Từng Thề Ước
Quyển 2 - Chương 4: Đường trắc trở, tự mình tìm lối[1]
Thiên Hạo đứng bên ngoài điện, đôi mắt nhìn theo đoàn người khuất bóng cuối chân trời.
Y ngoảnh đầu, bắt gặp A Hành đang đứng lặng dưới gốc đào, hoa hồng mặt ngọc chiếu rọi lẫn nhau, nhưng ánh mắt nàng lạnh buốt như băng giá.
[1] Trích trong bài Cửu ca – Sơn quỹ của Khuất Nguyên. (ND)
Xi Vưu đưa A Hành về đến tận Triêu Vân phong. Nàng lưu luyến nhìn theo bóng hắn mãi tới khi khuất dạng mới ngoảnh lại, liền trông thấy Đại ca và Tứ ca đang đứng ngay sau lưng mình.
Xương Ý hỏi thẳng: “Muội nhớ ra Xi Vưu rồi ư?”
A Hành đỏ mặt lúng túng, nói không nên lời.
Đến lượt Thanh Dương hỏi: “Tìm muội khắp nơi không thấy, Thiếu Hạo sợ xảy ra chuyện gì bất trắc nên đã quay về Cao Tân rồi, muội vẫn định về Cao Tân đấy chứ?”
A Hành vội đáp: “Phải về chứ, mai muội về luôn.”
Thanh Dương thở phào nhẹ nhõm, định nói thêm gì đó nhưng lại thôi, Xương Ý liền chen vào hỏi: “Vậy muội và Xi Vưu…”
A Hành cúi đầu: “Tứ ca, muội tự biết chuyện của mình mà.”
Xương Ý nghe nói gật đầu, ôn tồn bảo: “Muội đến dập đầu từ biệt mẹ đi.”
Sau khi từ biệt Luy Tổ, A Hành đem theo Liệt Dương rời khỏi Triêu Vân phong. Nàng vẫn chưa vội về Ngũ Thần sơn ngay, mà đi thẳng đến Ngu uyên trước.
Hơn hai trăm năm trước, tuy chẳng cây cối chim thú nào sinh sôi được ở Ngu uyên, nhưng ngoại vi Ngu uyên vẫn có sông ngòi hồ ao, cây cối rậm rì, vậy mà từ khi một con yêu quái vừa giống hổ vừa giống cáo tới đây tu hành, cả miền này đã biến thành vùng đất chết, không nhú nổi cọng cỏ.
Chẳng rõ ai trồng, chỉ biết ngoại vi Ngu uyên có một rừng đào, quanh năm xanh tươi mơn mởn, không bao giờ héo khô, còn xua tan nắng hạn cho cả vùng. Mỗi khi đến mùa hoa đào nở, con yêu quái đó đều hú lên thê thiết suốt đêm, khiến trăm họ Thụ Sa quốc phải dựng tế đàn trong rừng đào tôn nó làm Tệ Quân, cầu xin nó đừng gieo hạn hán cho Thụ Sa quốc.
Tệ Quốc ở Ngu uyên ngày ngày tu luyện, sớm đã nhập Ma đạo từ lâu. Nhưng vì đủ thứ nguyên nhân, những người biết chuyện đều không hẹn mà cùng giấu giếm việc ở gần Ngu uyên có một con yêu quái đã thành ma.
Một con chim trắng khổng lồ lướt qua bầu trời đêm, xông qua màn khói đen vần vũ phía trên Ngu uyên, lượn quanh mấy vòng rồi đậu xuống vách đá tối thui.
A Hành từ trên lưng bạch điểu chậm rãi bước xuống, cười nói: “Cảm ơn Liệt Dương.”
Chỉ trong nháy mắt, bạch điểu đã biến thành một cậu nhỏ áo trắng chừng mười một mười hai tuổi, dung mạo đẹp như ngọc, hai mắt xanh biếc, mái tóc dài chấm eo, trắng toát.
Vạn vật đều coi Ngu uyên là nỗi kinh hoàng nhưng A Hành và Liệt Dương lại chẳng hề sợ hãi, chỉ mải lắng nghe từng tràng tiếng hú thê thiết từ xa vẳng lại.
Khói đen mờ mịt tràn lan khắp Ngu uyên, mênh mông chẳng thấy bến bờ, không một sinh vật nào sống nổi trong làn khói độc ấy, nhưng Tệ Quân vẫn sống ở đó suốt bao năm nay.
A Hành rơm rớm nước mắt, quay sang bảo đứa nhỏ: “Liệt Dương, gọi nó về đi.”
Liệt Dương liền rít lên một tiếng the thé chói tai, ngược hẳn với vẻ ngoài thanh tú xinh xẻo.
Tệ Quân đang bay lòng vòng giữa màn khói đen mịt mù, nghe thấy Liệt Dương gọi liền bối rối ngưng bặt tiếng kêu. Lần theo tiếng rít của Liệt Dương, nó bay thẳng về phía Đông, một hồi lâu mới thấy hai bóng người giữa làn khói đen đặc, tỏa ra khí thức vừa quen vừa lạ.
Tệ Quân chần chừ giảm bớt tốc độ, khụt khịt mũi đánh hơi như để xác định thật giả, thình lình nó hú lên mừng rỡ, toan nhào tới, nhưng rồi lại phân vân. Sống giữa Ngu uyên bao năm nay, nó chẳng còn là chú hồ ly đẹp đẽ đáng yêu thuở xưa nữa, giờ đây cả người nó đều hôi rình tanh tưởi, nanh chìa ra lởm chởm, gương mặt trở nên méo mó đáng sợ vô cùng.
Thấy A Tệ định lẩn đi, Liệt Dương liền nhào tới, biến nguyên hình rồi đậu xuống vai nó, vừa quang quác mắng mỏ vừa dang cánh đập lia lịa vào đầu nó.
A Tệ bị đánh đến choáng váng đầu óc, quên khuấy ý định lẩn tránh, bèn ngoan ngoãn bay đến trước mặt A Hành. Chợt nó ngượng ngùng co rúm người lại, như sợ máu mủ tanh hôi trên người mình dây sang A Hành, gương mặt hung ác đầy vẻ bồn chồn hồi hộp.
A Hành liền ngồi thụp xuống, ôm chầm lấy nó.
“Bất kể mày là tiểu yêu tinh A Tệ hay là ma thú Tệ Quân, dù biến thành thứ gì, mày vẫn là tiểu hồ ly biết bay của ta.”
Bao đau khổ và cô quạnh suốt hai trăm năm đợi chờ đằng đẵng đều tan biến theo một lời này.
A Tệ dụi đầu vào lòng A Hành, nước mắt lã chã.
“Sao mày lại đợi ở Ngu uyên? Ai cũng bảo Hồ tộc thông minh, thế mà mày chẳng thừa hưởng được tí gì cả? Ngốc ạ!” A Hành vuốt ve những vết thương chi chít trên mình A Tệ, khóc nức lên.
Tuy A Tệ đã nhập ma, dáng vẻ hung ác nhưng tâm tư vẫn rất đơn thuần, thấy A Hành đau lòng, nó liền nghiêng đầu nhìn nàng, híp mắt lại thành hai vành trăng nhỏ cong cong, ve vẩy cái đuôi xù, định chọc nàng cười.
A Hành vẫn rầu rầu, A Tệ cau mày nghĩ ngợi giây lát rồi ngẩng đầu gầm lên với Liệt Dương, bày ra ma tướng cực kỳ đáng sợ.
Liệt Dương bị bất ngờ, sợ đến nhảy dựng cả lên, mặt mày tái mét.
A Tệ lấy làm đắc ý, tựa vào người A Hành vênh mặt cười hăng hắc, ha ha ha, Liệt Dương cũng biết sợ nó rồi!
Bị A Tệ hù dọa, Liệt Dương nổi giận rít lên một tiếng rồi xông tới, khạc ra cả chuỗi cầu lửa tấn công A Tệ, A Tệ lập tức co giò bỏ chạy, Liệt Dương đuổi sát sau lưng, cả hai lại chí chóe nhau, hệt như mấy trăm năm trước.
Thấy cảnh tượng ấy, A Hành nín khóc phá ra cười, đợi chúng nó giỡn chán chê, nàng bèn gọi: “Lại đây, mình về Cao Tân đi.”
Liệt Dương trợn mắt, nó vốn chẳng có thiện cảm với Thiếu Hạo, cũng chán ghét Cao Tân. Chỉ riêng A Tệ mừng rỡ chạy lại với A Hành, miễn là được sống cùng với A Hành và Liệt Dương thì ở đâu cũng thế cả.
Cuối tháng Bảy, chính đương độ nắng chiếu sen hồng thấm vị riêng[1]. Cao Tân nhiều hồ nhiều sen, dân chúng rất chuộng hoa sen, đi đến đâu cũng thấy bát ngát lá xanh, hương thơm ngan ngát. Đã hai trăm năm không tiếp xúc với thế nhân, A Hành bèn dắt theo A Tệ và Liệt Dương thong thả tản bộ giữa đêm thanh, vừa thưởng thức phong cảnh nhân gian vừa tìm hiểu tình hình Cao Tân hiện tại.
[1] Câu thơ trích trong bài Sáng sớm rời chùa Tịnh Từ tiễn Lâm Tử Phương của Dương Vạn Lý (1127 – 1206). (ND)
Nàng về gần đến Ngũ Thần sơn, Thiếu Hạo nhận được tin báo liền tự mình ra đón, y cũng chẳng nhắc tới chuyện Xi Vưu, chỉ hỏi thăm nàng đi đường có được bình an.
A Hành ôm A Tệ hỏi thẳng: “Chàng có thể tìm cách giúp bọn thiếp vào Thang cốc được không? Thiếp muốn trị những vết loét vì ma khí xâm thực trên người nó, mấy hôm nay đã tìm hái được vài loại thảo dược trong núi rồi, chỉ cần thêm nước của Thang cốc nữa thôi.” Thang cốc là thánh địa của Cao Tân, không dễ vào được, hơn nữa hiện giờ A Tệ lại bị coi là ma vật.
Thiếu Hạo mau mắn đáp: “Không vấn đề gì, vừa khéo bây giờ ta đang phụ mệnh phụ vương canh giữ Thang cốc.”
A Hành kinh ngạc vô cùng, Thang cốc là nơi hoang vắng ở cùng trời cuối đất, canh giữ Thang cốc có khác nào lưu đày? Nhưng thấy Thiếu Hạo không định giải thích, nàng cũng chẳng vặn hỏi nguyên do.
Giữa đêm khuya thanh vắng, A Hành dẫn A Tệ tới thẳng Thang cốc.
Thang cốc là chốn mặt trời lên, nguồn nước ở đây có thể nói là tinh khiết nhất trong thiên hạ. A Tệ vừa bị nhúng xuống nước đã run lẩy bẩy vì đau, A Hành và Liệt Dương phải mỗi người một bên ôm chặt lấy nó, A Hành vừa dịu dàng hát cho nó nghe như như dỗ trẻ nít vừa nhỏ nhẹ: “A Tệ ngoan nào, gắng chịu một chút, một chút nữa thôi là được mà.”
Mãi đến hết một tuần trà, nàng mới cho phép A Tệ lên bờ. A Tệ đau đến lả cả ra, Liệt Dương nhìn nhỏ người nhưng rất khỏe, liền vác A Tệ lên “hòn đảo” do chín gốc phù tang chụm lại.
Thấy A Tệ run cầm cập vì đau, Thiếu Hạo bèn đặt tay lên trán nó, cơn đau trên mình A Tệ được năng lượng thủy linh nhu hòa xoa dịu, nó ngủ thiếp đi.
Liệt Dương thấy A Tệ đã ổn bèn biến lại nguyên hình, rúc vào giữa đám lá gà gật ngủ.
A Hành xách một xô tướng ăm ắp thuốc vừa sắc lại, bắt đầu bôi thuốc cho A Tệ.
Thiếu Hạo ngồi dưới bóng trăng, lặng lẽ gảy đàn. Tiếng đàn dịu dàng như ru, dẫn dắt linh lực trong mình A Tệ hấp thụ dược tính.
Bôi xong thuốc, A Hành rửa sạch tay rồi ngồi xuống bên Thiếu Hạo. Thiếu Hạo mỉm cười, tiếp tục gảy đàn.
Hoa phù tang đỏ rực như từng ngọn đèn lồng lung linh đầy cành, Thiếu Hạo vận bạch y ngồi dưới gốc cây, toát lên khí chất tao nhã vô song, đến nỗi ánh trăng lạnh lẽo rọi xuống người y cũng trở nên ấm áp. Vậy mà con người tài hoa xuất chúng, ý chí cao vời đó lại bị biếm đi tận cùng trời cuối đất canh giữ Thang cốc.
A Hành khẽ hỏi: “Thiếp nhớ hai trăm năm trước quan hệ giữa chàng và phụ vương đã có phần dịu lại, sao giờ thành ra thế này? Chàng làm gì mà phụ vương căm ghét chàng đến thế?”
Thiếu Hạo dừng tay gảy đàn: “Sau khi nàng rớt xuống Ngu uyên, Hậu Thổ đánh Chúc Dung trọng thương, Chúc Dung phải trốn vào cổ trận của Thần Nông. Dẹp được chướng ngại vật lớn nhất, Xi Vưu bắt đầu thả sức làm theo ý mình. Chắc nàng cũng nghe nói, hai trăm năm nay đã có mấy mươi gia tộc bị hắn diệt môn chứ? Dưới chính sách tàn khốc của hắn, chế độ cũ ở Thần Nông đã bị đánh đổ hoàn toàn. Thần Nông hiện giờ vô cùng thịnh vượng, ai ai cũng phát huy được sở trường. Nhìn Thần Nông biến đổi từng ngày, ta nhất thời nôn nóng, định dựa vào quân đội trong tay, cưỡng chế thúc đẩy Cao Tân cải cách. Nào ngờ bọn Yến Long lại gièm pha đơm đặt, khiến phụ vương đùng đùng nổi giận, cho rằng ta có lòng soán vị, cấm ta can dự vào việc triều chính, còn sai đi trấn giữ Thang cốc.”
“Chẳng phải Yến Long đã mất một cánh tay rồi sao?”
“Hắn mất một cánh tay, công lực suy giảm dần, nếu là người khác, hẳn cũng chẳng coi trọng kẻ tàn phế quá nửa như vậy nữa, nhưng phụ vương ta xưa nay nặng tình, lại càng thương Yến Long hơn cả khi xưa. Mấy năm gần đây, phụ vương thường nói với chúng thần, ‘Trong tất cả các con, Yến Long giống ta hồi trẻ nhất’, bọn họ hết thảy đều hiểu ý phụ vương.” Thiếu Hạo thở dài, mặt buồn hiu hắt, “Tính tình phụ vương dịu dàng đa cảm, thích xem mỹ nhân ca vũ, ham đọc thơ văn tài tử, quả thật ta không giống với phụ vương, khiến ngài rất thất vọng. Thêm nữa, hẳn phụ vương cũng biết Hiên Viên Bạt trong Thừa Hoa điện là giả nên chẳng coi ta ra gì.”
“Chàng cam lòng trấn giữ Thang cốc hoang vu này mãi mãi, đợi Yến Long đăng cơ ư?”
Thiếu Hạo khẽ cười, “Đương nhiên không rồi, ngày Yến Long đăng cơ chẳng những là ngày chết của ta, mà còn là ngày chết của cả Cao Tân tộc. Ta chết chỉ là việc nhỏ, nhưng quyết không thể để Cao Tân diệt tộc được!”
“Vậy chàng tính…”
Nụ cười của Thiếu Hạo thoáng vẻ lạnh lùng, “Ta định nhờ nàng giúp một việc.”
“Giúp việc gì cơ?”
“Cao Tân tộc đã có lịch sử mấy vạn năm, trải qua Bàn Cổ đại đế đến giờ, chuyện tranh đấu trong cung đình tiếp diễn liên miên nên thần khí nghiệm độc bao giờ cũng sẵn, chẳng chất độc nào lọt lưới được. Có lẽ chỉ có Thần Nông Thị nếm mọi loại cây cỏ, lấy thân thử độc mới có cách mà thôi. Bởi vậy ta muốn nhờ nàng phối chế giùm ta một loại thuốc có thể lọt qua mọi thần khí thẩm tra, không cần lấy mạng đối phương, chỉ cần khiến hắn dần dần mệt mỏi ốm yếu, phải nằm liệt giường là được.”
Hiểu ý Thiếu Hạo muốn ép Tuấn Đế thoái vị, A Hành làm thinh không nói.
Thiếu Hạo nói tiếp: “Ngũ Thần quân của phụ vương suốt ngàn năm nhàn hạ quen thân, chỉ còn cái vỏ bề ngoài, kỳ thực bên trong đã mục ruỗng từ lâu, chẳng có gì đáng ngại. Tuy Yến Long nắm hai bộ Thường Hy và Bạch Hổ, nhưng Thanh Long bộ huyết mạch của ta mới là bộ tộc thiện chiến nhất trong bốn bộ, nhờ Nặc Nại giúp sức, Hy Hòa bộ cũng hoàn toàn quy thuận ta rồi. Nếu muốn phát động binh biến không phải là không được, có điều ta chẳng muốn động vũ lực, bởi một khi binh biến xảy ra, đôi bên sẽ phải trở mặt sống mái với nhau cho tới khi một trong hai phe chết sạch mới thôi, như vậy dù ta có chấp nhận, những tướng quân theo ta mưu phản há yên lòng được ư? A Hành, ta không muốn làm hại phụ vương, đây chính là phương pháp vẹn cả đôi đàng đấy!”
Thiếu Hạo khẽ gảy mấy dây đàn, ánh mắt thăm thẳm bi thương: “Hơn hai ngàn năm nay, lúc nào phụ vương cũng nơm nớp đề phòng ta soán vị. Thật ra ta chưa hề nghĩ tới chuyện đó, chỉ một lòng một dạ muốn phò tá phụ vương, muốn làm một đứa con ngoan ngoãn, nào ngờ cuối cùng lại đến ngày này, tất cả trở thành sự thật! Có lẽ các sử quan đời sau sẽ ghi chép rằng ta là kẻ lòng lang dạ sói, nuôi chí làm phản, ủ mưu bao năm mới hành sự. Nếu sau này ta có con trai cũng chẳng biết phải giải thích thế nào với nó, có lẽ nó cũng vĩnh viễn không thể thông cảm cho ta. A Hành, thật lòng ta không muốn đi đến bước này, nhưng ta đã bị ép vào đường cùng rồi! Bọn Yên Long đẩy ta đến Thang cốc rồi vẫn chưa chịu buông tha, mấy năm nay chúng ngày đêm nghĩ cách làm tan rã Thanh Long bộ, nếu ta còn khoanh tay ngồi nhìn, những người một lòng một dạ đi theo ta sẽ bị Yến Long hại chết hết, sau cùng cả ta cũng không tránh khỏi cái chết!”
Nếu Thanh Long bộ tan rã thì dù Nặc Nại muốn giúp Thiếu Hạo, Hy Hòa bộ chắc chắn sẽ không ủng hộ một tên vương tử cầm chắc thất bại, để tự bảo vệ mình, bọn họ ắt sẽ quy thuận Yến Long. A Hành ngẫm nghĩ hồi lâu rồi dịu giọng: “Thiếp hiểu tình cảm của chàng mà, thôi, để thiếp giúp chàng!”
Dù cả thiên hạ không dung thứ, chỉ cần một người hiểu cho mình thôi cũng đủ. Nghe được câu nói này, nỗi đau thương trong lòng Thiếu Hạo cũng vơi đi nhiều, y bất giác nắm chặt tay nàng, “A Hành, đa tạ nàng! Ta thật lòng nghĩ…”
A Hành khẽ rút tay ra: “Chàng cần gì phải khách khí? Lẽ nào chàng quên giao ước giữa chúng ta lúc mới kết hôn rồi ư? Chúng ta là đồng minh, hôm nay thiếp giúp chàng, ngày sau chàng cũng phải giữ lời hứa của mình đấy.”
Thiếu Hạo vô cùng thông minh, vừa nghe liền phát hiện A Hành đã nhớ ra mọi chuyện, cũng hiểu ngay ý nàng, lòng cảm thấy vô cùng khó tả, nhưng y vẫn gắng giữ vẻ thản nhiên, thu tay vào trong áo, hờ hững hỏi: “Nàng nhớ ra tất cả rồi sao?”
“Ừm.” A Hành đỏ bừng mặt, áy náy do dự hồi lâu, như thể nghĩ ngợi gì đó, “Thiếp…” Thấy A Hành lúng túng, Thiếu Hạo liền mỉm cười, ôn tồn cắt lời nàng: “Ta sẽ giữ lời. Trời sáng đến nơi rồi, nàng ở đây lâu không tiện đâu, mau về nghĩ đi, để ta đi xem A Tệ thế nào.”
A Hành đi được một quãng, chợt quay lại nhìn, dưới ánh trăng, Thiếu Hạo ngồi xuống xếp bằng giữa rợp bóng hoa phù tang đỏ rực, đối mặt với bao la sóng biếc, bạch y phất phơ trong gió, tiếng đàn mạnh mẽ như đẽo vàng cắt ngọc, đầy hùng tâm tráng chí của kẻ sắp bước lên ngôi trị vì thiên hạ, nhưng cũng dằng dặc cô đơn lạc lõng.
Theo lời Thiếu Hạo, vương thất Cao Tân trải qua mấy vạn năm đấu đá lẫn nhau trong cung đình đã tích lũy được không ít kinh nghiệm, quy trình kiểm soát dược tính vô cùng chặt chẽ hoàn chỉnh, muốn chế ra một loại độc dược có thể lọt qua cửa thẩm tra lại chỉ vừa đủ khiến cho người ta ốm liệt thật chẳng dễ chút nào. A Hành lôi Thần Nông Bản Thảo Kinh ra đọc từ đầu đến cuối, từ cuối lên đầu, cuối cùng chỉ chế ra được một loại thuốc tương đối phù hợp với yêu cầu của Thiếu Hạo.
Nàng giao thuốc cho y, căn dặn: “Thuốc này chỉ có thể tạm coi là phù hợp với yêu cầu của chàng thôi, thành phần chủ yếu lấy từ máu A Tệ, nó sẽ hủy hoại linh lực của người trong Thần tộc từng chút một, giống như Ngu uyên vậy, khiến người ta dần dần bải hoải toàn thân, hành động bất tiện.”
Thiếu Hạo hỏi: “Có thuốc giải không?”
“Nó không phải là thuốc độc nên cũng không có giải dược. Chỉ cần ngừng hạ độc, dần dần thân thể sẽ tự hồi phục, người khỏe khoắn trở lại. Ta chế ra hai lọ, theo ý chàng.”
Thiếu Hạo cẩn thận cất thuốc đi: “Cảm ơn nàng.”
“Chúng ta là đồng minh, chỉ cần chàng nhớ giữ lời thề của mình là được.”
“Ta nhất định sẽ nhớ!”
Dưới sự sắp xếp của Thiếu Hạo, “bệnh tình” của A Hành bắt đầu thuyên giảm, mỗi lần thầy thuốc trong cung tới thăm mạch đều có lời chúc mừng hai người, theo đó, tin Đại vương tử phi đang khá dần lên cũng lan truyền khắp trong ngoài cung.
Tuy Thiếu Hạo thất thế nhưng A Hành vẫn là vương cơ duy nhất của Hiên Viên tộc, từ sau khi nàng khỏe lại, thiếp mời dự đủ các tiệc bắt đầu tới tấp theo nhau bay đến.
Nghĩ tới việc “Hiên Viên Bạt” trước đây đã nằm liệt giường hai trăm năm, A Hành cũng không dám ra vẻ khỏe như vâm ngay, hầu hết tiệc tùng nàng đều lấy cớ thân thể còn yếu để từ chối, nhưng có những buổi tiệc không thể không đi, bởi nàng nhất định phải chứng minh mình là Hiên Viên Bạt thật sự.
Thấy Tuấn Hậu tuyên triệu mình vào cung gặp mặt, A Hành hiểu ngay mình sắp bị kiểm chứng thân phận.
Nàng bèn trang điểm lộng lẫy, lên xe đi bái kiến Tuấn Hậu.
Xe đến cửa điện thì dừng lại, tên tùy tùng bên cạnh cười giải thích: “Vương tử phi vừa khỏi bệnh, vốn dĩ nên cho xe thẳng tiến thẳng vào trong điện để vương tử phi đỡ mệt, nhưng đây là quy củ, bề tôi đến cửa điện phải xuống xe đi bộ, hiện giờ Tuấn Đế chỉ ban cho mình Nhị điện hạ được ngồi xe vào tấn kiến thôi.”
Đám người hầu hạ trong cung luôn là những kẻ giỏi xét mặt đón ý, mềm nắn rắn buông nhất trên đời, A Hành lẽ nào không hiểu ý bọn chúng. Xem ra Tuấn Đế rất căm ghét Thiếu Hạo, đến nỗi ghét lây sang cả con dâu. Nàng bèn cười nhạt bước xuống xe: “Bao năm nay ta không đến thỉnh an mẫu hậu được, quả thật chưa tròn đạo hiếu, xuống xe đi bộ vào là phải lẽ thôi.”
Cả tòa cung điện rộng mênh mông, choán gần hết ngọn núi, A Hành lại muốn chóng xong nên rảo bước đi thật mau. Đến vườn Y Thanh, vẫn chưa thấy Tuấn Hậu ở đó, chỉ nghe đám thị nữ bẩm: “Tuấn Hậu đang rửa mặt chải đầu, xin vương tử phi đợi một lát.”
Cao Tân nằm về phía Đông Nam, khí hậu ôn hòa, mùa đông ấm áp chẳng kém tiết xuân ở những nước phương Bắc, còn mùa hạ lại nóng nực oi nồng. Tuy nhiên Ngũ Thần sơn nằm giữa biển, gió biển thổi vào xua tan phần nào cái nóng nên không tới nỗi nóng nực lắm, thêm vào đó, cung điện ở đây cũng được thiết kế theo phong cách kiến trúc Cao Tân để tránh nóng.
Phỏng theo lối thiết kế đó, khắp nơi trong vườn Y Thanh đều xum xuê cây cối, nhan nhản ao hồ, hoặc thác nước, hoặc khe suối, quanh co uốn lượn, lăn tăn dập dềnh, nhỏ thì không tới một thước, lớn thì đủ để chèo thuyền.
A Hành đợi đến phát chán, trong thấy trong vườn không có ai, bèn men theo dòng suối lững thững đi vào.
Càng đi sâu vào trong, phong cảnh càng thêm đẹp, hai bên là suối chảy róc rách, thế núi uốn lượn, trúc xanh tùng biếc, cây cối um tùm, dăm ba cánh hạc tiên lội dưới suối kiếm ăn, dáng dấp tiêu sái, nhìn thấy A Hành cũng chẳng hề hoảng hốt.
Sâu trong bờ nước là một rừng trúc xanh biêng biếc, trùng trùng điệp điệp, thấp thoáng bóng nam tử bạch y nửa nằm nửa ngồi tựa lưng vào tảng đá say sưa ngủ, cuốn sách lụa phủ trên mặt. Dưới con suối cách đó không xa, hai cặp uyên ương đang bơi qua bơi lại giỡn nước, quấn quýt sánh đôi, nhởn nhơ thoải mái.
A Hành toan trở gót quay lui nhưng chẳng kịp, nam tử kia đã tỉnh giấc nhỏm người dậy, cuốn sách trên mặt rơi xuống để lộ dung mạo thanh nhã, khí độ xuất trần, dưới bóng trúc mờ mờ, quang âm dào dạt, chẳng khác nào ẩn giả trong núi.
Nhận ra Thiếu Hạo, A Hành tươi cười tiến lại.
Nam tử kia lơ mơ hé mắt nhìn, vẻ mặt bực bội ra mặt vì mất giấc mộng đẹp. Nhìn nghiêng người này giống Thiếu Hạo như đúc, nhưng A Hành lập tức nhận ra ông ta không phải Thiếu Hạo! Thiếu Hạo chưa bao giờ giận ra mặt, nhất định cũng chẳng bao giờ bực bội vì những chuyện nhỏ thế này.
Nghe tiếng bước chân, nam tử kia liền quay lại, tuy dung mạo người đó rất giống Thiếu Hạo nhưng khí chất đôi bên khác hẳn nhau, nam tử này chỉ có vẻ dịu dàng tình tứ như nước, thiếu nét cứng rắn trầm ổn tựa như núi của Thiếu Hạo.
A Hành vội quỳ xuống thỉnh an, “Phụ vương.”
Tuấn Đế nhìn nàng, trầm ngâm một thoáng mới nhận ra, “Sao con lại đến đây?”
A Hành không biết Tuấn Hậu triệu mình vào cung có việc gì nên chẳng dám nói bừa: “Nhi thần tiến cung bái kiến mẫu hậu nhưng người đang bận việc, thấy phong cảnh bên suối đẹp quá, nhi thần bèn tản bộ ngắm cảnh, nào ngờ lại kinh động phụ vương, xin phụ vương xá tội.”
Tuấn Đế hỏi: “Cảnh đẹp ư? Đẹp thế nào? Nếu con trả lời được thì miễn tội, bằng không ta cũng trị luôn Thiếu Hạo tội bất kính, cùng với con.”
A Hành cười đáp: “Tâu phụ vương, vườn này tên Y Thanh, chỉ riêng cái tên đã lột tả hết vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây rồi. Quả là ‘gió nhẹ mưa phùn nào rát mặt, ấm mềm vạt áo lúc oi nồng.’”
Tuấn Đế điềm đạm nói: “Tên vườn này do ta đặt, con đã thích nơi này, ta sẽ dẫn con đi dạo một vòng. Bốn chữ ‘gió nhẹ mưa phùn’ thoạt nghe rất đơn giản nhưng người thật sự hiểu được chẳng có mấy ai, con người ta có khi nào chịu bình thản tĩnh tâm mà thưởng thức cảnh sắc đâu.”
A Hành theo Tuấn Đế cùng tản bộ ngắm cảnh, vừa đi Tuấn Đế vừa chỉ cảnh trí, giảng giải cho nàng nghe hết lai lịch từng hòn đá khóm hoa nơi đây. Từ nhỏ, nàng lớn lên cùng vị Tứ ca thông hiểu thơ từ ca múa, chim cá lá hoa, nên mấy thú chơi đó nàng cũng chẳng kém ai, về sau lại học được Thần Nông Bản Thảo Kinh, cực kỳ tinh thông các loại hoa thơm cỏ lạ, đôi bên càng thảo luận, nàng càng hợp chuyện với Tuấn Đế, khiến ông mừng như bắt được tri âm.
Đột nhiên Tuấn Đế bất ngờ hỏi: “Sao con bệnh suốt hai trăm năm thế?”
Vấn đề này Thiếu Hạo đã dặn nàng kỹ cách trả lời, nhưng giờ đây, đối diện với con người ôn tồn hòa nhã, chẳng hề giống một vị đế vương, A Hành lại không sao nói nên câu được. Im lặng càng lâu, nàng càng lúng túng chẳng biết phải trả lời như thế nào cho phải, lý do mà Thiếu Hạo sắp sẵn cũng không thể áp dụng được nữa, A Hành cứ bồn chồn bứt rứt nghĩ cách đến nỗi lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi.
Thấy nàng không trả lời, Tuấn Đế chẳng những không bắt lỗi mà ngược lại còn tỏ ra vui mừng, mỉm cười nói: “Cũng nực cười thật, vương thất Cao Tân xưa nay xem trọng lễ nghi, ưa thích những thứ đẹp đẽ thanh tao, ta lại là nhân tài kiệt xuất trong số đó, từ nhỏ đã lấy làm tự phụ về dung mạo tài hoa của mình, bất luận một khóm hoa hay một người con gái đều yêu cầu phải thật hoàn mỹ, thậm chí còn xem mặt đặt tên quần thần, ưu ái những kẻ bề ngoài xuất chúng, lời nói lịch thiệp. Trong tất cả các con trai, ngoại hình Thiếu Hạo giống ta nhất, vừa ra đời lại mất mẹ nên ta luôn yêu thương nó, giữ nó bên mình, gần như cầm tay chỉ dạy cho nó mọi thứ, tiếc rằng càng lớn nó càng trở nên xa lạ. Con với nó…” Tuấn Đế lắc đầu, “không hợp nhau chút nào.”
A Hành vừa kinh ngạc vừa sợ hãi đến cứng đờ cả người, mồ hôi lạnh toát ra đầm đìa.
Tuấn Đế khẽ thở dài, vẻ mặt chất chứa sầu muộn, “Nhưng trong vương thất có được mấy cặp vợ chồng hòa hợp với nhau đâu? Hầu hết đều là người lừa ta, ta gạt người, lấy hạnh phúc giả tạo che mắt người đời vậy thôi.”
Bấy giờ A Hành mới dám thở phào nhẹ nhõm, khôi phục tri giác.
Tuấn Đế ngồi xuống phiến đá bên bờ suối, “Gần đây chẳng hiểu sao ta hay bị mệt đột ngột, người ngợm bải hoải, chẳng có sức lực gì cả.” Đoạn ông chỉ phiến đá đối diện, “Con cũng ngồi xuống đi!”
Hai ả thị nữ từ đâu hớt hải chạy đến, vẻ mặt hoảng hốt quỳ xuống thỉnh tội với Tuấn Đế: “Tuấn Hậu đang đợi vương tử phi, nô tỳ đi tìm mấy vòng mà chẳng thấy, không ngờ vương tử phi lại đi cùng bệ hạ.”
A Hành vội hành lễ với Tuấn Đế xin cáo lui, Tuấn Đế gật gật đầu, tỏ ý cho phép.
Đi một quãng xa, A Hành mới dám len lén ngoảnh lại, thấy Tuấn Đế vẫn ngồi lặng bên dòng suối, ngơ ngẩn đối diện với bóng mình dưới nước.
Tuấn Hậu vừa trong thấy A Hành đã vồn vã thân mật, một mực giữ nàng lại đến tối để dự tiệc.
Tiệc tối có đông đủ tất cả vương tử phi và vương cơ, ai nấy đều mượn lối đùa cợt nô giỡn giữa đám phụ nữ khuê phòng để thăm dò xem Hiên Viên Bạt là thật hay giả.
Hiên Viên Bạt vốn là vàng thật, đương nhiên không sợ lửa, hễ binh đến tướng ngăn, nước lên đất chặn.
Yến tiệc còn huyên náo đến nửa đêm, tới giờ đóng cửa cung mới giải tán.
Hiên Viên Bạt vừa ra khỏi cửa điện, thị vệ đã tươi cười đánh xe đến.
Nàng thoáng ngạc nhiên bèn vén rèm lên nhìn, thấy Thiếu Hạo ngồi bên trong bèn nhảy lên xe, “Sao chàng lại đến đây?”
Y đáp: “Nàng đi suốt cả ngày, ta không yên tâm.”
“Mẫu hậu thăm dò cả ngày nay, hẳn đã tin thiếp chính là Hiên Viên Bạt rồi. À phải, hôm nay thiếp gặp phụ vương.”
“Phụ vương khỏe không?”
“Phụ vương dắt thiếp đi ngắm hoa lan ngài trồng, thiếp nức nở khen ngài mát tay trồng lan, thoạt đầu ngài còn tưởng thiếp nịnh hót, về sau nghe thiếp phân tích rành rọt nguyên do, ngài có vẻ vui lắm. Thiếp cùng phụ vương đi tản bộ một quãng, ngài bắt đầu thấm mệt, thiếp…” A Hành ngập ngừng, vẻ mặt buồn bã, “Thiếp thấy rất áy náy, phụ vương không phải người xấu, thậm chí ngài ấy còn tốt hơn rất nhiều, rất nhiều người…”
Thiếu Hạo thuyết phục nàng: “Phụ vương là công tử phong lưu nhàn tản, chỉ thích thưởng thức thư họa ca múa, bình phẩm chim cá lá hoa, cuộc sống của ngài sau này vẫn sẽ được giữ nguyên như bây giờ mà.”
Sẽ giữ nguyên được thật ư? Mong là thế! A Hành làm thinh không nói nữa, Thiếu Hạo cũng nín lặng ngồi yên.
Xe về đến cổng Thừa Hoa điện, A Hành tưởng Thiếu Hạo sẽ âm thầm trở về Thang cốc, nào ngờ y đột nhiên nói: “Tối nay nàng có khách quý tới thăm, ta không tiện vào cùng. Nàng cứ đi vào bình thường, đến hoa phòng đợi ta. Ta sẽ lặng lẽ lẻn vào phủ rồi tới hoa phòng gặp nàng.” Nhớ khi xưa, vì A Hành thích trồng hoa tỉa lá nên Thiếu Hạo đã xây dựng hoa phòng này cho riêng nàng, kẻ không biết chỉ cho là hành vi xa hoa vung tiền lấy lòng vợ đẹp, kỳ thực bên trong được Nặc Nại thiết kế đủ mọi loại cơ quan, có thể nói, đây chính là mật thất để Thiếu Hạo bàn bạc những việc quan trọng, tránh tai mắt người đời.
A Hành cười khổ não, Thiếu Hạo quả thật đã bị Yến Long và Tuấn Đế ép tới đường cùng, đến nỗi phủ đệ của chính mình mà cũng chẳng được đàng hoàng bước vào, phải lén lén lút lút như kẻ trộm. Nàng rầu rĩ hỏi: “Ở Cao Tân, thiếp có thể có khách quý gì đây?”
Thiếu Hạo cười bí ẩn, “Đợi đến lúc nàng sẽ biết.”
A Hành trở về phòng thay y phục tắm rửa rồi thong thả ăn chút đồ lót dạ, xong xuôi mới xách lẵng hoa và kéo, lấy cớ muốn cắt vài đóa hoa tươi đặt bên giường cho dễ ngủ, lững thững đi tới hoa phòng.
Một cô gái lạ mặt, dung mạo thanh tú, dịu dàng diễm lệ đang đứng trong bóng tối hoa phòng, thấy nàng bước vào liền tiến lại hành lễ: “Nô tỳ tên gọi Khấp Nữ, là thị nữ của Nặc Nại tướng quân. Nặc Nại tướng quân đang đợi Vương tử phi.”
Té ra là y! A Hành gật đầu. Khấp Nữ liền xăng xái đi trước dẫn đường, trông có vẻ thông thuộc các cơ quan ở đây hơn cả vị chủ nhân này, xem ra Nặc Nại rất tin tưởng ả. Thấy A Hành âm thầm quan sát mình, Khấp Nữ ngoảnh lại cười: “Nghe tên nô tỳ vương tử phi thấy lạ phải không? Cha nô tỳ một lòng muốn có con trai, nhưng trong nhà lại sinh tất cả chín chị em gái, đến nô tỳ là đứa thứ mười, cha suýt nữa định vứt nô tỳ đi, ngay đến cái tên cũng không buồn đặt. Nô tỳ chẳng được ăn no, ngày đêm cứ khóc lóc nhèo nhẹo, mọi người đều gọi nô tỳ là Khấp Nữ. Hai trăm năm trước, không chịu nổi ngược đãi, nô tì bèn bỏ trốn khỏi nhà, may sao lúc bệnh nặng sắp chết thì gặp được Nặc Nại tướng quân, mới có chỗ nương nhờ. Bởi nô tỳ là nữ tử, không gây chú ý nên lâu nay nô tỳ thường xuyên yểm trợ cho tướng quân tới đây gặp Đại điện hạ.”
A Hành khen ngợi: “Nặc Nại tướng quân là nhân tài xuất chúng, nay thị nữ của y cũng là vạn người chọn một.”
Khấp Nữ dịu dàng cười, mở cửa cho A Hành: “Tướng quân đang đợi bên trong, mời vương tử phi vào, nô tỳ sẽ đứng ngoài.”
Hai người ngồi trong phòng nghe tiếng động đều đứng cả dậy, một kẻ chính là Nặc Nại dung mạo tuấn tú, phong thái phiêu dật, người kia chính là một nữ tử dung mạo bình thường, trông thấy A Hành, nàng liền gỡ mặt nạ bằng nhân diện tằm xuống.
“Vân Tang tỷ tỷ!” Nhận ra Vân Tang, A Hành reo lên mừng rỡ, nhào tới ôm chặt lấy nàng.
Vân Tang rưng rưng nước mắt, xem ra còn kích động hơn cả A Hành, “Muội không biết bao năm qua ta khổ sở chừng nào đâu.”
“Hiện giờ muội đã bình an vô sự rồi mà.”
Vân Tang nắm chặt lấy tay nàng, chăm chú nhìn A Hành từ đầu đến chân, cười nói: “Đúng là muội rồi, ta phải viết thư ngay cho Hậu Thổ để hắn khỏi áy náy buồn rầu nữa, bao năm nay tên ngốc đó cứ dằn vặt mình không thôi.”
A Hành ngẩn người một thoáng mới hiểu ra: “Tỷ cho muội gửi lời hỏi thăm hắn nhé,” đoạn cười hỏi tiếp: “Sao tỷ tỷ lại đến đây?”
Vân Tang đỏ bừng mặt khẽ thì thào: “Ta đã ở Cao Tân một thời gian rồi.”
A Hành nghe nói liền nhìn sang Nặc Nại, mím môi nén cười. Vân Tang gắng lấy lại bình tĩnh nói tiếp: “Trên Tử Kim đỉnh, tên khốn Xi Vưu bắt ta thề không can dự vào triều chính nữa, bằng không sẽ chết chẳng toàn thây! Ta ở lại Thần Nông cũng chẳng có việc gì làm, tới Cao Tân thăm thú thì có vấn đề gì chứ?”
A Hành xua tay, “Không có gì, không có gì.”
Nặc Nại bước lên hành lễ với nàng, “Hôm nay tôi đưa Vân Tang tới đây một là để nàng tận mắt thấy vương tử phi, từ rày yên lòng khỏi lo lắng, hai là muốn cầu xin vương tử phi một việc.”
Vân Tang liền nói: “Ta đi xem sao mãi Thiếu Hạo chưa tới.” Nói rồi nàng vội vã đeo mặt nạ lên, rời khỏi mật thất.
Nặc Nại mời nàng ngồi xuống, thong thả nói: “Vương tử phi chớ thấy Vân Tang chửi rủa Xi Vưu mà lầm, thật ra trong lòng nàng biết rõ, Xi Vưu là muốn tốt cho nàng. Chúc Dung bất ngờ bế quan, Xi Vưu không còn trở ngại gì, lập tức thực hiện cải cách. Nhờ phương pháp cứng rắn của hắn, mấy chục năm trước Thần Nông đã ổn định cục thế. Có điều Vân Tang giờ đây chỉ còn lại Viêm Đế là ruột rà máu mủ, vương tử phi biết tính nàng rồi đó, nàng làm đại tỷ đã quen, chuyện gì cũng không yên tâm, chuyện gì cũng lo lắng, chỉ mãi nghĩ cho người khác mà quên cả bản thân mình, dù tôi có khuyên thế nào nàng cùng không đành lòng bỏ rơi Viêm Đế, lại thêm Cộng Công và Hậu Thổ cứ tới tìm Vân Tang nhờ giúp đỡ. Hết cách, ta đành tới nhờ Xi Vưu, nói rõ tình cảm của ta dành cho Vân Tang, hy vọng Vân Tang có thể yên lòng mà sống. Xi Vưu thật không hổ là đại trượng phu! Hắn chẳng nể nang tiếng vong ân phụ nghĩa, buộc Vân Tang phải thề độc không được tham gia triều chính. Nhìn bề ngoài làm vậy có vẻ tàn nhẫn vô tình, nhưng thực ra đó là vì muốn tốt cho Vân Tang, vừa buộc nàng dứt ra, vừa khiến bọn Hậu Thổ thấy Vân Tang không còn giá trị lợi dụng, để chúng khỏi kéo nàng vào vòng tranh đấu quyền lực nữa.”
Nặc Nại thở phào cười: “Bây giờ tôi liền ép Vân Tang tới Cao Tân.”
A Hành hỏi lại: “Ép ư? Ta thấy Vân Tang tỷ tỷ rất vui, e rằng đã vui quên đường về rồi!”
Nặc Nại tràn trề hạnh phúc, hành lễ với nàng, “Vân Tang đã đồng ý gả cho tôi, phiền vương tử phi tác thành.”
“Ta dĩ nhiên bằng lòng, nhưng việc này chẳng phải tướng quân nên đi nhờ Thiếu Hạo hơn ư?”
Thiếu Hạo cùng Vân Tang một trước một sau tiến vào, nghe nàng nói, y bật cười đáp: “Chuyện này nàng giúp được nhiều hơn ta đấy.”
Nặc Nại đỡ lời: “Hiện giờ điện hạ đang phải trấn giữ Thang cốc, cả năm cũng khó mà giáp mặt Tuấn Đế một lần. Nếu điện hạ có ý bái kiến Tuấn Đế xin ban hôn, lại thêm thân phận đặc biệt của Vân Tang, e rằng sẽ khiến Tuấn Đế sinh lòng nghi kỵ. Nhưng vương tử phi lại khác, lúc nào vương tử phi cũng có thể vào cung. Tuấn Đế thích thơ từ ca phú, ham nuôi trồng các loại kỳ hoa dị thảo, mà luận về thơ từ ca phú trong thiên hạ không ai hơn được Xương Ý, hiểu biết về kỳ hoa dị thảo, trên đời cũng chẳng ai bì được Viêm Đế đời trước. Vương tử phi là kẻ duy nhất trong thiên hạ kế thừa được sở trường cả của hai người, hơn hai trăm năm trước, Tuấn Đế đã có thiện cảm với vương tử phi, thậm chí vì thế mà tử tế hơn với điện hạ. Chỉ cần vương tử phi lựa lúc thích hợp, nói giùm tôi và Vân Tang mấy lời trước mặt Tuấn Đế, với bản tính đa tình của ngài, hẳn sẽ lập tức phê chuẩn.”
“Hóa ra là thế.” A Hành nghĩ ngợi một lát rồi cười: “Dạo trước, trên đường từ Hiên Viên về Cao Tân, ta tìm được mấy giỏ lan hiếm có, cũng vừa mới vun xới cho ra dáng, ngày kia ta sẽ vào cung dâng phụ vương.”
Nặc Nại mừng rỡ, cảm ơn luôn miệng, “Đa tạ, đa tạ vương tử phi.”
Thiếu Hạo cười bảo: “Đều là người nhà cả, cần gì giữ lễ như thế? Đợi hai người thành hôn, cả hai kính A Hành mấy chung rượu là được mà.”
Vân Tang cúi đầu ngồi im trong góc phòng, mặt đỏ bừng vì thẹn. A Hành cười nắc nẻ, chợt liếc qua cánh cửa khép hờ, trông thấy Khấp Nữ đứng giữa bóng tối bên ngoài đang chòng chọc nhìn Vân Tang, ánh mắt vừa ghen tỵ vừa buồn bã, vô cùng phức tạp. Phát hiện ra A Hành đang nhìn mình, ả liền gượng cười hành lễ rồi khép cửa lại.
Như Nặc Nại dự liệu, A Hành vốn tinh thông thơ từ ca phú, trồng cỏ chăm hoa, rất tương đắc với Tuấn Đế. Thêm vào đó nàng lại cố ý lấy lòng nên chưa đầy một tháng, đã được Tuấn Đế cưng chiều yêu quý hơn cả con gái.
Một hôm, A Hành mượn cớ tán thưởng bức họa uyên ương hồ điệp rồi khéo léo liên hệ sang mối tình của Nặc Nại và Vân Tang, vì thân phận khác biệt mà phải chịu bao đau khổ, cầu xin Tuấn Đế thành toàn cho hai người. Nghe nói chàng có tình, thiếp có ý, Tuấn Đế chẳng những không coi là ngỗ nghịch mà còn tươi cười cho phép bọn họ thành hôn.
A hành vui mừng, vội quỳ xuống lạy tạ. Tuấn Đế chỉ cười bảo: “Trời cao luôn muốn tác thành cho uyên ương chắp cánh, hồ điệp cùng bay, tuy ta không dám bì với trời nhưng cũng rất mong người có tình trong thiên hạ đều được thành đôi lứa. Nếu ai ai cũng hạnh phúc, hẳn thế gian sẽ bớt được ít nhiều phân tranh.”
Đột nhiên A Hành thấy bứt rứt khôn tả, chẳng rõ mình giúp Thiếu Hạo hạ độc con người ôn hòa đa tình này liệu có đúng chăng? Nhưng nếu không giúp, Thiếu Hạo nay đã bị dồn vào chân tường, hẳn sẽ phát động binh biến, e rằng giang sơn lại một phen máu chảy thành sông, thây phơi đầy nội. Nàng đành tự nhủ rằng Thiếu Hạo ắt sẽ không hại chết Tuấn Đế, nhằm nén nỗi day dứt trong lòng xuống.
Sau khi về phủ, A Hành lập tức viết thư báo tin mừng với Nặc Nại và Vân Tang. Theo “kế hoạch tuyệt mật” của Thiếu Hạo, Nặc Nại đã bị phái đến biên cương, trấn thủ Hy Hòa bộ, một là để kiềm chế Bạch Hổ bộ, hai là phòng khi trong nước có biến, các nước láng giềng thừa nước đục thả câu, dẫn quân xâm phạm. Bởi thế Nặc Nại và Vân Tang đều không ở kinh đô.
Cuối thư, A Hành phân vân giây lát rồi viết thêm một đoạn. Khấp Nữ sớm chiều hầu hạ bên Nặc Nại suốt hai trăm năm, e rằng đã sớm nảy sinh tình cảm với y, tuy chẳng ngại ả gây bất lợi gì cho Vân Tang, nhưng nảy sinh tình thế hiện giờ đối với cả hai người đều không ổn, hy vọng Nặc Nại lưu ý xử lý chuyện này cho thỏa đáng.
Thư phúc đáp của Nặc Nại khiến A Hành rất yên tâm. Vì Vân Tang, cũng là để báo đáp lòng trung thành của Khấp Nữ hai trăm năm nay, y sẽ sắp xếp ổn thỏa cho Khấp Nữ trước khi thành hôn. Y định nhận Khấp Nữ làm muội muội, chọn cho ả một người chồng ưu tú. Nếu tạm thời ả chưa muốn lấy chồng, y sẽ đưa Khấp Nữ về bầu bạn với mẹ mình, chờ ả tìm được người vừa ý.
Hôn sự của Nặc Nại và Vân Tang đã chính thức công bố. Tuy Vân Tang hạ giá lấy Nặc Nại hết sức sức đột ngột, nhưng được sự đồng ý của hai vị đế vương Tuấn Đế và Viêm Đế, mọi chuyện đều trở nên danh chính ngôn thuận.
Nặc Nại tự mình tới Thần Nông sơn định ngày thành hôn với Viêm Đế. Theo kế hoạch, vào mùa xuân sang năm, khi muôn hoa đua sắc, y sẽ tới rước dâu.
Cuối năm, Tuấn Đế trở nên bệnh nặng, không gánh vác nỗi việc triều chính, bèn ủy thác mọi việc cho Yến Long xử lý thay, thấy vậy cả triều đình đều cho rằng đã tìm được nơi gửi gắm lòng trung. Nhưng trong tiệc tiên năm cũ mừng năm mới, Tuấn Đế lại than nhớ con, truyền triệu Thiếu Hạo bị biếm đi trấn thủ Thang cốc trở về.
Thiếu Hạo vừa về đến Ngũ Thần sơn, Tuấn Đế liền cho tuyên triệu ngay lập tức, ân cần dặn dò đủ điều, hai cha con trò chuyện suốt cả buổi chiều.
Thấy vậy, các triều thần lại càng hồ đồ, không sao đoán nổi ý Tuấn Đế. Thật ra, mọi chuyện đều bắt nguồn từ lòng nghi kỵ của đế vương mà thôi. Tuấn Đế rất yêu thương Yến Long, định sau khi qua đời sẽ truyền ngôi cho hắn. Có điều giờ đây ông mới mang bệnh chứ chưa qua đời, tạm thời phải giao việc triều chính lại cho Yến Long, nhưng lại lo Yến Long thừa cơ tước đoạt quyền lực của mình, bèn cho triệu kẻ đối đầu với Yến Long là Thiếu Hạo về kinh, để y kiềm chế Yến Long.
Tiếc rằng hai đứa con của Tuấn Đế đều đã trưởng thành, đâu còn là đứa con nhỏ bi bô học nói, đương nhiên không chịu làm quân cờ cho cha sắp xếp.
Dưới sự hỗ trợ của Tuấn Hậu, Yến Long bèn nhân cơ hội này dốc toàn lực khuếch trương thế lực bản thân, ra sức thay đổi quan lại trong triều.
Thiếu Hạo rời xa Ngũ Thần sơn đã quá lâu nên chẳng có mấy quan hệ với quan viên trong triều, không biết phải làm sao, đành án binh bất động.
Hơn ba tháng sau, khi ngọn gió xuân hây hẩy dạo khắp Giang Nam, chính là mùa đẹp nhất trong năm của Cao Tân, nơi nơi mịt mù mưa bụi, hoa thơm đua sắc, oanh hót én bay.
Tuấn Đế được tiến cống một chậu mỹ nhân đào, hết sức vui mừng thích thú, hệt như trẻ nhỏ được quà, chỉ lăm le muốn đem khoe với bạn, lập tức sai người tới truyền A Hành vào cung, khoe với nàng cây đào trong đình viện.
A Hành nghi hoặc hỏi: “Đây là loại hoa đào cánh kép nhưng sắc hoa lại màu phấn hồng, có phải bích đào không ạ?”
Tuấn Đế cười thành tiếng, tựa mình vào chiếc gối nền trắng hoa xanh, rủ rỉ giảng: “Con vừa thấy hoa cánh khép hiếm gặp, lại có màu phấn hồng đã đoán ngay là bích đào, không phải đâu. Tuy hoa đào cánh kép rất hiếm nhưng còn chia ra làm mười loại, có loại màu hồng, màu trắng, màu phấn hồng, hồng trắng đan xen, nên trắng đốm đỗ, bông lớn bông bé khác nhau, dựa theo màu sắc và hình dáng mà đặt tên, có uyên ương đào, thọ tinh đào, nhật nguyệt đào, thụy tiên đào, mỹ nhân đào…”
Tuấn Đế đang hào hứng giảng giải, thấy Thiếu Hạo lững thững lại gần, ngạc nhiên cười hỏi: “Sao chẳng nghe tùy tùng thông báo là con tới? Đến rồi thì lại đây cùng ngắm gốc đào quý này với ta.”
Thiếu Hạo quỳ xuống dập đầu, dâng lên Tuấn Đế một bản tấu chương liệt kê mọi hành vi của Yến Long trong thời gian gần đây, nghiêm trọng nhất là hắn dám thay đổi cả thị vệ canh giữ cung đình, điều mà các đế vương xưa nay vẫn kiêng kỵ nhất.
Sắc mặt Tuấn Đế càng lúc càng khó coi, ông giận dữ thét gọi nô tài, toan sai bọn chúng lập tức tuyên triệu Yến Long, nhưng gọi mãi chẳng thấy tên nào chạy vào.
Cảm thấy không ổn, Tuấn Đế trừng mắt nhìn Thiếu Hạo, “Thị vệ đâu cả rồi? Ngươi định làm gì đây?”
Thiếu Hạo liền tâu: “Nhi thần đã theo lời căn dặn của phụ vương, nghĩ giùm Người một đạo ý chỉ. Yến Long câu kết với Tuấn Hậu, ý đồ làm loạn, cộng tất cả tội chứng lên tới một trăm mười mấy tội, chứng cứ như núi. Phụ vương đã quyết định giam cầm Yến Long, phế bỏ Tuấn Hậu.”
Tuấn Đế tái mặt, ánh mặt sắc lạnh như dao: “Quyết định của ta ư?”
“Vâng, là quyết định của phụ vương!” Thiếu Hạo bình tĩnh đáp, vẻ kiên định. Ánh mắt sắc như dao của Tuấn Đế gặp phải khí thế cứng rắn trầm ổn của y, lập tức tiêu tan.
Tuấn Đế uất ức gầm lên, nhưng dù thét lớn đến đâu cũng chẳng tên thị vệ nào tiến vào. Ông sực hiểu Thiếu Hạo đã khống chế cả cung điện rồi.
Tuấn Đế trợn trừng mắt nhìn Thiếu Hạo, y cũng lặng lẽ nhìn ông.
Bầu không khí trong phòng yên ắng tới nỗi có thể nghe thấy tiếng thở dốc của ba con người với bao giằng xé nội tâm.
Một hồi lâu, ánh mắt Tuấn Đế từ từ chuyển sang A Hành, nàng vội cúi đầu, không dám nhìn thẳng vào mắt ông. Tuấn Đế khẽ hỏi: “Con có biết không?”
A Hành không sao trả lời được, Thiếu Hạo đành phải đáp thay: “Nàng không biết.”
Tuấn Đế gật đầu cười: “Vậy thì tốt, coi như không phụ gốc đào này.”
Thiếu Hạo trải một vuông lụa trắng tinh ra trước mặt Tuấn Đế: “Xin phụ vương hạ chỉ.”
Tuấn Đế vung bút một lượt, tuyên bố phế bỏ Tuấn Hậu, giam cầm Yến Long, đoạn cầm cả bút lẫn lụa ném vào mặt Thiếu Hạo: “Đem đi ngay!”
Ngọn bút chưa khô vẩy đầy mực lấm lem lên mặt lên người Thiếu Hạo, y lặng lẽ lau sạch mực trên mặt mình, âm thầm nhặt mảnh lụa lên, trao cho viên tướng đứng hầu ngoài rèm.
Một đội thị vệ bước vào, đều là những gương mặt lạ hoắc.
Thiếu Hạo bẩm: “Mời phụ vương dời đến Kỳ viên để tiện tĩnh dưỡng.”
Tuấn Đế giận đến run bắn người lên: “Ngươi nôn nóng đến thế ư?”
Thiếu Hạo mặt lạnh tanh, khom lưng đáp: “Nhi thần kính mời phụ vương dời giá.”
Bi ai và phẫn nộ đồng loạt cuộn lên trong lòng Tuấn Đế. Biết cục thế đã không sao cứu vãn nỗi, ông hít sâu mấy hơi, bất lực ra lệnh: “Đi thôi!”
Đám thị vệ lập tức tiến lại vực Tuấn Đế ngồi lên ngai. Tuấn Đế nhắm nghiền mắt, chẳng nói chẳng rằng.
Dưới sự “hộ tống” của hơn trăm tên thị vệ, cả đám người rầm rộ bay về phía Tiệm Châu phong, ngọn núi nằm về cực Đông của Ngũ Thần sơn. Từ đây muốn liên lạc với đất liền phải vượt qua bốn đỉnh núi khác trong Ngũ Thần sơn, nên các đời đế vương đều thu xếp cho huynh đệ hoặc thái hậu bất hòa với mình tới đây ở, cũng là một hình thức giam cầm biến tướng.
Thiếu Hạo đứng bên ngoài điện, dõi mắt nhìn theo đoàn người khuất bóng cuối chân trời.
Y ngoảnh đầu, bắt gặp A Hành đang đứng lặng dưới gốc đào, hoa hồng mặt ngọc chiếu rọi lẫn nhau, nhưng ánh mắt nàng lại lạnh buốt như băng giá.
A Hành hỏi: “Gốc đào này là chàng sai người dâng lên phụ vương phải không? Chàng thừa biết phụ vương có được trân phẩm, nhất định sẽ cùng thiếp thưởng thức mà.” Nàng biết sớm muộn gì Thiếu Hạo cũng sẽ ra tay, nhưng chẳng ngờ lại là hôm nay, càng không nghĩ y lại lợi dụng mình để phân tán sự chú ý của Tuấn Đế.
Thiếu Hạo lặng người ngắm gốc đào nở hoa rực rỡ.
Tiếng phụ nữ khóc than văng vẳng vọng lại, xem ra các vị tướng sĩ đang di dời hậu cung của phụ vương.
Tuấn Đế vốn ưa đàn sáo sênh ca nên các nữ tử trong hậu cung đều hát hay đàn giỏi, bất cứ khi nào đi ngang đều nghe văng vẳng tiếng trúc tơ hòa cùng giọng ca cao vút. Khắp điện nhan nhản kỳ hoa dị thảo được vun trồng kỹ lưỡng, mỗi khi có gió, hương hoa thơm ngát cả điện, dẫu lặng gió, trong điện vẫn phảng phất một mùi hương thầm lặng. Ai ai bước vào tòa cung điện nguy nga lộng lẫy này đều hoa mắt mê mẩn, đến nỗi vương tử Thần Nông quốc năm đó đến Thừa Ân cung một lần mà không sao quên nổi, bèn giật dây Viêm Đế đời thứ bảy tấn công Cao Tân quốc.
Suốt từ sáng sớm, các cung nhân cũ, kẻ bị giết người bị giam, mười phần đã giảm bớt đến bảy tám. Còn một nhóm cận thần cung phi cuối cùng, hoặc bị xử tử, hoặc bị giam lỏng. Cả cung điện vắng hoe không một bóng người, trừ đám binh sĩ xách dao xách kiếm.
Cung điện mênh mông đột nhiên trở nên quạnh quẽ yên ắng, khác hẳn khi trước.
An Tấn và An Dung bước vào, hai huynh đệ họ xuất thân từ Thanh Long bộ, cùng tộc với mẹ đẻ Thiếu Hạo, có quan hệ bà con với y, đồng thời cũng là tâm phúc của y.
An Tấn tướng quân bước đi như rồng như hổ, toát lên vẻ mạnh mẽ ngang tàn của quân nhân, sang sảng tâu: “Điện hạ, tất cả phi tần trong hậu cung, hễ chưa sinh con cái đều bị trục xuất khỏi Thừa Ân cung, đưa đến Tích Hương cư dưới Ngũ Thần sơn.”
An Dung tướng mạo tuấn tú, vóc dáng cao to thong thả lên tiếng: “Các cung nhân được giữ lại đều là người đáng tin cậy, thần đã tuyển lựa kỹ càng rồi. Trước khi điện hạ vào ở Thừa Ân cung, có cần tuyển thêm một đợt mới không?”
Thiếu Hạo liền đáp: “Khỏi đi, chỉ có ta và vương tử phi thôi mà, các cung nhân còn lại, cộng thêm người của Thừa Hoa điện là đủ rồi.”
An Tấn xoa tay nói: “Đúng thế! Trước đây một người phụ nữ cần đến mười mấy kẻ hầu hạ, hiện giờ đã đuổi hết đám nữ nhân đó ra khỏi cung, đương nhiên chẳng cần nhiều nô tỳ như thế nữa. Thời gian tuyển nô tì, chi bằng nghĩ kế đánh giặc còn hơn.”
An Dung kéo tay ca ca rồi nhỏ nhẹ góp ý với Thiếu Hạo: “Quả thật hiện giờ chỉ có điện hạ và vương tử phi, nhưng sau khi đăng cơ, điện hạ sẽ phải lập thêm phi tần, cần có tỳ nữ hầu hạ các vị vương phi chứ.”
An Tấn trừng mắt, “Tuyển phi tần cái gì? Ta cảnh cáo tên tiểu tử đệ, chớ xúi bậy điện hạ mải mê nữ sắc, học mấy trò nhảm nhí!”
An Dung dở khóc dở cười, “Tuấn Đế các đời trước đều chọn nữ tử trong tứ bộ phong làm phi tần, Đại ca huynh tưởng rằng bọn họ xinh đẹp hơn người thật ư? Sau khi điện hạ đăng cơ, phải tiêu diệt kẻ địch, còn phải luận công ban thưởng cho quần thần nữa, Thanh Long bộ của chúng ta không nói làm gì, nhưng lòng trung của của Hy Hòa bộ đối với điện hạ, chẳng lẽ không cần báo đáp sao? Cách báo đáp tốt nhất là gì? Chẳng phải là tuyển nữ tử của Hy Hòa bộ vào cung, để hoàng tử tương lai mang huyết mạch Hy Hòa bộ sao? Thường Hy bộ e khó mà lôi kéo được, Bạch Hổ bộ lại kết bè với bọn Yến Long, Trung Dung, nếu điện hạ chọn phi tử trong Bạch Hổ bộ, chỉ sợ một nữ tử vào cung liền kéo theo vô số âm mưu.”
An Tấn nghe đến váng cả óc, bèn xua tay, hành lễ cáo từ Thiên Hạo, “Hai người cứ từ từ bàn bạc đi, hễ có đánh nhau nhớ đừng quên ta đấy.”
Thấy An Tấn đã lui ra, An Dung lại cười hỏi: “Điện hạ có cần thần để mắt chọn lọc nữ tử trong tứ bộ không? Tuy thân phận huyết thống là quan trọng nhất, nhưng dung mạo tính tình nhất định không làm ngài khó chịu đâu.”
Thiếu Hạo thẫn thờ nhìn theo hướng A Hành khuất bóng, chẳng nói chẳng rằng, hồi lâu mới buột miệng:
Y ngoảnh đầu, bắt gặp A Hành đang đứng lặng dưới gốc đào, hoa hồng mặt ngọc chiếu rọi lẫn nhau, nhưng ánh mắt nàng lạnh buốt như băng giá.
[1] Trích trong bài Cửu ca – Sơn quỹ của Khuất Nguyên. (ND)
Xi Vưu đưa A Hành về đến tận Triêu Vân phong. Nàng lưu luyến nhìn theo bóng hắn mãi tới khi khuất dạng mới ngoảnh lại, liền trông thấy Đại ca và Tứ ca đang đứng ngay sau lưng mình.
Xương Ý hỏi thẳng: “Muội nhớ ra Xi Vưu rồi ư?”
A Hành đỏ mặt lúng túng, nói không nên lời.
Đến lượt Thanh Dương hỏi: “Tìm muội khắp nơi không thấy, Thiếu Hạo sợ xảy ra chuyện gì bất trắc nên đã quay về Cao Tân rồi, muội vẫn định về Cao Tân đấy chứ?”
A Hành vội đáp: “Phải về chứ, mai muội về luôn.”
Thanh Dương thở phào nhẹ nhõm, định nói thêm gì đó nhưng lại thôi, Xương Ý liền chen vào hỏi: “Vậy muội và Xi Vưu…”
A Hành cúi đầu: “Tứ ca, muội tự biết chuyện của mình mà.”
Xương Ý nghe nói gật đầu, ôn tồn bảo: “Muội đến dập đầu từ biệt mẹ đi.”
Sau khi từ biệt Luy Tổ, A Hành đem theo Liệt Dương rời khỏi Triêu Vân phong. Nàng vẫn chưa vội về Ngũ Thần sơn ngay, mà đi thẳng đến Ngu uyên trước.
Hơn hai trăm năm trước, tuy chẳng cây cối chim thú nào sinh sôi được ở Ngu uyên, nhưng ngoại vi Ngu uyên vẫn có sông ngòi hồ ao, cây cối rậm rì, vậy mà từ khi một con yêu quái vừa giống hổ vừa giống cáo tới đây tu hành, cả miền này đã biến thành vùng đất chết, không nhú nổi cọng cỏ.
Chẳng rõ ai trồng, chỉ biết ngoại vi Ngu uyên có một rừng đào, quanh năm xanh tươi mơn mởn, không bao giờ héo khô, còn xua tan nắng hạn cho cả vùng. Mỗi khi đến mùa hoa đào nở, con yêu quái đó đều hú lên thê thiết suốt đêm, khiến trăm họ Thụ Sa quốc phải dựng tế đàn trong rừng đào tôn nó làm Tệ Quân, cầu xin nó đừng gieo hạn hán cho Thụ Sa quốc.
Tệ Quốc ở Ngu uyên ngày ngày tu luyện, sớm đã nhập Ma đạo từ lâu. Nhưng vì đủ thứ nguyên nhân, những người biết chuyện đều không hẹn mà cùng giấu giếm việc ở gần Ngu uyên có một con yêu quái đã thành ma.
Một con chim trắng khổng lồ lướt qua bầu trời đêm, xông qua màn khói đen vần vũ phía trên Ngu uyên, lượn quanh mấy vòng rồi đậu xuống vách đá tối thui.
A Hành từ trên lưng bạch điểu chậm rãi bước xuống, cười nói: “Cảm ơn Liệt Dương.”
Chỉ trong nháy mắt, bạch điểu đã biến thành một cậu nhỏ áo trắng chừng mười một mười hai tuổi, dung mạo đẹp như ngọc, hai mắt xanh biếc, mái tóc dài chấm eo, trắng toát.
Vạn vật đều coi Ngu uyên là nỗi kinh hoàng nhưng A Hành và Liệt Dương lại chẳng hề sợ hãi, chỉ mải lắng nghe từng tràng tiếng hú thê thiết từ xa vẳng lại.
Khói đen mờ mịt tràn lan khắp Ngu uyên, mênh mông chẳng thấy bến bờ, không một sinh vật nào sống nổi trong làn khói độc ấy, nhưng Tệ Quân vẫn sống ở đó suốt bao năm nay.
A Hành rơm rớm nước mắt, quay sang bảo đứa nhỏ: “Liệt Dương, gọi nó về đi.”
Liệt Dương liền rít lên một tiếng the thé chói tai, ngược hẳn với vẻ ngoài thanh tú xinh xẻo.
Tệ Quân đang bay lòng vòng giữa màn khói đen mịt mù, nghe thấy Liệt Dương gọi liền bối rối ngưng bặt tiếng kêu. Lần theo tiếng rít của Liệt Dương, nó bay thẳng về phía Đông, một hồi lâu mới thấy hai bóng người giữa làn khói đen đặc, tỏa ra khí thức vừa quen vừa lạ.
Tệ Quân chần chừ giảm bớt tốc độ, khụt khịt mũi đánh hơi như để xác định thật giả, thình lình nó hú lên mừng rỡ, toan nhào tới, nhưng rồi lại phân vân. Sống giữa Ngu uyên bao năm nay, nó chẳng còn là chú hồ ly đẹp đẽ đáng yêu thuở xưa nữa, giờ đây cả người nó đều hôi rình tanh tưởi, nanh chìa ra lởm chởm, gương mặt trở nên méo mó đáng sợ vô cùng.
Thấy A Tệ định lẩn đi, Liệt Dương liền nhào tới, biến nguyên hình rồi đậu xuống vai nó, vừa quang quác mắng mỏ vừa dang cánh đập lia lịa vào đầu nó.
A Tệ bị đánh đến choáng váng đầu óc, quên khuấy ý định lẩn tránh, bèn ngoan ngoãn bay đến trước mặt A Hành. Chợt nó ngượng ngùng co rúm người lại, như sợ máu mủ tanh hôi trên người mình dây sang A Hành, gương mặt hung ác đầy vẻ bồn chồn hồi hộp.
A Hành liền ngồi thụp xuống, ôm chầm lấy nó.
“Bất kể mày là tiểu yêu tinh A Tệ hay là ma thú Tệ Quân, dù biến thành thứ gì, mày vẫn là tiểu hồ ly biết bay của ta.”
Bao đau khổ và cô quạnh suốt hai trăm năm đợi chờ đằng đẵng đều tan biến theo một lời này.
A Tệ dụi đầu vào lòng A Hành, nước mắt lã chã.
“Sao mày lại đợi ở Ngu uyên? Ai cũng bảo Hồ tộc thông minh, thế mà mày chẳng thừa hưởng được tí gì cả? Ngốc ạ!” A Hành vuốt ve những vết thương chi chít trên mình A Tệ, khóc nức lên.
Tuy A Tệ đã nhập ma, dáng vẻ hung ác nhưng tâm tư vẫn rất đơn thuần, thấy A Hành đau lòng, nó liền nghiêng đầu nhìn nàng, híp mắt lại thành hai vành trăng nhỏ cong cong, ve vẩy cái đuôi xù, định chọc nàng cười.
A Hành vẫn rầu rầu, A Tệ cau mày nghĩ ngợi giây lát rồi ngẩng đầu gầm lên với Liệt Dương, bày ra ma tướng cực kỳ đáng sợ.
Liệt Dương bị bất ngờ, sợ đến nhảy dựng cả lên, mặt mày tái mét.
A Tệ lấy làm đắc ý, tựa vào người A Hành vênh mặt cười hăng hắc, ha ha ha, Liệt Dương cũng biết sợ nó rồi!
Bị A Tệ hù dọa, Liệt Dương nổi giận rít lên một tiếng rồi xông tới, khạc ra cả chuỗi cầu lửa tấn công A Tệ, A Tệ lập tức co giò bỏ chạy, Liệt Dương đuổi sát sau lưng, cả hai lại chí chóe nhau, hệt như mấy trăm năm trước.
Thấy cảnh tượng ấy, A Hành nín khóc phá ra cười, đợi chúng nó giỡn chán chê, nàng bèn gọi: “Lại đây, mình về Cao Tân đi.”
Liệt Dương trợn mắt, nó vốn chẳng có thiện cảm với Thiếu Hạo, cũng chán ghét Cao Tân. Chỉ riêng A Tệ mừng rỡ chạy lại với A Hành, miễn là được sống cùng với A Hành và Liệt Dương thì ở đâu cũng thế cả.
Cuối tháng Bảy, chính đương độ nắng chiếu sen hồng thấm vị riêng[1]. Cao Tân nhiều hồ nhiều sen, dân chúng rất chuộng hoa sen, đi đến đâu cũng thấy bát ngát lá xanh, hương thơm ngan ngát. Đã hai trăm năm không tiếp xúc với thế nhân, A Hành bèn dắt theo A Tệ và Liệt Dương thong thả tản bộ giữa đêm thanh, vừa thưởng thức phong cảnh nhân gian vừa tìm hiểu tình hình Cao Tân hiện tại.
[1] Câu thơ trích trong bài Sáng sớm rời chùa Tịnh Từ tiễn Lâm Tử Phương của Dương Vạn Lý (1127 – 1206). (ND)
Nàng về gần đến Ngũ Thần sơn, Thiếu Hạo nhận được tin báo liền tự mình ra đón, y cũng chẳng nhắc tới chuyện Xi Vưu, chỉ hỏi thăm nàng đi đường có được bình an.
A Hành ôm A Tệ hỏi thẳng: “Chàng có thể tìm cách giúp bọn thiếp vào Thang cốc được không? Thiếp muốn trị những vết loét vì ma khí xâm thực trên người nó, mấy hôm nay đã tìm hái được vài loại thảo dược trong núi rồi, chỉ cần thêm nước của Thang cốc nữa thôi.” Thang cốc là thánh địa của Cao Tân, không dễ vào được, hơn nữa hiện giờ A Tệ lại bị coi là ma vật.
Thiếu Hạo mau mắn đáp: “Không vấn đề gì, vừa khéo bây giờ ta đang phụ mệnh phụ vương canh giữ Thang cốc.”
A Hành kinh ngạc vô cùng, Thang cốc là nơi hoang vắng ở cùng trời cuối đất, canh giữ Thang cốc có khác nào lưu đày? Nhưng thấy Thiếu Hạo không định giải thích, nàng cũng chẳng vặn hỏi nguyên do.
Giữa đêm khuya thanh vắng, A Hành dẫn A Tệ tới thẳng Thang cốc.
Thang cốc là chốn mặt trời lên, nguồn nước ở đây có thể nói là tinh khiết nhất trong thiên hạ. A Tệ vừa bị nhúng xuống nước đã run lẩy bẩy vì đau, A Hành và Liệt Dương phải mỗi người một bên ôm chặt lấy nó, A Hành vừa dịu dàng hát cho nó nghe như như dỗ trẻ nít vừa nhỏ nhẹ: “A Tệ ngoan nào, gắng chịu một chút, một chút nữa thôi là được mà.”
Mãi đến hết một tuần trà, nàng mới cho phép A Tệ lên bờ. A Tệ đau đến lả cả ra, Liệt Dương nhìn nhỏ người nhưng rất khỏe, liền vác A Tệ lên “hòn đảo” do chín gốc phù tang chụm lại.
Thấy A Tệ run cầm cập vì đau, Thiếu Hạo bèn đặt tay lên trán nó, cơn đau trên mình A Tệ được năng lượng thủy linh nhu hòa xoa dịu, nó ngủ thiếp đi.
Liệt Dương thấy A Tệ đã ổn bèn biến lại nguyên hình, rúc vào giữa đám lá gà gật ngủ.
A Hành xách một xô tướng ăm ắp thuốc vừa sắc lại, bắt đầu bôi thuốc cho A Tệ.
Thiếu Hạo ngồi dưới bóng trăng, lặng lẽ gảy đàn. Tiếng đàn dịu dàng như ru, dẫn dắt linh lực trong mình A Tệ hấp thụ dược tính.
Bôi xong thuốc, A Hành rửa sạch tay rồi ngồi xuống bên Thiếu Hạo. Thiếu Hạo mỉm cười, tiếp tục gảy đàn.
Hoa phù tang đỏ rực như từng ngọn đèn lồng lung linh đầy cành, Thiếu Hạo vận bạch y ngồi dưới gốc cây, toát lên khí chất tao nhã vô song, đến nỗi ánh trăng lạnh lẽo rọi xuống người y cũng trở nên ấm áp. Vậy mà con người tài hoa xuất chúng, ý chí cao vời đó lại bị biếm đi tận cùng trời cuối đất canh giữ Thang cốc.
A Hành khẽ hỏi: “Thiếp nhớ hai trăm năm trước quan hệ giữa chàng và phụ vương đã có phần dịu lại, sao giờ thành ra thế này? Chàng làm gì mà phụ vương căm ghét chàng đến thế?”
Thiếu Hạo dừng tay gảy đàn: “Sau khi nàng rớt xuống Ngu uyên, Hậu Thổ đánh Chúc Dung trọng thương, Chúc Dung phải trốn vào cổ trận của Thần Nông. Dẹp được chướng ngại vật lớn nhất, Xi Vưu bắt đầu thả sức làm theo ý mình. Chắc nàng cũng nghe nói, hai trăm năm nay đã có mấy mươi gia tộc bị hắn diệt môn chứ? Dưới chính sách tàn khốc của hắn, chế độ cũ ở Thần Nông đã bị đánh đổ hoàn toàn. Thần Nông hiện giờ vô cùng thịnh vượng, ai ai cũng phát huy được sở trường. Nhìn Thần Nông biến đổi từng ngày, ta nhất thời nôn nóng, định dựa vào quân đội trong tay, cưỡng chế thúc đẩy Cao Tân cải cách. Nào ngờ bọn Yến Long lại gièm pha đơm đặt, khiến phụ vương đùng đùng nổi giận, cho rằng ta có lòng soán vị, cấm ta can dự vào việc triều chính, còn sai đi trấn giữ Thang cốc.”
“Chẳng phải Yến Long đã mất một cánh tay rồi sao?”
“Hắn mất một cánh tay, công lực suy giảm dần, nếu là người khác, hẳn cũng chẳng coi trọng kẻ tàn phế quá nửa như vậy nữa, nhưng phụ vương ta xưa nay nặng tình, lại càng thương Yến Long hơn cả khi xưa. Mấy năm gần đây, phụ vương thường nói với chúng thần, ‘Trong tất cả các con, Yến Long giống ta hồi trẻ nhất’, bọn họ hết thảy đều hiểu ý phụ vương.” Thiếu Hạo thở dài, mặt buồn hiu hắt, “Tính tình phụ vương dịu dàng đa cảm, thích xem mỹ nhân ca vũ, ham đọc thơ văn tài tử, quả thật ta không giống với phụ vương, khiến ngài rất thất vọng. Thêm nữa, hẳn phụ vương cũng biết Hiên Viên Bạt trong Thừa Hoa điện là giả nên chẳng coi ta ra gì.”
“Chàng cam lòng trấn giữ Thang cốc hoang vu này mãi mãi, đợi Yến Long đăng cơ ư?”
Thiếu Hạo khẽ cười, “Đương nhiên không rồi, ngày Yến Long đăng cơ chẳng những là ngày chết của ta, mà còn là ngày chết của cả Cao Tân tộc. Ta chết chỉ là việc nhỏ, nhưng quyết không thể để Cao Tân diệt tộc được!”
“Vậy chàng tính…”
Nụ cười của Thiếu Hạo thoáng vẻ lạnh lùng, “Ta định nhờ nàng giúp một việc.”
“Giúp việc gì cơ?”
“Cao Tân tộc đã có lịch sử mấy vạn năm, trải qua Bàn Cổ đại đế đến giờ, chuyện tranh đấu trong cung đình tiếp diễn liên miên nên thần khí nghiệm độc bao giờ cũng sẵn, chẳng chất độc nào lọt lưới được. Có lẽ chỉ có Thần Nông Thị nếm mọi loại cây cỏ, lấy thân thử độc mới có cách mà thôi. Bởi vậy ta muốn nhờ nàng phối chế giùm ta một loại thuốc có thể lọt qua mọi thần khí thẩm tra, không cần lấy mạng đối phương, chỉ cần khiến hắn dần dần mệt mỏi ốm yếu, phải nằm liệt giường là được.”
Hiểu ý Thiếu Hạo muốn ép Tuấn Đế thoái vị, A Hành làm thinh không nói.
Thiếu Hạo nói tiếp: “Ngũ Thần quân của phụ vương suốt ngàn năm nhàn hạ quen thân, chỉ còn cái vỏ bề ngoài, kỳ thực bên trong đã mục ruỗng từ lâu, chẳng có gì đáng ngại. Tuy Yến Long nắm hai bộ Thường Hy và Bạch Hổ, nhưng Thanh Long bộ huyết mạch của ta mới là bộ tộc thiện chiến nhất trong bốn bộ, nhờ Nặc Nại giúp sức, Hy Hòa bộ cũng hoàn toàn quy thuận ta rồi. Nếu muốn phát động binh biến không phải là không được, có điều ta chẳng muốn động vũ lực, bởi một khi binh biến xảy ra, đôi bên sẽ phải trở mặt sống mái với nhau cho tới khi một trong hai phe chết sạch mới thôi, như vậy dù ta có chấp nhận, những tướng quân theo ta mưu phản há yên lòng được ư? A Hành, ta không muốn làm hại phụ vương, đây chính là phương pháp vẹn cả đôi đàng đấy!”
Thiếu Hạo khẽ gảy mấy dây đàn, ánh mắt thăm thẳm bi thương: “Hơn hai ngàn năm nay, lúc nào phụ vương cũng nơm nớp đề phòng ta soán vị. Thật ra ta chưa hề nghĩ tới chuyện đó, chỉ một lòng một dạ muốn phò tá phụ vương, muốn làm một đứa con ngoan ngoãn, nào ngờ cuối cùng lại đến ngày này, tất cả trở thành sự thật! Có lẽ các sử quan đời sau sẽ ghi chép rằng ta là kẻ lòng lang dạ sói, nuôi chí làm phản, ủ mưu bao năm mới hành sự. Nếu sau này ta có con trai cũng chẳng biết phải giải thích thế nào với nó, có lẽ nó cũng vĩnh viễn không thể thông cảm cho ta. A Hành, thật lòng ta không muốn đi đến bước này, nhưng ta đã bị ép vào đường cùng rồi! Bọn Yên Long đẩy ta đến Thang cốc rồi vẫn chưa chịu buông tha, mấy năm nay chúng ngày đêm nghĩ cách làm tan rã Thanh Long bộ, nếu ta còn khoanh tay ngồi nhìn, những người một lòng một dạ đi theo ta sẽ bị Yến Long hại chết hết, sau cùng cả ta cũng không tránh khỏi cái chết!”
Nếu Thanh Long bộ tan rã thì dù Nặc Nại muốn giúp Thiếu Hạo, Hy Hòa bộ chắc chắn sẽ không ủng hộ một tên vương tử cầm chắc thất bại, để tự bảo vệ mình, bọn họ ắt sẽ quy thuận Yến Long. A Hành ngẫm nghĩ hồi lâu rồi dịu giọng: “Thiếp hiểu tình cảm của chàng mà, thôi, để thiếp giúp chàng!”
Dù cả thiên hạ không dung thứ, chỉ cần một người hiểu cho mình thôi cũng đủ. Nghe được câu nói này, nỗi đau thương trong lòng Thiếu Hạo cũng vơi đi nhiều, y bất giác nắm chặt tay nàng, “A Hành, đa tạ nàng! Ta thật lòng nghĩ…”
A Hành khẽ rút tay ra: “Chàng cần gì phải khách khí? Lẽ nào chàng quên giao ước giữa chúng ta lúc mới kết hôn rồi ư? Chúng ta là đồng minh, hôm nay thiếp giúp chàng, ngày sau chàng cũng phải giữ lời hứa của mình đấy.”
Thiếu Hạo vô cùng thông minh, vừa nghe liền phát hiện A Hành đã nhớ ra mọi chuyện, cũng hiểu ngay ý nàng, lòng cảm thấy vô cùng khó tả, nhưng y vẫn gắng giữ vẻ thản nhiên, thu tay vào trong áo, hờ hững hỏi: “Nàng nhớ ra tất cả rồi sao?”
“Ừm.” A Hành đỏ bừng mặt, áy náy do dự hồi lâu, như thể nghĩ ngợi gì đó, “Thiếp…” Thấy A Hành lúng túng, Thiếu Hạo liền mỉm cười, ôn tồn cắt lời nàng: “Ta sẽ giữ lời. Trời sáng đến nơi rồi, nàng ở đây lâu không tiện đâu, mau về nghĩ đi, để ta đi xem A Tệ thế nào.”
A Hành đi được một quãng, chợt quay lại nhìn, dưới ánh trăng, Thiếu Hạo ngồi xuống xếp bằng giữa rợp bóng hoa phù tang đỏ rực, đối mặt với bao la sóng biếc, bạch y phất phơ trong gió, tiếng đàn mạnh mẽ như đẽo vàng cắt ngọc, đầy hùng tâm tráng chí của kẻ sắp bước lên ngôi trị vì thiên hạ, nhưng cũng dằng dặc cô đơn lạc lõng.
Theo lời Thiếu Hạo, vương thất Cao Tân trải qua mấy vạn năm đấu đá lẫn nhau trong cung đình đã tích lũy được không ít kinh nghiệm, quy trình kiểm soát dược tính vô cùng chặt chẽ hoàn chỉnh, muốn chế ra một loại độc dược có thể lọt qua cửa thẩm tra lại chỉ vừa đủ khiến cho người ta ốm liệt thật chẳng dễ chút nào. A Hành lôi Thần Nông Bản Thảo Kinh ra đọc từ đầu đến cuối, từ cuối lên đầu, cuối cùng chỉ chế ra được một loại thuốc tương đối phù hợp với yêu cầu của Thiếu Hạo.
Nàng giao thuốc cho y, căn dặn: “Thuốc này chỉ có thể tạm coi là phù hợp với yêu cầu của chàng thôi, thành phần chủ yếu lấy từ máu A Tệ, nó sẽ hủy hoại linh lực của người trong Thần tộc từng chút một, giống như Ngu uyên vậy, khiến người ta dần dần bải hoải toàn thân, hành động bất tiện.”
Thiếu Hạo hỏi: “Có thuốc giải không?”
“Nó không phải là thuốc độc nên cũng không có giải dược. Chỉ cần ngừng hạ độc, dần dần thân thể sẽ tự hồi phục, người khỏe khoắn trở lại. Ta chế ra hai lọ, theo ý chàng.”
Thiếu Hạo cẩn thận cất thuốc đi: “Cảm ơn nàng.”
“Chúng ta là đồng minh, chỉ cần chàng nhớ giữ lời thề của mình là được.”
“Ta nhất định sẽ nhớ!”
Dưới sự sắp xếp của Thiếu Hạo, “bệnh tình” của A Hành bắt đầu thuyên giảm, mỗi lần thầy thuốc trong cung tới thăm mạch đều có lời chúc mừng hai người, theo đó, tin Đại vương tử phi đang khá dần lên cũng lan truyền khắp trong ngoài cung.
Tuy Thiếu Hạo thất thế nhưng A Hành vẫn là vương cơ duy nhất của Hiên Viên tộc, từ sau khi nàng khỏe lại, thiếp mời dự đủ các tiệc bắt đầu tới tấp theo nhau bay đến.
Nghĩ tới việc “Hiên Viên Bạt” trước đây đã nằm liệt giường hai trăm năm, A Hành cũng không dám ra vẻ khỏe như vâm ngay, hầu hết tiệc tùng nàng đều lấy cớ thân thể còn yếu để từ chối, nhưng có những buổi tiệc không thể không đi, bởi nàng nhất định phải chứng minh mình là Hiên Viên Bạt thật sự.
Thấy Tuấn Hậu tuyên triệu mình vào cung gặp mặt, A Hành hiểu ngay mình sắp bị kiểm chứng thân phận.
Nàng bèn trang điểm lộng lẫy, lên xe đi bái kiến Tuấn Hậu.
Xe đến cửa điện thì dừng lại, tên tùy tùng bên cạnh cười giải thích: “Vương tử phi vừa khỏi bệnh, vốn dĩ nên cho xe thẳng tiến thẳng vào trong điện để vương tử phi đỡ mệt, nhưng đây là quy củ, bề tôi đến cửa điện phải xuống xe đi bộ, hiện giờ Tuấn Đế chỉ ban cho mình Nhị điện hạ được ngồi xe vào tấn kiến thôi.”
Đám người hầu hạ trong cung luôn là những kẻ giỏi xét mặt đón ý, mềm nắn rắn buông nhất trên đời, A Hành lẽ nào không hiểu ý bọn chúng. Xem ra Tuấn Đế rất căm ghét Thiếu Hạo, đến nỗi ghét lây sang cả con dâu. Nàng bèn cười nhạt bước xuống xe: “Bao năm nay ta không đến thỉnh an mẫu hậu được, quả thật chưa tròn đạo hiếu, xuống xe đi bộ vào là phải lẽ thôi.”
Cả tòa cung điện rộng mênh mông, choán gần hết ngọn núi, A Hành lại muốn chóng xong nên rảo bước đi thật mau. Đến vườn Y Thanh, vẫn chưa thấy Tuấn Hậu ở đó, chỉ nghe đám thị nữ bẩm: “Tuấn Hậu đang rửa mặt chải đầu, xin vương tử phi đợi một lát.”
Cao Tân nằm về phía Đông Nam, khí hậu ôn hòa, mùa đông ấm áp chẳng kém tiết xuân ở những nước phương Bắc, còn mùa hạ lại nóng nực oi nồng. Tuy nhiên Ngũ Thần sơn nằm giữa biển, gió biển thổi vào xua tan phần nào cái nóng nên không tới nỗi nóng nực lắm, thêm vào đó, cung điện ở đây cũng được thiết kế theo phong cách kiến trúc Cao Tân để tránh nóng.
Phỏng theo lối thiết kế đó, khắp nơi trong vườn Y Thanh đều xum xuê cây cối, nhan nhản ao hồ, hoặc thác nước, hoặc khe suối, quanh co uốn lượn, lăn tăn dập dềnh, nhỏ thì không tới một thước, lớn thì đủ để chèo thuyền.
A Hành đợi đến phát chán, trong thấy trong vườn không có ai, bèn men theo dòng suối lững thững đi vào.
Càng đi sâu vào trong, phong cảnh càng thêm đẹp, hai bên là suối chảy róc rách, thế núi uốn lượn, trúc xanh tùng biếc, cây cối um tùm, dăm ba cánh hạc tiên lội dưới suối kiếm ăn, dáng dấp tiêu sái, nhìn thấy A Hành cũng chẳng hề hoảng hốt.
Sâu trong bờ nước là một rừng trúc xanh biêng biếc, trùng trùng điệp điệp, thấp thoáng bóng nam tử bạch y nửa nằm nửa ngồi tựa lưng vào tảng đá say sưa ngủ, cuốn sách lụa phủ trên mặt. Dưới con suối cách đó không xa, hai cặp uyên ương đang bơi qua bơi lại giỡn nước, quấn quýt sánh đôi, nhởn nhơ thoải mái.
A Hành toan trở gót quay lui nhưng chẳng kịp, nam tử kia đã tỉnh giấc nhỏm người dậy, cuốn sách trên mặt rơi xuống để lộ dung mạo thanh nhã, khí độ xuất trần, dưới bóng trúc mờ mờ, quang âm dào dạt, chẳng khác nào ẩn giả trong núi.
Nhận ra Thiếu Hạo, A Hành tươi cười tiến lại.
Nam tử kia lơ mơ hé mắt nhìn, vẻ mặt bực bội ra mặt vì mất giấc mộng đẹp. Nhìn nghiêng người này giống Thiếu Hạo như đúc, nhưng A Hành lập tức nhận ra ông ta không phải Thiếu Hạo! Thiếu Hạo chưa bao giờ giận ra mặt, nhất định cũng chẳng bao giờ bực bội vì những chuyện nhỏ thế này.
Nghe tiếng bước chân, nam tử kia liền quay lại, tuy dung mạo người đó rất giống Thiếu Hạo nhưng khí chất đôi bên khác hẳn nhau, nam tử này chỉ có vẻ dịu dàng tình tứ như nước, thiếu nét cứng rắn trầm ổn tựa như núi của Thiếu Hạo.
A Hành vội quỳ xuống thỉnh an, “Phụ vương.”
Tuấn Đế nhìn nàng, trầm ngâm một thoáng mới nhận ra, “Sao con lại đến đây?”
A Hành không biết Tuấn Hậu triệu mình vào cung có việc gì nên chẳng dám nói bừa: “Nhi thần tiến cung bái kiến mẫu hậu nhưng người đang bận việc, thấy phong cảnh bên suối đẹp quá, nhi thần bèn tản bộ ngắm cảnh, nào ngờ lại kinh động phụ vương, xin phụ vương xá tội.”
Tuấn Đế hỏi: “Cảnh đẹp ư? Đẹp thế nào? Nếu con trả lời được thì miễn tội, bằng không ta cũng trị luôn Thiếu Hạo tội bất kính, cùng với con.”
A Hành cười đáp: “Tâu phụ vương, vườn này tên Y Thanh, chỉ riêng cái tên đã lột tả hết vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây rồi. Quả là ‘gió nhẹ mưa phùn nào rát mặt, ấm mềm vạt áo lúc oi nồng.’”
Tuấn Đế điềm đạm nói: “Tên vườn này do ta đặt, con đã thích nơi này, ta sẽ dẫn con đi dạo một vòng. Bốn chữ ‘gió nhẹ mưa phùn’ thoạt nghe rất đơn giản nhưng người thật sự hiểu được chẳng có mấy ai, con người ta có khi nào chịu bình thản tĩnh tâm mà thưởng thức cảnh sắc đâu.”
A Hành theo Tuấn Đế cùng tản bộ ngắm cảnh, vừa đi Tuấn Đế vừa chỉ cảnh trí, giảng giải cho nàng nghe hết lai lịch từng hòn đá khóm hoa nơi đây. Từ nhỏ, nàng lớn lên cùng vị Tứ ca thông hiểu thơ từ ca múa, chim cá lá hoa, nên mấy thú chơi đó nàng cũng chẳng kém ai, về sau lại học được Thần Nông Bản Thảo Kinh, cực kỳ tinh thông các loại hoa thơm cỏ lạ, đôi bên càng thảo luận, nàng càng hợp chuyện với Tuấn Đế, khiến ông mừng như bắt được tri âm.
Đột nhiên Tuấn Đế bất ngờ hỏi: “Sao con bệnh suốt hai trăm năm thế?”
Vấn đề này Thiếu Hạo đã dặn nàng kỹ cách trả lời, nhưng giờ đây, đối diện với con người ôn tồn hòa nhã, chẳng hề giống một vị đế vương, A Hành lại không sao nói nên câu được. Im lặng càng lâu, nàng càng lúng túng chẳng biết phải trả lời như thế nào cho phải, lý do mà Thiếu Hạo sắp sẵn cũng không thể áp dụng được nữa, A Hành cứ bồn chồn bứt rứt nghĩ cách đến nỗi lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi.
Thấy nàng không trả lời, Tuấn Đế chẳng những không bắt lỗi mà ngược lại còn tỏ ra vui mừng, mỉm cười nói: “Cũng nực cười thật, vương thất Cao Tân xưa nay xem trọng lễ nghi, ưa thích những thứ đẹp đẽ thanh tao, ta lại là nhân tài kiệt xuất trong số đó, từ nhỏ đã lấy làm tự phụ về dung mạo tài hoa của mình, bất luận một khóm hoa hay một người con gái đều yêu cầu phải thật hoàn mỹ, thậm chí còn xem mặt đặt tên quần thần, ưu ái những kẻ bề ngoài xuất chúng, lời nói lịch thiệp. Trong tất cả các con trai, ngoại hình Thiếu Hạo giống ta nhất, vừa ra đời lại mất mẹ nên ta luôn yêu thương nó, giữ nó bên mình, gần như cầm tay chỉ dạy cho nó mọi thứ, tiếc rằng càng lớn nó càng trở nên xa lạ. Con với nó…” Tuấn Đế lắc đầu, “không hợp nhau chút nào.”
A Hành vừa kinh ngạc vừa sợ hãi đến cứng đờ cả người, mồ hôi lạnh toát ra đầm đìa.
Tuấn Đế khẽ thở dài, vẻ mặt chất chứa sầu muộn, “Nhưng trong vương thất có được mấy cặp vợ chồng hòa hợp với nhau đâu? Hầu hết đều là người lừa ta, ta gạt người, lấy hạnh phúc giả tạo che mắt người đời vậy thôi.”
Bấy giờ A Hành mới dám thở phào nhẹ nhõm, khôi phục tri giác.
Tuấn Đế ngồi xuống phiến đá bên bờ suối, “Gần đây chẳng hiểu sao ta hay bị mệt đột ngột, người ngợm bải hoải, chẳng có sức lực gì cả.” Đoạn ông chỉ phiến đá đối diện, “Con cũng ngồi xuống đi!”
Hai ả thị nữ từ đâu hớt hải chạy đến, vẻ mặt hoảng hốt quỳ xuống thỉnh tội với Tuấn Đế: “Tuấn Hậu đang đợi vương tử phi, nô tỳ đi tìm mấy vòng mà chẳng thấy, không ngờ vương tử phi lại đi cùng bệ hạ.”
A Hành vội hành lễ với Tuấn Đế xin cáo lui, Tuấn Đế gật gật đầu, tỏ ý cho phép.
Đi một quãng xa, A Hành mới dám len lén ngoảnh lại, thấy Tuấn Đế vẫn ngồi lặng bên dòng suối, ngơ ngẩn đối diện với bóng mình dưới nước.
Tuấn Hậu vừa trong thấy A Hành đã vồn vã thân mật, một mực giữ nàng lại đến tối để dự tiệc.
Tiệc tối có đông đủ tất cả vương tử phi và vương cơ, ai nấy đều mượn lối đùa cợt nô giỡn giữa đám phụ nữ khuê phòng để thăm dò xem Hiên Viên Bạt là thật hay giả.
Hiên Viên Bạt vốn là vàng thật, đương nhiên không sợ lửa, hễ binh đến tướng ngăn, nước lên đất chặn.
Yến tiệc còn huyên náo đến nửa đêm, tới giờ đóng cửa cung mới giải tán.
Hiên Viên Bạt vừa ra khỏi cửa điện, thị vệ đã tươi cười đánh xe đến.
Nàng thoáng ngạc nhiên bèn vén rèm lên nhìn, thấy Thiếu Hạo ngồi bên trong bèn nhảy lên xe, “Sao chàng lại đến đây?”
Y đáp: “Nàng đi suốt cả ngày, ta không yên tâm.”
“Mẫu hậu thăm dò cả ngày nay, hẳn đã tin thiếp chính là Hiên Viên Bạt rồi. À phải, hôm nay thiếp gặp phụ vương.”
“Phụ vương khỏe không?”
“Phụ vương dắt thiếp đi ngắm hoa lan ngài trồng, thiếp nức nở khen ngài mát tay trồng lan, thoạt đầu ngài còn tưởng thiếp nịnh hót, về sau nghe thiếp phân tích rành rọt nguyên do, ngài có vẻ vui lắm. Thiếp cùng phụ vương đi tản bộ một quãng, ngài bắt đầu thấm mệt, thiếp…” A Hành ngập ngừng, vẻ mặt buồn bã, “Thiếp thấy rất áy náy, phụ vương không phải người xấu, thậm chí ngài ấy còn tốt hơn rất nhiều, rất nhiều người…”
Thiếu Hạo thuyết phục nàng: “Phụ vương là công tử phong lưu nhàn tản, chỉ thích thưởng thức thư họa ca múa, bình phẩm chim cá lá hoa, cuộc sống của ngài sau này vẫn sẽ được giữ nguyên như bây giờ mà.”
Sẽ giữ nguyên được thật ư? Mong là thế! A Hành làm thinh không nói nữa, Thiếu Hạo cũng nín lặng ngồi yên.
Xe về đến cổng Thừa Hoa điện, A Hành tưởng Thiếu Hạo sẽ âm thầm trở về Thang cốc, nào ngờ y đột nhiên nói: “Tối nay nàng có khách quý tới thăm, ta không tiện vào cùng. Nàng cứ đi vào bình thường, đến hoa phòng đợi ta. Ta sẽ lặng lẽ lẻn vào phủ rồi tới hoa phòng gặp nàng.” Nhớ khi xưa, vì A Hành thích trồng hoa tỉa lá nên Thiếu Hạo đã xây dựng hoa phòng này cho riêng nàng, kẻ không biết chỉ cho là hành vi xa hoa vung tiền lấy lòng vợ đẹp, kỳ thực bên trong được Nặc Nại thiết kế đủ mọi loại cơ quan, có thể nói, đây chính là mật thất để Thiếu Hạo bàn bạc những việc quan trọng, tránh tai mắt người đời.
A Hành cười khổ não, Thiếu Hạo quả thật đã bị Yến Long và Tuấn Đế ép tới đường cùng, đến nỗi phủ đệ của chính mình mà cũng chẳng được đàng hoàng bước vào, phải lén lén lút lút như kẻ trộm. Nàng rầu rĩ hỏi: “Ở Cao Tân, thiếp có thể có khách quý gì đây?”
Thiếu Hạo cười bí ẩn, “Đợi đến lúc nàng sẽ biết.”
A Hành trở về phòng thay y phục tắm rửa rồi thong thả ăn chút đồ lót dạ, xong xuôi mới xách lẵng hoa và kéo, lấy cớ muốn cắt vài đóa hoa tươi đặt bên giường cho dễ ngủ, lững thững đi tới hoa phòng.
Một cô gái lạ mặt, dung mạo thanh tú, dịu dàng diễm lệ đang đứng trong bóng tối hoa phòng, thấy nàng bước vào liền tiến lại hành lễ: “Nô tỳ tên gọi Khấp Nữ, là thị nữ của Nặc Nại tướng quân. Nặc Nại tướng quân đang đợi Vương tử phi.”
Té ra là y! A Hành gật đầu. Khấp Nữ liền xăng xái đi trước dẫn đường, trông có vẻ thông thuộc các cơ quan ở đây hơn cả vị chủ nhân này, xem ra Nặc Nại rất tin tưởng ả. Thấy A Hành âm thầm quan sát mình, Khấp Nữ ngoảnh lại cười: “Nghe tên nô tỳ vương tử phi thấy lạ phải không? Cha nô tỳ một lòng muốn có con trai, nhưng trong nhà lại sinh tất cả chín chị em gái, đến nô tỳ là đứa thứ mười, cha suýt nữa định vứt nô tỳ đi, ngay đến cái tên cũng không buồn đặt. Nô tỳ chẳng được ăn no, ngày đêm cứ khóc lóc nhèo nhẹo, mọi người đều gọi nô tỳ là Khấp Nữ. Hai trăm năm trước, không chịu nổi ngược đãi, nô tì bèn bỏ trốn khỏi nhà, may sao lúc bệnh nặng sắp chết thì gặp được Nặc Nại tướng quân, mới có chỗ nương nhờ. Bởi nô tỳ là nữ tử, không gây chú ý nên lâu nay nô tỳ thường xuyên yểm trợ cho tướng quân tới đây gặp Đại điện hạ.”
A Hành khen ngợi: “Nặc Nại tướng quân là nhân tài xuất chúng, nay thị nữ của y cũng là vạn người chọn một.”
Khấp Nữ dịu dàng cười, mở cửa cho A Hành: “Tướng quân đang đợi bên trong, mời vương tử phi vào, nô tỳ sẽ đứng ngoài.”
Hai người ngồi trong phòng nghe tiếng động đều đứng cả dậy, một kẻ chính là Nặc Nại dung mạo tuấn tú, phong thái phiêu dật, người kia chính là một nữ tử dung mạo bình thường, trông thấy A Hành, nàng liền gỡ mặt nạ bằng nhân diện tằm xuống.
“Vân Tang tỷ tỷ!” Nhận ra Vân Tang, A Hành reo lên mừng rỡ, nhào tới ôm chặt lấy nàng.
Vân Tang rưng rưng nước mắt, xem ra còn kích động hơn cả A Hành, “Muội không biết bao năm qua ta khổ sở chừng nào đâu.”
“Hiện giờ muội đã bình an vô sự rồi mà.”
Vân Tang nắm chặt lấy tay nàng, chăm chú nhìn A Hành từ đầu đến chân, cười nói: “Đúng là muội rồi, ta phải viết thư ngay cho Hậu Thổ để hắn khỏi áy náy buồn rầu nữa, bao năm nay tên ngốc đó cứ dằn vặt mình không thôi.”
A Hành ngẩn người một thoáng mới hiểu ra: “Tỷ cho muội gửi lời hỏi thăm hắn nhé,” đoạn cười hỏi tiếp: “Sao tỷ tỷ lại đến đây?”
Vân Tang đỏ bừng mặt khẽ thì thào: “Ta đã ở Cao Tân một thời gian rồi.”
A Hành nghe nói liền nhìn sang Nặc Nại, mím môi nén cười. Vân Tang gắng lấy lại bình tĩnh nói tiếp: “Trên Tử Kim đỉnh, tên khốn Xi Vưu bắt ta thề không can dự vào triều chính nữa, bằng không sẽ chết chẳng toàn thây! Ta ở lại Thần Nông cũng chẳng có việc gì làm, tới Cao Tân thăm thú thì có vấn đề gì chứ?”
A Hành xua tay, “Không có gì, không có gì.”
Nặc Nại bước lên hành lễ với nàng, “Hôm nay tôi đưa Vân Tang tới đây một là để nàng tận mắt thấy vương tử phi, từ rày yên lòng khỏi lo lắng, hai là muốn cầu xin vương tử phi một việc.”
Vân Tang liền nói: “Ta đi xem sao mãi Thiếu Hạo chưa tới.” Nói rồi nàng vội vã đeo mặt nạ lên, rời khỏi mật thất.
Nặc Nại mời nàng ngồi xuống, thong thả nói: “Vương tử phi chớ thấy Vân Tang chửi rủa Xi Vưu mà lầm, thật ra trong lòng nàng biết rõ, Xi Vưu là muốn tốt cho nàng. Chúc Dung bất ngờ bế quan, Xi Vưu không còn trở ngại gì, lập tức thực hiện cải cách. Nhờ phương pháp cứng rắn của hắn, mấy chục năm trước Thần Nông đã ổn định cục thế. Có điều Vân Tang giờ đây chỉ còn lại Viêm Đế là ruột rà máu mủ, vương tử phi biết tính nàng rồi đó, nàng làm đại tỷ đã quen, chuyện gì cũng không yên tâm, chuyện gì cũng lo lắng, chỉ mãi nghĩ cho người khác mà quên cả bản thân mình, dù tôi có khuyên thế nào nàng cùng không đành lòng bỏ rơi Viêm Đế, lại thêm Cộng Công và Hậu Thổ cứ tới tìm Vân Tang nhờ giúp đỡ. Hết cách, ta đành tới nhờ Xi Vưu, nói rõ tình cảm của ta dành cho Vân Tang, hy vọng Vân Tang có thể yên lòng mà sống. Xi Vưu thật không hổ là đại trượng phu! Hắn chẳng nể nang tiếng vong ân phụ nghĩa, buộc Vân Tang phải thề độc không được tham gia triều chính. Nhìn bề ngoài làm vậy có vẻ tàn nhẫn vô tình, nhưng thực ra đó là vì muốn tốt cho Vân Tang, vừa buộc nàng dứt ra, vừa khiến bọn Hậu Thổ thấy Vân Tang không còn giá trị lợi dụng, để chúng khỏi kéo nàng vào vòng tranh đấu quyền lực nữa.”
Nặc Nại thở phào cười: “Bây giờ tôi liền ép Vân Tang tới Cao Tân.”
A Hành hỏi lại: “Ép ư? Ta thấy Vân Tang tỷ tỷ rất vui, e rằng đã vui quên đường về rồi!”
Nặc Nại tràn trề hạnh phúc, hành lễ với nàng, “Vân Tang đã đồng ý gả cho tôi, phiền vương tử phi tác thành.”
“Ta dĩ nhiên bằng lòng, nhưng việc này chẳng phải tướng quân nên đi nhờ Thiếu Hạo hơn ư?”
Thiếu Hạo cùng Vân Tang một trước một sau tiến vào, nghe nàng nói, y bật cười đáp: “Chuyện này nàng giúp được nhiều hơn ta đấy.”
Nặc Nại đỡ lời: “Hiện giờ điện hạ đang phải trấn giữ Thang cốc, cả năm cũng khó mà giáp mặt Tuấn Đế một lần. Nếu điện hạ có ý bái kiến Tuấn Đế xin ban hôn, lại thêm thân phận đặc biệt của Vân Tang, e rằng sẽ khiến Tuấn Đế sinh lòng nghi kỵ. Nhưng vương tử phi lại khác, lúc nào vương tử phi cũng có thể vào cung. Tuấn Đế thích thơ từ ca phú, ham nuôi trồng các loại kỳ hoa dị thảo, mà luận về thơ từ ca phú trong thiên hạ không ai hơn được Xương Ý, hiểu biết về kỳ hoa dị thảo, trên đời cũng chẳng ai bì được Viêm Đế đời trước. Vương tử phi là kẻ duy nhất trong thiên hạ kế thừa được sở trường cả của hai người, hơn hai trăm năm trước, Tuấn Đế đã có thiện cảm với vương tử phi, thậm chí vì thế mà tử tế hơn với điện hạ. Chỉ cần vương tử phi lựa lúc thích hợp, nói giùm tôi và Vân Tang mấy lời trước mặt Tuấn Đế, với bản tính đa tình của ngài, hẳn sẽ lập tức phê chuẩn.”
“Hóa ra là thế.” A Hành nghĩ ngợi một lát rồi cười: “Dạo trước, trên đường từ Hiên Viên về Cao Tân, ta tìm được mấy giỏ lan hiếm có, cũng vừa mới vun xới cho ra dáng, ngày kia ta sẽ vào cung dâng phụ vương.”
Nặc Nại mừng rỡ, cảm ơn luôn miệng, “Đa tạ, đa tạ vương tử phi.”
Thiếu Hạo cười bảo: “Đều là người nhà cả, cần gì giữ lễ như thế? Đợi hai người thành hôn, cả hai kính A Hành mấy chung rượu là được mà.”
Vân Tang cúi đầu ngồi im trong góc phòng, mặt đỏ bừng vì thẹn. A Hành cười nắc nẻ, chợt liếc qua cánh cửa khép hờ, trông thấy Khấp Nữ đứng giữa bóng tối bên ngoài đang chòng chọc nhìn Vân Tang, ánh mắt vừa ghen tỵ vừa buồn bã, vô cùng phức tạp. Phát hiện ra A Hành đang nhìn mình, ả liền gượng cười hành lễ rồi khép cửa lại.
Như Nặc Nại dự liệu, A Hành vốn tinh thông thơ từ ca phú, trồng cỏ chăm hoa, rất tương đắc với Tuấn Đế. Thêm vào đó nàng lại cố ý lấy lòng nên chưa đầy một tháng, đã được Tuấn Đế cưng chiều yêu quý hơn cả con gái.
Một hôm, A Hành mượn cớ tán thưởng bức họa uyên ương hồ điệp rồi khéo léo liên hệ sang mối tình của Nặc Nại và Vân Tang, vì thân phận khác biệt mà phải chịu bao đau khổ, cầu xin Tuấn Đế thành toàn cho hai người. Nghe nói chàng có tình, thiếp có ý, Tuấn Đế chẳng những không coi là ngỗ nghịch mà còn tươi cười cho phép bọn họ thành hôn.
A hành vui mừng, vội quỳ xuống lạy tạ. Tuấn Đế chỉ cười bảo: “Trời cao luôn muốn tác thành cho uyên ương chắp cánh, hồ điệp cùng bay, tuy ta không dám bì với trời nhưng cũng rất mong người có tình trong thiên hạ đều được thành đôi lứa. Nếu ai ai cũng hạnh phúc, hẳn thế gian sẽ bớt được ít nhiều phân tranh.”
Đột nhiên A Hành thấy bứt rứt khôn tả, chẳng rõ mình giúp Thiếu Hạo hạ độc con người ôn hòa đa tình này liệu có đúng chăng? Nhưng nếu không giúp, Thiếu Hạo nay đã bị dồn vào chân tường, hẳn sẽ phát động binh biến, e rằng giang sơn lại một phen máu chảy thành sông, thây phơi đầy nội. Nàng đành tự nhủ rằng Thiếu Hạo ắt sẽ không hại chết Tuấn Đế, nhằm nén nỗi day dứt trong lòng xuống.
Sau khi về phủ, A Hành lập tức viết thư báo tin mừng với Nặc Nại và Vân Tang. Theo “kế hoạch tuyệt mật” của Thiếu Hạo, Nặc Nại đã bị phái đến biên cương, trấn thủ Hy Hòa bộ, một là để kiềm chế Bạch Hổ bộ, hai là phòng khi trong nước có biến, các nước láng giềng thừa nước đục thả câu, dẫn quân xâm phạm. Bởi thế Nặc Nại và Vân Tang đều không ở kinh đô.
Cuối thư, A Hành phân vân giây lát rồi viết thêm một đoạn. Khấp Nữ sớm chiều hầu hạ bên Nặc Nại suốt hai trăm năm, e rằng đã sớm nảy sinh tình cảm với y, tuy chẳng ngại ả gây bất lợi gì cho Vân Tang, nhưng nảy sinh tình thế hiện giờ đối với cả hai người đều không ổn, hy vọng Nặc Nại lưu ý xử lý chuyện này cho thỏa đáng.
Thư phúc đáp của Nặc Nại khiến A Hành rất yên tâm. Vì Vân Tang, cũng là để báo đáp lòng trung thành của Khấp Nữ hai trăm năm nay, y sẽ sắp xếp ổn thỏa cho Khấp Nữ trước khi thành hôn. Y định nhận Khấp Nữ làm muội muội, chọn cho ả một người chồng ưu tú. Nếu tạm thời ả chưa muốn lấy chồng, y sẽ đưa Khấp Nữ về bầu bạn với mẹ mình, chờ ả tìm được người vừa ý.
Hôn sự của Nặc Nại và Vân Tang đã chính thức công bố. Tuy Vân Tang hạ giá lấy Nặc Nại hết sức sức đột ngột, nhưng được sự đồng ý của hai vị đế vương Tuấn Đế và Viêm Đế, mọi chuyện đều trở nên danh chính ngôn thuận.
Nặc Nại tự mình tới Thần Nông sơn định ngày thành hôn với Viêm Đế. Theo kế hoạch, vào mùa xuân sang năm, khi muôn hoa đua sắc, y sẽ tới rước dâu.
Cuối năm, Tuấn Đế trở nên bệnh nặng, không gánh vác nỗi việc triều chính, bèn ủy thác mọi việc cho Yến Long xử lý thay, thấy vậy cả triều đình đều cho rằng đã tìm được nơi gửi gắm lòng trung. Nhưng trong tiệc tiên năm cũ mừng năm mới, Tuấn Đế lại than nhớ con, truyền triệu Thiếu Hạo bị biếm đi trấn thủ Thang cốc trở về.
Thiếu Hạo vừa về đến Ngũ Thần sơn, Tuấn Đế liền cho tuyên triệu ngay lập tức, ân cần dặn dò đủ điều, hai cha con trò chuyện suốt cả buổi chiều.
Thấy vậy, các triều thần lại càng hồ đồ, không sao đoán nổi ý Tuấn Đế. Thật ra, mọi chuyện đều bắt nguồn từ lòng nghi kỵ của đế vương mà thôi. Tuấn Đế rất yêu thương Yến Long, định sau khi qua đời sẽ truyền ngôi cho hắn. Có điều giờ đây ông mới mang bệnh chứ chưa qua đời, tạm thời phải giao việc triều chính lại cho Yến Long, nhưng lại lo Yến Long thừa cơ tước đoạt quyền lực của mình, bèn cho triệu kẻ đối đầu với Yến Long là Thiếu Hạo về kinh, để y kiềm chế Yến Long.
Tiếc rằng hai đứa con của Tuấn Đế đều đã trưởng thành, đâu còn là đứa con nhỏ bi bô học nói, đương nhiên không chịu làm quân cờ cho cha sắp xếp.
Dưới sự hỗ trợ của Tuấn Hậu, Yến Long bèn nhân cơ hội này dốc toàn lực khuếch trương thế lực bản thân, ra sức thay đổi quan lại trong triều.
Thiếu Hạo rời xa Ngũ Thần sơn đã quá lâu nên chẳng có mấy quan hệ với quan viên trong triều, không biết phải làm sao, đành án binh bất động.
Hơn ba tháng sau, khi ngọn gió xuân hây hẩy dạo khắp Giang Nam, chính là mùa đẹp nhất trong năm của Cao Tân, nơi nơi mịt mù mưa bụi, hoa thơm đua sắc, oanh hót én bay.
Tuấn Đế được tiến cống một chậu mỹ nhân đào, hết sức vui mừng thích thú, hệt như trẻ nhỏ được quà, chỉ lăm le muốn đem khoe với bạn, lập tức sai người tới truyền A Hành vào cung, khoe với nàng cây đào trong đình viện.
A Hành nghi hoặc hỏi: “Đây là loại hoa đào cánh kép nhưng sắc hoa lại màu phấn hồng, có phải bích đào không ạ?”
Tuấn Đế cười thành tiếng, tựa mình vào chiếc gối nền trắng hoa xanh, rủ rỉ giảng: “Con vừa thấy hoa cánh khép hiếm gặp, lại có màu phấn hồng đã đoán ngay là bích đào, không phải đâu. Tuy hoa đào cánh kép rất hiếm nhưng còn chia ra làm mười loại, có loại màu hồng, màu trắng, màu phấn hồng, hồng trắng đan xen, nên trắng đốm đỗ, bông lớn bông bé khác nhau, dựa theo màu sắc và hình dáng mà đặt tên, có uyên ương đào, thọ tinh đào, nhật nguyệt đào, thụy tiên đào, mỹ nhân đào…”
Tuấn Đế đang hào hứng giảng giải, thấy Thiếu Hạo lững thững lại gần, ngạc nhiên cười hỏi: “Sao chẳng nghe tùy tùng thông báo là con tới? Đến rồi thì lại đây cùng ngắm gốc đào quý này với ta.”
Thiếu Hạo quỳ xuống dập đầu, dâng lên Tuấn Đế một bản tấu chương liệt kê mọi hành vi của Yến Long trong thời gian gần đây, nghiêm trọng nhất là hắn dám thay đổi cả thị vệ canh giữ cung đình, điều mà các đế vương xưa nay vẫn kiêng kỵ nhất.
Sắc mặt Tuấn Đế càng lúc càng khó coi, ông giận dữ thét gọi nô tài, toan sai bọn chúng lập tức tuyên triệu Yến Long, nhưng gọi mãi chẳng thấy tên nào chạy vào.
Cảm thấy không ổn, Tuấn Đế trừng mắt nhìn Thiếu Hạo, “Thị vệ đâu cả rồi? Ngươi định làm gì đây?”
Thiếu Hạo liền tâu: “Nhi thần đã theo lời căn dặn của phụ vương, nghĩ giùm Người một đạo ý chỉ. Yến Long câu kết với Tuấn Hậu, ý đồ làm loạn, cộng tất cả tội chứng lên tới một trăm mười mấy tội, chứng cứ như núi. Phụ vương đã quyết định giam cầm Yến Long, phế bỏ Tuấn Hậu.”
Tuấn Đế tái mặt, ánh mặt sắc lạnh như dao: “Quyết định của ta ư?”
“Vâng, là quyết định của phụ vương!” Thiếu Hạo bình tĩnh đáp, vẻ kiên định. Ánh mắt sắc như dao của Tuấn Đế gặp phải khí thế cứng rắn trầm ổn của y, lập tức tiêu tan.
Tuấn Đế uất ức gầm lên, nhưng dù thét lớn đến đâu cũng chẳng tên thị vệ nào tiến vào. Ông sực hiểu Thiếu Hạo đã khống chế cả cung điện rồi.
Tuấn Đế trợn trừng mắt nhìn Thiếu Hạo, y cũng lặng lẽ nhìn ông.
Bầu không khí trong phòng yên ắng tới nỗi có thể nghe thấy tiếng thở dốc của ba con người với bao giằng xé nội tâm.
Một hồi lâu, ánh mắt Tuấn Đế từ từ chuyển sang A Hành, nàng vội cúi đầu, không dám nhìn thẳng vào mắt ông. Tuấn Đế khẽ hỏi: “Con có biết không?”
A Hành không sao trả lời được, Thiếu Hạo đành phải đáp thay: “Nàng không biết.”
Tuấn Đế gật đầu cười: “Vậy thì tốt, coi như không phụ gốc đào này.”
Thiếu Hạo trải một vuông lụa trắng tinh ra trước mặt Tuấn Đế: “Xin phụ vương hạ chỉ.”
Tuấn Đế vung bút một lượt, tuyên bố phế bỏ Tuấn Hậu, giam cầm Yến Long, đoạn cầm cả bút lẫn lụa ném vào mặt Thiếu Hạo: “Đem đi ngay!”
Ngọn bút chưa khô vẩy đầy mực lấm lem lên mặt lên người Thiếu Hạo, y lặng lẽ lau sạch mực trên mặt mình, âm thầm nhặt mảnh lụa lên, trao cho viên tướng đứng hầu ngoài rèm.
Một đội thị vệ bước vào, đều là những gương mặt lạ hoắc.
Thiếu Hạo bẩm: “Mời phụ vương dời đến Kỳ viên để tiện tĩnh dưỡng.”
Tuấn Đế giận đến run bắn người lên: “Ngươi nôn nóng đến thế ư?”
Thiếu Hạo mặt lạnh tanh, khom lưng đáp: “Nhi thần kính mời phụ vương dời giá.”
Bi ai và phẫn nộ đồng loạt cuộn lên trong lòng Tuấn Đế. Biết cục thế đã không sao cứu vãn nỗi, ông hít sâu mấy hơi, bất lực ra lệnh: “Đi thôi!”
Đám thị vệ lập tức tiến lại vực Tuấn Đế ngồi lên ngai. Tuấn Đế nhắm nghiền mắt, chẳng nói chẳng rằng.
Dưới sự “hộ tống” của hơn trăm tên thị vệ, cả đám người rầm rộ bay về phía Tiệm Châu phong, ngọn núi nằm về cực Đông của Ngũ Thần sơn. Từ đây muốn liên lạc với đất liền phải vượt qua bốn đỉnh núi khác trong Ngũ Thần sơn, nên các đời đế vương đều thu xếp cho huynh đệ hoặc thái hậu bất hòa với mình tới đây ở, cũng là một hình thức giam cầm biến tướng.
Thiếu Hạo đứng bên ngoài điện, dõi mắt nhìn theo đoàn người khuất bóng cuối chân trời.
Y ngoảnh đầu, bắt gặp A Hành đang đứng lặng dưới gốc đào, hoa hồng mặt ngọc chiếu rọi lẫn nhau, nhưng ánh mắt nàng lại lạnh buốt như băng giá.
A Hành hỏi: “Gốc đào này là chàng sai người dâng lên phụ vương phải không? Chàng thừa biết phụ vương có được trân phẩm, nhất định sẽ cùng thiếp thưởng thức mà.” Nàng biết sớm muộn gì Thiếu Hạo cũng sẽ ra tay, nhưng chẳng ngờ lại là hôm nay, càng không nghĩ y lại lợi dụng mình để phân tán sự chú ý của Tuấn Đế.
Thiếu Hạo lặng người ngắm gốc đào nở hoa rực rỡ.
Tiếng phụ nữ khóc than văng vẳng vọng lại, xem ra các vị tướng sĩ đang di dời hậu cung của phụ vương.
Tuấn Đế vốn ưa đàn sáo sênh ca nên các nữ tử trong hậu cung đều hát hay đàn giỏi, bất cứ khi nào đi ngang đều nghe văng vẳng tiếng trúc tơ hòa cùng giọng ca cao vút. Khắp điện nhan nhản kỳ hoa dị thảo được vun trồng kỹ lưỡng, mỗi khi có gió, hương hoa thơm ngát cả điện, dẫu lặng gió, trong điện vẫn phảng phất một mùi hương thầm lặng. Ai ai bước vào tòa cung điện nguy nga lộng lẫy này đều hoa mắt mê mẩn, đến nỗi vương tử Thần Nông quốc năm đó đến Thừa Ân cung một lần mà không sao quên nổi, bèn giật dây Viêm Đế đời thứ bảy tấn công Cao Tân quốc.
Suốt từ sáng sớm, các cung nhân cũ, kẻ bị giết người bị giam, mười phần đã giảm bớt đến bảy tám. Còn một nhóm cận thần cung phi cuối cùng, hoặc bị xử tử, hoặc bị giam lỏng. Cả cung điện vắng hoe không một bóng người, trừ đám binh sĩ xách dao xách kiếm.
Cung điện mênh mông đột nhiên trở nên quạnh quẽ yên ắng, khác hẳn khi trước.
An Tấn và An Dung bước vào, hai huynh đệ họ xuất thân từ Thanh Long bộ, cùng tộc với mẹ đẻ Thiếu Hạo, có quan hệ bà con với y, đồng thời cũng là tâm phúc của y.
An Tấn tướng quân bước đi như rồng như hổ, toát lên vẻ mạnh mẽ ngang tàn của quân nhân, sang sảng tâu: “Điện hạ, tất cả phi tần trong hậu cung, hễ chưa sinh con cái đều bị trục xuất khỏi Thừa Ân cung, đưa đến Tích Hương cư dưới Ngũ Thần sơn.”
An Dung tướng mạo tuấn tú, vóc dáng cao to thong thả lên tiếng: “Các cung nhân được giữ lại đều là người đáng tin cậy, thần đã tuyển lựa kỹ càng rồi. Trước khi điện hạ vào ở Thừa Ân cung, có cần tuyển thêm một đợt mới không?”
Thiếu Hạo liền đáp: “Khỏi đi, chỉ có ta và vương tử phi thôi mà, các cung nhân còn lại, cộng thêm người của Thừa Hoa điện là đủ rồi.”
An Tấn xoa tay nói: “Đúng thế! Trước đây một người phụ nữ cần đến mười mấy kẻ hầu hạ, hiện giờ đã đuổi hết đám nữ nhân đó ra khỏi cung, đương nhiên chẳng cần nhiều nô tỳ như thế nữa. Thời gian tuyển nô tì, chi bằng nghĩ kế đánh giặc còn hơn.”
An Dung kéo tay ca ca rồi nhỏ nhẹ góp ý với Thiếu Hạo: “Quả thật hiện giờ chỉ có điện hạ và vương tử phi, nhưng sau khi đăng cơ, điện hạ sẽ phải lập thêm phi tần, cần có tỳ nữ hầu hạ các vị vương phi chứ.”
An Tấn trừng mắt, “Tuyển phi tần cái gì? Ta cảnh cáo tên tiểu tử đệ, chớ xúi bậy điện hạ mải mê nữ sắc, học mấy trò nhảm nhí!”
An Dung dở khóc dở cười, “Tuấn Đế các đời trước đều chọn nữ tử trong tứ bộ phong làm phi tần, Đại ca huynh tưởng rằng bọn họ xinh đẹp hơn người thật ư? Sau khi điện hạ đăng cơ, phải tiêu diệt kẻ địch, còn phải luận công ban thưởng cho quần thần nữa, Thanh Long bộ của chúng ta không nói làm gì, nhưng lòng trung của của Hy Hòa bộ đối với điện hạ, chẳng lẽ không cần báo đáp sao? Cách báo đáp tốt nhất là gì? Chẳng phải là tuyển nữ tử của Hy Hòa bộ vào cung, để hoàng tử tương lai mang huyết mạch Hy Hòa bộ sao? Thường Hy bộ e khó mà lôi kéo được, Bạch Hổ bộ lại kết bè với bọn Yến Long, Trung Dung, nếu điện hạ chọn phi tử trong Bạch Hổ bộ, chỉ sợ một nữ tử vào cung liền kéo theo vô số âm mưu.”
An Tấn nghe đến váng cả óc, bèn xua tay, hành lễ cáo từ Thiên Hạo, “Hai người cứ từ từ bàn bạc đi, hễ có đánh nhau nhớ đừng quên ta đấy.”
Thấy An Tấn đã lui ra, An Dung lại cười hỏi: “Điện hạ có cần thần để mắt chọn lọc nữ tử trong tứ bộ không? Tuy thân phận huyết thống là quan trọng nhất, nhưng dung mạo tính tình nhất định không làm ngài khó chịu đâu.”
Thiếu Hạo thẫn thờ nhìn theo hướng A Hành khuất bóng, chẳng nói chẳng rằng, hồi lâu mới buột miệng:
Bình luận truyện