Vết Nhơ
Chương 2: Cố Mang gợi cảm, lên sóng thoát y
Không lâu sau khi Mặc Tức nhận được mật hàm từ Đế đô, tin tức Cố Mang sắp về thành cuối cùng đã được quốc vương Trọng Hoa công bố rộng rãi, đồng thời công bố cả cách xử trí Cố Mang —
Giao cho Vọng Thư quân toàn quyền xử lý.
Tin này tức tốc truyền khắp nước Trọng Hoa, cho dù đại quân của Mặc Tức nằm xa tận biên giới phía Bắc cũng hay tin ngay ngày thứ ba.
Quân Bắc Cảnh như bùng nổ.
Ngoài mặt họ vẫn bình tĩnh yên lặng như trước, nhưng vừa đến giờ đổi phiên gác nghỉ ngơi, hầu như ai ai cũng bàn tán xôn xao về chuyện này. Mặc Tức thấy hết, nhưng hiếm khi không đi quản thúc.
Hắn cảm thấy bọn họ sẽ không quên được chuyện này, cũng bình thường thôi, bởi lẽ tiền thân của quân Bắc Cảnh chính là quân của Cố gia đánh đâu thắng đó. Phần lớn binh sĩ trong quân đã từng vào sinh ra tử với Cố Mang, bọn họ tận trung tuân lệnh tuyệt đối, nhưng mà thật lâu về trước, họ cũng từng hết lòng hết dạ ủng hộ chủ soái Cố Mang của mình — Dù rằng lúc đó Cố Mang đặt quân hào cho họ là “quân Vương Bát”.
(1) Vương bát: Rùa đen, ba ba, đàn ông bị cắm sừng.
Không phải đùa đâu, nói nghiêm túc đó, trước khi Mặc Tức tiếp nhận, ghi chép quân tịch (danh sách trong quân đội) của đội quân này như sau:
Lưu Đại Tráng, binh sĩ quân Vương Bát.
Trương Đại Nhãn, ngũ trưởng quân Vương Bát.
(2) Ngũ trưởng: “Ngũ” là đơn vị quân đội nhỏ nhất thời xưa, bao gồm năm người, ngũ trưởng là đội trưởng cái ngũ đó.
…
Vân vân và mây mây.
Dẫn đầu chính là “Cố Mang, chủ soái quân Vương Bát”.
Theo lý mà nói, đội quân đặt tên khó nghe như thế, hẳn là chẳng ai muốn vào. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược, lúc đó Cố Mang là tướng lĩnh chiến công hiển hách nhất Trọng Hoa, đa số danh sĩ chủ soái đều có hạn chế, có ràng buộc, có kiêu ngạo.
Nhưng mà Cố Mang thì khác, y xuất thân nô lệ, không cha không mẹ, không gánh không nặng, không mặt không mũi, cũng không sợ chết.
Nếu bảo đám thống soái của Trọng Hoa cởi đồ xếp thành một hàng, chưa chắc Cố Mang là người cường tráng nhất, nhưng y nhất định là người nhiều sẹo nhất.
Y hoàn toàn xứng danh “Mãnh thú trên thần đàn” của nước Trọng Hoa.
Khi đó phó thủ của Cố Mang cứ nhìn thương tích của y mà trách cứ: “Huynh làm chủ soái mà sao lần nào cũng chạy trước nhất vậy, bộ không biết trốn à.”
Cố Mang chỉ cười thôi, mắt đen của y rất sáng, bờ môi của y rất mềm, chất giọng lại nuột như tơ lụa, vui vẻ dỗ dành anh bạn đang tức giận của mình: “Chân dài chạy nhanh mà, ta bị ép thôi, bị ép thôi.”
Chỉ cần trên chiến trường có Cố Mang, dường như không phải chỉ toàn giá lạnh và máu tươi, mà còn mật hoa và tiếng cười.
Cố Mang sẽ nhớ ngày sinh của mỗi một đồng liêu, lúc đình chiến thường dẫn các tu sĩ liên doanh đến thôn nhỏ trong trấn vui chơi uống rượu, thi thoảng gặp phải hương dân tráo trở, chém giá trên trời, Cố soái cũng không nổi giận, còn tươi cười lấy hết tiền bạc giáp áo ra đập lên bàn, đổi rượu thịt cho các binh sĩ của mình.
Cuối cùng y còn hét lớn tiếng: “Ăn cho no uống cho say! Cứ mặc sức ăn thỏa thích cho ông! Các vị đều là tâm can bảo bối của ta, quân lương thiếu ông đây lấy thứ khác đổi cho các vị!”
Cố Mang nói là làm, có lần y còn cởi quân bào chiến giáp của mình ném lên tủ rượu đổi Lê Hoa Bạch (tên một loại rượu), đám binh sĩ tục tằn lại cười giỡn cợt: “Cố soái, bọn này còn muốn thịt bò nữa, huynh còn thứ khác để cởi không?”
Lúc đó Cố Mang chỉ còn mỗi chiếc áo trắng mỏng, nhưng vẫn gật đầu cười nói: “Chờ đó cho ta.”
“Không phải chứ! Cố soái chắc huynh không định cầm luôn quần lót đâu ha!”
“Cái đó lại chẳng đáng bao tiền…”
Cố Mang không định cầm quần lót, có điều trên người y quả thật chẳng còn dư lại gì. Dưới ánh mắt vừa buồn cười vừa kinh ngạc của những người ở đây, y nhích qua hôn lên má quả phụ bán rượu xinh đẹp đang cười hì hì một cái.
Đám binh sĩ im như thóc, quả phụ xinh đẹp cũng sững sờ, muôi múc rượu nhỏ giọt tí tách, lát sau bỗng phản ứng lại, bắt đầu giơ muôi đuổi đánh Cố Mang —
“Không biết xấu hổ! Đùa bỡn lão nương!”
Tiếng cười ồ vang.
Giữa tiếng cười đùa và tiếng huýt sáo, Cố Mang bị quả phụ đuổi chạy khắp phòng, vừa chạy vừa xin tha: “Thật lòng á! Thật lòng á! Cô rất đẹp! Cô rất đẹp!”
“Lão nương biết lão nương đẹp! Thằng nhãi cậu cũng bảnh đâu kém! Nhưng cậu cũng mặt dày quá rồi, không biết chờ trời tối một mình lẻn đến hôn lão nương à? Cớ gì phải làm trước mặt nhiều người như thế! Đồ háo sắc!”
Đồ háo sắc quậy cho gà bay chó sủa, nhưng vẫn không quên mặt dày hô lớn: “Đúng đúng đúng, tối mai ta tới tìm cô, tối nay ở lại cũng được, chỉ cần thưởng cho chúng ta thêm hai cân thịt bò nữa, xin cô đó cô nương tốt.”
“Xía! Từ khi đóng quân ở đây, cậu đã hỏi xin lão nương cho nợ thịt bò ba lần, đây là lần thứ tư rồi! Lần nào cũng nói tối mai hẹn lão nương, cậu lừa quỷ à!”
Quả phụ la lối, nện từng nắm tay nhỏ lên ván gỗ, ván gỗ nứt cái “rắc”.
Đám binh sĩ cười nghiêng ngả. Có điều nói đi nói lại, cuối cùng Cố Mang vẫn dùng ngoại hình bảnh trai và lời hứa “Ngày mai sẽ hẹn cô” vòi thêm hai cân bò kho từ chỗ quả phụ cho các anh em của mình.
“Cố soái, huynh giỏi lừa người thật…”
“Đương nhiên rồi.” Cố Mang vênh mặt đắc ý: “Ta đây từng lướt vạn bụi hoa, phong lưu nổi khắp thiên hạ mà.”
Có chủ soái như thế, thảo nào lúc ấy có thiếu niên buông lời hào sảng: “Đừng nói là quân Vương Bát, cho dù gọi là quân Kê Bát, ta cũng ném bút đầu quân theo Cố soái!”
*Kê bát đồng âm với kê ba (jiba): con trym.
Người bạn ngồi bên cạnh chê bôi: “Ôi trời, uổng cho ngươi đọc sách thánh hiền, sao thô bỉ quá vậy.”
“Vậy ngươi nói xem thế nào mới văn nhã?”
“Thay vì gọi Kê Bát, chi bằng ngươi gọi Kích Bãi đi, ý là bãi binh sửa giáo ấy.”
*Kích Bãi cũng đọc là jiba, đồng âm với kê ba.
Thiếu niên “oa” một tiếng, tán thán: “Tên hay, ta thích.”
“… Ngươi bị hâm à, ta chỉ thuận miệng nói vậy thôi, ai lại thích tên ‘Kích Bãi’ chứ, đọc ra không ngại mất mặt sao? Không tin ngươi cứ thử xem, ngươi gọi chó tên đó, chó cũng quạu với ngươi.”
Thiếu niên cười nói: “Thiên hạ rộng lớn thiếu gì chuyện lạ, bây giờ chưa có không có nghĩa là sau này không có, vương sư của chúng ta cũng có thể gọi là Vương Bát, ta thấy đặt tên Kích Bãi cho cái khác cũng không phải là chuyện không thể nào.”
(3) Vương sư: Quân đội của nhà vua, của quốc gia.
May là mấy lời bàn tán này không lọt vào tai Cố Mang, nếu không ai biết liệu y có vỗ bàn khen hay, đổi tên mình thành “Cố Mang chủ soái quân Kích Bãi”, khiến cho tất cả tướng sĩ dưới trướng cũng bị vạ lây không.
Chiến tranh quá tàn khốc, chỉ có kẻ tưng tửng như Cố Mang mới thích chơi trội khác người, hăm hở đùa cợt với chiến hỏa. Chẳng những tự mình nghĩ ra tên “quân Vương Bát”, y còn tự bắt tay vẽ cờ, cờ xí xanh biếc được cắt thành hình con rùa một cách đầy sáng tạo, còn chừa thêm cái đuôi nhỏ sống động. Y yểm pháp chú lên cờ, làm cho con rùa này cứ cách một nén nhang lại rống một tràng: “Vương Bát Vương Bát, hùng tư anh phát, khí quán trường hồng, uy chấn thiên hạ!!”
(4) Hùng tư anh phát: Tư thái uy vũ hùng tráng. Khí quán trường hồng: Chính khí tràn trề.
Phải nói là nhục muốn đội quần.
Lần đầu tiên cắm cờ này đi chinh chiến, Cố Mang bị tướng soái bên địch chế nhạo tơi bời, kết quả chưa đầy nửa ngày, đại quân mười vạn tu sĩ của đối phương đã bị quân Vương Bát của Cố Mang đuổi đánh đến kêu cha gọi mẹ. Sau trận chiến này, Cố Mang lại đánh thêm không ít chiến dịch lớn nhỏ, lần nào cũng giành được thắng lợi.
Điều này trực tiếp dẫn đến việc những năm Cố Mang làm thống soái, các quốc gia đối địch với Trọng Hoa nghe đến rùa là biến sắc, còn cảnh tượng mà những tu sĩ đối địch không muốn nhìn thấy nhất chính là — Cờ rùa đen dựng thẳng trên khói lửa chiến trường, Cố soái thúc ngựa đi ra, hắng hắng giọng, trịnh trọng tự giới thiệu:
“Khụ, chào huynh đài. Tại hạ Cố Mang thống soái quân Vương Bát, đặc biệt tới đây lĩnh giáo tài nghệ của huynh đài.”
Đám tu sĩ trẻ tuổi đánh không thắng đã nhục nhã lắm rồi, nhục hơn nữa là trở về còn phải nước mắt nước mũi tèm lem bẩm báo với Quân thượng của mình: “Hu hu hu, thuộc hạ thật sự vô dụng, vậy mà đánh không lại quân Vương Bát!”
Quả đúng là ác mộng.
Với tướng sĩ Trọng Hoa mà nói, Cố Mang tuy ương bướng càn rỡ, nhưng lại rất có sức hút. Quãng thời gian đó, người sùng kính y nhiều vô kể, thậm chí có người còn xem lời ngụy biện “tên tục dễ nuôi” của Cố Mang là chuẩn mực, rất nhiều trẻ con sinh ra dạo ấy đều bất hạnh bị cha mẹ đặt tên tục tĩu, phong trào một thời là thế này:
Sở Căn Tráng (trym to)
Tiết Thiết Trụ (cột sắt)
Khương Đản Thống (đau trứng)
Thế nên sau khi Mặc Tức tiếp nhận quân Vương Bát, việc đầu tiên hắn làm chính là đổi tên cho đội quân Vương Bát dở hơi này.
Hắn tuyệt đối sẽ không cho phép ghi chép về mình trong quân tịch biến thành “Mặc Tức, chủ soái quân Vương Bát”. Tuyệt đối không thể!
Thế là quân Vương Bát đổi tên thành quân Bắc Cảnh, đưa về dưới trướng Mặc Tức, trò đùa bi hài bất khuất nơi khói lửa máu tràn cũng như tiếng tăm lừng lẫy của Cố Mang, hạ màn trong lụn bại.
Mà những con rùa đen nhỏ kêu loạn xạ, hô hào “Vương Bát Vương Bát, hùng tư anh phát”, cũng tựa như một câu chuyện cười hoang đường hư ảo, từ nay về sau không bao giờ xuất hiện nơi sa trường mênh mang nữa.
Tất cả lại trở nên nghiêm ngặt, không hoa, không mật, không còn ai bỏ công nhớ dẫu là tên của một người nhỏ bé chẳng đáng nhắc đến, không còn ai dẫn các tướng sĩ đi đùa nghịch, đừng nói là lấy áo đổi rượu.
Chiến tranh trở về bản chất máu lạnh và khắc nghiệt cùng cực của nó.
Mùa đông buốt giá kéo dài.
Có lẽ chính vì nguyên nhân đó, tuy rằng hôm nay đa số binh sĩ quân Bắc Cảnh đều hận Cố Mang thấu xương, nhưng mỗi khi nhắc tới Cố Mang, tâm tình của bọn họ lại không giống bách tính bình thường.
Nhất là những lão binh “quân Vương Bát” từng vào ra chiến trường với Cố soái, mỗi khi đọc đến tên Cố Mang, ánh mắt ít nhiều cũng sẽ hiện chút thảng thốt.
“Chậc, thật sự không ngờ, cuối cùng kết cục của y lại là thế này.”
“Vọng Thư quân nổi tiếng tàn ác, Quân thượng giao Cố Mang cho gã xử trí, chỉ sợ lành ít dữ nhiều.”
“Nhất định chết không toàn thây…”
Kiêu hùng chưa chắc bị người ghét, nhưng phản đồ chắc chắn ai cũng giết được. Cũng chỉ có đám lão binh quân Vương Bát ngày xưa tụ tập một chỗ mới lải nhải về một ít điều không liên quan đến “hận”.
Nói đến đoạn cuối, vài lão binh lớn tuổi bỗng nhiên tụt hứng: “Hầy, y tốt biết bao nhiêu… Nếu năm đó không xảy ra chuyện kia, y cũng sẽ không —”
“Suỵt! Ngươi nói nhỏ thôi! Vậy mà dám nhắc chuyện cũ đó, không muốn sống nữa à!”
Lão binh kia “ây dà” một tiếng rồi choàng tỉnh, nghĩ đến vừa rồi mình suýt buột miệng nói cái gì, men say chập chờn trong mắt lập tức tản mất, không khỏi giật mình một cái.
Binh sĩ ngồi cạnh còn đang nhắc nhở: “Hôm nay chúng ta làm việc dưới trướng Mặc soái, người Mặc soái hận nhất chính là Cố Mang, đâu phải ngươi không biết tính tình của Mặc soái, nếu thật sự để hắn nghe thấy, tối nay cả ngươi lẫn ta đều xong đời!”
“Ài ài, ngươi nói đúng lắm, ngươi nhìn ta này, rượu vào là hồ đồ ngay…”
Đám binh sĩ ngồi quanh đống lửa đều lặng thinh, ngơ ngác nhìn ngọn lửa trước mặt, mỗi người mang một tâm sự riêng. Qua thật lâu sau mới có người lầm bầm thở ra một hơi, nói: “Chẳng qua con người rồi sẽ đổi thay. Cũng chỉ có thể nói, đây là mệnh của Cố soái.”
“Bao nhiêu năm rồi, sao ngươi còn gọi y là Cố soái.”
“À à, phải, Cố Mang, Cố Mang.”
Bóng đêm tĩnh mịch bao trùm biên tái, lửa trại nổ lách tách, tỏa ra luồng sáng vàng lóa mắt hơn cả ánh sao.
Lão binh ngà ngà say kia nằm vật xuống đất, cánh tay gối dưới đầu, gã nhìn sao giăng đầy trời, chòm Tử Vi lập lòe lấp lánh, hầu kết trượt lên trượt xuống, thốt ra một tràng lẩm bẩm chỉ có mình nghe được: “Ài, nói thật, năm đó ta tòng quân là vì ngưỡng mộ Cố Mang. Ta còn cùng y ngồi quanh đống lửa uống rượu với nhau, y chẳng hề tỏ vẻ ngạo mạn bề trên. Lúc đó ta… Lúc đó ta nhìn y cười, ta đã nghĩ rằng, nếu có một ngày được chết trận vì y, vậy cũng coi như chết có ý nghĩa. Nào ngờ cuối cùng y vậy mà…”
Vậy mà lại gặp kiếp số như thế.
Chim chết giấu cung.
(4) Chim chết giấu cung: Chim chết rồi thì cung cũng hết tác dụng nên giấu đi, nghĩa như thỏ chết nấu chó, qua cầu rút ván.
Lợi dụng Cố Mang xong, nước địch lại xem y như một trong những lễ vật nghị hòa, đẩy về nước Trọng Hoa. Cuối cùng người này qua bao chìm nổi, ngắm đủ phong nguyệt, một lần lỡ bước trở thành phản đồ, lại là lạc tử vô hối (5), chẳng có đường về.
(5) Lạc tử vô hối: Hạ cờ rồi thì không được hối hận rút tay.
Cho nên cái gì gọi là mua dây buộc mình? Rồi cái gì lại gọi là ác giả ác báo?
Có điều nói trở lại, số mệnh của y tuy thảm thật, nhưng cũng là gieo gió gặt bão, rơi vào cảnh ngộ mích lòng cả hai bên này âu cũng thống khoái lòng người. Trong lúc nhất thời, gần như tất cả mọi người trong biên giới Trọng Hoa đều ngẩng cổ ngóng trông kết cục của Cố Mang.
Bị bêu đầu, bị lăng trì, chần nồi sôi, thiên đao vạn quả, ngũ mã phanh thây, mà ngay cả con nhóc tí tuổi vừa biết nói cũng biết uốn cái lưỡi mềm mại của mình, bập bẹ nói theo người lớn: “Chúng ta hông thể bỏ qua cho tên đầu heo hông biết xí hổ này.”
*Chỗ này bé con nói ngọng nên mình cũng sửa theo nha.
Kết quả là, Cố soái Cố Mang, thống lĩnh anh hùng ngày xưa của nước Trọng Hoa, túc địch trời định của Mặc Tức, người đàn ông từng được ca ngợi là “Mãnh thú trên thần đàn” trong truyền thuyết…
Cuối cùng không phụ kỳ vọng của mọi người, trở thành một tên “đầu heo hông biết xí hổ”.
Giao cho Vọng Thư quân toàn quyền xử lý.
Tin này tức tốc truyền khắp nước Trọng Hoa, cho dù đại quân của Mặc Tức nằm xa tận biên giới phía Bắc cũng hay tin ngay ngày thứ ba.
Quân Bắc Cảnh như bùng nổ.
Ngoài mặt họ vẫn bình tĩnh yên lặng như trước, nhưng vừa đến giờ đổi phiên gác nghỉ ngơi, hầu như ai ai cũng bàn tán xôn xao về chuyện này. Mặc Tức thấy hết, nhưng hiếm khi không đi quản thúc.
Hắn cảm thấy bọn họ sẽ không quên được chuyện này, cũng bình thường thôi, bởi lẽ tiền thân của quân Bắc Cảnh chính là quân của Cố gia đánh đâu thắng đó. Phần lớn binh sĩ trong quân đã từng vào sinh ra tử với Cố Mang, bọn họ tận trung tuân lệnh tuyệt đối, nhưng mà thật lâu về trước, họ cũng từng hết lòng hết dạ ủng hộ chủ soái Cố Mang của mình — Dù rằng lúc đó Cố Mang đặt quân hào cho họ là “quân Vương Bát”.
(1) Vương bát: Rùa đen, ba ba, đàn ông bị cắm sừng.
Không phải đùa đâu, nói nghiêm túc đó, trước khi Mặc Tức tiếp nhận, ghi chép quân tịch (danh sách trong quân đội) của đội quân này như sau:
Lưu Đại Tráng, binh sĩ quân Vương Bát.
Trương Đại Nhãn, ngũ trưởng quân Vương Bát.
(2) Ngũ trưởng: “Ngũ” là đơn vị quân đội nhỏ nhất thời xưa, bao gồm năm người, ngũ trưởng là đội trưởng cái ngũ đó.
…
Vân vân và mây mây.
Dẫn đầu chính là “Cố Mang, chủ soái quân Vương Bát”.
Theo lý mà nói, đội quân đặt tên khó nghe như thế, hẳn là chẳng ai muốn vào. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược, lúc đó Cố Mang là tướng lĩnh chiến công hiển hách nhất Trọng Hoa, đa số danh sĩ chủ soái đều có hạn chế, có ràng buộc, có kiêu ngạo.
Nhưng mà Cố Mang thì khác, y xuất thân nô lệ, không cha không mẹ, không gánh không nặng, không mặt không mũi, cũng không sợ chết.
Nếu bảo đám thống soái của Trọng Hoa cởi đồ xếp thành một hàng, chưa chắc Cố Mang là người cường tráng nhất, nhưng y nhất định là người nhiều sẹo nhất.
Y hoàn toàn xứng danh “Mãnh thú trên thần đàn” của nước Trọng Hoa.
Khi đó phó thủ của Cố Mang cứ nhìn thương tích của y mà trách cứ: “Huynh làm chủ soái mà sao lần nào cũng chạy trước nhất vậy, bộ không biết trốn à.”
Cố Mang chỉ cười thôi, mắt đen của y rất sáng, bờ môi của y rất mềm, chất giọng lại nuột như tơ lụa, vui vẻ dỗ dành anh bạn đang tức giận của mình: “Chân dài chạy nhanh mà, ta bị ép thôi, bị ép thôi.”
Chỉ cần trên chiến trường có Cố Mang, dường như không phải chỉ toàn giá lạnh và máu tươi, mà còn mật hoa và tiếng cười.
Cố Mang sẽ nhớ ngày sinh của mỗi một đồng liêu, lúc đình chiến thường dẫn các tu sĩ liên doanh đến thôn nhỏ trong trấn vui chơi uống rượu, thi thoảng gặp phải hương dân tráo trở, chém giá trên trời, Cố soái cũng không nổi giận, còn tươi cười lấy hết tiền bạc giáp áo ra đập lên bàn, đổi rượu thịt cho các binh sĩ của mình.
Cuối cùng y còn hét lớn tiếng: “Ăn cho no uống cho say! Cứ mặc sức ăn thỏa thích cho ông! Các vị đều là tâm can bảo bối của ta, quân lương thiếu ông đây lấy thứ khác đổi cho các vị!”
Cố Mang nói là làm, có lần y còn cởi quân bào chiến giáp của mình ném lên tủ rượu đổi Lê Hoa Bạch (tên một loại rượu), đám binh sĩ tục tằn lại cười giỡn cợt: “Cố soái, bọn này còn muốn thịt bò nữa, huynh còn thứ khác để cởi không?”
Lúc đó Cố Mang chỉ còn mỗi chiếc áo trắng mỏng, nhưng vẫn gật đầu cười nói: “Chờ đó cho ta.”
“Không phải chứ! Cố soái chắc huynh không định cầm luôn quần lót đâu ha!”
“Cái đó lại chẳng đáng bao tiền…”
Cố Mang không định cầm quần lót, có điều trên người y quả thật chẳng còn dư lại gì. Dưới ánh mắt vừa buồn cười vừa kinh ngạc của những người ở đây, y nhích qua hôn lên má quả phụ bán rượu xinh đẹp đang cười hì hì một cái.
Đám binh sĩ im như thóc, quả phụ xinh đẹp cũng sững sờ, muôi múc rượu nhỏ giọt tí tách, lát sau bỗng phản ứng lại, bắt đầu giơ muôi đuổi đánh Cố Mang —
“Không biết xấu hổ! Đùa bỡn lão nương!”
Tiếng cười ồ vang.
Giữa tiếng cười đùa và tiếng huýt sáo, Cố Mang bị quả phụ đuổi chạy khắp phòng, vừa chạy vừa xin tha: “Thật lòng á! Thật lòng á! Cô rất đẹp! Cô rất đẹp!”
“Lão nương biết lão nương đẹp! Thằng nhãi cậu cũng bảnh đâu kém! Nhưng cậu cũng mặt dày quá rồi, không biết chờ trời tối một mình lẻn đến hôn lão nương à? Cớ gì phải làm trước mặt nhiều người như thế! Đồ háo sắc!”
Đồ háo sắc quậy cho gà bay chó sủa, nhưng vẫn không quên mặt dày hô lớn: “Đúng đúng đúng, tối mai ta tới tìm cô, tối nay ở lại cũng được, chỉ cần thưởng cho chúng ta thêm hai cân thịt bò nữa, xin cô đó cô nương tốt.”
“Xía! Từ khi đóng quân ở đây, cậu đã hỏi xin lão nương cho nợ thịt bò ba lần, đây là lần thứ tư rồi! Lần nào cũng nói tối mai hẹn lão nương, cậu lừa quỷ à!”
Quả phụ la lối, nện từng nắm tay nhỏ lên ván gỗ, ván gỗ nứt cái “rắc”.
Đám binh sĩ cười nghiêng ngả. Có điều nói đi nói lại, cuối cùng Cố Mang vẫn dùng ngoại hình bảnh trai và lời hứa “Ngày mai sẽ hẹn cô” vòi thêm hai cân bò kho từ chỗ quả phụ cho các anh em của mình.
“Cố soái, huynh giỏi lừa người thật…”
“Đương nhiên rồi.” Cố Mang vênh mặt đắc ý: “Ta đây từng lướt vạn bụi hoa, phong lưu nổi khắp thiên hạ mà.”
Có chủ soái như thế, thảo nào lúc ấy có thiếu niên buông lời hào sảng: “Đừng nói là quân Vương Bát, cho dù gọi là quân Kê Bát, ta cũng ném bút đầu quân theo Cố soái!”
*Kê bát đồng âm với kê ba (jiba): con trym.
Người bạn ngồi bên cạnh chê bôi: “Ôi trời, uổng cho ngươi đọc sách thánh hiền, sao thô bỉ quá vậy.”
“Vậy ngươi nói xem thế nào mới văn nhã?”
“Thay vì gọi Kê Bát, chi bằng ngươi gọi Kích Bãi đi, ý là bãi binh sửa giáo ấy.”
*Kích Bãi cũng đọc là jiba, đồng âm với kê ba.
Thiếu niên “oa” một tiếng, tán thán: “Tên hay, ta thích.”
“… Ngươi bị hâm à, ta chỉ thuận miệng nói vậy thôi, ai lại thích tên ‘Kích Bãi’ chứ, đọc ra không ngại mất mặt sao? Không tin ngươi cứ thử xem, ngươi gọi chó tên đó, chó cũng quạu với ngươi.”
Thiếu niên cười nói: “Thiên hạ rộng lớn thiếu gì chuyện lạ, bây giờ chưa có không có nghĩa là sau này không có, vương sư của chúng ta cũng có thể gọi là Vương Bát, ta thấy đặt tên Kích Bãi cho cái khác cũng không phải là chuyện không thể nào.”
(3) Vương sư: Quân đội của nhà vua, của quốc gia.
May là mấy lời bàn tán này không lọt vào tai Cố Mang, nếu không ai biết liệu y có vỗ bàn khen hay, đổi tên mình thành “Cố Mang chủ soái quân Kích Bãi”, khiến cho tất cả tướng sĩ dưới trướng cũng bị vạ lây không.
Chiến tranh quá tàn khốc, chỉ có kẻ tưng tửng như Cố Mang mới thích chơi trội khác người, hăm hở đùa cợt với chiến hỏa. Chẳng những tự mình nghĩ ra tên “quân Vương Bát”, y còn tự bắt tay vẽ cờ, cờ xí xanh biếc được cắt thành hình con rùa một cách đầy sáng tạo, còn chừa thêm cái đuôi nhỏ sống động. Y yểm pháp chú lên cờ, làm cho con rùa này cứ cách một nén nhang lại rống một tràng: “Vương Bát Vương Bát, hùng tư anh phát, khí quán trường hồng, uy chấn thiên hạ!!”
(4) Hùng tư anh phát: Tư thái uy vũ hùng tráng. Khí quán trường hồng: Chính khí tràn trề.
Phải nói là nhục muốn đội quần.
Lần đầu tiên cắm cờ này đi chinh chiến, Cố Mang bị tướng soái bên địch chế nhạo tơi bời, kết quả chưa đầy nửa ngày, đại quân mười vạn tu sĩ của đối phương đã bị quân Vương Bát của Cố Mang đuổi đánh đến kêu cha gọi mẹ. Sau trận chiến này, Cố Mang lại đánh thêm không ít chiến dịch lớn nhỏ, lần nào cũng giành được thắng lợi.
Điều này trực tiếp dẫn đến việc những năm Cố Mang làm thống soái, các quốc gia đối địch với Trọng Hoa nghe đến rùa là biến sắc, còn cảnh tượng mà những tu sĩ đối địch không muốn nhìn thấy nhất chính là — Cờ rùa đen dựng thẳng trên khói lửa chiến trường, Cố soái thúc ngựa đi ra, hắng hắng giọng, trịnh trọng tự giới thiệu:
“Khụ, chào huynh đài. Tại hạ Cố Mang thống soái quân Vương Bát, đặc biệt tới đây lĩnh giáo tài nghệ của huynh đài.”
Đám tu sĩ trẻ tuổi đánh không thắng đã nhục nhã lắm rồi, nhục hơn nữa là trở về còn phải nước mắt nước mũi tèm lem bẩm báo với Quân thượng của mình: “Hu hu hu, thuộc hạ thật sự vô dụng, vậy mà đánh không lại quân Vương Bát!”
Quả đúng là ác mộng.
Với tướng sĩ Trọng Hoa mà nói, Cố Mang tuy ương bướng càn rỡ, nhưng lại rất có sức hút. Quãng thời gian đó, người sùng kính y nhiều vô kể, thậm chí có người còn xem lời ngụy biện “tên tục dễ nuôi” của Cố Mang là chuẩn mực, rất nhiều trẻ con sinh ra dạo ấy đều bất hạnh bị cha mẹ đặt tên tục tĩu, phong trào một thời là thế này:
Sở Căn Tráng (trym to)
Tiết Thiết Trụ (cột sắt)
Khương Đản Thống (đau trứng)
Thế nên sau khi Mặc Tức tiếp nhận quân Vương Bát, việc đầu tiên hắn làm chính là đổi tên cho đội quân Vương Bát dở hơi này.
Hắn tuyệt đối sẽ không cho phép ghi chép về mình trong quân tịch biến thành “Mặc Tức, chủ soái quân Vương Bát”. Tuyệt đối không thể!
Thế là quân Vương Bát đổi tên thành quân Bắc Cảnh, đưa về dưới trướng Mặc Tức, trò đùa bi hài bất khuất nơi khói lửa máu tràn cũng như tiếng tăm lừng lẫy của Cố Mang, hạ màn trong lụn bại.
Mà những con rùa đen nhỏ kêu loạn xạ, hô hào “Vương Bát Vương Bát, hùng tư anh phát”, cũng tựa như một câu chuyện cười hoang đường hư ảo, từ nay về sau không bao giờ xuất hiện nơi sa trường mênh mang nữa.
Tất cả lại trở nên nghiêm ngặt, không hoa, không mật, không còn ai bỏ công nhớ dẫu là tên của một người nhỏ bé chẳng đáng nhắc đến, không còn ai dẫn các tướng sĩ đi đùa nghịch, đừng nói là lấy áo đổi rượu.
Chiến tranh trở về bản chất máu lạnh và khắc nghiệt cùng cực của nó.
Mùa đông buốt giá kéo dài.
Có lẽ chính vì nguyên nhân đó, tuy rằng hôm nay đa số binh sĩ quân Bắc Cảnh đều hận Cố Mang thấu xương, nhưng mỗi khi nhắc tới Cố Mang, tâm tình của bọn họ lại không giống bách tính bình thường.
Nhất là những lão binh “quân Vương Bát” từng vào ra chiến trường với Cố soái, mỗi khi đọc đến tên Cố Mang, ánh mắt ít nhiều cũng sẽ hiện chút thảng thốt.
“Chậc, thật sự không ngờ, cuối cùng kết cục của y lại là thế này.”
“Vọng Thư quân nổi tiếng tàn ác, Quân thượng giao Cố Mang cho gã xử trí, chỉ sợ lành ít dữ nhiều.”
“Nhất định chết không toàn thây…”
Kiêu hùng chưa chắc bị người ghét, nhưng phản đồ chắc chắn ai cũng giết được. Cũng chỉ có đám lão binh quân Vương Bát ngày xưa tụ tập một chỗ mới lải nhải về một ít điều không liên quan đến “hận”.
Nói đến đoạn cuối, vài lão binh lớn tuổi bỗng nhiên tụt hứng: “Hầy, y tốt biết bao nhiêu… Nếu năm đó không xảy ra chuyện kia, y cũng sẽ không —”
“Suỵt! Ngươi nói nhỏ thôi! Vậy mà dám nhắc chuyện cũ đó, không muốn sống nữa à!”
Lão binh kia “ây dà” một tiếng rồi choàng tỉnh, nghĩ đến vừa rồi mình suýt buột miệng nói cái gì, men say chập chờn trong mắt lập tức tản mất, không khỏi giật mình một cái.
Binh sĩ ngồi cạnh còn đang nhắc nhở: “Hôm nay chúng ta làm việc dưới trướng Mặc soái, người Mặc soái hận nhất chính là Cố Mang, đâu phải ngươi không biết tính tình của Mặc soái, nếu thật sự để hắn nghe thấy, tối nay cả ngươi lẫn ta đều xong đời!”
“Ài ài, ngươi nói đúng lắm, ngươi nhìn ta này, rượu vào là hồ đồ ngay…”
Đám binh sĩ ngồi quanh đống lửa đều lặng thinh, ngơ ngác nhìn ngọn lửa trước mặt, mỗi người mang một tâm sự riêng. Qua thật lâu sau mới có người lầm bầm thở ra một hơi, nói: “Chẳng qua con người rồi sẽ đổi thay. Cũng chỉ có thể nói, đây là mệnh của Cố soái.”
“Bao nhiêu năm rồi, sao ngươi còn gọi y là Cố soái.”
“À à, phải, Cố Mang, Cố Mang.”
Bóng đêm tĩnh mịch bao trùm biên tái, lửa trại nổ lách tách, tỏa ra luồng sáng vàng lóa mắt hơn cả ánh sao.
Lão binh ngà ngà say kia nằm vật xuống đất, cánh tay gối dưới đầu, gã nhìn sao giăng đầy trời, chòm Tử Vi lập lòe lấp lánh, hầu kết trượt lên trượt xuống, thốt ra một tràng lẩm bẩm chỉ có mình nghe được: “Ài, nói thật, năm đó ta tòng quân là vì ngưỡng mộ Cố Mang. Ta còn cùng y ngồi quanh đống lửa uống rượu với nhau, y chẳng hề tỏ vẻ ngạo mạn bề trên. Lúc đó ta… Lúc đó ta nhìn y cười, ta đã nghĩ rằng, nếu có một ngày được chết trận vì y, vậy cũng coi như chết có ý nghĩa. Nào ngờ cuối cùng y vậy mà…”
Vậy mà lại gặp kiếp số như thế.
Chim chết giấu cung.
(4) Chim chết giấu cung: Chim chết rồi thì cung cũng hết tác dụng nên giấu đi, nghĩa như thỏ chết nấu chó, qua cầu rút ván.
Lợi dụng Cố Mang xong, nước địch lại xem y như một trong những lễ vật nghị hòa, đẩy về nước Trọng Hoa. Cuối cùng người này qua bao chìm nổi, ngắm đủ phong nguyệt, một lần lỡ bước trở thành phản đồ, lại là lạc tử vô hối (5), chẳng có đường về.
(5) Lạc tử vô hối: Hạ cờ rồi thì không được hối hận rút tay.
Cho nên cái gì gọi là mua dây buộc mình? Rồi cái gì lại gọi là ác giả ác báo?
Có điều nói trở lại, số mệnh của y tuy thảm thật, nhưng cũng là gieo gió gặt bão, rơi vào cảnh ngộ mích lòng cả hai bên này âu cũng thống khoái lòng người. Trong lúc nhất thời, gần như tất cả mọi người trong biên giới Trọng Hoa đều ngẩng cổ ngóng trông kết cục của Cố Mang.
Bị bêu đầu, bị lăng trì, chần nồi sôi, thiên đao vạn quả, ngũ mã phanh thây, mà ngay cả con nhóc tí tuổi vừa biết nói cũng biết uốn cái lưỡi mềm mại của mình, bập bẹ nói theo người lớn: “Chúng ta hông thể bỏ qua cho tên đầu heo hông biết xí hổ này.”
*Chỗ này bé con nói ngọng nên mình cũng sửa theo nha.
Kết quả là, Cố soái Cố Mang, thống lĩnh anh hùng ngày xưa của nước Trọng Hoa, túc địch trời định của Mặc Tức, người đàn ông từng được ca ngợi là “Mãnh thú trên thần đàn” trong truyền thuyết…
Cuối cùng không phụ kỳ vọng của mọi người, trở thành một tên “đầu heo hông biết xí hổ”.
Bình luận truyện