Thủy Tiên Đã Cưỡi Cá Chép Vàng Đi
Chương 9
Quỳnh trước nay vẫn thầm phục mình có khả năng đoạn tuyệt với chuyện xưa đồ cũ một cách triệt để. Cô ta có một khả năng thích ứng hoàn cảnh mới thật tuyệt vời. Bởi vì cô ta không hề lưu luyến với cái đã qua. ngày đầu tiên Mạn đem Quỳnh đến nhà số 3 phố Đào Lý, khi họ còn đứng trước cửa, Mạn đã trịnh trọng tuyên bố với Quỳnh, rằng từ hôm nay trở đi, đây sẽ là nhà của mày. Nhưng ở đây hoàn toàn khác với nhà trước kia, mày phải biết phép lịch sự, phải có kỷ luật, lễ phép, biết chưa? Quỳnh đáp rằng biết. Mạn lại nói tiếp, mày phải nhớ, từ hôm nay trở đi, không bao giờ gặp lại những chuyện trước đây. Vào năm học này mày lên cấp hai rồi. Trong trường mày sắp đi học toàn là con em những người giàu ở xung quanh phố này, chúng rất có giáo dục. Mày không được chơi bời với lũ trẻ con trước đây nữa, càng không được rủ bọn chúng đến đây. Chúng nó sẽ ăn cắp đồ đạc trong nhà này, biết chưa? Quỳnh nhủ thầm, ai thèm vào đồ đạc của bà, nhưng miệng Quỳnh vẫn đáp biết rồi. Mạn lại nói, sau này bất kể ở nhà hay ở trường, đều không được bép xép, không được kể chuyện trước đây, cũng không được ngơ ngác như ở trong rừng mới ra, gặp cái gì cũng lạ lẫm, đã biết chưa? Quỳnh lại đáp, con biết rồi. Mạn bỗng nổi giận, quát, mày làm gì mà mặt mếu máo như vậy. Tao đem mày đến đây để sống sung sướng, có phải đem bán làm người ở đâu mà khóc.
Nhưng Quỳnh lại là người "hoài cổ". Trong những tháng năm đã qua, cái gọi là hạnh phúc chỉ chiếm khoảng thời gian thật ít ỏi. Còn lại là biết bao điều chua chát, khiến con người trở nên nhếch nhác, hèn kém. Nhưng cũng chính cuộc sống giản đơn, tằn tiện - giống như một người rất gầy tự gõ vào xương mình - cuộc sống ấy vẫn hiển hiện, như tiếng gõ lốc cốc rất vang, tiếng rõ và đanh. Cô thường nhớ về ngôi trường tiểu học nhỏ bé và hỗn loạn, nhớ đến con đường từ trường về nhà, xuyên qua khu chợ và dãy hàng xép bán đồ ăn khói lửa nghi ngút đen ám. Con đường ấy còn đi qua cổng sau của một bệnh viện, cách đó vài chục mét còn có một gian nhà xác. Hồi đó bà nội cũng bị đưa tới đây. Đoạn đường ngắn về nhà Quỳnh như bị thu gọn vào trong nó tất cả hình ảnh trần trụi nhất của cuộc sống dân thường, từ chợ rau, hàng sửa chìa khoá, hàng may vá, trà lá, tới bệnh viện, nhà xác v.v...
Trong khi đó, ngôi trường mới của Quỳnh chỉ cách phố Đào Lý không xa. Xung quanh không chút "khói lửa trần ai", chỉ có những công trường xây dựng khuất sau những đoạn tường rào bị phá vỡ. Trên tường có hình ảnh của công trình đang xây. Những toà nhà thương mại cao tầng màu trắng sữa đó chính là mục tiêu chiến đấu của rất nhiều các công nhân xây dựng đang miệt mài lao động cả đêm lẫn ngày. Họ nói rằng nơi đây mười năm sau sẽ trở thành trung tâm tài chính thương mại lớn nhất thành phố. Nhưng bất kể khu vực này có bị phá vỡ, hay được xây dựng thế nào đi nữa, trường cấp hai của Quỳnh sẽ được giữ nguyên. Là trường cấp hai có lịch sử lâu đời nhất thành phố, nó tiếp nhận các học sinh con em những gia đình giàu có và danh giá sống xung quanh, một bộ phận khác là con em lãnh đạo của thành phố, của tỉnh, đi học có xe hơi đưa đón.
Quỳnh làm theo lời căn dặn của Mạn, ở trường cô rất ít nói. Mỗi lần nghỉ giữa giờ, cô ít khi rời khỏi chỗ. Cô quan sát mọi thứ ở đây bằng con mắt hiếu kỳ: Nghỉ giữa giờ có nữ sinh được người giúp việc trong gia đình đưa sữa nóng và thuốc cảm đến cho uống. Có bạn nam mang khoe bộ quần áo may riêng cho cuộc thi biểu diễn dương cầm toàn thành phố mà cậu ta vừa đại diện cho học sinh toàn trường dự giải trở về. Bộ âu phục nhỏ màu đen sáng ánh như bằng nhung, sơ mi trắng, nơ màu đỏ tươi được là phẳng phiu cẩn thận. Một nữ sinh khác hãnh diện đem khoe bộ sưu tập tẩy cao su. Ít nhất cũng có tới một trăm cái. Xanh đỏ tím vàng đủ kiểu bày đầy trên mặt bàn. Trong lớp có rất nhiều người biết nói tiếng Anh. Họ đến từ các trường song ngữ, họ có nhiều bạn bè nước ngoài, viết cho nhau những bức thư tiếng Anh bằng bút nhũ óng ánh. Từ ngày đến trường này, hình như Quỳnh chưa hề gặp chuyện đánh nhau trong trường. Còn trường tiểu học trước đây của cô, chuyện đánh nhau thường xuyên hơn cả việc nộp bài tập về nhà. Học sinh của trường này trông cứ như những bông hoa nhỏ ốm yếu, hễ trời lạnh là không chịu ra sân tập thể dục giữa giờ, hơi ốm ốm một chút là xin nghỉ giờ thể dục. Con trai đọ nhau giày thể thao và xe đạp địa hình, con gái thi thố nhau váy áo và những bữa tiệc sinh nhật. Ngoài mặt bọn họ lễ phép lịch sự, nhưng trong lòng kiêu hãnh đến ngạo mạn.
Trên thực tế, không phải Quỳnh cảm thấy tự ti trước mặt các bạn, cô chỉ cảm thấy một cuộc sống dựa dẫm vào những tứh màu mè như đạo cụ sân khấu kia thật chẳng có ý nghĩa là mấy. Nhưng cô cũng thấy lúng túng. Thế nào mới là một cuộc sống có ý nghĩa. Có lúc trong lớp, cô vẫn chìm đắm về trận ăn cuồng đêm trước, cô sợ hãi nhìn thấy cơ thể mình sưng phồng, bèn giấu hai tay vào trong ngăn bàn, rụt cổ vào trong chiếc áo đồng phục có mũ dệt sợi. Cô cảm thấy khát khô họng, muốn uống thật nhiều, thật nhiều nước. Cô liên tục răn đe chính mình, ko được ăn cuồng nữa, cũng không được lờ đờ vô định như một xác chết biết đi như thế này. Tiếp đến cô bỗng thấy mệt mỏi cùng cực. Quỳnh đã nhiều lần ngủ gục trong lớp.
Quỳnh là một đứa bé cực kỳ bình thường, nếu không tính một chút e thẹn. Chẳng bao giờ cô bày tỏ ý kiến của mình, cũng chẳng làm việc gì khác ý các bạn. Cô chẳng có một người bạn thân, cũng chẳng có kẻ đối địch. Không giáo viên nào ghét cô, cũng chẳng ai quý cô, hầu hết giáo viên đều không nhớ rõ tên Quỳnh. Ngay cả đến kết quả học tập của cô cũng bình thường không cao không thấp, ổn định tới mức đáng ngạc nhiên. Chỉ có một trường hợp khiến Quỳnh trở nên nổi bật, đó là vào giờ thể dục. Quỳnh ngày càng béo mập, cơ thể và ánh mắt cô đều giống như một người trải qua nhiều thăng trầm và tàn phá của thời gian, nay bỗng đến lúc gặp mùa xuân về, quần áo trở nên mỏng manh. Khi cô chạy bộ, các bạn trai đã khúc khích cười trộm, ánh mắt các bạn gái thì rất khi thị. Quỳnh chẳng bao giờ trao đổi với họ, tựa như ở hai quốc gia riêng biệt. Về sau cô mới biết, họ cười vì khi cô chạy bộ ngực đã rung ra rung rinh. Quỳnh nhìn bộ ngực đã lặng lẽ nhô lên, khi chạy, chúng biến thành một mối lo lắng bất an cho Quỳnh. Quỳnh cảm thấy dương như sắp có biến loạn.
Quỳnh từng nhìn thấy bộ ngực của mẹ. Mẹ giấu chúng dưới lớp áo lót lụa trắng sữa. Vừa phải, không đến nỗi kiêu hãnh "ngẩng đầu", cũng không đến nỗi phải buồn rầu tự ti. Cô bắt đầu thấy cần áo xu chiêng. Nhưng cô không muốn mở miệng xin Mạn. Từ khi Mạn đè đầu cô xuống bồn tắm, giữa hai người là chiến tranh lạnh. Mạn mải miết với những mối quan hệ và cuộc sống ca vũ, ngày ở nhà, đêm đi vắng. Quỳnh gần như không thấy mặt mẹ. Đâm ra họ là những người lạ đi khác đường nhưng ở cùng dưới một mái nhà. Ngày giỗ của ba Quỳnh, Mạn cũng không thèm nhớ, hôm ấy Quỳnh đi viếng mọ ba, oán giận nhét tờ tiền âm phủ và một bông hoa trắng nhỏ vào giường Mạn, khi đó vẫn đang say sưa giấc ngủ trưa.
Quỳnh muốn tự mua cho mình một chiếc xu chiêng, cô thích loại có hoa thêu ren, trông như hai bông hoa ngọc lan tinh khiết, sờ tay lên lại mềm mại rtơn tru, khi mặc cảm thấy mát mát. Quỳnh còn đang tính toán chuyện đi mua thì một sự việc nghiêm trọng đã xảy tới. Nhà trường may đồng phục cho học sinh. Mỗi người đều phải đứng trước bục giảng. XL, L, M, S.... Giáo viên dùng mắt ước lượng người Quỳnh xong, riêng cô phải làm rộng hơn. Tiếng cô giáo rất to, mọi người đều nghe thấy. Bọn con trai cười ầm lên, con gái thì lắc đầu thương hại. Quỳnh điếng người. Cô rất ít nói chuyện với mọi người. Xung quanh ai nhận xét gì về mình cô cũng không biết, vì vậy chẳng ai nói cho cô hay rằng cô có kích thước khác biệt với mọi người. Hôm đó Quỳnh rất buồn, chẳng thiết chuyện đi mua xu chiêng nữa, chắc là chẳng có loại vừa cho cô, người ta sẽ lại cười cô một lần nữa. Chẳng lý do gì lại tìm thêm bất hạnh cho mình. Cô có mặc gì đại khái cũng vậy mà thôi.
Một ngày đầu hè, Quỳnh tan học về nhà. Trong nhà rất yên tĩnh. Mạn đi chơi, Dật Hán dự buổi thi học sinh tiểu học đọc thơ của Trác. Nhà chỉ có một mình cô. Khi đi qua ban công đang phơi đầy quần áo của Mạn, cô nhìn thấy váy và áo lót. Cô đi tới phía dưới chúng, ngửa mặt lên ngắm nghía. Động tác tựa như đang chào cờ. Cô lấy chúng xuống, đem về phòng. Cô để chúng lên giường, lật ra từng chiếc một.
Quỳnh cầm chiếc xu chiêng, đặt lên mũi hít một hơi thật dài. Vẫn còn mùi vị của nắng. Quỳnh mặc chúng lên người, chật căng, nhưng nhìn vào gương, cô cảm thấy mình đẹp hơn. Cô sờ mó ngực mình cách qua lớp gấm, chỗ đó xuất hiện một hạt nhỏ cưng cứng, cảm giác thấy hơi đau. Quỳnh thấy vừa sợ vừa có chút cảm giác phấn chấn. Dường như nó đang bọc chặt một bí mật lớn nào đó. Nó đang đấu tranh để thoát ra khỏi sự ràng buộc và che đậy, từng lớp từng lớp một. Quỳnh sờ nhẹ, bụng nghĩ trong này có bí mật gì nhỉ?
Nhưng Quỳnh lại là người "hoài cổ". Trong những tháng năm đã qua, cái gọi là hạnh phúc chỉ chiếm khoảng thời gian thật ít ỏi. Còn lại là biết bao điều chua chát, khiến con người trở nên nhếch nhác, hèn kém. Nhưng cũng chính cuộc sống giản đơn, tằn tiện - giống như một người rất gầy tự gõ vào xương mình - cuộc sống ấy vẫn hiển hiện, như tiếng gõ lốc cốc rất vang, tiếng rõ và đanh. Cô thường nhớ về ngôi trường tiểu học nhỏ bé và hỗn loạn, nhớ đến con đường từ trường về nhà, xuyên qua khu chợ và dãy hàng xép bán đồ ăn khói lửa nghi ngút đen ám. Con đường ấy còn đi qua cổng sau của một bệnh viện, cách đó vài chục mét còn có một gian nhà xác. Hồi đó bà nội cũng bị đưa tới đây. Đoạn đường ngắn về nhà Quỳnh như bị thu gọn vào trong nó tất cả hình ảnh trần trụi nhất của cuộc sống dân thường, từ chợ rau, hàng sửa chìa khoá, hàng may vá, trà lá, tới bệnh viện, nhà xác v.v...
Trong khi đó, ngôi trường mới của Quỳnh chỉ cách phố Đào Lý không xa. Xung quanh không chút "khói lửa trần ai", chỉ có những công trường xây dựng khuất sau những đoạn tường rào bị phá vỡ. Trên tường có hình ảnh của công trình đang xây. Những toà nhà thương mại cao tầng màu trắng sữa đó chính là mục tiêu chiến đấu của rất nhiều các công nhân xây dựng đang miệt mài lao động cả đêm lẫn ngày. Họ nói rằng nơi đây mười năm sau sẽ trở thành trung tâm tài chính thương mại lớn nhất thành phố. Nhưng bất kể khu vực này có bị phá vỡ, hay được xây dựng thế nào đi nữa, trường cấp hai của Quỳnh sẽ được giữ nguyên. Là trường cấp hai có lịch sử lâu đời nhất thành phố, nó tiếp nhận các học sinh con em những gia đình giàu có và danh giá sống xung quanh, một bộ phận khác là con em lãnh đạo của thành phố, của tỉnh, đi học có xe hơi đưa đón.
Quỳnh làm theo lời căn dặn của Mạn, ở trường cô rất ít nói. Mỗi lần nghỉ giữa giờ, cô ít khi rời khỏi chỗ. Cô quan sát mọi thứ ở đây bằng con mắt hiếu kỳ: Nghỉ giữa giờ có nữ sinh được người giúp việc trong gia đình đưa sữa nóng và thuốc cảm đến cho uống. Có bạn nam mang khoe bộ quần áo may riêng cho cuộc thi biểu diễn dương cầm toàn thành phố mà cậu ta vừa đại diện cho học sinh toàn trường dự giải trở về. Bộ âu phục nhỏ màu đen sáng ánh như bằng nhung, sơ mi trắng, nơ màu đỏ tươi được là phẳng phiu cẩn thận. Một nữ sinh khác hãnh diện đem khoe bộ sưu tập tẩy cao su. Ít nhất cũng có tới một trăm cái. Xanh đỏ tím vàng đủ kiểu bày đầy trên mặt bàn. Trong lớp có rất nhiều người biết nói tiếng Anh. Họ đến từ các trường song ngữ, họ có nhiều bạn bè nước ngoài, viết cho nhau những bức thư tiếng Anh bằng bút nhũ óng ánh. Từ ngày đến trường này, hình như Quỳnh chưa hề gặp chuyện đánh nhau trong trường. Còn trường tiểu học trước đây của cô, chuyện đánh nhau thường xuyên hơn cả việc nộp bài tập về nhà. Học sinh của trường này trông cứ như những bông hoa nhỏ ốm yếu, hễ trời lạnh là không chịu ra sân tập thể dục giữa giờ, hơi ốm ốm một chút là xin nghỉ giờ thể dục. Con trai đọ nhau giày thể thao và xe đạp địa hình, con gái thi thố nhau váy áo và những bữa tiệc sinh nhật. Ngoài mặt bọn họ lễ phép lịch sự, nhưng trong lòng kiêu hãnh đến ngạo mạn.
Trên thực tế, không phải Quỳnh cảm thấy tự ti trước mặt các bạn, cô chỉ cảm thấy một cuộc sống dựa dẫm vào những tứh màu mè như đạo cụ sân khấu kia thật chẳng có ý nghĩa là mấy. Nhưng cô cũng thấy lúng túng. Thế nào mới là một cuộc sống có ý nghĩa. Có lúc trong lớp, cô vẫn chìm đắm về trận ăn cuồng đêm trước, cô sợ hãi nhìn thấy cơ thể mình sưng phồng, bèn giấu hai tay vào trong ngăn bàn, rụt cổ vào trong chiếc áo đồng phục có mũ dệt sợi. Cô cảm thấy khát khô họng, muốn uống thật nhiều, thật nhiều nước. Cô liên tục răn đe chính mình, ko được ăn cuồng nữa, cũng không được lờ đờ vô định như một xác chết biết đi như thế này. Tiếp đến cô bỗng thấy mệt mỏi cùng cực. Quỳnh đã nhiều lần ngủ gục trong lớp.
Quỳnh là một đứa bé cực kỳ bình thường, nếu không tính một chút e thẹn. Chẳng bao giờ cô bày tỏ ý kiến của mình, cũng chẳng làm việc gì khác ý các bạn. Cô chẳng có một người bạn thân, cũng chẳng có kẻ đối địch. Không giáo viên nào ghét cô, cũng chẳng ai quý cô, hầu hết giáo viên đều không nhớ rõ tên Quỳnh. Ngay cả đến kết quả học tập của cô cũng bình thường không cao không thấp, ổn định tới mức đáng ngạc nhiên. Chỉ có một trường hợp khiến Quỳnh trở nên nổi bật, đó là vào giờ thể dục. Quỳnh ngày càng béo mập, cơ thể và ánh mắt cô đều giống như một người trải qua nhiều thăng trầm và tàn phá của thời gian, nay bỗng đến lúc gặp mùa xuân về, quần áo trở nên mỏng manh. Khi cô chạy bộ, các bạn trai đã khúc khích cười trộm, ánh mắt các bạn gái thì rất khi thị. Quỳnh chẳng bao giờ trao đổi với họ, tựa như ở hai quốc gia riêng biệt. Về sau cô mới biết, họ cười vì khi cô chạy bộ ngực đã rung ra rung rinh. Quỳnh nhìn bộ ngực đã lặng lẽ nhô lên, khi chạy, chúng biến thành một mối lo lắng bất an cho Quỳnh. Quỳnh cảm thấy dương như sắp có biến loạn.
Quỳnh từng nhìn thấy bộ ngực của mẹ. Mẹ giấu chúng dưới lớp áo lót lụa trắng sữa. Vừa phải, không đến nỗi kiêu hãnh "ngẩng đầu", cũng không đến nỗi phải buồn rầu tự ti. Cô bắt đầu thấy cần áo xu chiêng. Nhưng cô không muốn mở miệng xin Mạn. Từ khi Mạn đè đầu cô xuống bồn tắm, giữa hai người là chiến tranh lạnh. Mạn mải miết với những mối quan hệ và cuộc sống ca vũ, ngày ở nhà, đêm đi vắng. Quỳnh gần như không thấy mặt mẹ. Đâm ra họ là những người lạ đi khác đường nhưng ở cùng dưới một mái nhà. Ngày giỗ của ba Quỳnh, Mạn cũng không thèm nhớ, hôm ấy Quỳnh đi viếng mọ ba, oán giận nhét tờ tiền âm phủ và một bông hoa trắng nhỏ vào giường Mạn, khi đó vẫn đang say sưa giấc ngủ trưa.
Quỳnh muốn tự mua cho mình một chiếc xu chiêng, cô thích loại có hoa thêu ren, trông như hai bông hoa ngọc lan tinh khiết, sờ tay lên lại mềm mại rtơn tru, khi mặc cảm thấy mát mát. Quỳnh còn đang tính toán chuyện đi mua thì một sự việc nghiêm trọng đã xảy tới. Nhà trường may đồng phục cho học sinh. Mỗi người đều phải đứng trước bục giảng. XL, L, M, S.... Giáo viên dùng mắt ước lượng người Quỳnh xong, riêng cô phải làm rộng hơn. Tiếng cô giáo rất to, mọi người đều nghe thấy. Bọn con trai cười ầm lên, con gái thì lắc đầu thương hại. Quỳnh điếng người. Cô rất ít nói chuyện với mọi người. Xung quanh ai nhận xét gì về mình cô cũng không biết, vì vậy chẳng ai nói cho cô hay rằng cô có kích thước khác biệt với mọi người. Hôm đó Quỳnh rất buồn, chẳng thiết chuyện đi mua xu chiêng nữa, chắc là chẳng có loại vừa cho cô, người ta sẽ lại cười cô một lần nữa. Chẳng lý do gì lại tìm thêm bất hạnh cho mình. Cô có mặc gì đại khái cũng vậy mà thôi.
Một ngày đầu hè, Quỳnh tan học về nhà. Trong nhà rất yên tĩnh. Mạn đi chơi, Dật Hán dự buổi thi học sinh tiểu học đọc thơ của Trác. Nhà chỉ có một mình cô. Khi đi qua ban công đang phơi đầy quần áo của Mạn, cô nhìn thấy váy và áo lót. Cô đi tới phía dưới chúng, ngửa mặt lên ngắm nghía. Động tác tựa như đang chào cờ. Cô lấy chúng xuống, đem về phòng. Cô để chúng lên giường, lật ra từng chiếc một.
Quỳnh cầm chiếc xu chiêng, đặt lên mũi hít một hơi thật dài. Vẫn còn mùi vị của nắng. Quỳnh mặc chúng lên người, chật căng, nhưng nhìn vào gương, cô cảm thấy mình đẹp hơn. Cô sờ mó ngực mình cách qua lớp gấm, chỗ đó xuất hiện một hạt nhỏ cưng cứng, cảm giác thấy hơi đau. Quỳnh thấy vừa sợ vừa có chút cảm giác phấn chấn. Dường như nó đang bọc chặt một bí mật lớn nào đó. Nó đang đấu tranh để thoát ra khỏi sự ràng buộc và che đậy, từng lớp từng lớp một. Quỳnh sờ nhẹ, bụng nghĩ trong này có bí mật gì nhỉ?
Bình luận truyện