Trọng Sinh Tầm An

Chương 2: Hạnh phúc thuở nhỏ



Tác giả: Luna Huang

Sau khi tắm rửa xong, Diệp Cẩn Huyên bước về phòng đã thấy các sư tỷ ngồi quanh bàn gỗ trong phòng đợi mình. Vừa thấy nàng bước vào đám sư tỷ cười tươi vẫy vẫy tay.

"Huyên muội muội mau đến đây."

"Chúng ta nghe muội khỏe lại liền chạy đến xem đấy."

"Thấy muội khỏe lại chúng ta rất vui a."

"Thuốc cũng dùng hết, báo hại ta lo lắng mang không ít sơn tra đến cho muội đây này."

"...."

Đều nói nữ nhân hễ tụm lại một chỗ chính là thành cái chợ. Mỗi người một câu làm gian phòng vốn tĩnh lặng lúc này lại ồn ào một phen. Cả tiếng của hàng trăm hàng ngàn con dế ngoài kia cố sức kêu cũng không bằng đám sư tỷ này.

Huệ Chất chạy đến đỡ Diệp Cẩn Huyên vào trong: "Cảm thấy thế nào rồi, nếu có gì không khỏe liền phải nói cho chúng ta biết đấy."

"Muội không sao, để các sư tỷ phải lo lắng rồi." Diệp Cẩn Huyên bị Huệ Chất kéo đến chỗ mọi người rồi ấn xuống ghế. Sau khi ngồi xuống nàng đảo mắt nhìn các vị sư tỷ của mình rồi bật khóc.

Đây toàn là những gương mặt quen thuộc với nàng, những người yêu thương nàng nhất cả cuộc đời. Cứ ngỡ chẳng bao giờ sẽ gặp lại họ nữa, không ngờ, không ngờ, lão thiên gia tặng cho nàng một cơ hội trở về cùng họ trùng phùng. Nàng thật không nỡ rời xa bọn họ a.

Bọn họ thấy Diệp Cẩn Huyên khóc nức nở liền hốt hoảng hỏi thăm linh tinh. Huệ Chất ôm lấy vai nàng khẽ vỗ. Những sư tỷ còn lại cũng lại chụm đầu đến vỗ về dộ ngọt đủ kiểu. Tuệ Tâm kéo tay áo giúp nàng lau sạch nữa mắt.

"Huyên muội muội khi nào mới trưởng thành đây a?"

"Vì sao động chút là khóc đến bộ dạng này?"

"Chẳng phải đã bình an rồi rồi sao, đừng khóc nữa."

"..."

Diệp Cẩn Huyên nghẹn ngào rất lâu mới run rẩy nói được một câu: "Muội nghĩ, muội nghĩ không bao giờ gặp lại mọi người nữa."

Đám sư tỷ lại thi nhau nói.

"Huyên muội muội sao lại ăn nói tinh tinh như vậy được, mau mau súc miệng rồi nói lại đi."

"Đúng đó, chẳng phải chúng ta đều ở đây sao."

"Đã bình an vô sự rồi còn khóc gì nữa."

"Huyên muội muội mau chóng lau nước mắt rồi dùng bữa thôi."

"Chúng ta đều là đợi muội đến mới dùng bữa đó."

"Phải a, dùng bữa trễ, ngủ trễ dậy trễ sẽ bị sư thái trách phạt a."

Diệp Cẩn Huyên nghe vậy liền kéo tay áo lên lau nước mắt rồi nặn ra một nụ cười: "Ân, chúng ta dùng bữa thôi."

Bọn họ vừa dùng bữa vừa huyên thuyên đủ điều. Mọi người đều sợ Diệp Cẩn Huyên bị kinh hách nên không dám nhắc lại chuyện nguy hiểm lúc sáng.

Sau khi bọn họ rời đi, Diệp Cẩn Huyên một mình trong phòng kê cao gối nằm trên giường suy ngẫm lại những chuyện đã qua.

Diệp Cẩn Huyên vốn là tứ nữ nhi của binh bộ thượng thư Diệp Nghiêu. Mẫu thân nàng, Hồ thị, được sinh trưởng trong một gia đình ở thôn nhỏ làm nông một chữ bẻ đôi cũng không biết.

Sau khi phụ mẫu mất, mẫu thân nàng bị thân huynh đệ bán đến Diệp phủ làm nha hoàn. Tuy chỉ là một nha hoàn hạ đẳng, suốt ngày núp mình trong phòng bếp chẻ củi nhưng dung mạo lại không thua kém bất kỳ tiểu thư thiên kim của nhà nào.

Một hôm được điều đến rửa chân cho Diệp Nghiêu rồi được hắn nhìn trúng thế là từ đó được nâng lên làm di nương. Không lâu sau mẫu thân nàng hạ sinh Diệp Cẩn Huy là đại thiếu gia của Diệp cũng là hài tử duy nhất của Diệp gia liền được nâng lên làm kế thất.

Chính thất Tả thị càng ghen ghét hơn vì vào cửa đã lâu bụng vẫn không có bất kỳ động tĩnh gì, dù đã thỉnh rất nhiều thái y thậm chí là quái y.

Đám di nương cũng đã lần lượt hoài thai nhưng bản thân một cái trứng nhỏ cũng không có sinh được. Buộc lòng phải để Hồ thị làm kế thất. Ngoài mặc thì tốt tốt đẹp đẹp nhưng vẫn là ám hại người khác.

Ba năm sau đó, Hồ thị cùng Tả thị đồng loạt hoài thai. Diệp Nghiêu cao hứng không thôi. Đột nhiên Hồ thị lại mắc phải bệnh dịch Diệp Nghiêu buộc lòng mang đến Trúc Huyền am hứa hẹn khỏi bệnh sẽ đón về.

Trong khoảng thời gian đó, lâu lâu Diệp Nghiêu lại ghé thăm mua cho một ít đồ. Tóm lại là đối xử không tệ với Hồ thị rồi. Không lâu sau Hồ thị sinh Diệp Cẩn Huyên.

Điều đáng nói ở đây chính là từ lúc sinh ra Diệp Cẩn Huyên một chữ cũng không hề phát ra. Hài tử người ta khóc đến long trời lở đất nàng lại chỉ chép chép miệng lâu lâu lè lưỡi liếm môi thôi. Mặt cho bà đỡ vỗ vào đùi thế nào cũng không hé nửa lời.

Diệp Nghiêu biết được Hồ thị lâm bồn lập tức hăng hái chạy Trúc Huyền am. Sau khi nhìn thấy tình trạng của Diệp Cẩn Huyên liền thất vọng không thôi. Hắn vốn nghĩ đây là nam hài, mà không phải thì là nữ hài cũng không sao, chỉ là, vì sao lại không thể nói chứ. Cả tên cũng chẳng buồn đặt cho nàng, đến nhìn mặt nàng cũng không thèm nhìn lần nữa.

Cái tên Diệp Cẩn Huyên này là do Hồ thị cùng các sư thái đặt cho nàng. Chữ Huyên có bộ nhật hàm nghĩa là như nắng ấm. Nàng sở hữu một đôi môi khẽ khép lại nhưng nhìn lại y như có mang theo y cười nhưng thực chất nàng vẫn không hề cười. Nụ cười kia tựa như ánh nắng vậy khiến người yêu thích.

Sau đó Hồ thị khỏi bệnh được Diệp Nghiêu đưa về phủ để lại một mình Diệp Cẩn Huyên ở lại Trúc Huyền am. Hắn đường đường là một thượng thư tam phẩm lý nào lại có một nữ nhi bị căm. Như vậy khác nào ném hết mặt mũi của hắn đi đâu, chính vì có suy nghĩ như vậy nên nàng sống như là cô nhi không cha không nương bị bỏ rơi ở Trúc Huyền am.

Hắn cho rằng vì Hồ thị bệnh trong lúc hoài thai nên Diệp Cẩn Huyên sinh là mới bị dị tật thế này. Hồ thị không đồng ý để Diệp Cẩn Huyên một mình trong Trúc Huyền am, Diệp Nghiêu đành dỗ ngọt Hồ thị một phen.

Hôm Hồ thị trở về Diệp phủ đã ôm chặt Diệp Cẩn Huyên vào lòng khóc lóc rất nhiều. Bản thân nàng cũng biết mặt mũi đối với trượng phu cùng Diệp gia là bao lớn. Nàng chỉ còn cách đại nghĩa diệt thân thôi. Diệp Nghiêu hứa hẹn đến một lúc nào đó sẽ đón Diệp Cẩn Huyên trở về Diệp phủ.

Nói thì là như vậy nhưng là cả tin tức Diệp Cẩn Huyên tồn tại cũng không có ai biết. Mỗi năm Diệp Nghiêu đều cho người tặng ngân lượng cùng ít vật dụng đến Trúc Huyền am xem như làm tròn bổn phận nhưng không hề đề cập gì đến Diệp Cẩn Huyên. Diệp gia cũng chẳng có ai đến thăm vì sợ chuyện có một nữ nhi câm bị bại lộ.

Hồ thị sau khi trở về Diệp gia cũng bị cấm đến Trúc Huyền am nàng chỉ còn biết ôm nhi tử Diệp Cẩn Huy mà sống. Mỗi khi có người đến Trúc Huyền am nàng đều gửi y phục, hài... cho Diệp Cẩn Huyên.

Tuệ Âm sư thái cùng các sư thái, sư tỷ khác ở Trúc Huyền am đều rất tốt với Diệp Cẩn Huyên. Họ chăm sóc nàng như một bảo bối, lại nói ở một am ni cô không tranh đấu không danh lợi thế nên tạo thành một Diệp Cẩn Huyên vô cùng thiên chân thuần khiết, như là một giọt nước trong suốt từ cành liễu của quan thế âm bồ tát rũ xuống trần vậy.

Đến năm tuổi Diệp Cẩn Huyên mới bắt đầu mở miệng nói chuyện. Nàng không phải là bập bẹ như những hài tử mới tập nói mà nàng có thể đọc được kinh mỗi ngày sư thái sư tỷ đọc cho nàng nghe.

Các sư thái sư tỷ yêu thương nàng vô hạn. Thứ gì tốt cũng là để dành cho nàng trước. Mỗi lần Diệp gia cho người mang đồ đến đều là giữ lại cho nàng. Diệp Cẩn Huyên mỗi ngày tiếp xúc cùng kinh phật nên thâm tâm không hề có chút tạp niệm cũng chưa từng oán giận phụ mẫu.

Nàng trưởng thành qua từng ngày hạnh phúc, đầy ấp tiếng cười. Mỗi ngày đều cùng các sư tỷ gánh nước, chẻ củi làm thức ăn. Có thời gian rảnh rỗi cùng Nhiên Hạnh sư thái gãy đàn, cùng Tuệ Âm sư thái đánh cờ, cùng các sư tỷ chép kinh luyện chữ.

Nàng ở Trúc Huyền am đến năm mười bảy tuổi liền được mang về Diệp gia. Không phải vì ai thương nhớ nàng mà để nàng trở về. Mà là một hôm tình cờ, có một đám gia đinh đến tặng đưa lệ vật liền thấy được Diệp Cẩn Huyên đang ngồi đánh cờ cùng Tuệ Âm sư thái.

Sở dĩ nhìn một mắt đã có thể đoán được là vì dung mạo của nàng tựa như Hồ thị, đôi mắt lại tinh xảo như nhìn xuyên thấu tim người giống Diệp Nghiêu. Sau đó đám gia đinh một đồn mười, mười đồn trăm liền đến tai Diệp Nghiêu.

Sau khi Diệp Nghêu cho người điều tra chính xác là Diệp Cẩn Huyên sinh hoạt bình thường không hề xuất hiện dị dạng mới đáp ứng cho nàng trở về Diệp phủ.

Ngày Diệp Cẩn Huyên rời đi là ngày mọi người ở Trúc Huyền am nén không được mà khóc rống, đó cũng là ngày chuỗi ngày đau khổ của nàng bắt đầu. Nàng vẫn là thiên chân thuần khiết không biết gió to mưa chờ mình ở phía trước.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện