Việc Máu
Chương 8
Tiếng ầm ầm xa xa của những côngtenơ rỗng đang được dỡ từ trên tàu xuống cảng Los Angeles gần đó đánh thức McCaleb dậy trước khi rạng sáng. Nằm trên giường, mắt nhắm nhưng đã hoàn toàn tỉnh, ông hình dung ra khung cảnh ấy. Cần cẩu khéo léo nhấc bổng cái côngtenơ to bằng toa móc xe tải từ dưới boong tàu lên, chuyển lên trên bến, sau đó người coi bãi ra hiệu thả xuống, thế là cái hộp khổng lồ bằng thép hạ xuống nốt một mét cuối cùng, tạo ra chấn động nghe như tiếng ầm ì vang vọng suốt những vũng neo thuyền gần đó. Trong mường tượng của McCaleb, mỗi lần như vậy là người coi bãi lại phá lên cười.
“Chó chết thật,” McCaleb nói, cuối cùng cũng thôi không cố ngủ nướng nữa mà ngồi dậy. Chuyện này xảy ra thế là đã lần thứ ba trong vòng một tháng.
Ông xem đồng hồ mới nhận ra mình đã ngủ hơn mười tiếng đồng hồ. Ông chậm chạp đi ra phía mũi thuyền, tắm một cái. Sau khi lau người, ông lấy các số đo cần thiết cho đợt sáng rồi uống cơ số thuốc viên và thuốc nước do bác sĩ chỉ định. Ông ghi lại tất cả vào biểu đồ tiến triển tình hình rồi lấy dao cạo râu ra. Ông đã toan thoa kem cạo râu lên khắp mặt thì lại nhìn mình trong gương mà nói, “Mẹ kiếp.”
Ông cạo sạch lông cổ để trông mình thật tươm nhưng tới đó thì thôi, quyết định rằng phải cạo râu hai ba lần một ngày từ giờ cho đến khi chết hoặc chừng nào còn uống Prednisone, đấy không phải là một lựa chọn hay ho gì. Trước đây ông chưa bao giờ để râu hàm cả. Cục không cho phép để râu.
Mặc quần áo xong, ông cầm một cốc cao đựng đầy nước cam, cuốn danh bạ điện thoại và điện thoại cầm tay, mang cả ra phía sau thuyền, ngồi vào ghế câu cá trong khi mặt trời ló dạng. Giữa hai ngụm nước cam ông thường xuyên xem đồng hồ, chờ cho đến bảy giờ mười lăm, thời điểm mà ông tin gọi cho Jaye Winston là tốt nhất.
Văn phòng chuyên trách án giết người của Sở Cảnh sát trưởng nằm ở Whittier, phía bên kia hạt. Từ địa điểm đó, các thám tử của đội xử lý tất cả các vụ giết người xảy ra ở các hạt không thuộc quyền quản lý của Los Angeles cũng như nhiều thành phố mà Cục có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thực thi pháp luật. Một trong các thành phố đó là Palmdale, nơi James Cordell bị ám sát.
Do văn phòng của đội chuyên án giết người ở xa đến thế, nên McCaleb quyết định rằng thật xuẩn ngốc nếu bỏ một giờ đi taxi mà không biết liệu tới nơi thì Winston có mặt ở đó hay không. Cho nên ông quyết định gọi điện lúc bảy giờ mười lăm thay vì đường đột đến mang theo gói bánh rán.
“Đồ chó chết.”
McCaleb nhìn quanh thì thấy một trong các láng giềng của mình là Buddy Lockridge đang đứng nơi buồng lái chiếc thuyền buồm của anh ta, một chiếc Hunter dài gần mười ba mét có tên là Xuống Đáy Hai Lần. Anh ta cầm cốc vại cà phê bốc khói trong tay. Anh ta vận đồ tắm, tóc một bên dựng ngược cả lên. McCaleb không cần phải hỏi Buddy anh ta vừa gọi ai là đồ chó chết.
“Ừ,” ông nói. “Mới sáng sớm mà đã thế này thì chán mớ đời.”
“Vấn đề là tụi nó đáng lẽ không được phép làm vậy suốt cả đêm,” Buddy nói. “Ồn quá thể. Từ đây cho tới tuốt trên Long Beach cũng nghe thấy còn gì.”
McCaleb chỉ gật đầu.
“Tôi có nói chuyện với bọn họ, chủ bến tàu ấy. Tôi bảo họ gửi đơn kiện lên Ban Quản lý Cảng nhưng họ đếch quan tâm. Tôi đang nghĩ hay là gửi thư kháng nghị thử xem. Tôi làm rồi anh ký vào nhé?”
“Ừ, tôi sẽ ký.”
McCaleb nhìn đồng hồ.
“Tôi biết là anh nghĩ làm thế chỉ mất thì giờ thôi.
Không. Chỉ là tôi không biết liệu có ăn thua gì không. Cảng là nơi hoạt động hai tư trên hai tư giờ. Họ đời nào mà chịu ngưng dỡ hàng các tàu vào ban đêm chỉ vì có một dúm người sống trên thuyền ở vũng neo rủ nhau ký vào một cái đơn kiện.”
“Ừ, tôi cũng biết thế. Lũ chó chết… Tôi ước gì sẽ có ngày một trong mấy cái công-te-nơ ấy rơi lên đầu chúng nó. Chừng đó thì tụi nó mới sáng mắt ra.”
Lockridge là một tay ma xó chuyên sống ở cầu tàu. Là một tay lướt sóng đã luống tuổi, một kẻ thối thây chết dấp bên bờ biển, anh ta sống cuộc sống xoàng xĩnh, tằn tiện trên thuyền, đắp đổi qua ngày chủ yếu nhờ tiền công được trả để làm mấy việc vặt loanh quanh vũng như canh giữ thuyền và cạo thân thuyền. Hai người gặp nhau hồi năm ngoái, ít lâu sau khi Lockridge chuyển thuyền của mình vào vũng. Nửa đêm đang ngủ thì McCaleb bị một bản nhạc bằng kèn harmonica đánh thức. Khi trở dậy ra khỏi thuyền để kiểm tra, ông lần theo tiếng nhạc thì gặp Lockridge say khướt nằm trong buồng lái chiếc Xuống Đáy Hai Lần. Anh ta đang thổi harmonica theo một điệu nhạc chỉ mình anh ta nghe được qua tai nghe. Mặc dù đêm đó McCaleb có than phiền, nhưng dần dà hai người trở thành bầu bạn. Phần lớn là do ở khu này của vũng đậu chẳng còn ai khác sống trên thuyền cả. Người này là láng giềng duy nhất suốt ngày đêm của người kia. Dạo McCaleb nằm viện, Buddy là người để mắt trông coi chiếc Biển Theo Ta. Anh ta cũng hay mời McCaleb đi cùng xe đến cửa hàng thực phẩm hay siêu thị gần đó bởi anh biết Terry không được phép lái xe. Đổi lại, McCaleb mời Lockridge sang ăn tối đại để mỗi tuần một lần. Họ thường hàn huyên về sở thích chung là nhạc blue, tranh cãi chuyện thuyền buồm thế này còn thuyền máy thế kia, đôi khi còn lôi vài thùng hồ sơ cũ của McCaleb ra mà giải một vài vụ về mặt lý thuyết. Lockridge luôn luôn thích thú trước những chi tiết của các câu chuyện McCaleb kể về Cục và các cuộc điều tra của ông hồi xưa.
“Tôi phải đi gọi một cú điện cái đã Bud à,” giờ thì McCaleb gọi với sang. “Tôi sẽ chuyện vãn với anh sau,”
“Ừ. Anh đi gọi đi. Bận việc gì thì hẵng làm cái đã.”
Anh ta vẫy tay rồi biến mất nơi cửa xuống hầm dẫn vào buồng lái thuyền của mình. McCaleb nhún vai rồi quay số sau khi nhìn số điện thoại của Jaye Winston mà ông đã ghi vào sổ. Sau vài giây, ông được nối.
“Chào Jaye, tôi Terry McCaleb đây. Nhớ tôi chứ?”
Sau một nhịp, chị đáp. “Dĩ nhiên là có. Anh thế nào, Terry? Tôi nghe nói anh vừa có tim mới.”
“Ừ, nhưng tôi khỏe. Còn chị?”
“Già thì vẫn già thế.”
“Này, nếu tôi tạt qua sáng nay thì liệu chị có rảnh được vài phút không? Chị có nhận một vụ mà tôi muốn nói tới.”
“Hiện anh đang làm tư à, Terry?”
“Không. Chỉ là giúp một người bạn thôi.”
“Vụ nào vậy?”
“James Cordell. Vụ giết người cạnh máy ATM, hôm hăm hai tháng Giêng.”
Winston kêu một tiếng hừm nhưng không nói gì.
“Sao kia?” McCaleb hỏi.
“Chà, ngộ thật. Vụ đó đang đóng băng ở chỗ tôi, nhưng anh là người thứ hai gọi điện cho tôi hỏi về nó trong vòng hai hôm nay.”
Cứt thật, McCaleb nghĩ. Ông biết ai đã gọi.
“Keisha Russell ở báo Thời báo?”
“Ừ.”
“Cũng là do tôi đấy. Tôi có hỏi mượn cô ta các bài lưu trữ về vụ Cordell. Nhưng tôi không chịu bảo cô ta là vì sao. Thành thử cô ta mới hỏi chị. Câu tin ấy mà.”
“Tôi cũng nghĩ thế. Tôi vờ chẳng hiểu gì. Vậy ai là người bạn đã thuyết phục được anh dấn vào vụ này?”
McCaleb kể lại ông đã được người ta yêu cầu điều tra vụ ám sát Gloria Torres như thế nào, và việc đó rốt cuộc lại dẫn ông tới vụ Cordell ra sao. Ông thừa nhận rằng ông không được Cảnh sát Los Angeles hỗ trợ gì hết, rằng Winston là kênh duy nhất còn lại để ông có thể thâm nhập vụ này. Ông tránh không nhắc chuyện trái tim mới của ông vốn là trái tim của Gloria Torres.
“Vậy tôi đoán có đúng không?” cuối cùng ông hỏi. “Hai vụ có liên quan không?”
Winston ngần ngừ nhưng rồi thừa nhận là có. Chị cũng nói vụ của chị hiện đang tạm treo lại, chờ đến khi có những tiến triển mới.
“Nghe này, Jaye, tôi nói thẳng với chị ngay đây. Tôi mong là mong có thể tới chỗ chị, may ra liếc một cái vào hồ sơ và bất cứ cái gì chị vui lòng cho tôi xem, rồi thì sau đó quay lại gặp Graciela Rivers đặng kể rằng có thể làm được gì thì tôi đã hoặc đang làm hết cả rồi. Tôi không cố làm người hùng hay làm ai bẽ mặt hết.”
Winston chẳng nói gì.
“Chị nghĩ sao?” Cuối cùng McCaleb hỏi. “Hôm nay chị có chút thì giờ không?”
“Không nhiều đâu. Anh giữ máy được không?”
“Được chứ.”
McCaleb phải đợi trong một phút. Ông đi tới đi lui quanh boong thuyền, nhìn mặt nước sẫm tối nơi thuyền của ông đang nổi bập bềnh.
“Terry?”
“Ừ.”
“Này, mười một giờ tôi có phiên tòa ở dưới phố. Nghĩa là tôi phải đi khỏi đây trước mười giờ. Anh tới trước khi đó được không?”
“Được. Chín giờ hay chín giờ mười lăm nhé?”
“Được.”
“OK. Cám ơn nhé.”
“Này Terry, tôi nợ anh một thứ, cho nên tôi mới làm thế này. Nhưng vụ này chả có gì đâu. Chỉ là một thằng khốn nạn xách súng thôi. Chỉ là một vụ vớ vẩn giết người đến lần thứ ba, thế thôi.”
“Chị nói thế là sao?”
“Tôi đang có người khác chờ điện thoại. Khi nào anh đến ta sẽ nói chuyện.”
Trước khi chuẩn bị đi, McCaleb bước lên bến tàu, đi về phía chiếc Xuống Đáy Hai Lần. Con thuyền này là thứ chướng tai gai mắt trong vũng neo thuyền. Lockridge có lắm đồ đạc trong khi con thuyền không phải được làm ra để chứa ngần ấy thứ. Ba cái ván trượt nước, hai chiếc xe đạp và chiếc thuyền cao su của anh ta chất đầy trên boong, làm cho con thuyền trông như cửa hàng nổi trên mặt nước.
Cửa hầm vẫn mở nhưng McCaleb chẳng thấy cũng chẳng nghe động tĩnh gì. Ông gọi to rồi đợi. Ở vũng neo thuyền này, bước lên thuyền người khác mà không được mời là khiếm nhã.
Cuối cùng, cái đầu và hai vai Buddy Lockridge ló lên qua cửa hầm. Anh ta đã chải đầu và mặc quần áo tươm tất.
“Buddy này, hôm nay anh phải đi đâu vậy?”
“Hỏi gì lạ! Thì như ngày nào tôi cũng đi chớ sao nữa. Một cái trứng ngỗng to. Chứ anh nghĩ sao, tôi tới chỗ Kinko để cập nhật sơ yếu lý lịch chắc?”
“Này bạn, tôi cần một người lái xe trong vài ngày tới, có khi còn hơn. Nếu anh muốn thì việc đó là của anh. Tôi sẽ trả mười đô một giờ cộng bao ăn. Anh phải đem theo sách hay gì đó vì sẽ phải ngồi đợi tôi nhiều đấy.”
Buddy trèo hẳn lên buồng lái.
“Anh muốn lái xe đi đâu nào?”
“Tôi phải đến Whittier. Tôi cần đi trong mười lăm phút nữa. Sau đó thì tôi không biết.”
“Gì vậy, kiểu như điều tra gì gì phải không?”
McCaleb có thể thấy nỗi háo hức dậy lên trong mắt Buddy. Anh ta đã dành lắm thì giờ đọc sách vụ án và thường kể lại cốt truyện cho McCaleb nghe. Lần này thì ắt là vụ án thật hẳn hoi.
“Ừ, tôi phải điều tra một vụ cho một người. Nhưng tôi không cần tìm cộng sự, Buddy à, chỉ cần lái xe thôi.”
“Cũng được. Tôi nhận. Xe ai?”
“Nếu xe của anh thì tiền xăng tôi trả. Nếu con Cherokee của tôi thì tôi ngồi ghế sau. Nó có túi khí bên phía dành cho khách. Tùy anh. Với tôi đằng nào cũng được.”
McCaleb bị Bonnie Fox cấm lái xe cho tới ít nhất là tháng thứ chín. Ngực của ông vẫn đang khép miệng. Da đã liền lại, nhưng bên dưới lớp ngoài đóng sẹo xương ức vẫn còn hở. Chỉ cần một cú va đập vào bánh lái hoặc từ một túi khí là có thể gây mất mạng, cho dù chỉ là trong một tai nạn với tốc độ chậm.
“Ừm, tôi thích con Cherokee, nhưng thôi, lấy xe tôi vậy.” Buddy nói. “Tôi rất khoái làm tài xế mà băng sau có anh làm khách.”
“Chó chết thật,” McCaleb nói, cuối cùng cũng thôi không cố ngủ nướng nữa mà ngồi dậy. Chuyện này xảy ra thế là đã lần thứ ba trong vòng một tháng.
Ông xem đồng hồ mới nhận ra mình đã ngủ hơn mười tiếng đồng hồ. Ông chậm chạp đi ra phía mũi thuyền, tắm một cái. Sau khi lau người, ông lấy các số đo cần thiết cho đợt sáng rồi uống cơ số thuốc viên và thuốc nước do bác sĩ chỉ định. Ông ghi lại tất cả vào biểu đồ tiến triển tình hình rồi lấy dao cạo râu ra. Ông đã toan thoa kem cạo râu lên khắp mặt thì lại nhìn mình trong gương mà nói, “Mẹ kiếp.”
Ông cạo sạch lông cổ để trông mình thật tươm nhưng tới đó thì thôi, quyết định rằng phải cạo râu hai ba lần một ngày từ giờ cho đến khi chết hoặc chừng nào còn uống Prednisone, đấy không phải là một lựa chọn hay ho gì. Trước đây ông chưa bao giờ để râu hàm cả. Cục không cho phép để râu.
Mặc quần áo xong, ông cầm một cốc cao đựng đầy nước cam, cuốn danh bạ điện thoại và điện thoại cầm tay, mang cả ra phía sau thuyền, ngồi vào ghế câu cá trong khi mặt trời ló dạng. Giữa hai ngụm nước cam ông thường xuyên xem đồng hồ, chờ cho đến bảy giờ mười lăm, thời điểm mà ông tin gọi cho Jaye Winston là tốt nhất.
Văn phòng chuyên trách án giết người của Sở Cảnh sát trưởng nằm ở Whittier, phía bên kia hạt. Từ địa điểm đó, các thám tử của đội xử lý tất cả các vụ giết người xảy ra ở các hạt không thuộc quyền quản lý của Los Angeles cũng như nhiều thành phố mà Cục có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thực thi pháp luật. Một trong các thành phố đó là Palmdale, nơi James Cordell bị ám sát.
Do văn phòng của đội chuyên án giết người ở xa đến thế, nên McCaleb quyết định rằng thật xuẩn ngốc nếu bỏ một giờ đi taxi mà không biết liệu tới nơi thì Winston có mặt ở đó hay không. Cho nên ông quyết định gọi điện lúc bảy giờ mười lăm thay vì đường đột đến mang theo gói bánh rán.
“Đồ chó chết.”
McCaleb nhìn quanh thì thấy một trong các láng giềng của mình là Buddy Lockridge đang đứng nơi buồng lái chiếc thuyền buồm của anh ta, một chiếc Hunter dài gần mười ba mét có tên là Xuống Đáy Hai Lần. Anh ta cầm cốc vại cà phê bốc khói trong tay. Anh ta vận đồ tắm, tóc một bên dựng ngược cả lên. McCaleb không cần phải hỏi Buddy anh ta vừa gọi ai là đồ chó chết.
“Ừ,” ông nói. “Mới sáng sớm mà đã thế này thì chán mớ đời.”
“Vấn đề là tụi nó đáng lẽ không được phép làm vậy suốt cả đêm,” Buddy nói. “Ồn quá thể. Từ đây cho tới tuốt trên Long Beach cũng nghe thấy còn gì.”
McCaleb chỉ gật đầu.
“Tôi có nói chuyện với bọn họ, chủ bến tàu ấy. Tôi bảo họ gửi đơn kiện lên Ban Quản lý Cảng nhưng họ đếch quan tâm. Tôi đang nghĩ hay là gửi thư kháng nghị thử xem. Tôi làm rồi anh ký vào nhé?”
“Ừ, tôi sẽ ký.”
McCaleb nhìn đồng hồ.
“Tôi biết là anh nghĩ làm thế chỉ mất thì giờ thôi.
Không. Chỉ là tôi không biết liệu có ăn thua gì không. Cảng là nơi hoạt động hai tư trên hai tư giờ. Họ đời nào mà chịu ngưng dỡ hàng các tàu vào ban đêm chỉ vì có một dúm người sống trên thuyền ở vũng neo rủ nhau ký vào một cái đơn kiện.”
“Ừ, tôi cũng biết thế. Lũ chó chết… Tôi ước gì sẽ có ngày một trong mấy cái công-te-nơ ấy rơi lên đầu chúng nó. Chừng đó thì tụi nó mới sáng mắt ra.”
Lockridge là một tay ma xó chuyên sống ở cầu tàu. Là một tay lướt sóng đã luống tuổi, một kẻ thối thây chết dấp bên bờ biển, anh ta sống cuộc sống xoàng xĩnh, tằn tiện trên thuyền, đắp đổi qua ngày chủ yếu nhờ tiền công được trả để làm mấy việc vặt loanh quanh vũng như canh giữ thuyền và cạo thân thuyền. Hai người gặp nhau hồi năm ngoái, ít lâu sau khi Lockridge chuyển thuyền của mình vào vũng. Nửa đêm đang ngủ thì McCaleb bị một bản nhạc bằng kèn harmonica đánh thức. Khi trở dậy ra khỏi thuyền để kiểm tra, ông lần theo tiếng nhạc thì gặp Lockridge say khướt nằm trong buồng lái chiếc Xuống Đáy Hai Lần. Anh ta đang thổi harmonica theo một điệu nhạc chỉ mình anh ta nghe được qua tai nghe. Mặc dù đêm đó McCaleb có than phiền, nhưng dần dà hai người trở thành bầu bạn. Phần lớn là do ở khu này của vũng đậu chẳng còn ai khác sống trên thuyền cả. Người này là láng giềng duy nhất suốt ngày đêm của người kia. Dạo McCaleb nằm viện, Buddy là người để mắt trông coi chiếc Biển Theo Ta. Anh ta cũng hay mời McCaleb đi cùng xe đến cửa hàng thực phẩm hay siêu thị gần đó bởi anh biết Terry không được phép lái xe. Đổi lại, McCaleb mời Lockridge sang ăn tối đại để mỗi tuần một lần. Họ thường hàn huyên về sở thích chung là nhạc blue, tranh cãi chuyện thuyền buồm thế này còn thuyền máy thế kia, đôi khi còn lôi vài thùng hồ sơ cũ của McCaleb ra mà giải một vài vụ về mặt lý thuyết. Lockridge luôn luôn thích thú trước những chi tiết của các câu chuyện McCaleb kể về Cục và các cuộc điều tra của ông hồi xưa.
“Tôi phải đi gọi một cú điện cái đã Bud à,” giờ thì McCaleb gọi với sang. “Tôi sẽ chuyện vãn với anh sau,”
“Ừ. Anh đi gọi đi. Bận việc gì thì hẵng làm cái đã.”
Anh ta vẫy tay rồi biến mất nơi cửa xuống hầm dẫn vào buồng lái thuyền của mình. McCaleb nhún vai rồi quay số sau khi nhìn số điện thoại của Jaye Winston mà ông đã ghi vào sổ. Sau vài giây, ông được nối.
“Chào Jaye, tôi Terry McCaleb đây. Nhớ tôi chứ?”
Sau một nhịp, chị đáp. “Dĩ nhiên là có. Anh thế nào, Terry? Tôi nghe nói anh vừa có tim mới.”
“Ừ, nhưng tôi khỏe. Còn chị?”
“Già thì vẫn già thế.”
“Này, nếu tôi tạt qua sáng nay thì liệu chị có rảnh được vài phút không? Chị có nhận một vụ mà tôi muốn nói tới.”
“Hiện anh đang làm tư à, Terry?”
“Không. Chỉ là giúp một người bạn thôi.”
“Vụ nào vậy?”
“James Cordell. Vụ giết người cạnh máy ATM, hôm hăm hai tháng Giêng.”
Winston kêu một tiếng hừm nhưng không nói gì.
“Sao kia?” McCaleb hỏi.
“Chà, ngộ thật. Vụ đó đang đóng băng ở chỗ tôi, nhưng anh là người thứ hai gọi điện cho tôi hỏi về nó trong vòng hai hôm nay.”
Cứt thật, McCaleb nghĩ. Ông biết ai đã gọi.
“Keisha Russell ở báo Thời báo?”
“Ừ.”
“Cũng là do tôi đấy. Tôi có hỏi mượn cô ta các bài lưu trữ về vụ Cordell. Nhưng tôi không chịu bảo cô ta là vì sao. Thành thử cô ta mới hỏi chị. Câu tin ấy mà.”
“Tôi cũng nghĩ thế. Tôi vờ chẳng hiểu gì. Vậy ai là người bạn đã thuyết phục được anh dấn vào vụ này?”
McCaleb kể lại ông đã được người ta yêu cầu điều tra vụ ám sát Gloria Torres như thế nào, và việc đó rốt cuộc lại dẫn ông tới vụ Cordell ra sao. Ông thừa nhận rằng ông không được Cảnh sát Los Angeles hỗ trợ gì hết, rằng Winston là kênh duy nhất còn lại để ông có thể thâm nhập vụ này. Ông tránh không nhắc chuyện trái tim mới của ông vốn là trái tim của Gloria Torres.
“Vậy tôi đoán có đúng không?” cuối cùng ông hỏi. “Hai vụ có liên quan không?”
Winston ngần ngừ nhưng rồi thừa nhận là có. Chị cũng nói vụ của chị hiện đang tạm treo lại, chờ đến khi có những tiến triển mới.
“Nghe này, Jaye, tôi nói thẳng với chị ngay đây. Tôi mong là mong có thể tới chỗ chị, may ra liếc một cái vào hồ sơ và bất cứ cái gì chị vui lòng cho tôi xem, rồi thì sau đó quay lại gặp Graciela Rivers đặng kể rằng có thể làm được gì thì tôi đã hoặc đang làm hết cả rồi. Tôi không cố làm người hùng hay làm ai bẽ mặt hết.”
Winston chẳng nói gì.
“Chị nghĩ sao?” Cuối cùng McCaleb hỏi. “Hôm nay chị có chút thì giờ không?”
“Không nhiều đâu. Anh giữ máy được không?”
“Được chứ.”
McCaleb phải đợi trong một phút. Ông đi tới đi lui quanh boong thuyền, nhìn mặt nước sẫm tối nơi thuyền của ông đang nổi bập bềnh.
“Terry?”
“Ừ.”
“Này, mười một giờ tôi có phiên tòa ở dưới phố. Nghĩa là tôi phải đi khỏi đây trước mười giờ. Anh tới trước khi đó được không?”
“Được. Chín giờ hay chín giờ mười lăm nhé?”
“Được.”
“OK. Cám ơn nhé.”
“Này Terry, tôi nợ anh một thứ, cho nên tôi mới làm thế này. Nhưng vụ này chả có gì đâu. Chỉ là một thằng khốn nạn xách súng thôi. Chỉ là một vụ vớ vẩn giết người đến lần thứ ba, thế thôi.”
“Chị nói thế là sao?”
“Tôi đang có người khác chờ điện thoại. Khi nào anh đến ta sẽ nói chuyện.”
Trước khi chuẩn bị đi, McCaleb bước lên bến tàu, đi về phía chiếc Xuống Đáy Hai Lần. Con thuyền này là thứ chướng tai gai mắt trong vũng neo thuyền. Lockridge có lắm đồ đạc trong khi con thuyền không phải được làm ra để chứa ngần ấy thứ. Ba cái ván trượt nước, hai chiếc xe đạp và chiếc thuyền cao su của anh ta chất đầy trên boong, làm cho con thuyền trông như cửa hàng nổi trên mặt nước.
Cửa hầm vẫn mở nhưng McCaleb chẳng thấy cũng chẳng nghe động tĩnh gì. Ông gọi to rồi đợi. Ở vũng neo thuyền này, bước lên thuyền người khác mà không được mời là khiếm nhã.
Cuối cùng, cái đầu và hai vai Buddy Lockridge ló lên qua cửa hầm. Anh ta đã chải đầu và mặc quần áo tươm tất.
“Buddy này, hôm nay anh phải đi đâu vậy?”
“Hỏi gì lạ! Thì như ngày nào tôi cũng đi chớ sao nữa. Một cái trứng ngỗng to. Chứ anh nghĩ sao, tôi tới chỗ Kinko để cập nhật sơ yếu lý lịch chắc?”
“Này bạn, tôi cần một người lái xe trong vài ngày tới, có khi còn hơn. Nếu anh muốn thì việc đó là của anh. Tôi sẽ trả mười đô một giờ cộng bao ăn. Anh phải đem theo sách hay gì đó vì sẽ phải ngồi đợi tôi nhiều đấy.”
Buddy trèo hẳn lên buồng lái.
“Anh muốn lái xe đi đâu nào?”
“Tôi phải đến Whittier. Tôi cần đi trong mười lăm phút nữa. Sau đó thì tôi không biết.”
“Gì vậy, kiểu như điều tra gì gì phải không?”
McCaleb có thể thấy nỗi háo hức dậy lên trong mắt Buddy. Anh ta đã dành lắm thì giờ đọc sách vụ án và thường kể lại cốt truyện cho McCaleb nghe. Lần này thì ắt là vụ án thật hẳn hoi.
“Ừ, tôi phải điều tra một vụ cho một người. Nhưng tôi không cần tìm cộng sự, Buddy à, chỉ cần lái xe thôi.”
“Cũng được. Tôi nhận. Xe ai?”
“Nếu xe của anh thì tiền xăng tôi trả. Nếu con Cherokee của tôi thì tôi ngồi ghế sau. Nó có túi khí bên phía dành cho khách. Tùy anh. Với tôi đằng nào cũng được.”
McCaleb bị Bonnie Fox cấm lái xe cho tới ít nhất là tháng thứ chín. Ngực của ông vẫn đang khép miệng. Da đã liền lại, nhưng bên dưới lớp ngoài đóng sẹo xương ức vẫn còn hở. Chỉ cần một cú va đập vào bánh lái hoặc từ một túi khí là có thể gây mất mạng, cho dù chỉ là trong một tai nạn với tốc độ chậm.
“Ừm, tôi thích con Cherokee, nhưng thôi, lấy xe tôi vậy.” Buddy nói. “Tôi rất khoái làm tài xế mà băng sau có anh làm khách.”
Bình luận truyện