[Vô Hạn Lưu] Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian

Chương 9



Tôi ngồi trong quán chè, gõ tay vào bàn không theo nhịp điệu nào. Hường sao giờ này chưa tới nhỉ? Cái đồng hồ trong quán đã gõ đúng năm tiếng đánh dấu giờ. Tôi lại loay hoay với cốc chè thập cẩm bắt đầu tan đá, nó lạnh và đầy nuớc trong khi bên trong thì mất nhiệt dần dần. Tôi lại tặc luỡi.

Ngoài kia một bánh xe thắng kít lại. Hường bước vào trong quán, thở ra đằng hơi. Có vẻ như đã phải đạp xe một chặng đường rất dài.

- Xin lỗi mày. Xe bị thủng lốp mới đi vá. Còn điện thoại tao thì hết pin rồi, còn đang sạc lại.

Hường ngồi sụp xuống ghế. Cô nàng vừa định cầm lấy cốc chè đang tan đá kia mà ăn luôn thì khựng lại.

- Chè thập cẩm? Tao tưởng mày hứa chè ô long cơ mà

- Ơ thì, chè ô long lúc tao tới hết rồi. Đành mua cho mày cái này vậy

- Vậy mày phải hứa cho mua cho tao chè ô long lần sau đấy.

- Ok!

Ngồi nhìn nguời khác ăn khiến tôi phát thèm, nhỏ Hường còn ra vẻ là cốc chè thập cẩm đó ngon lắm nữa chứ! Nào là mút thìa nhấm nháp từng chút một rồi mỗi khi ăn một miếng thạch thì nhắm mắt lim dim như đang thưởng thức cao lương mĩ vị tuyệt hảo lắm ấy! Con nhỏ này biết bạn nó hết tiền rồi nên mới lấy trò này ra mà tra tấn bạn nó đấy mà!

Tôi đấm vào tay Hường một cái làm cô bạn phì cười.

- Thôi được rồi, tao mua cho mày một cốc. Nhìn mặt mày từ hồi tôi bắt đầu ăn cứ như chết đói năm bốn lăm ấy.

- Còn mày như thể đang đóng quảng cáo cho hàng chè này ấy. Dáng điệu hệt mấy cô chân dài đeo mắt kính xịn đi ăn mì gói rồi nói với đám phóng viên: “Tôi là nguời bình dân”.

Hường thì cứ tủm tỉm cuời, với tay gọi cô bán chè cho thêm một cốc chè hồng nữa.

- Chè hồng?! May biết tao ghét chè đó lắm mà!

- Thì mày biết tao ghét chè thập cẩm mà

- Ơ. Tại lúc đó hết chè ô long rồi mà. Mày ngoài chè đó thì chè gì chả ghét. Tao lỡ mời thì cuối cùng vẫn phải mua cái gì đó thôi!

Cốc chè đến thật đúng lúc. Thế là hai đứa thôi cái màn “ai hơn ai”, ngồi xì xụp ăn chè. Chiều hôm đấy tắt nắng sớm, từ xa, màu cam bắt đầu nhuốm dần bầu trời. Quán chè nhỏ không bật đèn lên như cái nhà hàng đối diện, nó hứng những tia sáng cuối cùng của ngày nắng cho tiết kiệm điện. Những cơn gió nóng hổi của hè thổi qua mái tóc tôi, làm tôi trong phút chốc mình tưởng mình đang ở bãi biển miền Trung khô nóng.

Bỗng, tôi nhớ ra việc mình phải nói với Hường. Tốt nhất là bây giờ nên nói ra luôn, kẻo lại quên, mà chậm thì hỏng việc:

- Mày này, cuối tuần này tao về quê nội đấy. Mày muốn đi cùng chơi không?

- Quê nội? Tao tưởng bố mày là người bỏ nhà ra đi để trở thành Picasso đời thứ hai?

Khác với tôi, Hường lại thiên về lí thuyết bố tôi từng bỏ nhà ra đi để theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình hơn.

- Ừ, nhưng tuần rồi tự dưng lại có một cô tên Thắm lên chơi. Cô ấy bảo bố tôi về quê đi, nói chuyện dài dòng thì cuối cùng tôi cũng sẽ phải đi thôi. Đi sáng sớm thứ năm tuần này, đi chừng một đến hai tuần là về rồi.

Hường cắn cái thìa sắt, suy nghĩ gì đó. Cô nàng này lúc nãy nói mình không thích ăn chè thập cẩm mà bây giờ đã xong sạch sẽ rồi, thậm chí còn rơi lên cái áo ca-rô đỏ nữa. Tôi đáng lẽ phải mời Hường đi từ hồi Chủ Nhật nhưng mà... có vài chuyện xảy ra làm tôi quên mất. Bố Hường không biết có cho Hường đi không nhỉ?

- Vậy cũng được. Tao đến nhà mày ngủ tối mai rồi sáng tụi mình đi luôn nhé.

Hả? Bố Hường đâu nhỉ, mấy lần trước đi chơi Hường toàn phải hỏi trước bố tới ba ngày vậy sao tự dưng hôm nay lại đơn giản vậy?

- Ủa, mày không cần phải hỏi bố mày à?

- Ừ, bố tao đi chơi cuối tuần với bạn gái rồi, ít nhất là hết hè này mới về. Tao có đi cả hè cũng không sao đâu.

- Nhưng mà _ Lần đầu tiên tôi thấy Hường nói chuyện này một cách vô tư như vậy_ thật là không sao chứ?

Tôi cũng không lạ gì những lần bố Hường đi chơi với bạn gái của ông ấy. Những chuyến đi như thế có thể kéo dài cả năm. Tuy nhiên, cái giọng điệu Hường dùng để nói. Cái giọng điệu đấy khiến tôi cảm giác sờ sợ. Giống như một nguời đi giữa đồng hoang, anh ta đang đứng thì cảm giác có một quả bom ở đâu đây, nhưng vì không nhìn thấy nó nên đành phải đi tiếp, cho đến khi đạp trúng bom thì toi mạng.

Tôi cũng đã ăn xong cốc chè của mình, hai đứa đứng lên trả tiền rồi đi về. Suy nghĩ rằng sắp đuợc đi chơi cô bạn thân của tôi làm tôi phấn khởi hẳn lên. Những điều lo toan biến đi nhanh chóng như ánh nắng chiều hôm ấy, để lại chút héo hắt đọng trên chiếc thìa ăn chè chúng tôi để lại. Tôi và Hường gần như chẳng lái xe đạp gì cả, cả hai đứa bận rộn lên kế họach cho buổi đi chơi hè. Mặc gì ( “Tao nghĩ tụi mình nên đi dép, lỡ phải lội kênh, lội rạch, lội sông suối thì sao?” “Giời ạ, mày làm như về quê là cả hai đứa mình phải xuống đồng làm ruộng không bằng” “Chứ về quê bà định làm gì?” “Ơ thì...”) Ăn gì (“Ghẹ, chắc chắn là ghẹ”) Đi đâu (“Nghe cô Thắm nói đầu làng có cái đình đẹp lắm!”) Sẽ gặp ai (“ Mày ngoài cô Thắm ra còn biết được ai trong gia đình nội nữa không?” “...Bố tao?”..) và có đến hàng trăm thứ nữa.

Tôi với Hường huyên thuyên không thôi. Sự hưng phấn tràn nhập không gian hai đứa, từ một chuyến thăm gia đình ở miền quê đơn giản đã trở thành một chuyến đi chơi đầy đủ sau khi tôi và Hường thảo luận xong. Bao nhiêu kế họach được viết ra, thử chăn trâu này, làm diều, câu cá, ngắm sao... Nói chung là đủ thứ. Đúng là tôi nên rủ Hường đi, nếu không thì chán chết đi được. Thăm họ hàng thì có gì hay đâu nhỉ?

Hường chào tôi ở ngã tư, hường về phía gần khu Gác Trắng. Tôi lái hướng ngược lại, đi về đầu đằng kia của thành phố. Thật là tốt khi hôm nay tôi hòan toàn không phải nói chuyện với Hường về tên Tóc Dựng kia, có nói thì cả hai cũng chỉ biết cãi nhau thôi, mệt lắm. Nếu có hắn tức là không có tôi. Hiện giờ thì tôi bất lực trong việc thay đổi ý nghĩ của Hường về tên này. Nhưng cứ từ từ, dục tốc bất đạt, tôi một ngày rồi cũng sẽ thành công. Ít nhất là bây giờ, tôi sẽ giả bộ là Tóc Dựng không có trên đời này, kẻo mỗi lần nghĩ đến hắn là nghiến trẹo hàm răng mất.

Cười cười cho đời nó đẹp, tôi tiếp tục đạp xe rồi hát vi vu trong nắng chiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện