Vị Đắc Xán Lạn
Chương 37
Kinh Xán cứ nghĩ Kinh Tại Hàng chắc chắn sẽ gọi điện chất vấn mình, nhưng không ngờ mấy hôm sau lại là Tống Ức Nam gọi cậu.
“Mẹ đang khuyên bố con, nhưng ông ấy vẫn giận lắm. Tiểu Xán này, con yên tâm, mẹ sẽ cho Tiểu Duy tiếp tục tham gia trại đông, nhưng chắc mẹ không qua thu dọn giúp con trước lúc vào học được đâu”.
“Vâng, không sao ạ, chỗ con cũng không cần thu dọn gì hết”.
Bên kia, Tống Ức Nam thở dài, nói: “Bố con cứng đầu quá”.
Kinh Xán không đáp lại. Cậu đã chiêm nghiệm được điều này từ lâu rồi. Dường như từ lâu lắm rồi, Kinh Tại Hàng không coi cậu là một đứa trẻ nữa, hắn ta khăng khăng với cách làm của mình, luôn muốn Kinh Xán phải hiểu được những suy nghĩ “cao siêu hơn” qua việc răn dạy cậu.
Thật ra mấy hôm nay, mỗi lần nghĩ đến chuyện này, Kinh Xán đều thấp thỏm. Theo hiểu biết của cậu về Kinh Tại Hàng, chắc chắn lúc này Kinh Tại Hàng rất tức giận. Một là vì cậu tự ý lật tung kế hoạch của hắn ta lên, mặt khác thì chắc hẳn điều làm Kinh Tại Hàng tức giận nhất là vì hắn ta nghĩ Kinh Xán dụ dỗ Kinh Duy lơi là việc học.
Kinh Xán có thể đoán trước được Kinh Tại Hàng sẽ nói gì, chắc chắn hắn ta sẽ nói: Con muốn hủy hoại bản thân thì bố tôn trọng quyết định của con, nhưng con đừng quấy nhiễu em trai con.
Trường trung học số bảy có cả học sinh nội trú và ngoại trú, trước đây, học sinh có thể ra ngoài vào cả giờ ăn trưa và tối. Đối diện trường có một phố ăn vặt, học sinh không thích ăn trong căn tin thường sẽ qua bên đó mua đồ. Nhưng không lâu sau khi vào học, cả con phố bị buộc phải điều chỉnh lại do một quán ăn trong số đó không bảo đảm vệ sinh. Lãnh đạo trường lo học sinh ăn ngoài nhiều sẽ có vấn đề sức khỏe, bèn quả quyết sửa lại căn tin, cho không ít quán ăn vào bán dưới sự giám sát của nhà trường.
Đồ ăn trong trường được cải thiện, Kinh Xán và Hạ Bình Ý cũng không hay ra ngoài ra nữa mà gia nhập hàng ngũ xếp hàng trong căn tin, ngày nào tan học xong cũng chạy ngay ra căn tin giành cơm. Lâu dần, hai người cũng biết hết món nào ngon, món nào không ngon. Hạ Bình Ý và Kinh Xán học khác lớp, kiểu gì cũng sẽ có một người tan học đúng giờ, xuống giành đồ ăn trước. Nhưng thỉnh thoảng cũng có chuyện ngoài ý muốn, không hiểu sao tối nay gần như món nào trong căn tin cũng có ớt chuông. Kinh Xán cầm khay đi quanh cửa sổ một vòng, cuối cùng chỉ gọi một suất trứng chưng. Hạ Bình Ý ngồi đối diện cậu thấy vậy bèn nhíu mày hỏi: “Cậu đang giảm cân à?”.
Kinh Xán cầm đũa, nhăn nhó nhìn khay cơm của mình.
“Tôi không thích ớt chuông”.
Hạ Bình Ý cúi đầu nhìn đồ ăn trong khay của mình, đã hiểu.
Bữa tối chỉ ăn có vậy, đương nhiên Kinh Xán không no được. Chưa hết tiết tự học tối đầu tiên mà bụng cậu đã réo ầm lên.
Kinh Xán muốn rủ Hạ Bình Ý xuống căn tin mua đồ ăn vặt với mình, không ngờ khi đứng ở cửa sau lớp 12/21, Kinh Xán vừa định gọi Hạ Bình Ý đã thấy một người khác đang nằm bò trên bàn anh.
Một cô gái đang nhoài người trên bàn, tay cầm chiếc bút viết vẽ gì đó lên nháp, trông như đang thảo luận đề bài nào đó với Hạ Bình Ý. Nhưng…
Kinh Xán đơ ra nhìn hai người họ, không biết đang thảo luận cái gì mà vừa cười vừa nói như thế. Nhưng cậu nghĩ lại, lúc cậu dạy thêm cho Hạ Bình Ý ở nhà, hình như hai người họ cũng giống vậy.
Kinh Xán bỗng hơi hụt hẫng, nhưng cậu kìm lại, không nói gì, chỉ im lặng đứng ngoài cửa đợi Hạ Bình Ý chú ý đến mình. Không biết có phải vô tình tiếc sang đây không mà không bao lâu sau Hạ Bình Ý đã quay sang, cười với cậu, sau đó anh đứng dậy đi về phía Kinh Xán.
“Sao thế?”.
Ngay khi Kinh Xán định lên tiếng, cậu nhìn qua vai Hạ Bình Ý, thấy cô gái đang ngồi trước bàn anh cũng đang nhìn họ.
“Tôi…”, Kinh Xán dừng một lát, cuối cùng vẫn hỏi: “Tôi định xuống căn tin, cậu cần mua gì không?”.
Vốn cậu muốn rủ Hạ Bình Ý đi cùng, nhưng cô gái kia vẫn cứ ngồi đó đợi, Kinh Xán cũng ngại nói.
“Cậu đói à?”.
Kinh Xán gật đầu.
“Thế đi nhanh đi, tôi không đói, không cần mua gì cho tôi đâu”.
Kinh Xán không dám nhìn ra chỗ Hạ Bình Ý nữa, cậu cụp mắt “ừ” một câu.
Thấy Kinh Xán vẫn chưa định đi, Hạ Bình Ý chủ động hỏi: “Sao thế? Có chuyện gì nữa à?”.
Như bao lần khác khi đứng trước Kinh Xán, Hạ Bình Ý luôn khom lưng để lại gần cậu hơn, ra vẻ lắng nghe cực kỳ thân thiện. Tư thế này luôn làm Kinh Xán ảo giác rằng chỉ có cậu và Hạ Bình Ý là cùng một thế giới.
“Các cậu đang làm gì thế? Giảng bài à?”. Sau một hồi im lặng, Kinh Xán vẫn hỏi.
“Ừ,” Hạ Bình Ý đáp, nghe giọng anh còn có vẻ rất đắc chí: “Không ngờ cũng có người hỏi bài tôi đúng không?”.
Lúc đó Kinh Xán đã cố gắng mỉm cười, nhưng trái tim chua xót, nụ cười cũng thay đổi theo.
Cậu quay lưng đi về phía cầu thang, nhưng chưa đi được bao xa đã lại nghe Hạ Bình Ý gọi cậu.
Kinh Xán dừng lại, xoay người, thấy Hạ Bình Ý đang tựa lên khung cửa, nói với cậu: “Mua giúp tôi chai nước đi”.
“Được”. Kinh Xán cao giọng đáp.
Kinh Xán chạy xuống căn tin, lấy một chai nước trên kệ hàng trước rồi mới bắt đầu tìm đồ chống đói cho mình. Nhưng cậu lượn khắp một vòng, rõ ràng đã xem hết một lượt các thứ rồi nhưng dường như cậu chẳng có ấn tượng với thứ nào hết. Cuối cùng cậu nhặt bừa một chiếc bánh mì xuất hiện trước mắt cậu ngay lúc đó rồi ra thanh toán. Kinh Xán chạy về đưa nước cho Hạ Bình Ý, lần này Hạ Bình Ý quay mặt ra cửa, cậu vừa xuất hiện đã thấy ngay. Thấy cô gái kia vẫn chưa đi, Kinh Xán chỉ đưa nước cho Hạ Bình Ý, không nói gì thêm.
Thật ra bạn bè hỏi bài nhau cũng bình thường thôi, cũng có không ít bạn nữ cùng lớp nhờ Kinh Xán giảng bài, nhưng hôm đó về lớp, cậu cứ nghĩ mãi đến dáng vẻ vừa nói vừa cười của Hạ Bình Ý với nữ sinh kia.
“Kinh Xán, cậu mệt à?”.
Giờ tự học, nghe tiếng Chu Triết, Kinh Xán mới thôi nghĩ vẩn vơ.
“Ơi?”. Kinh Xán lắc đầu: “Đâu có”.
Chu Triết nhìn cậu vài giây, chỉ vào chiếc bút trong tay cậu: “Cậu bẻ gãy nắp bút luôn rồi kìa”.
Kinh Xán sửng sốt, cúi đầu nhìn chiếc bút mình đang cầm.
“Không tới nỗi vậy chứ”. Kinh Xán lầm bầm.
“Gì cơ?”, Chu Triết không nghe rõ.
“Không có gì”. Kinh Xán chột dạ nhét cả chiếc bút và nắp bút bị rơi ra vào ống đựng.
Sau đó khi Kinh Xán rủ Hạ Bình Ý ra sân thể dục đi dạo, cậu lại bắt gặp cô gái kia hỏi bài Hạ Bình Ý mấy lần. Cuối cùng Kinh Xán không nhịn được nữa, hỏi Hạ Bình Ý: “Bạn gái đó tên gì thế?”.
Hạ Bình Ý nhìn vào phòng học, đáp: “Đỗ Vi Vi”.
Nói xong, Hạ Bình Ý lại bổ sung thêm: “Chơi bóng rổ được lắm”.
Kinh Xán sửng sốt nhìn Hạ Bình Ý, hồi lâu sau vẫn không đáp lại.
Tối hôm đó hai người làm bài ở nhà Kinh Xán như mọi ngày, chỉ khác một điều là Hạ Bình Ý nhận ra Kinh Xán cứ lơ đãng, ngẩn người nhìn tờ đề trước mắt. Hạ Bình Ý hỏi cậu, cậu cũng chỉ ậm ờ cho qua: “Tôi buồn ngủ”.
“Vậy hôm nay nghỉ sớm nhé,” Hạ Bình Ý nhìn đồng hồ: “Làm nốt bài này rồi tôi về, cậu ngủ sớm đi”.
Đợi Hạ Bình Ý ra về, Kinh Xán ngồi đờ đẫn bên bàn học. Hai ngón tay cậu xoay nút vặn đèn bàn, điều khiển chiếc đèn lúc thì sáng, lúc lại tốt. Mà tuần hoàn cùng ánh sáng và bóng tối, là câu “Chơi bóng rổ được lắm” của Hạ Bình Ý.
Kinh Xán hít sâu một hơi, rồi nặng nề thở ra, sau đó cậu gục đầu, gõ “cốp” xuống bàn.
Một tiếng rì rầm khe khẽ tràn ra, bay quanh căn phòng rồi cô đơn biến mất.
Giữa không gian yên lặng, tiếng chó sủa bỗng vang lên ngoài cửa sổ. Kinh Xán sững sờ, đứng phắt dậy.
Nghe rất giống tiếng chó con, tiếng sủa lanh lảnh, không lớn. Kinh Xán chạy ra trước cửa sổ, kéo phăng rèm ra, muốn tìm nơi tiếng kêu phát ra. Nhưng bên ngoài tối quá, chỉ có ánh sáng từ đèn đường, Kinh Xán không thấy con chó nào hết. Cậu chạy xuống tầng, khoác chiếc áo phao treo trên giá áo cạnh cửa rồi chạy ra ngoài. Cậu lần theo tiếng kêu ra khỏi sân, cuối cùng cũng thấy một chú chó con nằm trên một tảng đá nhỏ ven đường. Chú chó con có bộ lông trắng muốt, đôi mắt đen láy đáng thương nhìn Kinh Xán, khi Kinh Xán lại gần, nó còn khẽ rên ư ử.
Một chú chó nhỏ thế này nằm ngoài đường giữa mùa đông, Kinh Xán nghĩ nó là chó hoang. Nhưng trông chú chó lại rất sạch sẽ, Kinh Xán quan sát một lát, đoán rằng có lẽ do nó còn khá nhỏ, vẫn chưa lạc đàn lâu lắm nên mới sạch sẽ thế này.
Lần đầu tiên Kinh Xán nhìn chó con ở khoảng cách gần thế này. Cậu đứng đó hồi lâu mới thử đưa tay ra, xoa đầu chó con. Chú chó nhỏ không phản kháng gì lúc cậu chạm vào, còn ngoan ngoãn nhắm mắt, dụi đầu vào tay Kinh Xán.
Kinh Xán lập tức đầu hàng trước cảm giác mềm mại và ấm áp này.
“Cậu đáng yêu quá đi…”. Kinh Xán nhẹ nhàng xoa mặt nó: “Cậu lạnh không? Đói không?”.
Chú chó “ư ử” không ngừng, như đang xin cậu giúp đỡ.
Kinh Xán đau lòng, cậu vội vàng chạy vào nhà lấy hai chiếc xúc xích từ tủ lạnh ra, rồi lại lấy cho nó một bát nước. Sợ chú chó chạy mất, Kinh Xán ôm chiếc bát bằng hai tay, vội vàng chạy ra ngoài, lúc chạy còn làm đổ không ít nước.
May sao chú chó trắng vẫn ở đó, thậm chí như biết Kinh Xán sẽ cho nó ăn, nó còn thông minh ngồi ngay đối diện cửa nhà cậu.
Kinh Xán mở cửa vào sân, hỏi nó: “Cậu có muốn vào không?”.
Chú chó nhỏ nghiêng đầu, ban đầu nó chỉ đứng im, sau đó lại đứng dậy, sốt ruột xoay vòng tại chỗ.
“Được rồi, xem ra cậu không muốn vào”. Kinh Xán đặt nước và đồ ăn ở một chỗ khuất ven đường, sau đó nói với chú chó trắng: “Vậy cậu ăn ở đây đi”.
Ngửi thấy mùi đồ ăn, chú chó trắng không còn cảnh giác nữa, bắt đầu ăn ngấu nghiến.
Kinh Xán ngồi xổm cạnh nó, thấy nó ăn ngon lành, cậu lại kìm lòng không đặng xoa lưng nó.
“Ngon không?”.
Không biết chú chó trắng hiểu lời cậu hay sao mà bỗng dừng lại, quay sang nhìn cậu.
“Ăn đi, ăn đi,” Kinh Xán vui vẻ nói: “Ăn nhiều vào, ăn no sẽ hết lạnh”.
Kinh Xán vẫn mặc đồ ngủ, xỏ dép lê, dù cậu có mặc thêm áo khoác vẫn thấy hơi lạnh. Nhưng đã lâu lắm rồi cậu không tiếp xúc với loài vật nhỏ thế này, cậu bỗng tham lam không nỡ vào nhà.
Cậu nhặt một hòn đá nhỏ bên cạnh, chú chó trắng ăn xúc xích, còn cậu thì ngồi vẽ.
Cậu vẽ hình chú chó con đang ăn trước, rồi vẽ mình, tiếp nữa là vẽ Hạ Bình Ý đẹp trai.
Kinh Xán nhìn “Hạ Bình Ý” dưới đất, ngồi thừ ra một lát rồi thu tay đặt lên gối, hỏi chú chó bên cạnh: “Cậu này, tại sao Hạ Bình Ý lại khen Đỗ Vi Vi nhỉ?”.
Bày tỏ với chú chó này cũng không có gì nguy hiểm, giữa đêm đen, cuối cùng Kinh Xán cũng bộc bạch hết những lời mình kìm nén trong lòng: “Haiz, tôi cũng không muốn nghĩ mãi đâu, nhưng mà không được, tôi không kiểm soát được. Cậu nói xem có phải tôi so đo quá không?”.
Nói xong, Kinh Xán lại vẽ thêm một quả bóng rổ xuống đất, nhìn nó hồi lâu. Sau đó cậu bỗng thở dài, buồn bã nói: “Nhưng mà tại sao tự nhiên lại khen cô ấy chơi bóng giỏi nhỉ?… Tôi cũng biết chơi bóng rổ mà… Có phải Hạ Bình Ý thích người giỏi bóng rổ không?”.
Nếu suy rộng ra, đánh dấu bằng giữa “người giỏi bóng rổ” và “Đỗ Vi Vi”, hình như vấn đề bỗng đáng sợ hơn rồi.
Kinh Xán ngây ra nhìn chú chó nhỏ, lầm bầm: “Chắc là… không đâu nhỉ? Nhưng nếu không phải thì tại sao cậu ấy lại khen thêm một câu? Tôi không hiểu”.
Hồi lâu sau, Kinh Xán vẫn cứ tự biên tự diễn với chú chó trắng, luôn miệng hỏi nó những chuyện mình không biết. Chú chó trắng là đối tượng phù hợp nhất để cậu giãi bày, ăn xong, nó cũng không bỏ đi mà kiên nhẫn ngồi vẫy đuôi. Thậm chí thỉnh thoảng còn ngửa đầu lên ư ử vài tiếng, như đang cổ vũ Kinh Xán nói tiếp. Kinh Xán cực kỳ cảm động, chỉ muốn ôm cho vào lòng hát tặng nó bài “Bạn thân của tôi”.
Giãi bày với chú chó trắng cực kỳ kiên nhẫn này hồi lâu, Kinh Xán mới nhớ ra người bạn tốt này của mình chưa có tên.
“Tôi đặt tên cho cậu nhé?”.
Nghe Kinh Xán nói vậy, chú chó trắng sủa một tiếng như hiểu ý cậu.
“Tên gì đây nhỉ?”. Kinh Xán chưa nuôi thú cưng bao giờ, giờ cũng không nghĩ được cái tên nào hay ho cả. Cũng có mấy cái tên chợt lóe trong đầu cậu, nhưng toàn là mấy cái tên cực kỳ phổ biến như “Tiểu Bạch”, “Tí Nị”…
Không biết nhà nào đang bắn pháo hoa đằng xa, chỉ có vài chùm lác đác. Kinh Xán ngước nhìn những vệt màu giữa trời đêm, bỗng nhớ đến màn pháo hoa và cậu và Hạ Bình Ý cùng xem hồi đầu năm.
“À,” ý tưởng chợt lóe, Kinh Xán cúi đầu hỏi ý chú chó nhỏ: “Đặt tên cậu là Năm Mới có được không?”.
Chú chó trắng không đáp lại cậu, đứng cạnh bát uống nước. Kinh Xán thấy vậy bèn gật đầu tự tán thành: “Tên này hay đấy, Năm Mới, muôn vật đổi mới, tràn đầy hy vọng”.
Cũng như cậu sau khi gặp Hạ Bình Ý.
“Sau này cậu thường xuyên tới đây được không?”, Kinh Xán chọc vào đầu Năm Mới, trao đổi với người bạn mới của cậu: “Tôi chuẩn bị đồ ăn thức uống cho cậu, cậu nghe tôi nói là được”.
Năm Mới liếm mép nhìn Kinh Xán, như đã đồng ý lời hẹn của cậu. Kinh Xán nghĩ một lát, lại vỗ đầu nó, dặn dò thật cẩn thận: “Vậy cậu giữ bí mật cho tôi nhé, đừng nói với bạn chó nào khác đấy”.
“Mẹ đang khuyên bố con, nhưng ông ấy vẫn giận lắm. Tiểu Xán này, con yên tâm, mẹ sẽ cho Tiểu Duy tiếp tục tham gia trại đông, nhưng chắc mẹ không qua thu dọn giúp con trước lúc vào học được đâu”.
“Vâng, không sao ạ, chỗ con cũng không cần thu dọn gì hết”.
Bên kia, Tống Ức Nam thở dài, nói: “Bố con cứng đầu quá”.
Kinh Xán không đáp lại. Cậu đã chiêm nghiệm được điều này từ lâu rồi. Dường như từ lâu lắm rồi, Kinh Tại Hàng không coi cậu là một đứa trẻ nữa, hắn ta khăng khăng với cách làm của mình, luôn muốn Kinh Xán phải hiểu được những suy nghĩ “cao siêu hơn” qua việc răn dạy cậu.
Thật ra mấy hôm nay, mỗi lần nghĩ đến chuyện này, Kinh Xán đều thấp thỏm. Theo hiểu biết của cậu về Kinh Tại Hàng, chắc chắn lúc này Kinh Tại Hàng rất tức giận. Một là vì cậu tự ý lật tung kế hoạch của hắn ta lên, mặt khác thì chắc hẳn điều làm Kinh Tại Hàng tức giận nhất là vì hắn ta nghĩ Kinh Xán dụ dỗ Kinh Duy lơi là việc học.
Kinh Xán có thể đoán trước được Kinh Tại Hàng sẽ nói gì, chắc chắn hắn ta sẽ nói: Con muốn hủy hoại bản thân thì bố tôn trọng quyết định của con, nhưng con đừng quấy nhiễu em trai con.
Trường trung học số bảy có cả học sinh nội trú và ngoại trú, trước đây, học sinh có thể ra ngoài vào cả giờ ăn trưa và tối. Đối diện trường có một phố ăn vặt, học sinh không thích ăn trong căn tin thường sẽ qua bên đó mua đồ. Nhưng không lâu sau khi vào học, cả con phố bị buộc phải điều chỉnh lại do một quán ăn trong số đó không bảo đảm vệ sinh. Lãnh đạo trường lo học sinh ăn ngoài nhiều sẽ có vấn đề sức khỏe, bèn quả quyết sửa lại căn tin, cho không ít quán ăn vào bán dưới sự giám sát của nhà trường.
Đồ ăn trong trường được cải thiện, Kinh Xán và Hạ Bình Ý cũng không hay ra ngoài ra nữa mà gia nhập hàng ngũ xếp hàng trong căn tin, ngày nào tan học xong cũng chạy ngay ra căn tin giành cơm. Lâu dần, hai người cũng biết hết món nào ngon, món nào không ngon. Hạ Bình Ý và Kinh Xán học khác lớp, kiểu gì cũng sẽ có một người tan học đúng giờ, xuống giành đồ ăn trước. Nhưng thỉnh thoảng cũng có chuyện ngoài ý muốn, không hiểu sao tối nay gần như món nào trong căn tin cũng có ớt chuông. Kinh Xán cầm khay đi quanh cửa sổ một vòng, cuối cùng chỉ gọi một suất trứng chưng. Hạ Bình Ý ngồi đối diện cậu thấy vậy bèn nhíu mày hỏi: “Cậu đang giảm cân à?”.
Kinh Xán cầm đũa, nhăn nhó nhìn khay cơm của mình.
“Tôi không thích ớt chuông”.
Hạ Bình Ý cúi đầu nhìn đồ ăn trong khay của mình, đã hiểu.
Bữa tối chỉ ăn có vậy, đương nhiên Kinh Xán không no được. Chưa hết tiết tự học tối đầu tiên mà bụng cậu đã réo ầm lên.
Kinh Xán muốn rủ Hạ Bình Ý xuống căn tin mua đồ ăn vặt với mình, không ngờ khi đứng ở cửa sau lớp 12/21, Kinh Xán vừa định gọi Hạ Bình Ý đã thấy một người khác đang nằm bò trên bàn anh.
Một cô gái đang nhoài người trên bàn, tay cầm chiếc bút viết vẽ gì đó lên nháp, trông như đang thảo luận đề bài nào đó với Hạ Bình Ý. Nhưng…
Kinh Xán đơ ra nhìn hai người họ, không biết đang thảo luận cái gì mà vừa cười vừa nói như thế. Nhưng cậu nghĩ lại, lúc cậu dạy thêm cho Hạ Bình Ý ở nhà, hình như hai người họ cũng giống vậy.
Kinh Xán bỗng hơi hụt hẫng, nhưng cậu kìm lại, không nói gì, chỉ im lặng đứng ngoài cửa đợi Hạ Bình Ý chú ý đến mình. Không biết có phải vô tình tiếc sang đây không mà không bao lâu sau Hạ Bình Ý đã quay sang, cười với cậu, sau đó anh đứng dậy đi về phía Kinh Xán.
“Sao thế?”.
Ngay khi Kinh Xán định lên tiếng, cậu nhìn qua vai Hạ Bình Ý, thấy cô gái đang ngồi trước bàn anh cũng đang nhìn họ.
“Tôi…”, Kinh Xán dừng một lát, cuối cùng vẫn hỏi: “Tôi định xuống căn tin, cậu cần mua gì không?”.
Vốn cậu muốn rủ Hạ Bình Ý đi cùng, nhưng cô gái kia vẫn cứ ngồi đó đợi, Kinh Xán cũng ngại nói.
“Cậu đói à?”.
Kinh Xán gật đầu.
“Thế đi nhanh đi, tôi không đói, không cần mua gì cho tôi đâu”.
Kinh Xán không dám nhìn ra chỗ Hạ Bình Ý nữa, cậu cụp mắt “ừ” một câu.
Thấy Kinh Xán vẫn chưa định đi, Hạ Bình Ý chủ động hỏi: “Sao thế? Có chuyện gì nữa à?”.
Như bao lần khác khi đứng trước Kinh Xán, Hạ Bình Ý luôn khom lưng để lại gần cậu hơn, ra vẻ lắng nghe cực kỳ thân thiện. Tư thế này luôn làm Kinh Xán ảo giác rằng chỉ có cậu và Hạ Bình Ý là cùng một thế giới.
“Các cậu đang làm gì thế? Giảng bài à?”. Sau một hồi im lặng, Kinh Xán vẫn hỏi.
“Ừ,” Hạ Bình Ý đáp, nghe giọng anh còn có vẻ rất đắc chí: “Không ngờ cũng có người hỏi bài tôi đúng không?”.
Lúc đó Kinh Xán đã cố gắng mỉm cười, nhưng trái tim chua xót, nụ cười cũng thay đổi theo.
Cậu quay lưng đi về phía cầu thang, nhưng chưa đi được bao xa đã lại nghe Hạ Bình Ý gọi cậu.
Kinh Xán dừng lại, xoay người, thấy Hạ Bình Ý đang tựa lên khung cửa, nói với cậu: “Mua giúp tôi chai nước đi”.
“Được”. Kinh Xán cao giọng đáp.
Kinh Xán chạy xuống căn tin, lấy một chai nước trên kệ hàng trước rồi mới bắt đầu tìm đồ chống đói cho mình. Nhưng cậu lượn khắp một vòng, rõ ràng đã xem hết một lượt các thứ rồi nhưng dường như cậu chẳng có ấn tượng với thứ nào hết. Cuối cùng cậu nhặt bừa một chiếc bánh mì xuất hiện trước mắt cậu ngay lúc đó rồi ra thanh toán. Kinh Xán chạy về đưa nước cho Hạ Bình Ý, lần này Hạ Bình Ý quay mặt ra cửa, cậu vừa xuất hiện đã thấy ngay. Thấy cô gái kia vẫn chưa đi, Kinh Xán chỉ đưa nước cho Hạ Bình Ý, không nói gì thêm.
Thật ra bạn bè hỏi bài nhau cũng bình thường thôi, cũng có không ít bạn nữ cùng lớp nhờ Kinh Xán giảng bài, nhưng hôm đó về lớp, cậu cứ nghĩ mãi đến dáng vẻ vừa nói vừa cười của Hạ Bình Ý với nữ sinh kia.
“Kinh Xán, cậu mệt à?”.
Giờ tự học, nghe tiếng Chu Triết, Kinh Xán mới thôi nghĩ vẩn vơ.
“Ơi?”. Kinh Xán lắc đầu: “Đâu có”.
Chu Triết nhìn cậu vài giây, chỉ vào chiếc bút trong tay cậu: “Cậu bẻ gãy nắp bút luôn rồi kìa”.
Kinh Xán sửng sốt, cúi đầu nhìn chiếc bút mình đang cầm.
“Không tới nỗi vậy chứ”. Kinh Xán lầm bầm.
“Gì cơ?”, Chu Triết không nghe rõ.
“Không có gì”. Kinh Xán chột dạ nhét cả chiếc bút và nắp bút bị rơi ra vào ống đựng.
Sau đó khi Kinh Xán rủ Hạ Bình Ý ra sân thể dục đi dạo, cậu lại bắt gặp cô gái kia hỏi bài Hạ Bình Ý mấy lần. Cuối cùng Kinh Xán không nhịn được nữa, hỏi Hạ Bình Ý: “Bạn gái đó tên gì thế?”.
Hạ Bình Ý nhìn vào phòng học, đáp: “Đỗ Vi Vi”.
Nói xong, Hạ Bình Ý lại bổ sung thêm: “Chơi bóng rổ được lắm”.
Kinh Xán sửng sốt nhìn Hạ Bình Ý, hồi lâu sau vẫn không đáp lại.
Tối hôm đó hai người làm bài ở nhà Kinh Xán như mọi ngày, chỉ khác một điều là Hạ Bình Ý nhận ra Kinh Xán cứ lơ đãng, ngẩn người nhìn tờ đề trước mắt. Hạ Bình Ý hỏi cậu, cậu cũng chỉ ậm ờ cho qua: “Tôi buồn ngủ”.
“Vậy hôm nay nghỉ sớm nhé,” Hạ Bình Ý nhìn đồng hồ: “Làm nốt bài này rồi tôi về, cậu ngủ sớm đi”.
Đợi Hạ Bình Ý ra về, Kinh Xán ngồi đờ đẫn bên bàn học. Hai ngón tay cậu xoay nút vặn đèn bàn, điều khiển chiếc đèn lúc thì sáng, lúc lại tốt. Mà tuần hoàn cùng ánh sáng và bóng tối, là câu “Chơi bóng rổ được lắm” của Hạ Bình Ý.
Kinh Xán hít sâu một hơi, rồi nặng nề thở ra, sau đó cậu gục đầu, gõ “cốp” xuống bàn.
Một tiếng rì rầm khe khẽ tràn ra, bay quanh căn phòng rồi cô đơn biến mất.
Giữa không gian yên lặng, tiếng chó sủa bỗng vang lên ngoài cửa sổ. Kinh Xán sững sờ, đứng phắt dậy.
Nghe rất giống tiếng chó con, tiếng sủa lanh lảnh, không lớn. Kinh Xán chạy ra trước cửa sổ, kéo phăng rèm ra, muốn tìm nơi tiếng kêu phát ra. Nhưng bên ngoài tối quá, chỉ có ánh sáng từ đèn đường, Kinh Xán không thấy con chó nào hết. Cậu chạy xuống tầng, khoác chiếc áo phao treo trên giá áo cạnh cửa rồi chạy ra ngoài. Cậu lần theo tiếng kêu ra khỏi sân, cuối cùng cũng thấy một chú chó con nằm trên một tảng đá nhỏ ven đường. Chú chó con có bộ lông trắng muốt, đôi mắt đen láy đáng thương nhìn Kinh Xán, khi Kinh Xán lại gần, nó còn khẽ rên ư ử.
Một chú chó nhỏ thế này nằm ngoài đường giữa mùa đông, Kinh Xán nghĩ nó là chó hoang. Nhưng trông chú chó lại rất sạch sẽ, Kinh Xán quan sát một lát, đoán rằng có lẽ do nó còn khá nhỏ, vẫn chưa lạc đàn lâu lắm nên mới sạch sẽ thế này.
Lần đầu tiên Kinh Xán nhìn chó con ở khoảng cách gần thế này. Cậu đứng đó hồi lâu mới thử đưa tay ra, xoa đầu chó con. Chú chó nhỏ không phản kháng gì lúc cậu chạm vào, còn ngoan ngoãn nhắm mắt, dụi đầu vào tay Kinh Xán.
Kinh Xán lập tức đầu hàng trước cảm giác mềm mại và ấm áp này.
“Cậu đáng yêu quá đi…”. Kinh Xán nhẹ nhàng xoa mặt nó: “Cậu lạnh không? Đói không?”.
Chú chó “ư ử” không ngừng, như đang xin cậu giúp đỡ.
Kinh Xán đau lòng, cậu vội vàng chạy vào nhà lấy hai chiếc xúc xích từ tủ lạnh ra, rồi lại lấy cho nó một bát nước. Sợ chú chó chạy mất, Kinh Xán ôm chiếc bát bằng hai tay, vội vàng chạy ra ngoài, lúc chạy còn làm đổ không ít nước.
May sao chú chó trắng vẫn ở đó, thậm chí như biết Kinh Xán sẽ cho nó ăn, nó còn thông minh ngồi ngay đối diện cửa nhà cậu.
Kinh Xán mở cửa vào sân, hỏi nó: “Cậu có muốn vào không?”.
Chú chó nhỏ nghiêng đầu, ban đầu nó chỉ đứng im, sau đó lại đứng dậy, sốt ruột xoay vòng tại chỗ.
“Được rồi, xem ra cậu không muốn vào”. Kinh Xán đặt nước và đồ ăn ở một chỗ khuất ven đường, sau đó nói với chú chó trắng: “Vậy cậu ăn ở đây đi”.
Ngửi thấy mùi đồ ăn, chú chó trắng không còn cảnh giác nữa, bắt đầu ăn ngấu nghiến.
Kinh Xán ngồi xổm cạnh nó, thấy nó ăn ngon lành, cậu lại kìm lòng không đặng xoa lưng nó.
“Ngon không?”.
Không biết chú chó trắng hiểu lời cậu hay sao mà bỗng dừng lại, quay sang nhìn cậu.
“Ăn đi, ăn đi,” Kinh Xán vui vẻ nói: “Ăn nhiều vào, ăn no sẽ hết lạnh”.
Kinh Xán vẫn mặc đồ ngủ, xỏ dép lê, dù cậu có mặc thêm áo khoác vẫn thấy hơi lạnh. Nhưng đã lâu lắm rồi cậu không tiếp xúc với loài vật nhỏ thế này, cậu bỗng tham lam không nỡ vào nhà.
Cậu nhặt một hòn đá nhỏ bên cạnh, chú chó trắng ăn xúc xích, còn cậu thì ngồi vẽ.
Cậu vẽ hình chú chó con đang ăn trước, rồi vẽ mình, tiếp nữa là vẽ Hạ Bình Ý đẹp trai.
Kinh Xán nhìn “Hạ Bình Ý” dưới đất, ngồi thừ ra một lát rồi thu tay đặt lên gối, hỏi chú chó bên cạnh: “Cậu này, tại sao Hạ Bình Ý lại khen Đỗ Vi Vi nhỉ?”.
Bày tỏ với chú chó này cũng không có gì nguy hiểm, giữa đêm đen, cuối cùng Kinh Xán cũng bộc bạch hết những lời mình kìm nén trong lòng: “Haiz, tôi cũng không muốn nghĩ mãi đâu, nhưng mà không được, tôi không kiểm soát được. Cậu nói xem có phải tôi so đo quá không?”.
Nói xong, Kinh Xán lại vẽ thêm một quả bóng rổ xuống đất, nhìn nó hồi lâu. Sau đó cậu bỗng thở dài, buồn bã nói: “Nhưng mà tại sao tự nhiên lại khen cô ấy chơi bóng giỏi nhỉ?… Tôi cũng biết chơi bóng rổ mà… Có phải Hạ Bình Ý thích người giỏi bóng rổ không?”.
Nếu suy rộng ra, đánh dấu bằng giữa “người giỏi bóng rổ” và “Đỗ Vi Vi”, hình như vấn đề bỗng đáng sợ hơn rồi.
Kinh Xán ngây ra nhìn chú chó nhỏ, lầm bầm: “Chắc là… không đâu nhỉ? Nhưng nếu không phải thì tại sao cậu ấy lại khen thêm một câu? Tôi không hiểu”.
Hồi lâu sau, Kinh Xán vẫn cứ tự biên tự diễn với chú chó trắng, luôn miệng hỏi nó những chuyện mình không biết. Chú chó trắng là đối tượng phù hợp nhất để cậu giãi bày, ăn xong, nó cũng không bỏ đi mà kiên nhẫn ngồi vẫy đuôi. Thậm chí thỉnh thoảng còn ngửa đầu lên ư ử vài tiếng, như đang cổ vũ Kinh Xán nói tiếp. Kinh Xán cực kỳ cảm động, chỉ muốn ôm cho vào lòng hát tặng nó bài “Bạn thân của tôi”.
Giãi bày với chú chó trắng cực kỳ kiên nhẫn này hồi lâu, Kinh Xán mới nhớ ra người bạn tốt này của mình chưa có tên.
“Tôi đặt tên cho cậu nhé?”.
Nghe Kinh Xán nói vậy, chú chó trắng sủa một tiếng như hiểu ý cậu.
“Tên gì đây nhỉ?”. Kinh Xán chưa nuôi thú cưng bao giờ, giờ cũng không nghĩ được cái tên nào hay ho cả. Cũng có mấy cái tên chợt lóe trong đầu cậu, nhưng toàn là mấy cái tên cực kỳ phổ biến như “Tiểu Bạch”, “Tí Nị”…
Không biết nhà nào đang bắn pháo hoa đằng xa, chỉ có vài chùm lác đác. Kinh Xán ngước nhìn những vệt màu giữa trời đêm, bỗng nhớ đến màn pháo hoa và cậu và Hạ Bình Ý cùng xem hồi đầu năm.
“À,” ý tưởng chợt lóe, Kinh Xán cúi đầu hỏi ý chú chó nhỏ: “Đặt tên cậu là Năm Mới có được không?”.
Chú chó trắng không đáp lại cậu, đứng cạnh bát uống nước. Kinh Xán thấy vậy bèn gật đầu tự tán thành: “Tên này hay đấy, Năm Mới, muôn vật đổi mới, tràn đầy hy vọng”.
Cũng như cậu sau khi gặp Hạ Bình Ý.
“Sau này cậu thường xuyên tới đây được không?”, Kinh Xán chọc vào đầu Năm Mới, trao đổi với người bạn mới của cậu: “Tôi chuẩn bị đồ ăn thức uống cho cậu, cậu nghe tôi nói là được”.
Năm Mới liếm mép nhìn Kinh Xán, như đã đồng ý lời hẹn của cậu. Kinh Xán nghĩ một lát, lại vỗ đầu nó, dặn dò thật cẩn thận: “Vậy cậu giữ bí mật cho tôi nhé, đừng nói với bạn chó nào khác đấy”.
Bình luận truyện