Vạn Cổ Ma Tôn

Chương 4



Chương 4

Mặc dù là câu hỏi.

Nhưng bọn họ đều nghe ra được ý tứ uy hiếp trong lời nói của Trần trưởng lão.

Ngươi không bằng lòng?

Vậy thì phải chết.

Vết xe đổ phía trước còn đang nằm trên đất kia kìa.

Làm đệ tử tạp dịch ở chủ phong, công việc đó cũng được rồi.

Trần trưởng lão gật đầu, ném cho bọn họ lệnh bài bằng đồng.

“Những kẻ trên người phát ra hồng quang bước ra đây xếp hàng.” Ông ta tiếp tục hô lên.

Lần này có gần bốn nghìn kẻ bước từ trong đám đông ra.

“Các ngươi tư chất tầm thường, có thể làm đệ tử tạp dịch ở ngoại môn, các ngươi có bằng lòng không?” Ông ta hỏi.

“Chúng tôi bằng lòng!!” Bốn nghìn người này vội vàng đồng thanh hô lên.

Trần trưởng lão ném cho bọn họ một đống lệnh bài bằng sắt.

Tới đây.

Đám đông bên dưới vẫn còn gần năm nghìn người.

Ngọc phù trên người bọn họ không hề có bất cứ sự biến đổi màu sắc nào, vẫn là màu trắng như cũ.

Lâm Tiêu chính là một trong số đó.

Sắc mặt của hắn lúc này có chút khó coi.

Ngọc phù trên người chắc hẳn có tác dụng kiểm tra tư chất.

Màu sắc khác nhau đại diện cho tư chất khác nhau.

Vậy không biến đổi màu, há chẳng phải là không có tư chất tu luyện hay sao?

Đệt!

Không phải chứ.

Hắn là kẻ có ngộ tính cực cao cơ mà.

Trọng điểm là, không có tư chất, đối với môn phái mà nói, thì chính là phế vật.

Môn phái bình thường chắc chắn là sẽ không cần những kẻ như vậy, trực tiếp đuổi đi.

Nhưng ma giáo Kiếm Ma tông này….

Bọn họ sẽ thả người sao?

Lâm Tiêu nghĩ tới đây, trong tâm liền trùng xuống một nhịp.

Có nên nói thẳng với Trần trưởng lão về chuyện ngộ tính của bản thân không đây, như vậy thì chí ít cũng sẽ không chết.

Nhưng nếu nói thẳng ra, hậu quả của hắn sẽ như thế nào, hắn cũng không dám nghĩ tới.

Vào lúc Lâm Tiêu đang lưỡng lự.

Trần trưởng lão nhìn đám người còn lại, khóe miệng lộ ra một nụ cười.

“Những người còn lại, đi theo ta.”

Sau nửa ngày trời.

Năm nghìn người còn lại đi theo Trần trưởng lão đi tới nơi khuất sau núi của Kiếm Ma tông.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện