Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
Chương 97: Lời kết thiên
Trận chiến thứ hai sau trận thành Đa Bang là trận Mộc Phàm, đánh ở sông Lô và cửa biển Muộn Hải. Trong chính sử ghi trận này quân Hồ thua, tác cố tình viết láu cho thắng nhưng lui binh.
_ Toàn bộ diễn biến trận Hàm Tử là bịa đặt. Trong chính sử ghi rất sơ sài. Tác giả có lẽ cũng đã nhầm một đoạn khi đọc thấy nhà Hồ huy động bảy vạn quân, thì nghĩ ấy là lực lượng chiến đấu. Quân tải lương, hậu cần được tính riêng. Chân thành xin lỗi.
_ Hồ Đỗ trong chính sử được sống.
_ Chuyện Vương Sài Hồ là Cẩm Y Vệ, Hoàng Phúc là cao thủ khét tiếng toàn là bịa đặt. Nguyên nhân có sự sắp xếp này về sau sẽ tiết lộ
_ Trận chiến dưới chân thành Tây Đô cũng là tác giả phóng bút, đáng lẽ không xảy ra
_ Địa điểm và nơi bị bắt của ba cha con Hồ Quý Li bị thay đổi khác với chính sử. Nguyên nhân thì sau này sẽ tiết lộ
_ Không có chuyện Hồ Hán Thương nhảy xuống biển tự vẫn. Trong vài nguồn có ghi thái tử con Hồ Hán Thương là Hồ Nhuế. Nhưng y không có vai trò quá lớn trong lịch sử, nên tác giả thiên về hướng truyền thuyết dân gian hơn.
Về những cái sai khác:
_ Từ “ Việt gian ” là từ mới. Chân thành xin lỗi
_ Tên chữ chỉ được đặt khi người ta hai mươi, thế nên chuyện Trương Phụ gọi Thăng là Tử Tiêm là sai lầm.
_ Nhiều vùng ở đồng bằng Bắc Bộ gọi cha mẹ là thầy u. Ở đây tác giả chưa thể truyền tải nét độc đáo này đến độc giả, là thiếu sót rất lớn.
_ Tốc độ di chuyển trong truyện chưa được nhất quán lắm
Phần giải độc thông tin tạm thời chỉ có thế.
]
Sau đây xin được có một phút để trải lòng trước khi truyện bước sang một trang hoàn toàn mới.
Trường thiên thứ nhất chính thức khép lại.
Hai tháng chuẩn bị tư liệu, lên khung chính, định hình cốt truyện. Sau đó là chín tháng làm việc không ngừng nghỉ. Thật may là vẫn giữ được phương châm ngay từ khi viết những chữ đầu tiên: “ Tôn trọng lịch sử, không lòng vòng câu chữ thêm chương ”.
Tính đến lúc lao đầu vào dự án này đã được gần một năm.
Một năm này kết thêm được vài tri kỷ, mất vài người bạn.
Một năm vui buồn lẫn lộn, bận rộn hay rảnh rang, may mắn hay xui xẻo thực khó mà nói rõ.
Một quãng đường dài, mới đi được một phần tư, nhưng ít nhất dù đích đến còn xa, tác vẫn đang đi đúng cái hướng mà tác muốn đi.
Tất cả là nhờ một người.
Những dòng sau đây là viết để tri ân người đó, cái người đã thực sự tạo nên tác phẩm này: ông nội tác giả. Nếu không có ông, có lẽ tác phẩm này sẽ không bao giờ thành hình, hoặc có cũng sẽ không viết như bây giờ.
Xin mạn phép trích dẫn vài câu ông tâm đắc.
“ Lịch sử là cuộc đời, chẳng qua nó xảy ra trong quá khứ, thế nên chưa bao giờ nó một chiều hay dễ hiểu. ” – Câu này sau này tôi mới biết là có mượn ý của sử gia Trần Quốc Vượng, nên xin ghi cả vào đây.
Câu thứ hai ông nói khi dạy bài học đầu tiên về sử Nam cho tôi. Ông không nói về Triệu Đinh Lí Trần, Hồ Mạc Lê hay Tây Sơn, mà nghìn năm Bắc thuộc.
“ Lịch sử rèn nên văn hoá, văn hoá làm nên dân tộc. Dân mình không bị đô hộ nghìn năm, trộm đâu ra bản lĩnh mà thắng Pháp với Mĩ??
Không có giai đoạn nào trong sử ta là đáng xấu hổ, vì nền văn hoá ta là thứ đáng tự hào. ”
Và câu tôi nhớ nhất:
“ Lịch sử không phải do kẻ thắng viết nên. Nó do người sống ghi lại để tôn vinh những người đã khuất. ”
Ông dạy tôi rằng chẳng ai đang yên đang lành lại muốn có chiến tranh giết chóc cả. Khổ dân chứ khổ ai? Nhưng nếu thực sự có kẻ tìm đến đánh, mình không ngại đối đầu.
Ông mất đã được chừng hai tháng nay, sau khi tác giả viết đoạn Quận Gió ra đi không lâu.
Khi đó, tác từng bị ám ảnh đến nỗi không dám mó vào bàn phím. Thậm chí có lúc hoài nghi không biết bản thân có đủ dũng khí mà viết tiếp không.
Những chương này là câu trả lời…
Cũng là kết quả con trả bài cho ông sau chừng ấy năm dạy dỗ.
Gửi ông những dòng tri ân muộn màng, viên đại tá đã dạy con nên người
Mưa hôm nay vẫn rơi
_ Toàn bộ diễn biến trận Hàm Tử là bịa đặt. Trong chính sử ghi rất sơ sài. Tác giả có lẽ cũng đã nhầm một đoạn khi đọc thấy nhà Hồ huy động bảy vạn quân, thì nghĩ ấy là lực lượng chiến đấu. Quân tải lương, hậu cần được tính riêng. Chân thành xin lỗi.
_ Hồ Đỗ trong chính sử được sống.
_ Chuyện Vương Sài Hồ là Cẩm Y Vệ, Hoàng Phúc là cao thủ khét tiếng toàn là bịa đặt. Nguyên nhân có sự sắp xếp này về sau sẽ tiết lộ
_ Trận chiến dưới chân thành Tây Đô cũng là tác giả phóng bút, đáng lẽ không xảy ra
_ Địa điểm và nơi bị bắt của ba cha con Hồ Quý Li bị thay đổi khác với chính sử. Nguyên nhân thì sau này sẽ tiết lộ
_ Không có chuyện Hồ Hán Thương nhảy xuống biển tự vẫn. Trong vài nguồn có ghi thái tử con Hồ Hán Thương là Hồ Nhuế. Nhưng y không có vai trò quá lớn trong lịch sử, nên tác giả thiên về hướng truyền thuyết dân gian hơn.
Về những cái sai khác:
_ Từ “ Việt gian ” là từ mới. Chân thành xin lỗi
_ Tên chữ chỉ được đặt khi người ta hai mươi, thế nên chuyện Trương Phụ gọi Thăng là Tử Tiêm là sai lầm.
_ Nhiều vùng ở đồng bằng Bắc Bộ gọi cha mẹ là thầy u. Ở đây tác giả chưa thể truyền tải nét độc đáo này đến độc giả, là thiếu sót rất lớn.
_ Tốc độ di chuyển trong truyện chưa được nhất quán lắm
Phần giải độc thông tin tạm thời chỉ có thế.
]
Sau đây xin được có một phút để trải lòng trước khi truyện bước sang một trang hoàn toàn mới.
Trường thiên thứ nhất chính thức khép lại.
Hai tháng chuẩn bị tư liệu, lên khung chính, định hình cốt truyện. Sau đó là chín tháng làm việc không ngừng nghỉ. Thật may là vẫn giữ được phương châm ngay từ khi viết những chữ đầu tiên: “ Tôn trọng lịch sử, không lòng vòng câu chữ thêm chương ”.
Tính đến lúc lao đầu vào dự án này đã được gần một năm.
Một năm này kết thêm được vài tri kỷ, mất vài người bạn.
Một năm vui buồn lẫn lộn, bận rộn hay rảnh rang, may mắn hay xui xẻo thực khó mà nói rõ.
Một quãng đường dài, mới đi được một phần tư, nhưng ít nhất dù đích đến còn xa, tác vẫn đang đi đúng cái hướng mà tác muốn đi.
Tất cả là nhờ một người.
Những dòng sau đây là viết để tri ân người đó, cái người đã thực sự tạo nên tác phẩm này: ông nội tác giả. Nếu không có ông, có lẽ tác phẩm này sẽ không bao giờ thành hình, hoặc có cũng sẽ không viết như bây giờ.
Xin mạn phép trích dẫn vài câu ông tâm đắc.
“ Lịch sử là cuộc đời, chẳng qua nó xảy ra trong quá khứ, thế nên chưa bao giờ nó một chiều hay dễ hiểu. ” – Câu này sau này tôi mới biết là có mượn ý của sử gia Trần Quốc Vượng, nên xin ghi cả vào đây.
Câu thứ hai ông nói khi dạy bài học đầu tiên về sử Nam cho tôi. Ông không nói về Triệu Đinh Lí Trần, Hồ Mạc Lê hay Tây Sơn, mà nghìn năm Bắc thuộc.
“ Lịch sử rèn nên văn hoá, văn hoá làm nên dân tộc. Dân mình không bị đô hộ nghìn năm, trộm đâu ra bản lĩnh mà thắng Pháp với Mĩ??
Không có giai đoạn nào trong sử ta là đáng xấu hổ, vì nền văn hoá ta là thứ đáng tự hào. ”
Và câu tôi nhớ nhất:
“ Lịch sử không phải do kẻ thắng viết nên. Nó do người sống ghi lại để tôn vinh những người đã khuất. ”
Ông dạy tôi rằng chẳng ai đang yên đang lành lại muốn có chiến tranh giết chóc cả. Khổ dân chứ khổ ai? Nhưng nếu thực sự có kẻ tìm đến đánh, mình không ngại đối đầu.
Ông mất đã được chừng hai tháng nay, sau khi tác giả viết đoạn Quận Gió ra đi không lâu.
Khi đó, tác từng bị ám ảnh đến nỗi không dám mó vào bàn phím. Thậm chí có lúc hoài nghi không biết bản thân có đủ dũng khí mà viết tiếp không.
Những chương này là câu trả lời…
Cũng là kết quả con trả bài cho ông sau chừng ấy năm dạy dỗ.
Gửi ông những dòng tri ân muộn màng, viên đại tá đã dạy con nên người
Mưa hôm nay vẫn rơi
Bình luận truyện