Thiều Hoa Vì Quân Gả
Chương 113: Chờ gả
Edited by Bà Còm in Truyện Bất Hủ
Trường Ninh Hầu phủ gần đây thật sự có quá nhiều chuyện buồn bực, Tống An Đường ở bên ngoài gặp xui xẻo không thể hiểu được, về nhà còn mắc phải bệnh quái lạ, miễn cưỡng thành thân, ngay cả phu thê động phòng cũng làm không được, phải hơn mười ngày sau thì tình huống mới thoáng chuyển tốt một chút. Còn lời đồn đãi về thân thế của Úc thị ở bên ngoài khiến cho Úc thị trong khoảng thời gian này căn bản không dám ló mặt đi thăm thân hữu, ngay cả ra cửa cũng không dám, suốt ngày ở trong phủ dạy dỗ tức phụ vừa cưới vào cửa.
Mà nói đến xuất thân của tức phụ này thì ngay cả thiếp thị cũng không bằng, Úc thị không chỉ không cho nàng ta một chút quyền lợi nào, còn ngày ngày hành hạ tức phụ bắt học quy củ, nghiễm nhiên chính là một phó bản của Ngụy lão phu nhân, hơn nữa sau vài lần giáo huấn, Úc thị liền trực tiếp muốn Ngụy Chỉ Lan đưa ra của hồi môn để sung nhập vào công khố.
Của hồi môn của Ngụy Chỉ Lan là một nửa sản nghiệp của Ngụy gia nàng ta và Ngụy Chỉ Cầm cùng phân chia, đây chính là thứ nàng ta ỷ lại để sinh tồn, không bao giờ có khả năng sung nhập vào công khố của Tống gia. Mặc kệ Úc thị hành hạ nàng ta thế nào thì nàng ta nhất định không chịu nhả ra. Úc thị ép bức quá sát, nàng ta dứt khoát bằng bất cứ giá nào cũng phải tìm người Ngụy gia đến trước cửa Trường Ninh Hầu phủ làm ầm ĩ, lôi tâm tư của Úc thị nói toạc ra trước mặt mọi người, nói là nếu Úc thị muốn ép bức, nàng ta liền đến Kinh Triệu phủ đánh trống kêu oan, để xem trong thiên hạ có đạo lý gì mà bà bà đoạt của hồi môn của tức phụ.
Úc thị không ngờ Ngụy Chỉ Lan lại lưu manh như vậy. Lúc trước nàng ta đã dọa muốn đem bằng chứng thả mê tình dược đi Kinh Triệu phủ tố cáo Tống An Đường chơi gian làm vấy bẩn nàng ta. Nhưng dù sao đó chỉ là thủ đoạn nàng ta dùng để hù dọa Tống An Đường, đâu thể nào thật sự lôi chuyện này đến Kinh Triệu phủ cáo trạng, đâu phải nàng ta thật sự không cần thanh danh. Nhưng lúc này lại không giống lúc trước, lúc này là Úc thị giơ đuốc cầm gậy muốn cướp của hồi môn của nàng ta, đây là sinh mệnh của nàng ta, đâu thể nào để Úc thị thực hiện được mục đích. Ngụy Chỉ Lan lập tức liên hệ với Ngụy gia, đáp ứng cho bọn họ tiền bạc, mướn bọn họ mang theo dòng phụ của Ngụy gia đến trước cửa Trường Ninh Hầu phủ làm ầm ĩ, làm trò trước bốn phía phố phường vạch trần trò xiếc của Úc thị, đánh đòn phủ đầu khiến Úc thị có miệng cũng không chối được, đành phải trước mặt mọi người hứa hẹn sẽ không động đến của hồi môn của Ngụy Chỉ Lan. Nếu không làm như thế, Ngụy gia đều là hạng người lưu manh du côn, có thể thật sự phải xông vào phủ lôi mụ ta đến Kinh Triệu phủ.
Cho tới bây giờ, Úc thị mới có chút minh bạch, mình đây cưới về một củ khoai lang phỏng tay. Vốn tưởng rằng chỉ cần không cho nàng ta phô trương, không cho nàng ta mặt mũi thì Ngụy Chỉ Lan có thể cảm thấy nan kham, nhưng người ta căn bản không ngại. Bây giờ mới vừa miễn cưỡng cưới vào, mới vừa vào cửa mấy ngày liền dám triệu tập người của mẫu gia đến trước cửa mà nháo, thấy thế nào cũng không phải là tiểu thư của một gia đình đứng đắn có thể làm ra. Úc thị lần đầu tiên cảm giác được hối hận là gì nhưng đã quá muộn.
Một trận này Ngụy Chỉ Lan thắng vô cùng xinh đẹp. Úc thị trong khoảng thời gian ngắn không dám động đến của hồi môn của nàng ta, đành phải ở trong phủ dùng quy củ cố gắng hành hạ nàng ta, thậm chí còn hạn chế không cho nhi tử cùng phòng với nàng ta. Vì thế Ngụy Chỉ Lan đã gả vào Tống gia gần một tháng, Tống An Đường vẫn chưa bước vào viện nàng ta một bước.
*Đăng tại Truyện Bất Hủ*
Bên phía Tống gia nháo đến mức "gà bay chó sủa", Tiết gia bên này lại vô cùng hòa hợp.
Tết Đoan Ngọ là lúc phu gia của khuê nữ đã xuất giá có phong tục tặng lễ vật về nhà cho mẫu gia, nhưng Tiết Thần còn chưa gả đi mà Lâu gia đã tặng đến lễ vật rất phong phú trong dịp tết Đoan Ngọ, đây đã chứng tỏ Lâu gia rất coi trọng tức phụ tương lai. Bốn gánh quà lễ đưa đến ngõ Yến tử đều những tặng vật theo tục lệ của tết Đoan ngọ, ngoài ra còn có mấy xe rượu cống Lan Lăng xuân "vạn kim khó cầu" đều kéo vào đại môn Tiết gia. Trên tất cả bánh ú đoàn viên đều có dán chữ Ngự tứ, có thể thấy được mấy thứ này đều rất có lai lịch.
Hiện giờ Tiết Vân Đào thật hận không thể nhận tế tử tương lai Lâu Khánh Vân làm nhi tử, chỉ cần nghe được có người nhắc đến hắn là ông đã cười không khép miệng được, liên tiếp khen ngợi hắn khắp nơi, khen đến nỗi muốn nâng hắn lên tận trời. Lâu Khánh Vân cũng thật ngoan ngoãn, câu trước câu sau đều cho Tiết Vân Đào thể diện cực đại; ngay cả Vệ Quốc Công Lâu Chiến cũng cứ mở miệng là kêu Tiết Vân Đào lão đệ, giống như sợ người khác không biết Lâu gia và Tiết gia đã kết thân gia.
Chiếu theo lời cho phép của Tiết Vân Đào, từ sau khi Lâu Khánh Vân tới cửa bái phỏng thì số lần xuất nhập Tiết gia đã có thể nói là thường xuyên, cứ ba ngày hai bữa là tới cửa, kinh động đến cả Đông phủ. Ninh thị còn cố ý kêu Tiết Vân Đào trở về chỉ để bỏ nhỏ chuyện này với nhi tử, hỏi nhi tử có phải Lâu Thế tử qua lại quá tự do. Tiết Vân Đào thì khen ngược, vỗ ngực làm người bảo đảm cho Lâu Khánh Vân, gánh lấy hết thảy trách nhiệm lên người, không hề kéo chân sau của Lâu Khánh Vân và Tiết Thần một chút nào.
Mùa hạ này thật nóng đến mức khó chịu, Tiết Thần mặc bộ váy lụa xòe, ngồi dựa vào Quan Ngư đình, hận không thể biến thành con cá lặn xuống nước cho mát. Lâu Khánh Vân ngồi ở bàn đá lột quả vải cho nàng. Quả vải cống phẩm của Quảng Tây đưa vào cung, Vệ Quốc Công phủ được mười sọt, Lâu Khánh Vân đem năm sọt tới tặng Tiết gia: ba sọt ở ngõ Yến tử, hai sọt đưa đến Đông phủ.
Tiết gia lúc trước thật cũng không phải chưa bao giờ được ăn quả vải, chỉ là không có năm nào giống năm nay, trên dưới toàn phủ đều có thể ăn. Hiện giờ Lâu Khánh Vân đến Tiết gia quả thực còn được hoan nghênh hơn so với chủ nhân Tiết gia, hơn nữa Lâu Khánh Vân không hề làm giá, ngay cả a bá quét rác hắn cũng có thể trò chuyện vài câu, trong phủ thật không có ai mà không thích cô gia tương lai này.
Tiết Thần cũng thực sự rất bội phục bản lĩnh xoay chuyển càn khôn của Lâu Khánh Vân, chàng ta được năng khiếu trời cho có thể làm một chuyện thực ngượng ngùng biến thành một cách tự nhiên như là ăn cơm uống nước -- một cô gia tương lai chưa đón dâu lại có thể cần mẫn đi đến nhà nhạc phụ tương lai như vậy.
Lâu Khánh Vân lột vài quả vải đặt trên chén băng sau đó đưa đến trước mặt Tiết Thần: “Lột xong rồi đó nàng ăn đi. Có muốn ta đút cho nàng không?”
Tiết Thần nhìn bộ dáng "nóng lòng muốn thử" của Lâu Khánh Vân, không khỏi lườm chàng ta một cái coi thường, sau đó tiếp nhận chén băng, bỏ một quả vải mát lạnh vào miệng mới cảm thấy thời tiết hầm hập đỡ hơn một chút, hỏi Lâu Khánh Vân: “Dạo này Đại Lý Tự không bận rộn gì sao? Làm thế nào cứ ba ngày hai bữa là chàng lại tới đây?”
Lâu Khánh Vân ngồi một bên nhìn Tiết Thần ăn, trên mặt khô mát không hề có một chút mồ hôi nào. Tiết Thần đột nhiên có điểm hâm mộ thể chất của chàng ta, nghe Lâu Khánh Vân trả lời: “Bận chứ. Bất quá có bận cũng phải tới thăm nương tử.”
Tiết Thần nóng đến nỗi không có sức lực khắc khẩu với chàng ta. Lâu Khánh Vân bắt đầu lải nhải nói chuyện với nàng, chỉ cần có chàng ở trước mặt thì Tiết Thần vĩnh viễn không có thời điểm cảm thấy nhàm chán, cho dù thời tiết nóng bức, tâm tình bực bội, chỉ cần thấy chàng liền cảm thấy hết thảy đều có thể chịu đựng được.
Lâu Khánh Vân thấy nàng vừa đến mùa hè liền ỉu xìu, còn gầy thành như vậy, không khỏi lên kế hoạch: “Chờ mùa hè sang năm ta sẽ dẫn nàng đi Thừa Đức, ta có trang viên ở đó. Chúng ta sẽ đến đó vào tiết Đại thử ở cho đến tiết Lập thu thì trở về. Chỗ đó còn có một vườn nho, chúng ta rảnh rỗi liền có thể đi hái nho ăn.”
(Tiết Đại thử: là ngày nóng nhất trong năm bắt đầu từ ngày 23/7 đến ngày 7/8. Tiết Lập thu: là lúc thời tiết chuyển sang mùa thu, bắt đầu mùa thu hoạch từ ngày 7/8 đến ngày 23/8)
Tiết Thần bị chàng ta chọc cười. Toàn bộ mùa hè nàng bị giảm cân nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng của Lâu Khánh Vân mà không có thống khổ như những năm trước, thẳng đến khi thời tiết bắt đầu mát mẻ lại thì những ngày khổ sở của Tiết Thần rốt cuộc chấm dứt.
Lại qua mùa thu, Tiết Thần liền chính thức phải chuẩn bị dọn đường cho lễ thành thân. Dưới sự giám sát của Ninh thị, Tiết Thần thêu tốt hai bộ áo cưới và bao gối, còn xiêm y và vỏ chăn thì đều do tú nghệ sư tốt nhất của kinh thành tới phủ để làm, hết thảy đều do Ninh thị và Tiêu thị phụ trách, không cần Tiết Thần nhọc lòng.
Còn hôn sự của Tĩnh tỷ nhi và Đường Phi là vào tháng sáu sang năm, nói cách khác, từ giờ trở đi Tĩnh tỷ nhi cũng phải bắt đầu thêu áo cưới, làm bao gối. Bất quá, Tĩnh tỷ nhi lại rất thích làm mấy thứ này, suốt ngày nghẹn ở trong phòng cũng không cảm thấy buồn.
Đến tháng mười một, ở chỗ Tiết Tú rốt cuộc truyền đến tin tức, hai di nương của Nguyên gia đã bị tống cổ đến thôn trang, mà nàng cũng đã mang thai. Tin này làm mọi người trong Tây phủ đều cao hứng một phen, bởi vì chỉ cần Tiết Tú sinh hài tử thì mới xem như đứng vững gót chân ở Nguyên gia, mà không thể nghi ngờ, hài tử này của Tiết Tú tới thật sự quá kịp thời.
Tiết Thần và Hàn Ngọc cùng nhau đi Nguyên gia thăm Tiết Tú, bởi vì đang trong ba tháng đầu nên thai tượng còn chưa vững chắc, do đó Tiết Tú liền nhất nhất theo lời đại phu nằm ở trên giường dưỡng thai. Hai người được ma ma cận thân của Tiết Tú đón vào, thấy Tiết Tú đang thò người ra mép giường mà nôn, nôn đến nỗi "ruột gan đứt từng khúc" khiến Tiết Thần và Hàn Ngọc đều sợ hết hồn.
Chờ khi nàng nôn xong mới tiếp nhận trà trong tay nha hoàn uống một ngụm, vỗ vỗ vào bên cạnh giường nói với Tiết Thần và Hàn Ngọc: “Các muội mau ngồi đi, ta thật không có biện pháp chiêu đãi các muội, vật nhỏ này quá hành người.”
Tiết Thần và Hàn Ngọc nhìn nhau, sau đó một người ngồi ở đôn nhỏ ở đầu giường, một người ngồi trên mép giường. Ba người đang nói chuyện thì thấy Nguyên phu nhân đích thân dẫn người bưng một chén canh gà lại đây, Tiết Thần và Hàn Ngọc hành lễ với Nguyên phu nhân. Nguyên phu nhân cũng biết Tiết Thần là biểu muội của tức phụ, đã đính thân với Vệ Quốc Công phủ, bởi vậy đối với bọn Tiết Thần tới chơi thực là cảm kích, ân cần chu đáo, cho Tiết gia không ít thể diện.
Bởi vì Tiết Tú vẫn nôn liên tục cho nên Tiết Thần và Hàn Ngọc cũng không thể nói chuyện được nhiều với nàng, chỉ dặn dò vài câu ráng dưỡng cho thật tốt rồi quay trở về.
Vừa về đến phủ là đúng lúc Tiêu thị muốn tìm nàng, nói một đám trang sức mới vừa làm xong muốn Tiết Thần đến chọn -- tuy rằng tất cả đều mang đến Lâu gia, nhưng có bộ dùng để làm quà, có bộ để cho nàng dùng, vì thế phải phân biệt ra nên muốn Tiết Thần tự mình xem xét mới được.
Trang sức do nữ chưởng quầy của cửa hàng đích thân mang lại, nhìn thấy Tiêu thị và Tiết Thần bước vào liền vui sướng đứng lên, cúi người hành lễ với Tiêu thị và Tiết Thần, cực kỳ hòa khí. Sau khi ba người ngồi xuống, nữ chưởng quầy liền xốc lên tấm lụa đỏ phủ trên bàn, lộ ra ba mâm bọc vải nhung đỏ thẫm, bên trong bày chỉnh tề đủ loại trang sức màu sắc kiểu mẫu đa dạng, hoa hòe lộng lẫy, ánh vàng rực rỡ khiến người chói mắt.
Tin tức Tiết Đại tiểu thư sắp thành thân truyền ra ngoài, mặc kệ là cửa hàng hay điền trang xa đến mức nào đều sai người mang hậu lễ vội vàng đưa tới kinh thành. Còn các chưởng quầy và trang đầu bên trong kinh thành và vùng phụ cận thì đều đích thân tới cửa chúc mừng Tiết Thần, đưa lễ vật biểu lộ tâm ý. Tất cả các quà tặng này đều được Tiêu thị ghi vào danh sách của hồi môn, sau đó nhập vào quà cưới của Tiết gia. Chỉ riêng quà tặng thôi mà gom lại cũng đến tám mươi gánh, chưa kể đến tiền biếu.
Từ khi Tiết Thần tiếp nhận của hồi môn của Lư thị, tất cả các cửa hàng đều có sự phát triển mạnh về tiền lời, rất nhiều cửa hàng mới được đầu tư lại bỗng nhiên nổi tiếng, khiến cho Tiết Thần kiếm lời không ít đồng thời cũng cho các chưởng quầy thêm hoa hồng. Những biến đổi này các chưởng quầy cũng đều thấy rõ, trong lòng rất rõ ràng ai mới có thể hướng dẫn bọn họ cách kiếm tiền, đương nhiên tìm mọi cách nịnh bợ Tiết Thần.
Mắt thấy đã vào tháng chạp, trong cung ban xuống cháo mồng tám tháng chạp, Tiết Vân Đào liền cung phụng chén cháo tới trước bài vị tổ tiên, dẫn đầu cả nhà cùng nhau quỳ lạy tế tổ, tạ chủ long ân.
Của hồi môn của Tiết Thần đã chuẩn bị không sai biệt lắm, Tiêu thị phải trưng thu thêm vài viện làm thành khố phòng tạm thời để cất chứa toàn bộ của hồi môn. Người đưa gả Tiết Thần đương nhiên là Tĩnh tỷ nhi và Hàn Ngọc, Tiết Tú mang thai nên không tiện bồi nàng, Tiết Thần đương nhiên hiểu được, muốn Tiết Tú phải tĩnh dưỡng cho tốt, không cần nhọc lòng chuyện khác.
Bởi vì hôn sự của Tiết Thần cùng Lâu Khánh Vân là vào ngày tám tháng giêng, cho nên đầu năm nay Tiết gia và Lâu gia đều có chút bận rộn. Bất quá hai nhà đều thập phần cam tâm tình nguyện, Lâu gia thì khỏi cần phải nói -- trước đó Lâu Chiến và Trưởng Công chúa đã tuyệt vọng chuẩn bị để nhi tử đi làm... hòa thượng, nhưng bất thình lình nhi tử không thèm làm hòa thượng nữa, còn tìm cho hai vị một tiểu thư gia thế tương đối đáng tin cậy vào cửa. Hai vị vĩnh viễn cũng sẽ không quên khi Lâu Khánh Vân trở về thuật lại cho hai vị tao ngộ của bọn họ ở Trác châu, tình cờ gặp gỡ Tiết tiểu thư, chịu ân cứu mạng của Tiết tiểu thư, hơn nữa còn nói ra nguyện vọng muốn cưới Tiết tiểu thư làm thê. Vệ Quốc Công Lâu Chiến cả đời nặng nhất là trọng tình trọng nghĩa, lập tức ở trong lòng đã nhận định Tiết Đại tiểu thư chính là tức phụ nhi của ông, Trưởng Công chúa Tuy Dương càng vui mừng khôn xiết, sự khát vọng được một tức phụ nhi đã siêu việt hết thảy, đây là thời điểm, đừng nói Lâu Khánh Vân nguyện ý cưới một tiểu thư quan gia, cho dù hắn muốn cưới một cô nương bình dân thì bà cũng sẽ cắn răng đồng ý. Thế là bà lập tức hưởng ứng lời hối thúc của Vệ Quốc Công, lôi tất cả quà tặng đã cất giữ cho tức phụ tương lai mấy năm qua chỉnh lý gọn gàng, không quá mấy ngày đã chuẩn bị ổn thoả hết thảy tới cửa Tiết gia cầu hôn.
Mà Tiết gia bên kia, lúc bắt đầu thì bị ép lâm vào thế không thể không đáp ứng, dần dần biến thành "phi quân không gả", trong đó cũng mười phần liên quan đến việc Lâu Khánh Vân thường xuyên tới cửa lấy lòng. Hiện tại trên dưới Tiết gia, đừng nói là Tiết Vân Đào, ngay cả Ninh thị và Tiết Kha cũng khen tôn nữ tế tương lai không dứt miệng, chưa nói đến thân phận Thế tử Vệ Quốc Công phủ của Lâu Khánh Vân, chỉ là xét riêng tính tình lễ nghĩa thập phần chu toàn cũng đủ để cảm thấy hắn thật là một hài tử tuyệt vời.
(Phi quân không gả: không phải chàng thì em hổng theo)
Một mối hôn nhân mà được đến hai nhà chung tay thúc đẩy thì làm sao mà không náo nhiệt cho được? Tuy rằng bên ngoài cũng có lời đồn thổi về việc dòng dõi hai nhà không thích hợp, nhưng không hề ảnh hưởng một chút nào đến nguyện vọng kết thân của hai nhà. Mắt thấy ngày lành này liền phải tới tay, Vệ Quốc Công và Trưởng Công chúa Tuy Dương suốt ngày vui vẻ ra mặt, bộ dáng "nhiều năm tâm nguyện rốt cuộc đã được đạt thành".
Trường Ninh Hầu phủ gần đây thật sự có quá nhiều chuyện buồn bực, Tống An Đường ở bên ngoài gặp xui xẻo không thể hiểu được, về nhà còn mắc phải bệnh quái lạ, miễn cưỡng thành thân, ngay cả phu thê động phòng cũng làm không được, phải hơn mười ngày sau thì tình huống mới thoáng chuyển tốt một chút. Còn lời đồn đãi về thân thế của Úc thị ở bên ngoài khiến cho Úc thị trong khoảng thời gian này căn bản không dám ló mặt đi thăm thân hữu, ngay cả ra cửa cũng không dám, suốt ngày ở trong phủ dạy dỗ tức phụ vừa cưới vào cửa.
Mà nói đến xuất thân của tức phụ này thì ngay cả thiếp thị cũng không bằng, Úc thị không chỉ không cho nàng ta một chút quyền lợi nào, còn ngày ngày hành hạ tức phụ bắt học quy củ, nghiễm nhiên chính là một phó bản của Ngụy lão phu nhân, hơn nữa sau vài lần giáo huấn, Úc thị liền trực tiếp muốn Ngụy Chỉ Lan đưa ra của hồi môn để sung nhập vào công khố.
Của hồi môn của Ngụy Chỉ Lan là một nửa sản nghiệp của Ngụy gia nàng ta và Ngụy Chỉ Cầm cùng phân chia, đây chính là thứ nàng ta ỷ lại để sinh tồn, không bao giờ có khả năng sung nhập vào công khố của Tống gia. Mặc kệ Úc thị hành hạ nàng ta thế nào thì nàng ta nhất định không chịu nhả ra. Úc thị ép bức quá sát, nàng ta dứt khoát bằng bất cứ giá nào cũng phải tìm người Ngụy gia đến trước cửa Trường Ninh Hầu phủ làm ầm ĩ, lôi tâm tư của Úc thị nói toạc ra trước mặt mọi người, nói là nếu Úc thị muốn ép bức, nàng ta liền đến Kinh Triệu phủ đánh trống kêu oan, để xem trong thiên hạ có đạo lý gì mà bà bà đoạt của hồi môn của tức phụ.
Úc thị không ngờ Ngụy Chỉ Lan lại lưu manh như vậy. Lúc trước nàng ta đã dọa muốn đem bằng chứng thả mê tình dược đi Kinh Triệu phủ tố cáo Tống An Đường chơi gian làm vấy bẩn nàng ta. Nhưng dù sao đó chỉ là thủ đoạn nàng ta dùng để hù dọa Tống An Đường, đâu thể nào thật sự lôi chuyện này đến Kinh Triệu phủ cáo trạng, đâu phải nàng ta thật sự không cần thanh danh. Nhưng lúc này lại không giống lúc trước, lúc này là Úc thị giơ đuốc cầm gậy muốn cướp của hồi môn của nàng ta, đây là sinh mệnh của nàng ta, đâu thể nào để Úc thị thực hiện được mục đích. Ngụy Chỉ Lan lập tức liên hệ với Ngụy gia, đáp ứng cho bọn họ tiền bạc, mướn bọn họ mang theo dòng phụ của Ngụy gia đến trước cửa Trường Ninh Hầu phủ làm ầm ĩ, làm trò trước bốn phía phố phường vạch trần trò xiếc của Úc thị, đánh đòn phủ đầu khiến Úc thị có miệng cũng không chối được, đành phải trước mặt mọi người hứa hẹn sẽ không động đến của hồi môn của Ngụy Chỉ Lan. Nếu không làm như thế, Ngụy gia đều là hạng người lưu manh du côn, có thể thật sự phải xông vào phủ lôi mụ ta đến Kinh Triệu phủ.
Cho tới bây giờ, Úc thị mới có chút minh bạch, mình đây cưới về một củ khoai lang phỏng tay. Vốn tưởng rằng chỉ cần không cho nàng ta phô trương, không cho nàng ta mặt mũi thì Ngụy Chỉ Lan có thể cảm thấy nan kham, nhưng người ta căn bản không ngại. Bây giờ mới vừa miễn cưỡng cưới vào, mới vừa vào cửa mấy ngày liền dám triệu tập người của mẫu gia đến trước cửa mà nháo, thấy thế nào cũng không phải là tiểu thư của một gia đình đứng đắn có thể làm ra. Úc thị lần đầu tiên cảm giác được hối hận là gì nhưng đã quá muộn.
Một trận này Ngụy Chỉ Lan thắng vô cùng xinh đẹp. Úc thị trong khoảng thời gian ngắn không dám động đến của hồi môn của nàng ta, đành phải ở trong phủ dùng quy củ cố gắng hành hạ nàng ta, thậm chí còn hạn chế không cho nhi tử cùng phòng với nàng ta. Vì thế Ngụy Chỉ Lan đã gả vào Tống gia gần một tháng, Tống An Đường vẫn chưa bước vào viện nàng ta một bước.
*Đăng tại Truyện Bất Hủ*
Bên phía Tống gia nháo đến mức "gà bay chó sủa", Tiết gia bên này lại vô cùng hòa hợp.
Tết Đoan Ngọ là lúc phu gia của khuê nữ đã xuất giá có phong tục tặng lễ vật về nhà cho mẫu gia, nhưng Tiết Thần còn chưa gả đi mà Lâu gia đã tặng đến lễ vật rất phong phú trong dịp tết Đoan Ngọ, đây đã chứng tỏ Lâu gia rất coi trọng tức phụ tương lai. Bốn gánh quà lễ đưa đến ngõ Yến tử đều những tặng vật theo tục lệ của tết Đoan ngọ, ngoài ra còn có mấy xe rượu cống Lan Lăng xuân "vạn kim khó cầu" đều kéo vào đại môn Tiết gia. Trên tất cả bánh ú đoàn viên đều có dán chữ Ngự tứ, có thể thấy được mấy thứ này đều rất có lai lịch.
Hiện giờ Tiết Vân Đào thật hận không thể nhận tế tử tương lai Lâu Khánh Vân làm nhi tử, chỉ cần nghe được có người nhắc đến hắn là ông đã cười không khép miệng được, liên tiếp khen ngợi hắn khắp nơi, khen đến nỗi muốn nâng hắn lên tận trời. Lâu Khánh Vân cũng thật ngoan ngoãn, câu trước câu sau đều cho Tiết Vân Đào thể diện cực đại; ngay cả Vệ Quốc Công Lâu Chiến cũng cứ mở miệng là kêu Tiết Vân Đào lão đệ, giống như sợ người khác không biết Lâu gia và Tiết gia đã kết thân gia.
Chiếu theo lời cho phép của Tiết Vân Đào, từ sau khi Lâu Khánh Vân tới cửa bái phỏng thì số lần xuất nhập Tiết gia đã có thể nói là thường xuyên, cứ ba ngày hai bữa là tới cửa, kinh động đến cả Đông phủ. Ninh thị còn cố ý kêu Tiết Vân Đào trở về chỉ để bỏ nhỏ chuyện này với nhi tử, hỏi nhi tử có phải Lâu Thế tử qua lại quá tự do. Tiết Vân Đào thì khen ngược, vỗ ngực làm người bảo đảm cho Lâu Khánh Vân, gánh lấy hết thảy trách nhiệm lên người, không hề kéo chân sau của Lâu Khánh Vân và Tiết Thần một chút nào.
Mùa hạ này thật nóng đến mức khó chịu, Tiết Thần mặc bộ váy lụa xòe, ngồi dựa vào Quan Ngư đình, hận không thể biến thành con cá lặn xuống nước cho mát. Lâu Khánh Vân ngồi ở bàn đá lột quả vải cho nàng. Quả vải cống phẩm của Quảng Tây đưa vào cung, Vệ Quốc Công phủ được mười sọt, Lâu Khánh Vân đem năm sọt tới tặng Tiết gia: ba sọt ở ngõ Yến tử, hai sọt đưa đến Đông phủ.
Tiết gia lúc trước thật cũng không phải chưa bao giờ được ăn quả vải, chỉ là không có năm nào giống năm nay, trên dưới toàn phủ đều có thể ăn. Hiện giờ Lâu Khánh Vân đến Tiết gia quả thực còn được hoan nghênh hơn so với chủ nhân Tiết gia, hơn nữa Lâu Khánh Vân không hề làm giá, ngay cả a bá quét rác hắn cũng có thể trò chuyện vài câu, trong phủ thật không có ai mà không thích cô gia tương lai này.
Tiết Thần cũng thực sự rất bội phục bản lĩnh xoay chuyển càn khôn của Lâu Khánh Vân, chàng ta được năng khiếu trời cho có thể làm một chuyện thực ngượng ngùng biến thành một cách tự nhiên như là ăn cơm uống nước -- một cô gia tương lai chưa đón dâu lại có thể cần mẫn đi đến nhà nhạc phụ tương lai như vậy.
Lâu Khánh Vân lột vài quả vải đặt trên chén băng sau đó đưa đến trước mặt Tiết Thần: “Lột xong rồi đó nàng ăn đi. Có muốn ta đút cho nàng không?”
Tiết Thần nhìn bộ dáng "nóng lòng muốn thử" của Lâu Khánh Vân, không khỏi lườm chàng ta một cái coi thường, sau đó tiếp nhận chén băng, bỏ một quả vải mát lạnh vào miệng mới cảm thấy thời tiết hầm hập đỡ hơn một chút, hỏi Lâu Khánh Vân: “Dạo này Đại Lý Tự không bận rộn gì sao? Làm thế nào cứ ba ngày hai bữa là chàng lại tới đây?”
Lâu Khánh Vân ngồi một bên nhìn Tiết Thần ăn, trên mặt khô mát không hề có một chút mồ hôi nào. Tiết Thần đột nhiên có điểm hâm mộ thể chất của chàng ta, nghe Lâu Khánh Vân trả lời: “Bận chứ. Bất quá có bận cũng phải tới thăm nương tử.”
Tiết Thần nóng đến nỗi không có sức lực khắc khẩu với chàng ta. Lâu Khánh Vân bắt đầu lải nhải nói chuyện với nàng, chỉ cần có chàng ở trước mặt thì Tiết Thần vĩnh viễn không có thời điểm cảm thấy nhàm chán, cho dù thời tiết nóng bức, tâm tình bực bội, chỉ cần thấy chàng liền cảm thấy hết thảy đều có thể chịu đựng được.
Lâu Khánh Vân thấy nàng vừa đến mùa hè liền ỉu xìu, còn gầy thành như vậy, không khỏi lên kế hoạch: “Chờ mùa hè sang năm ta sẽ dẫn nàng đi Thừa Đức, ta có trang viên ở đó. Chúng ta sẽ đến đó vào tiết Đại thử ở cho đến tiết Lập thu thì trở về. Chỗ đó còn có một vườn nho, chúng ta rảnh rỗi liền có thể đi hái nho ăn.”
(Tiết Đại thử: là ngày nóng nhất trong năm bắt đầu từ ngày 23/7 đến ngày 7/8. Tiết Lập thu: là lúc thời tiết chuyển sang mùa thu, bắt đầu mùa thu hoạch từ ngày 7/8 đến ngày 23/8)
Tiết Thần bị chàng ta chọc cười. Toàn bộ mùa hè nàng bị giảm cân nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng của Lâu Khánh Vân mà không có thống khổ như những năm trước, thẳng đến khi thời tiết bắt đầu mát mẻ lại thì những ngày khổ sở của Tiết Thần rốt cuộc chấm dứt.
Lại qua mùa thu, Tiết Thần liền chính thức phải chuẩn bị dọn đường cho lễ thành thân. Dưới sự giám sát của Ninh thị, Tiết Thần thêu tốt hai bộ áo cưới và bao gối, còn xiêm y và vỏ chăn thì đều do tú nghệ sư tốt nhất của kinh thành tới phủ để làm, hết thảy đều do Ninh thị và Tiêu thị phụ trách, không cần Tiết Thần nhọc lòng.
Còn hôn sự của Tĩnh tỷ nhi và Đường Phi là vào tháng sáu sang năm, nói cách khác, từ giờ trở đi Tĩnh tỷ nhi cũng phải bắt đầu thêu áo cưới, làm bao gối. Bất quá, Tĩnh tỷ nhi lại rất thích làm mấy thứ này, suốt ngày nghẹn ở trong phòng cũng không cảm thấy buồn.
Đến tháng mười một, ở chỗ Tiết Tú rốt cuộc truyền đến tin tức, hai di nương của Nguyên gia đã bị tống cổ đến thôn trang, mà nàng cũng đã mang thai. Tin này làm mọi người trong Tây phủ đều cao hứng một phen, bởi vì chỉ cần Tiết Tú sinh hài tử thì mới xem như đứng vững gót chân ở Nguyên gia, mà không thể nghi ngờ, hài tử này của Tiết Tú tới thật sự quá kịp thời.
Tiết Thần và Hàn Ngọc cùng nhau đi Nguyên gia thăm Tiết Tú, bởi vì đang trong ba tháng đầu nên thai tượng còn chưa vững chắc, do đó Tiết Tú liền nhất nhất theo lời đại phu nằm ở trên giường dưỡng thai. Hai người được ma ma cận thân của Tiết Tú đón vào, thấy Tiết Tú đang thò người ra mép giường mà nôn, nôn đến nỗi "ruột gan đứt từng khúc" khiến Tiết Thần và Hàn Ngọc đều sợ hết hồn.
Chờ khi nàng nôn xong mới tiếp nhận trà trong tay nha hoàn uống một ngụm, vỗ vỗ vào bên cạnh giường nói với Tiết Thần và Hàn Ngọc: “Các muội mau ngồi đi, ta thật không có biện pháp chiêu đãi các muội, vật nhỏ này quá hành người.”
Tiết Thần và Hàn Ngọc nhìn nhau, sau đó một người ngồi ở đôn nhỏ ở đầu giường, một người ngồi trên mép giường. Ba người đang nói chuyện thì thấy Nguyên phu nhân đích thân dẫn người bưng một chén canh gà lại đây, Tiết Thần và Hàn Ngọc hành lễ với Nguyên phu nhân. Nguyên phu nhân cũng biết Tiết Thần là biểu muội của tức phụ, đã đính thân với Vệ Quốc Công phủ, bởi vậy đối với bọn Tiết Thần tới chơi thực là cảm kích, ân cần chu đáo, cho Tiết gia không ít thể diện.
Bởi vì Tiết Tú vẫn nôn liên tục cho nên Tiết Thần và Hàn Ngọc cũng không thể nói chuyện được nhiều với nàng, chỉ dặn dò vài câu ráng dưỡng cho thật tốt rồi quay trở về.
Vừa về đến phủ là đúng lúc Tiêu thị muốn tìm nàng, nói một đám trang sức mới vừa làm xong muốn Tiết Thần đến chọn -- tuy rằng tất cả đều mang đến Lâu gia, nhưng có bộ dùng để làm quà, có bộ để cho nàng dùng, vì thế phải phân biệt ra nên muốn Tiết Thần tự mình xem xét mới được.
Trang sức do nữ chưởng quầy của cửa hàng đích thân mang lại, nhìn thấy Tiêu thị và Tiết Thần bước vào liền vui sướng đứng lên, cúi người hành lễ với Tiêu thị và Tiết Thần, cực kỳ hòa khí. Sau khi ba người ngồi xuống, nữ chưởng quầy liền xốc lên tấm lụa đỏ phủ trên bàn, lộ ra ba mâm bọc vải nhung đỏ thẫm, bên trong bày chỉnh tề đủ loại trang sức màu sắc kiểu mẫu đa dạng, hoa hòe lộng lẫy, ánh vàng rực rỡ khiến người chói mắt.
Tin tức Tiết Đại tiểu thư sắp thành thân truyền ra ngoài, mặc kệ là cửa hàng hay điền trang xa đến mức nào đều sai người mang hậu lễ vội vàng đưa tới kinh thành. Còn các chưởng quầy và trang đầu bên trong kinh thành và vùng phụ cận thì đều đích thân tới cửa chúc mừng Tiết Thần, đưa lễ vật biểu lộ tâm ý. Tất cả các quà tặng này đều được Tiêu thị ghi vào danh sách của hồi môn, sau đó nhập vào quà cưới của Tiết gia. Chỉ riêng quà tặng thôi mà gom lại cũng đến tám mươi gánh, chưa kể đến tiền biếu.
Từ khi Tiết Thần tiếp nhận của hồi môn của Lư thị, tất cả các cửa hàng đều có sự phát triển mạnh về tiền lời, rất nhiều cửa hàng mới được đầu tư lại bỗng nhiên nổi tiếng, khiến cho Tiết Thần kiếm lời không ít đồng thời cũng cho các chưởng quầy thêm hoa hồng. Những biến đổi này các chưởng quầy cũng đều thấy rõ, trong lòng rất rõ ràng ai mới có thể hướng dẫn bọn họ cách kiếm tiền, đương nhiên tìm mọi cách nịnh bợ Tiết Thần.
Mắt thấy đã vào tháng chạp, trong cung ban xuống cháo mồng tám tháng chạp, Tiết Vân Đào liền cung phụng chén cháo tới trước bài vị tổ tiên, dẫn đầu cả nhà cùng nhau quỳ lạy tế tổ, tạ chủ long ân.
Của hồi môn của Tiết Thần đã chuẩn bị không sai biệt lắm, Tiêu thị phải trưng thu thêm vài viện làm thành khố phòng tạm thời để cất chứa toàn bộ của hồi môn. Người đưa gả Tiết Thần đương nhiên là Tĩnh tỷ nhi và Hàn Ngọc, Tiết Tú mang thai nên không tiện bồi nàng, Tiết Thần đương nhiên hiểu được, muốn Tiết Tú phải tĩnh dưỡng cho tốt, không cần nhọc lòng chuyện khác.
Bởi vì hôn sự của Tiết Thần cùng Lâu Khánh Vân là vào ngày tám tháng giêng, cho nên đầu năm nay Tiết gia và Lâu gia đều có chút bận rộn. Bất quá hai nhà đều thập phần cam tâm tình nguyện, Lâu gia thì khỏi cần phải nói -- trước đó Lâu Chiến và Trưởng Công chúa đã tuyệt vọng chuẩn bị để nhi tử đi làm... hòa thượng, nhưng bất thình lình nhi tử không thèm làm hòa thượng nữa, còn tìm cho hai vị một tiểu thư gia thế tương đối đáng tin cậy vào cửa. Hai vị vĩnh viễn cũng sẽ không quên khi Lâu Khánh Vân trở về thuật lại cho hai vị tao ngộ của bọn họ ở Trác châu, tình cờ gặp gỡ Tiết tiểu thư, chịu ân cứu mạng của Tiết tiểu thư, hơn nữa còn nói ra nguyện vọng muốn cưới Tiết tiểu thư làm thê. Vệ Quốc Công Lâu Chiến cả đời nặng nhất là trọng tình trọng nghĩa, lập tức ở trong lòng đã nhận định Tiết Đại tiểu thư chính là tức phụ nhi của ông, Trưởng Công chúa Tuy Dương càng vui mừng khôn xiết, sự khát vọng được một tức phụ nhi đã siêu việt hết thảy, đây là thời điểm, đừng nói Lâu Khánh Vân nguyện ý cưới một tiểu thư quan gia, cho dù hắn muốn cưới một cô nương bình dân thì bà cũng sẽ cắn răng đồng ý. Thế là bà lập tức hưởng ứng lời hối thúc của Vệ Quốc Công, lôi tất cả quà tặng đã cất giữ cho tức phụ tương lai mấy năm qua chỉnh lý gọn gàng, không quá mấy ngày đã chuẩn bị ổn thoả hết thảy tới cửa Tiết gia cầu hôn.
Mà Tiết gia bên kia, lúc bắt đầu thì bị ép lâm vào thế không thể không đáp ứng, dần dần biến thành "phi quân không gả", trong đó cũng mười phần liên quan đến việc Lâu Khánh Vân thường xuyên tới cửa lấy lòng. Hiện tại trên dưới Tiết gia, đừng nói là Tiết Vân Đào, ngay cả Ninh thị và Tiết Kha cũng khen tôn nữ tế tương lai không dứt miệng, chưa nói đến thân phận Thế tử Vệ Quốc Công phủ của Lâu Khánh Vân, chỉ là xét riêng tính tình lễ nghĩa thập phần chu toàn cũng đủ để cảm thấy hắn thật là một hài tử tuyệt vời.
(Phi quân không gả: không phải chàng thì em hổng theo)
Một mối hôn nhân mà được đến hai nhà chung tay thúc đẩy thì làm sao mà không náo nhiệt cho được? Tuy rằng bên ngoài cũng có lời đồn thổi về việc dòng dõi hai nhà không thích hợp, nhưng không hề ảnh hưởng một chút nào đến nguyện vọng kết thân của hai nhà. Mắt thấy ngày lành này liền phải tới tay, Vệ Quốc Công và Trưởng Công chúa Tuy Dương suốt ngày vui vẻ ra mặt, bộ dáng "nhiều năm tâm nguyện rốt cuộc đã được đạt thành".
Bình luận truyện