Thụy Du Thiên Miên
Chương 16: Đêm đèn hoa đăng
Cả tuần tiếp theo không chỉ Bửu phủ bận rộn treo đèn kết hoa, mà cả Dược Trang thành đều chìm trong không khí cờ hoa lộng lẫy. Mỗi nhà đều treo trên mái hiên những đèn lồng đủ màu sắc và hình dáng. Có tửu viện chơi trội còn làm cả một cây đèn lồng lớn hình hũ rượu đặt ngay cửa ra vào của quán, trên đèn lồng ghi: “Tửu gia cái thế Dược Trang trấn”.
Vì gây được chú ý, các tệ xá hay tửu lâu bên cạnh cũng bắt trước làm theo, thành ra những con phố vốn đã bận rộn nhỏ bé, giờ hai bên đường còn chật ních những đền lồng lớn với hình thù khác nhau, cả thành chìm trong không khí lễ hội náo nhiệt.
Thuỵ Miên hỏi Bửu Toại mới biết: “Trong thành đông đúc cũng là lẽ thường. Sắp tới là dịp lễ Đèn hoa đăng cầu ước nguyện, diễn ra ba ngày liên tiếp. Năm nào cũng đến ngày 13/9, kéo dài đến hết ngày 15/9 âm lịch, toàn thành Dược Trang lại nô nức chuẩn bị cho sự kiện này. Thành chủ cũng là phụ thân ta là Bửu Diệp đại nhân sẽ tự mình thả đèn kết hoa trên sông, bái tạ thần tiên đã ban phúc khí cho Tử Lâm, vì vậy mà mọi người được hưởng bình yên, ấm no. Hơn nữa, phụ thân cũng cầu bình an cho dân chúng trong thành, cho một năm tiếp theo được an lành và ổn định.”
Lễ hội đèn hoa Đăng cầu nguyện không những lan toả trong Dược Trang thành mà còn thu hút nhiều vị khách du ngoạn từ ba nước đến tham gia. Khi Thuỵ Miên ra thành thăm thú cùng Thuý Như, nàng cũng nhìn thấy rất nhiều nhân sĩ lạ mặt trong phục trang khác nhau từ nơi khác đến.
Vì vậy, ngoài các quan lại phải tăng cường hoạt động đảm bảo trật tự trị an trong thành, tránh việc lễ hội kéo đến những nhân vật muốn thuận dịp đông đúc mà giở trò; các quán xá làm ăn trong thành cũng được dịp bận rộn hứng tiền như trảy hội, từ tửu lâu đến quán ăn đến quán trọ, từ Thuyết thư lâu đến Liễu Ngọc Bích đều chật ních, tấp nập người vào kẻ ra, thật khó kiếm chỗ nào ngồi cho thoải mái.
Dân chúng trong thành nhân dịp này cũng cùng rủ nhau đi thả đèn, ai có ước nguyện gì, viết vào tờ giấy, gấp chặt kèm một mảnh lá tre, thả vào trong đèn hoa đăng để trôi sông, hy vọng cầu mong của mình sẽ được các vị thần tiên cho toại nguyện. Trong ba ngày này, những người mong gia đình bình an, sức khỏe, tuổi thọ thì thả đèn vào hôm đầu tiên; những người mong muốn tiền tài, chức tước thì thả đèn vào ngày thứ hai; ngày cuối cùng là dịp để các đôi kim đồng ngọc nữ ước cầu duyên số.
Trong mỗi năm, một người chỉ được cầu xin một nguyện vọng, vì vậy mà ai cũng phải xác định mong muốn lớn nhất của mình cho năm tới để có thể thả đèn cho phù hợp theo ngày.
Thuý Như kể với Thuỵ Miên: “Ngày thứ nhất là dành cho những người mong muốn sức khỏe. Ngày này chủ yếu là những người cao tuổi, hoặc là con cháu có người trong gia quyến mắc bệnh, đến thả đèn cầu ước cho bệnh tật chóng qua, sức khỏe trường thọ. Ngày thứ hai trong đêm thả đèn hoa đăng là giành cho nguyện ước công danh, ngoài những trai tráng đến thả đèn cầu nguyện cho công thành danh toại thì còn có người thương và nương tử các chàng đến khẩn cầu cho đường công danh của phu quân mình được sáng lạn. Một vài vị quan cũng đến thả đèn cầu mong chức vụ viên mãn, thăng quan tiến chức. Ngày thứ ba năm nào cũng đông đúc nhất, nam nhân nữ tử không biết từ đâu mà tụ tập kín mít hai bên bờ sông, nói cười rúc rích. Muội còn nhớ năm ngoái đèn hoa đăng được thả trôi đầy mặt sông, lấp lánh ánh sáng từ những ngọn nến lung linh cắm bên trong, soi bóng dưới mặt sông trông như một bầu trời đầy sao, thực sự là cảnh đẹp hiếm có.”
Thuý Như hỏi Thuỵ Miên: “Tỷ có ước nguyện gì muốn được thành toàn không?”
Thuỵ Miên chả thấy mình có nhu cầu gì trong cả ba nguyện vọng trên, nàng trả lời hời hợt, tiện tay liệng chiếc bánh mứt cam vào miệng: “Công danh thì thôi đi, ta không cần. Mang danh đại phu nên ta cũng không cầu sức khỏe. Nếu ta không thể tự trị bệnh cho mình, thì sao có thể cứu người gặp nạn. Sức khỏe chính là vốn liếng quan trọng nhất của đời người. Vậy nên, phải tự biết chăm sóc bản thân thật tốt, còn hơn là hoang phí sinh lực rồi khi bị nạn lại quay ra cầu xin ông trời thương xót. Riêng về tình duyên, ta là có cung số cô quạnh, hữu cầu thất ứng(1). Cầu xin không cẩn thận nguyệt lão thù ghét lại buộc nhầm chỉ hồng của mình với nam nhân mũi to mắt lé bụng phưỡn chân ngắn thì coi như uổng phí một đời.” Nói đến đây nàng liền nhớ tới lão nhân bụng phưỡn trong quán ăn hôm trước. Nhớ đến câu chuyện lão kể, nàng lại tường tượng ra tướng hổ đả trượng phu của phu nhân hắn, tự bật cười thành tiếng.
(1) Thành ngữ gốc là “Hữu cầu tất ứng”, Thuỵ Miên chơi chữ, dùng Hữu cầu thất ứng để nói về việc có cầu xin duyên số cũng bất thành.
Thuỵ Miên quay sang hỏi Thuý Như trêu chọc: “Muội thì muốn cầu ước gì nào? Đừng nói với ta là cầu nhân duyên định tình cùng Mễ Lang đấy nhé.”
“Hừ, ta có mà thèm vào, Mễ Lang vừa lùn vừa chậm, lại nhát gan, có tí việc mà làm gì cũng lo sợ. Ta cũng như tỷ, là chẳng cần cầu mong gì." Thuý Như liền trả lời, trong giọng nói đầy vội vàng không che giấu được khuôn mặt đang dần ửng hổng vì ngượng ngùng.
Thuý Như không cha không mẹ, là a hoàn được đưa vào phủ từ khi mới sáu tuổi. Nàng ta thật thà ngây thơ, tính khí cương trực, có chuyện gì khuất tất cũng không giữ được trong lòng, lại là một người trung thành, có thể tin tưởng được. Việc nhìn thấy Cát Uy đả thương mấy người áo đen trong rừng tre, Thuỵ Miên nhắc nhở Thuý Như không được kể với ai, Thuý Như đã vỗ ngực nói: “Ta xin thủ khẩu như bình(2)”, tuyệt nhiên trong phủ không một ai biết. Thuỵ Miên càng thêm quý mến tiểu muội này.
(2) Thủ khẩu như bình: giữ bí mất nghiêm túc
Thuỵ Miên mỉm cười nịnh nọt: “Được rồi, muội không thích ai, không muốn thành gia lập thất, có thể ở với ta cả đời, như chàng thư sinh với tiểu nương tử giống như trong truyện của ta, có được chưa? Muội không muốn cầu nguyện thì thôi, chúng ta cùng đi xem náo nhiệt cho biết.”
Hai nàng quyết định chọn ngày cuối cùng của lễ hội để đi xem do ngày này đông vui và còn nhiều người tham gia thả đèn nhất. Thuỵ Miên trong lòng tính toán: “Những dịp thế này, có khi còn thu được nhiều tư liệu hay ho để viết truyện.”
Bửu Khang biết Thuỵ Miên đi thả đền hoa đăng, liền nằng nặc đòi theo: “Bửu Khang không chịu đâu, Thuỵ Miên tỷ dạo này toàn đi chơi với Thuý Như và Phó Kiện Đàm lão nhân thôi. Bửu Khang chờ đợi tỷ như hạn hán đợi mưa, vậy mà tỷ nào có thấu hiểu tấm lòng của ta.”
Bửu Khang nói ra những câu này làm Thuỵ Miên giật mình ngỡ ngàng, lại nhìn thái độ ngượng ngùng của Thuý Như, nàng đoán ngay là Thuý Như đã lấy lời bậy bạ trong thoại bản mà dậy cho Bửu Khang làm nũng. Thuỵ Miên liếc Thuý Như một cái làm nàng ta run sợ, bỏ của chạy lấy người. Nàng mềm lòng, cuối cùng cũng đồng ý dẫn Bửu Khang và Mễ Lang đi cùng. Nếu có gì con nít không xem được, cũng chỉ đành bịt mắt bảo vệ trí óc non trẻ cho Bửu Khang.
Thuỵ Miên nghe Thuý Như nói lễ hội đêm cuối cùng sẽ diễn ra rất muộn nên chủ động viết thư hoãn hẹn ăn đêm với Mặc Cảnh, giải thích do mình đã hẹn đi ngắm lễ hội Đèn hoa đăng với bọn Bửu Khang, cho Thuý Như cầm sang giao cho hắn.
Thuý Như khi biết Thuỵ Miên thường đi gặp Mặc Cảnh ăn đêm trong nhà bếp thì tò mò hỏi: “Thuỵ Miên tỷ, tỷ không sợ Mặc Cảnh tiên sinh có ý gì với tỷ sao?”
Thuỵ Miên nghe vậy nhịn cười trả lời: “Mặc Cảnh đã có người trong lòng, là người cùng lớn lên với tiến sinh. Hắn là người vô cùng chung tình, há nào dễ đổi thay. Lại nữa, tuy Mặc Cảnh tuổi trẻ anh tuấn, nhưng đã theo sư phụ ta từ nhỏ, là bằng hữu của su phụ ta, vậy ta có gọi hắn là Sư Bá, chắc cũng không sai. Số đào hoa của ta không tệ đến nỗi phải rơi vào tình huống giữa sư bá và sư đồ vậy chứ. Vậy nên, dù Mặc Cảnh có tốt với ta, cũng chính là dựa trên thân phận sư bá đối với đồ đệ mà thôi.”
Thuỵ Miên cũng từng nghĩ qua, Mặc Cảnh đi với Phó Kiện Đàm lâu như vậy, với tính cách đối lập của hai người này, chẳng trách không tìm được tiếng nói chung. Vậy nhưng nàng và Mặc Cảnh dù không phải là thao thao bất tuyệt, nhưng chuyện gì nói ra, cũng có cảm giác bàn luận được, chỉ trừ chuyện nàng hỏi về vị cố nhân của hắn. Hôm trước Thuỵ Miên có hỏi: “Mấy hôm nay tiên sinh và vị cố nhân đã có tiến triển gì chưa?”, cũng chỉ nhận được thái độ mỉm cười lắc đầu của Mặc Cảnh. Thuỵ Miên tự biết đây là vấn đề nhạy cảm mà không nhắc đến nữa.
Vả lại, Thuỵ Miên và Mặc Cảnh chính là có chung một sở thích, đó là muốn bức cho Phó Kiện Đàm điên tiết thì thôi, vậy xem ra, ngoài tình sư bá và sư đồ, giữa hai người lại còn có thêm tình bằng hữu cùng chung mục đích nữa; chính là địch nhân của địch là bằng hữu của mình.
Bửu Toại nghe từ Bửu Khang biết rằng Thuỵ Miên sẽ dẫn hiền đệ của mình đi thả đèn vào ngày cuối cùng, tâm tình rất nhộn nhạo, liền đến tìm nàng: “Thuỵ Miên muội, ta nghe nói muội muốn đi thả đèn hoa đăng tối nay? Tối nay là lễ thả đèn cầu tình duyên, muội đã có người trong lòng, muốn cầu hoà hợp?” Bửu Toại vội vàng hỏi, mặt chuyển đỏ hồng.
“Muội chỉ muốn đi xem lễ hội thôi mà, làm gì sâu sa như huynh nói chứ. Tối nay muội muốn đưa bọn Bửu Khang, Thuý Như và Mễ Lang đi dạo xem náo nhiệt. Nghe nói có nhiều người ở nơi khác cũng đến nữa, muội chưa thấy lễ hội thế này bao giờ.” Thuỵ Miên trả lời, nói thêm: “Hơn nữa, muội làm gì có ai để ý, cũng chưa muốn để ý đến ai, nên chẳng cần cầu gì. Toại huynh thì sao? Tối nay huynh có muốn cùng bọn muội đi thả đèn hoa đăng, ước cầu nhân duyên với tiểu thư khuê các nhà nào đó?”
Bửu Toại nghe vậy tai càng đỏ thêm, có chút ngập ngừng rồi nói: “Ta hữu ý mà người nào hữu tình.”
Thuỵ Miên chưa kịp mở lời hỏi thêm thì Bửu Khang từ xa chạy lại đã ôm lấy Thuỵ Miên mà làm nũng: “Đi thôi Miên tỷ, ta nghe nói cả thành đang rực sáng đèn hoa, vô cùng đẹp mắt.”
“Được, chúng ta đi thôi. Vậy huynh có đi không?” Thuỵ Miên quay sang hỏi Bửu Toại.
“Có, ta cùng đi với bọn muội. Hôm nay là ngày cuối của lễ hội, trong thành đông đúc, có ta đi cùng, thêm người canh chừng, sẽ càng yên tâm.” Bửu Toại trả lời, lấy lại ngay vẻ chững trạc thường thấy.
Lễ hội náo nhiệt đông đúc; trên đường khắp nơi đều là dòng người chen lấn xô đẩy. Đám người Thuỵ Miên chen chúc mãi mới đi đến đường cái dẫn đến chỗ thả đèn. Đến nơi thì trời đã xẩm tối. Thành trấn vào đêm nhưng lại rực sáng như ban ngày, người người nô nức tụ tập, các hàng quán không còn chỗ nào mà ních thêm người. Ngoài đường phố lúc này toàn các nam thanh nữ tú, Thụy Miên cảm khái: “Ngày cuối thả đèn hoa đăng cầu tình duyên có khác, nam kiều nữ tiếu, tha hồ mà xem cảnh sắc động tình”. Chen chúc trong biển người, Bửu Toại càng dặn dò mọi người đi sát giữ chặt nhau hơn.
Thụy Miên bị tụt xuống đi cuối hàng, phía trước là Thúy Như đang loi choi nhìn đông ngó tây, lại lấy thân rẽ dòng người, giúp nàng chen qua. Cả đoàn người cứ vậy mà đẩy nhau tiến về phía trước từng chút một, vất vả vô cùng.
Vì gây được chú ý, các tệ xá hay tửu lâu bên cạnh cũng bắt trước làm theo, thành ra những con phố vốn đã bận rộn nhỏ bé, giờ hai bên đường còn chật ních những đền lồng lớn với hình thù khác nhau, cả thành chìm trong không khí lễ hội náo nhiệt.
Thuỵ Miên hỏi Bửu Toại mới biết: “Trong thành đông đúc cũng là lẽ thường. Sắp tới là dịp lễ Đèn hoa đăng cầu ước nguyện, diễn ra ba ngày liên tiếp. Năm nào cũng đến ngày 13/9, kéo dài đến hết ngày 15/9 âm lịch, toàn thành Dược Trang lại nô nức chuẩn bị cho sự kiện này. Thành chủ cũng là phụ thân ta là Bửu Diệp đại nhân sẽ tự mình thả đèn kết hoa trên sông, bái tạ thần tiên đã ban phúc khí cho Tử Lâm, vì vậy mà mọi người được hưởng bình yên, ấm no. Hơn nữa, phụ thân cũng cầu bình an cho dân chúng trong thành, cho một năm tiếp theo được an lành và ổn định.”
Lễ hội đèn hoa Đăng cầu nguyện không những lan toả trong Dược Trang thành mà còn thu hút nhiều vị khách du ngoạn từ ba nước đến tham gia. Khi Thuỵ Miên ra thành thăm thú cùng Thuý Như, nàng cũng nhìn thấy rất nhiều nhân sĩ lạ mặt trong phục trang khác nhau từ nơi khác đến.
Vì vậy, ngoài các quan lại phải tăng cường hoạt động đảm bảo trật tự trị an trong thành, tránh việc lễ hội kéo đến những nhân vật muốn thuận dịp đông đúc mà giở trò; các quán xá làm ăn trong thành cũng được dịp bận rộn hứng tiền như trảy hội, từ tửu lâu đến quán ăn đến quán trọ, từ Thuyết thư lâu đến Liễu Ngọc Bích đều chật ních, tấp nập người vào kẻ ra, thật khó kiếm chỗ nào ngồi cho thoải mái.
Dân chúng trong thành nhân dịp này cũng cùng rủ nhau đi thả đèn, ai có ước nguyện gì, viết vào tờ giấy, gấp chặt kèm một mảnh lá tre, thả vào trong đèn hoa đăng để trôi sông, hy vọng cầu mong của mình sẽ được các vị thần tiên cho toại nguyện. Trong ba ngày này, những người mong gia đình bình an, sức khỏe, tuổi thọ thì thả đèn vào hôm đầu tiên; những người mong muốn tiền tài, chức tước thì thả đèn vào ngày thứ hai; ngày cuối cùng là dịp để các đôi kim đồng ngọc nữ ước cầu duyên số.
Trong mỗi năm, một người chỉ được cầu xin một nguyện vọng, vì vậy mà ai cũng phải xác định mong muốn lớn nhất của mình cho năm tới để có thể thả đèn cho phù hợp theo ngày.
Thuý Như kể với Thuỵ Miên: “Ngày thứ nhất là dành cho những người mong muốn sức khỏe. Ngày này chủ yếu là những người cao tuổi, hoặc là con cháu có người trong gia quyến mắc bệnh, đến thả đèn cầu ước cho bệnh tật chóng qua, sức khỏe trường thọ. Ngày thứ hai trong đêm thả đèn hoa đăng là giành cho nguyện ước công danh, ngoài những trai tráng đến thả đèn cầu nguyện cho công thành danh toại thì còn có người thương và nương tử các chàng đến khẩn cầu cho đường công danh của phu quân mình được sáng lạn. Một vài vị quan cũng đến thả đèn cầu mong chức vụ viên mãn, thăng quan tiến chức. Ngày thứ ba năm nào cũng đông đúc nhất, nam nhân nữ tử không biết từ đâu mà tụ tập kín mít hai bên bờ sông, nói cười rúc rích. Muội còn nhớ năm ngoái đèn hoa đăng được thả trôi đầy mặt sông, lấp lánh ánh sáng từ những ngọn nến lung linh cắm bên trong, soi bóng dưới mặt sông trông như một bầu trời đầy sao, thực sự là cảnh đẹp hiếm có.”
Thuý Như hỏi Thuỵ Miên: “Tỷ có ước nguyện gì muốn được thành toàn không?”
Thuỵ Miên chả thấy mình có nhu cầu gì trong cả ba nguyện vọng trên, nàng trả lời hời hợt, tiện tay liệng chiếc bánh mứt cam vào miệng: “Công danh thì thôi đi, ta không cần. Mang danh đại phu nên ta cũng không cầu sức khỏe. Nếu ta không thể tự trị bệnh cho mình, thì sao có thể cứu người gặp nạn. Sức khỏe chính là vốn liếng quan trọng nhất của đời người. Vậy nên, phải tự biết chăm sóc bản thân thật tốt, còn hơn là hoang phí sinh lực rồi khi bị nạn lại quay ra cầu xin ông trời thương xót. Riêng về tình duyên, ta là có cung số cô quạnh, hữu cầu thất ứng(1). Cầu xin không cẩn thận nguyệt lão thù ghét lại buộc nhầm chỉ hồng của mình với nam nhân mũi to mắt lé bụng phưỡn chân ngắn thì coi như uổng phí một đời.” Nói đến đây nàng liền nhớ tới lão nhân bụng phưỡn trong quán ăn hôm trước. Nhớ đến câu chuyện lão kể, nàng lại tường tượng ra tướng hổ đả trượng phu của phu nhân hắn, tự bật cười thành tiếng.
(1) Thành ngữ gốc là “Hữu cầu tất ứng”, Thuỵ Miên chơi chữ, dùng Hữu cầu thất ứng để nói về việc có cầu xin duyên số cũng bất thành.
Thuỵ Miên quay sang hỏi Thuý Như trêu chọc: “Muội thì muốn cầu ước gì nào? Đừng nói với ta là cầu nhân duyên định tình cùng Mễ Lang đấy nhé.”
“Hừ, ta có mà thèm vào, Mễ Lang vừa lùn vừa chậm, lại nhát gan, có tí việc mà làm gì cũng lo sợ. Ta cũng như tỷ, là chẳng cần cầu mong gì." Thuý Như liền trả lời, trong giọng nói đầy vội vàng không che giấu được khuôn mặt đang dần ửng hổng vì ngượng ngùng.
Thuý Như không cha không mẹ, là a hoàn được đưa vào phủ từ khi mới sáu tuổi. Nàng ta thật thà ngây thơ, tính khí cương trực, có chuyện gì khuất tất cũng không giữ được trong lòng, lại là một người trung thành, có thể tin tưởng được. Việc nhìn thấy Cát Uy đả thương mấy người áo đen trong rừng tre, Thuỵ Miên nhắc nhở Thuý Như không được kể với ai, Thuý Như đã vỗ ngực nói: “Ta xin thủ khẩu như bình(2)”, tuyệt nhiên trong phủ không một ai biết. Thuỵ Miên càng thêm quý mến tiểu muội này.
(2) Thủ khẩu như bình: giữ bí mất nghiêm túc
Thuỵ Miên mỉm cười nịnh nọt: “Được rồi, muội không thích ai, không muốn thành gia lập thất, có thể ở với ta cả đời, như chàng thư sinh với tiểu nương tử giống như trong truyện của ta, có được chưa? Muội không muốn cầu nguyện thì thôi, chúng ta cùng đi xem náo nhiệt cho biết.”
Hai nàng quyết định chọn ngày cuối cùng của lễ hội để đi xem do ngày này đông vui và còn nhiều người tham gia thả đèn nhất. Thuỵ Miên trong lòng tính toán: “Những dịp thế này, có khi còn thu được nhiều tư liệu hay ho để viết truyện.”
Bửu Khang biết Thuỵ Miên đi thả đền hoa đăng, liền nằng nặc đòi theo: “Bửu Khang không chịu đâu, Thuỵ Miên tỷ dạo này toàn đi chơi với Thuý Như và Phó Kiện Đàm lão nhân thôi. Bửu Khang chờ đợi tỷ như hạn hán đợi mưa, vậy mà tỷ nào có thấu hiểu tấm lòng của ta.”
Bửu Khang nói ra những câu này làm Thuỵ Miên giật mình ngỡ ngàng, lại nhìn thái độ ngượng ngùng của Thuý Như, nàng đoán ngay là Thuý Như đã lấy lời bậy bạ trong thoại bản mà dậy cho Bửu Khang làm nũng. Thuỵ Miên liếc Thuý Như một cái làm nàng ta run sợ, bỏ của chạy lấy người. Nàng mềm lòng, cuối cùng cũng đồng ý dẫn Bửu Khang và Mễ Lang đi cùng. Nếu có gì con nít không xem được, cũng chỉ đành bịt mắt bảo vệ trí óc non trẻ cho Bửu Khang.
Thuỵ Miên nghe Thuý Như nói lễ hội đêm cuối cùng sẽ diễn ra rất muộn nên chủ động viết thư hoãn hẹn ăn đêm với Mặc Cảnh, giải thích do mình đã hẹn đi ngắm lễ hội Đèn hoa đăng với bọn Bửu Khang, cho Thuý Như cầm sang giao cho hắn.
Thuý Như khi biết Thuỵ Miên thường đi gặp Mặc Cảnh ăn đêm trong nhà bếp thì tò mò hỏi: “Thuỵ Miên tỷ, tỷ không sợ Mặc Cảnh tiên sinh có ý gì với tỷ sao?”
Thuỵ Miên nghe vậy nhịn cười trả lời: “Mặc Cảnh đã có người trong lòng, là người cùng lớn lên với tiến sinh. Hắn là người vô cùng chung tình, há nào dễ đổi thay. Lại nữa, tuy Mặc Cảnh tuổi trẻ anh tuấn, nhưng đã theo sư phụ ta từ nhỏ, là bằng hữu của su phụ ta, vậy ta có gọi hắn là Sư Bá, chắc cũng không sai. Số đào hoa của ta không tệ đến nỗi phải rơi vào tình huống giữa sư bá và sư đồ vậy chứ. Vậy nên, dù Mặc Cảnh có tốt với ta, cũng chính là dựa trên thân phận sư bá đối với đồ đệ mà thôi.”
Thuỵ Miên cũng từng nghĩ qua, Mặc Cảnh đi với Phó Kiện Đàm lâu như vậy, với tính cách đối lập của hai người này, chẳng trách không tìm được tiếng nói chung. Vậy nhưng nàng và Mặc Cảnh dù không phải là thao thao bất tuyệt, nhưng chuyện gì nói ra, cũng có cảm giác bàn luận được, chỉ trừ chuyện nàng hỏi về vị cố nhân của hắn. Hôm trước Thuỵ Miên có hỏi: “Mấy hôm nay tiên sinh và vị cố nhân đã có tiến triển gì chưa?”, cũng chỉ nhận được thái độ mỉm cười lắc đầu của Mặc Cảnh. Thuỵ Miên tự biết đây là vấn đề nhạy cảm mà không nhắc đến nữa.
Vả lại, Thuỵ Miên và Mặc Cảnh chính là có chung một sở thích, đó là muốn bức cho Phó Kiện Đàm điên tiết thì thôi, vậy xem ra, ngoài tình sư bá và sư đồ, giữa hai người lại còn có thêm tình bằng hữu cùng chung mục đích nữa; chính là địch nhân của địch là bằng hữu của mình.
Bửu Toại nghe từ Bửu Khang biết rằng Thuỵ Miên sẽ dẫn hiền đệ của mình đi thả đèn vào ngày cuối cùng, tâm tình rất nhộn nhạo, liền đến tìm nàng: “Thuỵ Miên muội, ta nghe nói muội muốn đi thả đèn hoa đăng tối nay? Tối nay là lễ thả đèn cầu tình duyên, muội đã có người trong lòng, muốn cầu hoà hợp?” Bửu Toại vội vàng hỏi, mặt chuyển đỏ hồng.
“Muội chỉ muốn đi xem lễ hội thôi mà, làm gì sâu sa như huynh nói chứ. Tối nay muội muốn đưa bọn Bửu Khang, Thuý Như và Mễ Lang đi dạo xem náo nhiệt. Nghe nói có nhiều người ở nơi khác cũng đến nữa, muội chưa thấy lễ hội thế này bao giờ.” Thuỵ Miên trả lời, nói thêm: “Hơn nữa, muội làm gì có ai để ý, cũng chưa muốn để ý đến ai, nên chẳng cần cầu gì. Toại huynh thì sao? Tối nay huynh có muốn cùng bọn muội đi thả đèn hoa đăng, ước cầu nhân duyên với tiểu thư khuê các nhà nào đó?”
Bửu Toại nghe vậy tai càng đỏ thêm, có chút ngập ngừng rồi nói: “Ta hữu ý mà người nào hữu tình.”
Thuỵ Miên chưa kịp mở lời hỏi thêm thì Bửu Khang từ xa chạy lại đã ôm lấy Thuỵ Miên mà làm nũng: “Đi thôi Miên tỷ, ta nghe nói cả thành đang rực sáng đèn hoa, vô cùng đẹp mắt.”
“Được, chúng ta đi thôi. Vậy huynh có đi không?” Thuỵ Miên quay sang hỏi Bửu Toại.
“Có, ta cùng đi với bọn muội. Hôm nay là ngày cuối của lễ hội, trong thành đông đúc, có ta đi cùng, thêm người canh chừng, sẽ càng yên tâm.” Bửu Toại trả lời, lấy lại ngay vẻ chững trạc thường thấy.
Lễ hội náo nhiệt đông đúc; trên đường khắp nơi đều là dòng người chen lấn xô đẩy. Đám người Thuỵ Miên chen chúc mãi mới đi đến đường cái dẫn đến chỗ thả đèn. Đến nơi thì trời đã xẩm tối. Thành trấn vào đêm nhưng lại rực sáng như ban ngày, người người nô nức tụ tập, các hàng quán không còn chỗ nào mà ních thêm người. Ngoài đường phố lúc này toàn các nam thanh nữ tú, Thụy Miên cảm khái: “Ngày cuối thả đèn hoa đăng cầu tình duyên có khác, nam kiều nữ tiếu, tha hồ mà xem cảnh sắc động tình”. Chen chúc trong biển người, Bửu Toại càng dặn dò mọi người đi sát giữ chặt nhau hơn.
Thụy Miên bị tụt xuống đi cuối hàng, phía trước là Thúy Như đang loi choi nhìn đông ngó tây, lại lấy thân rẽ dòng người, giúp nàng chen qua. Cả đoàn người cứ vậy mà đẩy nhau tiến về phía trước từng chút một, vất vả vô cùng.
Bình luận truyện