Thủy Tiên Đã Cưỡi Cá Chép Vàng Đi
Chương 19
Trác vẫn đến thăm Quỳnh mỗi tuần. Lục Dật Hán cũng đã đến, nhưng Quỳnh trốn, không chịu gặp ông. Quỳnh muốn mình chỉ gặp ông sau khi đã trở nên thật sự xinh đẹp. Còn trước đó, Quỳnh nhất định không để ông nhìn thấy mình. Lần đó Dật Hán và Trác cùng đến. Quỳnh ở trên cửa sổ tầng ba nhìn thấy xe của họ đỗ. Cô nhìn thấy ông bứoc ra, áo khoác màu xám không cài cúc, tà áo bay trong gió thật đẹp. Tay ông cầm một hộp quà rất đẹp, cùng với bánh ngọt, kẹo, sách. Họ đi song song tới phía kí túc xá của Quỳnh. Quỳnh cảm thấy ông có vẻ rất mệt mỏi, trong mắt ông như phủ bóng tối. Cô cứ thế nhìn ông, nước mắt giàn giụa. Cho đến khi bóng ông khuất vào trong cổng toà nhà, cô biết chẳng bao lâu ông sẽ gõ cửa phòng mình. Quỳnh gọi Ưu Di:
- Mau giấu mình đi, giấu mình đi!
Ưu Di nhìn cô gái trước mặt đang giàn giụa nước mắt nhưng vẫn mang sự lưu luyến không sao xoá được với người đàn ông kia.
Quỳnh trước sau không gặp Dật Hán, nhìn thấy ông đến, rồi lại đứng trước cửa sổ lặng lẽ nhìn ông đi xa. Cô buồn rầu gục bên bệ cửa, bỗng cảm thấy cuộc sống thật vô vọng. Cái sự "hoàn hảo hơn" của cô xem ra còn xa xôi lắm, nên cách biệt và chia li sẽ còn rất lâu.
Quỳnh viết lên nhật kí những lời tuyệt vọng. Ưu Di hay thích cướp lấy nhật kí của Quỳnh để xem. Cô là độc giả duy nhất, cũng là độc giả tốt nhất, bởi vì cô đọc rất chăm chú. Ưu Di xúc động về chuyện của Quỳnh giống như xúc động vì câu chuyện tình cảm của Tùng Vy. Cô xúc động với tình cảm Quỳnh dành cho chú Dật Hán. Nhưng Quỳnh chưa bao giờ nói với Ưu Di rằng nhân vật nam trong truyện của Tùng Vy và nhân vật nam trong truyện của mình thực ra chỉ là một...
"Ấy nhất định sẽ trở thành một nhà văn. Thật, nhất định thế". Ưu Di đã thốt lên như vậy khi xem nhật kí của Quỳnh. Thái độ lúc đó của cô không chút bông đùa. Cô nói xong, lại nhìn Quỳnh, dí mặt tới cười hì hì hỏi:
- Có muốn làm nhà văn không hả ấy?
- Có, nhà văn như Tùng Vy. Quỳnh gật đầu chắc nịch. Dù rằng đó là một giấc mơ xa xôi, nhưng cô vẫn hi vọng. Nghĩ tới cuốn nhật ký hồng tím trước đây, Trác đã cầm chặt nó và bảo nhất định sẽ in thành một cuốn sách. Điều đó với cô thật hấp dẫn.
Về sau, Quỳnh không ngừng viết những câu chuyện buồn buồn vui vui, dài dài ngắn ngắn. Chuyện về cá, về mèo, san hô, cầu vồng.v.v.. và cả tình yêu. Tình yêu như cây rong, lành lạnh cuốn lấy người, mà rất hó cầm chặt. Câu chuyện về ba và con búp bê nặn bằng bột của Quỳnh tự nhiên bị đăng trên một tờ báo nổi tiếng. Quỳnh nghĩ nhất định là Ưu Di làm chuyện này, nhưng cô chối phắt. Quỳnh rất đỗi yêu quý những câu chuyện tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút của mình, nhưng không biết phải làm gì với chúng. Quỳnh không biết phải làm sao mới là tốt với chúng. Kẹp chúng lại trong mỗi trang giấy, giống như những tiêu bản cô độc vĩnh viễn, hay là đưa chúng đến trước mặt thật nhiều người, để mọi người nhận xét. Vì thế, cô vẫn đang bối rối và cả hoài nghi, không biết chúng có hay thật sự hay không? Liệu có ai thích những câu chữ hỗn loạn của mình? Câu chuyện về ba và con búp bê bột bị đăng báo rồi, không ngờ còn tạo được dư luận. Các bạn trong lớp ngạc nhiên. Có bạn béo mập, luc snào cũng có vẻ âm thầm kia không ngờ lại biết viết truyện, giọng văn còn rất đẹp, và buồn. Tin đồn lan ra, còn có nam sinh lớp khác kéo đến trước cửa lớp để xem mặt tác giả. Nhưng Quỳnh nghĩ, họ nhất định rất thất vọng, bởi vì cô và văn của cô không có gì giống nhau cả.
Quỳnh đã làm cho họ phải thất vọng, nên cô cảm thấy có lỗi. Nhưng dẫu sao, đó vẫn thực sự là một bắt đầu kỳ diệu. Từ đó về sau, văn của Quỳnh luôn xuất hiện trên báo chí. Những dòng chữ mang trong mình nỗi sợ hãi, nỗi u buồn tiềm ẩn trong tim Quỳnh. Chúng như những bông tuyết nhỏ bay vào trong áo, khiến người đọc rùng mình.
Thời gian học cấp ba của Quỳnh trở nên bận rộn. Ngoài viết văn và giảm béo, cô còn phải học hành thật nghiêm túc. Ban đầu điều đó có chút khó khăn, bởi vì cô vẫn thường đứng ngồi không yên, hết lần này đến lần khác nghĩ về chú Dật Hán và Trác. Cơn thèm ăn vẫn quấy rầy cô, khiến cô không thể chuyên tâm học hành, và còn thường làm mất của cô cả một buổi học sáng. Nhưng Ưu Di xuất hiện đã giúp cô đối mắt với cơn thèm ăn. Cho đến khi cô lại cầm bút, có thể viết một mạch trôi chảy. Bài vở cũng khá dần lên. Tâm lý cô nhờ có những hy vọng buộc phải kiên trì nỗ lực không ngừng nghỉ. Mọi sự quả thực đang nhích dần về phía trước khiến cô cũng dần dần yên ổn trở lại. Quỳnh rất thích toán và lịch sử. Cô thấy ở đấy biết bao nhiêu kiến thức mình chưa nắm được. Cô tranh thủ từng giây phút được "ở bên" chúng. Quỳnh còn đảm nhận việc giúp Ưu Di đọc sách, nên càng trở nên chuyên tâm. Ưu Di là một tên mặt mũi trơ dày. Cùng một kiến thức đó, cô bắt Quỳnh phải đích thân giảng giải mới chịu nghe. Còn thì vẫn bỏ học như thường.
"Ấy đáng yêu hơn cô giáo nhiều mà lị!" Ưu Di thường chớp chớp mắt nói với Quỳnh như vậy, ra điều một học sinh ngoan hiền. Quỳnh không thể phủ nhận, Ưu Di bé nhỏ thật giống một tiểu thần tiên.
Lớp 11, Quỳnh trở thành một học sinh xuất sắc. Ưu Di rất vui vì điều đó, cô nói:
- Ấy càng ngày càng gần với ước mơ rồi, có cảm thấy không?
Nhưng trong mắt Quỳnh, điều đó còn rất xa.
Quỳnh tham gia nhóm mỹ thuật, ban đầu cũng là vì Dật Hán. Lục Dật Hán luôn xem hội hoạ là một ngôn ngữ khác của cuộc sống. Ông vẫn luôn sử dụng loại ngôn ngữ này, rất thông thạo ngôn ngữ này. Vì vậy Quỳnh buộc phải hiểu nó, mới có thể giao lưu dễ dàng với chú Lục Dật Hán của mình. Quỳnh bắt đầu học vẽ. Đó là một việc hết sức khó khăn với Quỳnh, vì cô chẳng có chút kiến thức cơ bản nào. Cả đến vẽ chì đánh bóng đơn giản cô cũng gặp vất vả. Nhưng đây là việc cô tự nguyện làm, vì thế cô thấy thích. Bởi tình yêu.
Quỳnh mua bảng vẽ, bút lông đủ số từ nhỏ tới lớn, và nhiều ống màu. Cô thích ngồi vẽ một mình trên gò đồi nhỏ bên ngoài trường, trong những chiều nắng đậm màu. Thực ra vẽ đẹp hay xấu đối với cô không quan trọng, cô thích ngồi với những dụng cụ hội hoạ đáng yêu. Cô thích dùng ngón tay vuốt ve chúng. Dưới ánh nắng, chúng dường như không chỉ đơn giản là những công cụ để vẽ. Chúng như là những con vật biết chạy nhảy, đến từ một nơi xa xôi. Chúng chạy tới bên Quỳnh trong buổi chiều ngập tràn sức sống này, nũng nịu với Quỳnh, đòi Quỳnh vuốt ve. Quỳnh biết, chúng đến từ chú Dật Hán. Đó là mối liên hệ không thể nào cắt đứt được, mỗi lần Quỳnh vuốt ve chúng cô đều nghĩ tới bủôi chiều cô lẻn vào phòng vẽ của Dật Hán, thận trọng bước tới xem những bức sơn dầu còn đặt trên giá, chưa vẽ xong. Quỳnh nhặt mấy cây bút rơi trên nền, dùng ngón út chạm nhẹ vào màu sơn còn chưa khô trên đó. Tất cả thứ ấy là của chú Lục Dật Hán, vì thế chúng càng lấp lánh hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, tự vẽ được vẫn là một điều cực kỳ thú vị. Nửa năm sau, Quỳnh tặng Trác bức chân dung Trác, vẽ bằng chì, cũng để trong hộp, có mẩu giấy viết tựa như quà của Trác lần trước:
"Em Trác, chị bắt đầu học vẽ. Lần đầu học vẽ chân dung, chị dùng bức ảnh của Trác, vẽ chân dung. Tặng em.
Chị nhỏ".
Thực ra còn một bức nữa, vẽ người đàn ông mặc áo sơ mi ngắn tay màu xanh mềm mại, tay cầm bút vẽ, đang ngồi nghiêng nghiêng trong phòng vẽ, gió lay động tấm rèm cửa. Nhưng Quỳnh giấu nó dưới đáy thùng. Có thể vĩnh viễn sẽ không có cơ hội cho ông xem.
Quỳnh vẫn giữ thói quen đọc sách, đọc rất nhiều. Trường học mặc dù cũ kỹ, nhưng thư viện không nhỏ. Quỳnh thích ngửi mùi sách cũ, thỉnh thoảng cô lại bắt gặp trên trang sách những dòng tỏ tình ai đó gửi cho nhau. Đọc lên lại nghĩ ngợi, không biết bây giờ họ có ở bên nhau không? Quỳnh thường ngồi trước dãy bàn thư viên đọc sách. Mùa xuân có bươm bướm bay vào, vì trên cửa sổ đặt một chậu đỗ quyên. Hoa bồ công anh cũng hoà mình vào không khí đậm mùi hương của tháng ba, trông như những cánh bướm xinh xắn. Quỳnh nhìn ngắm một hồi, bỗng sực nghĩ ra, bèn chạy về phòng lôi Ưu Di đang ngủ say sưa dậy:
- Ưu Di, bọn mình đi trồng hoa!
Từ mùa xuân của năm lớp 11, Quỳnh và Ưu Di ra gò đồi phía ngoài trường để trồng hoa. Quỳnh coi đó là một môn nghệ thuật phải học tập, bởi vì đó là việc chú Dật Hán ưa thích. Đầu mùa, Dật Hán trồng dâu tây và phượng tiên. Cuối mùa xuân, trong vườn ngập tràn hương thơm và sắc màu của những bông hoa. Quỳnh thích nhìn Dật Hán bận rộn mỗi sáng sớm, tay áo xắn lên, đi đôi ủng cũ chắc chắn, trên mặt từng giọt mồ hôi to tướng đang thi nhau rơi xuống.
Ưu Di đương nhiên đồng ý. Mùa xuân năm ấy, hai đứa đã trồng rất nhiều hoa trên gò đồi: Hải Đường, Đỗ Quyên, Dâu Tây, Hướng Dương, và cả Trúc Đào. Chỉ có Hướng Dương sống sót. Mùa hè đến, những mảng màu vàng vàng rực rỡ, ken lẫn nhau không theo một trật tự nào hết. Quỳnh nhìn mà phát sầu. Cô hiểu ra rằng việc biến nơi đây thành nhà số 3 phố Đào Lý là vô vọng, nên sau đó cô cảm thấy chán chường vô vị, chỉ có Ưu Di vẫn thiết tha hăm hở kéo Quỳnh đi xem.
Ưu Di thích mấy trò bói toán vớ vẩn. Cô thạo bài Tarô, và những kiến thức về cầm tinh các chùm sao. Đương nhiên cô hay bói cho Quỳnh, có những lời đoán rất đáng kinh ngạc. Quỳnh chỉ cười, chẳng muốn tin. Nhiều năm sau, Quỳnh ngủ thiếp trên gò đồi ngát hương, mơ thấy Ưu Di đang chơi bài Tarô với mình. Ưu Di xem hết bài của cô, vừa định giải thích bỗng cổ họng như bị ai thắt chặt. Hai tay cô nắm lấy sợi dây ấy, thở gấp gáp, cố gắng nói ra bí mật tương lai của Quỳnh. Nhưng sợi dây càng thít càng chặt, mặt Ưu Di căng đỏ, rồi ngã dần xuống, miệng há ra, như vẫn đang cố gắng nói điều gì đó với Quỳnh.
Quỳnh tỉnh dậy mồ hôi nhễ nhại. Đó là nhiều năm về sau này. Quỳnh cố nhớ lại Ưu Di xem bói cho cô vẫn thường nói những gì. Cô không htể nhớ rõ, chỉ nhớ Ưu Di xem đi xem lại, bất giác thở dài ai oán:
"Có lẽ kiếp trước mình mắc nợ ấy, kiếp này phải trả. Ấy không cần phải băn khoăn chuyện giữa hai đứa mình. Nó tự có hướng đi của nó".
Nghĩ lại những câu ấy, Quỳnh không khỏi ngạc nhiên, đó là điều sâu sắc nhất mà Ưu Di đã nói. Nó mang sự buồn bã và uyên thâm không tương xứng với tuổi trẻ bấy giờ. Có thật Ưu Di đã nói như vậy không? Hay là giấc mơ về sau của Quỳnh? Quỳnh vĩnh viễn không bao giờ biết.
- Mau giấu mình đi, giấu mình đi!
Ưu Di nhìn cô gái trước mặt đang giàn giụa nước mắt nhưng vẫn mang sự lưu luyến không sao xoá được với người đàn ông kia.
Quỳnh trước sau không gặp Dật Hán, nhìn thấy ông đến, rồi lại đứng trước cửa sổ lặng lẽ nhìn ông đi xa. Cô buồn rầu gục bên bệ cửa, bỗng cảm thấy cuộc sống thật vô vọng. Cái sự "hoàn hảo hơn" của cô xem ra còn xa xôi lắm, nên cách biệt và chia li sẽ còn rất lâu.
Quỳnh viết lên nhật kí những lời tuyệt vọng. Ưu Di hay thích cướp lấy nhật kí của Quỳnh để xem. Cô là độc giả duy nhất, cũng là độc giả tốt nhất, bởi vì cô đọc rất chăm chú. Ưu Di xúc động về chuyện của Quỳnh giống như xúc động vì câu chuyện tình cảm của Tùng Vy. Cô xúc động với tình cảm Quỳnh dành cho chú Dật Hán. Nhưng Quỳnh chưa bao giờ nói với Ưu Di rằng nhân vật nam trong truyện của Tùng Vy và nhân vật nam trong truyện của mình thực ra chỉ là một...
"Ấy nhất định sẽ trở thành một nhà văn. Thật, nhất định thế". Ưu Di đã thốt lên như vậy khi xem nhật kí của Quỳnh. Thái độ lúc đó của cô không chút bông đùa. Cô nói xong, lại nhìn Quỳnh, dí mặt tới cười hì hì hỏi:
- Có muốn làm nhà văn không hả ấy?
- Có, nhà văn như Tùng Vy. Quỳnh gật đầu chắc nịch. Dù rằng đó là một giấc mơ xa xôi, nhưng cô vẫn hi vọng. Nghĩ tới cuốn nhật ký hồng tím trước đây, Trác đã cầm chặt nó và bảo nhất định sẽ in thành một cuốn sách. Điều đó với cô thật hấp dẫn.
Về sau, Quỳnh không ngừng viết những câu chuyện buồn buồn vui vui, dài dài ngắn ngắn. Chuyện về cá, về mèo, san hô, cầu vồng.v.v.. và cả tình yêu. Tình yêu như cây rong, lành lạnh cuốn lấy người, mà rất hó cầm chặt. Câu chuyện về ba và con búp bê nặn bằng bột của Quỳnh tự nhiên bị đăng trên một tờ báo nổi tiếng. Quỳnh nghĩ nhất định là Ưu Di làm chuyện này, nhưng cô chối phắt. Quỳnh rất đỗi yêu quý những câu chuyện tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút của mình, nhưng không biết phải làm gì với chúng. Quỳnh không biết phải làm sao mới là tốt với chúng. Kẹp chúng lại trong mỗi trang giấy, giống như những tiêu bản cô độc vĩnh viễn, hay là đưa chúng đến trước mặt thật nhiều người, để mọi người nhận xét. Vì thế, cô vẫn đang bối rối và cả hoài nghi, không biết chúng có hay thật sự hay không? Liệu có ai thích những câu chữ hỗn loạn của mình? Câu chuyện về ba và con búp bê bột bị đăng báo rồi, không ngờ còn tạo được dư luận. Các bạn trong lớp ngạc nhiên. Có bạn béo mập, luc snào cũng có vẻ âm thầm kia không ngờ lại biết viết truyện, giọng văn còn rất đẹp, và buồn. Tin đồn lan ra, còn có nam sinh lớp khác kéo đến trước cửa lớp để xem mặt tác giả. Nhưng Quỳnh nghĩ, họ nhất định rất thất vọng, bởi vì cô và văn của cô không có gì giống nhau cả.
Quỳnh đã làm cho họ phải thất vọng, nên cô cảm thấy có lỗi. Nhưng dẫu sao, đó vẫn thực sự là một bắt đầu kỳ diệu. Từ đó về sau, văn của Quỳnh luôn xuất hiện trên báo chí. Những dòng chữ mang trong mình nỗi sợ hãi, nỗi u buồn tiềm ẩn trong tim Quỳnh. Chúng như những bông tuyết nhỏ bay vào trong áo, khiến người đọc rùng mình.
Thời gian học cấp ba của Quỳnh trở nên bận rộn. Ngoài viết văn và giảm béo, cô còn phải học hành thật nghiêm túc. Ban đầu điều đó có chút khó khăn, bởi vì cô vẫn thường đứng ngồi không yên, hết lần này đến lần khác nghĩ về chú Dật Hán và Trác. Cơn thèm ăn vẫn quấy rầy cô, khiến cô không thể chuyên tâm học hành, và còn thường làm mất của cô cả một buổi học sáng. Nhưng Ưu Di xuất hiện đã giúp cô đối mắt với cơn thèm ăn. Cho đến khi cô lại cầm bút, có thể viết một mạch trôi chảy. Bài vở cũng khá dần lên. Tâm lý cô nhờ có những hy vọng buộc phải kiên trì nỗ lực không ngừng nghỉ. Mọi sự quả thực đang nhích dần về phía trước khiến cô cũng dần dần yên ổn trở lại. Quỳnh rất thích toán và lịch sử. Cô thấy ở đấy biết bao nhiêu kiến thức mình chưa nắm được. Cô tranh thủ từng giây phút được "ở bên" chúng. Quỳnh còn đảm nhận việc giúp Ưu Di đọc sách, nên càng trở nên chuyên tâm. Ưu Di là một tên mặt mũi trơ dày. Cùng một kiến thức đó, cô bắt Quỳnh phải đích thân giảng giải mới chịu nghe. Còn thì vẫn bỏ học như thường.
"Ấy đáng yêu hơn cô giáo nhiều mà lị!" Ưu Di thường chớp chớp mắt nói với Quỳnh như vậy, ra điều một học sinh ngoan hiền. Quỳnh không thể phủ nhận, Ưu Di bé nhỏ thật giống một tiểu thần tiên.
Lớp 11, Quỳnh trở thành một học sinh xuất sắc. Ưu Di rất vui vì điều đó, cô nói:
- Ấy càng ngày càng gần với ước mơ rồi, có cảm thấy không?
Nhưng trong mắt Quỳnh, điều đó còn rất xa.
Quỳnh tham gia nhóm mỹ thuật, ban đầu cũng là vì Dật Hán. Lục Dật Hán luôn xem hội hoạ là một ngôn ngữ khác của cuộc sống. Ông vẫn luôn sử dụng loại ngôn ngữ này, rất thông thạo ngôn ngữ này. Vì vậy Quỳnh buộc phải hiểu nó, mới có thể giao lưu dễ dàng với chú Lục Dật Hán của mình. Quỳnh bắt đầu học vẽ. Đó là một việc hết sức khó khăn với Quỳnh, vì cô chẳng có chút kiến thức cơ bản nào. Cả đến vẽ chì đánh bóng đơn giản cô cũng gặp vất vả. Nhưng đây là việc cô tự nguyện làm, vì thế cô thấy thích. Bởi tình yêu.
Quỳnh mua bảng vẽ, bút lông đủ số từ nhỏ tới lớn, và nhiều ống màu. Cô thích ngồi vẽ một mình trên gò đồi nhỏ bên ngoài trường, trong những chiều nắng đậm màu. Thực ra vẽ đẹp hay xấu đối với cô không quan trọng, cô thích ngồi với những dụng cụ hội hoạ đáng yêu. Cô thích dùng ngón tay vuốt ve chúng. Dưới ánh nắng, chúng dường như không chỉ đơn giản là những công cụ để vẽ. Chúng như là những con vật biết chạy nhảy, đến từ một nơi xa xôi. Chúng chạy tới bên Quỳnh trong buổi chiều ngập tràn sức sống này, nũng nịu với Quỳnh, đòi Quỳnh vuốt ve. Quỳnh biết, chúng đến từ chú Dật Hán. Đó là mối liên hệ không thể nào cắt đứt được, mỗi lần Quỳnh vuốt ve chúng cô đều nghĩ tới bủôi chiều cô lẻn vào phòng vẽ của Dật Hán, thận trọng bước tới xem những bức sơn dầu còn đặt trên giá, chưa vẽ xong. Quỳnh nhặt mấy cây bút rơi trên nền, dùng ngón út chạm nhẹ vào màu sơn còn chưa khô trên đó. Tất cả thứ ấy là của chú Lục Dật Hán, vì thế chúng càng lấp lánh hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, tự vẽ được vẫn là một điều cực kỳ thú vị. Nửa năm sau, Quỳnh tặng Trác bức chân dung Trác, vẽ bằng chì, cũng để trong hộp, có mẩu giấy viết tựa như quà của Trác lần trước:
"Em Trác, chị bắt đầu học vẽ. Lần đầu học vẽ chân dung, chị dùng bức ảnh của Trác, vẽ chân dung. Tặng em.
Chị nhỏ".
Thực ra còn một bức nữa, vẽ người đàn ông mặc áo sơ mi ngắn tay màu xanh mềm mại, tay cầm bút vẽ, đang ngồi nghiêng nghiêng trong phòng vẽ, gió lay động tấm rèm cửa. Nhưng Quỳnh giấu nó dưới đáy thùng. Có thể vĩnh viễn sẽ không có cơ hội cho ông xem.
Quỳnh vẫn giữ thói quen đọc sách, đọc rất nhiều. Trường học mặc dù cũ kỹ, nhưng thư viện không nhỏ. Quỳnh thích ngửi mùi sách cũ, thỉnh thoảng cô lại bắt gặp trên trang sách những dòng tỏ tình ai đó gửi cho nhau. Đọc lên lại nghĩ ngợi, không biết bây giờ họ có ở bên nhau không? Quỳnh thường ngồi trước dãy bàn thư viên đọc sách. Mùa xuân có bươm bướm bay vào, vì trên cửa sổ đặt một chậu đỗ quyên. Hoa bồ công anh cũng hoà mình vào không khí đậm mùi hương của tháng ba, trông như những cánh bướm xinh xắn. Quỳnh nhìn ngắm một hồi, bỗng sực nghĩ ra, bèn chạy về phòng lôi Ưu Di đang ngủ say sưa dậy:
- Ưu Di, bọn mình đi trồng hoa!
Từ mùa xuân của năm lớp 11, Quỳnh và Ưu Di ra gò đồi phía ngoài trường để trồng hoa. Quỳnh coi đó là một môn nghệ thuật phải học tập, bởi vì đó là việc chú Dật Hán ưa thích. Đầu mùa, Dật Hán trồng dâu tây và phượng tiên. Cuối mùa xuân, trong vườn ngập tràn hương thơm và sắc màu của những bông hoa. Quỳnh thích nhìn Dật Hán bận rộn mỗi sáng sớm, tay áo xắn lên, đi đôi ủng cũ chắc chắn, trên mặt từng giọt mồ hôi to tướng đang thi nhau rơi xuống.
Ưu Di đương nhiên đồng ý. Mùa xuân năm ấy, hai đứa đã trồng rất nhiều hoa trên gò đồi: Hải Đường, Đỗ Quyên, Dâu Tây, Hướng Dương, và cả Trúc Đào. Chỉ có Hướng Dương sống sót. Mùa hè đến, những mảng màu vàng vàng rực rỡ, ken lẫn nhau không theo một trật tự nào hết. Quỳnh nhìn mà phát sầu. Cô hiểu ra rằng việc biến nơi đây thành nhà số 3 phố Đào Lý là vô vọng, nên sau đó cô cảm thấy chán chường vô vị, chỉ có Ưu Di vẫn thiết tha hăm hở kéo Quỳnh đi xem.
Ưu Di thích mấy trò bói toán vớ vẩn. Cô thạo bài Tarô, và những kiến thức về cầm tinh các chùm sao. Đương nhiên cô hay bói cho Quỳnh, có những lời đoán rất đáng kinh ngạc. Quỳnh chỉ cười, chẳng muốn tin. Nhiều năm sau, Quỳnh ngủ thiếp trên gò đồi ngát hương, mơ thấy Ưu Di đang chơi bài Tarô với mình. Ưu Di xem hết bài của cô, vừa định giải thích bỗng cổ họng như bị ai thắt chặt. Hai tay cô nắm lấy sợi dây ấy, thở gấp gáp, cố gắng nói ra bí mật tương lai của Quỳnh. Nhưng sợi dây càng thít càng chặt, mặt Ưu Di căng đỏ, rồi ngã dần xuống, miệng há ra, như vẫn đang cố gắng nói điều gì đó với Quỳnh.
Quỳnh tỉnh dậy mồ hôi nhễ nhại. Đó là nhiều năm về sau này. Quỳnh cố nhớ lại Ưu Di xem bói cho cô vẫn thường nói những gì. Cô không htể nhớ rõ, chỉ nhớ Ưu Di xem đi xem lại, bất giác thở dài ai oán:
"Có lẽ kiếp trước mình mắc nợ ấy, kiếp này phải trả. Ấy không cần phải băn khoăn chuyện giữa hai đứa mình. Nó tự có hướng đi của nó".
Nghĩ lại những câu ấy, Quỳnh không khỏi ngạc nhiên, đó là điều sâu sắc nhất mà Ưu Di đã nói. Nó mang sự buồn bã và uyên thâm không tương xứng với tuổi trẻ bấy giờ. Có thật Ưu Di đã nói như vậy không? Hay là giấc mơ về sau của Quỳnh? Quỳnh vĩnh viễn không bao giờ biết.
Bình luận truyện