Trần Chân
Chương 12: Phụng Càn Vương ra trận
Cứ thế sau một tháng ở lại Diễn Châu, tôi và Nhược Lan cũng quay về Hải Đông. Suốt dọc đường đi tôi liên tục gặp các chốt chiêu binh, người ra vào đông như kiến. Tôi hỏi Nhược Lan triều đình cần người nhiều như vậy để làm gì, chị ấy cũng không biết để trả lời tôi.
Chúng tôi dừng lại ở một quán nước ven đường, tôi nom ông chủ cũng có tuổi, miệng luyên thuyên cùng khách khứa mà nghĩ chắc ông ấy sẽ biết được nhiều chuyện khắp bốn phương nên lên tiếng hỏi: “Chú ơi, trên đường đi tôi gặp nhiều chốt chiêu binh. Sắp có chiến tranh hay sao?”
Ông chủ quán nghe tôi hỏi mà như được gãy trúng chỗ ngứa, liền ngồi xuống cạnh tôi, vuốt vuốt mấy cọng râu cằm muối tiêu trả lời: “Cô không biết gì à? Hiện nay triều đình đang cần quân cho hai trận đánh lớn. Một là với Ai Lao ở biên giới phía tây, thứ hai là với phản tặc Nùng Trí Cao ở phía bắc. Xem ra lần này không dễ đối phó nên mới đòi xung quân gấp như vậy.”
Tôi nghe đến tên Nùng Trí Cao mà không khỏi hoảng hốt, đó chẳng phải là người mà Tú Bình một hai đòi cứu lúc ở Diễn Châu hay sao. Lần này chúng tôi cứu được một mạng người, nhưng lại vô tình đẩy đất nước vào cảnh binh đao, muốn hối hận thì bây giờ cũng không còn kịp nữa rồi. Giờ tôi chỉ còn nước cầu mong cho quân triều đình đại thắng, tên Nùng Trí Cao đó không còn cơ hội tạo phản được nữa.
Chủ quán lại bô bô tiếp với tôi: “Cô có biết không, thằng con trai cả của tôi cũng đã đăng ký đi xung quân rồi.”
Con trai mình đi xung quân mà ông chủ chẳng có vẻ gì là lo lắng, ngược lại còn hồ hởi như vậy, tôi lấy làm ngạc nhiên: “Việc binh đao loạn lạc, lành ít dữ nhiều. Anh ấy đi như thế mà ông không lo hay sao?”
Ông chủ cười khà khà: “Lo thì dĩ nhiên là lo chứ. Nhưng con người vốn dĩ sống chết vô thường. Đất nước đang gặp binh biến, phận mình là dân thì phải góp công bảo vệ. Nếu may mắn chiến thắng thì mai mốt còn có cái để làm rạng danh tổ tông. Còn bằng ngược lại thì xem như mình hy sinh vì giang sơn xã tắc. Ai cũng sợ hãi né tránh, thì khi giặt đến chân, cũng đâu thể nào sống yên ổn.”
Tôi nghe ông ấy nói mà thầm cảm phục chí hướng của ông. Đúng là tôi suy nghĩ quá nông cạn, chỉ lo đến an nguy cá nhân mà quên đi cái lo của dân tộc. Nhưng dù vậy thì tôi vẫn cứ ưu tiên người nhà mình lên trên, giả dụ Tự Khải bắt phải xung quân chắc tôi cũng sẽ nói cha nạp tiền để anh ấy được ở nhà!
“Chú thật là kiên cường, cháu phục chú thật đó.” Tôi thật lòng nói với chủ quán.
Ông ta chợt hạ giọng, nói với tôi: “Có gì mà cô khâm phục, đến cả Hoàng thượng còn để thái tử và Phụng Càn Vương ra trận. Vua đã không sợ, dân việc gì phải sợ.”
Tôi nghe đến Phụng Càn Vương mà cả kinh. Chẳng phải người đó là Lý Nhật Trung hay sao? Tôi nhớ trước đây khi lần đầu gặp gỡ, đích thân anh còn kêu tôi đi lính cùng anh. Tôi suýt chốc đã quên mất, an nguy của anh nơi sa trường giờ đây cũng như ngàn cân treo sợi tóc.
Thấy chủ quán có vẻ thông thạo nhiều chuyện, tôi hỏi tiếp: “Vậy Phụng Càn Vương đánh Ai Lao hay Nùng Trí Cao?”
Ông chủ nhanh chóng đã cho tôi kết quả: “Nếu so về mức độ nguy hiểm thì dĩ nhiên Ai Lao là trận chiến giữa hai quốc gia, sẽ tàn khốc hơn. Cô nghĩ hoàng thượng lại để người kế vị tương lai đi vào chỗ nguy hiểm đó à?”
Lời của ông chủ nói khiến tim tôi như thắt lại. Lý Nhật Trung phen này ra trận ngàn lần nguy hiểm. Mà lúc nào chiến tranh lại không nguy hiểm cơ chứ. Nếu anh là Thái tử có phải tốt hơn không. Ít nhất thì những gì anh đối mặt cũng sẽ đỡ hơn so với cương vị là hoàng tử. Lý Nhật Trung, nhất định anh phải bình an!
*
* *
Khi về đến Hải Đông tôi liền nhanh chóng theo chị cả lên chùa. Trước đây hằng tháng chị cả đều đi chùa hai lần vào mồng một và ngằn rằm. Dù chị có ngỏ ý rủ tôi theo nhưng tính tôi vốn ngại nơi hương khói nên chỉ đi cùng chị đúng một lần lúc mới được gả về, sau đó luôn tìm cớ thoái thác. Lần này tôi lại xung phong đi cùng, không khỏi chiến chị cả ngạc nhiên: “Chân à, có phải em đi theo chị để cầu cho hôn nhân của em không?”
Tôi ậm ừ gật đầu. Dù gì tôi cũng không thể nào nói thật là mình lên đây cốt chỉ để cầu bình an cho Lý Nhật Trung với chị ấy được. Nhưng tôi cũng không muốn chị cả đào sâu vào chuyện của tôi nên tôi đành chạy trước đầu xe: “Vậy còn chị, em thấy tháng nào chị cũng lên chùa đều đặn, để cầu con phải không chị?”
Chị cả nhìn tôi, cười dịu dàng: “Con cái là lộc của trời, nếu ông trời đã không ưu ái thì có cầu cạnh cũng vô ích. Chị chỉ là lên đây thắp nén nhang để tâm trạng thanh thản, tiện cầu bình an cho nhà chúng ta. Dù gì anh Phú cũng là thương nhân, hằng ngày va chạm bao nhiêu là người, ít nhiều gì cũng sẽ có tiểu nhân quấy phá. Chị chỉ hy vọng dù chuyện gì xảy ra thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được.”
Tôi nhìn chị cả mà cảm thấy ngượng ngùng. Không biết đến khi nào thì tôi mới có thể bao dung được như chị. Gả về nhà họ Huỳnh, tuy không làm con dâu, nhưng tôi cũng kính trọng anh chị cả như đối với cha mẹ chồng. Không phải là vì kiêng nể hay sợ sệt, mà thật tâm tôi cảm thấy kính trọng tâm tính của hai con người ấy.
Chúng tôi ngồi trên xe ngựa, từ tốn trở về nhà. Tôi nhìn hai bên đường thỉnh thoảng vẫn có chốt chiêu binh, chợt nghĩ tới việc chị cả cũng là thiên kim tiểu thư của Hàn Lâm học sỹ, có lẽ ít nhiều biết được thông tin từ phía triều đình nên giả vờ hỏi vu vơ.
“Trên đường từ Diễn Châu về đây em có nghe mọi người bàn về hai trận đánh với Ai Lao phía tây và Nùng Trí Cao phương bắc, chị cả có nghe qua tin tức gì không?”
Trước nay chị cả chưa bao giờ nghe tôi đề cập chuyện chiến sự hay những điều tương tự nên có chút ngạc nhiên, rồi từ tốn trả lời: “Chị có nghe cha nhắc đến trong thư. Sao vậy em?”
“Em nghe nói Thái tử và hoàng tử đều phải ra trận, như vậy có nguy hiểm quá không chị? Sao hoàng thượng không để những vị tướng khác thay thế?”
Chị cả đối với sự hiểu biết nông cạn của tôi có chút cảm thông, giải thích: “Dòng họ Lý là gia tướng, dĩ nhiên những người nối nghiệp phải ra trận tôi rèn bản thân, đâu thể nào cứ ở trong bốn bức tường thành mà an nhàn nhìn thế sự. Hoàng thượng quyết như vậy cũng có lý của người.”
“Vậy trận đánh với Ai Lao có nguy hiểm lắm không chị? Nơi đó lại gần với Diễn Châu nhà em…” Tôi tìm một lí do chính đáng nhất đề cập để có thể hy vọng nghe được tin tức của Nhật Trung.
Chị cả ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Ai Lao chẳng qua cũng chỉ là một nước nhỏ, binh lực không mạnh. Họ cùng lắm chỉ là muốn cướp bốc một ít lợi ích từ phía chúng ta nên cũng không tính là nguy hiểm lắm đâu em. Ngược lại bên phản tặc Nùng Trí Cao thì có vẻ khó đối phó hơn. Năm xưa cha hắn tạo phản bất thành, phải lấy thủ cấp của chính mình và con trai lớn đền tội. Hoàng thượng niệm tình hắn còn nhỏ dại, tha chết cho hắn và mẹ, còn ban cho một chức quan nhỏ tại Quảng Nguyên. Thế mà hắn lại không an phận, dạo gần đây liên tục làm phản, càng ngày càng khó đối phó.”
Tôi nghe chị cả nói – có phần khác biệt với ông chủ quán nước ven đường hôm trước nên tò mò hỏi: “Em cứ nghĩ chiến tranh giữa các quốc gia với nhau phải tàn khốc hơn. Không ngờ giặc ngoài không khó, thù trong mới phức tạp. Nhưng nếu như vậy tại sao hoàng thượng không để tứ hoàng tử đánh Nùng Trí Cao thay cho Thái tử hả chị?”
Chị cả nói chuyện với tôi một lúc có vẻ mở lòng hơn, chân thật trả lời: “Theo như quy định thì ngôi vị thái tử phải truyền cho con cả. Nhưng cả hai hoàng tử đầu của hoàng thượng đều đã qua đời, tính ra thái tử hiện nay trước đây cũng chỉ là tam hoàng tử. Vì vậy khi hoàng thượng phong cho tam hoàng tử trở thành thái tử, bá quan trong triều cũng sẽ có một bộ phận đứng về phía tứ hoàng tử. Nếu thái tử tỏ ra thua kém, chắc hẳn họ sẽ không ngần ngại mà yêu sách hoàng thượng cân nhắc lại ngôi vị thái tử. Chuyện của Nùng Trí Cao vốn dĩ trước đây do tứ hoàng tử đảm trách, nhưng có vẻ chưa ổn thỏa. Vì thế nhân cơ hội này, thái tử xung phong đi đánh Nùng Trí Cao, một mặt trấn an những vị kia, một mặt củng cố thêm địa vị của chính mình.”
Tôi càng nghe chị cả giảng giải càng thấy tò mò hơn. Thì ra chỉ vì tranh giành một ngôi báu mà anh em trong một nhà cũng phải đấu tranh với nhau nhiều như vậy. Trước nay tôi luôn nghĩ sản nghiệp của gia đình sau này thuộc về Tự Khải, tôi phận nữ nhi gả đi rồi xem như ngoại tộc nên cũng không cần thiết quan tâm. Nhưng giả dụ tôi là con trai, liệu tôi có yên phận ở bên hỗ trợ Tự Khải như Cát đối với anh Phú hay không? Chính tôi cũng không trả lời được câu hỏi đó.
“Chẳng lẽ tứ hoàng tử cũng quan tâm đến ngôi vị hay sao?”
“Câu hỏi này của em, chị không thể trả lời. Em cũng đừng bao giờ đề cập đến vấn đề này kẻo người khác nghe được lại rước vạ vào thân.”
“Vâng, em hiểu rồi…Nhưng chị thân là thiên kim tiểu thư của Hàn lâm học sỹ, chắc có gặp qua nhị vị ấy rồi đúng không chị? Họ như thế nào, có giống những người đàn ông trong nhà chúng ta hay không?”
Chị cả nghe tôi hỏi, chợt phì cười: “Dĩ nhiên là không giống rồi. Đàn ông nhà chúng ta, trừ chú ba có học qua võ công thì anh Phú trước giờ chỉ lo việc kinh doanh, dĩ nhiên không thể rắn rỏi bằng những người đàn ông chốn sa trường. Đó là chưa kể đến ngôi vị càng cao thì chức trách họ lại càng lớn, không dễ dầu gì có thời gian dành cho gia quyến như những người đàn ông trong nhà mình đâu em ạ.”
Tôi nhìn nét mặt chị cả cực kỳ hạnh phúc khi nhắc đến anh cả thì không khỏi ngưỡng mộ. Đây chắc chắn là tình yêu rồi. Cớ sao khi tôi nghĩ đến Lý Nhật Trung, trong bụng tôi chỉ là một chuỗi âu lo?
“Đó là lí do chị chọn anh cả làm chồng đúng không ạ?”
Chị cả mỉm cười, tôi thấy đôi má chị ửng hồng. Anh chị đã kết hôn sáu bảy năm rồi, vậy mà phu thê vẫn ân ân ái ái, tương kính như tân. Chắc hẳn kiếp này, chị cả đã không chọn sai người kề cạnh chăn gối.
Chị cả bật cười: “Khi em thật sự yêu thương, thì mọi thứ đều có thể giải thích.”
Tôi nghe đến đây lại thấy hai mang tai mình nóng lên. Tôi có yêu Lý Nhật Trung hay không? Còn người Lý Nhật Trung yêu, có thể là một người con gái như thế nào? Thiên kim tiểu thư, cành vàng lá ngọc hay nữ trung hào kiệt,…cũng không ít lần anh ấy còn trêu chọc tôi, đó phải chăng là một loại tình cảm đặc biệt?
Sẵn tiện chị cả đã nói, tôi không ngần ngại hỏi thêm: “Vậy chị nghĩ thì những người trong hoàng cung có thể có tình yêu như chúng ta không?”
Chị cả đang vui vẻ chợt quay sang tôi, vẻ mặt đầy nghiêm túc: “Họ có yêu, nhưng trên vai họ còn nhiều thứ nặng hơn tình yêu Chân à. Nữ nhi gả vào hoàng cung, hạnh phúc cũng không bao giờ trọn vẹn.”
Tôi không phải là không hiểu những gì chị cả nói, thậm chí là đã thông suốt từ lúc Nguyên phi dạy dỗ tôi vào tết Trung thu năm trước rồi. Nhưng có lúc tôi vẫn cố nghĩ, hoàng tử thì cũng chỉ là một người đàn ông, anh ta cũng biết yêu ghét như bao người. Nếu anh ấy đã có lòng yêu thương, thì nữ nhân sao không thể chấp nhận cùng cố gắng cho quan hệ ấy. Tôi đem quan điểm của mình nói cho chị cả, chị cũng không có vẻ tán thành với tôi: “Không thể nào giống một người bình thường đâu em. Một người bình thường nếu không vừa ý em, cùng lắm chỉ mình em đau khổ; còn với họ, nếu em có điều gì sơ suất, chỉ e đến gia tộc cũng bị liên lụy. Em có hiểu những gì chị nói không?”
Tôi chậm chạp gật đầu rồi im lặng cho câu chuyện kết thúc. Đến cuối cùng thì có lẽ không ai tin rằng những người trong hoàng cung sẽ có một tình yêu bình thường. Tôi vén màn cửa sổ, nhìn những áng mây chiều lười biếng trôi trên bầu trời. Nụ hôn nhè nhẹ tựa cánh hoa đào đêm hôm ấy, như vẫn còn vương trên trán tôi.
Chúng tôi dừng lại ở một quán nước ven đường, tôi nom ông chủ cũng có tuổi, miệng luyên thuyên cùng khách khứa mà nghĩ chắc ông ấy sẽ biết được nhiều chuyện khắp bốn phương nên lên tiếng hỏi: “Chú ơi, trên đường đi tôi gặp nhiều chốt chiêu binh. Sắp có chiến tranh hay sao?”
Ông chủ quán nghe tôi hỏi mà như được gãy trúng chỗ ngứa, liền ngồi xuống cạnh tôi, vuốt vuốt mấy cọng râu cằm muối tiêu trả lời: “Cô không biết gì à? Hiện nay triều đình đang cần quân cho hai trận đánh lớn. Một là với Ai Lao ở biên giới phía tây, thứ hai là với phản tặc Nùng Trí Cao ở phía bắc. Xem ra lần này không dễ đối phó nên mới đòi xung quân gấp như vậy.”
Tôi nghe đến tên Nùng Trí Cao mà không khỏi hoảng hốt, đó chẳng phải là người mà Tú Bình một hai đòi cứu lúc ở Diễn Châu hay sao. Lần này chúng tôi cứu được một mạng người, nhưng lại vô tình đẩy đất nước vào cảnh binh đao, muốn hối hận thì bây giờ cũng không còn kịp nữa rồi. Giờ tôi chỉ còn nước cầu mong cho quân triều đình đại thắng, tên Nùng Trí Cao đó không còn cơ hội tạo phản được nữa.
Chủ quán lại bô bô tiếp với tôi: “Cô có biết không, thằng con trai cả của tôi cũng đã đăng ký đi xung quân rồi.”
Con trai mình đi xung quân mà ông chủ chẳng có vẻ gì là lo lắng, ngược lại còn hồ hởi như vậy, tôi lấy làm ngạc nhiên: “Việc binh đao loạn lạc, lành ít dữ nhiều. Anh ấy đi như thế mà ông không lo hay sao?”
Ông chủ cười khà khà: “Lo thì dĩ nhiên là lo chứ. Nhưng con người vốn dĩ sống chết vô thường. Đất nước đang gặp binh biến, phận mình là dân thì phải góp công bảo vệ. Nếu may mắn chiến thắng thì mai mốt còn có cái để làm rạng danh tổ tông. Còn bằng ngược lại thì xem như mình hy sinh vì giang sơn xã tắc. Ai cũng sợ hãi né tránh, thì khi giặt đến chân, cũng đâu thể nào sống yên ổn.”
Tôi nghe ông ấy nói mà thầm cảm phục chí hướng của ông. Đúng là tôi suy nghĩ quá nông cạn, chỉ lo đến an nguy cá nhân mà quên đi cái lo của dân tộc. Nhưng dù vậy thì tôi vẫn cứ ưu tiên người nhà mình lên trên, giả dụ Tự Khải bắt phải xung quân chắc tôi cũng sẽ nói cha nạp tiền để anh ấy được ở nhà!
“Chú thật là kiên cường, cháu phục chú thật đó.” Tôi thật lòng nói với chủ quán.
Ông ta chợt hạ giọng, nói với tôi: “Có gì mà cô khâm phục, đến cả Hoàng thượng còn để thái tử và Phụng Càn Vương ra trận. Vua đã không sợ, dân việc gì phải sợ.”
Tôi nghe đến Phụng Càn Vương mà cả kinh. Chẳng phải người đó là Lý Nhật Trung hay sao? Tôi nhớ trước đây khi lần đầu gặp gỡ, đích thân anh còn kêu tôi đi lính cùng anh. Tôi suýt chốc đã quên mất, an nguy của anh nơi sa trường giờ đây cũng như ngàn cân treo sợi tóc.
Thấy chủ quán có vẻ thông thạo nhiều chuyện, tôi hỏi tiếp: “Vậy Phụng Càn Vương đánh Ai Lao hay Nùng Trí Cao?”
Ông chủ nhanh chóng đã cho tôi kết quả: “Nếu so về mức độ nguy hiểm thì dĩ nhiên Ai Lao là trận chiến giữa hai quốc gia, sẽ tàn khốc hơn. Cô nghĩ hoàng thượng lại để người kế vị tương lai đi vào chỗ nguy hiểm đó à?”
Lời của ông chủ nói khiến tim tôi như thắt lại. Lý Nhật Trung phen này ra trận ngàn lần nguy hiểm. Mà lúc nào chiến tranh lại không nguy hiểm cơ chứ. Nếu anh là Thái tử có phải tốt hơn không. Ít nhất thì những gì anh đối mặt cũng sẽ đỡ hơn so với cương vị là hoàng tử. Lý Nhật Trung, nhất định anh phải bình an!
*
* *
Khi về đến Hải Đông tôi liền nhanh chóng theo chị cả lên chùa. Trước đây hằng tháng chị cả đều đi chùa hai lần vào mồng một và ngằn rằm. Dù chị có ngỏ ý rủ tôi theo nhưng tính tôi vốn ngại nơi hương khói nên chỉ đi cùng chị đúng một lần lúc mới được gả về, sau đó luôn tìm cớ thoái thác. Lần này tôi lại xung phong đi cùng, không khỏi chiến chị cả ngạc nhiên: “Chân à, có phải em đi theo chị để cầu cho hôn nhân của em không?”
Tôi ậm ừ gật đầu. Dù gì tôi cũng không thể nào nói thật là mình lên đây cốt chỉ để cầu bình an cho Lý Nhật Trung với chị ấy được. Nhưng tôi cũng không muốn chị cả đào sâu vào chuyện của tôi nên tôi đành chạy trước đầu xe: “Vậy còn chị, em thấy tháng nào chị cũng lên chùa đều đặn, để cầu con phải không chị?”
Chị cả nhìn tôi, cười dịu dàng: “Con cái là lộc của trời, nếu ông trời đã không ưu ái thì có cầu cạnh cũng vô ích. Chị chỉ là lên đây thắp nén nhang để tâm trạng thanh thản, tiện cầu bình an cho nhà chúng ta. Dù gì anh Phú cũng là thương nhân, hằng ngày va chạm bao nhiêu là người, ít nhiều gì cũng sẽ có tiểu nhân quấy phá. Chị chỉ hy vọng dù chuyện gì xảy ra thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được.”
Tôi nhìn chị cả mà cảm thấy ngượng ngùng. Không biết đến khi nào thì tôi mới có thể bao dung được như chị. Gả về nhà họ Huỳnh, tuy không làm con dâu, nhưng tôi cũng kính trọng anh chị cả như đối với cha mẹ chồng. Không phải là vì kiêng nể hay sợ sệt, mà thật tâm tôi cảm thấy kính trọng tâm tính của hai con người ấy.
Chúng tôi ngồi trên xe ngựa, từ tốn trở về nhà. Tôi nhìn hai bên đường thỉnh thoảng vẫn có chốt chiêu binh, chợt nghĩ tới việc chị cả cũng là thiên kim tiểu thư của Hàn Lâm học sỹ, có lẽ ít nhiều biết được thông tin từ phía triều đình nên giả vờ hỏi vu vơ.
“Trên đường từ Diễn Châu về đây em có nghe mọi người bàn về hai trận đánh với Ai Lao phía tây và Nùng Trí Cao phương bắc, chị cả có nghe qua tin tức gì không?”
Trước nay chị cả chưa bao giờ nghe tôi đề cập chuyện chiến sự hay những điều tương tự nên có chút ngạc nhiên, rồi từ tốn trả lời: “Chị có nghe cha nhắc đến trong thư. Sao vậy em?”
“Em nghe nói Thái tử và hoàng tử đều phải ra trận, như vậy có nguy hiểm quá không chị? Sao hoàng thượng không để những vị tướng khác thay thế?”
Chị cả đối với sự hiểu biết nông cạn của tôi có chút cảm thông, giải thích: “Dòng họ Lý là gia tướng, dĩ nhiên những người nối nghiệp phải ra trận tôi rèn bản thân, đâu thể nào cứ ở trong bốn bức tường thành mà an nhàn nhìn thế sự. Hoàng thượng quyết như vậy cũng có lý của người.”
“Vậy trận đánh với Ai Lao có nguy hiểm lắm không chị? Nơi đó lại gần với Diễn Châu nhà em…” Tôi tìm một lí do chính đáng nhất đề cập để có thể hy vọng nghe được tin tức của Nhật Trung.
Chị cả ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Ai Lao chẳng qua cũng chỉ là một nước nhỏ, binh lực không mạnh. Họ cùng lắm chỉ là muốn cướp bốc một ít lợi ích từ phía chúng ta nên cũng không tính là nguy hiểm lắm đâu em. Ngược lại bên phản tặc Nùng Trí Cao thì có vẻ khó đối phó hơn. Năm xưa cha hắn tạo phản bất thành, phải lấy thủ cấp của chính mình và con trai lớn đền tội. Hoàng thượng niệm tình hắn còn nhỏ dại, tha chết cho hắn và mẹ, còn ban cho một chức quan nhỏ tại Quảng Nguyên. Thế mà hắn lại không an phận, dạo gần đây liên tục làm phản, càng ngày càng khó đối phó.”
Tôi nghe chị cả nói – có phần khác biệt với ông chủ quán nước ven đường hôm trước nên tò mò hỏi: “Em cứ nghĩ chiến tranh giữa các quốc gia với nhau phải tàn khốc hơn. Không ngờ giặc ngoài không khó, thù trong mới phức tạp. Nhưng nếu như vậy tại sao hoàng thượng không để tứ hoàng tử đánh Nùng Trí Cao thay cho Thái tử hả chị?”
Chị cả nói chuyện với tôi một lúc có vẻ mở lòng hơn, chân thật trả lời: “Theo như quy định thì ngôi vị thái tử phải truyền cho con cả. Nhưng cả hai hoàng tử đầu của hoàng thượng đều đã qua đời, tính ra thái tử hiện nay trước đây cũng chỉ là tam hoàng tử. Vì vậy khi hoàng thượng phong cho tam hoàng tử trở thành thái tử, bá quan trong triều cũng sẽ có một bộ phận đứng về phía tứ hoàng tử. Nếu thái tử tỏ ra thua kém, chắc hẳn họ sẽ không ngần ngại mà yêu sách hoàng thượng cân nhắc lại ngôi vị thái tử. Chuyện của Nùng Trí Cao vốn dĩ trước đây do tứ hoàng tử đảm trách, nhưng có vẻ chưa ổn thỏa. Vì thế nhân cơ hội này, thái tử xung phong đi đánh Nùng Trí Cao, một mặt trấn an những vị kia, một mặt củng cố thêm địa vị của chính mình.”
Tôi càng nghe chị cả giảng giải càng thấy tò mò hơn. Thì ra chỉ vì tranh giành một ngôi báu mà anh em trong một nhà cũng phải đấu tranh với nhau nhiều như vậy. Trước nay tôi luôn nghĩ sản nghiệp của gia đình sau này thuộc về Tự Khải, tôi phận nữ nhi gả đi rồi xem như ngoại tộc nên cũng không cần thiết quan tâm. Nhưng giả dụ tôi là con trai, liệu tôi có yên phận ở bên hỗ trợ Tự Khải như Cát đối với anh Phú hay không? Chính tôi cũng không trả lời được câu hỏi đó.
“Chẳng lẽ tứ hoàng tử cũng quan tâm đến ngôi vị hay sao?”
“Câu hỏi này của em, chị không thể trả lời. Em cũng đừng bao giờ đề cập đến vấn đề này kẻo người khác nghe được lại rước vạ vào thân.”
“Vâng, em hiểu rồi…Nhưng chị thân là thiên kim tiểu thư của Hàn lâm học sỹ, chắc có gặp qua nhị vị ấy rồi đúng không chị? Họ như thế nào, có giống những người đàn ông trong nhà chúng ta hay không?”
Chị cả nghe tôi hỏi, chợt phì cười: “Dĩ nhiên là không giống rồi. Đàn ông nhà chúng ta, trừ chú ba có học qua võ công thì anh Phú trước giờ chỉ lo việc kinh doanh, dĩ nhiên không thể rắn rỏi bằng những người đàn ông chốn sa trường. Đó là chưa kể đến ngôi vị càng cao thì chức trách họ lại càng lớn, không dễ dầu gì có thời gian dành cho gia quyến như những người đàn ông trong nhà mình đâu em ạ.”
Tôi nhìn nét mặt chị cả cực kỳ hạnh phúc khi nhắc đến anh cả thì không khỏi ngưỡng mộ. Đây chắc chắn là tình yêu rồi. Cớ sao khi tôi nghĩ đến Lý Nhật Trung, trong bụng tôi chỉ là một chuỗi âu lo?
“Đó là lí do chị chọn anh cả làm chồng đúng không ạ?”
Chị cả mỉm cười, tôi thấy đôi má chị ửng hồng. Anh chị đã kết hôn sáu bảy năm rồi, vậy mà phu thê vẫn ân ân ái ái, tương kính như tân. Chắc hẳn kiếp này, chị cả đã không chọn sai người kề cạnh chăn gối.
Chị cả bật cười: “Khi em thật sự yêu thương, thì mọi thứ đều có thể giải thích.”
Tôi nghe đến đây lại thấy hai mang tai mình nóng lên. Tôi có yêu Lý Nhật Trung hay không? Còn người Lý Nhật Trung yêu, có thể là một người con gái như thế nào? Thiên kim tiểu thư, cành vàng lá ngọc hay nữ trung hào kiệt,…cũng không ít lần anh ấy còn trêu chọc tôi, đó phải chăng là một loại tình cảm đặc biệt?
Sẵn tiện chị cả đã nói, tôi không ngần ngại hỏi thêm: “Vậy chị nghĩ thì những người trong hoàng cung có thể có tình yêu như chúng ta không?”
Chị cả đang vui vẻ chợt quay sang tôi, vẻ mặt đầy nghiêm túc: “Họ có yêu, nhưng trên vai họ còn nhiều thứ nặng hơn tình yêu Chân à. Nữ nhi gả vào hoàng cung, hạnh phúc cũng không bao giờ trọn vẹn.”
Tôi không phải là không hiểu những gì chị cả nói, thậm chí là đã thông suốt từ lúc Nguyên phi dạy dỗ tôi vào tết Trung thu năm trước rồi. Nhưng có lúc tôi vẫn cố nghĩ, hoàng tử thì cũng chỉ là một người đàn ông, anh ta cũng biết yêu ghét như bao người. Nếu anh ấy đã có lòng yêu thương, thì nữ nhân sao không thể chấp nhận cùng cố gắng cho quan hệ ấy. Tôi đem quan điểm của mình nói cho chị cả, chị cũng không có vẻ tán thành với tôi: “Không thể nào giống một người bình thường đâu em. Một người bình thường nếu không vừa ý em, cùng lắm chỉ mình em đau khổ; còn với họ, nếu em có điều gì sơ suất, chỉ e đến gia tộc cũng bị liên lụy. Em có hiểu những gì chị nói không?”
Tôi chậm chạp gật đầu rồi im lặng cho câu chuyện kết thúc. Đến cuối cùng thì có lẽ không ai tin rằng những người trong hoàng cung sẽ có một tình yêu bình thường. Tôi vén màn cửa sổ, nhìn những áng mây chiều lười biếng trôi trên bầu trời. Nụ hôn nhè nhẹ tựa cánh hoa đào đêm hôm ấy, như vẫn còn vương trên trán tôi.
Bình luận truyện