Truy Tìm Dracula
Chương 17
Athens làm cha tôi rối trí và mỏi mệt; tôi có thể nhận ra điều đó rõ ràng chỉ sau một ngày ở đấy. Riêng phần mình, tôi thấy Athens tạo nên sự phấn khích: tôi thích những cảm giác kết hợp giữa sự suy tàn và sức sống, mật độ giao thông ngột ngạt, người xe cuồn cuộn chung quanh các quảng trường, công viên và những gì còn lại trên mặt đất của những công trình kiến trúc cổ xưa, Vườn Bách Thảo với chuồng sư tử nằm ở trung tâm, thành phòng thủ Acropolis vút cao lên, dưới chân thành phấp phới những mái hiên bằng bạt trông có vẻ phù phiếm của các nhà hàng. Cha hứa sẽ đưa tôi lên đó để nhìn ngắm quang cảnh khi thu xếp được thời gian. Đó là vào tháng Hai năm 1974, và cũng lần đi xa đầu tiên của cha trong suốt gần ba tháng không đi đâu, ông đã miễn cưỡng dẫn tôi theo chỉ vì không thích sự hiện diện của đám lính tráng Hy Lạp trên các đường phố. Tôi dự định sẽ tận hưởng từng giây phút ở đó.
Trong lúc vừa miệt mài làm việc trong phòng khách sạn, tôi vừa để mắt canh chừng những ngôi đền trên đỉnh cao bên ngoài cửa sổ, tựa như sau hai ngàn năm trăm năm chúng có thể mọc cánh và bay mất trước khi tôi kịp đến viếng thăm. Tôi có thể nhìn thấy những con đường, lối đi, những con hẻm nhỏ uốn khúc lên cao và tụ về phía dưới chân điện Parthenon. Hẳn đây sẽ là một chuyến đi bộ dài hơi và nặng nề - chúng tôi lại đến với xứ sở nắng nóng này, nơi mùa hè thường bắt đầu sớm - giữa những căn nhà quét vôi trắng và các cửa hàng nước giải khát tường trát vữa xtuco, thỉnh thoảng một lối đi đâm thẳng vào các khu chợ cổ và khuôn viên các đền đài, rồi trổ ra phía sau cắt ngang những khu vực dân cư có những mái nhà lợp ngói. Qua khung cửa sổ xỉn màu, tôi có thể nhìn thấy một phần của cái mạng lưới rối rắm như mê cung ấy. Chúng tôi có thể leo lên cao để ngắm nhìn từ cảnh quan này đến cảnh quan khác, khám phá những điều cư dân khu lân cận thành Acropolis đứng trước cửa nhà mình cũng nhìn thấy hàng ngày. Từ nơi này, tôi hình dung ra khung cảnh của những phế tích, những tòa công sở đồ sộ của thành phố, những công viên bán nhiệt đới, những đường phố quanh co, những nhà thờ với đỉnh mái dát vàng hoặc lợp ngói đỏ nhô lên trong ánh chiều tà giống như những tảng đá đủ sắc màu rải rác trên một bãi biển xám xịt.
Xa hơn nữa, chúng tôi hẳn sẽ nhìn thấy nóc của những tòa nhà chung cư, những khách sạn mới hơn khách sạn này, những vùng ngoại ô trải dài mà ngày hôm qua đoàn tàu chúng tôi vừa chạy qua. Xa hơn nữa tôi không còn đoán được, quá xa để có thể hình dung. Cha hẳn sẽ dùng khăn tay lau mặt. Và lúc liếc nhìn cha, tôi biết, khi lên tới đỉnh cao kia, cha sẽ chỉ cho tôi thấy không chỉ những phế tích cổ xưa, mà còn thêm đôi chút về quá khứ của ông.
Quán ăn cha chọn, cha bắt đầu kể, khá xa khu trường sở, đủ xa để cha cảm thấy ở ngoài tầm hoạt động của gã thủ thư đáng sợ kia (chắc chắn công việc của gã đòi hỏi gã phải ở lại thư viện nhưng rất có thể giờ nghỉ trưa gã sẽ ra một nơi nào đó khác) nhưng đủ gần để cho lời đề nghị gặp gỡ trở nên hợp lý, không bị hiểu nhầm là một cuộc hẹn hò bí mật ở nơi vắng vẻ mà một tên chuyên giết người bằng rìu có thể ra tay giết người phụ nữ hắn vừa mới quen. Cha không chắc mình có thực sự mong cô ta đến trễ hay không, vì nghi ngại những động cơ của cha, nhưng Helen đã có mặt ở đó trước, vì vậy khi đẩy cửa bước vào, cha nhìn thấy trong một góc xa, cô ta đang tháo găng tay và cởi chiếc khăn quàng cổ màu xanh - con nên nhớ lúc đó vẫn là thời đại của những thứ trang phục tuy trông hấp dẫn nhưng rất bất tiện đối với ngay cả những phụ nữ trí thức, những nữ viện sĩ sắt đá nhất. Tóc cô ta quấn về phía sau, kẹp lại, để lộ cả khuôn mặt, vì vậy khi cô ta quay nhìn, cha có cảm giác như đang bị nhìn trừng trừng còn hơn lúc trong thư viện hôm qua.
“Xin chào,” cô ta lên tiếng, giọng lạnh tanh. “Tôi đã gọi cà phê cho anh, bởi nghe qua điện thoại anh có vẻ rất mệt.”
Câu nói làm cha thấy cô ta thật tự phụ - làm thế nào cô ta phân biệt được giọng mệt mỏi với giọng thư thái của cha, và nếu cốc cà phê của cha nguội lạnh mất thì sao? Nhưng lần này cha đã giới thiệu tên mình và bắt tay cô ta, cố gắng giấu đi sự thiếu thoải mái. Cha muốn hỏi ngay họ cô ta, nhưng nghĩ nên đợi đến đúng lúc thì tốt hơn. Bàn tay cô khô và mịn màng trong tay cha, giống như vẫn còn mang găng. Cha kéo ghế đối diện và ngồi xuống, ước gì mình đã mặc một chiếc áo sạch, dù đang là lúc săn lùng ma cà rồng. Chiếc áo sơ mi nam màu trắng của cô ta nổi bật dưới chiếc áo khoác đen, trông không chê vào đâu được.
“Tôi không nghĩ là anh sẽ gọi điện cho tôi đấy?” Giọng cô ta gần như xấc xược.
“Tôi biết cô thấy việc này là kỳ cục.” Cha ngồi thẳng lên và cố nhìn vào mắt cô ta, tự hỏi liệu có thể nêu ra tất cả những thắc mắc mà cha muốn hỏi trước khi cô ta lại đứng dậy và bỏ đi. “Tôi xin lỗi. Đây quả thực không phải là chuyện đùa và tôi cũng không cố ý làm phiền hoặc làm gián đoạn công việc của cô.”
Cô ta gật đầu, vẻ hiểu ý. Nhìn khuôn mặt cô, cha chú ý nhận thấy nét chung chung bên ngoài - tất nhiên kể cả giọng nói - có cái gì đó vừa xấu xí vừa thanh tú, cha cảm thấy phấn khởi tựa như nhờ có khám phá đó mà cô ta mới giống một con người bình thường. “Sáng nay, tôi đã phát hiện một số chuyện kỳ lạ,” cha bắt đầu, với sự tự tin mới. “Đó là lý do tôi đã bất ngờ gọi cho cô. Cô vẫn còn giữ cuốn Dracula của thư viện đấy chứ?”
Cô ta nhanh, nhưng cha còn nhanh hơn, vì cha đã chờ sẵn sự tránh né, sự biến sắc trên khuôn mặt vốn đã xanh tái của cô ta. “Vâng,” cô ta mệt mỏi trả lời. “Nhưng việc một người mượn sách gì ở thư viện thì có ảnh hưởng đến ai nhỉ?”
Cha lờ câu khiêu khích đó đi. “Có phải cô đã xé tất cả các tấm thẻ có liên quan đến cuốn sách kia trong hộc thẻ danh mục đó?”
Lúc này, phản ứng của cô ta thành thực, không còn vẻ vờ vịt nữa. “Anh bảo tôi đã làm cái quái gì?”
“Sáng nay tôi đến bộ phận thẻ danh mục để tìm kiếm một vài thông tin về… về chủ đề mà có vẻ như cả cô lẫn tôi đều đang nghiên cứu. Tôi phát hiện ra tất cả các tấm thẻ liên quan đến Dracula và Stoker đã bị rứt ra khỏi ngăn hộc.”
Cô ta nhìn cha chằm chằm, mặt đanh lại, lúc này nét xấu xí đã gần như hiện hết lên mặt, mắt cô ta quá sáng. Nhưng ngay lúc đó, lần đầu tiên kể từ khi Massimo hét lên báo với cha là thầy Rossi đã biến mất, cha cảm thấy nỗi cô đơn nặng nề bỗng nhẹ đi, những nặng trĩu trong lòng cũng vơi đi một chút. Cô ta đã không cười nhạo vẻ thống thiết quá đáng của cha như lẽ ra đã có thể làm vậy, thậm chí cau mày hay bối rối cũng không. Quan trọng nhất, trong ánh mắt cô ta không có vẻ gì xảo trá, chẳng có điều gì cho thấy là cha đang nói chuyện với một kẻ thù. Gương mặt cô ta biểu lộ chỉ một cảm xúc, đến một chừng mực mà cô ta cho phép: nỗi sợ hãi mỏng manh, thầm kín.
“Sáng hôm qua, các tấm thẻ vẫn còn ở đó,” cô ta chậm rãi nói, giống như đang hạ vũ khí xuống và chuẩn bị đối thoại. “Trước tiên, tôi tìm kiếm cuốn Dracula, có một thẻ mục về nó, cuốn sách chỉ có một bản. Sau đó, tôi tự hỏi không biết có còn những tác phẩm khác của Stoker không nên cũng đã tìm kiếm về ông ta. Chỉ vài thẻ mục khác có tên Stoker, kể cả một thẻ mục cho cuốn Dracula.”
Một người hầu bàn của quán thờ ơ mang cà phê tới đặt xuống bàn, Helen đưa tay kéo về phía mình mà không buồn nhìn đến cốc cà phê. Cha chợt thấy nhớ thầy Rossi, một nỗi nhớ mãnh liệt, nhớ cảnh thầy đứng đó rót cho thầy và cha thứ cà phê ngon hơn thứ cà phê này - và lòng hiếu khách tinh tế của thầy. Ồ, cha còn có nhiều câu hỏi khác với người phụ nữ trẻ kỳ lạ này.
“Rõ ràng có kẻ nào đó không muốn cô, tôi, hay bất kỳ ai khác mượn cuốn sách đó,” cha nhận xét. Cha giữ giọng mình thật khẽ, vừa nói vừa nhìn cô ta.
“Đó quả là chuyện kỳ cục nhất mà tôi được nghe đấy,” cô ta nói, giọng sắc lẹm, cho đường vào và khuấy cốc cà phê. Nhưng có vẻ như cô ta cũng không tin cả những lời của chính mình, cha tiếp tục dấn tới.
“Cô vẫn còn giữ cuốn sách đó chứ?”
“Vâng,” chiếc muỗng của cô ta rơi xuống, âm thanh loảng xoảng khó chịu. “Nó đang ở trong túi tôi.” Cô ta liếc xuống, cha chú ý nhận ra bên cạnh cô ta là chiếc cặp mà hôm qua cô đã mang.
“Cô Rossi,” cha tiếp tục. “Xin cô tha lỗi, tôi e rằng mình giống như một kẻ tâm thần, nhưng cá nhân tôi tin là có thể cô đang gặp nguy hiểm khi sở hữu cuốn sách đó, có một người nào đó rõ ràng không muốn cô có nó.”
“Điều gì khiến anh nghĩ như vậy?” cô ta vặn lại, lần này không nhìn vào mắt cha. “Anh nghĩ ai là người không muốn tôi có cuốn sách đó?” Đôi má thoáng ửng hồng, cô ta nhìn xuống cốc cà phê vẻ như có lỗi; đó là cách duy nhất để miêu tả cử chỉ đó: cô ta trông rành rành là vẻ có lỗi. Cha hoảng hốt tự hỏi liệu cô ta có thể cùng phe với ma cà rồng hay không: cô dâu của Dracula chẳng hạn, cha nghĩ, vậy và cảm thấy kinh hoàng, hình ảnh của các buổi biểu diễn nhạc kịch chiều Chủ nhật chợt liên tục lóe sáng trong cha. Mái tóc đen màu khói đó, giọng nói trầm, phương ngữ không thể nhận biết đó, đôi môi như một vệt màu quả mâm xôi trên làn da mặt xanh tái đó, quần áo thanh lịch chỉ hai màu đen trắng... Cha kiên quyết tống khứ ý tưởng đó ra khỏi đầu; đó chỉ là tưởng tượng và chẳng may lại thích hợp với tâm trạng hoảng hốt của cha.
“Thực ra, cô có biết một người nào đó không muốn cô có cuốn sách không?”
“Ừm, tất nhiên là có. Nhưng đó chắc chắn cũng đâu phải là việc của anh.” Cô ta trừng mắt nhìn cha rồi trở lại với cốc cà phê. “Nói thẳng ra, tại sao anh săn lùng cuốn sách đó? Nếu anh chỉ cần số điện thoại của tôi, tại sao anh không cứ hỏi tôi là xong, đâu cần phải huyên thuyên đủ thứ chuyện như thế này?”
Lần này cha cảm thấy mặt chính mình đỏ bừng. Nói chuyện với người phụ nữ này giống như phải ngồi yên chịu một loạt những cú bạt tai, được tung ra một cách bất thường đến độ người ta không biết cái tát kế tiếp sẽ đến vào lúc nào. “Tôi không có ý định hỏi xin cô số điện thoại cho đến khi phát hiện những tấm thẻ kia đã bị xé khỏi hộp danh mục và nghĩ hẳn cô biết chuyện đó,” cha thanh minh một cách khó nhọc. “Bản thân tôi rất cần cuốn sách đó. Vì vậy tôi đã đến thư viện để xem liệu người ta có cuốn thứ hai hay không.”
“Và họ không có,” cô ta tiếp lời, giọng vẫn gay gắt, “vậy nên anh mới có cái lý do tuyệt vời để gọi cho tôi tìm kiếm nó chứ gì. Nếu anh muốn, tại sao anh không cứ đơn giản là dặn người ta giữ lại cho anh sau khi tôi trả lại?”
“Tôi cần nó ngay bây giờ,” cha đốp chát lại. Kiểu cách cô ta nói bắt đầu làm cha nổi nóng. Có thể cả cô ta lẫn cha đều đang gặp rắc rối to, thế mà cô ta đang nói giọng cứ như thể cuộc gặp gỡ này là một cố gắng hẹn hò hơn là bàn chuyện này nọ, mà thực ra thì đâu phải vậy. Cha thầm nhắc nhở mình rằng cô ta làm sao biết được tình huống khó khăn kinh khủng mà cha đang lâm vào. Nhưng rồi cha lại chợt nghĩ nếu kể cho cô ta toàn bộ câu chuyện, không những cô ta có thể cho là cha điên, mà việc đó có thể còn đưa cô ta vào tình thế nguy hiểm hơn. Cha thở dài đánh sượt, dù không chủ định.
“Anh đang cố dọa dẫm để tôi buông cuốn sách ra chứ gì?” Giọng cô ta đã dịu lại một chút, và cha bất chợt bắt được sự thích thú đã khiến cái miệng nghiêm nghị của cô ta khẽ nhích lên. “Tôi tin là anh đang làm như vậy.”
“Không, tôi không làm thế. Nhưng tôi muốn biết cô nghĩ ai là người có thể không muốn cô mượn cuốn sách này.” Cha đặt cốc cà phê xuống, nhìn cô ta.
Hai vai cô ta không ngừng cựa quậy dưới chiếc áo khoác vải len nhẹ. Cha có thể nhìn thấy sợi tóc khá dài bám trên ve áo, những sợi tóc đen của chính cô ta, lấp lánh ánh đồng trên nền vải cũng màu đen. Có vẻ như cô ta đang sắp xếp lại đầu óc để nói một điều gì đó. “Anh là ai?” cô ta đột ngột hỏi.
Cha hiểu câu hỏi nhằm vào bằng cấp học thuật. “Tôi là nghiên cứu sinh ở đây, khoa sử.”
“Lịch sử?” Gần như đó là một tiếng ta thán bật ra lập tức, gần như giận dữ.
“Tôi đang viết luận án về giao thương của Hà Lan vào thế kỷ mười bảy.”
“Ồ.” Cô ta im lặng một lát. “Tôi là một nhà nhân học,” rốt cuộc cô ta cũng lên tiếng. “Nhưng tôi cũng rất quan tâm đến lịch sử. Tôi nghiên cứu về phong tục và tập quán của vùng Balkan và Trung Âu, đặc biệt là của quê hương tôi” - giọng cô ta nhỏ lại, vì buồn chứ không phải vì bí mật - “quê hương Rumani của tôi.”
Đến lượt cha cảm thấy ngần ngại. Thực vậy, mọi việc càng lúc càng kỳ lạ. “Đó là lý do vì sao cô muốn đọc cuốn Dracula?” cha hỏi.
Nụ cười của cô ta làm cha ngạc nhiên - hàm răng trắng đều của cô ta hơi nhỏ một chút so với khuôn mặt mạnh mẽ dường vậy, đôi mắt sáng ngời. Rồi cô ta lại mím môi. “Tôi cho rằng anh có thể nói như vậy.”
“Cô chưa trả lời câu hỏi của tôi,” cha nói thẳng.
“Tại sao tôi phải trả lời?” cô ta nhún vai. “Anh là một người hoàn toàn xa lạ và anh còn muốn đoạt cuốn sách tôi mượn của thư viện.”
“Có thể cô đang gặp nguy hiểm, cô Rossi. Tôi không cố đe dọa cô đâu, tôi hoàn toàn nghiêm túc.”
Cô ta nheo mắt, nhìn cha. “Anh cũng đang che giấu một điều gì đó,” cô ta nói. “Tôi sẽ nói nếu anh nói.”
Cha chưa bao giờ thấy, gặp, hoặc nói chuyện với một phụ nữ như thế này. Cô ta ưa gây gổ, chẳng buồn tỏ ra thích được tán tỉnh chút nào. Cha có cảm giác những lời nói của cô ta là một bể nước lạnh giá cha đã lao đầu vào mà không dừng lại giây nào để tính toán hậu quả.
“Được thôi. Cô trả lời câu hỏi của tôi trước,” cha nói, bắt chước giọng lưỡi cô ta. “Ai là người cô nghĩ có thể không muốn cô sở hữu cuốn sách đó?”
“Giáo sư Bartholomew Rossi,” cô trả lời, giọng mỉa mai, châm chọc. “Anh ở khoa sử. Có lẽ anh có nghe nói đến ông ấy?”
Cha ngồi đó, chết lặng vì ngạc nhiên. “Giáo sư Rossi? Cô… cô muốn nói gì?”
“Tôi đã trả lời câu hỏi của anh,” cô ta nói, vuốt thẳng và chỉnh lại áo khoác, xếp lại hai chiếc găng tay chồng lên nhau, tựa như đã giải quyết xong một nhiệm vụ. Cha thoáng băn khoăn không biết có phải cô ta đang thưởng thức cái tác động của những lời cô ta nói lên cha, nhìn cha cà lăm cà cặp vì chúng. “Bây giờ, hãy cho tôi biết anh định nói gì với toàn bộ vở kịch về mối nguy hiểm từ một cuốn sách?”
“Cô Rossi,” cha nói. “Xin cô. Tôi sẽ nói. Bất cứ điều gì tôi có thể nói. Nhưng xin cô giải thích cho tôi mối quan hệ của cô với giáo sư Bartholomew Rossi.”
Cô ta cúi xuống, mở túi chứa sách, lấy ra một hộp da. “Anh có phiền không nếu tôi hút thuốc?” Lần thứ hai, cha nhận ra trong cô ta sự thoải mái của cánh đàn ông, thứ hình như luôn thể hiện ở cô ta khi cô ta dẹp qua một bên những cử chỉ lịch sự kiểu tự vệ của đàn bà. “Làm một điếu chứ?”
Cha lắc đầu; cha ghét thuốc lá, dù đáng lẽ cha nên nhận một điếu từ bàn tay thanh mảnh mịn màng kia. Cô ta bình thản rít một hơi, rất điệu nghệ. “Tôi không biết vì sao mình lại kể cho một người lạ điều này,” cô ta nói, vẻ trầm ngâm. “Tôi đoán là sự hiu quạnh nơi chốn này đang tác động đến mình. Đã gần hai tháng tôi hầu như không nói chuyện với ai, ngoại trừ vì công việc. Vả lại tôi không thấy anh có vẻ gì là loại người lắm chuyện, có Chúa chứng giám, khoa tôi đầy nhóc bọn ngồi lê đôi mách đó.” Tôi có thể nghe được giọng cô ta rít lên theo từng lời, được nói ra một cách ác ý. “Nhưng nếu anh giữ lời hứa…” Vẻ nặng nề lại trở lại trên mặt cô ta; cô ta thẳng người lên, điếu thuốc bướng bỉnh thò ra trên tay. “Mối quan hệ của tôi với vị giáo sư Rossi nổi tiếng kia rất đơn giản. Hoặc nên như thế. Ông ta là cha tôi. Ông ta đã gặp mẹ tôi trong thời gian tìm kiếm Dracula ở Rumani.”
Cà phê của cha bắn văng qua bên kia bàn, văng lên cả vạt áo, xuống mặt trước áo sơ mi - dù sao cũng chẳng còn sạch sẽ lắm - và văng tóe lên má cô ta. Một tay chùi má, cô ta nhìn cha chằm chằm.
“Lạy Chúa, xin lỗi. Tôi xin lỗi.” Cha cố chùi, dùng cả hai chiếc khăn ăn.
“Chuyện đó thực sự khiến anh xúc động đến thế à,” cô ta nói, không nhúc nhích. “Vậy, hẳn anh phải biết ông ta.”
“Tôi biết,” cha trả lời. “Ông ấy là giáo sư hướng dẫn của tôi. Nhưng ông ấy chưa bao giờ kể với tôi về Rumani, và ông ấy - ông ấy chưa bao giờ nói với tôi là có một gia đình.”
“Ông ta không có gia đình thật.” Giọng nói lạnh lùng của cô ta làm cha cụt hứng. “Tôi chưa bao giờ gặp ông ta, anh thấy đấy, mặc dù bây giờ tôi cho rằng đó chỉ là vấn đề thời gian.” Cô ta ngả ra sau, trong chiếc ghế dựa nhỏ và khom vai, một cách thô lỗ, tựa như từ chối không cho cha đến gần hơn. “Tôi đã thấy ông ta một lần, từ xa, trong một lần nghe giảng bài - tưởng tượng mà xem, lần đầu tiên thấy cha mình ở một khoảng cách xa như vậy.”
Cha đã tạo ra một đống khăn ướt và lúc này cha đẩy mọi thứ qua một bên, đống khăn, cốc cà phê, muỗng. “Tại sao?”
“Đó là một câu chuyện rất kỳ quặc,” cô nói. Cô ta nhìn cha, nhưng không phải theo kiểu vẫn chìm trong suy tư, mà như đang đánh giá các phản ứng của cha. “Thôi được. Đó là chuyện kiểu tình một đêm.” Câu này nghe có vẻ kỳ khôi trong chất giọng của cô ta, dù vậy cha không dám cười. “Hoặc có lẽ cũng không kỳ quặc lắm. Ông ta gặp mẹ tôi tại làng nơi mẹ tôi sống, vui thú bầu bạn với nhau một thời gian rồi sau vài tuần bỏ bà lại với một địa chỉ ở nước Anh. Ông ta đi rồi, mẹ tôi mới biết là đã mang thai, và sau đó bác gái tôi, lúc đó đang sống ở Hungary, giúp mẹ tôi trốn qua Budapest trước khi tôi ra đời.”
“Ông ấy chưa bao giờ nói với tôi là đã ở Rumani.” Cha làu bàu, không thành tiếng.
“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên.” Cô ta rít một hơi thuốc, giọng cay đắng. “Từ Hungary, mẹ tôi đã viết thư cho ông ta, theo địa chỉ ông ta để lại, nói về đứa con của họ. Ông ta viết trả lời là ông không biết mẹ tôi là ai và làm cách nào bà đã có được tên ông, và ông chưa bao giờ đến Rumani. Anh có thể tưởng tượng nổi ra điều gì tàn nhẫn như vậy không?” Đôi mắt cô ta, bấy giờ mở to và đen tuyền, xoáy vào cha.
“Cô sinh năm nào?” Cha đã không nghĩ đến việc xin thứ lỗi trước khi hỏi câu này; cô ta quá khác biệt với những phụ nữ cha từng gặp, đến mức những quy tắc thông thường có vẻ không áp dụng được.
“Năm 1931,” cô ta đáp thẳng thừng. “Có lần, mẹ tôi đã đưa tôi về Rumani vài ngày, thậm chí trước khi tôi biết về Dracula, nhưng cũng từ đó bà không quay trở lại Transylvania nữa.”
“Lạy Chúa.” Cha thì thầm hai tiếng đó với mặt bàn lót phóc mi ca. “Lạy Chúa, tôi cứ tưởng ông ấy đã kể hết mọi chuyện với tôi, nhưng ông ta đã không kể chuyện đó.”
“Ông ta kể với anh - cái gì?” Cô ta hỏi, giọng gay gắt.
“Tại sao cô không gặp ông ấy? Ông ấy có biết cô ở đây không?”
Cô ta nhìn cha với vẻ ngạc nhiên nhưng đã trả lời không chút do dự. “Đây là một trò chơi, tôi nghĩ là anh có thể nói thế. Đó là trò ưa thích của tôi.” Cô ta ngừng lại. “Ở Đại học Budapest, tôi học không tồi. Thực ra, người ta đã xem tôi như một thiên tài.” Cô ta nói điều đó ra với thái độ gần như e lệ. Tiếng Anh cô ta thật tuyệt, lần đầu tiên cha nhận ra - tuyệt hay. Có lẽ cô ta thực sự là thiên tài.
“Mẹ tôi chưa học hết phổ thông, nếu anh có thể tin được điều đó, mặc dù bà cũng có học thêm một ít sau này, nhưng tôi thì đã vào đại học từ năm mười sáu tuổi. Tất nhiên, mẹ bảo tôi thừa hưởng di truyền từ cha, và chúng tôi cũng biết rõ những cuốn sách nổi tiếng của giáo sư Rossi, ngay cả trong vực thẳm tăm tối của khối Đông Âu thời đó - về nền văn minh Minoan, các giáo phái vùng Địa Trung Hải, thời đại Rembrandt(1). Chính quyền Hungary cho phép lưu hành các tác phẩm của ông vì ông đã viết sách ủng hộ chủ nghĩa xã hội ở Anh. Tôi học tiếng Anh suốt thời gian trung học - anh muốn biết lý do vì sao không? Ấy là để tôi có thể đọc nguyên tác tiếng Anh những tác phẩm thú vị của tiến sĩ Rossi. Anh biết đấy, đúng là không khó khăn lắm để tìm ra ông đang ở đâu; tôi thường nhìn chăm chăm vào tên trường đại học trên bìa bọc các cuốn sách của ông và thề một ngày nào đó sẽ đến đấy. Tôi suy nghĩ mọi chuyện kỹ lưỡng. Tôi đã thiết lập những mối quan hệ cần phải có, về mặt chính trị - tôi bắt đầu bằng cách vờ như muốn nghiên cứu cuộc cách mạng lao động quang vinh ở nước Anh. Và khi thời cơ đến, tôi đã chớp ngay cái học bổng của mình. Những ngày đó, chúng tôi cũng được hưởng chút tự do ở Hungary, mặc dù mọi người đều băn khoăn tự hỏi giới lãnh đạo Liên Xô sẽ dung thứ cho tình trạng đó bao lâu. Bất luận thế nào, tôi cũng phải đến Luân Đôn, trong sáu tháng, và sau đó kiếm học bổng để đến đây, bốn tháng trước.”
Cô ta nhả một làn khói thuốc xám, trầm ngâm suy nghĩ, nhưng ánh mắt không rời mắt cha. Cha chợt nghĩ, có khả năng Helen Rossi đã bị chính quyền mà cô đề cập tới một cách cay độc đến vậy khủng bố nhiều hơn là Dracula. Có khi thực ra đây là một vụ bỏ trốn sang phương Tây của cô ta. Cha thầm ghi nhớ điểm này để hỏi cô ta sau. Sau này ư? Còn mẹ cô ta thì sao rồi? Và phải chăng cô ta đã dựng lên tất cả chuyện này, ở Hungary, để dây máu ăn phần với danh tiếng của một viện sĩ nổi tiếng ở phương Tây?
Cô ta vẫn theo đuổi dòng suy tư của mình. “Đó không phải là bức tranh đẹp hay sao? Đứa con gái thất lạc đã lâu, khi cuối cùng đã thành đạt, tìm lại cha mình, đoàn tụ hạnh phúc.” Vẻ cay đắng trong nụ cười cô ta làm lòng cha quặn thắt. “Nhưng đó hoàn toàn không phải là điều tôi nghĩ trong đầu. Tôi đến đây để cho ông ta có cơ hội nghe nói về tôi, như là tình cờ - bằng những công trình được xuất bản, những bài diễn thuyết của tôi. Chúng ta sẽ xem liệu rồi đây ông ta có thể che giấu quá khứ của mình, lờ tôi đi như đã không thừa nhận mẹ tôi. Còn về cái chuyện Dracula này…” Cô ta trỏ điếu thuốc vào cha. “Mẹ tôi, cầu phước lành cho tâm hồn giản dị của bà vì đã suy nghĩ đến chuyện đó, đã kể với tôi vài điều.”
“Kể với cô cái gì?” cha hỏi, giọng rụt rè.
“Công trình nghiên cứu đặc biệt của Rossi về đề tài đó. Tôi đã không hay biết gì về nó, không biết cho đến mùa hè vừa qua, ngay trước khi khởi hành đi Luân Đôn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao họ gặp nhau; ông ta đã hỏi quanh khắp làng những thông tin và truyền thuyết về ma cà rồng, thế nên mẹ tôi đã nghe được một số chuyện về lũ ma cà rồng ở địa phương từ ông ngoại tôi và bạn bè ông - chứ không phải một người đàn ông mà có thể một mình nói chuyện với một cô gái trẻ ở nơi công cộng, anh hiểu đấy, trong nền văn hóa đó. Nhưng tôi cho là ông ta cũng chẳng biết gì. Anh biết đấy - sử gia chứ đâu phải là nhà nhân học. Ông ta ở Rumani để tìm kiếm thông tin về Vlad - Kẻ Xiên Người, Ngài Bá tước yêu quý của chúng tôi. Anh không thấy kỳ lạ hay sao?” - cô ta chợt chồm tới, mặt gần sát mặt cha, nhưng dữ tợn chứ không phải quyến rũ - “Anh không thấy vô cùng kỳ quặc sao khi ông ta không xuất bản tác phẩm nào về chủ đề đó? Không một thứ gì cả, như anh biết đấy. Tại sao? Tại sao một nhà nghiên cứu nổi tiếng về lịch sử - và hình như, về cả phụ nữ, ai biết được ông ta còn có bao nhiêu đứa con gái thiên tài ở ngoài kia nữa - tại sao ông ta không xuất bản thứ gì về công trình nghiên cứu rất khác thường này?”
“Tại sao?” cha hỏi, không nhúc nhích.
“Tôi sẽ nói cho anh biết. Bởi vì ông ta để dành cho một kết cuộc vĩ đại. Đó là bí mật, là niềm đam mê của ông ấy. Còn điều gì khác nữa có thể khiến một học giả phải im lặng? Nhưng ông ta sẽ sớm được ngạc nhiên thôi.” Lần này thay cho nụ cười đáng yêu là một cái cười gằn, cha chẳng thích nụ cười đó chút nào. “Anh hẳn sẽ không tin tôi đã phải học hỏi bao nhiêu kiến thức trong một năm, từ khi biết được mối quan tâm nhỏ bé này của ông ta. Tôi không tiếp xúc với giáo sư Rossi, nhưng tôi đã thận trọng để cả khoa biết được sự tinh thông của tôi về vấn đề này. Sẽ là một sự tủi nhục đối với ông ta khi một người khác phỗng tay trên, xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ đề đó trước ông ta - một người nào đó cũng có cái tên như ông ta. Thật là đẹp. Anh thấy đấy, khi đến đây, thậm chí tôi còn lấy tên ông ta - một bút danh kinh điển, anh có thể nói thế. Vả lại, ở Đông Âu, chúng tôi không thích người khác đánh cắp rồi bình luận này nọ về di sản của chúng tôi; người ta thường hiểu sai về nó.”
Cha gần như rên lên thành tiếng, bởi cô ta đã chợt dừng lại, cau mày nhìn cha. “Cuối hè này, tôi sẽ hiểu biết rành rẽ hơn bất kỳ ai trên thế giới này về huyền thoại Dracula, vì vậy, anh có thể sử dụng cuốn sách cũ của anh.” Cô ta mở túi xách ra, ngang nhiên quật mạnh cuốn sách xuống bàn, ở giữa cô ta và cha. “Hôm qua, tôi chỉ kiểm tra một vài điều trong đó vì không có thời giờ về nhà đọc cuốn sách của mình. Anh thấy đấy, thậm chí tôi không cần nó nữa. Nó chỉ là tác phẩm văn học, mà đằng nào thì tôi cũng đã gần như thuộc lòng ba cái thứ quái quỷ này.”
Cha nhìn quanh như người đang nằm mơ. Chúng tôi đã yên lặng đứng trên thành Acropolis được hơn mười lăm phút, chân chôn chặt trên đỉnh của một nền văn minh cổ xưa. Tôi kinh ngạc trước những cây cột kiên cố phía trên và ngạc nhiên nhận ra rằng những quang cảnh xa nhất trên đường chân trời là những rặng núi, những dải dài nhấp nhô treo lơ lửng ủ ê bên trên thành phố vào lúc hoàng hôn. Khi bắt đầu đi xuống, cha như chợt tỉnh và hỏi cảm tưởng của tôi đối với bức tranh toàn cảnh tuyệt vời kia, tôi phải mất cả phút tập trung ý tưởng để trả lời câu hỏi đó. Tôi đang nhớ đến đêm hôm qua.
Tôi đã đến phòng cha trễ hơn một chút so với thường lệ để nhờ cha xem lại bài tập đại số, và bắt gặp cha đang viết, đang nghiền ngẫm công việc giấy tờ trong ngày, như cha vẫn thường làm lúc đêm về. Đêm đó, ông ngồi bất động, đầu cúi xuống bàn, cúi xuống mớ tài liệu, không ngẩng lên và lật giở từng trang với vẻ linh hoạt thường lệ. Từ lối đi ở cửa, tôi không thể nói chính xác rằng ông đang chăm chú kiểm tra lại một điều gì vừa mới viết hay đơn giản đang cố gắng đừng ngủ gật. Hình dáng cha in thành một cái bóng lớn trên bức tường trơn nhẵn trong phòng khách sạn, hình bóng của một con người buồn chán sụm xuống trên một con người khác, cũng đang sụm xuống trên chiếc bàn còn đen tối hơn. Nếu không nhận biết sự mệt mỏi của ông, hình dáng quen thuộc của đôi bờ vai nghiêng trên trang giấy, không biết đến ông, thì có lẽ - trong giây phút đó - tôi đã nghĩ rằng cha đã chết.
Chú thích:
1. Rembrandt (1606-1669): tên đầy đủ là Rembrandt Harmenszoon van Rijn, một họa sĩ bậc thầy thuộc Thời đại Hoàng kim Hà Lan.
Trong lúc vừa miệt mài làm việc trong phòng khách sạn, tôi vừa để mắt canh chừng những ngôi đền trên đỉnh cao bên ngoài cửa sổ, tựa như sau hai ngàn năm trăm năm chúng có thể mọc cánh và bay mất trước khi tôi kịp đến viếng thăm. Tôi có thể nhìn thấy những con đường, lối đi, những con hẻm nhỏ uốn khúc lên cao và tụ về phía dưới chân điện Parthenon. Hẳn đây sẽ là một chuyến đi bộ dài hơi và nặng nề - chúng tôi lại đến với xứ sở nắng nóng này, nơi mùa hè thường bắt đầu sớm - giữa những căn nhà quét vôi trắng và các cửa hàng nước giải khát tường trát vữa xtuco, thỉnh thoảng một lối đi đâm thẳng vào các khu chợ cổ và khuôn viên các đền đài, rồi trổ ra phía sau cắt ngang những khu vực dân cư có những mái nhà lợp ngói. Qua khung cửa sổ xỉn màu, tôi có thể nhìn thấy một phần của cái mạng lưới rối rắm như mê cung ấy. Chúng tôi có thể leo lên cao để ngắm nhìn từ cảnh quan này đến cảnh quan khác, khám phá những điều cư dân khu lân cận thành Acropolis đứng trước cửa nhà mình cũng nhìn thấy hàng ngày. Từ nơi này, tôi hình dung ra khung cảnh của những phế tích, những tòa công sở đồ sộ của thành phố, những công viên bán nhiệt đới, những đường phố quanh co, những nhà thờ với đỉnh mái dát vàng hoặc lợp ngói đỏ nhô lên trong ánh chiều tà giống như những tảng đá đủ sắc màu rải rác trên một bãi biển xám xịt.
Xa hơn nữa, chúng tôi hẳn sẽ nhìn thấy nóc của những tòa nhà chung cư, những khách sạn mới hơn khách sạn này, những vùng ngoại ô trải dài mà ngày hôm qua đoàn tàu chúng tôi vừa chạy qua. Xa hơn nữa tôi không còn đoán được, quá xa để có thể hình dung. Cha hẳn sẽ dùng khăn tay lau mặt. Và lúc liếc nhìn cha, tôi biết, khi lên tới đỉnh cao kia, cha sẽ chỉ cho tôi thấy không chỉ những phế tích cổ xưa, mà còn thêm đôi chút về quá khứ của ông.
Quán ăn cha chọn, cha bắt đầu kể, khá xa khu trường sở, đủ xa để cha cảm thấy ở ngoài tầm hoạt động của gã thủ thư đáng sợ kia (chắc chắn công việc của gã đòi hỏi gã phải ở lại thư viện nhưng rất có thể giờ nghỉ trưa gã sẽ ra một nơi nào đó khác) nhưng đủ gần để cho lời đề nghị gặp gỡ trở nên hợp lý, không bị hiểu nhầm là một cuộc hẹn hò bí mật ở nơi vắng vẻ mà một tên chuyên giết người bằng rìu có thể ra tay giết người phụ nữ hắn vừa mới quen. Cha không chắc mình có thực sự mong cô ta đến trễ hay không, vì nghi ngại những động cơ của cha, nhưng Helen đã có mặt ở đó trước, vì vậy khi đẩy cửa bước vào, cha nhìn thấy trong một góc xa, cô ta đang tháo găng tay và cởi chiếc khăn quàng cổ màu xanh - con nên nhớ lúc đó vẫn là thời đại của những thứ trang phục tuy trông hấp dẫn nhưng rất bất tiện đối với ngay cả những phụ nữ trí thức, những nữ viện sĩ sắt đá nhất. Tóc cô ta quấn về phía sau, kẹp lại, để lộ cả khuôn mặt, vì vậy khi cô ta quay nhìn, cha có cảm giác như đang bị nhìn trừng trừng còn hơn lúc trong thư viện hôm qua.
“Xin chào,” cô ta lên tiếng, giọng lạnh tanh. “Tôi đã gọi cà phê cho anh, bởi nghe qua điện thoại anh có vẻ rất mệt.”
Câu nói làm cha thấy cô ta thật tự phụ - làm thế nào cô ta phân biệt được giọng mệt mỏi với giọng thư thái của cha, và nếu cốc cà phê của cha nguội lạnh mất thì sao? Nhưng lần này cha đã giới thiệu tên mình và bắt tay cô ta, cố gắng giấu đi sự thiếu thoải mái. Cha muốn hỏi ngay họ cô ta, nhưng nghĩ nên đợi đến đúng lúc thì tốt hơn. Bàn tay cô khô và mịn màng trong tay cha, giống như vẫn còn mang găng. Cha kéo ghế đối diện và ngồi xuống, ước gì mình đã mặc một chiếc áo sạch, dù đang là lúc săn lùng ma cà rồng. Chiếc áo sơ mi nam màu trắng của cô ta nổi bật dưới chiếc áo khoác đen, trông không chê vào đâu được.
“Tôi không nghĩ là anh sẽ gọi điện cho tôi đấy?” Giọng cô ta gần như xấc xược.
“Tôi biết cô thấy việc này là kỳ cục.” Cha ngồi thẳng lên và cố nhìn vào mắt cô ta, tự hỏi liệu có thể nêu ra tất cả những thắc mắc mà cha muốn hỏi trước khi cô ta lại đứng dậy và bỏ đi. “Tôi xin lỗi. Đây quả thực không phải là chuyện đùa và tôi cũng không cố ý làm phiền hoặc làm gián đoạn công việc của cô.”
Cô ta gật đầu, vẻ hiểu ý. Nhìn khuôn mặt cô, cha chú ý nhận thấy nét chung chung bên ngoài - tất nhiên kể cả giọng nói - có cái gì đó vừa xấu xí vừa thanh tú, cha cảm thấy phấn khởi tựa như nhờ có khám phá đó mà cô ta mới giống một con người bình thường. “Sáng nay, tôi đã phát hiện một số chuyện kỳ lạ,” cha bắt đầu, với sự tự tin mới. “Đó là lý do tôi đã bất ngờ gọi cho cô. Cô vẫn còn giữ cuốn Dracula của thư viện đấy chứ?”
Cô ta nhanh, nhưng cha còn nhanh hơn, vì cha đã chờ sẵn sự tránh né, sự biến sắc trên khuôn mặt vốn đã xanh tái của cô ta. “Vâng,” cô ta mệt mỏi trả lời. “Nhưng việc một người mượn sách gì ở thư viện thì có ảnh hưởng đến ai nhỉ?”
Cha lờ câu khiêu khích đó đi. “Có phải cô đã xé tất cả các tấm thẻ có liên quan đến cuốn sách kia trong hộc thẻ danh mục đó?”
Lúc này, phản ứng của cô ta thành thực, không còn vẻ vờ vịt nữa. “Anh bảo tôi đã làm cái quái gì?”
“Sáng nay tôi đến bộ phận thẻ danh mục để tìm kiếm một vài thông tin về… về chủ đề mà có vẻ như cả cô lẫn tôi đều đang nghiên cứu. Tôi phát hiện ra tất cả các tấm thẻ liên quan đến Dracula và Stoker đã bị rứt ra khỏi ngăn hộc.”
Cô ta nhìn cha chằm chằm, mặt đanh lại, lúc này nét xấu xí đã gần như hiện hết lên mặt, mắt cô ta quá sáng. Nhưng ngay lúc đó, lần đầu tiên kể từ khi Massimo hét lên báo với cha là thầy Rossi đã biến mất, cha cảm thấy nỗi cô đơn nặng nề bỗng nhẹ đi, những nặng trĩu trong lòng cũng vơi đi một chút. Cô ta đã không cười nhạo vẻ thống thiết quá đáng của cha như lẽ ra đã có thể làm vậy, thậm chí cau mày hay bối rối cũng không. Quan trọng nhất, trong ánh mắt cô ta không có vẻ gì xảo trá, chẳng có điều gì cho thấy là cha đang nói chuyện với một kẻ thù. Gương mặt cô ta biểu lộ chỉ một cảm xúc, đến một chừng mực mà cô ta cho phép: nỗi sợ hãi mỏng manh, thầm kín.
“Sáng hôm qua, các tấm thẻ vẫn còn ở đó,” cô ta chậm rãi nói, giống như đang hạ vũ khí xuống và chuẩn bị đối thoại. “Trước tiên, tôi tìm kiếm cuốn Dracula, có một thẻ mục về nó, cuốn sách chỉ có một bản. Sau đó, tôi tự hỏi không biết có còn những tác phẩm khác của Stoker không nên cũng đã tìm kiếm về ông ta. Chỉ vài thẻ mục khác có tên Stoker, kể cả một thẻ mục cho cuốn Dracula.”
Một người hầu bàn của quán thờ ơ mang cà phê tới đặt xuống bàn, Helen đưa tay kéo về phía mình mà không buồn nhìn đến cốc cà phê. Cha chợt thấy nhớ thầy Rossi, một nỗi nhớ mãnh liệt, nhớ cảnh thầy đứng đó rót cho thầy và cha thứ cà phê ngon hơn thứ cà phê này - và lòng hiếu khách tinh tế của thầy. Ồ, cha còn có nhiều câu hỏi khác với người phụ nữ trẻ kỳ lạ này.
“Rõ ràng có kẻ nào đó không muốn cô, tôi, hay bất kỳ ai khác mượn cuốn sách đó,” cha nhận xét. Cha giữ giọng mình thật khẽ, vừa nói vừa nhìn cô ta.
“Đó quả là chuyện kỳ cục nhất mà tôi được nghe đấy,” cô ta nói, giọng sắc lẹm, cho đường vào và khuấy cốc cà phê. Nhưng có vẻ như cô ta cũng không tin cả những lời của chính mình, cha tiếp tục dấn tới.
“Cô vẫn còn giữ cuốn sách đó chứ?”
“Vâng,” chiếc muỗng của cô ta rơi xuống, âm thanh loảng xoảng khó chịu. “Nó đang ở trong túi tôi.” Cô ta liếc xuống, cha chú ý nhận ra bên cạnh cô ta là chiếc cặp mà hôm qua cô đã mang.
“Cô Rossi,” cha tiếp tục. “Xin cô tha lỗi, tôi e rằng mình giống như một kẻ tâm thần, nhưng cá nhân tôi tin là có thể cô đang gặp nguy hiểm khi sở hữu cuốn sách đó, có một người nào đó rõ ràng không muốn cô có nó.”
“Điều gì khiến anh nghĩ như vậy?” cô ta vặn lại, lần này không nhìn vào mắt cha. “Anh nghĩ ai là người không muốn tôi có cuốn sách đó?” Đôi má thoáng ửng hồng, cô ta nhìn xuống cốc cà phê vẻ như có lỗi; đó là cách duy nhất để miêu tả cử chỉ đó: cô ta trông rành rành là vẻ có lỗi. Cha hoảng hốt tự hỏi liệu cô ta có thể cùng phe với ma cà rồng hay không: cô dâu của Dracula chẳng hạn, cha nghĩ, vậy và cảm thấy kinh hoàng, hình ảnh của các buổi biểu diễn nhạc kịch chiều Chủ nhật chợt liên tục lóe sáng trong cha. Mái tóc đen màu khói đó, giọng nói trầm, phương ngữ không thể nhận biết đó, đôi môi như một vệt màu quả mâm xôi trên làn da mặt xanh tái đó, quần áo thanh lịch chỉ hai màu đen trắng... Cha kiên quyết tống khứ ý tưởng đó ra khỏi đầu; đó chỉ là tưởng tượng và chẳng may lại thích hợp với tâm trạng hoảng hốt của cha.
“Thực ra, cô có biết một người nào đó không muốn cô có cuốn sách không?”
“Ừm, tất nhiên là có. Nhưng đó chắc chắn cũng đâu phải là việc của anh.” Cô ta trừng mắt nhìn cha rồi trở lại với cốc cà phê. “Nói thẳng ra, tại sao anh săn lùng cuốn sách đó? Nếu anh chỉ cần số điện thoại của tôi, tại sao anh không cứ hỏi tôi là xong, đâu cần phải huyên thuyên đủ thứ chuyện như thế này?”
Lần này cha cảm thấy mặt chính mình đỏ bừng. Nói chuyện với người phụ nữ này giống như phải ngồi yên chịu một loạt những cú bạt tai, được tung ra một cách bất thường đến độ người ta không biết cái tát kế tiếp sẽ đến vào lúc nào. “Tôi không có ý định hỏi xin cô số điện thoại cho đến khi phát hiện những tấm thẻ kia đã bị xé khỏi hộp danh mục và nghĩ hẳn cô biết chuyện đó,” cha thanh minh một cách khó nhọc. “Bản thân tôi rất cần cuốn sách đó. Vì vậy tôi đã đến thư viện để xem liệu người ta có cuốn thứ hai hay không.”
“Và họ không có,” cô ta tiếp lời, giọng vẫn gay gắt, “vậy nên anh mới có cái lý do tuyệt vời để gọi cho tôi tìm kiếm nó chứ gì. Nếu anh muốn, tại sao anh không cứ đơn giản là dặn người ta giữ lại cho anh sau khi tôi trả lại?”
“Tôi cần nó ngay bây giờ,” cha đốp chát lại. Kiểu cách cô ta nói bắt đầu làm cha nổi nóng. Có thể cả cô ta lẫn cha đều đang gặp rắc rối to, thế mà cô ta đang nói giọng cứ như thể cuộc gặp gỡ này là một cố gắng hẹn hò hơn là bàn chuyện này nọ, mà thực ra thì đâu phải vậy. Cha thầm nhắc nhở mình rằng cô ta làm sao biết được tình huống khó khăn kinh khủng mà cha đang lâm vào. Nhưng rồi cha lại chợt nghĩ nếu kể cho cô ta toàn bộ câu chuyện, không những cô ta có thể cho là cha điên, mà việc đó có thể còn đưa cô ta vào tình thế nguy hiểm hơn. Cha thở dài đánh sượt, dù không chủ định.
“Anh đang cố dọa dẫm để tôi buông cuốn sách ra chứ gì?” Giọng cô ta đã dịu lại một chút, và cha bất chợt bắt được sự thích thú đã khiến cái miệng nghiêm nghị của cô ta khẽ nhích lên. “Tôi tin là anh đang làm như vậy.”
“Không, tôi không làm thế. Nhưng tôi muốn biết cô nghĩ ai là người có thể không muốn cô mượn cuốn sách này.” Cha đặt cốc cà phê xuống, nhìn cô ta.
Hai vai cô ta không ngừng cựa quậy dưới chiếc áo khoác vải len nhẹ. Cha có thể nhìn thấy sợi tóc khá dài bám trên ve áo, những sợi tóc đen của chính cô ta, lấp lánh ánh đồng trên nền vải cũng màu đen. Có vẻ như cô ta đang sắp xếp lại đầu óc để nói một điều gì đó. “Anh là ai?” cô ta đột ngột hỏi.
Cha hiểu câu hỏi nhằm vào bằng cấp học thuật. “Tôi là nghiên cứu sinh ở đây, khoa sử.”
“Lịch sử?” Gần như đó là một tiếng ta thán bật ra lập tức, gần như giận dữ.
“Tôi đang viết luận án về giao thương của Hà Lan vào thế kỷ mười bảy.”
“Ồ.” Cô ta im lặng một lát. “Tôi là một nhà nhân học,” rốt cuộc cô ta cũng lên tiếng. “Nhưng tôi cũng rất quan tâm đến lịch sử. Tôi nghiên cứu về phong tục và tập quán của vùng Balkan và Trung Âu, đặc biệt là của quê hương tôi” - giọng cô ta nhỏ lại, vì buồn chứ không phải vì bí mật - “quê hương Rumani của tôi.”
Đến lượt cha cảm thấy ngần ngại. Thực vậy, mọi việc càng lúc càng kỳ lạ. “Đó là lý do vì sao cô muốn đọc cuốn Dracula?” cha hỏi.
Nụ cười của cô ta làm cha ngạc nhiên - hàm răng trắng đều của cô ta hơi nhỏ một chút so với khuôn mặt mạnh mẽ dường vậy, đôi mắt sáng ngời. Rồi cô ta lại mím môi. “Tôi cho rằng anh có thể nói như vậy.”
“Cô chưa trả lời câu hỏi của tôi,” cha nói thẳng.
“Tại sao tôi phải trả lời?” cô ta nhún vai. “Anh là một người hoàn toàn xa lạ và anh còn muốn đoạt cuốn sách tôi mượn của thư viện.”
“Có thể cô đang gặp nguy hiểm, cô Rossi. Tôi không cố đe dọa cô đâu, tôi hoàn toàn nghiêm túc.”
Cô ta nheo mắt, nhìn cha. “Anh cũng đang che giấu một điều gì đó,” cô ta nói. “Tôi sẽ nói nếu anh nói.”
Cha chưa bao giờ thấy, gặp, hoặc nói chuyện với một phụ nữ như thế này. Cô ta ưa gây gổ, chẳng buồn tỏ ra thích được tán tỉnh chút nào. Cha có cảm giác những lời nói của cô ta là một bể nước lạnh giá cha đã lao đầu vào mà không dừng lại giây nào để tính toán hậu quả.
“Được thôi. Cô trả lời câu hỏi của tôi trước,” cha nói, bắt chước giọng lưỡi cô ta. “Ai là người cô nghĩ có thể không muốn cô sở hữu cuốn sách đó?”
“Giáo sư Bartholomew Rossi,” cô trả lời, giọng mỉa mai, châm chọc. “Anh ở khoa sử. Có lẽ anh có nghe nói đến ông ấy?”
Cha ngồi đó, chết lặng vì ngạc nhiên. “Giáo sư Rossi? Cô… cô muốn nói gì?”
“Tôi đã trả lời câu hỏi của anh,” cô ta nói, vuốt thẳng và chỉnh lại áo khoác, xếp lại hai chiếc găng tay chồng lên nhau, tựa như đã giải quyết xong một nhiệm vụ. Cha thoáng băn khoăn không biết có phải cô ta đang thưởng thức cái tác động của những lời cô ta nói lên cha, nhìn cha cà lăm cà cặp vì chúng. “Bây giờ, hãy cho tôi biết anh định nói gì với toàn bộ vở kịch về mối nguy hiểm từ một cuốn sách?”
“Cô Rossi,” cha nói. “Xin cô. Tôi sẽ nói. Bất cứ điều gì tôi có thể nói. Nhưng xin cô giải thích cho tôi mối quan hệ của cô với giáo sư Bartholomew Rossi.”
Cô ta cúi xuống, mở túi chứa sách, lấy ra một hộp da. “Anh có phiền không nếu tôi hút thuốc?” Lần thứ hai, cha nhận ra trong cô ta sự thoải mái của cánh đàn ông, thứ hình như luôn thể hiện ở cô ta khi cô ta dẹp qua một bên những cử chỉ lịch sự kiểu tự vệ của đàn bà. “Làm một điếu chứ?”
Cha lắc đầu; cha ghét thuốc lá, dù đáng lẽ cha nên nhận một điếu từ bàn tay thanh mảnh mịn màng kia. Cô ta bình thản rít một hơi, rất điệu nghệ. “Tôi không biết vì sao mình lại kể cho một người lạ điều này,” cô ta nói, vẻ trầm ngâm. “Tôi đoán là sự hiu quạnh nơi chốn này đang tác động đến mình. Đã gần hai tháng tôi hầu như không nói chuyện với ai, ngoại trừ vì công việc. Vả lại tôi không thấy anh có vẻ gì là loại người lắm chuyện, có Chúa chứng giám, khoa tôi đầy nhóc bọn ngồi lê đôi mách đó.” Tôi có thể nghe được giọng cô ta rít lên theo từng lời, được nói ra một cách ác ý. “Nhưng nếu anh giữ lời hứa…” Vẻ nặng nề lại trở lại trên mặt cô ta; cô ta thẳng người lên, điếu thuốc bướng bỉnh thò ra trên tay. “Mối quan hệ của tôi với vị giáo sư Rossi nổi tiếng kia rất đơn giản. Hoặc nên như thế. Ông ta là cha tôi. Ông ta đã gặp mẹ tôi trong thời gian tìm kiếm Dracula ở Rumani.”
Cà phê của cha bắn văng qua bên kia bàn, văng lên cả vạt áo, xuống mặt trước áo sơ mi - dù sao cũng chẳng còn sạch sẽ lắm - và văng tóe lên má cô ta. Một tay chùi má, cô ta nhìn cha chằm chằm.
“Lạy Chúa, xin lỗi. Tôi xin lỗi.” Cha cố chùi, dùng cả hai chiếc khăn ăn.
“Chuyện đó thực sự khiến anh xúc động đến thế à,” cô ta nói, không nhúc nhích. “Vậy, hẳn anh phải biết ông ta.”
“Tôi biết,” cha trả lời. “Ông ấy là giáo sư hướng dẫn của tôi. Nhưng ông ấy chưa bao giờ kể với tôi về Rumani, và ông ấy - ông ấy chưa bao giờ nói với tôi là có một gia đình.”
“Ông ta không có gia đình thật.” Giọng nói lạnh lùng của cô ta làm cha cụt hứng. “Tôi chưa bao giờ gặp ông ta, anh thấy đấy, mặc dù bây giờ tôi cho rằng đó chỉ là vấn đề thời gian.” Cô ta ngả ra sau, trong chiếc ghế dựa nhỏ và khom vai, một cách thô lỗ, tựa như từ chối không cho cha đến gần hơn. “Tôi đã thấy ông ta một lần, từ xa, trong một lần nghe giảng bài - tưởng tượng mà xem, lần đầu tiên thấy cha mình ở một khoảng cách xa như vậy.”
Cha đã tạo ra một đống khăn ướt và lúc này cha đẩy mọi thứ qua một bên, đống khăn, cốc cà phê, muỗng. “Tại sao?”
“Đó là một câu chuyện rất kỳ quặc,” cô nói. Cô ta nhìn cha, nhưng không phải theo kiểu vẫn chìm trong suy tư, mà như đang đánh giá các phản ứng của cha. “Thôi được. Đó là chuyện kiểu tình một đêm.” Câu này nghe có vẻ kỳ khôi trong chất giọng của cô ta, dù vậy cha không dám cười. “Hoặc có lẽ cũng không kỳ quặc lắm. Ông ta gặp mẹ tôi tại làng nơi mẹ tôi sống, vui thú bầu bạn với nhau một thời gian rồi sau vài tuần bỏ bà lại với một địa chỉ ở nước Anh. Ông ta đi rồi, mẹ tôi mới biết là đã mang thai, và sau đó bác gái tôi, lúc đó đang sống ở Hungary, giúp mẹ tôi trốn qua Budapest trước khi tôi ra đời.”
“Ông ấy chưa bao giờ nói với tôi là đã ở Rumani.” Cha làu bàu, không thành tiếng.
“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên.” Cô ta rít một hơi thuốc, giọng cay đắng. “Từ Hungary, mẹ tôi đã viết thư cho ông ta, theo địa chỉ ông ta để lại, nói về đứa con của họ. Ông ta viết trả lời là ông không biết mẹ tôi là ai và làm cách nào bà đã có được tên ông, và ông chưa bao giờ đến Rumani. Anh có thể tưởng tượng nổi ra điều gì tàn nhẫn như vậy không?” Đôi mắt cô ta, bấy giờ mở to và đen tuyền, xoáy vào cha.
“Cô sinh năm nào?” Cha đã không nghĩ đến việc xin thứ lỗi trước khi hỏi câu này; cô ta quá khác biệt với những phụ nữ cha từng gặp, đến mức những quy tắc thông thường có vẻ không áp dụng được.
“Năm 1931,” cô ta đáp thẳng thừng. “Có lần, mẹ tôi đã đưa tôi về Rumani vài ngày, thậm chí trước khi tôi biết về Dracula, nhưng cũng từ đó bà không quay trở lại Transylvania nữa.”
“Lạy Chúa.” Cha thì thầm hai tiếng đó với mặt bàn lót phóc mi ca. “Lạy Chúa, tôi cứ tưởng ông ấy đã kể hết mọi chuyện với tôi, nhưng ông ta đã không kể chuyện đó.”
“Ông ta kể với anh - cái gì?” Cô ta hỏi, giọng gay gắt.
“Tại sao cô không gặp ông ấy? Ông ấy có biết cô ở đây không?”
Cô ta nhìn cha với vẻ ngạc nhiên nhưng đã trả lời không chút do dự. “Đây là một trò chơi, tôi nghĩ là anh có thể nói thế. Đó là trò ưa thích của tôi.” Cô ta ngừng lại. “Ở Đại học Budapest, tôi học không tồi. Thực ra, người ta đã xem tôi như một thiên tài.” Cô ta nói điều đó ra với thái độ gần như e lệ. Tiếng Anh cô ta thật tuyệt, lần đầu tiên cha nhận ra - tuyệt hay. Có lẽ cô ta thực sự là thiên tài.
“Mẹ tôi chưa học hết phổ thông, nếu anh có thể tin được điều đó, mặc dù bà cũng có học thêm một ít sau này, nhưng tôi thì đã vào đại học từ năm mười sáu tuổi. Tất nhiên, mẹ bảo tôi thừa hưởng di truyền từ cha, và chúng tôi cũng biết rõ những cuốn sách nổi tiếng của giáo sư Rossi, ngay cả trong vực thẳm tăm tối của khối Đông Âu thời đó - về nền văn minh Minoan, các giáo phái vùng Địa Trung Hải, thời đại Rembrandt(1). Chính quyền Hungary cho phép lưu hành các tác phẩm của ông vì ông đã viết sách ủng hộ chủ nghĩa xã hội ở Anh. Tôi học tiếng Anh suốt thời gian trung học - anh muốn biết lý do vì sao không? Ấy là để tôi có thể đọc nguyên tác tiếng Anh những tác phẩm thú vị của tiến sĩ Rossi. Anh biết đấy, đúng là không khó khăn lắm để tìm ra ông đang ở đâu; tôi thường nhìn chăm chăm vào tên trường đại học trên bìa bọc các cuốn sách của ông và thề một ngày nào đó sẽ đến đấy. Tôi suy nghĩ mọi chuyện kỹ lưỡng. Tôi đã thiết lập những mối quan hệ cần phải có, về mặt chính trị - tôi bắt đầu bằng cách vờ như muốn nghiên cứu cuộc cách mạng lao động quang vinh ở nước Anh. Và khi thời cơ đến, tôi đã chớp ngay cái học bổng của mình. Những ngày đó, chúng tôi cũng được hưởng chút tự do ở Hungary, mặc dù mọi người đều băn khoăn tự hỏi giới lãnh đạo Liên Xô sẽ dung thứ cho tình trạng đó bao lâu. Bất luận thế nào, tôi cũng phải đến Luân Đôn, trong sáu tháng, và sau đó kiếm học bổng để đến đây, bốn tháng trước.”
Cô ta nhả một làn khói thuốc xám, trầm ngâm suy nghĩ, nhưng ánh mắt không rời mắt cha. Cha chợt nghĩ, có khả năng Helen Rossi đã bị chính quyền mà cô đề cập tới một cách cay độc đến vậy khủng bố nhiều hơn là Dracula. Có khi thực ra đây là một vụ bỏ trốn sang phương Tây của cô ta. Cha thầm ghi nhớ điểm này để hỏi cô ta sau. Sau này ư? Còn mẹ cô ta thì sao rồi? Và phải chăng cô ta đã dựng lên tất cả chuyện này, ở Hungary, để dây máu ăn phần với danh tiếng của một viện sĩ nổi tiếng ở phương Tây?
Cô ta vẫn theo đuổi dòng suy tư của mình. “Đó không phải là bức tranh đẹp hay sao? Đứa con gái thất lạc đã lâu, khi cuối cùng đã thành đạt, tìm lại cha mình, đoàn tụ hạnh phúc.” Vẻ cay đắng trong nụ cười cô ta làm lòng cha quặn thắt. “Nhưng đó hoàn toàn không phải là điều tôi nghĩ trong đầu. Tôi đến đây để cho ông ta có cơ hội nghe nói về tôi, như là tình cờ - bằng những công trình được xuất bản, những bài diễn thuyết của tôi. Chúng ta sẽ xem liệu rồi đây ông ta có thể che giấu quá khứ của mình, lờ tôi đi như đã không thừa nhận mẹ tôi. Còn về cái chuyện Dracula này…” Cô ta trỏ điếu thuốc vào cha. “Mẹ tôi, cầu phước lành cho tâm hồn giản dị của bà vì đã suy nghĩ đến chuyện đó, đã kể với tôi vài điều.”
“Kể với cô cái gì?” cha hỏi, giọng rụt rè.
“Công trình nghiên cứu đặc biệt của Rossi về đề tài đó. Tôi đã không hay biết gì về nó, không biết cho đến mùa hè vừa qua, ngay trước khi khởi hành đi Luân Đôn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao họ gặp nhau; ông ta đã hỏi quanh khắp làng những thông tin và truyền thuyết về ma cà rồng, thế nên mẹ tôi đã nghe được một số chuyện về lũ ma cà rồng ở địa phương từ ông ngoại tôi và bạn bè ông - chứ không phải một người đàn ông mà có thể một mình nói chuyện với một cô gái trẻ ở nơi công cộng, anh hiểu đấy, trong nền văn hóa đó. Nhưng tôi cho là ông ta cũng chẳng biết gì. Anh biết đấy - sử gia chứ đâu phải là nhà nhân học. Ông ta ở Rumani để tìm kiếm thông tin về Vlad - Kẻ Xiên Người, Ngài Bá tước yêu quý của chúng tôi. Anh không thấy kỳ lạ hay sao?” - cô ta chợt chồm tới, mặt gần sát mặt cha, nhưng dữ tợn chứ không phải quyến rũ - “Anh không thấy vô cùng kỳ quặc sao khi ông ta không xuất bản tác phẩm nào về chủ đề đó? Không một thứ gì cả, như anh biết đấy. Tại sao? Tại sao một nhà nghiên cứu nổi tiếng về lịch sử - và hình như, về cả phụ nữ, ai biết được ông ta còn có bao nhiêu đứa con gái thiên tài ở ngoài kia nữa - tại sao ông ta không xuất bản thứ gì về công trình nghiên cứu rất khác thường này?”
“Tại sao?” cha hỏi, không nhúc nhích.
“Tôi sẽ nói cho anh biết. Bởi vì ông ta để dành cho một kết cuộc vĩ đại. Đó là bí mật, là niềm đam mê của ông ấy. Còn điều gì khác nữa có thể khiến một học giả phải im lặng? Nhưng ông ta sẽ sớm được ngạc nhiên thôi.” Lần này thay cho nụ cười đáng yêu là một cái cười gằn, cha chẳng thích nụ cười đó chút nào. “Anh hẳn sẽ không tin tôi đã phải học hỏi bao nhiêu kiến thức trong một năm, từ khi biết được mối quan tâm nhỏ bé này của ông ta. Tôi không tiếp xúc với giáo sư Rossi, nhưng tôi đã thận trọng để cả khoa biết được sự tinh thông của tôi về vấn đề này. Sẽ là một sự tủi nhục đối với ông ta khi một người khác phỗng tay trên, xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ đề đó trước ông ta - một người nào đó cũng có cái tên như ông ta. Thật là đẹp. Anh thấy đấy, khi đến đây, thậm chí tôi còn lấy tên ông ta - một bút danh kinh điển, anh có thể nói thế. Vả lại, ở Đông Âu, chúng tôi không thích người khác đánh cắp rồi bình luận này nọ về di sản của chúng tôi; người ta thường hiểu sai về nó.”
Cha gần như rên lên thành tiếng, bởi cô ta đã chợt dừng lại, cau mày nhìn cha. “Cuối hè này, tôi sẽ hiểu biết rành rẽ hơn bất kỳ ai trên thế giới này về huyền thoại Dracula, vì vậy, anh có thể sử dụng cuốn sách cũ của anh.” Cô ta mở túi xách ra, ngang nhiên quật mạnh cuốn sách xuống bàn, ở giữa cô ta và cha. “Hôm qua, tôi chỉ kiểm tra một vài điều trong đó vì không có thời giờ về nhà đọc cuốn sách của mình. Anh thấy đấy, thậm chí tôi không cần nó nữa. Nó chỉ là tác phẩm văn học, mà đằng nào thì tôi cũng đã gần như thuộc lòng ba cái thứ quái quỷ này.”
Cha nhìn quanh như người đang nằm mơ. Chúng tôi đã yên lặng đứng trên thành Acropolis được hơn mười lăm phút, chân chôn chặt trên đỉnh của một nền văn minh cổ xưa. Tôi kinh ngạc trước những cây cột kiên cố phía trên và ngạc nhiên nhận ra rằng những quang cảnh xa nhất trên đường chân trời là những rặng núi, những dải dài nhấp nhô treo lơ lửng ủ ê bên trên thành phố vào lúc hoàng hôn. Khi bắt đầu đi xuống, cha như chợt tỉnh và hỏi cảm tưởng của tôi đối với bức tranh toàn cảnh tuyệt vời kia, tôi phải mất cả phút tập trung ý tưởng để trả lời câu hỏi đó. Tôi đang nhớ đến đêm hôm qua.
Tôi đã đến phòng cha trễ hơn một chút so với thường lệ để nhờ cha xem lại bài tập đại số, và bắt gặp cha đang viết, đang nghiền ngẫm công việc giấy tờ trong ngày, như cha vẫn thường làm lúc đêm về. Đêm đó, ông ngồi bất động, đầu cúi xuống bàn, cúi xuống mớ tài liệu, không ngẩng lên và lật giở từng trang với vẻ linh hoạt thường lệ. Từ lối đi ở cửa, tôi không thể nói chính xác rằng ông đang chăm chú kiểm tra lại một điều gì vừa mới viết hay đơn giản đang cố gắng đừng ngủ gật. Hình dáng cha in thành một cái bóng lớn trên bức tường trơn nhẵn trong phòng khách sạn, hình bóng của một con người buồn chán sụm xuống trên một con người khác, cũng đang sụm xuống trên chiếc bàn còn đen tối hơn. Nếu không nhận biết sự mệt mỏi của ông, hình dáng quen thuộc của đôi bờ vai nghiêng trên trang giấy, không biết đến ông, thì có lẽ - trong giây phút đó - tôi đã nghĩ rằng cha đã chết.
Chú thích:
1. Rembrandt (1606-1669): tên đầy đủ là Rembrandt Harmenszoon van Rijn, một họa sĩ bậc thầy thuộc Thời đại Hoàng kim Hà Lan.
Bình luận truyện