Tính Toán Chi Li
Chương 3: “Xin chào, Hàn Mộ Vũ đúng không?”
Tôi nhìn tấm chứng minh nhân dân trong tay. Hàn Mộ Vũ, ngày tháng năm sinh: 11/06/1988, Xương Lê Hà Bắc.
Nhỏ hơn tôi hai tháng.
Cách lớp kính chống đạn, tôi mỉm cười với hắn: “Xin chào, Hàn Mộ Vũ đúng không?”
Đối phương nhìn tôi một giây, khẽ gật đầu. Tôi đoán có thể hắn cũng nhận ra tôi.
Tôi phát hiện hôm nay hắn vừa đổi quần áo mới. Tuy cũng là loại mặc ngoài công trường xây dựng nhưng sạch sẽ hơn nhiều. Mái tóc đen nhánh che mất nửa bên trán. Da dẻ thuộc kiểu nâu nhạt do hứng gió đội nắng. Hai hàng mày dài thẳng thóm thanh tú. Lúc ngước mắt, ánh mắt trong veo sẽ giương lên, chẳng nói cũng chẳng cười, mang một cảm giác tĩnh lặng, nhàn nhạt, mát rượi. Tiểu Lý chạy bình bịch sang, bỏ nhỏ vào tai tôi: “Ngầu quá đẹp trai quá! Cậu này nhiêu tuổi rồi?”
Tôi đưa chứng minh nhân dân cho Tiểu Lý để nó vừa thưởng thức trai đẹp vừa thuận tiện photo cho tôi.
Có lẽ do tác động của “ấn tượng tốt” nào đó, tôi đã giúp hắn điền hết tất cả các đơn đăng ký cần thiết cho việc mở thẻ. Nên biết là ngoại trừ khách hàng lớn hoặc những người được cấp trên dặn chăm sóc đặc biệt ra, tôi sẽ không bao giờ động tay điền đơn cho người khác. Hỏi cách thức liên lạc của hắn thì hắn bảo mình không có di động, ông chủ Kim bèn đi lên nói: “Ghi của tôi đi ghi của tôi đi! Lúc muốn tìm nó cứ gọi cho tôi là được.”
Khi tôi điền đơn xong cho hắn kí tên, hắn nhìn rất lâu rồi do dự hỏi tôi: “Tôi không làm thẻ mà làm sổ tiết kiệm có được không?”
Tôi nghĩ chắc là vì vụ nhặt thẻ lần trước khiến hắn cảm thấy xài thẻ không an toàn. “Được chứ, không thành vấn đề!” -Tôi sảng khoái xé toạc tờ đơn làm thẻ vừa mới điền xong, không chút cằn nhằn lại bắt tay điền đơn mở sổ tiết kiệm cho hắn.
Làm xong sổ tiết kiệm, đưa cho Hàn Mộ Vũ, hắn cầm sổ tiết kiệm lại hỏi: “Thế sau này tôi có thể chuyển tiền từ đây về cho nhà tôi được không?”
“Được chứ!” -Tôi nghĩ nhất định là mình cười thân thiện quá giọng điệu nhiệt tình quá, nên Hàn Mộ Vũ mới ngơ ra.
“Thật mà, chuyển được!” -Tôi cố gắng khiến mình trông vô cùng thành khẩn. Hắn thì chớp chớp mắt, khóe miệng bỗng nhiên giương lên thành một nụ cười nhạt, nhanh đến mức tựa như ảo giác, lúc nhìn lại đã không còn dấu vết gì.
“Cảm ơn!” -Hắn nói.
Ông chủ Kim thấy hắn làm sổ tiết kiệm xong, bèn gọi hắn về cùng.
Tiểu Lý đứng sau lưng tôi cảm thán: “An Nhiên, tui chưa bao giờ thấy ông nhiệt tình với khách hàng nào như vậy? Ngay cả họ hàng của giám đốc chi nhánh, ông cũng không cười với người ta một cách hớp hồn đến thế! Thấy người ta đẹp trai phải không?”
“Đâu đẹp bằng tui?”-Tôi ngông nghênh nói. Nói ra thì cũng khá bất lực. Con người tôi lớn từng này rồi mà IQ, EQ và các thành tích khác đều không có gì vượt trội. Thứ tôi tự tin nhất e rằng chính là gương mặt này.
“Nó khác, tui thích kiểu như cậu ta hơn.”
“Là kiểu nào?”
“Nói chung không phải kiểu đáng ghét như ông…”
Không biết lúc đó mang tâm thế gì mà tôi nghĩ đến cái người kiệm lời, đến ánh mắt cũng im ắng vừa rồi. Quả thật, không đáng ghét chút nào. Thế là tôi phá lệ, không đớp lại…
Làm nghề chúng tôi, mỗi ngày đều đắm mình trong môi trường ồn ào, một sự ồn ào hoặc chủ động hoặc bị động.
Trước giờ, tôi luôn mệt đám kế toán cơ quan nói chuyện như pháo liên thanh, từ lúc đi vào đến lúc đi ra đều tíu ta tíu tít không một phút ngơi nghỉ. Có việc gì thì nói việc đó, không biết họ lấy đâu ra nhiều chủ đề không liên quan đến như vậy. Nghe thì ngán ngẩm nhưng lại không thể mặc kệ, mà còn phải cười hùa.
Chị Tào nói: khách hàng nói chuyện với mình là muốn gây dựng quan hệ tốt với mình, thế mà mày cũng mệt? Chẳng lẽ bước vào không nói một câu dư thừa nào với cậu thì cậu vui à? Tâm thế không đúng gì hết!
Có lẽ thế thật. Hoặc là tôi không hợp làm nghề dịch vụ. Thứ đơn giản nhất như nụ cười, tôi cũng từng vô số lần bị đồng chí Tiểu Lý nhận xét là cười khẩy, cười gian, là “bề ngoài thơn thớt nói cười bên trong nham hiểm giết người không dao”.
Trước kia, tôi từng bảo tôi luôn nghĩ cái mình bán là nụ cười. Chỉ là cười và cười cũng có sự khác biệt rất lớn. Phần lớn thời gian, cười chỉ là một động tác, chứ không có nghĩa là nhiệt tình, càng không liên quan gì đến tâm trạng. Cười nhiều rồi thì sẽ thành bệnh nghề nghiệp thôi.
Hôm đó, tôi đang làm việc với khuôn mặt đầy bệnh nghề nghiệp.
“Tổng cộng là một trăm ba mươi bảy nghìn năm trăm sau mươi tư đồng sáu hào tám xu, anh qua đếm lại hộ em nhé…” -Tôi đút tiền ra ngoài từ ô cửa sổ. Ông khách xăm kín một bắp tay cất tiền vào trong túi áo bằng bàn tay to như tay gấu của mình, rồi nhìn mấy đồng cắc còn sót lại ở khe tiền: “Đồng cắc không lấy đâu, cậu cầm chơi đi…”
Tôi duy trì động tác căng cứng cơ mặt: “Đây là tiền của anh, anh cứ cầm đi ạ…” -Thực ra trong lòng tôi đã chửi um lên từ lâu rồi. Loại người gì thế này? Tưởng tôi là ăn mày chắc? Ông mà thèm vài xu của mày à? Lương một năm của ông được sáu đơn vị số đấy biết chưa? Mày tưởng ông nhe răng với mày là vì mày giống Tăng Chí Vỹ (diễn viên chuyên phim hài của hồng kông) à? Ông nể mặt tiền thôi biết chưa?…
Thằng “xăm mình” chẳng buồn quay đầu, chỉ phẩy tay với tôi: “Cho tôi cũng vứt à…”
Chờ người đó đi xa, tôi sa sầm mặt lại: “**, có tiền ngon lắm à!”
Giọng Tiểu Lý vang lên từ phía sau đầy xa xăm: “An Nhiên, kiềm chế đi ông, khách hàng người ta cũng không nói gì bậy bạ, ông tức cái gì chứ?”
“Thì khinh mấy người cứ có tiền là không biết mình họ gì thôi…”
Tiếng cảm thán lùa vào trong tai: “Haizz, thù giàu trắng trợn! Đố kị trắng trợn! Ghen tức trắng trợn”
Tôi tự động phớt lờ con bé điên ấy, nhìn tới nhìn lui không có khách nào khác bèn đứng dậy nhặt mấy đồng cắc ngoài khe tiền lên. Tôi thỉnh thú cưng của mình từ trong hộc đựng đồ đạc cá nhân ra, một ống heo khổng lồ, rồi ném xu vào trong đó. Sau đó, cầm ống heo lên lắc mạnh bên tai. Tiếng tiền xu va đập vào nhau lanh lảnh quét sạch tâm trạng tồi tệ của tôi ban nãy.
“Hừ hừ, hôm nay lại cá kiếm được một mẻ lớn rồi! Sáu hào tám xu cơ nhé!”
Đừng trợn mắt với tôi. Tôi, An Nhiên, chính là một con người như vậy.
Thích tiền có gì sai? Tất nhiên là không có gì sai cả. Một xu tuy ít nhưng vô duyên vô cớ cũng chẳng ai cho mình. Cho dù tiền không phải là thứ quan trọng nhất trên thế giới, nhưng chí ít nó cũng là thứ rất quan trọng. Đôi khi, tôi sẽ đánh dấu vị trí của một người trong lòng mình bằng việc tôi chịu bỏ ra bao nhiêu tiền vì người đó. Tiền tôi kiếm được đều là những “đồng tiền xương máu”. Mỗi một khoản đều được liệt kê kĩ càng trong sổ tay. Từ tiền lương, tiền tăng ca bình thường đến tiền thưởng mỗi quý, đến các khoản trợ cấp, các khoản phí được đài thọ bởi công ty với đủ loại danh nghĩa, từ tiền biếu bố mẹ đến tiền mừng cưới cho đồng nghiệp, đến các khoản chi ăn chơi nhảy múa cần thiết trong cuộc sống, thậm chí cả những khoản thu chi nằm ngoài dự định này. Không phải vì cuộc sống túng quẫn thế nào, cũng không phải vì keo kiệt không nỡ tiêu, chỉ là tôi thích cảm giác rõ ràng minh bạch này. Ra bao nhiêu, vào bao nhiêu, người ta nợ tôi bao nhiêu, tôi nợ người ta bao nhiêu, nhìn là biết ngay, không chút mơ hồ.
Tôi vừa ngâm nga câu hát vừa ghi sáu hào tám xu vào sổ của mình. Phải nói bản thân món tiền này quả thật không nhiều. Rồi rồi. Đúng là nó ít đến mức đáng giận, đến cái bánh nướng cũng không mua được. Nhưng, dù có ít đến đâu cũng là thu nhập!
Thứ tâm trạng tốt mang tên “ham lợi vặt” rẻ tiền ấy đã bị một thanh sắt nhỏ phá hoại trong lúc tôi đi ngang qua công trường xây dựng ở quảng trường Vạn Đạt để về ký túc xá sau giờ làm việc.
Nhỏ hơn tôi hai tháng.
Cách lớp kính chống đạn, tôi mỉm cười với hắn: “Xin chào, Hàn Mộ Vũ đúng không?”
Đối phương nhìn tôi một giây, khẽ gật đầu. Tôi đoán có thể hắn cũng nhận ra tôi.
Tôi phát hiện hôm nay hắn vừa đổi quần áo mới. Tuy cũng là loại mặc ngoài công trường xây dựng nhưng sạch sẽ hơn nhiều. Mái tóc đen nhánh che mất nửa bên trán. Da dẻ thuộc kiểu nâu nhạt do hứng gió đội nắng. Hai hàng mày dài thẳng thóm thanh tú. Lúc ngước mắt, ánh mắt trong veo sẽ giương lên, chẳng nói cũng chẳng cười, mang một cảm giác tĩnh lặng, nhàn nhạt, mát rượi. Tiểu Lý chạy bình bịch sang, bỏ nhỏ vào tai tôi: “Ngầu quá đẹp trai quá! Cậu này nhiêu tuổi rồi?”
Tôi đưa chứng minh nhân dân cho Tiểu Lý để nó vừa thưởng thức trai đẹp vừa thuận tiện photo cho tôi.
Có lẽ do tác động của “ấn tượng tốt” nào đó, tôi đã giúp hắn điền hết tất cả các đơn đăng ký cần thiết cho việc mở thẻ. Nên biết là ngoại trừ khách hàng lớn hoặc những người được cấp trên dặn chăm sóc đặc biệt ra, tôi sẽ không bao giờ động tay điền đơn cho người khác. Hỏi cách thức liên lạc của hắn thì hắn bảo mình không có di động, ông chủ Kim bèn đi lên nói: “Ghi của tôi đi ghi của tôi đi! Lúc muốn tìm nó cứ gọi cho tôi là được.”
Khi tôi điền đơn xong cho hắn kí tên, hắn nhìn rất lâu rồi do dự hỏi tôi: “Tôi không làm thẻ mà làm sổ tiết kiệm có được không?”
Tôi nghĩ chắc là vì vụ nhặt thẻ lần trước khiến hắn cảm thấy xài thẻ không an toàn. “Được chứ, không thành vấn đề!” -Tôi sảng khoái xé toạc tờ đơn làm thẻ vừa mới điền xong, không chút cằn nhằn lại bắt tay điền đơn mở sổ tiết kiệm cho hắn.
Làm xong sổ tiết kiệm, đưa cho Hàn Mộ Vũ, hắn cầm sổ tiết kiệm lại hỏi: “Thế sau này tôi có thể chuyển tiền từ đây về cho nhà tôi được không?”
“Được chứ!” -Tôi nghĩ nhất định là mình cười thân thiện quá giọng điệu nhiệt tình quá, nên Hàn Mộ Vũ mới ngơ ra.
“Thật mà, chuyển được!” -Tôi cố gắng khiến mình trông vô cùng thành khẩn. Hắn thì chớp chớp mắt, khóe miệng bỗng nhiên giương lên thành một nụ cười nhạt, nhanh đến mức tựa như ảo giác, lúc nhìn lại đã không còn dấu vết gì.
“Cảm ơn!” -Hắn nói.
Ông chủ Kim thấy hắn làm sổ tiết kiệm xong, bèn gọi hắn về cùng.
Tiểu Lý đứng sau lưng tôi cảm thán: “An Nhiên, tui chưa bao giờ thấy ông nhiệt tình với khách hàng nào như vậy? Ngay cả họ hàng của giám đốc chi nhánh, ông cũng không cười với người ta một cách hớp hồn đến thế! Thấy người ta đẹp trai phải không?”
“Đâu đẹp bằng tui?”-Tôi ngông nghênh nói. Nói ra thì cũng khá bất lực. Con người tôi lớn từng này rồi mà IQ, EQ và các thành tích khác đều không có gì vượt trội. Thứ tôi tự tin nhất e rằng chính là gương mặt này.
“Nó khác, tui thích kiểu như cậu ta hơn.”
“Là kiểu nào?”
“Nói chung không phải kiểu đáng ghét như ông…”
Không biết lúc đó mang tâm thế gì mà tôi nghĩ đến cái người kiệm lời, đến ánh mắt cũng im ắng vừa rồi. Quả thật, không đáng ghét chút nào. Thế là tôi phá lệ, không đớp lại…
Làm nghề chúng tôi, mỗi ngày đều đắm mình trong môi trường ồn ào, một sự ồn ào hoặc chủ động hoặc bị động.
Trước giờ, tôi luôn mệt đám kế toán cơ quan nói chuyện như pháo liên thanh, từ lúc đi vào đến lúc đi ra đều tíu ta tíu tít không một phút ngơi nghỉ. Có việc gì thì nói việc đó, không biết họ lấy đâu ra nhiều chủ đề không liên quan đến như vậy. Nghe thì ngán ngẩm nhưng lại không thể mặc kệ, mà còn phải cười hùa.
Chị Tào nói: khách hàng nói chuyện với mình là muốn gây dựng quan hệ tốt với mình, thế mà mày cũng mệt? Chẳng lẽ bước vào không nói một câu dư thừa nào với cậu thì cậu vui à? Tâm thế không đúng gì hết!
Có lẽ thế thật. Hoặc là tôi không hợp làm nghề dịch vụ. Thứ đơn giản nhất như nụ cười, tôi cũng từng vô số lần bị đồng chí Tiểu Lý nhận xét là cười khẩy, cười gian, là “bề ngoài thơn thớt nói cười bên trong nham hiểm giết người không dao”.
Trước kia, tôi từng bảo tôi luôn nghĩ cái mình bán là nụ cười. Chỉ là cười và cười cũng có sự khác biệt rất lớn. Phần lớn thời gian, cười chỉ là một động tác, chứ không có nghĩa là nhiệt tình, càng không liên quan gì đến tâm trạng. Cười nhiều rồi thì sẽ thành bệnh nghề nghiệp thôi.
Hôm đó, tôi đang làm việc với khuôn mặt đầy bệnh nghề nghiệp.
“Tổng cộng là một trăm ba mươi bảy nghìn năm trăm sau mươi tư đồng sáu hào tám xu, anh qua đếm lại hộ em nhé…” -Tôi đút tiền ra ngoài từ ô cửa sổ. Ông khách xăm kín một bắp tay cất tiền vào trong túi áo bằng bàn tay to như tay gấu của mình, rồi nhìn mấy đồng cắc còn sót lại ở khe tiền: “Đồng cắc không lấy đâu, cậu cầm chơi đi…”
Tôi duy trì động tác căng cứng cơ mặt: “Đây là tiền của anh, anh cứ cầm đi ạ…” -Thực ra trong lòng tôi đã chửi um lên từ lâu rồi. Loại người gì thế này? Tưởng tôi là ăn mày chắc? Ông mà thèm vài xu của mày à? Lương một năm của ông được sáu đơn vị số đấy biết chưa? Mày tưởng ông nhe răng với mày là vì mày giống Tăng Chí Vỹ (diễn viên chuyên phim hài của hồng kông) à? Ông nể mặt tiền thôi biết chưa?…
Thằng “xăm mình” chẳng buồn quay đầu, chỉ phẩy tay với tôi: “Cho tôi cũng vứt à…”
Chờ người đó đi xa, tôi sa sầm mặt lại: “**, có tiền ngon lắm à!”
Giọng Tiểu Lý vang lên từ phía sau đầy xa xăm: “An Nhiên, kiềm chế đi ông, khách hàng người ta cũng không nói gì bậy bạ, ông tức cái gì chứ?”
“Thì khinh mấy người cứ có tiền là không biết mình họ gì thôi…”
Tiếng cảm thán lùa vào trong tai: “Haizz, thù giàu trắng trợn! Đố kị trắng trợn! Ghen tức trắng trợn”
Tôi tự động phớt lờ con bé điên ấy, nhìn tới nhìn lui không có khách nào khác bèn đứng dậy nhặt mấy đồng cắc ngoài khe tiền lên. Tôi thỉnh thú cưng của mình từ trong hộc đựng đồ đạc cá nhân ra, một ống heo khổng lồ, rồi ném xu vào trong đó. Sau đó, cầm ống heo lên lắc mạnh bên tai. Tiếng tiền xu va đập vào nhau lanh lảnh quét sạch tâm trạng tồi tệ của tôi ban nãy.
“Hừ hừ, hôm nay lại cá kiếm được một mẻ lớn rồi! Sáu hào tám xu cơ nhé!”
Đừng trợn mắt với tôi. Tôi, An Nhiên, chính là một con người như vậy.
Thích tiền có gì sai? Tất nhiên là không có gì sai cả. Một xu tuy ít nhưng vô duyên vô cớ cũng chẳng ai cho mình. Cho dù tiền không phải là thứ quan trọng nhất trên thế giới, nhưng chí ít nó cũng là thứ rất quan trọng. Đôi khi, tôi sẽ đánh dấu vị trí của một người trong lòng mình bằng việc tôi chịu bỏ ra bao nhiêu tiền vì người đó. Tiền tôi kiếm được đều là những “đồng tiền xương máu”. Mỗi một khoản đều được liệt kê kĩ càng trong sổ tay. Từ tiền lương, tiền tăng ca bình thường đến tiền thưởng mỗi quý, đến các khoản trợ cấp, các khoản phí được đài thọ bởi công ty với đủ loại danh nghĩa, từ tiền biếu bố mẹ đến tiền mừng cưới cho đồng nghiệp, đến các khoản chi ăn chơi nhảy múa cần thiết trong cuộc sống, thậm chí cả những khoản thu chi nằm ngoài dự định này. Không phải vì cuộc sống túng quẫn thế nào, cũng không phải vì keo kiệt không nỡ tiêu, chỉ là tôi thích cảm giác rõ ràng minh bạch này. Ra bao nhiêu, vào bao nhiêu, người ta nợ tôi bao nhiêu, tôi nợ người ta bao nhiêu, nhìn là biết ngay, không chút mơ hồ.
Tôi vừa ngâm nga câu hát vừa ghi sáu hào tám xu vào sổ của mình. Phải nói bản thân món tiền này quả thật không nhiều. Rồi rồi. Đúng là nó ít đến mức đáng giận, đến cái bánh nướng cũng không mua được. Nhưng, dù có ít đến đâu cũng là thu nhập!
Thứ tâm trạng tốt mang tên “ham lợi vặt” rẻ tiền ấy đã bị một thanh sắt nhỏ phá hoại trong lúc tôi đi ngang qua công trường xây dựng ở quảng trường Vạn Đạt để về ký túc xá sau giờ làm việc.
Bình luận truyện