Tôi Vô Tội
Chương 26: Những điều dối trá
Anh bạn nên biết rằng, - Hercule nói - điều dối trá nhiều khi đáng quý ngang với sự thật đấy.
- Nghĩa là người ta đã nói với ông những điều dối trá? - Bác sĩ Peter Lord hỏi.
Hercule Poirot gật đầu.
- Tất nhiên, và với nhiều lý do khác nhau. Nhưng người làm tôi ngạc nhiên chưa từng thấy là Elinor Carlisle. Cô ta nói dối vì quá nghiêm khắc trước lương tâm. Cô ấy bị nghi oan nhưng không đấu tranh mà định đầu hàng ngay, nhận trước tòa một tội mà cô không làm.
Bác sĩ Lord mệt mỏi thở dài.
- Quả là khó ai tin nổi.
- Vậy mà lại có! Cô ấy tự kết án... bởi cô ấy tự đặt ra một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn hẳn tiêu chuẩn của con người nói chung. Lúc mới tiến hành điều tra, tôi đã nghi cô ta chính là thủ phạm. Nhưng vì anh yêu cầu tha thiết nên tôi tiếp tục tìm hiểu thêm và tôi hiểu ra rằng các bằng chứng đều nói lên, thủ phạm là người khác.
- Mụ y tá Hopkins?
- “Đúng thế. Nhưng không phải tôi nghi mụ ấy ngay. Đầu tiên tôi nghi Roddy, mà trường hợp này cũng do một lời nói dối. Anh ta bảo anh ta rời nước Anh ngày 9 tháng Bảy và trở về ngày 1 tháng Tám. Trong khi mụ Hopkins lại tình cờ lộ ra với tôi rằng Roddy đến gặp Mary ở London, nhắc lại lời cầu hôn, nhưng Mary từ chối. Theo tin tức của anh thì ngày 10 tháng Bảy, Mary mới đến London... Một ngày sau khi Roddy rời khỏi đó. Vậy làm sao Roddy gặp cô ta được? Tôi bèn xem hộ chiếu của Roddy, thì ra anh ta có về Anh hai ngày, từ 25 đến 27 tháng Bảy. Anh ta đã cố tình nói dối tôi.
Tôi nghĩ đến quãng thời gian ngắn ngủi từ lúc Elinor rời khỏi bếp, ra chỗ trạm bảo vệ rủ hai người phụ nữ kia vào cùng ăn. Tôi đã nghĩ có kẻ nào định giết Elinor, chứ không phải giết Mary. Mà Roddy lại có một động cơ rất quan trọng để thủ tiêu Elinor. Dùng một cách hỏi khéo léo, tôi phát hiện ra là anh ta có biết nội dung bản di chúc của Elinor Carlisle”.
- Vậy sao ông lại biết anh ta vô tội?
- “Nhờ một lời nói dối... Một lời nói dối vớ vẩn chẳng để làm gì. Mụ Hopkins bảo rớm máu ở cổ tay là do gai hoa hồng leo. Tôi đến tìm hiểu thì ra cây hoa hồng leo ở trạm bảo vệ không có gai. Câu nói dối đó rõ ràng là vô ích và ngu xuẩn, chẳng để làm gì, nhưng lại khiến tôi chú ý.
Thế là từ đấy tôi bắt đầu quan tâm nhiều đến mụ ta. Trước kia tôi tưởng mụ ta thành thật. Tuy mụ ta đổ diệt tội cho Elinor, tôi vẫn nghĩ là tại mụ ta yêu Mary quá. Nhưng sau khi mụ nói dối một cách vụng về kia, tôi chợt hiểu tôi đã bỏ sót một chi tiết. Mụ ta biết một điều gì đó về Mary Gerrard nhưng giấu biệt, mà chỉ nói theo lời đồn của mọi người”.
Viên bác sĩ ngạc nhiên kêu lên:
- Vậy mà tôi lại đánh giá khác kia chứ!
- “Mụ rất giảo quyệt. Mụ đóng vai một người biết một điều nhưng không nỡ nói ra. Sau khi suy ngẫm, tôi thấy mụ ta có một dụng ý, một mục đích. Và tôi đã tìm ra được mưu mẹo của mụ.
Từ lúc ấy, tôi nhận ra sự khác nhau giữa kiểu nói dối của mụ với kiểu nói dối của người khác, thí dụ kiểu của Roddy Welman. Một bên là nói dối tội lỗi và một bên là nói dối vụng về nhưng vô tội. Roddy chính là thuộc loại thứ hai này. Vì không có mặt ở nơi xảy ra vụ án nên anh ta nói dối cho gọn là lúc đó ở nước ngoài. Roddy thuộc loại người ngại mọi phiền phức.
Lọ moóc-phin vẫn trong tay mụ, nhưng mụ lại rao ầm lên là bị mất để đánh lạc hướng. Mụ sử dụng chị y tá O’Brien khờ khạo làm cái loa, để mỗi khi cần tung ra một cách hiểu nào đó.
Mụ ta biết một điều bí mật về lai lịch cô Mary. Bằng cách khôn khéo tôi đã moi được lá thư. Ngoài phong bì đề ‘Chuyển cho Mary sau khi tôi chết’. Nhưng nội dung lá thư lại rõ ràng là người viết không muốn cho Mary Gerrard biết. Vậy ‘Mary’ ở đây không phải Mary Gerrard mà là ‘Mary Riley’! Bà vợ bác bảo vệ Gerrard gửi thư thổ lộ điều bí mật này cho cô em ở New Zealand có vậy thôi! Hoàn toàn không phải để Mary Gerrard biết chuyện bí mật kia.
Mụ Hopkins nói dối là thấy lá thư trong đống giấy tờ của ông Gerrard, thật ra mụ nhận được từ khi còn ở New Zealand. Sau khi bà Elisa Riley qua đời, người ta đã gửi lá thư đó cho em gái bà tức là Mary Riley, theo tên chồng là Mary Draper, hoặc sau này Jessie Hopkins! Không khó khăn gì, tôi tìm được một nhân chứng ở New Zealand biết rõ Mary Riley...”
- Tôi e ông lầm khi khẳng định bà y tá Hopkins chính là Mary Draper.
- Tôi không lầm đâu, anh bạn trẻ ạ!
Bác sĩ Lord phá lên cười, nhưng nhà thám tử đã nói tiếp:
- Theo thông tin tôi thu lượm được của cảnh sát New Zealand, thì họ đã có nghi mụ ta, nhưng chưa tìm được đủ chứng cứ để kết tội. Một bệnh nhân già sau khi làm di chúc để lại cho mụ ta một tài sản kha khá, đã chết một cách rất lạ. Chồng mụ ta cũng vậy, sau khi ký xong di chúc cho mụ ta cũng vậy, sau khi ký xong di chúc cho mụ ta hưởng thừa kế cũng lăn ra chết, và cũng một cách khó hiểu. Còn nhiều bệnh nhân của mụ chết kiểu như thế... Khi thấy sắp bại lộ, mụ ta vội chuồn về Anh, đội tên Hopkins, là tên một người trong số bạn y tá của mụ bị chết trong lúc đang ở nước ngoài. Mụ chọn Maidensdorf làm địa bàn hoạt động...
- Không có ông, Elinor Carlisle đã bị tội oan!
- Nhờ anh đấy, anh bạn trẻ ạ. Cô ta thoát tội là nhờ anh, Peter Lord!
- Sao lại nhờ tôi? Tôi hoàn toàn không hiểu?
- Anh bạn rất ranh ma, nhưng tôi khuyên anh từ nay về sau chỉ nên bó hẹp hoạt động trong những gì anh bạn thành thạo, thí dụ chữa cúm, ho gà, vân vân... Còn nói dối thì anh bạn nên tránh cho xa. Anh bạn nói dối xoàng lắm. Anh bạn dẫn tôi vào chỗ lùm cây, cho tôi thấy một bao diêm Đức để tôi nghi có tên Đức lọt vào đây. Quá trẻ con, anh bạn thân mến ạ! Rồi anh bạn cho tiền thằng bé bảo nói khai với tôi là xe ô-tô đỗ ngoài đường hôm đó là của anh. Sau đấy anh bạn lại quả quyết rằng đấy là xe khác, không phải xe của anh, viện cớ loại xe và màu xe đó ở Maidenford rất nhiều, cũng nhằm đánh lạc hướng, để tôi nghi có một kẻ khác đã đến lâu đài. Cũng lại trẻ con quá!
- Tôi nhận lỗi... Bây giờ thì tôi hy vọng Elinor và Roddy sế sống bên nhau hạnh phúc...
- Thực lòng anh bạn không mong như thế đâu, anh bạn trẻ!
- Tại sao? Elinor sẽ tha thứ cho cậu ta. Tình yêu của cậu ta đối với Mary chỉ là thoảng qua...
- Không đâu! Vết thương vừa rồi trong lòng Elinor sâu hơn thế rất nhiều. Nó là hố ngăn quá khứ và tương lai... Con người mỗi khi thoát chết, đều khác đi nhiều lắm. Elinor sẽ sống một cuộc sống khác hẳn trước... Mà chính là nhờ anh đấy, anh bạn trẻ ạ.
- Không phải nhờ tôi.
- Anh bạn hãy thú nhận đi. Lòng biết ơn của cô ấy dành hoàn toàn cho anh, đúng thế không?
- Đúng. Cô ấy tỏ ra rất biết ơn tôi... Cô ấy bảo tôi hãy đến thăm cô ấy luôn.
- Elinor rất cần đến anh đấy, anh bạn trẻ ạ.
- Cô ấy cần cả đến cậu kia.
Nhà thám tử lắc đầu:
- Elinor sẽ vĩnh viễn không bao giờ cần đến Roddy nữa.
- Nhưng sẽ không bao giờ cô ấy yêu tôi như trước đây cô ấy đã yêu cậu ta.
- Có thể. Nhưng bây giờ Elinor cần đến anh bạn, vì chỉ bên cạnh anh bạn, cô ấy mới hạnh phúc.
Chàng bác sĩ không trả lời.
Poirot dịu dàng nói:
- Tại sao ta lại không chịu chấp nhận thực tế? Cô ấy đã từng yêu Roddy. Đấy là thực tế. Nhưng bây giờ? Bên cạnh anh bạn, cô ấy sẽ hạnh phúc. Đấy cũng là một thực tế!
- Nghĩa là người ta đã nói với ông những điều dối trá? - Bác sĩ Peter Lord hỏi.
Hercule Poirot gật đầu.
- Tất nhiên, và với nhiều lý do khác nhau. Nhưng người làm tôi ngạc nhiên chưa từng thấy là Elinor Carlisle. Cô ta nói dối vì quá nghiêm khắc trước lương tâm. Cô ấy bị nghi oan nhưng không đấu tranh mà định đầu hàng ngay, nhận trước tòa một tội mà cô không làm.
Bác sĩ Lord mệt mỏi thở dài.
- Quả là khó ai tin nổi.
- Vậy mà lại có! Cô ấy tự kết án... bởi cô ấy tự đặt ra một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn hẳn tiêu chuẩn của con người nói chung. Lúc mới tiến hành điều tra, tôi đã nghi cô ta chính là thủ phạm. Nhưng vì anh yêu cầu tha thiết nên tôi tiếp tục tìm hiểu thêm và tôi hiểu ra rằng các bằng chứng đều nói lên, thủ phạm là người khác.
- Mụ y tá Hopkins?
- “Đúng thế. Nhưng không phải tôi nghi mụ ấy ngay. Đầu tiên tôi nghi Roddy, mà trường hợp này cũng do một lời nói dối. Anh ta bảo anh ta rời nước Anh ngày 9 tháng Bảy và trở về ngày 1 tháng Tám. Trong khi mụ Hopkins lại tình cờ lộ ra với tôi rằng Roddy đến gặp Mary ở London, nhắc lại lời cầu hôn, nhưng Mary từ chối. Theo tin tức của anh thì ngày 10 tháng Bảy, Mary mới đến London... Một ngày sau khi Roddy rời khỏi đó. Vậy làm sao Roddy gặp cô ta được? Tôi bèn xem hộ chiếu của Roddy, thì ra anh ta có về Anh hai ngày, từ 25 đến 27 tháng Bảy. Anh ta đã cố tình nói dối tôi.
Tôi nghĩ đến quãng thời gian ngắn ngủi từ lúc Elinor rời khỏi bếp, ra chỗ trạm bảo vệ rủ hai người phụ nữ kia vào cùng ăn. Tôi đã nghĩ có kẻ nào định giết Elinor, chứ không phải giết Mary. Mà Roddy lại có một động cơ rất quan trọng để thủ tiêu Elinor. Dùng một cách hỏi khéo léo, tôi phát hiện ra là anh ta có biết nội dung bản di chúc của Elinor Carlisle”.
- Vậy sao ông lại biết anh ta vô tội?
- “Nhờ một lời nói dối... Một lời nói dối vớ vẩn chẳng để làm gì. Mụ Hopkins bảo rớm máu ở cổ tay là do gai hoa hồng leo. Tôi đến tìm hiểu thì ra cây hoa hồng leo ở trạm bảo vệ không có gai. Câu nói dối đó rõ ràng là vô ích và ngu xuẩn, chẳng để làm gì, nhưng lại khiến tôi chú ý.
Thế là từ đấy tôi bắt đầu quan tâm nhiều đến mụ ta. Trước kia tôi tưởng mụ ta thành thật. Tuy mụ ta đổ diệt tội cho Elinor, tôi vẫn nghĩ là tại mụ ta yêu Mary quá. Nhưng sau khi mụ nói dối một cách vụng về kia, tôi chợt hiểu tôi đã bỏ sót một chi tiết. Mụ ta biết một điều gì đó về Mary Gerrard nhưng giấu biệt, mà chỉ nói theo lời đồn của mọi người”.
Viên bác sĩ ngạc nhiên kêu lên:
- Vậy mà tôi lại đánh giá khác kia chứ!
- “Mụ rất giảo quyệt. Mụ đóng vai một người biết một điều nhưng không nỡ nói ra. Sau khi suy ngẫm, tôi thấy mụ ta có một dụng ý, một mục đích. Và tôi đã tìm ra được mưu mẹo của mụ.
Từ lúc ấy, tôi nhận ra sự khác nhau giữa kiểu nói dối của mụ với kiểu nói dối của người khác, thí dụ kiểu của Roddy Welman. Một bên là nói dối tội lỗi và một bên là nói dối vụng về nhưng vô tội. Roddy chính là thuộc loại thứ hai này. Vì không có mặt ở nơi xảy ra vụ án nên anh ta nói dối cho gọn là lúc đó ở nước ngoài. Roddy thuộc loại người ngại mọi phiền phức.
Lọ moóc-phin vẫn trong tay mụ, nhưng mụ lại rao ầm lên là bị mất để đánh lạc hướng. Mụ sử dụng chị y tá O’Brien khờ khạo làm cái loa, để mỗi khi cần tung ra một cách hiểu nào đó.
Mụ ta biết một điều bí mật về lai lịch cô Mary. Bằng cách khôn khéo tôi đã moi được lá thư. Ngoài phong bì đề ‘Chuyển cho Mary sau khi tôi chết’. Nhưng nội dung lá thư lại rõ ràng là người viết không muốn cho Mary Gerrard biết. Vậy ‘Mary’ ở đây không phải Mary Gerrard mà là ‘Mary Riley’! Bà vợ bác bảo vệ Gerrard gửi thư thổ lộ điều bí mật này cho cô em ở New Zealand có vậy thôi! Hoàn toàn không phải để Mary Gerrard biết chuyện bí mật kia.
Mụ Hopkins nói dối là thấy lá thư trong đống giấy tờ của ông Gerrard, thật ra mụ nhận được từ khi còn ở New Zealand. Sau khi bà Elisa Riley qua đời, người ta đã gửi lá thư đó cho em gái bà tức là Mary Riley, theo tên chồng là Mary Draper, hoặc sau này Jessie Hopkins! Không khó khăn gì, tôi tìm được một nhân chứng ở New Zealand biết rõ Mary Riley...”
- Tôi e ông lầm khi khẳng định bà y tá Hopkins chính là Mary Draper.
- Tôi không lầm đâu, anh bạn trẻ ạ!
Bác sĩ Lord phá lên cười, nhưng nhà thám tử đã nói tiếp:
- Theo thông tin tôi thu lượm được của cảnh sát New Zealand, thì họ đã có nghi mụ ta, nhưng chưa tìm được đủ chứng cứ để kết tội. Một bệnh nhân già sau khi làm di chúc để lại cho mụ ta một tài sản kha khá, đã chết một cách rất lạ. Chồng mụ ta cũng vậy, sau khi ký xong di chúc cho mụ ta cũng vậy, sau khi ký xong di chúc cho mụ ta hưởng thừa kế cũng lăn ra chết, và cũng một cách khó hiểu. Còn nhiều bệnh nhân của mụ chết kiểu như thế... Khi thấy sắp bại lộ, mụ ta vội chuồn về Anh, đội tên Hopkins, là tên một người trong số bạn y tá của mụ bị chết trong lúc đang ở nước ngoài. Mụ chọn Maidensdorf làm địa bàn hoạt động...
- Không có ông, Elinor Carlisle đã bị tội oan!
- Nhờ anh đấy, anh bạn trẻ ạ. Cô ta thoát tội là nhờ anh, Peter Lord!
- Sao lại nhờ tôi? Tôi hoàn toàn không hiểu?
- Anh bạn rất ranh ma, nhưng tôi khuyên anh từ nay về sau chỉ nên bó hẹp hoạt động trong những gì anh bạn thành thạo, thí dụ chữa cúm, ho gà, vân vân... Còn nói dối thì anh bạn nên tránh cho xa. Anh bạn nói dối xoàng lắm. Anh bạn dẫn tôi vào chỗ lùm cây, cho tôi thấy một bao diêm Đức để tôi nghi có tên Đức lọt vào đây. Quá trẻ con, anh bạn thân mến ạ! Rồi anh bạn cho tiền thằng bé bảo nói khai với tôi là xe ô-tô đỗ ngoài đường hôm đó là của anh. Sau đấy anh bạn lại quả quyết rằng đấy là xe khác, không phải xe của anh, viện cớ loại xe và màu xe đó ở Maidenford rất nhiều, cũng nhằm đánh lạc hướng, để tôi nghi có một kẻ khác đã đến lâu đài. Cũng lại trẻ con quá!
- Tôi nhận lỗi... Bây giờ thì tôi hy vọng Elinor và Roddy sế sống bên nhau hạnh phúc...
- Thực lòng anh bạn không mong như thế đâu, anh bạn trẻ!
- Tại sao? Elinor sẽ tha thứ cho cậu ta. Tình yêu của cậu ta đối với Mary chỉ là thoảng qua...
- Không đâu! Vết thương vừa rồi trong lòng Elinor sâu hơn thế rất nhiều. Nó là hố ngăn quá khứ và tương lai... Con người mỗi khi thoát chết, đều khác đi nhiều lắm. Elinor sẽ sống một cuộc sống khác hẳn trước... Mà chính là nhờ anh đấy, anh bạn trẻ ạ.
- Không phải nhờ tôi.
- Anh bạn hãy thú nhận đi. Lòng biết ơn của cô ấy dành hoàn toàn cho anh, đúng thế không?
- Đúng. Cô ấy tỏ ra rất biết ơn tôi... Cô ấy bảo tôi hãy đến thăm cô ấy luôn.
- Elinor rất cần đến anh đấy, anh bạn trẻ ạ.
- Cô ấy cần cả đến cậu kia.
Nhà thám tử lắc đầu:
- Elinor sẽ vĩnh viễn không bao giờ cần đến Roddy nữa.
- Nhưng sẽ không bao giờ cô ấy yêu tôi như trước đây cô ấy đã yêu cậu ta.
- Có thể. Nhưng bây giờ Elinor cần đến anh bạn, vì chỉ bên cạnh anh bạn, cô ấy mới hạnh phúc.
Chàng bác sĩ không trả lời.
Poirot dịu dàng nói:
- Tại sao ta lại không chịu chấp nhận thực tế? Cô ấy đã từng yêu Roddy. Đấy là thực tế. Nhưng bây giờ? Bên cạnh anh bạn, cô ấy sẽ hạnh phúc. Đấy cũng là một thực tế!
Bình luận truyện