Xuân Giang Hoa Nguyệt
Chương 113
Ở vùng ngoại ô phía đông của Kiến Khang, cách cổng thành vài dặm, tại một viện lạc thôn cư ở vùng hương dã.
Thiệu Phụng Chi tới đây đã được hơn mười ngày. Xung quanh vắng vẻ, chỉ có thôn dân qua lại, ban ngày cũng ít người, gã lại được Thiệu Ngọc Nương dặn dò không được lẻn vào Kiến Khang mua vui. Biết sự việc can hệ trọng đại, dĩ nhiên là gã không dám làm bậy, nhưng sống như này so với thói quen ph óng đãng của gã thì chẳng khác nào đang ở trong lao tù, cảm giác như một ngày bằng một năm.
May mắn thay trong mấy ngày nay, gã cuối cùng đã có một nơi có lạc thú ở gần đây.
Nói đến cũng rất tình cờ, ngày đó gã tiễn vị lang trung đến tái khám cho Thiệu Ngọc Nương, lúc về khi đi trên con đường làng trong thôn quê vô tình nhìn thấy một chiếc xe nhỏ đi sượt qua. Người đánh xe là một ông lão, đi theo bên cạnh là một cô bé giúp việc tầm mười mấy tuổi. Chiếc xe kia chỉ là một chiếc xe nỉ xanh rất thông thường ở nông thôn, nhưng có một tấm rèm màu đỏ đào được treo lên, lập tức thu hút sự chú ý của Thiệu Phụng Chi, khi gã nhìn chằm chằm vào đó, tấm rèm đã được vén lên, lộ ra một khuôn mặt thiếu nữ, mười tám mười chín tuổi, yểu điệu thướt tha, kiều diễm như hoa đào, câu hồn phách người khác. Cô gái cùng với Thiệu Phụng Chi nhìn nhau, nàng mỉm cười ngọt ngào, buông rèm xuống.
Thiệu Phụng Chi tâm tư ngứa ngáy khó nhịn, lén theo đuổi. Chiếc xe kia dừng ở trước một gian độc trạch cách bờ sông vài dặm, ngôi nhà không lớn, có tường bao quanh. Cô gái kia xuống xe, như là có cảm ứng quay đầu lại từ xa nhìn gã, chỉ cười một cái, dáng đi thướt tha biến mất ở sau cánh cửa.
Thiệu Phụng Chi làm sao mà không biết cô gái này có ý với mình cơ chứ? Nhìn dung mạo mỹ lệ của cô gái, ăn mặc trang điểm như thế, lại một mình ở một nơi như này, có vẻ như là ngoại thất mà những đàn ông nhà giàu trong thành Kiến Khang an trí bên ngoài.
Sinh hoạt trong nông thôn buồn tẻ, không biết còn phải dừng ở đây bao lâu, đột nhiên có một mục tiêu diễm lệ, gã làm sao từ bỏ? Sau khi bồi hồi đi đi lại lại gần đó hồi lâu, gã lại trèo lên trên bờ tường nhìn trộm, phát hiện bên trong đó ngoại trừ ông già cùng với cô bé người hầu kia, người khác thì chỉ có một vú già nữa, không có đàn ông nào trong nhà, lá gan liền lớn hơn, đi lên gõ cửa, nói là khát nước đi ngang qua muốn xin cốc nước uống. Lúc ấy gã được mời vào trong, cô gái kia không lộ diện, sau bức rèm cửa chỉ lộ ra nửa chiếc giày thêu màu hồng, đứng một lát rồi rời đi ngay.
Thiệu Phụng Chi lấy lý do ở lại hộ gia đình kia hồi lâu, trước sau chưa từng thấy cô gái kia xuất hiện, đành phải chán chường ra về. Trên đường đi, gã đang tính toán ngày mai lại đến đó như thế nào thì cô bé người hầu lại đuổi theo sau, dâng cái khăn lên, nói là của gã đánh rơi. Gã nhận ra đó là khăn La của cô gái kia, trên đó có một tin nhắn, hẹn gặp gã quay lại vào nửa đêm. Gã mừng như điên, trở về chỗ ở làm như không có việc gì, chờ đến nửa đêm lén lút đi theo lời hẹn.
Cô gái kia quả nhiên để cửa cho gã, lặng lẽ dẫn gã đi vào. Gặp nhau dưới ánh đèn, dung mạo cô gái càng thêm động lòng người, cô gái tự xưng tên là A Đào, đúng như trong dự đoán của Thiệu Phụng Chi, là ngoại thất của một vị quan viên trong kinh, vốn dĩ là ở trong thành, nhưng không may là khoảng thời gian trước bị phu nhân phát hiện, cô ấy bị buộc phải dời về quê ẩn náu, mới ở đây không được bao lâu. Quan viên sợ vợ, chỉ kêu cô ấy an tâm ở đây, nói có thời gian sẽ đến thăm, nhưng liên tiếp mấy ngày mà ngay cả cái bóng cũng không thấy đâu.
A Đào nói đến đây thì càng giận. Thiệu Phụng Chi ngon ngọt an ủi, cả hai nhanh chóng tình chàng ý thiếp quấn lên giường.
Cô gái này chẳng những xinh đẹp, kỹ năng trên giường còn rất cao siêu, Thiệu Phụng Chi như nhặt được báu vật. Mấy ngày nay, đêm nào gã cũng chờ đến nửa đêm, đợi Thiệu Ngọc Nương đi ngủ rồi thì lén lút đi gặp người tình. Đêm qua lại bởi vì A Đào nói người đàn ông kia sắp đến thăm mình, cuộc hẹn của họ bị cản trở. Thiệu Phụng Chi trằn trọc mãi, cảm thấy tương tư như phát cuồng, khó khăn lắm đêm nay mới có thể đi, thật sự không đợi được đến nửa đêm mà ngay trời vừa tối, thấy phòng của Thiệu Ngọc Nương đã tắt đèn thì lập tức đi ra ngoài, lại đi đến chỗ ở của A Đào.
Tối nay A Đào chẳng những chờ gã mà còn trang điểm tỉ mỉ, còn chuẩn bị sẵn một bàn rượu và thức ăn.
Một đêm không gặp mà như cách ba thu, hai người gặp nhau càng thêm thắm thiết, lúc uống rượu hăng hái say chếnh choáng, A Đào bỗng rơi lệ, đau khổ nói:
– Thiếp vốn là một cô gái đàng hoàng con nhà lành, nhưng mà gia cảnh quá bần hàn, bởi vì có chút tư sắc nên đã bị mấy lão già kia chiếm đoạt, đến giờ sống cuộc đời người không ra người ma không ra ma. Lão già kia còn sống thì thiếp có cơm ăn có chỗ ở, nhưng nếu như một ngày nào đó lão ấy chết đi, hoặc là bị phu nhân ép phải bỏ thiếp, thế thì trên thế gian này sẽ chẳng còn nơi nào chứa chấp thiếp nữa.
Mỹ nhân khóc lóc khổ sở như thế, Thiệu Phụng Chi thương xót vô cùng, mở miệng hứa hẹn sẽ bảo đảm của nửa đời sau của cô ấy sẽ có vinh hoa phú quý.
A Đào nức nở:
– Nói thì dễ nghe lắm. Thiếp đã nương thân vào chàng rồi, trái tim đã trao hết cho chàng, chàng lại chẳng hề coi trọng thiếp chút nào. Cho tới giờ thiếp cũng chỉ biết mỗi tên của chàng, sống ở gần đây, mỗi đêm đến rồi đi, ngay cả một đêm nguyên lành cũng chưa từng dành cho thiếp. Nhất định phải có người dựa vào, thiếp cũng không trông cậy gì khác. Huống chi, chàng cho là thiếp không biết gì hay sao? Phụ cận gần đây đều là những hộ gia đình nông thôn đào thức ăn từ đất, dù nhà chàng có vài mẫu đất đi chăng nữa, thì chàng lấy đâu ra bảo đảm nửa đời sau của thiếp sẽ được vinh hoa phú quý?
Thiệu Phụng Chi trong bụng say cuồn cuộn, rượu xông thẳng lên não:
– Nhà ta không có ai cả, chỉ có một vị a tỷ, quản lý ta hơi nghiêm một chút, không cho phép ta qua đêm ở bên ngoài mà thôi. Nàng đừng xem thường ta. Đừng nói tổ tiên của ta trước kia từng là vọng họ đại gia ở vùng Giang Bắc, chỉ vì thời vận không tốt mà hiện giờ suy tàn. Nhưng mà ta không lâu nữa đâu chắc chắn sẽ thăng quan tiến chức, phú quý không đếm được.
A Đào vừa rồi còn rơi lệ, lúc này lại không nhịn được cười, cười nghiêng ngả chỉ vào Thiệu Phụng Chi nói:
– Ôi, chàng đúng là chém gió mạnh quá, làm thiếp sắp bay lên tận nóc nhà rồi này. Ngừng lại đi. Thiếp thân thiết với chàng cũng không phải là muốn tiền tài của chàng, càng không muốn danh phận từ chàng. Thiếp chỉ thích vẻ phong lưu của chàng mà thôi, không hề trông cậy vào chàng phú quý lên cao, chàng cần gì phải dùng mấy lời này để gạt thiếp chứ?
Thiệu Phụng Chi đang hào hứng, nom dáng vẻ cô ấy rõ ràng là không tin mình, làm sao mà nhịn được, mặt đỏ tía tai nói:
– Nàng từng nghe nói đến Tân An Vương rồi chứ? Đại nhân vật trong thành Kiến Khang đấy. A tỷ ruột của ta chính là tâm phúc của Tân An vương, đang giúp ông ta một việc lớn. Đợi việc thành công rồi, vinh hoa phú quý về tay dễ như trở bàn tay thôi. Những lời ta nói có chỗ nào lừa gạt nàng chưa?
A Đào ánh mắt khẽ động, cười hỏi là chuyện lớn như thế nào.
Thiệu Phụng Chi ôm A Đào, cười nói:
– Nàng quan tâm đ ến làm gì? Tóm lại có ta ở đây, nàng cứ yên tâm. Sau này chờ ta giàu sang rồi sẽ không quên nàng đâu.
A Đào cuối cùng mới tỏ vẻ vui mừng, càng hầu hạ tận tình. Thiệu Phụng Chi đắc ý, uống không biết say, một giấc ngủ dậy đã là nửa đêm về sáng, tuy còn không nỡ rời người đẹp nhưng biết tối nay mình lén lút ra ngoài sớm, sợ rằng Thiệu Ngọc Nương phát hiện ra, không dám ở lại đến bình minh. Bịn rịn từ biệt với A Đào, hẹn đêm mai lại đến, gã vội vã về chỗ ở, cũng không đi từ cửa viện mà trèo tường thấp đi vào, rón ra rón rén đang muốn đi về phòng của mình, phòng của Thiệu Ngọc Nương chợt sáng đèn, cửa mở ra, bà tử kia từ trong nhà lao cùng đến đây hầu hạ và kiêm cả trông coi đi ra kêu gã đi vào.
Thiệu Phụng Chi không tránh được căng da đầu đi vào. Thiệu Ngọc Nương đuổi bà tử kia đi, bảo gã đóng cửa lại.
Thiệu Phụng Chi thấy chị gái ngồi dựa ở trên giường, vết thương còn chưa lành, sắc mặt ốm yếu, đang dùng ánh mắt nghiêm nghị nhìn gã, hỏi gã đi đâu.
Ban đầu gã còn muốn giấu giếm, chỉ nói mình không ngủ được đi ra ngoài ngắm trăng hóng gió. Thiệu Ngọc Nương làm sao mà tin gã, cứ hỏi dồn mãi, Thiệu Phụng Chi biết không thể gạt được, cuối cùng ấp a ấp úng thừa nhận, nói mấy ngày trước mình vô tình quen một cô gái làm ngoại thất nhà người ta, hai người cặp kè với nhau, tối nay vừa từ chỗ cô gái đó về.
Thiệu Ngọc Nương cực kỳ tức giận, cố gắng đi xuống giường, lặng lẽ đến chỗ cửa sổ dò xét ra ngoài một lúc, sau đó mới quay người lại thấp giọng mắng lên:
– Bà tử kia từ nhà lao theo tỷ tới đây, Cao Kiệu không biết, tỷ lại biết rõ bà ta là người của Tân An vương. Chỗ chúng ta có gì không bình thường, hắn sẽ biết được ngay. Tỷ đã bị khổ nhiều năm như vậy rồi, nhẫn nhục chịu đựng, khó khăn lắm mới đi tới bước này, sắp thấy có hy vọng rồi. Tỷ nghĩ đệ là đệ ruột của tỷ, sau này có việc còn phải dựa vào đệ, cho nên mới giữ đệ lại bên cạnh tỷ. Tại sao đệ lại không biết cố gắng chứ? Mới có mấy ngày mà đệ đã không chịu nổi mà đi trêu hoa ghẹo nguyệt rồi à? Đệ cho rằng sau chuyện này giáo đầu sẽ tha thứ cho tỷ hay sao? Bên này không thành, chúng ta có thể giống như trước trở lại Thiên sư giáo à?
Thiệu Phụng Chi biết, bắt đầu từ nửa năm trước, chị gái của mình được một vị đại nhân vật trong thành Kiến Khang âm thầm che chở, cho nên mới có thể dưới lệnh cấm của triều đình mà ở lại Kiến Khang.
Vị đại nhân vật đó chính là Tân An vương Tiêu Đạo Thừa.
Tiêu Đạo Thừa luôn luôn thờ phụng Thiên Sư Giáo. Lúc tân đế đăng cơ, giáo đầu Ngô Thương còn từng đến Kiến Khang, còn được mời vào vương phủ, tôn sùng là tân tòa thượng, đây cũng không phải là bí mật gì. Về sau Cao Kiệu hạn chế hoạt động của Thiên Sư Giáo, ngoại trừ các quận huyện phát hạn lệnh ra thì ở Kiến Khang còn ban bố lệnh cấm nghiêm ngặt, những người như họ bắt buộc phải rời khỏi Kiến Khang.
Nhiều năm qua, Tân An vương lấy danh nghĩa phụng giáo đã qua lại với Thiên Sư Giáo, đồng thời âm thầm dần dần gây ảnh hưởng. Hiện giờ vị giáo đầu Ngô Thương này chính là người năm xưa đã cứu Thiệu Ngọc Nương cùng Thiệu Phụng Chi từ dưới sông lên. Lúc đó ông ta là đàn chủ. Chính vì được sự giúp đỡ của Tân An vương cho nên mấy năm trước đã bước lên vị trí giáo đầu.
Bởi vì quan hệ đặc biệt giữa Thiệu Ngọc Nương và Ngô Thương, Thiệu Phụng Chi cũng biết một chút về việc cơ mật của Thiên Sư Giáo.
Thiệu Phụng Chi không phải là một người thông minh, nhưng anh ta cũng không ngu ngốc. Thiên Sư Giáo đệ tử đông đảo, tín chúng trong dân gian hậm chí còn lan rộng hơn, anh ta biết Tân An vương muốn khống chế Thiên Sư Giáo, hiệu lực cho mình. Ngô Thương ngoài mặt thì cung kính nghe theo Tân An vương, nhưng bản thân Ngô Thương cũng không hề đơn giản như bề ngoài như vậy.
Gia thế của Ngô Thương nhìn lại cũng giống như chị em Thiệu thị, trước đây ở phương Bắc cũng có uy tín danh dự, sau khi triều đình tiến về phía Nam thì gia đạo nhanh chóng lụn bại. Tới thế hệ này rồi thì đã không còn danh tiếng gì nữa, hoàn toàn đã bị bài xích bên ngoài con đường thăng quan đang lên.
Loạn thế như thế, triều đình suy nhược, hễ là người có năng lực thì ai mà không muốn làm nên sự nghiệp. Ngô Thương cũng là một người có dã tâm. Ngoài mặt thì phụ thuộc vào Tân An vương, mượn lực của ông ta mà cuối cùng đã lên làm giáo đầu Thiên Sư Giáo, nhưng mấy năm nay vẫn luôn âm thầm tích tụ lực lượng. Buồn cười thay cho Tân An vương không phát hiện ra, vẫn cho rằng mình luôn khống chế chặt chẽ Thiên Sư Giáo.
Đầu năm, Cao Kiệu bắt đầu đả kích Thiên Sư Giáo. Tân An vương không dám chống lại Cao Kiệu, âm thầm ra lệnh cho Ngô Thương tạm thời thuận theo triều đình, thu lại thế lực. Ngô Thương rất bất mãn, nhưng biết thời cơ còn chưa chín muồi, ông ta không dám phạm sai lầm, chỉ có thể đồng ý, mang theo căm hận rời đi Kiến Khang.
Nhưng mà Thiệu Ngọc Nương lại không chịu đi. Trong lúc đó, chị ta đã âm thầm đi tìm Tiêu Đạo Thừa. Tiêu Đạo Thừa biết được nội tình sâu xa giữa chị ta và Cao Kiệu, mừng như điên, bí mật giữ chị ta ở lại Kiến Khang.
Lúc ấy, Thiệu Phụng Chi đã hiểu, chị gái của mình là muốn mượn cơ hội để hoàn toàn thoát khỏi Thiên Sư Giáo, đầu nhập vào Tiêu Đạo Thừa.
Chị gái ở trong giáo nhiều năm, lại từng hầu hạ Ngô Thương, biết rất nhiều cơ mật của Thiên Sư Giáo. Một khi Ngô Thương biết chị ta vượt qua mình đầu nhập vào Tiêu Đạo Thừa, chắc chắn sẽ không để hai chị em họ được sống sót.
Thiệu Phụng Chi tức khắc bị những lời nói của Thiệu Ngọc Nương làm cho bừng tỉnh, nghĩ mà thấy sợ hết hồn, vội vã nhận sai.
Thiệu Ngọc Nương sầm mặt xuống, hỏi tỉ mỉ quá trình hẹn hò của gã với cô gái kia.
Thiệu Phụng Chi không dám giấu một chút nào, thành thật khai ra hết.
Thiệu Ngọc Nương nhíu chặt mày, mắng ầm lên:
– Loại ngoại thất kinh quan này mà đệ cũng dám qua lại cho được? Nếu bị người ta phát hiện tìm tới cửa thì làm sao? Làm hỏng việc, bảo tỷ ăn nói thế nào với Tân An Vương đây?
Thiệu Phụng Chi túa mồ hôi lạnh, thề thốt sẽ không dám nữa.
Thiệu Ngọc Nương lại hỏi gã có vô tình để lộ thân phận với cô gái kia không.
Thiệu Phụng Chi vội nói:
– A tỷ yên tâm, đệ chỉ báo tên thôi, mà cũng là tên giả…
Đang nói, gã đột nhiên nhớ tới một chuyện, mặt trở nên tái mét.
Thiệu Ngọc Nương lập tức đoán ra được, hỏi gã có phải đã nói những lời không nên nói với cô gái kia hay không.
Thiệu Phụng Chi ban đầu không dám thừa nhận, bị ép hỏi mãi, cuối cùng ấp a ấp úng nói:
– Tối nay đệ uống hơi quá chén nên nhất thời lỡ lời, trước mặt cô ấy đã nhắc đến quan hệ giữa a tỷ với Tân An vương…
Thiệu Ngọc Nương bùng nổ cơn giận, hung hăng cho gã một cái tát thật mạnh.
Thiệu Phụng Chi che má, cuống cuồng nói:
– A tỷ bớt giận ạ. Đệ chỉ nhắc có mỗi câu đó thôi, không hề nói thêm câu gì khác. Chắc là không sao đâu.
Thiệu Ngọc Nương để dành được sự thương xót đồng tình của Cao Kiệu mà lúc ở trong nhà lao chịu sự tra tấn, về sau lại ốm đau, tất cả đều là đánh thật ốm thật, không hề giả bộ chút nào. Giờ phút này bị lửa giận công tâm, cả người không đứng vững, lảo đảo như sắp ngã, được Thiệu Phụng Chi kịp thời đỡ lấy.
Chị ta lấy lại bình tĩnh, chậm chạp quay mặt đi, trong mắt hiện lên tia âm u lạnh lẽo.
– Hộ nhân gia kia không cho phép một người sống sót. Tối nay đệ trở lại đó nhân lúc họ chưa kịp chuẩn bị, xử lý sạch sẽ toàn bộ cho ta.
Chị ta gằn từng chữ nói.
……
Đêm khuya, cánh cửa Tần Lâu bị một ông lão gõ cửa gấp gáp.
Chẳng mấy chốc, một chiếc xe nhỏ từ cửa sau của Tần Lâu lặng lẽ rời khỏi đi về hướng phủ đệ Cao thị.
Cuối giờ Tý, chiếc xe dừng ở đầu ngõ cửa sau Cao gia, Lục Nương từ trong xe bước xuống, vội vã đi đến trước cánh cửa kia.
Đêm khuya tự cô ấy đi đến đây là để truyền tin. Thư là giao cho tiểu nương tử Cao gia.
Người gác cổng cửa sau từ mấy ngày trước đã được Lạc Thần phân phó, nói nếu có người tới truyền tin cho mình thì bất cứ lúc nào kể cả nửa đêm cũng phải lập tức thông báo cho mình.
Phong thư kia rất nhanh đã được chuyển tới trong tay Lạc Thần.
Ngày ấy truyền tin Lục Nương xong, mấy ngày nay, Lạc Thần vẫn luôn chờ tin tức của cô ấy.
Mấy ngày trước, cuối cùng đã có một tin tức tốt gửi tới, nói là người cô ấy sắp xếp đã có tiến triển thuận lợi, một khi nghe được gì đó sẽ lập tức báo cho nàng.
Nàng lại đợi thêm mấy ngày nữa, tối nay cuối cùng đã có tin tức mới.
Lạc Thần đang ngủ bị đánh thức, vội vàng đứng dậy ra mở cửa, nhận thư từ chỗ A Cúc, xem một lượt, giật mình không nhỏ.
– Thế nào? Nghe ngóng được gì?
A Cúc đứng một bên giơ ngọn đèn lên để soi, sốt sắng hỏi Lạc Thần, nét mặt kích động.
Người mà Lục Nương sử dụng nghe nói cực kỳ thông minh, nửa đêm truyền tin như này, vậy thì chắc chắn tin tức nghe được rất quan trọng. Huống chi là nhìn biểu cảm của tiểu nương tử, tuyệt đối không phải việc nhỏ.
Lạc Thần kịp phản ứng, trong lòng kinh ngạc, quả thực khó nói nên lời.
Nàng thật sự không nghĩ tới, nhờ người thông qua Thiệu Ngọc Chi đi tìm hiểu những trải qua của Thiệu Ngọc Nương lại sẽ khơi ra một đại nhân vật mà bình thường nàng căn bản chưa từng lưu ý đến.
Tân An vương Tiêu Đạo Thừa!
Trong thư Lục Nương nói, sự việc chưa chắc đã đúng như thế, cũng có thể là Thiệu Phụng Chi khoe khoang thổi phồng ở trước mặt A Đào. Nhưng mà bởi vì sự việc quá trọng đại, A Đào không dám chậm trễ, nhân lúc Thiệu Phụng Chi ngủ đã bảo ông lão ngay trong đêm đi truyền tin, cô ấy cũng tức khắc đi truyền tin luôn, để Lạc Thần tự quyết định.
Nếu những gì Thiệu Phụng Chi nói là thật, vậy thì tình thế đã vượt qua cả sự tưởng tượng bản đầu của Lạc Thần.
Nàng đọc lại lần nữa, kìm nén nhịp tim đang đập nhanh, cầm lá thư rồi lập tức đến nơi ở của cha mẹ.
……
Đêm khuya, Cao Kiệu vẫn trằn trọc khó ngủ.
Ông mang tâm sự nặng nề, nghe hơi thở đều đều rất nhỏ đã ngủ say của thê tử nằm bên cạnh, ông lặng lẽ đứng dậy, ra khỏi phòng đi vào thư phòng, thắp nến sáng lên, ngồi xuống bàn lấy một phong thư ra, mở ra đọc lại một lần nữa.
Lá thư này là Lý Mục gửi. Đó là lần trước sau khi cứu viện Lục Giản Chi thành công hắn đã gửi tới. Lúc đó gửi hai phong thư cùng một lúc, một lá viết cho con gái của mình, lá thư này viết cho mình.
Ở trong thư Lý Mục nói tình huống của Trường An và thế cục của Lũng Tây với ông, nói rõ kế hoạch tiếp theo của hắn là muốn bình định Lũng Tây.
Những điều này đều nằm trong dự kiến của Cao Kiệu.
Điều khiến cho Cao Kiệu thấy bất ngờ chính là đoạn cuối thư của hắn.
Lý Mục nói, trước ngày xuất binh, sau khi ba người nghị sự xong, Tân An vương đã từng nói chuyện riêng với hắn, nói rõ lợi hại trong đó. Trong lời nói phần nhiều là khuyên mình nên sáng suốt tự bảo vệ bản thân. Tân An Vương nói vậy cũng xuất phát từ lòng tốt. Nhưng mà mình ngu dốt, lại thân là ngoại thần, từ trước đến nay đối với những tranh đấu lợi hại giữa sĩ tộc và hoàng thất cũng không hiểu gì mấy. Lần này viết thư cho ông là bởi vì bỗng nhiên nhớ đến chuyện đó, vẫn thấy rất khó hiểu, cho nên thêm vào tùy bút, mong ngày sau nếu có cơ hội có thể mong được Cao Kiệu chỉ điểm.
Những lời cuối thư này nhìn có vẻ như chỉ là tùy bút mà hắn bổ sung thêm vào, xin Cao Kiệu chỉ giáo. Nhưng với sự hiểu biết của Cao Kiệu với hắn, làm sao mà dễ tin như thế. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, ông đã hiểu ngay ngụ ý của Lý Mục.
Rõ ràng là hắn đang khéo léo nhắc nhở mình rằng Tân An vương bằng mặt không bằng lòng, cố ý mượn cơ hội này làm suy yếu thế gia, bản thân ở giữa mưu lợi bất chính.
Nếu như thế gia hoàn toàn sụp đổ, ai là kẻ được lợi lớn nhất?
Cao Kiệu biết rõ trong lòng.
Đối với Cao Kiệu mà nói, mặc dù biết Tân An vương ở sau lưng ông thậm chí sau lưng đế hậu có ý đồ như vậy, ông cũng sẽ không thấy kinh ngạc.
Làm quan trong triều đình mấy chục năm, ông đã từng gặp rất nhiều âm mưu cùng mưu kế như thế. Nếu như đây là thật, cảm giác duy nhất của ông là tuyệt vọng, hoàn toàn tuyệt vọng.
Ông biết Lý Mục không phải bịa đặt vô cớ. Nhưng mà ông thật sự không muốn tin, Tiêu Đạo Thừa cùng đế hậu trẻ tuổi sẽ giống như Tiêu thất trước kia, đặt sự tranh đấu quyền lợi giữa hoàng thất cùng thế gia ở trên quốc gia.
Tân đế hậu mới lên ngôi cùng những lời nói và việc làm sau đó của họ khiến trái tim mệt mỏi vốn đã lui xuống của Cao Kiệu từ từ hồi phục trở lại, thậm chí còn sinh ra hy vọng, lại một lần nữa sinh ra cảm giác chờ mong và tưởng tượng Nam triều sẽ được trung hưng.
Chính bởi vì có cảm giác hy vọng và chờ mong này, dẫu cho có mệt mỏi đến mấy, ông cũng vui vẻ chịu đựng.
Nhưng mà, chính những lời lẽ có vẻ nhẹ nhàng trong bức thư của Lý Mục đã đâm một cái gai vào trái tim của Cao Kiệu. Ông ngoài mặt như không có việc gì, nhưng sau ngày đó khi đối mặt với Tiêu Đạo Thừa cùng với đế hậu luôn nghe theo mình, trong lòng luôn cảm thấy một cảm giác tuyệt vọng mơ hồ.
Ông hy vọng đây chỉ là sự đa tâm của Lý Mục, hy vọng cuộc nói chuyện riêng giữa Tiêu Đạo Thừa với hắn chỉ xuất phát từ sự cố chấp phán đoán sai thế cục của Tiêu Đạo Thừa mà dẫn tới sự bi quan mà thôi.
Dẫu sao thì, lúc ấy ở ngay trước mặt mình, Tiêu Đạo Thừa cũng từng phản đối xuất binh. Nhưng trong đáy lòng ông vẫn thoáng có cảm giác bất an, không thể nào gạt bỏ đi được. Đặc biệt là chuyện vừa rồi, trùng hợp như vậy, lại có liên quan đến Tiêu Đạo Thừa.
Cao Kiệu nhìn chăm chú vào thư, cau mày, đột nhiên nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa rất nhẹ, tiếp theo là cửa bị đẩy ra.
Ông ngẩng lên, thấy là con gái đứng ở cửa thì kinh ngạc, cất thư đi, hỏi:
– Muộn thế này rồi sao con còn chưa ngủ thế?
Lạc Thần đi vào, nhìn phụ thân, nói:
– Cha ơi, mấy ngày trước con đã giấu cha đi làm một chuyện thể nào cũng sẽ bị cha trách cứ. Nhưng con đã thăm dò được một tin tức. Bởi vì sự việc trọng đại, con không dám tự phán xét vội vàng, cho nên muốn để cha quyết định ạ.
Nàng trình lá thư kia lên.
Hết chương 113
Thiệu Phụng Chi tới đây đã được hơn mười ngày. Xung quanh vắng vẻ, chỉ có thôn dân qua lại, ban ngày cũng ít người, gã lại được Thiệu Ngọc Nương dặn dò không được lẻn vào Kiến Khang mua vui. Biết sự việc can hệ trọng đại, dĩ nhiên là gã không dám làm bậy, nhưng sống như này so với thói quen ph óng đãng của gã thì chẳng khác nào đang ở trong lao tù, cảm giác như một ngày bằng một năm.
May mắn thay trong mấy ngày nay, gã cuối cùng đã có một nơi có lạc thú ở gần đây.
Nói đến cũng rất tình cờ, ngày đó gã tiễn vị lang trung đến tái khám cho Thiệu Ngọc Nương, lúc về khi đi trên con đường làng trong thôn quê vô tình nhìn thấy một chiếc xe nhỏ đi sượt qua. Người đánh xe là một ông lão, đi theo bên cạnh là một cô bé giúp việc tầm mười mấy tuổi. Chiếc xe kia chỉ là một chiếc xe nỉ xanh rất thông thường ở nông thôn, nhưng có một tấm rèm màu đỏ đào được treo lên, lập tức thu hút sự chú ý của Thiệu Phụng Chi, khi gã nhìn chằm chằm vào đó, tấm rèm đã được vén lên, lộ ra một khuôn mặt thiếu nữ, mười tám mười chín tuổi, yểu điệu thướt tha, kiều diễm như hoa đào, câu hồn phách người khác. Cô gái cùng với Thiệu Phụng Chi nhìn nhau, nàng mỉm cười ngọt ngào, buông rèm xuống.
Thiệu Phụng Chi tâm tư ngứa ngáy khó nhịn, lén theo đuổi. Chiếc xe kia dừng ở trước một gian độc trạch cách bờ sông vài dặm, ngôi nhà không lớn, có tường bao quanh. Cô gái kia xuống xe, như là có cảm ứng quay đầu lại từ xa nhìn gã, chỉ cười một cái, dáng đi thướt tha biến mất ở sau cánh cửa.
Thiệu Phụng Chi làm sao mà không biết cô gái này có ý với mình cơ chứ? Nhìn dung mạo mỹ lệ của cô gái, ăn mặc trang điểm như thế, lại một mình ở một nơi như này, có vẻ như là ngoại thất mà những đàn ông nhà giàu trong thành Kiến Khang an trí bên ngoài.
Sinh hoạt trong nông thôn buồn tẻ, không biết còn phải dừng ở đây bao lâu, đột nhiên có một mục tiêu diễm lệ, gã làm sao từ bỏ? Sau khi bồi hồi đi đi lại lại gần đó hồi lâu, gã lại trèo lên trên bờ tường nhìn trộm, phát hiện bên trong đó ngoại trừ ông già cùng với cô bé người hầu kia, người khác thì chỉ có một vú già nữa, không có đàn ông nào trong nhà, lá gan liền lớn hơn, đi lên gõ cửa, nói là khát nước đi ngang qua muốn xin cốc nước uống. Lúc ấy gã được mời vào trong, cô gái kia không lộ diện, sau bức rèm cửa chỉ lộ ra nửa chiếc giày thêu màu hồng, đứng một lát rồi rời đi ngay.
Thiệu Phụng Chi lấy lý do ở lại hộ gia đình kia hồi lâu, trước sau chưa từng thấy cô gái kia xuất hiện, đành phải chán chường ra về. Trên đường đi, gã đang tính toán ngày mai lại đến đó như thế nào thì cô bé người hầu lại đuổi theo sau, dâng cái khăn lên, nói là của gã đánh rơi. Gã nhận ra đó là khăn La của cô gái kia, trên đó có một tin nhắn, hẹn gặp gã quay lại vào nửa đêm. Gã mừng như điên, trở về chỗ ở làm như không có việc gì, chờ đến nửa đêm lén lút đi theo lời hẹn.
Cô gái kia quả nhiên để cửa cho gã, lặng lẽ dẫn gã đi vào. Gặp nhau dưới ánh đèn, dung mạo cô gái càng thêm động lòng người, cô gái tự xưng tên là A Đào, đúng như trong dự đoán của Thiệu Phụng Chi, là ngoại thất của một vị quan viên trong kinh, vốn dĩ là ở trong thành, nhưng không may là khoảng thời gian trước bị phu nhân phát hiện, cô ấy bị buộc phải dời về quê ẩn náu, mới ở đây không được bao lâu. Quan viên sợ vợ, chỉ kêu cô ấy an tâm ở đây, nói có thời gian sẽ đến thăm, nhưng liên tiếp mấy ngày mà ngay cả cái bóng cũng không thấy đâu.
A Đào nói đến đây thì càng giận. Thiệu Phụng Chi ngon ngọt an ủi, cả hai nhanh chóng tình chàng ý thiếp quấn lên giường.
Cô gái này chẳng những xinh đẹp, kỹ năng trên giường còn rất cao siêu, Thiệu Phụng Chi như nhặt được báu vật. Mấy ngày nay, đêm nào gã cũng chờ đến nửa đêm, đợi Thiệu Ngọc Nương đi ngủ rồi thì lén lút đi gặp người tình. Đêm qua lại bởi vì A Đào nói người đàn ông kia sắp đến thăm mình, cuộc hẹn của họ bị cản trở. Thiệu Phụng Chi trằn trọc mãi, cảm thấy tương tư như phát cuồng, khó khăn lắm đêm nay mới có thể đi, thật sự không đợi được đến nửa đêm mà ngay trời vừa tối, thấy phòng của Thiệu Ngọc Nương đã tắt đèn thì lập tức đi ra ngoài, lại đi đến chỗ ở của A Đào.
Tối nay A Đào chẳng những chờ gã mà còn trang điểm tỉ mỉ, còn chuẩn bị sẵn một bàn rượu và thức ăn.
Một đêm không gặp mà như cách ba thu, hai người gặp nhau càng thêm thắm thiết, lúc uống rượu hăng hái say chếnh choáng, A Đào bỗng rơi lệ, đau khổ nói:
– Thiếp vốn là một cô gái đàng hoàng con nhà lành, nhưng mà gia cảnh quá bần hàn, bởi vì có chút tư sắc nên đã bị mấy lão già kia chiếm đoạt, đến giờ sống cuộc đời người không ra người ma không ra ma. Lão già kia còn sống thì thiếp có cơm ăn có chỗ ở, nhưng nếu như một ngày nào đó lão ấy chết đi, hoặc là bị phu nhân ép phải bỏ thiếp, thế thì trên thế gian này sẽ chẳng còn nơi nào chứa chấp thiếp nữa.
Mỹ nhân khóc lóc khổ sở như thế, Thiệu Phụng Chi thương xót vô cùng, mở miệng hứa hẹn sẽ bảo đảm của nửa đời sau của cô ấy sẽ có vinh hoa phú quý.
A Đào nức nở:
– Nói thì dễ nghe lắm. Thiếp đã nương thân vào chàng rồi, trái tim đã trao hết cho chàng, chàng lại chẳng hề coi trọng thiếp chút nào. Cho tới giờ thiếp cũng chỉ biết mỗi tên của chàng, sống ở gần đây, mỗi đêm đến rồi đi, ngay cả một đêm nguyên lành cũng chưa từng dành cho thiếp. Nhất định phải có người dựa vào, thiếp cũng không trông cậy gì khác. Huống chi, chàng cho là thiếp không biết gì hay sao? Phụ cận gần đây đều là những hộ gia đình nông thôn đào thức ăn từ đất, dù nhà chàng có vài mẫu đất đi chăng nữa, thì chàng lấy đâu ra bảo đảm nửa đời sau của thiếp sẽ được vinh hoa phú quý?
Thiệu Phụng Chi trong bụng say cuồn cuộn, rượu xông thẳng lên não:
– Nhà ta không có ai cả, chỉ có một vị a tỷ, quản lý ta hơi nghiêm một chút, không cho phép ta qua đêm ở bên ngoài mà thôi. Nàng đừng xem thường ta. Đừng nói tổ tiên của ta trước kia từng là vọng họ đại gia ở vùng Giang Bắc, chỉ vì thời vận không tốt mà hiện giờ suy tàn. Nhưng mà ta không lâu nữa đâu chắc chắn sẽ thăng quan tiến chức, phú quý không đếm được.
A Đào vừa rồi còn rơi lệ, lúc này lại không nhịn được cười, cười nghiêng ngả chỉ vào Thiệu Phụng Chi nói:
– Ôi, chàng đúng là chém gió mạnh quá, làm thiếp sắp bay lên tận nóc nhà rồi này. Ngừng lại đi. Thiếp thân thiết với chàng cũng không phải là muốn tiền tài của chàng, càng không muốn danh phận từ chàng. Thiếp chỉ thích vẻ phong lưu của chàng mà thôi, không hề trông cậy vào chàng phú quý lên cao, chàng cần gì phải dùng mấy lời này để gạt thiếp chứ?
Thiệu Phụng Chi đang hào hứng, nom dáng vẻ cô ấy rõ ràng là không tin mình, làm sao mà nhịn được, mặt đỏ tía tai nói:
– Nàng từng nghe nói đến Tân An Vương rồi chứ? Đại nhân vật trong thành Kiến Khang đấy. A tỷ ruột của ta chính là tâm phúc của Tân An vương, đang giúp ông ta một việc lớn. Đợi việc thành công rồi, vinh hoa phú quý về tay dễ như trở bàn tay thôi. Những lời ta nói có chỗ nào lừa gạt nàng chưa?
A Đào ánh mắt khẽ động, cười hỏi là chuyện lớn như thế nào.
Thiệu Phụng Chi ôm A Đào, cười nói:
– Nàng quan tâm đ ến làm gì? Tóm lại có ta ở đây, nàng cứ yên tâm. Sau này chờ ta giàu sang rồi sẽ không quên nàng đâu.
A Đào cuối cùng mới tỏ vẻ vui mừng, càng hầu hạ tận tình. Thiệu Phụng Chi đắc ý, uống không biết say, một giấc ngủ dậy đã là nửa đêm về sáng, tuy còn không nỡ rời người đẹp nhưng biết tối nay mình lén lút ra ngoài sớm, sợ rằng Thiệu Ngọc Nương phát hiện ra, không dám ở lại đến bình minh. Bịn rịn từ biệt với A Đào, hẹn đêm mai lại đến, gã vội vã về chỗ ở, cũng không đi từ cửa viện mà trèo tường thấp đi vào, rón ra rón rén đang muốn đi về phòng của mình, phòng của Thiệu Ngọc Nương chợt sáng đèn, cửa mở ra, bà tử kia từ trong nhà lao cùng đến đây hầu hạ và kiêm cả trông coi đi ra kêu gã đi vào.
Thiệu Phụng Chi không tránh được căng da đầu đi vào. Thiệu Ngọc Nương đuổi bà tử kia đi, bảo gã đóng cửa lại.
Thiệu Phụng Chi thấy chị gái ngồi dựa ở trên giường, vết thương còn chưa lành, sắc mặt ốm yếu, đang dùng ánh mắt nghiêm nghị nhìn gã, hỏi gã đi đâu.
Ban đầu gã còn muốn giấu giếm, chỉ nói mình không ngủ được đi ra ngoài ngắm trăng hóng gió. Thiệu Ngọc Nương làm sao mà tin gã, cứ hỏi dồn mãi, Thiệu Phụng Chi biết không thể gạt được, cuối cùng ấp a ấp úng thừa nhận, nói mấy ngày trước mình vô tình quen một cô gái làm ngoại thất nhà người ta, hai người cặp kè với nhau, tối nay vừa từ chỗ cô gái đó về.
Thiệu Ngọc Nương cực kỳ tức giận, cố gắng đi xuống giường, lặng lẽ đến chỗ cửa sổ dò xét ra ngoài một lúc, sau đó mới quay người lại thấp giọng mắng lên:
– Bà tử kia từ nhà lao theo tỷ tới đây, Cao Kiệu không biết, tỷ lại biết rõ bà ta là người của Tân An vương. Chỗ chúng ta có gì không bình thường, hắn sẽ biết được ngay. Tỷ đã bị khổ nhiều năm như vậy rồi, nhẫn nhục chịu đựng, khó khăn lắm mới đi tới bước này, sắp thấy có hy vọng rồi. Tỷ nghĩ đệ là đệ ruột của tỷ, sau này có việc còn phải dựa vào đệ, cho nên mới giữ đệ lại bên cạnh tỷ. Tại sao đệ lại không biết cố gắng chứ? Mới có mấy ngày mà đệ đã không chịu nổi mà đi trêu hoa ghẹo nguyệt rồi à? Đệ cho rằng sau chuyện này giáo đầu sẽ tha thứ cho tỷ hay sao? Bên này không thành, chúng ta có thể giống như trước trở lại Thiên sư giáo à?
Thiệu Phụng Chi biết, bắt đầu từ nửa năm trước, chị gái của mình được một vị đại nhân vật trong thành Kiến Khang âm thầm che chở, cho nên mới có thể dưới lệnh cấm của triều đình mà ở lại Kiến Khang.
Vị đại nhân vật đó chính là Tân An vương Tiêu Đạo Thừa.
Tiêu Đạo Thừa luôn luôn thờ phụng Thiên Sư Giáo. Lúc tân đế đăng cơ, giáo đầu Ngô Thương còn từng đến Kiến Khang, còn được mời vào vương phủ, tôn sùng là tân tòa thượng, đây cũng không phải là bí mật gì. Về sau Cao Kiệu hạn chế hoạt động của Thiên Sư Giáo, ngoại trừ các quận huyện phát hạn lệnh ra thì ở Kiến Khang còn ban bố lệnh cấm nghiêm ngặt, những người như họ bắt buộc phải rời khỏi Kiến Khang.
Nhiều năm qua, Tân An vương lấy danh nghĩa phụng giáo đã qua lại với Thiên Sư Giáo, đồng thời âm thầm dần dần gây ảnh hưởng. Hiện giờ vị giáo đầu Ngô Thương này chính là người năm xưa đã cứu Thiệu Ngọc Nương cùng Thiệu Phụng Chi từ dưới sông lên. Lúc đó ông ta là đàn chủ. Chính vì được sự giúp đỡ của Tân An vương cho nên mấy năm trước đã bước lên vị trí giáo đầu.
Bởi vì quan hệ đặc biệt giữa Thiệu Ngọc Nương và Ngô Thương, Thiệu Phụng Chi cũng biết một chút về việc cơ mật của Thiên Sư Giáo.
Thiệu Phụng Chi không phải là một người thông minh, nhưng anh ta cũng không ngu ngốc. Thiên Sư Giáo đệ tử đông đảo, tín chúng trong dân gian hậm chí còn lan rộng hơn, anh ta biết Tân An vương muốn khống chế Thiên Sư Giáo, hiệu lực cho mình. Ngô Thương ngoài mặt thì cung kính nghe theo Tân An vương, nhưng bản thân Ngô Thương cũng không hề đơn giản như bề ngoài như vậy.
Gia thế của Ngô Thương nhìn lại cũng giống như chị em Thiệu thị, trước đây ở phương Bắc cũng có uy tín danh dự, sau khi triều đình tiến về phía Nam thì gia đạo nhanh chóng lụn bại. Tới thế hệ này rồi thì đã không còn danh tiếng gì nữa, hoàn toàn đã bị bài xích bên ngoài con đường thăng quan đang lên.
Loạn thế như thế, triều đình suy nhược, hễ là người có năng lực thì ai mà không muốn làm nên sự nghiệp. Ngô Thương cũng là một người có dã tâm. Ngoài mặt thì phụ thuộc vào Tân An vương, mượn lực của ông ta mà cuối cùng đã lên làm giáo đầu Thiên Sư Giáo, nhưng mấy năm nay vẫn luôn âm thầm tích tụ lực lượng. Buồn cười thay cho Tân An vương không phát hiện ra, vẫn cho rằng mình luôn khống chế chặt chẽ Thiên Sư Giáo.
Đầu năm, Cao Kiệu bắt đầu đả kích Thiên Sư Giáo. Tân An vương không dám chống lại Cao Kiệu, âm thầm ra lệnh cho Ngô Thương tạm thời thuận theo triều đình, thu lại thế lực. Ngô Thương rất bất mãn, nhưng biết thời cơ còn chưa chín muồi, ông ta không dám phạm sai lầm, chỉ có thể đồng ý, mang theo căm hận rời đi Kiến Khang.
Nhưng mà Thiệu Ngọc Nương lại không chịu đi. Trong lúc đó, chị ta đã âm thầm đi tìm Tiêu Đạo Thừa. Tiêu Đạo Thừa biết được nội tình sâu xa giữa chị ta và Cao Kiệu, mừng như điên, bí mật giữ chị ta ở lại Kiến Khang.
Lúc ấy, Thiệu Phụng Chi đã hiểu, chị gái của mình là muốn mượn cơ hội để hoàn toàn thoát khỏi Thiên Sư Giáo, đầu nhập vào Tiêu Đạo Thừa.
Chị gái ở trong giáo nhiều năm, lại từng hầu hạ Ngô Thương, biết rất nhiều cơ mật của Thiên Sư Giáo. Một khi Ngô Thương biết chị ta vượt qua mình đầu nhập vào Tiêu Đạo Thừa, chắc chắn sẽ không để hai chị em họ được sống sót.
Thiệu Phụng Chi tức khắc bị những lời nói của Thiệu Ngọc Nương làm cho bừng tỉnh, nghĩ mà thấy sợ hết hồn, vội vã nhận sai.
Thiệu Ngọc Nương sầm mặt xuống, hỏi tỉ mỉ quá trình hẹn hò của gã với cô gái kia.
Thiệu Phụng Chi không dám giấu một chút nào, thành thật khai ra hết.
Thiệu Ngọc Nương nhíu chặt mày, mắng ầm lên:
– Loại ngoại thất kinh quan này mà đệ cũng dám qua lại cho được? Nếu bị người ta phát hiện tìm tới cửa thì làm sao? Làm hỏng việc, bảo tỷ ăn nói thế nào với Tân An Vương đây?
Thiệu Phụng Chi túa mồ hôi lạnh, thề thốt sẽ không dám nữa.
Thiệu Ngọc Nương lại hỏi gã có vô tình để lộ thân phận với cô gái kia không.
Thiệu Phụng Chi vội nói:
– A tỷ yên tâm, đệ chỉ báo tên thôi, mà cũng là tên giả…
Đang nói, gã đột nhiên nhớ tới một chuyện, mặt trở nên tái mét.
Thiệu Ngọc Nương lập tức đoán ra được, hỏi gã có phải đã nói những lời không nên nói với cô gái kia hay không.
Thiệu Phụng Chi ban đầu không dám thừa nhận, bị ép hỏi mãi, cuối cùng ấp a ấp úng nói:
– Tối nay đệ uống hơi quá chén nên nhất thời lỡ lời, trước mặt cô ấy đã nhắc đến quan hệ giữa a tỷ với Tân An vương…
Thiệu Ngọc Nương bùng nổ cơn giận, hung hăng cho gã một cái tát thật mạnh.
Thiệu Phụng Chi che má, cuống cuồng nói:
– A tỷ bớt giận ạ. Đệ chỉ nhắc có mỗi câu đó thôi, không hề nói thêm câu gì khác. Chắc là không sao đâu.
Thiệu Ngọc Nương để dành được sự thương xót đồng tình của Cao Kiệu mà lúc ở trong nhà lao chịu sự tra tấn, về sau lại ốm đau, tất cả đều là đánh thật ốm thật, không hề giả bộ chút nào. Giờ phút này bị lửa giận công tâm, cả người không đứng vững, lảo đảo như sắp ngã, được Thiệu Phụng Chi kịp thời đỡ lấy.
Chị ta lấy lại bình tĩnh, chậm chạp quay mặt đi, trong mắt hiện lên tia âm u lạnh lẽo.
– Hộ nhân gia kia không cho phép một người sống sót. Tối nay đệ trở lại đó nhân lúc họ chưa kịp chuẩn bị, xử lý sạch sẽ toàn bộ cho ta.
Chị ta gằn từng chữ nói.
……
Đêm khuya, cánh cửa Tần Lâu bị một ông lão gõ cửa gấp gáp.
Chẳng mấy chốc, một chiếc xe nhỏ từ cửa sau của Tần Lâu lặng lẽ rời khỏi đi về hướng phủ đệ Cao thị.
Cuối giờ Tý, chiếc xe dừng ở đầu ngõ cửa sau Cao gia, Lục Nương từ trong xe bước xuống, vội vã đi đến trước cánh cửa kia.
Đêm khuya tự cô ấy đi đến đây là để truyền tin. Thư là giao cho tiểu nương tử Cao gia.
Người gác cổng cửa sau từ mấy ngày trước đã được Lạc Thần phân phó, nói nếu có người tới truyền tin cho mình thì bất cứ lúc nào kể cả nửa đêm cũng phải lập tức thông báo cho mình.
Phong thư kia rất nhanh đã được chuyển tới trong tay Lạc Thần.
Ngày ấy truyền tin Lục Nương xong, mấy ngày nay, Lạc Thần vẫn luôn chờ tin tức của cô ấy.
Mấy ngày trước, cuối cùng đã có một tin tức tốt gửi tới, nói là người cô ấy sắp xếp đã có tiến triển thuận lợi, một khi nghe được gì đó sẽ lập tức báo cho nàng.
Nàng lại đợi thêm mấy ngày nữa, tối nay cuối cùng đã có tin tức mới.
Lạc Thần đang ngủ bị đánh thức, vội vàng đứng dậy ra mở cửa, nhận thư từ chỗ A Cúc, xem một lượt, giật mình không nhỏ.
– Thế nào? Nghe ngóng được gì?
A Cúc đứng một bên giơ ngọn đèn lên để soi, sốt sắng hỏi Lạc Thần, nét mặt kích động.
Người mà Lục Nương sử dụng nghe nói cực kỳ thông minh, nửa đêm truyền tin như này, vậy thì chắc chắn tin tức nghe được rất quan trọng. Huống chi là nhìn biểu cảm của tiểu nương tử, tuyệt đối không phải việc nhỏ.
Lạc Thần kịp phản ứng, trong lòng kinh ngạc, quả thực khó nói nên lời.
Nàng thật sự không nghĩ tới, nhờ người thông qua Thiệu Ngọc Chi đi tìm hiểu những trải qua của Thiệu Ngọc Nương lại sẽ khơi ra một đại nhân vật mà bình thường nàng căn bản chưa từng lưu ý đến.
Tân An vương Tiêu Đạo Thừa!
Trong thư Lục Nương nói, sự việc chưa chắc đã đúng như thế, cũng có thể là Thiệu Phụng Chi khoe khoang thổi phồng ở trước mặt A Đào. Nhưng mà bởi vì sự việc quá trọng đại, A Đào không dám chậm trễ, nhân lúc Thiệu Phụng Chi ngủ đã bảo ông lão ngay trong đêm đi truyền tin, cô ấy cũng tức khắc đi truyền tin luôn, để Lạc Thần tự quyết định.
Nếu những gì Thiệu Phụng Chi nói là thật, vậy thì tình thế đã vượt qua cả sự tưởng tượng bản đầu của Lạc Thần.
Nàng đọc lại lần nữa, kìm nén nhịp tim đang đập nhanh, cầm lá thư rồi lập tức đến nơi ở của cha mẹ.
……
Đêm khuya, Cao Kiệu vẫn trằn trọc khó ngủ.
Ông mang tâm sự nặng nề, nghe hơi thở đều đều rất nhỏ đã ngủ say của thê tử nằm bên cạnh, ông lặng lẽ đứng dậy, ra khỏi phòng đi vào thư phòng, thắp nến sáng lên, ngồi xuống bàn lấy một phong thư ra, mở ra đọc lại một lần nữa.
Lá thư này là Lý Mục gửi. Đó là lần trước sau khi cứu viện Lục Giản Chi thành công hắn đã gửi tới. Lúc đó gửi hai phong thư cùng một lúc, một lá viết cho con gái của mình, lá thư này viết cho mình.
Ở trong thư Lý Mục nói tình huống của Trường An và thế cục của Lũng Tây với ông, nói rõ kế hoạch tiếp theo của hắn là muốn bình định Lũng Tây.
Những điều này đều nằm trong dự kiến của Cao Kiệu.
Điều khiến cho Cao Kiệu thấy bất ngờ chính là đoạn cuối thư của hắn.
Lý Mục nói, trước ngày xuất binh, sau khi ba người nghị sự xong, Tân An vương đã từng nói chuyện riêng với hắn, nói rõ lợi hại trong đó. Trong lời nói phần nhiều là khuyên mình nên sáng suốt tự bảo vệ bản thân. Tân An Vương nói vậy cũng xuất phát từ lòng tốt. Nhưng mà mình ngu dốt, lại thân là ngoại thần, từ trước đến nay đối với những tranh đấu lợi hại giữa sĩ tộc và hoàng thất cũng không hiểu gì mấy. Lần này viết thư cho ông là bởi vì bỗng nhiên nhớ đến chuyện đó, vẫn thấy rất khó hiểu, cho nên thêm vào tùy bút, mong ngày sau nếu có cơ hội có thể mong được Cao Kiệu chỉ điểm.
Những lời cuối thư này nhìn có vẻ như chỉ là tùy bút mà hắn bổ sung thêm vào, xin Cao Kiệu chỉ giáo. Nhưng với sự hiểu biết của Cao Kiệu với hắn, làm sao mà dễ tin như thế. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, ông đã hiểu ngay ngụ ý của Lý Mục.
Rõ ràng là hắn đang khéo léo nhắc nhở mình rằng Tân An vương bằng mặt không bằng lòng, cố ý mượn cơ hội này làm suy yếu thế gia, bản thân ở giữa mưu lợi bất chính.
Nếu như thế gia hoàn toàn sụp đổ, ai là kẻ được lợi lớn nhất?
Cao Kiệu biết rõ trong lòng.
Đối với Cao Kiệu mà nói, mặc dù biết Tân An vương ở sau lưng ông thậm chí sau lưng đế hậu có ý đồ như vậy, ông cũng sẽ không thấy kinh ngạc.
Làm quan trong triều đình mấy chục năm, ông đã từng gặp rất nhiều âm mưu cùng mưu kế như thế. Nếu như đây là thật, cảm giác duy nhất của ông là tuyệt vọng, hoàn toàn tuyệt vọng.
Ông biết Lý Mục không phải bịa đặt vô cớ. Nhưng mà ông thật sự không muốn tin, Tiêu Đạo Thừa cùng đế hậu trẻ tuổi sẽ giống như Tiêu thất trước kia, đặt sự tranh đấu quyền lợi giữa hoàng thất cùng thế gia ở trên quốc gia.
Tân đế hậu mới lên ngôi cùng những lời nói và việc làm sau đó của họ khiến trái tim mệt mỏi vốn đã lui xuống của Cao Kiệu từ từ hồi phục trở lại, thậm chí còn sinh ra hy vọng, lại một lần nữa sinh ra cảm giác chờ mong và tưởng tượng Nam triều sẽ được trung hưng.
Chính bởi vì có cảm giác hy vọng và chờ mong này, dẫu cho có mệt mỏi đến mấy, ông cũng vui vẻ chịu đựng.
Nhưng mà, chính những lời lẽ có vẻ nhẹ nhàng trong bức thư của Lý Mục đã đâm một cái gai vào trái tim của Cao Kiệu. Ông ngoài mặt như không có việc gì, nhưng sau ngày đó khi đối mặt với Tiêu Đạo Thừa cùng với đế hậu luôn nghe theo mình, trong lòng luôn cảm thấy một cảm giác tuyệt vọng mơ hồ.
Ông hy vọng đây chỉ là sự đa tâm của Lý Mục, hy vọng cuộc nói chuyện riêng giữa Tiêu Đạo Thừa với hắn chỉ xuất phát từ sự cố chấp phán đoán sai thế cục của Tiêu Đạo Thừa mà dẫn tới sự bi quan mà thôi.
Dẫu sao thì, lúc ấy ở ngay trước mặt mình, Tiêu Đạo Thừa cũng từng phản đối xuất binh. Nhưng trong đáy lòng ông vẫn thoáng có cảm giác bất an, không thể nào gạt bỏ đi được. Đặc biệt là chuyện vừa rồi, trùng hợp như vậy, lại có liên quan đến Tiêu Đạo Thừa.
Cao Kiệu nhìn chăm chú vào thư, cau mày, đột nhiên nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa rất nhẹ, tiếp theo là cửa bị đẩy ra.
Ông ngẩng lên, thấy là con gái đứng ở cửa thì kinh ngạc, cất thư đi, hỏi:
– Muộn thế này rồi sao con còn chưa ngủ thế?
Lạc Thần đi vào, nhìn phụ thân, nói:
– Cha ơi, mấy ngày trước con đã giấu cha đi làm một chuyện thể nào cũng sẽ bị cha trách cứ. Nhưng con đã thăm dò được một tin tức. Bởi vì sự việc trọng đại, con không dám tự phán xét vội vàng, cho nên muốn để cha quyết định ạ.
Nàng trình lá thư kia lên.
Hết chương 113
Bình luận truyện