Trở Lại 30 Năm Trước
Chương 11
– Hiệu trưởng Lý, cháu sẽ cố gắng ạ….
Toàn trường chỉ có mỗi An Na là “người làm việc văn nghệ”, nên việc này cô không nhận cũng phải nhận. Nhưng An Na cũng không dám khẳng định mình sẽ làm tốt được.
– Trời ạ. – Hiệu trưởng Lý rất không hài lòng đối với thái độ của An Na, – Cháu trẻ tuổi khiêm tốn là đúng, nhưng quá khiêm tốn thì lại là không biết cầu tiến. Cô vẫn rất xem trọng cháu. Thời đại luôn phát triển, tương lai cần những người trẻ tuổi như các cháu. Cứ cầm tài liệu về xem trước rồi mau chóng nghĩ tiết mục để luyện tập. Giờ công việc này là quan trọng nhất, cái khác cứ tạm gác lại đã. Có gì cần cháu cứ đến tìm tôi.
– Vâng, vâng ạ. Cám ơn hiệu trưởng đã tin tưởng cháu. Cháu nhất định sẽ cố gắng để cô không thất vọng về cháu ạ.
Lúc này hiệu trưởng Lý mới lộ vẻ hài lòng.
An Na nhận thông báo của huyện “Tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng tết Nguyên đán”, bước ra ngoài trong ánh mắt đầy hy vọng của hiệu trưởng.
………..
Lại qua một tuần tiếp theo, công việc của An Na vô cùng bận rộn. Đầu tiên là mất mấy ngày mới thiết kế được một tiết mục biểu diễn báo cáo lại cho hiệu trưởng Lý. Có thể nhận ra hiệu trưởng Lý vô cùng hài lòng, nhưng chỉ đạo vẫn rất nghiêm túc. An Na dựa theo chỉ đạo của hiệu trưởng Lý mà có chút điều chỉnh, ngày hôm sau thì được thông qua, bắt đầu chọn học sinh tham gia biểu diễn. Chọn được người rồi thì chuẩn bị tập luyện, lúc đó lại xảy ra một vài vấn đề. Nghe nói đài truyền hình duy nhất của huyện sẽ tới ghi hình, trong trấn lại có con của hai vị lãnh đạo tham gia, hiệu trưởng Lý muốn An Na sắp xếp xem có thể bổ sung vào hay không.
Nếu lãnh đạo đã lên tiếng, An Na bèn đi gặp hai học sinh đó, cảm thấy không thích hợp tham gia biểu diễn bèn gặp hiệu trưởng Lý thương lượng, hy vọng có thể bỏ ra khỏi danh sách. Hiệu trưởng Lý cũng hết sức khó xử.
– Tiểu Lý, tôi cũng biết cháu khó xử, nhưng người nhà của hai học sinh này đã tới tìm tôi …Cháu nghĩ cách xem, chỉ cần có mặt trên sân khấu là được.
An Na hết sức sầu não, nghĩ nghĩ một chút:
– Vậy cứ để hai học sinh đó làm phông nền, dán bìa cát tông lên người, khoét một cái lỗ trên mặt…
– Cách này hay đấy, quyết định như vậy! – Hiệu trưởng Lý vui vẻ tán thành.
An Na dở khóc dở cười, đáp ứng.
…..
Ngoài luyện tập căng thẳng, An Na vẫn luôn nghĩ đến cậu học sinh Từ Binh kia. Người bạn kia của cô là một người nước ngoài, bởi vì bản thân đã từng trải qua, cho nên về sau hết sức nhiệt huyết với sự nghiệp công ích có liên quan đến trẻ em bị chứng khó đọc, bị ảnh hưởng của người bạn đó, An Na cũng từng tham gia trại hè ba tháng dành cho trẻ em gặp chứng khó đọc, cho nên cũng có chút kinh nghiệm.
Tuy phương pháp dành cho hệ tiếng Anh và tiếng Trung văn có điểm khác biệt, nhưng nguyên lý cơ bản giống nhau. Với tuổi tác của Từ Binh, tuy rằng đã qua độ tuổi tốt nhất để uốn nắn, nhưng muốn dẫn dắt sửa chữa thì vẫn thích hợp, vẫn có hy vọng cải thiện, chứ nếu cứ để tình trạng đó tiếp diễn, chỉ e cả đời cậu ta sẽ không còn cơ hội để sửa được nữa. Cho nên, khi tiết mục luyện tập đã ổn định, trước mỗi buổi trưa An Na gọi Từ Binh đến để dạy, mình thì mượn hiệu trưởng Lý chìa khóa phòng sách nhỏ, dùng luyện cho cậu.
Nửa tháng sau, Từ Binh đã dần dần có tiến bộ. Trước kia, cậu không thể nào đọc hoàn chỉnh một đoạn văn, không phải nhảy chữ, lọt chữ thì là sai chữ. Nhưng bây giờ, cậu đã có thể phân rõ chữ cái C và D khác nhau, có thể chậm rãi đọc được câu mà An Na dạy cậu.
Sự tiến bộ của Từ Binh làm cho An Na vô cùng phấn khởi, cô một lần nữa thiết lập nội dung, lên kế hoạch đào tạo mới. Tiết âm nhạc hôm nay, cô phát hiện Từ Binh không có mặt.
Ban đầu cô cũng không để ý, nghĩ là cậu ta có việc xin nghỉ. Nhưng hai ngày tiếp theo cũng không thấy cậu ta đến tìm mình thì bắt đầu thấy kỳ lạ, đi hỏi chủ nhiệm lớp Vương Thi Anh thì mới biết Từ Binh đã nghỉ học, là bố cậu ta tới xin nghỉ.
An Na hết sức ngạc nhiên, trong lòng rất không yên tâm. Cô cũng không hề quảng cáo bản thân có bao nhiêu lòng bác ái, nhưng nếu đã là một cô giáo, thì phải có trách nhiệm với học sinh. Cô đã nhìn thấy sự thay đổi trên người Từ Binh, mà bản thân cậu ta cũng hết sức phấn khởi đối với sự tiến bộ dần dần của mình, luôn mong ngóng mỗi lần đến giờ học, nếu như bị bỏ dở giữa chừng, thì thật sự đáng tiếc.
An Na quyết định đến nhà của Từ Binh.
Cô Vương thấy kỳ lạ, nhưng An Na hỏi thì cũng nói địa chỉ của nhà Từ Binh cho biết, nói:
– Bố của em học sinh này tên Từ Hữu Tài, ở thôn Cam Nguyên, nhà nuôi bò sữa, cách chúng ta khá xa. Từ Binh có cô ở Hồng Thạch Tỉnh, bình thường cậu ta ở nhà cô của mình, lúc này hẳn đã về thôn Cam Nguyên rồi.
……….
Buổi chiều thứ bảy, An Na thông báo thời gian tập luyện đổi sang hôm sau, mình về báo với cô Lý Hồng một tiếng rồi bắt xe đi thôn Cam Nguyên.
Thôn Cam Nguyên cách khu Hồng Thạch Tỉnh khoảng 20-30km, không có ô tô đến đó, muốn đến đó chỉ có loại xe máy kéo năm người.
An Na ở nhà ga bắt chiếc xe máy kéo đi ngang qua thôn Cam Nguyên, trong tiếng động cơ ồn ã của xe máy kéo, hơn một tiếng sau cuối cùng cũng đến cổng thôn Cam Nguyên.
Trong thôn này dường như có nhiều nhà nuôi bò sữa, An Na hỏi thăm tìm được đến nhà của Từ Binh. Lúc tìm được, Từ Binh đang xới cỏ trong chuồng bò, thấy An Na đột ngột xuất hiện thì mừng rỡ, bỏ cái xẻng lại chạy tới.
– Cô Lý, sao cô lại tới đây ạ? – Cậu lau lau cỏ khô dính ở tay, xấu hổ nhìn An Na.
– Cô nghe nói em đã xin nghỉ học, nên cô đến. – An Na nói.
Hai người đang nói chuyện, bố mẹ của Từ Binh ở trong nhà đi ra, biết mục đích của An Na, bà Từ nói:
– Cô Lý à, cô thật là tốt quá, tôi rất cảm kích. Tôi cũng muốn cháu nó đi học, nhưng bố nó lại không đồng ý, cứ một mực bắt nó nghỉ. Tôi cũng chẳng biết làm thế nào.
– Học cái gì mà học. – Ông Từ nói to, – Đọc sách cũng chẳng ra hồn, về nhà nuôi bò tốt hơn.
– Ông này! – Bà Từ mắt đỏ lên, xoay người chạy vào nhà, cầm một mô hình tàu thuỷ ra đưa cho An Na: – Cô giáo, cô xem đi, là con tôi làm đấy. Ai cũng nói nó đầu óc có vấn đề, nhưng cô xem đi, nó làm đấy.
Đây là một mô hình tàu chiến được dựng ghép với vô số mảnh gỗ lớn nhỏ. An Na không biết Từ Bình đã được nhìn thấy hình dạng tàu chiến ở đâu, nhưng mô hình này lại giống như đúc tàu chiến hai tầng, mỗi một mảnh gỗ ghép đều được dùng giấy ráp mài tỉ mỉ nhẵn nhụi, hết sức tinh tế công phu, nhiều chi tiết được ghim bằng đinh cũng vô cùng hoàn mỹ, cánh quạt thậm chí còn chuyển động được.
An Na bị kích động, hỏi Từ Binh:
– Sao em lại làm được thế? Thật tuyệt diệu.
Từ Binh ngượng nghịu sờ sờ gáy,
– Em từng một lần nhìn thấy tàu chiến ở tivi ạ.
– Đủ rồi, làm cái này thì có ích gì hả. – Ông Từ tức giận, – Sau này Từ Binh sẽ không đi học nữa, sẽ không bị đám bạn ức hiếp nữa.
An Na cẩn thận trả mô hình tàu chiến cho Từ Binh, nói:
– Chú Từ, cháu hiểu tâm trạng của chú…
– Cô chẳng biết gì cả. – Ông Từ nói to, – Chính bởi các thầy cô giáo như cô coi thường con tôi, cứ ba ngày thì hai ngày phạt con tôi đứng ngoài lớp, có một lần nó đi học về chân bị bầm tím, tôi ép nó, nói mới nói là bị thầy giáo đá, cũng chỉ bởi nó không viết được. Con tôi chân tay khỏe mạnh, tại sao phải chịu để người ta ức hiếp chứ hả? Ý tốt của cô tôi nhận, mong cô về đi cho.
An Na nhìn sang Từ Binh, hỏi:
– Từ Binh, em hãy nói với cô, em có muốn tiếp tục đi học, rồi thi lên đại học, sau này bước ra thế giới bên ngoài, xem thế giới đó khác biệt như nào không?
Lúc trước mỗi khi rèn cho cậu, để động viên cậu, An Na miêu tả sự hùng vĩ của Vạn Lý Trường Thành, sự đồ sộ của ngựa chiến Châu Phi di chuyển cho cậu nghe, còn cả dự án Trạm vũ trụ quốc tế đang ở giai đoạn sơ khai. Lúc nghe được, trong mắt Từ Binh lộ ra tia hưng phấn kích động trước nay chưa từng có.
Từ Binh liếc sang bố, ngập ngừng nói:
– …Muốn…ạ….
– Chú nghe rồi đó, – An Na nói với ông Từ, – Em ấy muốn đi học, chú không thể để em ấy lỡ dở được ạ.
Ông Từ tức giận:
– Này, tôi nói cô này, chuyện con tôi…
– Em ấy là con trai chú, nhưng cũng là học sinh của cháu. Con trai chú hoàn toàn không hề kém so với bạn bè, thậm chí còn thông minh hơn rất nhiều. Chỉ là em ấy bị mắc chứng khó đọc mà người lớn ít gặp. Cháu biết chú không muốn em ấy bị người ta khinh thường nên mới cho em ấy nghỉ học. Nhưng chú Từ, cháu đã dạy Từ Binh rồi, em ấy đang rất tiến bộ. Nếu mà bỏ dở thì rất đáng tiếc. Mong chú hãy cho em ấy đi học lại, cho ….cháu chút thời gian, cháu sẽ giúp em ấy thay đổi. Chú cũng hy vọng con chú sau này có tương lai tốt, đúng không ạ?
– Ông à, – Bà Từ đẩy chồng mình, – Cô Lý là người ngoài mà còn quan tâm con mình như thế, ông làm cha mà như vậy, không sợ con mình…sẽ thất vọng à? Sang tuần tôi sẽ đưa con đi học lại, muốn tôi quỳ xuống, tôi cũng bằng lòng để xin hiệu trưởng cho nó thêm cơ hội.
Sắc mặt ông Từ vô cùng khó coi, không lên tiếng.
– Chỉ cần cô chú đồng ý là được. – An Na mỉm cười, – Thứ hai để em ấy đi học, cháu sẽ nói giúp với hiệu trưởng Lý. Cháu cũng sẽ nói với chủ nhiệm của em ấy, chắc là không vấn đề đâu ạ.
Ông Từ không nói gì quay người bỏ đi.
An Na thấy đã thành công bèn xin phép ra về. Bà Từ vô cùng cảm kích An Na, vội rót sữa bò tươi vào hũ nhựa trắng, ngượng ngùng nói:
– Cô Lý, phiền cô giáo đi chặng đường xa tới giúp con tôi, trong nhà cũng chẳng có gì, chỉ có mẻ sữa bò tươi mới vắt, rất sạch sẽ. Cô giáo mang về nấu lên là uống được.
An Na từ chối, bà Từ nói tiếp:
– Cô nhận đi. Tôi sợ cô giáo mang nặng nên mới không đổ vào bình to. Lần sau thuận tiện thì tôi sẽ đích thân mang cho cô giáo, nhà uống không hết thì chia cho hàng xóm cũng được.
– Như vậy không được đâu ạ, cô chú còn phải đi bán nữa mà. – An Na không nhận.
Bà Từ đưa hũ sữa tươi cho Từ Binh cầm, thở dài:
– Đừng nhắc đến. Năm ngoái thôn chúng tôi có người nuôi bò sữa, trạm sữa của huyện đến nhận, xây được nhà ngói, thế là chúng tôi học theo nuôi bò. Giờ thì sữa chẳng ai mua nữa, cô giáo không nhận, hai ngày nữa nó hỏng lại phải đổ đi. Chúng tôi muốn bán sữa bò, nhưng chẳng ai mua. Cô giáo hãy nhận đi, không bao nhiêu tiền đâu.
An Na thấy bà đã nói vậy, đành phải nhận lấy.
Bà Từ và Từ Binh tiễn An Na đến tận cổng thôn chờ cô đón được xe máy kéo rồi mới quay về. An Na phải khuyên mãi họ mới quay về.
……..
Khi mặt trời ngã về phía tây, không khí cũng trở nên lạnh hơn.
An Na đặt bình sữa dưới chân, chờ xe máy kéo. Một lúc lâu, xe máy kéo không thấy đâu, đang sốt ruột thì chợt thấy từ xa có một chiếc xe đi đến, đến gần rồi, thì ra là chiếc xe Jeep ở đồn công an kia, lái xe chính là Lục Trung Quân.
An Na do dự, còn chưa quyết định có bắt xe đi nhờ hay không thì chiếc xe đã lao vút qua, qua tấm kính xe, nửa bên mặt của Lục Trung Quân cũng hiện lên.
An Na nhìn chiếc xe vút qua, ảo não thở dài. Bất chợt, chiếc xe chợt đỗ lại, rồi quay đầu xe. Tiếp theo, An Na thấy Lục Trung Quân lái xe quay trở lại, dừng ngay bên cạnh mình, hạ cửa kính xe xuống.
– Có muốn đi nhờ không? – Lục Trung Quân hỏi.
Toàn trường chỉ có mỗi An Na là “người làm việc văn nghệ”, nên việc này cô không nhận cũng phải nhận. Nhưng An Na cũng không dám khẳng định mình sẽ làm tốt được.
– Trời ạ. – Hiệu trưởng Lý rất không hài lòng đối với thái độ của An Na, – Cháu trẻ tuổi khiêm tốn là đúng, nhưng quá khiêm tốn thì lại là không biết cầu tiến. Cô vẫn rất xem trọng cháu. Thời đại luôn phát triển, tương lai cần những người trẻ tuổi như các cháu. Cứ cầm tài liệu về xem trước rồi mau chóng nghĩ tiết mục để luyện tập. Giờ công việc này là quan trọng nhất, cái khác cứ tạm gác lại đã. Có gì cần cháu cứ đến tìm tôi.
– Vâng, vâng ạ. Cám ơn hiệu trưởng đã tin tưởng cháu. Cháu nhất định sẽ cố gắng để cô không thất vọng về cháu ạ.
Lúc này hiệu trưởng Lý mới lộ vẻ hài lòng.
An Na nhận thông báo của huyện “Tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng tết Nguyên đán”, bước ra ngoài trong ánh mắt đầy hy vọng của hiệu trưởng.
………..
Lại qua một tuần tiếp theo, công việc của An Na vô cùng bận rộn. Đầu tiên là mất mấy ngày mới thiết kế được một tiết mục biểu diễn báo cáo lại cho hiệu trưởng Lý. Có thể nhận ra hiệu trưởng Lý vô cùng hài lòng, nhưng chỉ đạo vẫn rất nghiêm túc. An Na dựa theo chỉ đạo của hiệu trưởng Lý mà có chút điều chỉnh, ngày hôm sau thì được thông qua, bắt đầu chọn học sinh tham gia biểu diễn. Chọn được người rồi thì chuẩn bị tập luyện, lúc đó lại xảy ra một vài vấn đề. Nghe nói đài truyền hình duy nhất của huyện sẽ tới ghi hình, trong trấn lại có con của hai vị lãnh đạo tham gia, hiệu trưởng Lý muốn An Na sắp xếp xem có thể bổ sung vào hay không.
Nếu lãnh đạo đã lên tiếng, An Na bèn đi gặp hai học sinh đó, cảm thấy không thích hợp tham gia biểu diễn bèn gặp hiệu trưởng Lý thương lượng, hy vọng có thể bỏ ra khỏi danh sách. Hiệu trưởng Lý cũng hết sức khó xử.
– Tiểu Lý, tôi cũng biết cháu khó xử, nhưng người nhà của hai học sinh này đã tới tìm tôi …Cháu nghĩ cách xem, chỉ cần có mặt trên sân khấu là được.
An Na hết sức sầu não, nghĩ nghĩ một chút:
– Vậy cứ để hai học sinh đó làm phông nền, dán bìa cát tông lên người, khoét một cái lỗ trên mặt…
– Cách này hay đấy, quyết định như vậy! – Hiệu trưởng Lý vui vẻ tán thành.
An Na dở khóc dở cười, đáp ứng.
…..
Ngoài luyện tập căng thẳng, An Na vẫn luôn nghĩ đến cậu học sinh Từ Binh kia. Người bạn kia của cô là một người nước ngoài, bởi vì bản thân đã từng trải qua, cho nên về sau hết sức nhiệt huyết với sự nghiệp công ích có liên quan đến trẻ em bị chứng khó đọc, bị ảnh hưởng của người bạn đó, An Na cũng từng tham gia trại hè ba tháng dành cho trẻ em gặp chứng khó đọc, cho nên cũng có chút kinh nghiệm.
Tuy phương pháp dành cho hệ tiếng Anh và tiếng Trung văn có điểm khác biệt, nhưng nguyên lý cơ bản giống nhau. Với tuổi tác của Từ Binh, tuy rằng đã qua độ tuổi tốt nhất để uốn nắn, nhưng muốn dẫn dắt sửa chữa thì vẫn thích hợp, vẫn có hy vọng cải thiện, chứ nếu cứ để tình trạng đó tiếp diễn, chỉ e cả đời cậu ta sẽ không còn cơ hội để sửa được nữa. Cho nên, khi tiết mục luyện tập đã ổn định, trước mỗi buổi trưa An Na gọi Từ Binh đến để dạy, mình thì mượn hiệu trưởng Lý chìa khóa phòng sách nhỏ, dùng luyện cho cậu.
Nửa tháng sau, Từ Binh đã dần dần có tiến bộ. Trước kia, cậu không thể nào đọc hoàn chỉnh một đoạn văn, không phải nhảy chữ, lọt chữ thì là sai chữ. Nhưng bây giờ, cậu đã có thể phân rõ chữ cái C và D khác nhau, có thể chậm rãi đọc được câu mà An Na dạy cậu.
Sự tiến bộ của Từ Binh làm cho An Na vô cùng phấn khởi, cô một lần nữa thiết lập nội dung, lên kế hoạch đào tạo mới. Tiết âm nhạc hôm nay, cô phát hiện Từ Binh không có mặt.
Ban đầu cô cũng không để ý, nghĩ là cậu ta có việc xin nghỉ. Nhưng hai ngày tiếp theo cũng không thấy cậu ta đến tìm mình thì bắt đầu thấy kỳ lạ, đi hỏi chủ nhiệm lớp Vương Thi Anh thì mới biết Từ Binh đã nghỉ học, là bố cậu ta tới xin nghỉ.
An Na hết sức ngạc nhiên, trong lòng rất không yên tâm. Cô cũng không hề quảng cáo bản thân có bao nhiêu lòng bác ái, nhưng nếu đã là một cô giáo, thì phải có trách nhiệm với học sinh. Cô đã nhìn thấy sự thay đổi trên người Từ Binh, mà bản thân cậu ta cũng hết sức phấn khởi đối với sự tiến bộ dần dần của mình, luôn mong ngóng mỗi lần đến giờ học, nếu như bị bỏ dở giữa chừng, thì thật sự đáng tiếc.
An Na quyết định đến nhà của Từ Binh.
Cô Vương thấy kỳ lạ, nhưng An Na hỏi thì cũng nói địa chỉ của nhà Từ Binh cho biết, nói:
– Bố của em học sinh này tên Từ Hữu Tài, ở thôn Cam Nguyên, nhà nuôi bò sữa, cách chúng ta khá xa. Từ Binh có cô ở Hồng Thạch Tỉnh, bình thường cậu ta ở nhà cô của mình, lúc này hẳn đã về thôn Cam Nguyên rồi.
……….
Buổi chiều thứ bảy, An Na thông báo thời gian tập luyện đổi sang hôm sau, mình về báo với cô Lý Hồng một tiếng rồi bắt xe đi thôn Cam Nguyên.
Thôn Cam Nguyên cách khu Hồng Thạch Tỉnh khoảng 20-30km, không có ô tô đến đó, muốn đến đó chỉ có loại xe máy kéo năm người.
An Na ở nhà ga bắt chiếc xe máy kéo đi ngang qua thôn Cam Nguyên, trong tiếng động cơ ồn ã của xe máy kéo, hơn một tiếng sau cuối cùng cũng đến cổng thôn Cam Nguyên.
Trong thôn này dường như có nhiều nhà nuôi bò sữa, An Na hỏi thăm tìm được đến nhà của Từ Binh. Lúc tìm được, Từ Binh đang xới cỏ trong chuồng bò, thấy An Na đột ngột xuất hiện thì mừng rỡ, bỏ cái xẻng lại chạy tới.
– Cô Lý, sao cô lại tới đây ạ? – Cậu lau lau cỏ khô dính ở tay, xấu hổ nhìn An Na.
– Cô nghe nói em đã xin nghỉ học, nên cô đến. – An Na nói.
Hai người đang nói chuyện, bố mẹ của Từ Binh ở trong nhà đi ra, biết mục đích của An Na, bà Từ nói:
– Cô Lý à, cô thật là tốt quá, tôi rất cảm kích. Tôi cũng muốn cháu nó đi học, nhưng bố nó lại không đồng ý, cứ một mực bắt nó nghỉ. Tôi cũng chẳng biết làm thế nào.
– Học cái gì mà học. – Ông Từ nói to, – Đọc sách cũng chẳng ra hồn, về nhà nuôi bò tốt hơn.
– Ông này! – Bà Từ mắt đỏ lên, xoay người chạy vào nhà, cầm một mô hình tàu thuỷ ra đưa cho An Na: – Cô giáo, cô xem đi, là con tôi làm đấy. Ai cũng nói nó đầu óc có vấn đề, nhưng cô xem đi, nó làm đấy.
Đây là một mô hình tàu chiến được dựng ghép với vô số mảnh gỗ lớn nhỏ. An Na không biết Từ Bình đã được nhìn thấy hình dạng tàu chiến ở đâu, nhưng mô hình này lại giống như đúc tàu chiến hai tầng, mỗi một mảnh gỗ ghép đều được dùng giấy ráp mài tỉ mỉ nhẵn nhụi, hết sức tinh tế công phu, nhiều chi tiết được ghim bằng đinh cũng vô cùng hoàn mỹ, cánh quạt thậm chí còn chuyển động được.
An Na bị kích động, hỏi Từ Binh:
– Sao em lại làm được thế? Thật tuyệt diệu.
Từ Binh ngượng nghịu sờ sờ gáy,
– Em từng một lần nhìn thấy tàu chiến ở tivi ạ.
– Đủ rồi, làm cái này thì có ích gì hả. – Ông Từ tức giận, – Sau này Từ Binh sẽ không đi học nữa, sẽ không bị đám bạn ức hiếp nữa.
An Na cẩn thận trả mô hình tàu chiến cho Từ Binh, nói:
– Chú Từ, cháu hiểu tâm trạng của chú…
– Cô chẳng biết gì cả. – Ông Từ nói to, – Chính bởi các thầy cô giáo như cô coi thường con tôi, cứ ba ngày thì hai ngày phạt con tôi đứng ngoài lớp, có một lần nó đi học về chân bị bầm tím, tôi ép nó, nói mới nói là bị thầy giáo đá, cũng chỉ bởi nó không viết được. Con tôi chân tay khỏe mạnh, tại sao phải chịu để người ta ức hiếp chứ hả? Ý tốt của cô tôi nhận, mong cô về đi cho.
An Na nhìn sang Từ Binh, hỏi:
– Từ Binh, em hãy nói với cô, em có muốn tiếp tục đi học, rồi thi lên đại học, sau này bước ra thế giới bên ngoài, xem thế giới đó khác biệt như nào không?
Lúc trước mỗi khi rèn cho cậu, để động viên cậu, An Na miêu tả sự hùng vĩ của Vạn Lý Trường Thành, sự đồ sộ của ngựa chiến Châu Phi di chuyển cho cậu nghe, còn cả dự án Trạm vũ trụ quốc tế đang ở giai đoạn sơ khai. Lúc nghe được, trong mắt Từ Binh lộ ra tia hưng phấn kích động trước nay chưa từng có.
Từ Binh liếc sang bố, ngập ngừng nói:
– …Muốn…ạ….
– Chú nghe rồi đó, – An Na nói với ông Từ, – Em ấy muốn đi học, chú không thể để em ấy lỡ dở được ạ.
Ông Từ tức giận:
– Này, tôi nói cô này, chuyện con tôi…
– Em ấy là con trai chú, nhưng cũng là học sinh của cháu. Con trai chú hoàn toàn không hề kém so với bạn bè, thậm chí còn thông minh hơn rất nhiều. Chỉ là em ấy bị mắc chứng khó đọc mà người lớn ít gặp. Cháu biết chú không muốn em ấy bị người ta khinh thường nên mới cho em ấy nghỉ học. Nhưng chú Từ, cháu đã dạy Từ Binh rồi, em ấy đang rất tiến bộ. Nếu mà bỏ dở thì rất đáng tiếc. Mong chú hãy cho em ấy đi học lại, cho ….cháu chút thời gian, cháu sẽ giúp em ấy thay đổi. Chú cũng hy vọng con chú sau này có tương lai tốt, đúng không ạ?
– Ông à, – Bà Từ đẩy chồng mình, – Cô Lý là người ngoài mà còn quan tâm con mình như thế, ông làm cha mà như vậy, không sợ con mình…sẽ thất vọng à? Sang tuần tôi sẽ đưa con đi học lại, muốn tôi quỳ xuống, tôi cũng bằng lòng để xin hiệu trưởng cho nó thêm cơ hội.
Sắc mặt ông Từ vô cùng khó coi, không lên tiếng.
– Chỉ cần cô chú đồng ý là được. – An Na mỉm cười, – Thứ hai để em ấy đi học, cháu sẽ nói giúp với hiệu trưởng Lý. Cháu cũng sẽ nói với chủ nhiệm của em ấy, chắc là không vấn đề đâu ạ.
Ông Từ không nói gì quay người bỏ đi.
An Na thấy đã thành công bèn xin phép ra về. Bà Từ vô cùng cảm kích An Na, vội rót sữa bò tươi vào hũ nhựa trắng, ngượng ngùng nói:
– Cô Lý, phiền cô giáo đi chặng đường xa tới giúp con tôi, trong nhà cũng chẳng có gì, chỉ có mẻ sữa bò tươi mới vắt, rất sạch sẽ. Cô giáo mang về nấu lên là uống được.
An Na từ chối, bà Từ nói tiếp:
– Cô nhận đi. Tôi sợ cô giáo mang nặng nên mới không đổ vào bình to. Lần sau thuận tiện thì tôi sẽ đích thân mang cho cô giáo, nhà uống không hết thì chia cho hàng xóm cũng được.
– Như vậy không được đâu ạ, cô chú còn phải đi bán nữa mà. – An Na không nhận.
Bà Từ đưa hũ sữa tươi cho Từ Binh cầm, thở dài:
– Đừng nhắc đến. Năm ngoái thôn chúng tôi có người nuôi bò sữa, trạm sữa của huyện đến nhận, xây được nhà ngói, thế là chúng tôi học theo nuôi bò. Giờ thì sữa chẳng ai mua nữa, cô giáo không nhận, hai ngày nữa nó hỏng lại phải đổ đi. Chúng tôi muốn bán sữa bò, nhưng chẳng ai mua. Cô giáo hãy nhận đi, không bao nhiêu tiền đâu.
An Na thấy bà đã nói vậy, đành phải nhận lấy.
Bà Từ và Từ Binh tiễn An Na đến tận cổng thôn chờ cô đón được xe máy kéo rồi mới quay về. An Na phải khuyên mãi họ mới quay về.
……..
Khi mặt trời ngã về phía tây, không khí cũng trở nên lạnh hơn.
An Na đặt bình sữa dưới chân, chờ xe máy kéo. Một lúc lâu, xe máy kéo không thấy đâu, đang sốt ruột thì chợt thấy từ xa có một chiếc xe đi đến, đến gần rồi, thì ra là chiếc xe Jeep ở đồn công an kia, lái xe chính là Lục Trung Quân.
An Na do dự, còn chưa quyết định có bắt xe đi nhờ hay không thì chiếc xe đã lao vút qua, qua tấm kính xe, nửa bên mặt của Lục Trung Quân cũng hiện lên.
An Na nhìn chiếc xe vút qua, ảo não thở dài. Bất chợt, chiếc xe chợt đỗ lại, rồi quay đầu xe. Tiếp theo, An Na thấy Lục Trung Quân lái xe quay trở lại, dừng ngay bên cạnh mình, hạ cửa kính xe xuống.
– Có muốn đi nhờ không? – Lục Trung Quân hỏi.
Bình luận truyện