TỘI PHẠM (Hãn Phỉ)
Chương 34: Lần đầu tự thú
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Hôm đó, trước khi rời đi, Thiệu Quân còn kỹ càng dặn dò Tiểu Hòa: “Mấy chuyện hôm nay tôi hỏi cậu, đừng có mà đi nói lung tung.”
Mặc dù Thiệu Tam Công Tử không làm tình, chỉ dụ người ta nói chuyện phiếm cả đêm nhưng phí phục vụ trả không thiếu đồng nào, tiền boa cũng hào phóng, Tiểu Hòa thức thời gật đầu: “Tam Gia, em hiểu rồi. Em sẽ không nói gì.”
Thiệu Quân khum khum bàn tay lên che miệng, muốn nói lại thôi: “Còn nữa, cái chuyện kia, cũng đừng nói lung tung… Nếu quản lý của cậu hỏi, thì hãy nói là đêm nay rất thích, nhớ chưa.”
Da mặt Thiệu Quân thực sự rất mỏng, anh sợ người ta đàm tiếu về mình.
Đến nơi như thế này thì làm là bình thường, không làm thì chẳng khác gì sinh lý có vấn đề, không phải đàn ông hàng thật giá thật?
Bước ra khỏi quán bar, cũng không buồn ngó xem đang là mấy giờ, Thiệu Quân gọi điện thẳng cho bố: “Bố, con có chuyện muốn hỏi bố về vụ bắt giữ La Cường.”
Thiệu Tam gia là một người tính khí bốc đồng. Mỗi khi muốn làm chuyện gì là không để người khác có một khắc nghỉ ngơi. Đối với La Cường anh còn chiều chuộng nhân nhượng một chút, đối với bố thì chẳng hề khách khí.
Hơn 11 giờ đêm, Thiệu Quân về nhà, gõ sầm sập cửa phòng ngủ của bố mình.
Một tháng nay hiếm khi anh lộ mặt về nhà, cũng bởi vì anh về, Thiệu Quốc Cương đã bảo mẹ kế của anh vào phòng ngủ cho khách.
Vu Lệ Hoa bọc quần áo ngủ ngồi ở trong phòng ngủ cho khách, thực sự cảm thấy rất tủi thân.
Thiệu Quốc Cương nói: “Quân Quân sẽ mất bình tĩnh khi nhìn thấy bà. Bà là người lớn rồi, đừng chấp nhặt với thằng nhóc như nó.”
Vu Lệ Hoa quay mặt đi, nói: “Thằng nhóc? Con trai ông bao nhiêu tuổi rồi? … Hai chúng ta là vợ chồng hợp pháp, ngủ chung một giường là chuyện đương nhiên mà?”
Trong những thời điểm quan trọng, con trai vẫn quan trọng hơn vợ.
Vợ có thể đổi, con trai thì vĩnh viễn người thân thiết nhất.
Thiệu Quốc Cương mặc áo ngủ, bảo con trai đi theo vào phòng làm việc.
Giữa phòng làm việc có một cái bàn viết lớn, tài liệu trên bàn chất thành núi, bên cạnh có có hai lon quân cờ vây, còn có một tấm ảnh hai cha con chụp chung.
Hai người ngồi đối diện nhau ở hai đầu bàn, nghiêm mặt nhìn nhau như cấp dưới nói chuyện với cấp trên. Thiệu Quốc Cương cất giọng, hỏi đơn giản gọn gàng: “Thiệu Quân, con không cần ở nhà tù nữa. Bố lo cho an toàn của con, nên đã sắp xếp cho con vào làm việc trong văn phòng cục vài ngày tới.”
Thiệu Quân cũng rất rõ ràng: “Được thôi, đi thì đi.”
Thiệu Quân còn chưa nói xong: “Nhưng có một số chuyện con muốn biết, mong bố hãy nói thật đi.”
Thiệu Quốc Cương nói: “Con cứ hỏi.”
Mấy ngày trước lúc ông nói chuyện với con trai về việc chuyển công tác nhưng Thiệu Quân một mực không đồng ý, không ngờ hôm nay lại dễ dàng chấp nhận như vậy, cục trưởng Thiệu cũng bồn chồn.
Đầu Thiệu Quân nhảy số liên tục: “Mấy ngày nay, công việc của con không được suôn sẻ. Có những lúc con bốc đồng nên phạm lỗi. Các phạm nhân cũng chống đối và có mâu thuẫn trong lòng. Con muốn làm rõ ràng vấn để trước khi con rời đi. Con muốn hỏi bố, làm thế nào mà La Cường bị bố bắt được? Bố, con còn nghĩ là bố tài giỏi, trí dũng song toàn mà đơn thân độc mã đi bắt tội phạm, khiến bọn chúng phải nộp vũ khí đầu hàng vân vân gì đó, nhưng cuối cùng, không phải là do bố bắt được, mà là anh ta tự thú?! “
Thiệu Quốc Cương bình tĩnh đáp: “Việc tù nhân tự thú có phải là vấn đề không? Nó tiết kiệm sức lực cảnh sát, giảm thương vong, thể hiện uy nghiêm của quốc pháp và khoan hồng của chính phủ.”
Thiệu Quân lấy điện thoại di động ra, đưa ra ảnh chụp một bài báo anh tìm được trên Internet: “Việc La Cường tự thú có liên quan đến bức ảnh này đúng không?”
Tiêu đề của bài báo là “Bộ Công an đã mạnh tay chấn chỉnh và trấn áp các băng nhóm xã hội đen, đạt được những kết quả nổi bật, những kẻ cầm đầu băng nhóm lớn nhất ở Bắc Kinh đã sa lưới Pháp luật ngày hôm nay.” vân vân…
Người trong ảnh không phải là La Cường mà là La Chiến, thành viên thứ ba của gia đình nhà họ La.
Hai tay La Chiến bị còng ngoặc ra sau lưng, bị bốn cảnh sát đặc nhiệm cầm súng áp giải, nòng súng màu xám áp vào gáy hắn ta, như thể hắn sẽ bị hành quyết trên sân ngay trong vài giây nữa.
Thực ra loại ảnh này ít khi được công khai, tội phạm cũng có quyền con người, họ thường đội mũ trùm đầu màu đen hoặc được làm mờ mặt khi đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Hiếm khi tội phạm bị lộ mặt hoàn toàn như La Chiến.
Hai năm trước, mọi trang thông tin điện tử lớn đều đăng lại tin tức này, lúc đó Thiệu Quân cũng xem, nhưng không quan tâm lắm.
Bây giờ nhìn lại, khuôn mặt, chân mày, mắt và mũi của La Tiểu tam nhi giống như tạc với La Cường, chẳng trách hai anh em thân thiết đến vậy …
Ngày hôm đó, Thiệu Quân cuối cùng cũng tìm được câu trả lời vì sao La Cường ngồi tù, và tại sao hắn lại có mối hận với bố anh.
Lúc trước, phía trên ra chỉ thị, toàn bộ hệ thống cảnh sát đồng loạt phát động một cuộc càn quét quy mô lớn. Những băng nhóm xã hội đen rắc rối, kiêu ngạo ngoan cố ẩn nấp trong thế giới ngầm của thành phố này năm đó đã bị càn quét thất linh bát lạc, tiếng kêu đau thương bao trùm khắp nơi, các đại ca cấp cao liên tiếp bị bắt giữ, trong đó có cả “Tứ bá Kinh thành” nổi danh giang hồ những năm đó, gồm Vưu Nhị gia ở Hoàng Thành, đứa con trai quý tử của Hậu hải lão Long vương đàm Ngũ gia, Đàm Long, và cả anh em nhà họ La ở Tây Tứ.
La Chiến là người đầu tiên bị bắt. La Chiến bị bắt tại sân bay Bắc Kinh và ngay lập tức bị giam giữ mà không được gặp mặt người thân. Khi bị thẩm tra trong phòng tạm giam, hắn vẫn chưa biết liệu anh trai mình đã bỏ trốn hay chưa.
Người thẩm tra nói với hắn, La Tam nhi, cậu hãy ngoan ngoãn khai ra hết đi, anh của cậu chúng tôi đã bắt được, cậu cứ ngoan cố không nhận tội thế này, là đang bất lợi cho anh cậu, anh trai cậu bên kia cũng không giúp cậu được gì đâu.
La Chiến đã tự thú với cảnh sát để được khoan hồng trong tình cảnh này.
Nhưng mà, cho dù La Chiến khai hết những gì mình biết thì cũng vô dụng, hắn không phải là người đứng đầu. Hắn chưa giết ai, không tàng trữ vũ khí, cũng không phạm tội lớn nào. Việc kinh doanh và bất động sản của La Tiểu tam nhi đều do anh trai giao cho, hoàn toàn không rõ thông tin nội bộ cốt lõi. Nếu không bắt được La Cường, vụ án này sẽ không được thụ lý..
Thực ra lúc đó La Cường không ở Bắc Kinh nên nghe tiếng gió đã bỏ chạy.
Bộ Công an đã phát lệnh truy nã cấp A La Cường trên cả nước.
Quan trên ép phía dưới phải phá được vụ án trước Đại hội Đảng lần thứ X. Khi đó, Thiệu Quốc Cương vẫn còn là phó cục, phụ trách đội điều tra tội phạm, đích thân xuất quân chia người rà soát khắp các nẻo đường suốt ngày đêm, truy đuổi đến tận biên giới Vân Nam – Quý Châu, thậm chí còn huy động cảnh sát vũ trang địa phương mang vũ khí đi lùng sục trên núi.
Suốt những năm thời trẻ La Cường đã trà trộn quanh biên giới, khả năng chống do thám và sống sót trong tự nhiên của hắn rất mạnh. Hắn không đi theo đường cao tốc hay thành phố lớn, mà ngụy trang ẩn nấp trong núi.
Cảnh sát bị vờn đến kiệt sức, một lần cố gắng lắm đuổi theo, tưởng như bắt được rồi nhưng cũng chỉ tìm được đôi giày vải hỏng và lon nước bị uống cạn sót lại, vài cảnh sát lục soát trên núi thì bị tấn công, đánh ngất xỉu, còn bị cướp vũ khí.
Chuyện này lọt vào tai cấp trên, họ vô cùng tức giận, nội bộ bị khiển trách nghiêm khắc.
Trước tình hình đó, sau khi cân nhắc và thảo luận nhiều kế hoạch khác nhau, cuối cùng cục đã quyết định công bố một số các bức ảnh con trai út nhà họ La bị bắt giữ lên mạng, ép La Cường đầu hàng.
Thiệu Quân đan hai tay vào nhau che môi, mắt nhìn thẳng, lẩm bẩm: “Thì ra là vậy, con gấu đó….tự chui đầu vào lưới?”
Thiệu Quốc Cương ngồi xuống, gật đầu: “Ai cũng cho rằng La Lão nhị là người nhẫn tâm, cực kỳ độc ác tàn nhẫn. Nhưng thật ra bố đã nghiên cứu rất lâu, tài liệu của hắn chất đầy cả ngăn tủ. Người như thế này phải đánh vào mặt tâm lý, đánh vào điểm yếu chết người nhất của hắn.”
“Bà mẹ nó…” Thiệu Quân ngoảnh mặt đi, khóe miệng không khỏi co giật, “Điểm yếu chết người của tên chết dẫm này chính là đứa em trai quý giá của anh ta!”
Một cảnh sát lão làng kinh nghiệm như cục trưởng Thiệu thậm chí còn không nhận ra vào thời điểm đó, đứa con quý tử của ông tản ra một mùi giấm chua lòm từ từng lỗ chân lông trên cơ thể …
Những gì Thiệu Quân biết cũng không kém gì cha mình.
Thiệu Quốc Cương chắc hẳn không biết những năm tháng khó khăn ở Tây Tứ, Tiểu Hồ ấy.
Thiệu Quốc Cương hẳn không biết ai đã nấu đồ ăn cho La Tiểu tam nhi khi còn nhỏ, ai đã một bên phân một bên nước tiểu mà chăm sóc em trai, ai là người vì em trai bị bắt nạt mà đánh nhau với người khác, cuối cùng phải vào trại cải tạo trẻ vị thành niên, bước vào Địa ngục, lỡ dở nửa đời người.
La Cường đã vượt biên vào Myanmar, hoàn toàn có thể ôm tiền cao chạy xa bay, cả đời nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Công an truyền ra tin tức, cũng nhờ những người trong giang hồ loan tin đi, La Tam nhi đã tự thú rồi, La Cường, nếu anh di dân cả đời không trở về, là anh đang tự giết chết em trai mình.
La lão nhị, anh bị kết án hai mươi năm tù, cộng với mười năm của La Tam nhi, là ba mươi năm. Nếu anh không quay lại, em trai anh sẽ gánh chịu ba mươi năm thay anh. Cuộc sống của La Chiến sẽ mãi mãi ở trong tù.
Sau khi ảnh và tin tức lộ ra, chỉ trong vòng ba ngày, ai cũng không ngờ lại nhanh chóng và dễ dàng như vậy, La Cường đã giao súng cho bộ đội biên phòng, đầu hàng tự thú.
La Cường đưa ra một yêu cầu khi hắn đầu hàng: “Có thể cộng bản án mười năm của Tiểu Tam nhi vào cho tôi được không?”
“Tôi không ngần ngại vào tù ba mươi năm. Tam nhi nhà tôi chỉ là một đứa trẻ, không biết gì, chưa làm gì cả. Đưa nó con dao nó chỉ biết xuống bếp giết gà. Thả nó đi đi. “
La Cường có thù với cảnh sát như thế, cũng là có lý do.
Trong mắt người trong giang hồ, dù có trả thù cũng không động đến người thân máu mủ, Cục trưởng Thiệu đã dùng thủ đoạn này, rút củi dưới đáy nồi, buộc La Cường phải đầu hàng, là chẳng có đạo nghĩa giang hồ, chẳng vẻ vang gì. La Cường cũng phát hiện ra rằng Tiểu Tam nhi đã phải chịu đựng rất nhiều tủi nhục trong phòng thẩm vấn và trung tâm giam giữ.
Thiệu Quân nhướng mày hỏi: “Bố, bố sẽ không tra tấn bức cung anh ta, đúng không?”
Thiệu Quốc Cương lạnh mặt hút thuốc, gằn từng tiếng: “Bố con không làm điều đó.”
Thiệu Quân cũng có xu hướng tin tưởng vào bố mình. Về công việc, Thiệu Quốc Cương hành động rất chính trực, là người có năng lực phá án, do đó, sau nhiệm kỳ mới bổ nhiệm tân lãnh đạo, Thiệu Quốc Cương được thăng chức từ phó cục lên cục trưởng do có công trong việc phá án.
Nhưng Thiệu Quân không thể tin được những cảnh sát dưới trướng bố mình. Việc sử dụng một chút sức ép trong phòng thẩm vấn là chuyện thường, ví như không cho ngủ, không cho ăn cơm vài ngày, không cho đi vệ sinh, đánh đập, dùng người nhà uy hiếp, thậm chí treo người lên cửa sổ, chỉ để đủ cho mũi chân chạm đất… những điều này cũng không có gì lạ.
Theo quan điểm của Thiệu Quốc Cương, ông không làm gì sai. Ông là cảnh sát kỳ cựu đã 30 năm làm nghề, còn La Cường là cầm đầu băng nhóm xã hội đen; mèo vờn chuột, cảnh sát thì bắt tội phạm, bắt hắn tự thú, đền tội trước pháp luật, cũng đâu phải ông đổ oan sai cho La Lão nhị đâu?
Huống hồ, cơ quan công an khi phá án điều tra qua Internet, sử dụng người nhà để gây sức ép, thuyết phục tội phạm ra đầu thú, đây là biện pháp thường được sử dụng hiệu quả và không vi phạm quy định nào.
Nhưng trong mắt La Cường, hắn là một người anh trai, lại không bảo vệ em trai mình, để Tiểu tam nhi chịu uất ức tủi nhục, phù hoa mất sạch, của cải gia đình cũng không còn, hắn làm anh thật là vô dụng!
Thiệu Quốc Cương chẳng khác nào đạp lên đầu anh em hắn để leo lên vị trí cục trưởng.
Hôm nay tôi té ngã trước Cục trưởng Thiệu ông, nhưng một ngày nào đó tôi sẽ quay trở lại. Chuyện này không dễ dàng cho qua đâu. Cho dù tôi có vào tù, bị tác động tư tưởng, buông bỏ chuyện này, nhưng một ngày nào đó, nếu ông đây có dính líu gi với Thiệu tiểu tử của ông … Tôi sẽ không phụ lòng La tiểu tam nhi đâu.
Ông đây làm gì cả cuộc đời này? La Cường tôi là tặc, từ khi sinh ra đã kiếm ăn bằng nghề này, nếu một ngày tôi trở mặt, bỏ gian ta theo chính nghĩa, ông đây chẳng phải đã phụ lòng những năm tháng bừa bãi biển máu đao sơn này sao?!
La Cường trong trại giam bỏ tiền ra thuê một số luật sư hình sự nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh để thu thập đủ loại bằng chứng tố cáo cảnh sát tra tấn bức cung La Tiểu tam.
Hai bên đã tranh cãi tại tòa nhiều lần, vụ án bị chờ xử lý trong một thời gian dài. Đó là lý do vì sao anh em họ La trải qua hơn một năm trong trại tạm giam trước khi nhận được bản án cuối cùng và chính thức vào tù.
Dân thường rất khó kiện quan, kiện cơ quan chính phủ lại càng khó hơn lên trời, nhất là đối với những vụ việc nhạy cảm như tra tấn bức cung. Cuối cùng, La Cường cũng không thể đòi lại quyền lợi gì cho Tiểu tam nhi, tòa án bỏ qua vụ kiện này, vì thế La Cường chôn sâu nỗi uất hận trong lòng.
Trong lần thẩm vấn duy nhất với Cục trưởng Thiệu, La Cường rành rọt ném cho Thiệu Quốc Cương một câu: “Hôm nay tôi ở trong tay ông, muốn giết muốn làm gì là tùy ông, nhưng ông hà hiếp em trai của tôi. Ông ức hiếp nó, thì tôi nói cho ông biết, sau này đừng để người thân của ông rơi vào lòng bàn tay tôi.”
Sau này đừng để người thân của ông rơi vào lòng bàn tay tôi.
Thiệu Quốc Cương nhớ như in câu nói tàn nhẫn này, La Cường cũng không quên.
Hôm đó, trước khi rời đi, Thiệu Quân còn kỹ càng dặn dò Tiểu Hòa: “Mấy chuyện hôm nay tôi hỏi cậu, đừng có mà đi nói lung tung.”
Mặc dù Thiệu Tam Công Tử không làm tình, chỉ dụ người ta nói chuyện phiếm cả đêm nhưng phí phục vụ trả không thiếu đồng nào, tiền boa cũng hào phóng, Tiểu Hòa thức thời gật đầu: “Tam Gia, em hiểu rồi. Em sẽ không nói gì.”
Thiệu Quân khum khum bàn tay lên che miệng, muốn nói lại thôi: “Còn nữa, cái chuyện kia, cũng đừng nói lung tung… Nếu quản lý của cậu hỏi, thì hãy nói là đêm nay rất thích, nhớ chưa.”
Da mặt Thiệu Quân thực sự rất mỏng, anh sợ người ta đàm tiếu về mình.
Đến nơi như thế này thì làm là bình thường, không làm thì chẳng khác gì sinh lý có vấn đề, không phải đàn ông hàng thật giá thật?
Bước ra khỏi quán bar, cũng không buồn ngó xem đang là mấy giờ, Thiệu Quân gọi điện thẳng cho bố: “Bố, con có chuyện muốn hỏi bố về vụ bắt giữ La Cường.”
Thiệu Tam gia là một người tính khí bốc đồng. Mỗi khi muốn làm chuyện gì là không để người khác có một khắc nghỉ ngơi. Đối với La Cường anh còn chiều chuộng nhân nhượng một chút, đối với bố thì chẳng hề khách khí.
Hơn 11 giờ đêm, Thiệu Quân về nhà, gõ sầm sập cửa phòng ngủ của bố mình.
Một tháng nay hiếm khi anh lộ mặt về nhà, cũng bởi vì anh về, Thiệu Quốc Cương đã bảo mẹ kế của anh vào phòng ngủ cho khách.
Vu Lệ Hoa bọc quần áo ngủ ngồi ở trong phòng ngủ cho khách, thực sự cảm thấy rất tủi thân.
Thiệu Quốc Cương nói: “Quân Quân sẽ mất bình tĩnh khi nhìn thấy bà. Bà là người lớn rồi, đừng chấp nhặt với thằng nhóc như nó.”
Vu Lệ Hoa quay mặt đi, nói: “Thằng nhóc? Con trai ông bao nhiêu tuổi rồi? … Hai chúng ta là vợ chồng hợp pháp, ngủ chung một giường là chuyện đương nhiên mà?”
Trong những thời điểm quan trọng, con trai vẫn quan trọng hơn vợ.
Vợ có thể đổi, con trai thì vĩnh viễn người thân thiết nhất.
Thiệu Quốc Cương mặc áo ngủ, bảo con trai đi theo vào phòng làm việc.
Giữa phòng làm việc có một cái bàn viết lớn, tài liệu trên bàn chất thành núi, bên cạnh có có hai lon quân cờ vây, còn có một tấm ảnh hai cha con chụp chung.
Hai người ngồi đối diện nhau ở hai đầu bàn, nghiêm mặt nhìn nhau như cấp dưới nói chuyện với cấp trên. Thiệu Quốc Cương cất giọng, hỏi đơn giản gọn gàng: “Thiệu Quân, con không cần ở nhà tù nữa. Bố lo cho an toàn của con, nên đã sắp xếp cho con vào làm việc trong văn phòng cục vài ngày tới.”
Thiệu Quân cũng rất rõ ràng: “Được thôi, đi thì đi.”
Thiệu Quân còn chưa nói xong: “Nhưng có một số chuyện con muốn biết, mong bố hãy nói thật đi.”
Thiệu Quốc Cương nói: “Con cứ hỏi.”
Mấy ngày trước lúc ông nói chuyện với con trai về việc chuyển công tác nhưng Thiệu Quân một mực không đồng ý, không ngờ hôm nay lại dễ dàng chấp nhận như vậy, cục trưởng Thiệu cũng bồn chồn.
Đầu Thiệu Quân nhảy số liên tục: “Mấy ngày nay, công việc của con không được suôn sẻ. Có những lúc con bốc đồng nên phạm lỗi. Các phạm nhân cũng chống đối và có mâu thuẫn trong lòng. Con muốn làm rõ ràng vấn để trước khi con rời đi. Con muốn hỏi bố, làm thế nào mà La Cường bị bố bắt được? Bố, con còn nghĩ là bố tài giỏi, trí dũng song toàn mà đơn thân độc mã đi bắt tội phạm, khiến bọn chúng phải nộp vũ khí đầu hàng vân vân gì đó, nhưng cuối cùng, không phải là do bố bắt được, mà là anh ta tự thú?! “
Thiệu Quốc Cương bình tĩnh đáp: “Việc tù nhân tự thú có phải là vấn đề không? Nó tiết kiệm sức lực cảnh sát, giảm thương vong, thể hiện uy nghiêm của quốc pháp và khoan hồng của chính phủ.”
Thiệu Quân lấy điện thoại di động ra, đưa ra ảnh chụp một bài báo anh tìm được trên Internet: “Việc La Cường tự thú có liên quan đến bức ảnh này đúng không?”
Tiêu đề của bài báo là “Bộ Công an đã mạnh tay chấn chỉnh và trấn áp các băng nhóm xã hội đen, đạt được những kết quả nổi bật, những kẻ cầm đầu băng nhóm lớn nhất ở Bắc Kinh đã sa lưới Pháp luật ngày hôm nay.” vân vân…
Người trong ảnh không phải là La Cường mà là La Chiến, thành viên thứ ba của gia đình nhà họ La.
Hai tay La Chiến bị còng ngoặc ra sau lưng, bị bốn cảnh sát đặc nhiệm cầm súng áp giải, nòng súng màu xám áp vào gáy hắn ta, như thể hắn sẽ bị hành quyết trên sân ngay trong vài giây nữa.
Thực ra loại ảnh này ít khi được công khai, tội phạm cũng có quyền con người, họ thường đội mũ trùm đầu màu đen hoặc được làm mờ mặt khi đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Hiếm khi tội phạm bị lộ mặt hoàn toàn như La Chiến.
Hai năm trước, mọi trang thông tin điện tử lớn đều đăng lại tin tức này, lúc đó Thiệu Quân cũng xem, nhưng không quan tâm lắm.
Bây giờ nhìn lại, khuôn mặt, chân mày, mắt và mũi của La Tiểu tam nhi giống như tạc với La Cường, chẳng trách hai anh em thân thiết đến vậy …
Ngày hôm đó, Thiệu Quân cuối cùng cũng tìm được câu trả lời vì sao La Cường ngồi tù, và tại sao hắn lại có mối hận với bố anh.
Lúc trước, phía trên ra chỉ thị, toàn bộ hệ thống cảnh sát đồng loạt phát động một cuộc càn quét quy mô lớn. Những băng nhóm xã hội đen rắc rối, kiêu ngạo ngoan cố ẩn nấp trong thế giới ngầm của thành phố này năm đó đã bị càn quét thất linh bát lạc, tiếng kêu đau thương bao trùm khắp nơi, các đại ca cấp cao liên tiếp bị bắt giữ, trong đó có cả “Tứ bá Kinh thành” nổi danh giang hồ những năm đó, gồm Vưu Nhị gia ở Hoàng Thành, đứa con trai quý tử của Hậu hải lão Long vương đàm Ngũ gia, Đàm Long, và cả anh em nhà họ La ở Tây Tứ.
La Chiến là người đầu tiên bị bắt. La Chiến bị bắt tại sân bay Bắc Kinh và ngay lập tức bị giam giữ mà không được gặp mặt người thân. Khi bị thẩm tra trong phòng tạm giam, hắn vẫn chưa biết liệu anh trai mình đã bỏ trốn hay chưa.
Người thẩm tra nói với hắn, La Tam nhi, cậu hãy ngoan ngoãn khai ra hết đi, anh của cậu chúng tôi đã bắt được, cậu cứ ngoan cố không nhận tội thế này, là đang bất lợi cho anh cậu, anh trai cậu bên kia cũng không giúp cậu được gì đâu.
La Chiến đã tự thú với cảnh sát để được khoan hồng trong tình cảnh này.
Nhưng mà, cho dù La Chiến khai hết những gì mình biết thì cũng vô dụng, hắn không phải là người đứng đầu. Hắn chưa giết ai, không tàng trữ vũ khí, cũng không phạm tội lớn nào. Việc kinh doanh và bất động sản của La Tiểu tam nhi đều do anh trai giao cho, hoàn toàn không rõ thông tin nội bộ cốt lõi. Nếu không bắt được La Cường, vụ án này sẽ không được thụ lý..
Thực ra lúc đó La Cường không ở Bắc Kinh nên nghe tiếng gió đã bỏ chạy.
Bộ Công an đã phát lệnh truy nã cấp A La Cường trên cả nước.
Quan trên ép phía dưới phải phá được vụ án trước Đại hội Đảng lần thứ X. Khi đó, Thiệu Quốc Cương vẫn còn là phó cục, phụ trách đội điều tra tội phạm, đích thân xuất quân chia người rà soát khắp các nẻo đường suốt ngày đêm, truy đuổi đến tận biên giới Vân Nam – Quý Châu, thậm chí còn huy động cảnh sát vũ trang địa phương mang vũ khí đi lùng sục trên núi.
Suốt những năm thời trẻ La Cường đã trà trộn quanh biên giới, khả năng chống do thám và sống sót trong tự nhiên của hắn rất mạnh. Hắn không đi theo đường cao tốc hay thành phố lớn, mà ngụy trang ẩn nấp trong núi.
Cảnh sát bị vờn đến kiệt sức, một lần cố gắng lắm đuổi theo, tưởng như bắt được rồi nhưng cũng chỉ tìm được đôi giày vải hỏng và lon nước bị uống cạn sót lại, vài cảnh sát lục soát trên núi thì bị tấn công, đánh ngất xỉu, còn bị cướp vũ khí.
Chuyện này lọt vào tai cấp trên, họ vô cùng tức giận, nội bộ bị khiển trách nghiêm khắc.
Trước tình hình đó, sau khi cân nhắc và thảo luận nhiều kế hoạch khác nhau, cuối cùng cục đã quyết định công bố một số các bức ảnh con trai út nhà họ La bị bắt giữ lên mạng, ép La Cường đầu hàng.
Thiệu Quân đan hai tay vào nhau che môi, mắt nhìn thẳng, lẩm bẩm: “Thì ra là vậy, con gấu đó….tự chui đầu vào lưới?”
Thiệu Quốc Cương ngồi xuống, gật đầu: “Ai cũng cho rằng La Lão nhị là người nhẫn tâm, cực kỳ độc ác tàn nhẫn. Nhưng thật ra bố đã nghiên cứu rất lâu, tài liệu của hắn chất đầy cả ngăn tủ. Người như thế này phải đánh vào mặt tâm lý, đánh vào điểm yếu chết người nhất của hắn.”
“Bà mẹ nó…” Thiệu Quân ngoảnh mặt đi, khóe miệng không khỏi co giật, “Điểm yếu chết người của tên chết dẫm này chính là đứa em trai quý giá của anh ta!”
Một cảnh sát lão làng kinh nghiệm như cục trưởng Thiệu thậm chí còn không nhận ra vào thời điểm đó, đứa con quý tử của ông tản ra một mùi giấm chua lòm từ từng lỗ chân lông trên cơ thể …
Những gì Thiệu Quân biết cũng không kém gì cha mình.
Thiệu Quốc Cương chắc hẳn không biết những năm tháng khó khăn ở Tây Tứ, Tiểu Hồ ấy.
Thiệu Quốc Cương hẳn không biết ai đã nấu đồ ăn cho La Tiểu tam nhi khi còn nhỏ, ai đã một bên phân một bên nước tiểu mà chăm sóc em trai, ai là người vì em trai bị bắt nạt mà đánh nhau với người khác, cuối cùng phải vào trại cải tạo trẻ vị thành niên, bước vào Địa ngục, lỡ dở nửa đời người.
La Cường đã vượt biên vào Myanmar, hoàn toàn có thể ôm tiền cao chạy xa bay, cả đời nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Công an truyền ra tin tức, cũng nhờ những người trong giang hồ loan tin đi, La Tam nhi đã tự thú rồi, La Cường, nếu anh di dân cả đời không trở về, là anh đang tự giết chết em trai mình.
La lão nhị, anh bị kết án hai mươi năm tù, cộng với mười năm của La Tam nhi, là ba mươi năm. Nếu anh không quay lại, em trai anh sẽ gánh chịu ba mươi năm thay anh. Cuộc sống của La Chiến sẽ mãi mãi ở trong tù.
Sau khi ảnh và tin tức lộ ra, chỉ trong vòng ba ngày, ai cũng không ngờ lại nhanh chóng và dễ dàng như vậy, La Cường đã giao súng cho bộ đội biên phòng, đầu hàng tự thú.
La Cường đưa ra một yêu cầu khi hắn đầu hàng: “Có thể cộng bản án mười năm của Tiểu Tam nhi vào cho tôi được không?”
“Tôi không ngần ngại vào tù ba mươi năm. Tam nhi nhà tôi chỉ là một đứa trẻ, không biết gì, chưa làm gì cả. Đưa nó con dao nó chỉ biết xuống bếp giết gà. Thả nó đi đi. “
La Cường có thù với cảnh sát như thế, cũng là có lý do.
Trong mắt người trong giang hồ, dù có trả thù cũng không động đến người thân máu mủ, Cục trưởng Thiệu đã dùng thủ đoạn này, rút củi dưới đáy nồi, buộc La Cường phải đầu hàng, là chẳng có đạo nghĩa giang hồ, chẳng vẻ vang gì. La Cường cũng phát hiện ra rằng Tiểu Tam nhi đã phải chịu đựng rất nhiều tủi nhục trong phòng thẩm vấn và trung tâm giam giữ.
Thiệu Quân nhướng mày hỏi: “Bố, bố sẽ không tra tấn bức cung anh ta, đúng không?”
Thiệu Quốc Cương lạnh mặt hút thuốc, gằn từng tiếng: “Bố con không làm điều đó.”
Thiệu Quân cũng có xu hướng tin tưởng vào bố mình. Về công việc, Thiệu Quốc Cương hành động rất chính trực, là người có năng lực phá án, do đó, sau nhiệm kỳ mới bổ nhiệm tân lãnh đạo, Thiệu Quốc Cương được thăng chức từ phó cục lên cục trưởng do có công trong việc phá án.
Nhưng Thiệu Quân không thể tin được những cảnh sát dưới trướng bố mình. Việc sử dụng một chút sức ép trong phòng thẩm vấn là chuyện thường, ví như không cho ngủ, không cho ăn cơm vài ngày, không cho đi vệ sinh, đánh đập, dùng người nhà uy hiếp, thậm chí treo người lên cửa sổ, chỉ để đủ cho mũi chân chạm đất… những điều này cũng không có gì lạ.
Theo quan điểm của Thiệu Quốc Cương, ông không làm gì sai. Ông là cảnh sát kỳ cựu đã 30 năm làm nghề, còn La Cường là cầm đầu băng nhóm xã hội đen; mèo vờn chuột, cảnh sát thì bắt tội phạm, bắt hắn tự thú, đền tội trước pháp luật, cũng đâu phải ông đổ oan sai cho La Lão nhị đâu?
Huống hồ, cơ quan công an khi phá án điều tra qua Internet, sử dụng người nhà để gây sức ép, thuyết phục tội phạm ra đầu thú, đây là biện pháp thường được sử dụng hiệu quả và không vi phạm quy định nào.
Nhưng trong mắt La Cường, hắn là một người anh trai, lại không bảo vệ em trai mình, để Tiểu tam nhi chịu uất ức tủi nhục, phù hoa mất sạch, của cải gia đình cũng không còn, hắn làm anh thật là vô dụng!
Thiệu Quốc Cương chẳng khác nào đạp lên đầu anh em hắn để leo lên vị trí cục trưởng.
Hôm nay tôi té ngã trước Cục trưởng Thiệu ông, nhưng một ngày nào đó tôi sẽ quay trở lại. Chuyện này không dễ dàng cho qua đâu. Cho dù tôi có vào tù, bị tác động tư tưởng, buông bỏ chuyện này, nhưng một ngày nào đó, nếu ông đây có dính líu gi với Thiệu tiểu tử của ông … Tôi sẽ không phụ lòng La tiểu tam nhi đâu.
Ông đây làm gì cả cuộc đời này? La Cường tôi là tặc, từ khi sinh ra đã kiếm ăn bằng nghề này, nếu một ngày tôi trở mặt, bỏ gian ta theo chính nghĩa, ông đây chẳng phải đã phụ lòng những năm tháng bừa bãi biển máu đao sơn này sao?!
La Cường trong trại giam bỏ tiền ra thuê một số luật sư hình sự nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh để thu thập đủ loại bằng chứng tố cáo cảnh sát tra tấn bức cung La Tiểu tam.
Hai bên đã tranh cãi tại tòa nhiều lần, vụ án bị chờ xử lý trong một thời gian dài. Đó là lý do vì sao anh em họ La trải qua hơn một năm trong trại tạm giam trước khi nhận được bản án cuối cùng và chính thức vào tù.
Dân thường rất khó kiện quan, kiện cơ quan chính phủ lại càng khó hơn lên trời, nhất là đối với những vụ việc nhạy cảm như tra tấn bức cung. Cuối cùng, La Cường cũng không thể đòi lại quyền lợi gì cho Tiểu tam nhi, tòa án bỏ qua vụ kiện này, vì thế La Cường chôn sâu nỗi uất hận trong lòng.
Trong lần thẩm vấn duy nhất với Cục trưởng Thiệu, La Cường rành rọt ném cho Thiệu Quốc Cương một câu: “Hôm nay tôi ở trong tay ông, muốn giết muốn làm gì là tùy ông, nhưng ông hà hiếp em trai của tôi. Ông ức hiếp nó, thì tôi nói cho ông biết, sau này đừng để người thân của ông rơi vào lòng bàn tay tôi.”
Sau này đừng để người thân của ông rơi vào lòng bàn tay tôi.
Thiệu Quốc Cương nhớ như in câu nói tàn nhẫn này, La Cường cũng không quên.
Bình luận truyện