với ta chỉ là một. Vì nghĩ thế nên Cừu Thiên Hiệp thở dài buồn man mác, bằng giọng nói êm dịu bảo:
- Tiểu Ôn Hầu ! Ngươi vì cha mà báo cừu, tại hạ chẳng hề khuyên giải, nhưng tại hạ xin khẳng định lần nữa là “việc tạo loạn tại Tổng đàn Thiên La Môn “ không phải tại hạ gây ra, tuy nhiên nếu có thật tại hạ cũng cho ngươi được mát lòng mát dạ, nhưng ngươi phải suy xét và phán đoán cho kỹ, kẻo để kẻ thù thiệt sự lại lăng tăng ngoài vòng pháp luật thì ân hận nghìn thu !
Tiểu Ôn Hầu bất kể vết nội thương hạ, gân họng, hét to:
- Trừ khi ngươi không phải là Cừu Thiên Hiệp ... nhược bằng ngươi là Cừu Thiên Hiệp thì ta nguyện chết dưới ngọn chưởng của ngươi, để khỏi tủi hổ vong linh người cha quá cố, còn vị tứ đà hộ pháp và ngũ lộ đà chủ nơi chốn suối vàng ... ! Ta ... tình nguyện chết dưới tay ngươi, ngươi hãy ra tay cho sớm !
Giọng nói của Tiểu Ôn Hầu phát sinh do sự buồn thương, phẫn hận, nên đượm đầy vẽ rầu rĩ chán chường.
Cừu Thiên Hiệp nghe qua, cau mày khó chịu cao giọng nói:
- Nếu ngươi nói như thế, tất nhiên ngươi nhận định là ta hay sao ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu giận dữ đáp gọn:
- Phải, vì ta có bằng chứng !
Cừu Thiên Hiệp nghe qua tái mặt vội vã hỏi:
- Bằng chứng ? Có thể nào ngươi cho Cừ mỗ xem qua được chăng ?
- Có gì không được ?
Vừa nói, Tiểu Ôn Hầu vừa cho tay vào bọc, lôi ra một lá cờ tam giác, một mặt thêu hình phi hổ bằng chỉ đỏ, hắn giơ cao lá cờ giu? mạnh, vừa cao giọng gắt:
- Đấy ngươi xem !
Cừu Thiên Hiệp nhìn kỹ thấy lá cờ vàng nhỏ, bên trong thêu hình “Cọp bay trên nền cờ có viết thêm bốn chữ to, lấp trên mình hổ, bốn chữ ấy là “Cừu Thiên Hiệp giết” nét chữ màu đen kia rõ dấu máu khô bút tích viết bằng máu chẳng sai một điểm.
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nghiến răng bảo:
- Ngươi còn bảo gì nữa chứ ?
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên, lại thầm khen kẻ vu họa cho chàng nên bình tỉnh nói:
- Vẫn còn lời nói chứ ! Ta sẽ trao cho ngươi coi một bằng chứng hệt như thế !
Nói xong, chàng lôi bức tượng “Thần Nông” ở trong bọc đưa ra, đây là cái bằng chứng “giết” thác Thần y Hao Tử Phong tại Tiềm Long cốc ...
Chàng mở bức họa ra, giữa hình vua Thần Nông có bốn chữ bằng máu đã khô, hệt như bốn chữ trên lá cờ tam giác, và trao cho Ngân kích Tiểu Ôn Hầu xem, vừa dịu giọng hỏi:
- Bốn chữ này đem so với bốn chữ trong lá cờ có chăng ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu chưa nguôi cơn giận, nên gay gắt đáp:
- Đấy là lối giải thích của ngươi như thế à ?
Cừu Thiên Hiệp cố nén lòng bực, vội cuốn bức họa cho vào bọc, vừa thong thả giải thích:
- Tiểu Ôn Hầu, đó là cái bằng chứng, người bị giết là sư thúc của ta, không rõ hắn di họa cho ta để làm gì ? Và trong hiện tại ta đang truy nã rất gắt tên mạo danh Cừu Thiên Hiệp ... như thế ngươi đã rõ chứ !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu mỉm cười đau khổ và bảo:
- Cừu Thiên Hiệp ! Chẳng phải ngươi bịa ra để phản lại bằng chứng cụ thể ư ?
Cừu Thiên Hiệp mỉm cười đau khổ và bảo:
- Các hạ hãy nhìn cho kỹ Cừu mỗ xem thuộc vào hạng người nào.
Nói xong, một tay chống vào mạn sườn, một tay vẫy vào nhóm thủ hạ của Thiên hạ môn và công chúng, bèn dõng dạc bảo to:
- Bất luận thế nào, Cừu mỗ xin thề nguyện giữa mọi người, trong thời hạn nữa năm Cừu mỗ quyết tìm cho ra tên mạo danh gây họa, mà giao lại cho toàn thể các giới võ lâm, để thanh minh những điều uẩn khúc ... mà lâu nay Cừu mỗ phải gánh chịu !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nghiêm sắc mặt hỏi:
- Ví như qua nửa năm mà ngươi không tìm ra thủ phạm tức kẻ mạo danh, thì sao ?
Cừu Thiên Hiệp không do dự đáp ngay:
- Nếu tại hạ quá bất lực không tìm ra thủ phạm thì tại hạ sẽ lấy cái chết để tạ tội cùng giang hồ các giới !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu vốn người hào hiệp nghe chàng nói thế vội xếp ngay cây cờ chứng cho vào bọc, bằng giọng chân thành bảo:
- Trượng phu lời nói đáng ngàn vàng, phải ...
Cừu Thiên Hiệp tiếp:
- Phải tôn trọng và không hối hận !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nghiêm sắc mặt nói:
- Ngươi cũng là trang tuấn kiệt, đấng trượng phu, ta vui lòng đợi ngươi nửa năm để ngươi lo tròn sứ mạng.
Nói xong, hắn đưa tay vẫy vào nhóm thủ hạ vây quanh, xong cất tiếng bảo to:
- Các ngươi hãy giải tán về tổng đàn ! Xin mời các vị lão tăng đến Hồ đầu phong Tổng đàn tiệp tục tụng kinh siêu độ !
Cừu Thiên Hiệp thấy tư cách của Tiểu Ôn Hầu lấy làm cảm phục, bèn tung mình xuống xe vòng hai tay lại thi lễ, nói:
- Thiếu Đà chủ ! Xin bỏ qua sự lổ mảng vừa rồi !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu mặt đen hóa tím điềm đạm bảo:
- Vốn ta vẫn muốn mời ngươi đến Tổng đàn đàm đạo, nhưng mối huyết cừu chưa rõ trắng đen nên lấy làm bất tiện ! Vậy ta xin nhắn nhủ một điều:
Cầu mong ngươi giữ tròn chữ Tín nửa năm có là bao.. chúng ta còn hội ngộ !
Cừu Thiên Hiệp cười một tiếng đoạn từ tốn nói:
- Thiếu Đà chủ, nếu tại hạ là kẻ sát nhân gây loạn cho bang hội, thì chứ huyết còn đó, không bao giờ phủ nhận được. Nếu chẳng dám thừa nhận thì đâu dám lưu lại hàng huyết tích, có danh tự hẳn hoi, lấy đó mà suy đủ rõ ! Thiếu Đà chủ thông minh mẫn tuệ, có lẽ nào xét không thấu lý hay sao !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu tuy xét thấy lời nói của Cừu Thiên Hiệp có lý, nhưng chỉ từ tốn đáp:
- Ta cũng mong như thế ! Nhưng mà, nếu không có câu chuyện thứ hai phát hiện, thì thế nào ta cũng tìm ngươi, dù góc biển chân trời !
Cừu Thiên Hiệp hơi bực mình về thái đô khăn khăn, một mực của Tiểu Ôn Hầu, nên chỉ mỉm cười, và khổ sở nói tiếp:
- Thiếu Đà chủ, lúc nãy có đề cập đến “lệnh sư đối với thanh “Khô trúc thánh kiếm” không rõ.. Ngân kích Tiểu Ôn Hầu vội ngắt lời:
- Một bên là sứ mệnh, một bên là phụ cừu, cả hai không thể đi đôi được. Hiện giờ ta không thể nói cho ngươi rõ ... phải chờ đến cái hẹn nửa năm của ngươi, lúc đó chúng ta hội ngộ vẫn chưa muộn vì ... mỗi người đã có vật đôi trao nhau !
Cừu Thiên Hiệp những tưởng cố tìm hiểu lai lịch “Khô trúc thánh kiếm”, nhưng Tiểu Ôn Hầu là người cương quyết không lay chuyển hắn được.. đã thế chàng thở dài nuối tiếc, rồi vòng tay hướng chào Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nói:
- Thế là yên, tại hạ cáo từ ... !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu vội vòng tay đáp lễ:
- Ngươi cứ đi, nhớ mà bảo trọng lấy thân ! Chúng ta vẫn còn tái ngộ !
Nói xong, hắn vái chào Cừu Thiên Hiệp lần nữa rồi quay mặt ra sau cùng đáp thủ hạ đi nhanh về Tổng đàn.
Cừu Thiên Hiệp thở dài lắc đầu, đưa mắt nhìn chúng đến khi mất dạng, sau cùng quay lại nhìn hai bên phố, lại thấy đường phố vắng tanh một vài nhà đã lên đèn leo lét, lúc bây giờ đã bắt đầu canh một.
Chàng quay về ngôi khách điếm, chỉ thấy ngọn đèn lồng “Tu khi phong” treo trước mái hiên, bị ngọn gió đưa lắc lư chao động, chiếu ra tia sáng yếu ớt tựa như đèn ma trên bãi vắng ...
Cừu Thiên Hiệp lại không muốn vào khách điếm, vì sợ những tên điếm nhi hồ nghi, mà hỏi han vớ vẩn rất phiền.
Nhân đó chàng mở chuyến dạ hành, trổ thuật khinh công nhằm hướng Cảo Sơn Thiếu Lâm đi thẳng ... chàng đi không nghỉ, thấm thoát đã đến Cảo Sơn vào ngày mồng một tháng năm.
Cừu Thiên Hiệp suy nghĩ:
“Bích đoan ngọ vào ngày mồng năm tháng sáu, mới chính là ngày ước hội. Hôm nay mới mồng một, thì còn dư ba, bốn ngày nữa thì sao lúc rỗi rảnh này không viếng chùa Thiếu Lâm, bái yết Ngộ phi đại sư trước, và lấy lý do vãn cảnh để thăm dò xem mục đích của Cừu ngoạn thưởng một nơi danh lam thắng cảnh, của hòn núi lớn đứng trong Ngũ nhạc kỳ quan và tiện nghe thấy hành động và sinh hoạt của một môn phái kỳ cựu nhứt:
“Thiếu Lâm thiền tự” Lúc bấy giờ tròi còn tối mịt, dường như vừa hết canh năm, Cừu Thiên Hiệp không sử dụng khinh công chỉ thả bộ như kẻ nhàn thư đi du ngoạn ...
Ngọn núi Cảo Thiếu Lâm thật là hùng vĩ, non cao chón chỏ, cây cối trập trùng, tiếng thông già reo vi vu theo làn gió, hơi sương, khí núi bốc lên ngùn ngụt như cụm mây bay. Lát đát một vài hòn đá mọc vào chen giữa bãi cỏ non xanh mướt, thật chẳng hổ là danh thủy tú sơn kỳ. Đường lên núi tuy quanh co khuúc khuỷu nhưng có từng bực thang bằng đá, từ chân núi dẫn lên dinh thượng, rất kiên cố tề chỉnh dễ đi, dọc ngang sường non có nhiều con suối chảy dài đến chân tiếng nước đổ “lon ton” nghe rất êm tai.
Lại thêm nhiều loại hoa rừng mọc rải rác gồm ... những màu sắc và hương thơm khác nhau, có đóa trắng tinh như phù dung thơm mùi khuê các, có bông vàng tươi óng ả như đóa Huỳnh hoa phảng phất mùi hương quí phái, có đóa màu nâu tím như cẩm nhung, có đóa đỏ au như hoa hường, tuy không có hương vị thơm tho nhưng nó tượng trưng có cái gì nồng nàn mảnh liệt. Ôi thôi, thiên hình vạn trạng, muôn hoa có muôn màu thái khác nhau, kể sao cho xiết ...
Sườn núi Cảo sơn nhờ những đóa hoa rừng vàng đỏ, điểm tô trên thảm cỏ xanh mướt nên thêm phần đẹp đẽ xinh tươi.
Bỗng một cơn gió thoảng, đưa đến tiếng chuông chùa, âm thanh nghe nhẹ nhàng thư thái, ấy là tiếng chuông của tăng chúng chùa Thiếu Lâm công phu vào buổi tối sớm Mẹo thời.
Cừu Thiên Hiệp cảm thấy lòng mình thơi thới, dường như đã phủi sạch niệm trần.
Xa xa đã thấy bờ tường hồng, ngôi tháp trắng bao bọc giữa là một đền thờ cực nguy nga, nằm dưới áng mây hồng của buổi sớm, rải rác vài cụm bạch vân lơ lửng, tô điểm cho cửa thiền thêm phần trang nghiêm như non bồng nước nhược.
Đột nhiên sau cụm rừng dầy mịch, một giọng nói trong trẻo vang lên:
- Cừu thiếu hiệp ! Đã lâu ngày cách biệt ! Ngươi còn nhớ Nhan Như Ngọc chăng ?
Cừu Thiên Hiệp đang chìm trong giấc mơ huyền ảo bị người gọi giật, làm chàng thất kinh kêu to:
- Húy !
Chàng đứng dừng lại trên gành đá, chợt thấy Huyết quan giáo phó giáo chủ Hoa khôi lệnh chủ Nhan Như Ngọc hiện ra đứng trước mặt chàng.
Nhan Như Ngọc mặt hoa da phấn, mắt hạnh mày ngài, phong tư như cũ, nàng thấy Cừu Thiên Hiệp kêu lên một tiếng, hai tay hươm thủ thế, bất giác nàng phá lên cười to, hỏi:
- Cừu thiếu hiệp ! Ngươi đã quên đôi ta có ...
Nguyên nàng muốn bảo đôi ta có “duyên” với nhau, nhưng cảm thấy không ổn, thành thử nín biệt, gương mặt trắng đổi màu.. và cúi đầu nín lặng ...
Cừu Thiên Hiệp lại không tìm ra câu nói khả dĩ nào, mà chàng ngập ngừng:
- A !... Nhan cô nương.. Phó giáo chủ.. Nhan Như Ngọc thấy điệu bộ và ngôn ngữ của Cừu Thiên Hiệp cố nén cười, mà nhỏ nhẹ hỏi:
- Mấy tháng xa nhau, chắc thiếu hiệp đã làm nhiều việc lạ ! Nhưng thần thái rất linh hoạt, công lực lại tiếng hơn trước !
Cừu Thiên Hiệp khiêm nhượng đáp:
- Thật thế sao ! Cô nương cũng thế, càng ngày càng đẹp thêm rạ.
Cừu Thiên Hiệp vốn kính nể Hoa khôi lệnh chủ Nhan Như Ngọc, nên không dám đùa, mà nói nên lời khách sáo.
Nhan Như Ngọc chớp nhanh đôi mắt hỏi lại:
- Thật vậy sao ?
Câu hỏi bất ngờ, làm Cừu Thiên Hiệp ngẩn ngơ không biết trả lời sao cho ổn ?
Nên miễn cưỡng lắp bắp:
- Phó.. giáo chủ ? Chính thế !... Phải.. thật.. thật như vậy ?
Hoa khôi lệnh chủ Nhan Như Ngọc thấy chàng quá thành thật đến độ ngây ngô, nên cười to, hỏi:
- Cừu thiếu hiệp, ngươi đến đây để dự hội “Cảo Sơn Hương lô phong” vào tiết đoan ngọ này chứ ? Ngày mồng năm mới khai hội sao ngươi đến sớm thế ?
Cừu thiếu hiệp ngạc nhiên tự nhủ:
“Quái lạ, sao nàng biết rõ thế, hay nàng cũng đi dự hội ? Có lẽ Ngộ Phi đại sư mời nhiều người đi dự hội, chứ không phải riêng ta” bèn lên tiếng trả lời:
- Nhan cô nương, cùng vì dự hội mà đến đây à ?
Nhan Như Ngọc mỉm cười bí mật không đáp, mà im giọng hỏi lại:
- Thiếu hiệp có đồng ý đi với tôi cho có bạn hay không ?
Cừu Thiên Hiệp hơi ái ngại, vì chàng có cảm giác một trai một gái cùng đi chung thật là bất tiện.
Nhưng chàng ngước mặt đã thấy chùa Thiếu Lâm, thì chẳng có đáng ngại lắm, vì chớp mắt đã đến nơi, khi nào đoạn đường xa, mới sợ người dị nghị. Vã lại, Nhan Như Ngọc danh phận rất cao, phó giáo chủ của Huyết quang giáo, nhưng đối với chính mình đã có “lấy lệnh đổi lệnh” cũng là một cái ân, thì không lẽ từ chối được, vì nghĩ thế ...
Cừu Thiên Hiệp tỏ vẻ hân hoan nói:
- Có thể được.. được lắm ! Xin mời cô nương, chúng ta đi !
Nhan Như Ngọc nhoẽn miệng cười duyên không kịp, chỉ lặng lẽ bước đi theo Cừu Thiên Hiệp, độ hơn nóng canh trà hai người đã đến cổng chùa Thiếu Lâm.
- Chỉ e ngươi không biết phân biệt, mà trông lân hóa ngựa đấy chứ !
Lời dứt kiếm vung chiêu thế “Thường thẳng bát kiếm” tung ra như vũ bảo, một đạo hoàng quang tỏa lên cao ngất, thụy khí sáng ngàn phương.
Ngân kích Tiểu Ôn hầu nhìn thấy thanh “Khô trúc thánh kiếm” tựa hồ như hiểu sự lợi hại của nó, hai tay vũ lộng đôi kích bạc tỏa ra muôn đóa ngân tinh, nhanh hơn tia sét ngang trời, hắn nhất mình giật lùi ra sau xe, cách Cừu Thiên Hiệp ba, bốn trượng xa, hắn giương đôi mắt sáng rực, nhìn vào kiếm phong không chớp, trầm ngâm giây phút bèn cao giọng hét to:
- Dừng tay lại !
Cừu Thiên Hiệp miệng cười nhỏ:
Hóa ra ngươi đầu hùm đuôi thỏ ?
Vừa nghĩ thế, chiêu “Thường thằng bát kiếm” chỉ lay động có phân nửa vội thâu lại, vừa gắt to:
- Còn gì nói nữa không ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu mày xanh chớp động nói to:
- Bổn Thiếu đà chủ theo thầy tận xứ Miêu Cương, ngày thành tài xuống núi, Ân sư có dặn ta ba lần bảy lượt, khi nào gặp “Khô trúc thánh kiếm”, tức là cố hữu của ân sư, chẳng nên lổ mãng. Vậy các hạ là ai ?
Cừu Thiên Hiệp nghe qua, một áng mây nghi ngờ thoáng hiện lên khối óc, bèn cau mày hỏi:
- Lệnh sư là ai ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu ngước mặt lên trời cười nhẹ, hắn chớp nhanh đôi mắt như tưởng về một quá khứ xa xôi. Lâu lắm, hắn mới trả lời:
- Các hạ chưa trả lời câu hỏi của ta, ta xin hỏi lại ngươi lần nữa !
Cừu Thiên Hiệp mặt ngọc hóa hường, cố moi óc nhớ lại câu chuyện dưới địa huyệt. Trong thời kỳ học kiếm người trung niên văn sĩ chưa hề nói đến vụ này, chỉ cố dạy chàng những chiêu “Thánh kiếm cấp tốc”, nhưng bây giờ có người xướng ra, thật là một câu chuyện lạ. Nhưng “Khô trúc thánh kiếm” là lưỡi gươm tối độc hại, lần thứ nhứt chàng sử dụng, thì lệnh sư thúc của chàng là Lịch huyết kiếm phải mạng vong, nếu như hôm nay sử dụng, không khéo lại giết nhầm người có liên quan đến sư phụ (Trung niên văn sĩ) thực là chuyện quái gỡ lạ lùng !
Đột nhiên, chàng sực nhớ lại một việc, làm rung động tận đáy lòng:
“Miêu Cương” phải.. cha ta há chẳng phải là Cừu Kiếm Khách ở Miêu Cương sao ? Cha ta không phải là Hạ Lan Sơn cừu kiếm khách.. chẳng nhẽ việc này lại..
Chàng ngẩn ngơ, mà không dám nghĩ nữa..
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu thét to lên:
- Ngươi suy tư gì thế ? Nếu ngươi có liên quan đến tình cố cựu của sư môn, thì công việc hôm nay mây lặng gió yên việc gì ta cũng nên gác lại ... nếu không phải.. thì ngươi phải trả lời trước công đạo.. việc này..
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu cau mày ra dáng khổ sở, hai tay xốc mạnh song kích, vẫy tay bảo:
- Thật là oan gia, trái chủ ? Ngươi là kẻ cầm thanh “Khô trúc thánh kiếm”, trên tay, tức là ... người phải, giết liên hệ đến sư môn,ta không thể quên được; phá bang phụ thân mối huyết cừu phải trả, hai nẻo ân cừu khó mà giải quyết một ! Thật là ...
Cừu Thiên Hiệp thấy hắn mãi trù trừ, bèn nổi nóng hét to:
- Ngươi múa mép mà nói chẳng ra gì, thật là người si nói chuyện mộng !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu trầm giọng bảo:
- Thôi được ! Ngươi có dám cất thanh “trúc kiếm” mà lấy chưởng đấu với ta chăng ?
Cừu Thiên Hiệp gật đầu, đút “thánh kiếm” vào võ, hai tay vận công lực thủ thế, đoạn nhìn Tiểu Ôn Hầu nói:
- Ta chẳng sợ ngươi đâu, ngươi chỉ có cái tài đưa song kích ra để lòe người !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu chẳng mất tác phong của người tráng sĩ, hắn đưa song kích cho thủ hạ cầm giữ, mình rùng xuống thấp, hai tay đưa về phía trước, dõng dạc bảo:
- Thiếu Đà chủ không bao giờ hiếp người, chúng ta phải công bình ! Hãy tiếp chiêu !
Vừa nói dứt hắn quay mình một vòng, đẩy nhanh ra song chưởng, hai đạo kình phong dấy lên, chưởng lực tỏa ra hai đạo tả tuôn về phía trước, hữu dội lại sau lưng, dư lực bao giáo trung ương bao bọc lấy cơ thể, chiêu thức rất lanh lợi, công lực thật già dặn dị thường.
Cừu Thiên Hiệp thấy cách xử sự của Hắc thanh niên như kẻ sành đời lão luyện, chép miệng khen thầm “Thật xứng đáng là kẻ nam nhi chi chí, bậc đại trượng phu !” Bèn vận chưởng đua ra đón hai luồng quái chưởng, vừa kêu to:
- Tốt lắm ! Ta sẽ tiếp ngươi một chiêu nhé !
Hai người chia ra hai thế đứng, kẻ trước đầu xe, kẻ sau vè xe, cứ chưởng đánh nhau tới tấp, kình phong quyện lên cuồn cuộn như khói tả, sương mù.
- Bình !
Một tiếng nổ rung động đất đai, hai luồng dịch phong chạm nhau làm cho thân hình nộm lủng lẳng ở hông xe, bị ngọn kình phong quật nát như tương, giấy trắng, giấy màu bốc lên cao rơi lả tả, trông thật đẹp mắt.
Một chiêu thức đủ đo tài cao hạ, cả hai người không ai hơn kém bất quá kẻ tám lượng người nửa cân.
Cũng nên biết, Cừu Thiên Hiệp đã dầy công khổ luyện, nên công lực đến tuyệt đỉnh thượng thừa, chàng chỉ tập võ công, qua quyển “Bổ thiên tân thiết hạo khí thư” lấy chiêu thức “ Thường thằng bát kiếm” làm môn võ sở trường, lại thêm người Trung niên văn sĩ dạy cho mười ba chiêu kiếm pháp, thành thử lúc đầu chưởng chỉ vung mạnh, đánh bừa theo chiêu kiếm, chứ không có chiêu thức gì cả, nếu nhờ gặp những tay võ công thượng thặng, nhìn cách đấu của chàng cũng phải lắc đầu, vì công lực chết thắng rất kỳ dị.
Nhưng lúc này, Ngân kích Tiểu Ôn Hầu, tuy đã thành tựu một phần trong võ thuật, nhưng đưa ra đấu với một nhân vật cao hơn e khó đoạt phần thắng lợi. Chỉ vì.. một người lấy công lực để chế địch, còn một người đánh theo chiêu số chưởng thuật, thật là khó biện luận nổi sự hơn thua.
Hai người chạy nhảy trên xe, đấu với nhau những chiêu, những thức vô cùng khốc liệt.
Lúc đầu, còn nhìn thấy đường chiêu uyển chuyển, thế tấn nhu hòa, lúc ẩn tựa non cao, lúc hiện như sấm sét.
Sau cùng chỉ thấy gió cuộn ù ù, bóng người nhấp nhoáng, bóng chưởng tỏ lớn như hòn núi, múa mạnh, quay tròn, không thể phân biệt được đường chiêu, thức chưởng gì nữa, nhưng chỉ thấy bóng đen như hắc ô đảo lượn giữa cơn going, bóng trắng vẫy vùng như giao long cợt sóng, cùng tiếng la dậy đất, với khói tỏa mịt mù.
Nhóm thủ hạ của Thiên La Môn đứng xem không chớp mắt, mỗi tên đều nín lặng đến độ ngơ ngác như tượng phổng sành.
Cao thủ đối chiêu mau hơn sóng triều bủa ra:
Đột nhiên ... nghe tiếng Cừu Thiên Hiệp hét to:
- Hạ xuống !
Tiếng nói chưa dứt, thì một bóng đen như ô cước bị tên ngã nhào xuống xe đấy là Ngân kích Tiểu Ôn Hầu, gã ôm bụng nhăn nhó làm cho gương mặt đen đủi càng thêm xấu tệ, đôi mắt thất thần, hắn gượng đau đớn kêu to:
- Hãy để cho hắn đi ! Hãy để hắn tự dọ.
Vừa nói đến đây. Thân mình Tiểu Ôn Hầu run lên bần bật, hai tay ôm chặt bụng tỏ vẻ đau đớn.
Cừu Thiên Hiệp chống tay đứng trên xe, dõng dạc nói:
- Từ nay về sau, trước khi làm việc gì cần phải nhớ đến cái chưởng của ta hôm nay và nên nhớ những hình vì bêu xấu của ngươi nên dẹp lại, chẳng nên bươi móc truy cứu thêm làm gì !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu cố gượng cơn đau cất tiếng buồn thảm nói:
- Cừu Thiên Hiệp ! Chưởng pháp vừa rồi chẳng qua là ta chưa thấu đáo, học tập chưa tin, nhưng thù cha trời chung chẳng đội, ta chẳng hề quên !
Cừu Thiên Hiệp nom thấy Tiểu Ôn Hầu tuy đen đúa, song tướng bộ khoan thai, lời lẻ đoan trang; nên thầm cảm phục; bèn dịu giọng nói:
- Tiểu Ôn Hầu ! Ngươi cứ nói hai chữ “Thù cha phải trả”, ngươi đã gọi thủ hạ đến nhìn mặt ta thì không phải kia mà. Ta nói thật, việc này không phải do ta gây ra. Tại sao ngươi cứ mãi cố chấp lấy thành kiến của mình ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu giận cành hông quát to:
- im ngươi đi ! Ngươi chẳng biết cải trang giả dạng hay sao ? Ta chẳng dại đâu ?
Cừu Thiên Hiệp thấy hắn nghiến răng trợn mắt, dùng toàn lời nói gay gắt nặng nề, chàng ức quá toan đẩy ra một chưởng cho hắn tiêu ma, nhưng nhìn lại thấy “hắn là một thanh niên đầy đủ khí cốt giang hồ, thật xứng đáng là tay tráng sĩ, vã lại thù cha phải trả, đấy là việc làm quang minh chánh đại, nhiệm vụ phải có của mọi người, đem hắn so sánh với ta chỉ là một. Vì nghĩ thế nên Cừu Thiên Hiệp thở dài buồn man mác, bằng giọng nói êm dịu bảo:
- Tiểu Ôn Hầu ! Ngươi vì cha mà báo cừu, tại hạ chẳng hề khuyên giải, nhưng tại hạ xin khẳng định lần nữa là “việc tạo loạn tại Tổng đàn Thiên La Môn “ không phải tại hạ gây ra, tuy nhiên nếu có thật tại hạ cũng cho ngươi được mát lòng mát dạ, nhưng ngươi phải suy xét và phán đoán cho kỹ, kẻo để kẻ thù thiệt sự lại lăng tăng ngoài vòng pháp luật thì ân hận nghìn thu !
Tiểu Ôn Hầu bất kể vết nội thương hạ, gân họng, hét to:
- Trừ khi ngươi không phải là Cừu Thiên Hiệp ... nhược bằng ngươi là Cừu Thiên Hiệp thì ta nguyện chết dưới ngọn chưởng của ngươi, để khỏi tủi hổ vong linh người cha quá cố, còn vị tứ đà hộ pháp và ngũ lộ đà chủ nơi chốn suối vàng ... ! Ta ... tình nguyện chết dưới tay ngươi, ngươi hãy ra tay cho sớm !
Giọng nói của Tiểu Ôn Hầu phát sinh do sự buồn thương, phẫn hận, nên đượm đầy vẽ rầu rĩ chán chường.
Cừu Thiên Hiệp nghe qua, cau mày khó chịu cao giọng nói:
- Nếu ngươi nói như thế, tất nhiên ngươi nhận định là ta hay sao ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu giận dữ đáp gọn:
- Phải, vì ta có bằng chứng !
Cừu Thiên Hiệp nghe qua tái mặt vội vã hỏi:
- Bằng chứng ? Có thể nào ngươi cho Cừ mỗ xem qua được chăng ?
- Có gì không được ?
Vừa nói, Tiểu Ôn Hầu vừa cho tay vào bọc, lôi ra một lá cờ tam giác, một mặt thêu hình phi hổ bằng chỉ đỏ, hắn giơ cao lá cờ giu? mạnh, vừa cao giọng gắt:
- Đấy ngươi xem !
Cừu Thiên Hiệp nhìn kỹ thấy lá cờ vàng nhỏ, bên trong thêu hình “Cọp bay trên nền cờ có viết thêm bốn chữ to, lấp trên mình hổ, bốn chữ ấy là “Cừu Thiên Hiệp giết” nét chữ màu đen kia rõ dấu máu khô bút tích viết bằng máu chẳng sai một điểm.
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nghiến răng bảo:
- Ngươi còn bảo gì nữa chứ ?
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên, lại thầm khen kẻ vu họa cho chàng nên bình tỉnh nói:
- Vẫn còn lời nói chứ ! Ta sẽ trao cho ngươi coi một bằng chứng hệt như thế !
Nói xong, chàng lôi bức tượng “Thần Nông” ở trong bọc đưa ra, đây là cái bằng chứng “giết” thác Thần y Hao Tử Phong tại Tiềm Long cốc ...
Chàng mở bức họa ra, giữa hình vua Thần Nông có bốn chữ bằng máu đã khô, hệt như bốn chữ trên lá cờ tam giác, và trao cho Ngân kích Tiểu Ôn Hầu xem, vừa dịu giọng hỏi:
- Bốn chữ này đem so với bốn chữ trong lá cờ có chăng ?
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu chưa nguôi cơn giận, nên gay gắt đáp:
- Đấy là lối giải thích của ngươi như thế à ?
Cừu Thiên Hiệp cố nén lòng bực, vội cuốn bức họa cho vào bọc, vừa thong thả giải thích:
- Tiểu Ôn Hầu, đó là cái bằng chứng, người bị giết là sư thúc của ta, không rõ hắn di họa cho ta để làm gì ? Và trong hiện tại ta đang truy nã rất gắt tên mạo danh Cừu Thiên Hiệp ... như thế ngươi đã rõ chứ !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu mỉm cười đau khổ và bảo:
- Cừu Thiên Hiệp ! Chẳng phải ngươi bịa ra để phản lại bằng chứng cụ thể ư ?
Cừu Thiên Hiệp mỉm cười đau khổ và bảo:
- Các hạ hãy nhìn cho kỹ Cừu mỗ xem thuộc vào hạng người nào.
Nói xong, một tay chống vào mạn sườn, một tay vẫy vào nhóm thủ hạ của Thiên hạ môn và công chúng, bèn dõng dạc bảo to:
- Bất luận thế nào, Cừu mỗ xin thề nguyện giữa mọi người, trong thời hạn nữa năm Cừu mỗ quyết tìm cho ra tên mạo danh gây họa, mà giao lại cho toàn thể các giới võ lâm, để thanh minh những điều uẩn khúc ... mà lâu nay Cừu mỗ phải gánh chịu !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nghiêm sắc mặt hỏi:
- Ví như qua nửa năm mà ngươi không tìm ra thủ phạm tức kẻ mạo danh, thì sao ?
Cừu Thiên Hiệp không do dự đáp ngay:
- Nếu tại hạ quá bất lực không tìm ra thủ phạm thì tại hạ sẽ lấy cái chết để tạ tội cùng giang hồ các giới !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu vốn người hào hiệp nghe chàng nói thế vội xếp ngay cây cờ chứng cho vào bọc, bằng giọng chân thành bảo:
- Trượng phu lời nói đáng ngàn vàng, phải ...
Cừu Thiên Hiệp tiếp:
- Phải tôn trọng và không hối hận !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nghiêm sắc mặt nói:
- Ngươi cũng là trang tuấn kiệt, đấng trượng phu, ta vui lòng đợi ngươi nửa năm để ngươi lo tròn sứ mạng.
Nói xong, hắn đưa tay vẫy vào nhóm thủ hạ vây quanh, xong cất tiếng bảo to:
- Các ngươi hãy giải tán về tổng đàn ! Xin mời các vị lão tăng đến Hồ đầu phong Tổng đàn tiệp tục tụng kinh siêu độ !
Cừu Thiên Hiệp thấy tư cách của Tiểu Ôn Hầu lấy làm cảm phục, bèn tung mình xuống xe vòng hai tay lại thi lễ, nói:
- Thiếu Đà chủ ! Xin bỏ qua sự lổ mảng vừa rồi !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu mặt đen hóa tím điềm đạm bảo:
- Vốn ta vẫn muốn mời ngươi đến Tổng đàn đàm đạo, nhưng mối huyết cừu chưa rõ trắng đen nên lấy làm bất tiện ! Vậy ta xin nhắn nhủ một điều:
Cầu mong ngươi giữ tròn chữ Tín nửa năm có là bao.. chúng ta còn hội ngộ !
Cừu Thiên Hiệp cười một tiếng đoạn từ tốn nói:
- Thiếu Đà chủ, nếu tại hạ là kẻ sát nhân gây loạn cho bang hội, thì chứ huyết còn đó, không bao giờ phủ nhận được. Nếu chẳng dám thừa nhận thì đâu dám lưu lại hàng huyết tích, có danh tự hẳn hoi, lấy đó mà suy đủ rõ ! Thiếu Đà chủ thông minh mẫn tuệ, có lẽ nào xét không thấu lý hay sao !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu tuy xét thấy lời nói của Cừu Thiên Hiệp có lý, nhưng chỉ từ tốn đáp:
- Ta cũng mong như thế ! Nhưng mà, nếu không có câu chuyện thứ hai phát hiện, thì thế nào ta cũng tìm ngươi, dù góc biển chân trời !
Cừu Thiên Hiệp hơi bực mình về thái đô khăn khăn, một mực của Tiểu Ôn Hầu, nên chỉ mỉm cười, và khổ sở nói tiếp:
- Thiếu Đà chủ, lúc nãy có đề cập đến “lệnh sư đối với thanh “Khô trúc thánh kiếm” không rõ.. Ngân kích Tiểu Ôn Hầu vội ngắt lời:
- Một bên là sứ mệnh, một bên là phụ cừu, cả hai không thể đi đôi được. Hiện giờ ta không thể nói cho ngươi rõ ... phải chờ đến cái hẹn nửa năm của ngươi, lúc đó chúng ta hội ngộ vẫn chưa muộn vì ... mỗi người đã có vật đôi trao nhau !
Cừu Thiên Hiệp những tưởng cố tìm hiểu lai lịch “Khô trúc thánh kiếm”, nhưng Tiểu Ôn Hầu là người cương quyết không lay chuyển hắn được.. đã thế chàng thở dài nuối tiếc, rồi vòng tay hướng chào Ngân kích Tiểu Ôn Hầu nói:
- Thế là yên, tại hạ cáo từ ... !
Ngân kích Tiểu Ôn Hầu vội vòng tay đáp lễ:
- Ngươi cứ đi, nhớ mà bảo trọng lấy thân ! Chúng ta vẫn còn tái ngộ !
Nói xong, hắn vái chào Cừu Thiên Hiệp lần nữa rồi quay mặt ra sau cùng đáp thủ hạ đi nhanh về Tổng đàn.
Cừu Thiên Hiệp thở dài lắc đầu, đưa mắt nhìn chúng đến khi mất dạng, sau cùng quay lại nhìn hai bên phố, lại thấy đường phố vắng tanh một vài nhà đã lên đèn leo lét, lúc bây giờ đã bắt đầu canh một.
Chàng quay về ngôi khách điếm, chỉ thấy ngọn đèn lồng “Tu khi phong” treo trước mái hiên, bị ngọn gió đưa lắc lư chao động, chiếu ra tia sáng yếu ớt tựa như đèn ma trên bãi vắng ...
Cừu Thiên Hiệp lại không muốn vào khách điếm, vì sợ những tên điếm nhi hồ nghi, mà hỏi han vớ vẩn rất phiền.
Nhân đó chàng mở chuyến dạ hành, trổ thuật khinh công nhằm hướng Cảo Sơn Thiếu Lâm đi thẳng ... chàng đi không nghỉ, thấm thoát đã đến Cảo Sơn vào ngày mồng một tháng năm.
Cừu Thiên Hiệp suy nghĩ:
“Bích đoan ngọ vào ngày mồng năm tháng sáu, mới chính là ngày ước hội. Hôm nay mới mồng một, thì còn dư ba, bốn ngày nữa thì sao lúc rỗi rảnh này không viếng chùa Thiếu Lâm, bái yết Ngộ phi đại sư trước, và lấy lý do vãn cảnh để thăm dò xem mục đích của Cừu ngoạn thưởng một nơi danh lam thắng cảnh, của hòn núi lớn đứng trong Ngũ nhạc kỳ quan và tiện nghe thấy hành động và sinh hoạt của một môn phái kỳ cựu nhứt:
“Thiếu Lâm thiền tự” Lúc bấy giờ tròi còn tối mịt, dường như vừa hết canh năm, Cừu Thiên Hiệp không sử dụng khinh công chỉ thả bộ như kẻ nhàn thư đi du ngoạn ...
Ngọn núi Cảo Thiếu Lâm thật là hùng vĩ, non cao chón chỏ, cây cối trập trùng, tiếng thông già reo vi vu theo làn gió, hơi sương, khí núi bốc lên ngùn ngụt như cụm mây bay. Lát đát một vài hòn đá mọc vào chen giữa bãi cỏ non xanh mướt, thật chẳng hổ là danh thủy tú sơn kỳ. Đường lên núi tuy quanh co khuúc khuỷu nhưng có từng bực thang bằng đá, từ chân núi dẫn lên dinh thượng, rất kiên cố tề chỉnh dễ đi, dọc ngang sường non có nhiều con suối chảy dài đến chân tiếng nước đổ “lon ton” nghe rất êm tai.
Lại thêm nhiều loại hoa rừng mọc rải rác gồm ... những màu sắc và hương thơm khác nhau, có đóa trắng tinh như phù dung thơm mùi khuê các, có bông vàng tươi óng ả như đóa Huỳnh hoa phảng phất mùi hương quí phái, có đóa màu nâu tím như cẩm nhung, có đóa đỏ au như hoa hường, tuy không có hương vị thơm tho nhưng nó tượng trưng có cái gì nồng nàn mảnh liệt. Ôi thôi, thiên hình vạn trạng, muôn hoa có muôn màu thái khác nhau, kể sao cho xiết ...
Sườn núi Cảo sơn nhờ những đóa hoa rừng vàng đỏ, điểm tô trên thảm cỏ xanh mướt nên thêm phần đẹp đẽ xinh tươi.
Bỗng một cơn gió thoảng, đưa đến tiếng chuông chùa, âm thanh nghe nhẹ nhàng thư thái, ấy là tiếng chuông của tăng chúng chùa Thiếu Lâm công phu vào buổi tối sớm Mẹo thời.
Cừu Thiên Hiệp cảm thấy lòng mình thơi thới, dường như đã phủi sạch niệm trần.
Xa xa đã thấy bờ tường hồng, ngôi tháp trắng bao bọc giữa là một đền thờ cực nguy nga, nằm dưới áng mây hồng của buổi sớm, rải rác vài cụm bạch vân lơ lửng, tô điểm cho cửa thiền thêm phần trang nghiêm như non bồng nước nhược.
Đột nhiên sau cụm rừng dầy mịch, một giọng nói trong trẻo vang lên:
- Cừu thiếu hiệp ! Đã lâu ngày cách biệt ! Ngươi còn nhớ Nhan Như Ngọc chăng ?
Cừu Thiên Hiệp đang chìm trong giấc mơ huyền ảo bị người gọi giật, làm chàng thất kinh kêu to:
- Húy !
Chàng đứng dừng lại trên gành đá, chợt thấy Huyết quan giáo phó giáo chủ Hoa khôi lệnh chủ Nhan Như Ngọc hiện ra đứng trước mặt chàng.
Nhan Như Ngọc mặt hoa da phấn, mắt hạnh mày ngài, phong tư như cũ, nàng thấy Cừu Thiên Hiệp kêu lên một tiếng, hai tay hươm thủ thế, bất giác nàng phá lên cười to, hỏi:
- Cừu thiếu hiệp ! Ngươi đã quên đôi ta có ...
Nguyên nàng muốn bảo đôi ta có “duyên” với nhau, nhưng cảm thấy không ổn, thành thử nín biệt, gương mặt trắng đổi màu.. và cúi đầu nín lặng ...
Cừu Thiên Hiệp lại không tìm ra câu nói khả dĩ nào, mà chàng ngập ngừng:
- A !... Nhan cô nương.. Phó giáo chủ.. Nhan Như Ngọc thấy điệu bộ và ngôn ngữ của Cừu Thiên Hiệp cố nén cười, mà nhỏ nhẹ hỏi:
- Mấy tháng xa nhau, chắc thiếu hiệp đã làm nhiều việc lạ ! Nhưng thần thái rất linh hoạt, công lực lại tiếng hơn trước !
Cừu Thiên Hiệp khiêm nhượng đáp:
- Thật thế sao ! Cô nương cũng thế, càng ngày càng đẹp thêm rạ.
Cừu Thiên Hiệp vốn kính nể Hoa khôi lệnh chủ Nhan Như Ngọc, nên không dám đùa, mà nói nên lời khách sáo.
Nhan Như Ngọc chớp nhanh đôi mắt hỏi lại:
- Thật vậy sao ?
Câu hỏi bất ngờ, làm Cừu Thiên Hiệp ngẩn ngơ không biết trả lời sao cho ổn ?
Nên miễn cưỡng lắp bắp:
- Phó.. giáo chủ ? Chính thế !... Phải.. thật.. thật như vậy ?
Hoa khôi lệnh chủ Nhan Như Ngọc thấy chàng quá thành thật đến độ ngây ngô, nên cười to, hỏi:
- Cừu thiếu hiệp, ngươi đến đây để dự hội “Cảo Sơn Hương lô phong” vào tiết đoan ngọ này chứ ? Ngày mồng năm mới khai hội sao ngươi đến sớm thế ?
Cừu thiếu hiệp ngạc nhiên tự nhủ:
“Quái lạ, sao nàng biết rõ thế, hay nàng cũng đi dự hội ? Có lẽ Ngộ Phi đại sư mời nhiều người đi dự hội, chứ không phải riêng ta” bèn lên tiếng trả lời:
- Nhan cô nương, cùng vì dự hội mà đến đây à ?
Nhan Như Ngọc mỉm cười bí mật không đáp, mà im giọng hỏi lại:
- Thiếu hiệp có đồng ý đi với tôi cho có bạn hay không ?
Cừu Thiên Hiệp hơi ái ngại, vì chàng có cảm giác một trai một gái cùng đi chung thật là bất tiện.
Nhưng chàng ngước mặt đã thấy chùa Thiếu Lâm, thì chẳng có đáng ngại lắm, vì chớp mắt đã đến nơi, khi nào đoạn đường xa, mới sợ người dị nghị. Vã lại, Nhan Như Ngọc danh phận rất cao, phó giáo chủ của Huyết quang giáo, nhưng đối với chính mình đã có “lấy lệnh đổi lệnh” cũng là một cái ân, thì không lẽ từ chối được, vì nghĩ thế ...
Cừu Thiên Hiệp tỏ vẻ hân hoan nói:
- Có thể được.. được lắm ! Xin mời cô nương, chúng ta đi !
Nhan Như Ngọc nhoẽn miệng cười duyên không kịp, chỉ lặng lẽ bước đi theo Cừu Thiên Hiệp, độ hơn nóng canh trà hai người đã đến cổng chùa Thiếu Lâm.
Bình luận truyện