Thủy Tiên Đã Cưỡi Cá Chép Vàng Đi
Chương 40
Tháng Mười hai, cuối cùng Quỳnh đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết “đầu tiên” của cô, Cảnh đẹp sớm mai. Nam nữ nhân vật trong đó đều lấy chữ từ tên của cô và Trầm Hoà.
Trầm Hoà cũng bỏ nhiều tâm huyết cho cuốn sách. Anh luôn chỉ ra các khuyết điểm của nó một cách sắc sảo. Quỳnh tuy miệng nói không chịu, nhưng trong lòng thừa nhận rằng, người hiểu cô nhất chính là Trầm Hoà. Mãi đến khi bản thảo được gửi tới nhà in, hai người mới thở phào nhẹ nhõm. Hôm đó hai người ăn mừng lớn. Đêm đến họ về qua nhà số 3 phố Đào Lý. Quỳnh và Trầm Hoà đứng bên ngoài cổng sắt. Ngôi nhà đã qua thời gian, phần nào cũ kỹ. Quỳnh nhìn thấy đèn sáng ở tầng hai, đó từng là phòng của Dật Hán và Mạn. Quỳnh nói với Trầm Hoà, anh có tin không, linh hồn của một người sẽ bị trồng ở một chỗ nào đó, vòng đi vòng lại không sao rời xa được. Quỳnh lại nói “Sớm muộn gì em cũng mua lại ngôi nhà này!“. Quỳnh bỗng nhớ tới chỗ vỡ trên bức tường phía sau nhà. Nơi đó đã chôn vùi tương lai của Ưu Di. Quỳnh thấy lòng đau thắt, cô nhặt lên một hòn đá to, lấy sức ném mạnh về bức tường màu trắng. Kính vỡ rào rào xuống mặt đất. Quỳnh kéo tay Trầm Hoà nói, chạy mau. Hai người cắm cổ chạy như hai tội phạm. Lúc này Quỳnh mới chú ý thấy trên phố dã dựng lên rất nhiều các toà cao ốc thương lại Trường trung học của cô bị kẹp ở giữa trông thật thấp bé.
Quỳnh cảm thấy chạy như vậy thật là quen thuộc như vài năm trước đây. Dường như cô vẫn chạy không ngừng, chỉ có cảnh vật xung quanh là thay đổi dần, nhưng bàn tay đang dắt theo cô đã không còn là của cùng một người.
Cuốn sách gây được tiếng vang, mặc dù nằm trong dự đoán của Trầm Hoà, nhưng sự nhiệt liệt của nó vẫn khiến anh bất ngờ. Cảnh đẹp sớm mai kể về một đôi nam nữ “thanh mai trúc mã”, cùng lớn lên bên nhau. Tuổi thơ của họ trải qua những chuyện bất thường, để lại trong họ những vết thương lòng sâu sắc. Vết thương vẫn luôn âm ỉ, cho đến khi họ đã trưởng thành vẫn không khỏi bị nó hành hạ. Hai người chăm sóc vết thương ch nhau, từ nhỏ cho đến sau khi lớn lên. “Có thể đó không phải là tình yêu diệu kỳ nhất, nhưng đối với những người từng bị tổn thương trong thời thơ ấu, đó là một tình yêu có tác dụng kỳ diệu nhất!“. Trầm Hoà biết cuốn sách thực ra ẩn chứa một giấc mơ của Quỳnh: cô từng ngỡ rằng chia sẻ với Trác tình yêu bù đắp vết thương, họ sẽ cùng lớn lên bên nhau, không có bất kỳ một khoảng cách nào. Quỳnh viết về hai đứa trẻ bị tổn thương khi còn thơ trẻ để rồi thay đổi tính cách khi lớn lên một cách chi tiết, chân thực, xúc động lòng người. Mỗi một rung động nho nhỏ, mỗi một niềm thổn thức của trái tim đều hết sức cuốn hút. Nếu không từng trải qua những điều đó, chắc chắn không thể viết tinh tế đến như vậy. Trầm Hoà nghĩ, nếu coi Tùng Vy là hoa thuỷ tiên cô độc kiêu hãnh thì Quỳnh chính là hoa trúc đào, mọc lên giữa hoang sơ. Dù không ai chăm sóc cũng vẫn nở hoa rực rỡ.
Độc giả và các nhà bình luận đều hết lời khen ngợi cuốn sách. Chỉ sau một ngày, Quỳnh trở thành cây viết trẻ được nhiều người chú ý. Báo chí khắp người có bài nói về cô. Nhiều nhà xuất bản đến tìm cô, đề nghị hợp tác với cô xuất bản cuốn truyện tiếp theo. Quỳnh trở nên bận rộn, cô trả lời phỏng vấn, tham gia toạ đàm, ký tên vào sách.v.v...
Cuối cùng Quỳnh đã có thể mang món quà đó đến cho Ưu Di, cô biết Ưu Di nhất định rất vui mừng.
Quả thực Ưu Di rất vui, cô sờ tay lên từng góc của cuốn sách không biết bao nhiêu lần. Quỳnh lúc đó chỉ muốn nói cho Ưu Di biết cảm giác thành công to lớn của mình, về danh dự của mình. Quỳnh bỏ qua mất cảm giác của Ưu Di. Cô đưa ra những tờ báo, tạp chí, kể cho Ưu Di nghe mình đã tham gia những hoạt động, những dạ hội tưng bừng, hoành tráng như thế nào. Quỳnh háo hức chia sẻ những điều đó, mà quên mất nói với Ưu Di cuộc sống của mình trước đó đã như thế nào, đã xảy ra bao nhiêu chuyện. Họ đã rất lâu không gặp nhau. Ưu Di không hề biết, cuốn sách đầu tiên của Quỳnh bị đánh cắp và sự tuyệt vọng của Quỳnh lúc đó, cô cũng không biết Quỳnh rời bỏ Trác với tâm hồn nguội lạnh. Cô ấy không biết gì cả về những gì Quỳnh đã trải qua. Cô chỉ biết Quỳnh đã quá bận rộn, không có thời gian đến thăm cô. Bao nhiêu ngày tháng đó, Ưu Di đã lo lắng cho Quỳnh biết bao. Quỳnh quên mất một cô gái bị mất hết tự do, luôn coi cô là điểm xuất phát của tinh thần kia, đã mong muốn được biết tin tức của cô như thế nào. Giờ đây, Quỳnh đã trở nên thật cao xa, tựa như dứng trên nóc một toà tháp, nhìn lên đó người ta không khỏi bị chói mát, hơn nữa không có đường nào trèo lên tới đó. Ưu Di chỉ có thể ngước mắt lên nhìn, cô không biết gì về cô gái đã nổi tiếng đó cả, điều duy nhất có thể xác định chỉ là Quỳnh từ nay không còn cần đến cô nữa. Đó là lần cuối cùng Quỳnh gặp Ưu Di ở trong tù. Ưu Di ngồi đối diện Quỳnh, tóc cắt ngắn đến vai, vẫn gầy nhỏ, mặc đồng phục xanh, bên trong là áo len màu vàng đất. Chiếc áo len rất cũ, thô cứng. Quỳnh cảm thấy xót xa, cô nói: “Lần sau đến mình sẽ mua cho bạn một chiếc áo len mới“. Ưu Di lắc đầu cười: “không cần đâu, chỉ là mặc bên trong thôi mà“. Nếu ấy muốn mua thì cho mình len sợi thôi. Ở đây rất rảnh rỗi, tự đan lấy để giết thời gian.
Quỳnh bảo được. Cô lại hào hứng nói: “Bây giờ mình ở một căn hộ rất tốt, tầng mười một, có thể nhìn ra chân trời rất xa. Chờ bạn ra tù, mình đón bạn về đó ở. Sớm muộn gì mình cũng sẽ mua lại nhà số 3 phố Đào Lý. Còn nữa... mình sắp được gặp Tùng Vy rồi, mình đã có thể đến thăm một nhà văn nữ với tư cách cũng là một nhà văn nữ rồi“.
Ưu Di mỉm cười gật đầu, cô nói: “cuối cùng đã chờ được đến lúc sau cơn mưa trời lại sáng“.
Phải đấy, Ưu Di, mình nhất định sẽ cho bạn ở nhà thật to, sống cuộc sống thoải mái, dễ chịu, chẳng lo chẳng nghĩ gì cả. Ưu Di trả lời: tốt quá“.
Lúc ra về, Ưu Di chợt gọi Quỳnh: “Quỳnh ơi!“.
Họ vẫn cách nhau một cái bàn, nhưng có thể chạm vào nhau. Hai người đứng dậy. Ưu Di đưa hai tay, lướt nhẹ qua tóc Quỳnh: “Cuộc sống của ấy có thể chậm lại rồi đấy, đừng “máu lửa” quá như là chiến tranh nữa. Ấy xem, tóc rối cả lên đây này“.
Trái tim Quỳnh thắt lại khi thay Ưu Di lướt qua tóc cô. Cô nhớ tới lúc trước Ưu Di đã chải tóc cho mình. Ưu Di đứng sau lưng cô, những chiếc răng lược nhè nhẹ lướt xuống tóc, như ngọn gió nhẹ nhàng nhất. Quỳnh bỗng cảm thấy, cảm giác đó đã bị lãng quên rất lâu, cảm giác thật xa lạ.
Hai đứa ở đó, nhưng trăm ngàn sợi tơ liên kết dường như đã đứt. Về sau họ ngày càng xa nhau, cuối cùng thuộc về hai thế giới riêng biệt.
Quỳnh nói với Trầm Hoà, bây giờ anh nên đưa em đi gặp Tùng Vy rồi.
Trầm Hoà nói: “Được. Nhưng em phải biết là, anh đưa em đi gặp bà ấy, không phải vì điều gì khác, chỉ là vì giữa em và bà ấy có vô vàn những mối liên hệ. Có thể em đang đi theo con đường giống như bà ấy trước đây. Bà ấy có thể giúp em lĩnh hội được nhiều hơn, biết đâu, rất nhiều việc nhờ đó sẽ được kết thúc“.
Quỳnh hỏi: “kết thúc việc gì?“.
Trầm Hoà nhẫn nại: “Kết thúc quá khứ. Em không thấy là, em vẫn ôm khư khư lấy quá khứ không chịu bỏ xuống đấy sao? Em mệt mỏi và cũng không hạnh phúc“.
Quỳnh nói: “Và còn liên luỵ đến những người xung quanh nữa, đúng không? Anh chẳng hạn“.
Trầm Hoà nói: “Khi anh quyết định ở bên em, động viên em viết sách, anh đã biết là như vậy. Nhưng anh không ngại, anh chỉ xót cho em thôi“.
Trầm Hoà cũng bỏ nhiều tâm huyết cho cuốn sách. Anh luôn chỉ ra các khuyết điểm của nó một cách sắc sảo. Quỳnh tuy miệng nói không chịu, nhưng trong lòng thừa nhận rằng, người hiểu cô nhất chính là Trầm Hoà. Mãi đến khi bản thảo được gửi tới nhà in, hai người mới thở phào nhẹ nhõm. Hôm đó hai người ăn mừng lớn. Đêm đến họ về qua nhà số 3 phố Đào Lý. Quỳnh và Trầm Hoà đứng bên ngoài cổng sắt. Ngôi nhà đã qua thời gian, phần nào cũ kỹ. Quỳnh nhìn thấy đèn sáng ở tầng hai, đó từng là phòng của Dật Hán và Mạn. Quỳnh nói với Trầm Hoà, anh có tin không, linh hồn của một người sẽ bị trồng ở một chỗ nào đó, vòng đi vòng lại không sao rời xa được. Quỳnh lại nói “Sớm muộn gì em cũng mua lại ngôi nhà này!“. Quỳnh bỗng nhớ tới chỗ vỡ trên bức tường phía sau nhà. Nơi đó đã chôn vùi tương lai của Ưu Di. Quỳnh thấy lòng đau thắt, cô nhặt lên một hòn đá to, lấy sức ném mạnh về bức tường màu trắng. Kính vỡ rào rào xuống mặt đất. Quỳnh kéo tay Trầm Hoà nói, chạy mau. Hai người cắm cổ chạy như hai tội phạm. Lúc này Quỳnh mới chú ý thấy trên phố dã dựng lên rất nhiều các toà cao ốc thương lại Trường trung học của cô bị kẹp ở giữa trông thật thấp bé.
Quỳnh cảm thấy chạy như vậy thật là quen thuộc như vài năm trước đây. Dường như cô vẫn chạy không ngừng, chỉ có cảnh vật xung quanh là thay đổi dần, nhưng bàn tay đang dắt theo cô đã không còn là của cùng một người.
Cuốn sách gây được tiếng vang, mặc dù nằm trong dự đoán của Trầm Hoà, nhưng sự nhiệt liệt của nó vẫn khiến anh bất ngờ. Cảnh đẹp sớm mai kể về một đôi nam nữ “thanh mai trúc mã”, cùng lớn lên bên nhau. Tuổi thơ của họ trải qua những chuyện bất thường, để lại trong họ những vết thương lòng sâu sắc. Vết thương vẫn luôn âm ỉ, cho đến khi họ đã trưởng thành vẫn không khỏi bị nó hành hạ. Hai người chăm sóc vết thương ch nhau, từ nhỏ cho đến sau khi lớn lên. “Có thể đó không phải là tình yêu diệu kỳ nhất, nhưng đối với những người từng bị tổn thương trong thời thơ ấu, đó là một tình yêu có tác dụng kỳ diệu nhất!“. Trầm Hoà biết cuốn sách thực ra ẩn chứa một giấc mơ của Quỳnh: cô từng ngỡ rằng chia sẻ với Trác tình yêu bù đắp vết thương, họ sẽ cùng lớn lên bên nhau, không có bất kỳ một khoảng cách nào. Quỳnh viết về hai đứa trẻ bị tổn thương khi còn thơ trẻ để rồi thay đổi tính cách khi lớn lên một cách chi tiết, chân thực, xúc động lòng người. Mỗi một rung động nho nhỏ, mỗi một niềm thổn thức của trái tim đều hết sức cuốn hút. Nếu không từng trải qua những điều đó, chắc chắn không thể viết tinh tế đến như vậy. Trầm Hoà nghĩ, nếu coi Tùng Vy là hoa thuỷ tiên cô độc kiêu hãnh thì Quỳnh chính là hoa trúc đào, mọc lên giữa hoang sơ. Dù không ai chăm sóc cũng vẫn nở hoa rực rỡ.
Độc giả và các nhà bình luận đều hết lời khen ngợi cuốn sách. Chỉ sau một ngày, Quỳnh trở thành cây viết trẻ được nhiều người chú ý. Báo chí khắp người có bài nói về cô. Nhiều nhà xuất bản đến tìm cô, đề nghị hợp tác với cô xuất bản cuốn truyện tiếp theo. Quỳnh trở nên bận rộn, cô trả lời phỏng vấn, tham gia toạ đàm, ký tên vào sách.v.v...
Cuối cùng Quỳnh đã có thể mang món quà đó đến cho Ưu Di, cô biết Ưu Di nhất định rất vui mừng.
Quả thực Ưu Di rất vui, cô sờ tay lên từng góc của cuốn sách không biết bao nhiêu lần. Quỳnh lúc đó chỉ muốn nói cho Ưu Di biết cảm giác thành công to lớn của mình, về danh dự của mình. Quỳnh bỏ qua mất cảm giác của Ưu Di. Cô đưa ra những tờ báo, tạp chí, kể cho Ưu Di nghe mình đã tham gia những hoạt động, những dạ hội tưng bừng, hoành tráng như thế nào. Quỳnh háo hức chia sẻ những điều đó, mà quên mất nói với Ưu Di cuộc sống của mình trước đó đã như thế nào, đã xảy ra bao nhiêu chuyện. Họ đã rất lâu không gặp nhau. Ưu Di không hề biết, cuốn sách đầu tiên của Quỳnh bị đánh cắp và sự tuyệt vọng của Quỳnh lúc đó, cô cũng không biết Quỳnh rời bỏ Trác với tâm hồn nguội lạnh. Cô ấy không biết gì cả về những gì Quỳnh đã trải qua. Cô chỉ biết Quỳnh đã quá bận rộn, không có thời gian đến thăm cô. Bao nhiêu ngày tháng đó, Ưu Di đã lo lắng cho Quỳnh biết bao. Quỳnh quên mất một cô gái bị mất hết tự do, luôn coi cô là điểm xuất phát của tinh thần kia, đã mong muốn được biết tin tức của cô như thế nào. Giờ đây, Quỳnh đã trở nên thật cao xa, tựa như dứng trên nóc một toà tháp, nhìn lên đó người ta không khỏi bị chói mát, hơn nữa không có đường nào trèo lên tới đó. Ưu Di chỉ có thể ngước mắt lên nhìn, cô không biết gì về cô gái đã nổi tiếng đó cả, điều duy nhất có thể xác định chỉ là Quỳnh từ nay không còn cần đến cô nữa. Đó là lần cuối cùng Quỳnh gặp Ưu Di ở trong tù. Ưu Di ngồi đối diện Quỳnh, tóc cắt ngắn đến vai, vẫn gầy nhỏ, mặc đồng phục xanh, bên trong là áo len màu vàng đất. Chiếc áo len rất cũ, thô cứng. Quỳnh cảm thấy xót xa, cô nói: “Lần sau đến mình sẽ mua cho bạn một chiếc áo len mới“. Ưu Di lắc đầu cười: “không cần đâu, chỉ là mặc bên trong thôi mà“. Nếu ấy muốn mua thì cho mình len sợi thôi. Ở đây rất rảnh rỗi, tự đan lấy để giết thời gian.
Quỳnh bảo được. Cô lại hào hứng nói: “Bây giờ mình ở một căn hộ rất tốt, tầng mười một, có thể nhìn ra chân trời rất xa. Chờ bạn ra tù, mình đón bạn về đó ở. Sớm muộn gì mình cũng sẽ mua lại nhà số 3 phố Đào Lý. Còn nữa... mình sắp được gặp Tùng Vy rồi, mình đã có thể đến thăm một nhà văn nữ với tư cách cũng là một nhà văn nữ rồi“.
Ưu Di mỉm cười gật đầu, cô nói: “cuối cùng đã chờ được đến lúc sau cơn mưa trời lại sáng“.
Phải đấy, Ưu Di, mình nhất định sẽ cho bạn ở nhà thật to, sống cuộc sống thoải mái, dễ chịu, chẳng lo chẳng nghĩ gì cả. Ưu Di trả lời: tốt quá“.
Lúc ra về, Ưu Di chợt gọi Quỳnh: “Quỳnh ơi!“.
Họ vẫn cách nhau một cái bàn, nhưng có thể chạm vào nhau. Hai người đứng dậy. Ưu Di đưa hai tay, lướt nhẹ qua tóc Quỳnh: “Cuộc sống của ấy có thể chậm lại rồi đấy, đừng “máu lửa” quá như là chiến tranh nữa. Ấy xem, tóc rối cả lên đây này“.
Trái tim Quỳnh thắt lại khi thay Ưu Di lướt qua tóc cô. Cô nhớ tới lúc trước Ưu Di đã chải tóc cho mình. Ưu Di đứng sau lưng cô, những chiếc răng lược nhè nhẹ lướt xuống tóc, như ngọn gió nhẹ nhàng nhất. Quỳnh bỗng cảm thấy, cảm giác đó đã bị lãng quên rất lâu, cảm giác thật xa lạ.
Hai đứa ở đó, nhưng trăm ngàn sợi tơ liên kết dường như đã đứt. Về sau họ ngày càng xa nhau, cuối cùng thuộc về hai thế giới riêng biệt.
Quỳnh nói với Trầm Hoà, bây giờ anh nên đưa em đi gặp Tùng Vy rồi.
Trầm Hoà nói: “Được. Nhưng em phải biết là, anh đưa em đi gặp bà ấy, không phải vì điều gì khác, chỉ là vì giữa em và bà ấy có vô vàn những mối liên hệ. Có thể em đang đi theo con đường giống như bà ấy trước đây. Bà ấy có thể giúp em lĩnh hội được nhiều hơn, biết đâu, rất nhiều việc nhờ đó sẽ được kết thúc“.
Quỳnh hỏi: “kết thúc việc gì?“.
Trầm Hoà nhẫn nại: “Kết thúc quá khứ. Em không thấy là, em vẫn ôm khư khư lấy quá khứ không chịu bỏ xuống đấy sao? Em mệt mỏi và cũng không hạnh phúc“.
Quỳnh nói: “Và còn liên luỵ đến những người xung quanh nữa, đúng không? Anh chẳng hạn“.
Trầm Hoà nói: “Khi anh quyết định ở bên em, động viên em viết sách, anh đã biết là như vậy. Nhưng anh không ngại, anh chỉ xót cho em thôi“.
Bình luận truyện