Thịnh Sủng Chi Hạ
Chương 40: Chúc mừng
Nha hoàn sợ chết khiếp nhưng may Kiều thị lo Triệu di nương sắp lâm bồn nên chuẩn bị sẵn bà đỡ trong phòng người hầu.
Bà đỡ được mời tới, lúc nhìn dòng máu đỏ tươi chảy từ mép giường xuống dưới đất thì bà sợ đến mức hồn vía lên mây. Bà liên tục xua tay, “Ta không thể đảm đương chuyện này, nguy cấp lắm rồi, mau mời đại phu!”
Nha hoàn luống cuống tay chân trước mấy lời đó. Triệu di nương nằm trên giường với mồ hôi đầm đìa như những hạt đậu lớn, miệng nàng ta bất lực rên rỉ giống sắp ngất tới nơi. Nha hoàn thấy vậy nên chả dám trì hoãn nữa, nàng ấy cấp tốc đi tìm đại lão gia và đại thái thái.
Mai Dần với Kiều thị đang ngủ thì giật bắn mình khi nghe người hầu bẩm báo.
Hai người có mỗi Mai Tương là con trai, hiện giờ hắn bị đưa đến Thiểm Tây và chỉ để lại giọt máu này. Tuy thất vọng vì đứa trẻ đến từ bụng một di nương nhưng dù sao nó vẫn là tôn nhi của bọn họ.
Kiều thị vội vã sai người đi mời đại phu rồi giao trách nhiệm trông coi cho Lưu mụ mụ.
Vụ việc ầm ĩ đến gà bay chó sủa, ngay cả những viện tử khác cũng nghe thấy. Mai Như chưa ngủ, nàng mặc áo mỏng màu xanh ngọc, tóc búi lỏng lẻo và đang sao chép tài liệu dưới ánh nến. Bên ngoài ồn ào nên nàng bảo Ý Thiền ra xem có chuyện gì. Chẳng mấy chốc, Ý Thiền quay lại để hoảng hốt báo tin, “Cô nương, Triệu di nương trong viện của đại gia sắp sinh nhưng tình trạng có vẻ nguy hiểm lắm…”
Thông tin trên khiến Mai Như kinh hãi.
Kiếp trước Triệu di nương mang thai và được ca ca cưng chiều vô lối, thành thử nàng ta ngó lơ mọi quy củ. Về sau đại tẩu hạ quyết tâm làm ầm lên nhưng Triệu di nương ngày càng vênh váo. Mẫu thân chướng mắt bèn nói ca ca đưa Triệu di nương đến thôn trang an dưỡng, ai ngờ mới đi nửa đường thì nàng ta sảy thai. Việc mất con tất nhiên làm Triệu di nương căm tức, nàng ta suốt ngày lải nhải tẩu tử hại chết con mình. Ca ca dễ mềm lòng nên cứ chĩa mũi dùi vào tẩu tẩu.
Song hiện tại Triệu di nương bình yên ở trong phủ thì sao lại phát sinh sự cố?
Mai Như ngờ vực nhíu mày, “Nguyên nhân là gì?”
Ý Thiền thuật lại những gì mình nghe ngóng được; nàng ấy nói rằng Triệu di nương bị động thai lúc chơi bài cửu và đến tối thì sự việc phát triển thành thế này.
“Sao tự dưng lại bị động thai?” Mai Như vẫn thấy khó hiểu.
Ý Thiền hạ thấp giọng rồi kể đầu đuôi mọi chuyện, nàng ấy khuyên nhủ, “Cô nương tuyệt đối đừng để trong lòng, người nọ đã chẳng tự biết thân phận mà còn giận dỗi cô nương với đại gia.”
Mai Như âm thầm thở dài.
Nàng hoàn toàn chẳng quan tâm vụ Triệu di nương tức nàng, nhưng nếu con của ca ca chịu tổn thương thì nàng sẽ day dứt. Nhất là trước lúc rời kinh, ca ca đã phó thác việc này cho nàng.
Huống hồ nàng từng mang thai, từng làm mẫu thân mấy ngày nên biết thời khắc cái thai có vấn đề thì đau đớn cỡ nào.
Không biết nghĩ đến điều gì mà Mai Như khẽ than thở. Nàng đương nhiên chẳng thể tới chỗ Triệu di nương, vì vậy nàng phái nha hoàn đến xem tình hình.
Một đêm đầy bất ổn.
Sáng sớm hôm sau, tiểu nha hoàn kia quay về. Nàng ấy thông báo Triệu di nương chưa đẻ và đêm qua đã ngất vô số lần. Mai Như nghe vậy thì không khỏi lo cho đứa bé. Khi đến gặp Kiều thị, Mai Như phát hiện nương cũng vô cùng lo âu, thế là nàng cảm thấy tội lỗi gấp bội.
“Nương…” Mai Như hiếm lắm mới đứng yên trước mặt Kiều thị để chờ nghe răn dạy.
Kiều thị vừa xoa đầu nàng vừa thở dài, “Chuyện này có liên quan gì đến Tuần Tuần đâu? Đành phải xem vận may của đứa bé thôi.”
Mai Như vượt qua cửa ải Kiều thị nhưng vẫn sợ bị lão tổ tông trách phạt.
Tin tức dĩ nhiên đã đến tai Đỗ lão thái thái.
Kỳ thật chuyện này rất khó xử, di nương sinh con nhưng đây là đứa trẻ đầu tiên đến từ đám cháu trong nhà. Bất kể thế nào, cái thai đó vẫn là chắt của bà. Đỗ lão thái thái cử hai người đi trông chừng còn bà đợi tin tại Xuân Hi Đường. Mọi người lục tục tới thỉnh an, khuôn mặt lão thái thái vặn vẹo khi thấy Mai Như.
“Tuần Tuần!” Đỗ thị nặng nề kêu.
Mai Như lại gần bà với cái đầu cúi gằm.
Lão thái thái giơ tay chọc trán nàng, bà bực bội mắng, “Bắt đầu từ ngày mai, ta cấm túc con ba ngày. Con hãy biết điều mà ở yên trong phòng!”
Mai Như đáp, “Vâng ạ.” Sau đó nàng ngượng ngùng quay về chỗ ngồi bên cạnh Kiều thị.
Không biết thời gian trôi qua bao lâu nhưng rốt cuộc có người hầu vội vàng đến báo tin vui, “Chúc mừng lão tổ tông, chúc mừng lão tổ tông!”
Mọi người vừa nghe chúc mừng thì mặt mày giãn hẳn ra, Mai Như ngỡ ngàng song cũng thở phào nhẹ nhõm.
Đỗ lão thái thái hỏi ngay, “Trai hay gái?”
“Là một bé gái bụ bẫm, chúc mừng lão tổ tông được chắt gái.”
Mai Như ngớ người khi nghe tin ca ca có con còn mình có cháu. Suy cho cùng, kiếp trước ca ca không để lại giọt máu nào và nàng cũng chẳng có con nối dõi. Kiếp này lại khác, không biết ca ca sẽ nghĩ gì về đứa bé kia. Thế rồi nàng lại thầm hỏi nếu Đổng thị biết tin thì sẽ có cảm xúc ra sao.
Lão thái thái chỉ hỏi qua quýt về Triệu di nương, thuộc hạ trả lời, “Vẫn đang hôn mê.”
“Để đại phu khám đi,” Lão thái thái ra lệnh rồi phất tay cho người lui xuống.
Lát sau, Đỗ lão thái thái giữ Kiều thị lại nói chuyện còn những người khác đều rời đi.
Hồi trước mỗi lần nhớ đến Đổng thị, Mai Như luôn lo lắng Dao tỷ tỷ có khỏe không, liệu có bị đại tẩu ức hiếp, hay là nàng ấy đã lấy người khác chưa. Trong lúc nàng suy tư, Mai Thiến vốn đi đằng trước nhưng nàng ấy bước chậm lại để ngỏ lời mời, “Tam muội muội, tí nữa muội đến phòng ta uống chén trà nhé?” Nói xong, nàng ấy liền mỉm cười.
Nụ cười của Mai Thiến thật đẹp mắt, Mai Như ngẩn ngơ nhìn với tâm trạng thiếu thoải mái. Song trước ngày rời kinh, nàng đã nhờ nhị tỷ tỷ chiếu cố đại tẩu nên giờ biết nàng ấy có chuyện cần nói thì Mai Như chỉ cười nhạt, “Tỷ chờ chút ta sẽ tới ngay.”
Nàng khó khăn lắm mới được ra ngoài kinh thành, vì vậy lúc về có mang theo quà tặng các tỷ muội trong phủ.
Mai Như tặng đại tỷ tỷ cây trâm khắc hai chữ hỉ cùng năm con dơi[1], rất phù hợp làm lễ vật mừng hôn lễ của tỷ ấy. Nàng chọn cho nhị tỷ tỷ thỏi mực với hình non nước được chạm trổ bằng vàng. Còn của Bình tỷ nhi là mấy bao bánh gạo do nữ đầu bếp nấu tại Trác Châu.
Hiện tại nàng không thể đi thăm đứa bé mới sinh, ngày mai còn bị cấm túc nữa. Mai Như nhân lúc rảnh rỗi bèn đưa quà đến chỗ các tỷ muội.
Mai Vân là người trầm lặng và chẳng ham tranh đoạt, nàng ấy khách khí cảm ơn. Bình tỷ nhi nóng tính, động tới một cái là nàng ta bùng cháy. Nàng ta bất mãn chất vấn khi thấy món bánh gạo bình thường được bày trên đĩa, “Tam tỷ tỷ tính dùng thứ này tống cổ ta hả?” Dứt lời, nàng ta hậm hực làu bàu.
“Tứ muội muội không thích thì thôi.” Mai Như vừa nói đã vươn tay thu hồi bánh.
Bình tỷ nhi kêu “ấy” một tiếng rồi mạnh miệng nói, “Ta nếm thử là được chứ gì?”
Lần nếm thử này kéo dài bất tận, đến Mai Như cũng muốn ăn một cái. Bình tỷ nhi lập tức bảo vệ bánh như gà mái bảo vệ thức ăn.
Mai Như bật cười rồi đến chỗ nhị tỷ tỷ.
Mỗi mình Mai Thiến sống tại viện tử của lão tổ tông. Phòng nàng ấy được trang trí thanh nhã, thích hợp để người ốm yếu như nàng ấy tĩnh dưỡng.
Mai Như lấy thỏi mực ra khỏi tráp và mở lời, “Trên đường về ta tình cờ bắt gặp thỏi mực do Lý Đình Chương[2] điều chế, ta biết nhị tỷ tỷ yêu thích hội họa lẫn thư pháp nên mới tặng nhị tỷ tỷ.”
“Cảm tạ tam muội muội.” Mai Thiến nhận thỏi mực rồi sai Minh Chi cất kỹ, nàng ấy tiếp lời, “Tam muội muội có lòng.”
Mai Như khẽ cười, nàng hỏi, “Nhị tỷ tỷ, đại tẩu thế nào rồi? Tẩu ấy đã khỏe hơn chưa?”
Mai Thiến trả lời, “Ta cũng định nói về chuyện này với tam muội muội. Dao tỷ tỷ đã khỏe hơn nhiều, còn việc tam muội muội bận tâm thì nghe đâu vài ngày trước Đổng gia có nhìn trúng một nhà.”
“Hở?” Mai Như sửng sốt. “Tỷ có biết là nhà ai không?”
Mai Thiến lắc đầu, nàng ấy ho vô tay rồi áy náy đáp, “Tam muội muội, mấy ngày nay ta bệnh, lão tổ tông cấm ta rời phủ nên ta chưa có cơ hội hỏi thăm kỹ càng.”
Mai Như quá rành tính nết Tiền thị của Đổng phủ, người hám tiền như vậy thì chả biết nhìn trúng nhà nào.
Mai Như cứ canh cánh chuyện này trong lòng. Khi nàng về viện tử thì Kiều thị đã quay lại từ Xuân Hi Đường, bà quyết đoán sai nhũ mẫu ôm đứa bé sơ sinh về đây để bà đích thân nuôi dạy. Nếu giao cho kẻ ngu xuẩn như Triệu di nương, e rằng hạt giống tốt cũng mọc lệch mất!
Mấy lời này làm Mai Như dừng chân.
Kiếp trước nàng chưa từng gần gũi trẻ con, hơn nữa nàng còn bị sảy thai, vì vậy Mai Như luôn thấy tiếc nuối. Trí tò mò thôi thúc nàng đứng chờ nhũ mẫu mang em bé tới để nhìn một cái.
Không bao lâu sau, nhũ mẫu ẵm đứa bé đến.
Đứa bé trong tã lót nhỏ xíu xiu, da nhăn nhúm, và rất mềm mại. Tuy nhiên nàng chẳng thể phân biệt đường nét trên khuôn mặt đứa bé giống ai.
Con nít thật kỳ bí.
Kiều thị nhận lấy đứa trẻ từ tay nhũ mẫu, bà ôm nó vào lòng để ngắm nghía rồi mừng rỡ nhận xét, “Giống Tương ca nhi.”
Lưu mụ mụ cũng phụ họa, “Thái thái nhìn kìa, đôi mắt lẫn cái mũi này chẳng phải y chang Tương ca nhi hồi nhỏ sao?”
Mai Như nghe vậy thì không tin nổi, bọn họ thật sự nhìn ra được mấy nét đó từ mặt đứa nhỏ này à?
Kiều thị bồng bế trong chốc lát, bà nhìn Mai Như đứng cạnh mình rồi cười nói, “Tuần Tuần muốn ôm không?”
Mai Như run run vươn tay và thận trọng ôm lấy đứa bé. Cảm giác nặng trịch trên đôi tay quá đỗi kỳ diệu. Nàng cúi đầu nhìn cô nhóc quấn tã nhưng bé nhắm nghiền hai mắt mà say sưa ngủ, bé cực kỳ ngoan ngoãn lẫn im lặng trong vòng tay nàng. Mai Như lặng lẽ ngắm bé, nội tâm nàng đau xót một cách khó hiểu. Nàng chợt nghĩ không biết con mình kiếp trước trông thế nào; là trai hay gái, vâng lời hay bướng bỉnh, liệu có gọi nàng là mẫu thân không.
Trái tim nàng bất giác nhói đau khiến Mai Như chẳng kịp phòng ngừa, nàng hấp tấp trả đứa bé cho nhũ mẫu.
“Tuần Tuần, sao mắt con đỏ thế?” Kiều thị hiếu kỳ hỏi.
Mai Như cười cay đắng, “Con mừng thay cho ca ca.” Nàng bổ sung, “Nương, con muốn viết thư báo tin vui cho ca ca.”
“Ừ!” Kiều thị hào hứng đồng ý.
Đêm hôm ấy, Mai Như viết thư gửi Mai Tương. Nàng sợ Triệu di nương thêm mắm dặm muối nên kể tường tận mọi việc, lúc viết đến đứa nhỏ thì nàng không quên thêm một câu: Ca ca, nương bảo đứa bé giống ca.
Nửa tháng sau, Mai Tương nhận được lá thư này.
Hắn chả tưởng tượng nổi mình đã có con gái. Mai Tương ngơ ngác hồi lâu rồi chạy ra ngoài lều, trực giác mách bảo hắn phải làm gì đó nhưng hắn không biết nên làm gì. Hắn đứng chôn chân tại chỗ, khi thấy một người đi ngang qua thì hắn cười ngớ ngẩn, “Ta có khuê nữ giống ta như đúc.”
Phó Tranh đực mặt ra, hắn thoáng khựng lại rồi phá lệ mà hờ hững đáp trả, “Chúc mừng.”
Mai Tương chạy về lều để đặt bút hồi âm.
Cuối thư, hắn dè dặt hỏi hai câu: Dao tỷ tỷ của muội chuẩn bị hôn sự đến đâu rồi? Nàng có biết về con bé không?
Viết xong, Mai Tương thấp thỏm hơn trước bội phần. E rằng sự xuất hiện của con bé sẽ càng khiến nàng ấy cự tuyệt gặp hắn. Trước kia hai người cãi lộn vì đứa bé này, bây giờ hắn nào còn mặt mũi nữa?
Lời tác giả
Phó Tra tiếp tục yêu cầu tăng đất diễn →_→.
Mẹ ruột: Con thèm bánh bao không?
Phó Tra: Thèm!
Mẹ ruột: Lại đây, mẹ cho con bốn vỉ bánh bao chay, nhận lấy rồi ngồi một chỗ mà ăn!
Phó Tra: Cút!
Bà đỡ được mời tới, lúc nhìn dòng máu đỏ tươi chảy từ mép giường xuống dưới đất thì bà sợ đến mức hồn vía lên mây. Bà liên tục xua tay, “Ta không thể đảm đương chuyện này, nguy cấp lắm rồi, mau mời đại phu!”
Nha hoàn luống cuống tay chân trước mấy lời đó. Triệu di nương nằm trên giường với mồ hôi đầm đìa như những hạt đậu lớn, miệng nàng ta bất lực rên rỉ giống sắp ngất tới nơi. Nha hoàn thấy vậy nên chả dám trì hoãn nữa, nàng ấy cấp tốc đi tìm đại lão gia và đại thái thái.
Mai Dần với Kiều thị đang ngủ thì giật bắn mình khi nghe người hầu bẩm báo.
Hai người có mỗi Mai Tương là con trai, hiện giờ hắn bị đưa đến Thiểm Tây và chỉ để lại giọt máu này. Tuy thất vọng vì đứa trẻ đến từ bụng một di nương nhưng dù sao nó vẫn là tôn nhi của bọn họ.
Kiều thị vội vã sai người đi mời đại phu rồi giao trách nhiệm trông coi cho Lưu mụ mụ.
Vụ việc ầm ĩ đến gà bay chó sủa, ngay cả những viện tử khác cũng nghe thấy. Mai Như chưa ngủ, nàng mặc áo mỏng màu xanh ngọc, tóc búi lỏng lẻo và đang sao chép tài liệu dưới ánh nến. Bên ngoài ồn ào nên nàng bảo Ý Thiền ra xem có chuyện gì. Chẳng mấy chốc, Ý Thiền quay lại để hoảng hốt báo tin, “Cô nương, Triệu di nương trong viện của đại gia sắp sinh nhưng tình trạng có vẻ nguy hiểm lắm…”
Thông tin trên khiến Mai Như kinh hãi.
Kiếp trước Triệu di nương mang thai và được ca ca cưng chiều vô lối, thành thử nàng ta ngó lơ mọi quy củ. Về sau đại tẩu hạ quyết tâm làm ầm lên nhưng Triệu di nương ngày càng vênh váo. Mẫu thân chướng mắt bèn nói ca ca đưa Triệu di nương đến thôn trang an dưỡng, ai ngờ mới đi nửa đường thì nàng ta sảy thai. Việc mất con tất nhiên làm Triệu di nương căm tức, nàng ta suốt ngày lải nhải tẩu tử hại chết con mình. Ca ca dễ mềm lòng nên cứ chĩa mũi dùi vào tẩu tẩu.
Song hiện tại Triệu di nương bình yên ở trong phủ thì sao lại phát sinh sự cố?
Mai Như ngờ vực nhíu mày, “Nguyên nhân là gì?”
Ý Thiền thuật lại những gì mình nghe ngóng được; nàng ấy nói rằng Triệu di nương bị động thai lúc chơi bài cửu và đến tối thì sự việc phát triển thành thế này.
“Sao tự dưng lại bị động thai?” Mai Như vẫn thấy khó hiểu.
Ý Thiền hạ thấp giọng rồi kể đầu đuôi mọi chuyện, nàng ấy khuyên nhủ, “Cô nương tuyệt đối đừng để trong lòng, người nọ đã chẳng tự biết thân phận mà còn giận dỗi cô nương với đại gia.”
Mai Như âm thầm thở dài.
Nàng hoàn toàn chẳng quan tâm vụ Triệu di nương tức nàng, nhưng nếu con của ca ca chịu tổn thương thì nàng sẽ day dứt. Nhất là trước lúc rời kinh, ca ca đã phó thác việc này cho nàng.
Huống hồ nàng từng mang thai, từng làm mẫu thân mấy ngày nên biết thời khắc cái thai có vấn đề thì đau đớn cỡ nào.
Không biết nghĩ đến điều gì mà Mai Như khẽ than thở. Nàng đương nhiên chẳng thể tới chỗ Triệu di nương, vì vậy nàng phái nha hoàn đến xem tình hình.
Một đêm đầy bất ổn.
Sáng sớm hôm sau, tiểu nha hoàn kia quay về. Nàng ấy thông báo Triệu di nương chưa đẻ và đêm qua đã ngất vô số lần. Mai Như nghe vậy thì không khỏi lo cho đứa bé. Khi đến gặp Kiều thị, Mai Như phát hiện nương cũng vô cùng lo âu, thế là nàng cảm thấy tội lỗi gấp bội.
“Nương…” Mai Như hiếm lắm mới đứng yên trước mặt Kiều thị để chờ nghe răn dạy.
Kiều thị vừa xoa đầu nàng vừa thở dài, “Chuyện này có liên quan gì đến Tuần Tuần đâu? Đành phải xem vận may của đứa bé thôi.”
Mai Như vượt qua cửa ải Kiều thị nhưng vẫn sợ bị lão tổ tông trách phạt.
Tin tức dĩ nhiên đã đến tai Đỗ lão thái thái.
Kỳ thật chuyện này rất khó xử, di nương sinh con nhưng đây là đứa trẻ đầu tiên đến từ đám cháu trong nhà. Bất kể thế nào, cái thai đó vẫn là chắt của bà. Đỗ lão thái thái cử hai người đi trông chừng còn bà đợi tin tại Xuân Hi Đường. Mọi người lục tục tới thỉnh an, khuôn mặt lão thái thái vặn vẹo khi thấy Mai Như.
“Tuần Tuần!” Đỗ thị nặng nề kêu.
Mai Như lại gần bà với cái đầu cúi gằm.
Lão thái thái giơ tay chọc trán nàng, bà bực bội mắng, “Bắt đầu từ ngày mai, ta cấm túc con ba ngày. Con hãy biết điều mà ở yên trong phòng!”
Mai Như đáp, “Vâng ạ.” Sau đó nàng ngượng ngùng quay về chỗ ngồi bên cạnh Kiều thị.
Không biết thời gian trôi qua bao lâu nhưng rốt cuộc có người hầu vội vàng đến báo tin vui, “Chúc mừng lão tổ tông, chúc mừng lão tổ tông!”
Mọi người vừa nghe chúc mừng thì mặt mày giãn hẳn ra, Mai Như ngỡ ngàng song cũng thở phào nhẹ nhõm.
Đỗ lão thái thái hỏi ngay, “Trai hay gái?”
“Là một bé gái bụ bẫm, chúc mừng lão tổ tông được chắt gái.”
Mai Như ngớ người khi nghe tin ca ca có con còn mình có cháu. Suy cho cùng, kiếp trước ca ca không để lại giọt máu nào và nàng cũng chẳng có con nối dõi. Kiếp này lại khác, không biết ca ca sẽ nghĩ gì về đứa bé kia. Thế rồi nàng lại thầm hỏi nếu Đổng thị biết tin thì sẽ có cảm xúc ra sao.
Lão thái thái chỉ hỏi qua quýt về Triệu di nương, thuộc hạ trả lời, “Vẫn đang hôn mê.”
“Để đại phu khám đi,” Lão thái thái ra lệnh rồi phất tay cho người lui xuống.
Lát sau, Đỗ lão thái thái giữ Kiều thị lại nói chuyện còn những người khác đều rời đi.
Hồi trước mỗi lần nhớ đến Đổng thị, Mai Như luôn lo lắng Dao tỷ tỷ có khỏe không, liệu có bị đại tẩu ức hiếp, hay là nàng ấy đã lấy người khác chưa. Trong lúc nàng suy tư, Mai Thiến vốn đi đằng trước nhưng nàng ấy bước chậm lại để ngỏ lời mời, “Tam muội muội, tí nữa muội đến phòng ta uống chén trà nhé?” Nói xong, nàng ấy liền mỉm cười.
Nụ cười của Mai Thiến thật đẹp mắt, Mai Như ngẩn ngơ nhìn với tâm trạng thiếu thoải mái. Song trước ngày rời kinh, nàng đã nhờ nhị tỷ tỷ chiếu cố đại tẩu nên giờ biết nàng ấy có chuyện cần nói thì Mai Như chỉ cười nhạt, “Tỷ chờ chút ta sẽ tới ngay.”
Nàng khó khăn lắm mới được ra ngoài kinh thành, vì vậy lúc về có mang theo quà tặng các tỷ muội trong phủ.
Mai Như tặng đại tỷ tỷ cây trâm khắc hai chữ hỉ cùng năm con dơi[1], rất phù hợp làm lễ vật mừng hôn lễ của tỷ ấy. Nàng chọn cho nhị tỷ tỷ thỏi mực với hình non nước được chạm trổ bằng vàng. Còn của Bình tỷ nhi là mấy bao bánh gạo do nữ đầu bếp nấu tại Trác Châu.
Hiện tại nàng không thể đi thăm đứa bé mới sinh, ngày mai còn bị cấm túc nữa. Mai Như nhân lúc rảnh rỗi bèn đưa quà đến chỗ các tỷ muội.
Mai Vân là người trầm lặng và chẳng ham tranh đoạt, nàng ấy khách khí cảm ơn. Bình tỷ nhi nóng tính, động tới một cái là nàng ta bùng cháy. Nàng ta bất mãn chất vấn khi thấy món bánh gạo bình thường được bày trên đĩa, “Tam tỷ tỷ tính dùng thứ này tống cổ ta hả?” Dứt lời, nàng ta hậm hực làu bàu.
“Tứ muội muội không thích thì thôi.” Mai Như vừa nói đã vươn tay thu hồi bánh.
Bình tỷ nhi kêu “ấy” một tiếng rồi mạnh miệng nói, “Ta nếm thử là được chứ gì?”
Lần nếm thử này kéo dài bất tận, đến Mai Như cũng muốn ăn một cái. Bình tỷ nhi lập tức bảo vệ bánh như gà mái bảo vệ thức ăn.
Mai Như bật cười rồi đến chỗ nhị tỷ tỷ.
Mỗi mình Mai Thiến sống tại viện tử của lão tổ tông. Phòng nàng ấy được trang trí thanh nhã, thích hợp để người ốm yếu như nàng ấy tĩnh dưỡng.
Mai Như lấy thỏi mực ra khỏi tráp và mở lời, “Trên đường về ta tình cờ bắt gặp thỏi mực do Lý Đình Chương[2] điều chế, ta biết nhị tỷ tỷ yêu thích hội họa lẫn thư pháp nên mới tặng nhị tỷ tỷ.”
“Cảm tạ tam muội muội.” Mai Thiến nhận thỏi mực rồi sai Minh Chi cất kỹ, nàng ấy tiếp lời, “Tam muội muội có lòng.”
Mai Như khẽ cười, nàng hỏi, “Nhị tỷ tỷ, đại tẩu thế nào rồi? Tẩu ấy đã khỏe hơn chưa?”
Mai Thiến trả lời, “Ta cũng định nói về chuyện này với tam muội muội. Dao tỷ tỷ đã khỏe hơn nhiều, còn việc tam muội muội bận tâm thì nghe đâu vài ngày trước Đổng gia có nhìn trúng một nhà.”
“Hở?” Mai Như sửng sốt. “Tỷ có biết là nhà ai không?”
Mai Thiến lắc đầu, nàng ấy ho vô tay rồi áy náy đáp, “Tam muội muội, mấy ngày nay ta bệnh, lão tổ tông cấm ta rời phủ nên ta chưa có cơ hội hỏi thăm kỹ càng.”
Mai Như quá rành tính nết Tiền thị của Đổng phủ, người hám tiền như vậy thì chả biết nhìn trúng nhà nào.
Mai Như cứ canh cánh chuyện này trong lòng. Khi nàng về viện tử thì Kiều thị đã quay lại từ Xuân Hi Đường, bà quyết đoán sai nhũ mẫu ôm đứa bé sơ sinh về đây để bà đích thân nuôi dạy. Nếu giao cho kẻ ngu xuẩn như Triệu di nương, e rằng hạt giống tốt cũng mọc lệch mất!
Mấy lời này làm Mai Như dừng chân.
Kiếp trước nàng chưa từng gần gũi trẻ con, hơn nữa nàng còn bị sảy thai, vì vậy Mai Như luôn thấy tiếc nuối. Trí tò mò thôi thúc nàng đứng chờ nhũ mẫu mang em bé tới để nhìn một cái.
Không bao lâu sau, nhũ mẫu ẵm đứa bé đến.
Đứa bé trong tã lót nhỏ xíu xiu, da nhăn nhúm, và rất mềm mại. Tuy nhiên nàng chẳng thể phân biệt đường nét trên khuôn mặt đứa bé giống ai.
Con nít thật kỳ bí.
Kiều thị nhận lấy đứa trẻ từ tay nhũ mẫu, bà ôm nó vào lòng để ngắm nghía rồi mừng rỡ nhận xét, “Giống Tương ca nhi.”
Lưu mụ mụ cũng phụ họa, “Thái thái nhìn kìa, đôi mắt lẫn cái mũi này chẳng phải y chang Tương ca nhi hồi nhỏ sao?”
Mai Như nghe vậy thì không tin nổi, bọn họ thật sự nhìn ra được mấy nét đó từ mặt đứa nhỏ này à?
Kiều thị bồng bế trong chốc lát, bà nhìn Mai Như đứng cạnh mình rồi cười nói, “Tuần Tuần muốn ôm không?”
Mai Như run run vươn tay và thận trọng ôm lấy đứa bé. Cảm giác nặng trịch trên đôi tay quá đỗi kỳ diệu. Nàng cúi đầu nhìn cô nhóc quấn tã nhưng bé nhắm nghiền hai mắt mà say sưa ngủ, bé cực kỳ ngoan ngoãn lẫn im lặng trong vòng tay nàng. Mai Như lặng lẽ ngắm bé, nội tâm nàng đau xót một cách khó hiểu. Nàng chợt nghĩ không biết con mình kiếp trước trông thế nào; là trai hay gái, vâng lời hay bướng bỉnh, liệu có gọi nàng là mẫu thân không.
Trái tim nàng bất giác nhói đau khiến Mai Như chẳng kịp phòng ngừa, nàng hấp tấp trả đứa bé cho nhũ mẫu.
“Tuần Tuần, sao mắt con đỏ thế?” Kiều thị hiếu kỳ hỏi.
Mai Như cười cay đắng, “Con mừng thay cho ca ca.” Nàng bổ sung, “Nương, con muốn viết thư báo tin vui cho ca ca.”
“Ừ!” Kiều thị hào hứng đồng ý.
Đêm hôm ấy, Mai Như viết thư gửi Mai Tương. Nàng sợ Triệu di nương thêm mắm dặm muối nên kể tường tận mọi việc, lúc viết đến đứa nhỏ thì nàng không quên thêm một câu: Ca ca, nương bảo đứa bé giống ca.
Nửa tháng sau, Mai Tương nhận được lá thư này.
Hắn chả tưởng tượng nổi mình đã có con gái. Mai Tương ngơ ngác hồi lâu rồi chạy ra ngoài lều, trực giác mách bảo hắn phải làm gì đó nhưng hắn không biết nên làm gì. Hắn đứng chôn chân tại chỗ, khi thấy một người đi ngang qua thì hắn cười ngớ ngẩn, “Ta có khuê nữ giống ta như đúc.”
Phó Tranh đực mặt ra, hắn thoáng khựng lại rồi phá lệ mà hờ hững đáp trả, “Chúc mừng.”
Mai Tương chạy về lều để đặt bút hồi âm.
Cuối thư, hắn dè dặt hỏi hai câu: Dao tỷ tỷ của muội chuẩn bị hôn sự đến đâu rồi? Nàng có biết về con bé không?
Viết xong, Mai Tương thấp thỏm hơn trước bội phần. E rằng sự xuất hiện của con bé sẽ càng khiến nàng ấy cự tuyệt gặp hắn. Trước kia hai người cãi lộn vì đứa bé này, bây giờ hắn nào còn mặt mũi nữa?
Lời tác giả
Phó Tra tiếp tục yêu cầu tăng đất diễn →_→.
Mẹ ruột: Con thèm bánh bao không?
Phó Tra: Thèm!
Mẹ ruột: Lại đây, mẹ cho con bốn vỉ bánh bao chay, nhận lấy rồi ngồi một chỗ mà ăn!
Phó Tra: Cút!
Bình luận truyện