Trở Về Năm 1981
Chương 30
Lần này không đợi tôi tra tấn ép cung, Minh Viễn đã ngoan ngoãn khai báo.
“Sau khi tan học, Đại Bôn Đầười mấy người định chặn bọn cháu ở cổng trường. Anh Cổ Hằng muốn ra liều mạng với chúng nó, nhưng bị cháu ngăn lại, sau đó bọn cháu trèo tường ra ngoài. Cô nhìn này...” Nó chỉ vào vết bẩn trên vai, khuôn mặt đầy vẻ ấm ức: “Anh Cổ Hằng giẫm lên đấy, cháu phủi hoài mà không sạch.”
“Thật chứ?” Tôi suy nghĩ một lát, rồi lựa chọn tin tưởng thằng bé, nhưng đồng thời cũng có chút lo lắng: “Hôm nay chúng nó không chặn được bọn cháu, ngày mai nói không chừng sẽ còn quay lại, cứ suốt ngày trèo tường như vậy cũng không phải là cách, hay là...” Tôi vừa định bảo nó đi nói với cô giáo cho xong, đột nhiên lại nhớ tới lời của nó hôm trước. Dù sao Minh Viễn cũng còn học tiếp ở trường Trung học Số một này, nên chuyện này cứ để nó tự giải quyết là tốt nhất.
Sau khi ngẫm nghĩ một hồi, tôi trịnh trọng dặn dò nó: “Cháu muốn làm thế nào thì làm, cô không quản. Nhưng có hai điều cháu phải nhớ rõ cho cô, không được ẩu đả tập thể, không được để bị thương. Những chuyện khác thì tùy cháu.”
Minh Viễn tuy
còn nhỏ, nhưng trước giờ đều rất hiểu chuyện, trong lòng tự có suy xét, tôi cảm thấy mình có thể tin tưởng vào nó. Huống chi, bây giờ chúng tôi vừa mới lên thành phố chưa lâu, đây là khó khăn đầu tiên mà nó gặp phải, nếu tôi vội vàng ôm chuyện này về mình, khó tránh khỏi sẽ khiến Minh Viễn sinh ra tâm lý ỷ lại, sau này cứ gặp chuyện gì là cứ lại nhờ tôi giải quyết, như thế chẳng phải sẽ dễ hình thành tính cách yếu đuối hay sao?
Chẳng lâu sau, tôi không còn nghe Minh Viễn nhắc gì tới chuyện này nữa, mỗi lần nó về nhà quần áo đều sạch sẽ vô cùng. Có một lần tôi từ bên ngoài về, vừa khéo gặp lúc nó tan học, chính mắt tôi nhìn thấy mấy đứa nhóc choai choai tiễn nó tới tận ngoài con ngõ, còn gọi nó là “anh Viễn” với vẻ hết sức thân thiết...
Không lâu sau đến kỳ thi giữa kỳ của trường Trung học Số một, Minh Viễn lần này vẫn xếp thứ hai, kém người đứng đầu hai điểm. Cô giáo Ngô vừa vui mừng vừa nuối tiếc, nói chỉ cần trả lời đúng thêm một câu nữa thôi là nó có thể xếp thứ nhất rồi.
Những ngày trên thành phố trôi qua rất nhanh, chẳng bao lâu sau Minh Viễn đã quen với cuộc sống ở trường Trung học Số một, rất thân thiết với đá trong trường, còn tôi cũng quen dần với những người hàng xóm xung quanh.
Từ ngày vào thành phố, tôi không tiếp tục mở phòng khám nữa, cả ngày ngồi trong nhà chờ thời gian qua. Nếu có khách đến tôi còn có thể tìm được một ít việc để làm, còn nếu một mình ở trong nhà, cảm giác đó quả thật rất khó chịu. Về sau may có đôi vợ chồng giáo sư hàng xóm thấy tôi rảnh rỗi quá, liền gọi tôi cùng đi học lớp vẽ tranh ở trường đại học dành cho người già. Tới lúc này tôi mới tìm được một chút việc để làm, coi như là cảm nhận trước cuộc sống sau khi về hưu.
Thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến tháng Sáu năm 1989, Minh Viễn đã kết thúc năm học đầu tiên của mình ở trường Trung học Số một. Nó vẫn xếp thứ hai, kém người đứng đầu ba điểm, nhưng lần này thì cô giáo Ngô không nói gì, chỉ vẫy vẫy tay dặn chúng tôi đi đường cẩn thận.
Kỳ nghỉ hè kéo dài đến hai tháng, thời buổi này không giống như thế kỷ hai mươi mốt, các bậc phụ huynh không bắt ép con mình phải đi học piano, toán Olympic, lũ trẻ con giống như chim sổ lồng, suốt ngày đi trêu mèo ghẹo chó, việc gì cũng làm ra được. Ban đầu tôi cũng để mặc cho Minh Viễn vui chơi, cho đến một hôm nghe nói ở con ngõ gần nhà chúng tôi có một học sinh trung học khi đi bơi bị chết đuối, tới lúc này tôi mới ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Thế là tôi quy định rõ ràng với Minh Viễn không được xuống nước, nhưng thằng bé cũng lớn rồi, chẳng dễ gì bị gạt bởi đôi ba câu nói của tôi, trước mặt thì đồng ý một cách ngoan ngoãn, nhưng tôi vừa quay lưng là nó lại đi bơi tiếp ngay. Tôi đã mắng mấy lần, lần nào nó cũng thành khẩn nhận lỗi, nhưng sau đó vẫn chẳng chịu sửa đổi.
Tôi cảm thấy đây đúng là vấn đề lớn!
Suy nghĩ suốt một buổi tối, cuối cùng tôi đã nghỉ ra cách giải quyết. Ngay sáng sớm ngày hôm sau, tôi đã gọi Minh Viễn lại, cười híp mắt nói: “Chúng ta đi du lịch nhé, cháu thích đi đâu để cô đưa cháu đi.”
“Thật ạ?” Minh Viễn vừa ngạc nhiên vừa vui mừng ôm chầm lấy tôi: “Cô ơi, cháu muốn đi Bắc Kinh.”
Tôi biết ngay mà, đám trẻ con thời này đứa nào cũng có niềm say mê cuồng nhiệt với thủ đô, hồi nhỏ tôi cũng suốt ngày mơ được tới Bắc Kinh như vậy. Nhưng đang định đồng ý, tôi chợt nhớ ra bây giờ là năm 1989 [10], toàn thân lập tức toát mồ hôi lạnh, lời đã nói ra đến miệng lại vội vã nuốt trở về: “Chuyện này... Đi Bắc Kinh bây giờ không được tiện lắm, hay là để sau nhé.”
“Dạ.” Minh Viễn hơi cau mày lại nhìn tôi, nhưng cũng không hỏi nguyên nhân, sau đó nhỏ giọng nói: “Hay là, chúng ta đến thành phố C nhé?”
Thành phố C? Sao nó lại đột nhiên muốn đến đó nhỉ?
Thành phố C chính là quê hương của tôi, từ nhỏ đến lớn tôi đều sống ở đó, duy có bốn năm học đại học là rời nhà tới Bắc Kinh. Tại đó, mỗi ngọn núi con sông đều đã trở thành một phần trong sinh mệnh của tôi, in sâu trong xương cốt tôi. Mấy năm nay, nó thường xuyên xuất hiện trong giấc mộng của tôi, khiến tôi nhớ nhung vô cùng.
Tôi nhìn sâu vào trong mắt Minh Viễn, muốn nhìn ra được điều gì từ bên trong, nhưng ánh mắt nó rõ ràng là rất trong trẻo và chân thành, dường như không có gì giấu giếm tôi cả. Ngẫm nghĩ kỹ lại, mấy năm nay hình như tôi thường xuyên nhắc đến thành phố C, nói đến thức ăn ngon, phong cảnh đẹp ở đó, còn cả những người dân thuần phác chân thành, chẳng lẽ vì thế nên Minh Viễn mới muốn tôi tới đó du lịch?
“Ừ, sao cháu lại đột nhiên lại muốn đến thành phố C vậy?” Tôi hơi do dự một chút, cố gắng hỏi với giọng bình thản.
Minh Viễn khẽ nở nụ cười, cúi đầu nhón lấy một quả nho trong đĩa bỏ vào miệng, sau đó nhẹ nhàng trả lời: “Mấy hôm trước cháu đọc báo, thấy nói nơi đó rất hay, cho nên muốn tới xem thử. Nếu cô không thích, vậy thì đổi sang nơi khác. Hay là chúng ta đi Tô Châu hoặc Hàng Châu nhé?”
“Không, không, thành phố C rất tốt!” Tôi vội vàng nói: “Vậy quyết định như thế nhé, chúng ta sẽ đi thành phố
Việc đi du lịch thì tôi có thừa kinh nghiệm, xa xôi không nói, chỉ nói riêng lần trở về năm 1981, những thứ tôi chuẩn bị đã rất đầy đủ. Vì vậy, lần này tôi chỉ thiếu nước vác luôn cả cái nhà đi theo. Khi hai cô cháu tôi bưng vác không nổi nữa, còn gọi cả anh em nhà họ Lưu tới giúp đỡ. Khi lên xe lửa, mọi người trên xe đều không khỏi chấn động vì mấy cái va li hành lý to kềnh của chúng tôi.
Xe lửa thời này vẫn còn chạy chậm rề rề, chúng tôi phải ngồi mất hai ngày mới tới được thành phố C. Khi đến nơi, tôi mệt đến suýt gục xuống, công việc khuân vác đều phải dựa vào Minh Viễn, lúc này thằng nhóc vẫn có vẻ hăng hái vô cùng.
Chúng tôi vào trọ tại một nhà khách ở gần ga xe lửa, sau khi ăn cơm xong, liền quay về phòng nghỉ ngơi. Sáng sớm hôm sau, tôi dẫn Minh Viễn đến Hà Tây leo núi, nhân tiện cùng đưa nó đi thăm ngôi trường mà tôi từng học tập suốt sáu năm - trường Trung học Hà Tây.
Đây là lần đầu tiên Minh Viễn được đi xa như thế, tâm trạng có chút kích động, không ngừng hỏi tôi chuyện nọ chuyện kia, chẳng khác gì đứa trẻ bình thường. Thực ra nó cũng mới mười một, mười hai tuổi thôi, nhưng trong lòng tôi luôn cảm thấy nó hình như đã là một người lớn rồi, không biết đây rốt cuộc là vấn đề của ai nữa.
Tôi đã quá quen thuộc ngọn núi ở Hà Tây, từ nhỏ đã lớn lên ở chân núi. Lúc này ở đây còn chưa có công viên, nhưng đang dịp cuối tuần, nên du khách tới đây cũng rất đông.
Chúng tôi lên núi theo con đường nhỏ ở phía bắc, leo thẳng một mạch lên đến sườn núi.
Rất nhiều cảnh tôi từng thấy trên núi lúc này vẫn còn chưa xuất hiện, nhưng suối nước và rừng phong nơi đây đều đẹp vô cùng, chỉ là bây giờ thời tiết nóng quá, hai cô cháu tôi đi chưa được bao lâu thì toàn thân đã đầm đìa mồ hôi rồi. May mà trên núi còn có hàng nước, một số người dân dưới chân núi còn lên đây bán kem, Minh Viễn để tôi ngồi lại một chỗ râm mát bên sườn núi, sau đó liền chạy đi mua kem.
Đợi mấy phút vẫn không thấy Minh Viễn quay lại, tôi có chút lo lắng, đứng dậy định đi tìm nó. Nhưng mới đi được mấy bước, tôi liền nhìn thấy nó cầm theo hai cây kem nhảy chân sáo từ bậc thang phía trên xuống, cứ nhảy được đôi bước lại ngoảnh đầu nhìn về phía sau.
Tôi nhìn theo hướng ánh mắt nó, không khỏi ngẩn người ra. Sau lưng thằng nhóc bất ngờ lại có một cô bé tròn vo mũm mĩm, trong tay cũng cầm một cây kem, đôi mắt long lanh to tròn, cứ đi sát theo sau Minh Viễn.
Cô bé này mới chừng ba, bốn tuổi, khuôn mặt và đôi tay đều tròn xoe, càng nhìn lại càng thấy đáng yêu.
“Thế này là sao vậy? Sao đi mua cái kem thôi mà còn dẫn được một cô vợ về nhà thế này?” Tôi trêu chọc Minh Viễn.
Khuôn mặt Minh Viễn lập tức đỏ bừng, còn sắp tím tái cả lại. Nó vội vàng nhét cây kem bên tay trái cho tôi, trừng mắt nhìn tôi một cái, nói vẻ hết cách: “Khi mua kem cháu cứ thấy nó đứng bên cạnh nhìn chằm chằm, thế là cháu liền mua cho nó một cây, kết quả là nó cứ đi theo cháu, muốn đuổi đi cũng không được...” Còn không phải vì lo lắng cho người ta hay sao, nếu không dựa vào hai cái chân của nó, muốn cắt đuôi một cô nhóc ba, bốn tuổi thực là quá dễ dàng.
Tôi liền vẫy vẫy tay với cô bé kia, hỏi giọng thân thiết: “Này nhóc, cháu tên là gì vậy? Nhà cháu ở đâu?”
“Dạ, cháu tên là Bé Cưng.” Cô nhóc mở to đôi mắt tròn xoe nhìn tôi.
Tôi lập tức cảm thấy có chút đau đầu, cô bé này không ngờ chỉ nhớ được tên ở nhà, phải làm sao bây giờ nhỉ? Trong thành phố C này, số cô bé có tên ở nhà Bé Cưng phải có cả trăm ngàn ấy chứ, hồi còn nhỏ tôi cũng được gọi là Bé Cưng đây này, chúng tôi biết phải đi đâu tìm người cơ chứ.
“Phải làm sao đây?” Minh Viễn hỏi, trên mũi đã lấm tấm mồ hôi.
Cô bé nhìn chằm chằm vào Minh Viễn, cười tít cả mắt, không hề có vẻ sợ người lạ chút nào, bộ dạng đó quả thực rất đáng y
“Hết cách rồi, đành dẫn nó theo vậy, đợi xuống núi rồi tính tiếp.” Tôi suy nghĩ một chút rồi nói. Cha mẹ nào mà mất con ắt sẽ sốt ruột đi tìm khắp nơi, lát nữa chúng tôi cứ đợi ở cửa nam dưới chân núi là được, kiểu gì chẳng đợi được cha mẹ cô bé. Thế là tôi bèn bảo Minh Viễn dắt cô bé đi theo, ba người chúng tôi chân cao chân thấp tiếp tục lên núi.
“Sau khi tan học, Đại Bôn Đầười mấy người định chặn bọn cháu ở cổng trường. Anh Cổ Hằng muốn ra liều mạng với chúng nó, nhưng bị cháu ngăn lại, sau đó bọn cháu trèo tường ra ngoài. Cô nhìn này...” Nó chỉ vào vết bẩn trên vai, khuôn mặt đầy vẻ ấm ức: “Anh Cổ Hằng giẫm lên đấy, cháu phủi hoài mà không sạch.”
“Thật chứ?” Tôi suy nghĩ một lát, rồi lựa chọn tin tưởng thằng bé, nhưng đồng thời cũng có chút lo lắng: “Hôm nay chúng nó không chặn được bọn cháu, ngày mai nói không chừng sẽ còn quay lại, cứ suốt ngày trèo tường như vậy cũng không phải là cách, hay là...” Tôi vừa định bảo nó đi nói với cô giáo cho xong, đột nhiên lại nhớ tới lời của nó hôm trước. Dù sao Minh Viễn cũng còn học tiếp ở trường Trung học Số một này, nên chuyện này cứ để nó tự giải quyết là tốt nhất.
Sau khi ngẫm nghĩ một hồi, tôi trịnh trọng dặn dò nó: “Cháu muốn làm thế nào thì làm, cô không quản. Nhưng có hai điều cháu phải nhớ rõ cho cô, không được ẩu đả tập thể, không được để bị thương. Những chuyện khác thì tùy cháu.”
Minh Viễn tuy
còn nhỏ, nhưng trước giờ đều rất hiểu chuyện, trong lòng tự có suy xét, tôi cảm thấy mình có thể tin tưởng vào nó. Huống chi, bây giờ chúng tôi vừa mới lên thành phố chưa lâu, đây là khó khăn đầu tiên mà nó gặp phải, nếu tôi vội vàng ôm chuyện này về mình, khó tránh khỏi sẽ khiến Minh Viễn sinh ra tâm lý ỷ lại, sau này cứ gặp chuyện gì là cứ lại nhờ tôi giải quyết, như thế chẳng phải sẽ dễ hình thành tính cách yếu đuối hay sao?
Chẳng lâu sau, tôi không còn nghe Minh Viễn nhắc gì tới chuyện này nữa, mỗi lần nó về nhà quần áo đều sạch sẽ vô cùng. Có một lần tôi từ bên ngoài về, vừa khéo gặp lúc nó tan học, chính mắt tôi nhìn thấy mấy đứa nhóc choai choai tiễn nó tới tận ngoài con ngõ, còn gọi nó là “anh Viễn” với vẻ hết sức thân thiết...
Không lâu sau đến kỳ thi giữa kỳ của trường Trung học Số một, Minh Viễn lần này vẫn xếp thứ hai, kém người đứng đầu hai điểm. Cô giáo Ngô vừa vui mừng vừa nuối tiếc, nói chỉ cần trả lời đúng thêm một câu nữa thôi là nó có thể xếp thứ nhất rồi.
Những ngày trên thành phố trôi qua rất nhanh, chẳng bao lâu sau Minh Viễn đã quen với cuộc sống ở trường Trung học Số một, rất thân thiết với đá trong trường, còn tôi cũng quen dần với những người hàng xóm xung quanh.
Từ ngày vào thành phố, tôi không tiếp tục mở phòng khám nữa, cả ngày ngồi trong nhà chờ thời gian qua. Nếu có khách đến tôi còn có thể tìm được một ít việc để làm, còn nếu một mình ở trong nhà, cảm giác đó quả thật rất khó chịu. Về sau may có đôi vợ chồng giáo sư hàng xóm thấy tôi rảnh rỗi quá, liền gọi tôi cùng đi học lớp vẽ tranh ở trường đại học dành cho người già. Tới lúc này tôi mới tìm được một chút việc để làm, coi như là cảm nhận trước cuộc sống sau khi về hưu.
Thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến tháng Sáu năm 1989, Minh Viễn đã kết thúc năm học đầu tiên của mình ở trường Trung học Số một. Nó vẫn xếp thứ hai, kém người đứng đầu ba điểm, nhưng lần này thì cô giáo Ngô không nói gì, chỉ vẫy vẫy tay dặn chúng tôi đi đường cẩn thận.
Kỳ nghỉ hè kéo dài đến hai tháng, thời buổi này không giống như thế kỷ hai mươi mốt, các bậc phụ huynh không bắt ép con mình phải đi học piano, toán Olympic, lũ trẻ con giống như chim sổ lồng, suốt ngày đi trêu mèo ghẹo chó, việc gì cũng làm ra được. Ban đầu tôi cũng để mặc cho Minh Viễn vui chơi, cho đến một hôm nghe nói ở con ngõ gần nhà chúng tôi có một học sinh trung học khi đi bơi bị chết đuối, tới lúc này tôi mới ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Thế là tôi quy định rõ ràng với Minh Viễn không được xuống nước, nhưng thằng bé cũng lớn rồi, chẳng dễ gì bị gạt bởi đôi ba câu nói của tôi, trước mặt thì đồng ý một cách ngoan ngoãn, nhưng tôi vừa quay lưng là nó lại đi bơi tiếp ngay. Tôi đã mắng mấy lần, lần nào nó cũng thành khẩn nhận lỗi, nhưng sau đó vẫn chẳng chịu sửa đổi.
Tôi cảm thấy đây đúng là vấn đề lớn!
Suy nghĩ suốt một buổi tối, cuối cùng tôi đã nghỉ ra cách giải quyết. Ngay sáng sớm ngày hôm sau, tôi đã gọi Minh Viễn lại, cười híp mắt nói: “Chúng ta đi du lịch nhé, cháu thích đi đâu để cô đưa cháu đi.”
“Thật ạ?” Minh Viễn vừa ngạc nhiên vừa vui mừng ôm chầm lấy tôi: “Cô ơi, cháu muốn đi Bắc Kinh.”
Tôi biết ngay mà, đám trẻ con thời này đứa nào cũng có niềm say mê cuồng nhiệt với thủ đô, hồi nhỏ tôi cũng suốt ngày mơ được tới Bắc Kinh như vậy. Nhưng đang định đồng ý, tôi chợt nhớ ra bây giờ là năm 1989 [10], toàn thân lập tức toát mồ hôi lạnh, lời đã nói ra đến miệng lại vội vã nuốt trở về: “Chuyện này... Đi Bắc Kinh bây giờ không được tiện lắm, hay là để sau nhé.”
“Dạ.” Minh Viễn hơi cau mày lại nhìn tôi, nhưng cũng không hỏi nguyên nhân, sau đó nhỏ giọng nói: “Hay là, chúng ta đến thành phố C nhé?”
Thành phố C? Sao nó lại đột nhiên muốn đến đó nhỉ?
Thành phố C chính là quê hương của tôi, từ nhỏ đến lớn tôi đều sống ở đó, duy có bốn năm học đại học là rời nhà tới Bắc Kinh. Tại đó, mỗi ngọn núi con sông đều đã trở thành một phần trong sinh mệnh của tôi, in sâu trong xương cốt tôi. Mấy năm nay, nó thường xuyên xuất hiện trong giấc mộng của tôi, khiến tôi nhớ nhung vô cùng.
Tôi nhìn sâu vào trong mắt Minh Viễn, muốn nhìn ra được điều gì từ bên trong, nhưng ánh mắt nó rõ ràng là rất trong trẻo và chân thành, dường như không có gì giấu giếm tôi cả. Ngẫm nghĩ kỹ lại, mấy năm nay hình như tôi thường xuyên nhắc đến thành phố C, nói đến thức ăn ngon, phong cảnh đẹp ở đó, còn cả những người dân thuần phác chân thành, chẳng lẽ vì thế nên Minh Viễn mới muốn tôi tới đó du lịch?
“Ừ, sao cháu lại đột nhiên lại muốn đến thành phố C vậy?” Tôi hơi do dự một chút, cố gắng hỏi với giọng bình thản.
Minh Viễn khẽ nở nụ cười, cúi đầu nhón lấy một quả nho trong đĩa bỏ vào miệng, sau đó nhẹ nhàng trả lời: “Mấy hôm trước cháu đọc báo, thấy nói nơi đó rất hay, cho nên muốn tới xem thử. Nếu cô không thích, vậy thì đổi sang nơi khác. Hay là chúng ta đi Tô Châu hoặc Hàng Châu nhé?”
“Không, không, thành phố C rất tốt!” Tôi vội vàng nói: “Vậy quyết định như thế nhé, chúng ta sẽ đi thành phố
Việc đi du lịch thì tôi có thừa kinh nghiệm, xa xôi không nói, chỉ nói riêng lần trở về năm 1981, những thứ tôi chuẩn bị đã rất đầy đủ. Vì vậy, lần này tôi chỉ thiếu nước vác luôn cả cái nhà đi theo. Khi hai cô cháu tôi bưng vác không nổi nữa, còn gọi cả anh em nhà họ Lưu tới giúp đỡ. Khi lên xe lửa, mọi người trên xe đều không khỏi chấn động vì mấy cái va li hành lý to kềnh của chúng tôi.
Xe lửa thời này vẫn còn chạy chậm rề rề, chúng tôi phải ngồi mất hai ngày mới tới được thành phố C. Khi đến nơi, tôi mệt đến suýt gục xuống, công việc khuân vác đều phải dựa vào Minh Viễn, lúc này thằng nhóc vẫn có vẻ hăng hái vô cùng.
Chúng tôi vào trọ tại một nhà khách ở gần ga xe lửa, sau khi ăn cơm xong, liền quay về phòng nghỉ ngơi. Sáng sớm hôm sau, tôi dẫn Minh Viễn đến Hà Tây leo núi, nhân tiện cùng đưa nó đi thăm ngôi trường mà tôi từng học tập suốt sáu năm - trường Trung học Hà Tây.
Đây là lần đầu tiên Minh Viễn được đi xa như thế, tâm trạng có chút kích động, không ngừng hỏi tôi chuyện nọ chuyện kia, chẳng khác gì đứa trẻ bình thường. Thực ra nó cũng mới mười một, mười hai tuổi thôi, nhưng trong lòng tôi luôn cảm thấy nó hình như đã là một người lớn rồi, không biết đây rốt cuộc là vấn đề của ai nữa.
Tôi đã quá quen thuộc ngọn núi ở Hà Tây, từ nhỏ đã lớn lên ở chân núi. Lúc này ở đây còn chưa có công viên, nhưng đang dịp cuối tuần, nên du khách tới đây cũng rất đông.
Chúng tôi lên núi theo con đường nhỏ ở phía bắc, leo thẳng một mạch lên đến sườn núi.
Rất nhiều cảnh tôi từng thấy trên núi lúc này vẫn còn chưa xuất hiện, nhưng suối nước và rừng phong nơi đây đều đẹp vô cùng, chỉ là bây giờ thời tiết nóng quá, hai cô cháu tôi đi chưa được bao lâu thì toàn thân đã đầm đìa mồ hôi rồi. May mà trên núi còn có hàng nước, một số người dân dưới chân núi còn lên đây bán kem, Minh Viễn để tôi ngồi lại một chỗ râm mát bên sườn núi, sau đó liền chạy đi mua kem.
Đợi mấy phút vẫn không thấy Minh Viễn quay lại, tôi có chút lo lắng, đứng dậy định đi tìm nó. Nhưng mới đi được mấy bước, tôi liền nhìn thấy nó cầm theo hai cây kem nhảy chân sáo từ bậc thang phía trên xuống, cứ nhảy được đôi bước lại ngoảnh đầu nhìn về phía sau.
Tôi nhìn theo hướng ánh mắt nó, không khỏi ngẩn người ra. Sau lưng thằng nhóc bất ngờ lại có một cô bé tròn vo mũm mĩm, trong tay cũng cầm một cây kem, đôi mắt long lanh to tròn, cứ đi sát theo sau Minh Viễn.
Cô bé này mới chừng ba, bốn tuổi, khuôn mặt và đôi tay đều tròn xoe, càng nhìn lại càng thấy đáng yêu.
“Thế này là sao vậy? Sao đi mua cái kem thôi mà còn dẫn được một cô vợ về nhà thế này?” Tôi trêu chọc Minh Viễn.
Khuôn mặt Minh Viễn lập tức đỏ bừng, còn sắp tím tái cả lại. Nó vội vàng nhét cây kem bên tay trái cho tôi, trừng mắt nhìn tôi một cái, nói vẻ hết cách: “Khi mua kem cháu cứ thấy nó đứng bên cạnh nhìn chằm chằm, thế là cháu liền mua cho nó một cây, kết quả là nó cứ đi theo cháu, muốn đuổi đi cũng không được...” Còn không phải vì lo lắng cho người ta hay sao, nếu không dựa vào hai cái chân của nó, muốn cắt đuôi một cô nhóc ba, bốn tuổi thực là quá dễ dàng.
Tôi liền vẫy vẫy tay với cô bé kia, hỏi giọng thân thiết: “Này nhóc, cháu tên là gì vậy? Nhà cháu ở đâu?”
“Dạ, cháu tên là Bé Cưng.” Cô nhóc mở to đôi mắt tròn xoe nhìn tôi.
Tôi lập tức cảm thấy có chút đau đầu, cô bé này không ngờ chỉ nhớ được tên ở nhà, phải làm sao bây giờ nhỉ? Trong thành phố C này, số cô bé có tên ở nhà Bé Cưng phải có cả trăm ngàn ấy chứ, hồi còn nhỏ tôi cũng được gọi là Bé Cưng đây này, chúng tôi biết phải đi đâu tìm người cơ chứ.
“Phải làm sao đây?” Minh Viễn hỏi, trên mũi đã lấm tấm mồ hôi.
Cô bé nhìn chằm chằm vào Minh Viễn, cười tít cả mắt, không hề có vẻ sợ người lạ chút nào, bộ dạng đó quả thực rất đáng y
“Hết cách rồi, đành dẫn nó theo vậy, đợi xuống núi rồi tính tiếp.” Tôi suy nghĩ một chút rồi nói. Cha mẹ nào mà mất con ắt sẽ sốt ruột đi tìm khắp nơi, lát nữa chúng tôi cứ đợi ở cửa nam dưới chân núi là được, kiểu gì chẳng đợi được cha mẹ cô bé. Thế là tôi bèn bảo Minh Viễn dắt cô bé đi theo, ba người chúng tôi chân cao chân thấp tiếp tục lên núi.
Bình luận truyện