Xuân Giang Hoa Nguyệt
Chương 78
Cao Kiệu từ Đài Thành về, vừa bước vào cửa đã nghe Cao Thất bẩm báo rằng đại công tử trở về rồi, trên đường đi bình an, hiện đang ở thư phòng chờ ông.
– A Di với Lục lang đâu? Có về cùng không? – Cao Kiệu lập tức hỏi.
Cao Thất lắc đầu.
Cao Kiệu tim đập bịch một cái, sắc mặt hơi tái đi, quan phục cũng không cởi mà vội vàng đi đến thư phòng.
Nhìn thấy Cao Dận, ông lập tức hỏi tình hình đi đường của y.
Cao Dận thuật lại một lần, nói đi đường rất thuận lợi bình an, sau đó đứng dậy nói:
– Bá phụ, cháu vô năng, chuyến đi này chẳng những không mang a muội về cùng được mà ngay cả Lục lang cũng ở lại ạ.
Cao Kiệu mày nhíu lại:
– Ta đã nghe A Thất nói lại rồi. Chuyện là sao?
– Chuyện Lục lang lâu nay vẫn luôn muốn đi theo Lý Mục, bá phụ chắc biết rõ. Lý Mục lúc trước không nhận đệ ấy, ít nhiều cũng bởi vì bá phụ không đồng ý. Chuyến này cháu đi, Lục lang không chịu theo cháu về, chỉ để lại một lá thư nói rõ tâm chí của mình. Cháu nghĩ đệ ấy thiếu niên nhiệt huyết, lại khó có được chí lớn, mà ở chỗ Lý Mục cũng đã đồng ý sẽ quan tâm chăm sóc đệ ấy. Bởi thế cháu mới tự chủ trương không cưỡng ép bắt đệ ấy về. Mong bá phụ trách phạt ạ.
Y trình lá thư của Cao Hoàn lên.
Cao Kiệu nhìn lướt qua, vẻ mặt bất đắc dĩ, thở dài.
– Ừm. Thế còn A Di thì sao, làm sao mà nó cũng không trở về? Chẳng phải lúc trước đã nói đi gặp Lý Mục nói rõ ràng xong là về đó hay sao?
– Bá phụ, a muội lẽ ra là muốn theo cháu về, ai ngờ bị Lý Mục đuổi theo bắt về lại…
Cao Dận nhớ tới cảnh ngày đó mình bị nhốt ở bên ngoài cửa thành thì lại ức không chịu nổi, cũng không muốn nói gì thêm, chỉ kể lại một cách qua loa, mới nói:
– Lý Mục đưa cho cháu một phong thư, nói là giải thích với bá phụ.
Y lấy thư ra lại trình lên.
Cao Kiệu nhận lấy mở ra xem.
Cao Dận vẫn chưa mở thư ra đọc, cũng không biết Lý Mục đã viết gì, giải thích như thế nào. Thấy Cao Kiệu đọc lá thư kia, không nói năng gì, không nén nổi tò mò hỏi:
– Hắn nói gì thế ạ?
Cao Kiệu đưa thư cho y, vẻ mặt tức giận, hừ mũi:
– Toàn những lời hời hợt, nào có thấy thành ý. Đây mà là giải thích à? Nó chính là dùng mấy câu này dỗ A Di ở lại, A Di mới không về à?
Ở trước mặt Cao Kiệu, Cao Dận cũng không dám nhắc đến rằng trong một đêm thái độ của em gái thay đổi lớn rất tình chàng ý thiếp với Lý Mục.
Chỉ lựa lời nói:
– Lời nói của Lý Mục tuy rằng có vẻ nói suông cho có, nhưng cũng là bất kính với triều đình, không coi ai ra gì, cực kỳ cuồng ngạo. Nhưng mà con người hắn lại không phải là hạng khẩu phật tâm xà. Nếu không thì lúc trước bá phụ có đi Kinh Khẩu chất vấn hắn, không hề có bằng chứng, hắn thật ra không cần thừa nhận, cứ đùn đẩy chối bỏ là xong, cũng không cần phải chọc cho bá phụ không vui nhưng thế, càng không có những chuyện phát sinh về sau.
– Nếu như hắn đã nói như thế, vậy thì chắc chắn đó là những lời nói thật lòng, đồng thời cũng chính là sự thoái nhượng đối với bá phụ. Sau này nếu như cục diện triều đình duy trì như tình trạng hiện giờ, vậy thì cũng không phải chuyện lớn gì. Bá phụ không cần quá lo.
Y nói xong, thấy Cao Kiệu vẫn rất tức giận, bèn bổ sung thêm một câu mà mình từ lâu đã muốn nói:
– Việc đã đến nước này, nếu a muội đã gả cho hắn, lại nguyện lòng đi theo hắn, cháu thấy bá phụ còn có thể làm gì được? Lẽ nào bá phụ thượng tấu lên triều đình xin trừ đi tai hoạ ngầm, nhân lúc hắn căn cơ còn chưa vững mà diệt trừ hắn ư?
Cao Kiệu bị một câu nói của cháu trai làm cho cứng họng tại chỗ. Đúng là con gái kẹp ở giữa mới làm cho ông mỗi khi nghĩ đến là vừa hận vừa lo sợ.
Cao Dận vẫn còn một câu chưa nói hết, nhưng mà Cao Kiệu đã đoán ra được, tất cả đều là con gái mình cam tâm tình nguyện ở lại, cho nên cháu trai mình mới bất lực phải trở về. Cho nên ông càng thêm căm ghét Lý Mục kẻ lúc trước đã dùng kế lừa đi con gái, hiện giờ lại dỗ dành được con gái ngay cả người cha này cũng không cần.
Sắc mặt của ông cực kỳ khó coi, mãi một lúc lâu sau mới xua tay:
– Thôi vậy. Việc này tạm thời để đấy đã. Thế cháu đi Nghĩa Thành thấy Nghĩa Thành ra sao? Bác nghe nói Tây Kim Tiên Bi đang chuẩn bị để đoạt Tây Kinh. Lý Mục có một ước hẹn một năm với bác, bây giờ đã qua mấy tháng rồi, chỗ nó chuẩn bị thế nào rồi?
Cao Dận đem tất cả những gì mình nghe thấy nhìn thấy nói một lần.
Khi nghe Nghĩa Thành đã xây dựng tường cao, lưu dân khắp nơi ngày nào cũng vào thành cầu xin che chở, lại nghe nói Lý Mục đã ký kết liên minh với Cừu Trì Hầu thị, đang khai hoang tích trữ lương thực, mở rộng binh lực, sắc mặt vừa rồi khó coi mới thoáng chuyển tốt một chút.
Cao Dận thấy ông không còn hỏi gì nữa bèn xin cáo lui.
Cao Kiệu an ủi y một lần nữa, nói y đi đường đã vất vả, bảo y đi nghỉ ngơi, qua mấy ngày nữa hẵng đi Quảng Lăng.
Cao Dận cung kính đáp lại, lui xuống.
Cháu trai vừa đi, Cao Kiệu không yên lòng đứng lên, chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong thư phòng.
Đi qua đi lại mấy vòng dừng lại, nhìn chằm chằm vào lá thư của Lý Mục, cuối cùng như là đã hạ quyết tâm, cầm lấy thư gấp rút đi ra ngoài.
Lúc trời tối, ông từ đầu thuyền bước lên Bạch Lộ Châu, đi đến bên ngoài cửa lớn của biệt uyển của Tiêu Vĩnh Gia.
Người gác cổng nói, trưởng công chúa đã không ở đây mấy ngày nay rồi, được mời ra ngoài làm khách rồi.
Cao Kiêu ngẩn cả người.
Lần trước Tiêu Vĩnh Gia đề nghị hoà li, ông vì phẫn nộ mà có hành động cưỡng ép, bị thê tử lạnh lùng cự tuyệt khiến cho ông hổ thẹn đến giờ, đến nay đã hơn hai tháng qua. Mà trong khoảng thời gian này, bên phía Tiêu Vĩnh Gia dĩ nhiên không có chuyện chủ động tìm ông. Sau khi cảm giác hổ thẹn rút đi thì ông lại bắt đầu buồn bực. Ông đã tự khuyên nhủ bản thân không được chấp nhặt thê tử, chi bằng cứ đi tìm bà, nói cho rõ ràng, nhưng mà mỗi lần hạ quyết tâm, vừa bước ra cửa thì chân lại rụt về. Ngày hôm nay cuối cùng cũng có lý do đường đường chính chính, làm sao còn nhịn được nữa, bấy giờ mới gấp rút đi tới đây. Nào ngờ đâu Tiêu Vĩnh Gia lại đi vắng.
Ông bèn hỏi tỉ mỉ kỹ càng, người gác cổng lại nói, bà là được Hoài Đức Huyện chủ mời đi làm khách, ba ngày trước đã đi rồi, hôm nay còn chưa trở về.
Đất phong của Hoài Đức Huyện chủ nằm ở huyện Hoài Đức cách Tây Bắc Kiến Khang mấy chục dặm. Vị Huyện chủ này Cao Kiệu cũng có quen biết, là con gái một vị bàng tộc Tiêu thị, tính cách phóng khoáng, từ trước đến nay có quan hệ rất tốt với Tiêu Vĩnh Gia.
Tiêu Vĩnh Gia nhân duyên không tốt, mấy năm nay số người qua lại có quan hệ mật thiết với bà hầu như không có ai. Nhưng vị huyện chủ này đã mất ba đời chồng, khoảng thời gian trước dường như là vừa kết hôn với người thứ tư. Là một Hoàng môn tán kỵ chức quan thấp kém, tuy nhỏ hơn Huyện chủ mười tuổi, nhưng mà dung mạo như Phan An. Lúc thành hôn, Tiêu Vĩnh Gia còn từng gửi lễ đến chúc mừng.
Cao Kiệu ngây cả người, lại hỏi ngày về, người gác cổng nói là không biết.
Ông đứng ở cửa rất lâu, trong lòng giống như bị mèo cào, cực kỳ bất an. Nhưng chỉ do dự một giây, ông đã quyết định lập tức tự mình đi đón Tiêu Vĩnh Gia về.
Dẫu sao thì chuyện của con gái là quan trọng nhất.
Ông rất sốt ruột muốn bàn bạc với vợ ngay.
Ông vội vàng lộn trở lại, bỏ xe cưỡi ngựa, một đường phóng như bay, cuối cùng lúc chạy tới huyện Hoài Đức tìm được đến nơi, sai người tiến đến gõ cửa.
Cửa mở ra, hạ nhân biết được người đàn ông trung niên suốt đêm tới đây chính là trượng phu của trưởng công chúa, thượng thư lệnh đương triều Cao Kiệu thì giật nảy mình, vội vã đi vào thông báo, lại dẫn ông đi vào.
Cao Kiệu gấp gáp đi vào, người còn chưa đến mà từ xa đã nghe được tiếng đàn tiếng sáo ở sảnh lớn. Đợi khi được dẫn vào trong, đứng ở cửa, thấy bên trong sảnh hoa đèn lộng lẫy sáng như ban ngày, rượu ngon món ngon đầy bàn, khách khứa đầy sảnh, còn có con hát thổi sáo tấu sanh, vũ cơ nhảy múa.
Cảnh tượng vui vẻ linh đình như thế ở trong nhà những đại quan quý nhân theo đuổi hưởng lạc ở Kiến Khang gần như trình diễn hằng đêm, Cao Kiệu từ lâu đã biết. Đứng ở cửa, hai ánh mắt ông tìm kiếm bóng dáng của Tiêu Vĩnh Gia. Chỉ nhìn một cái là ông nhận ra vợ mình đang ngồi trên chiếc sập trải gấm rộng rãi, một tay chống đầu, một tay khác cầm một cây quạt tròn, trước mặt có một ly rượu còn vơi nửa, mỉm cười nhìn Huyện chủ đang chơi trò gieo xúc sắc với trượng phu trẻ tuổi của mình.
Chung quanh là tiếng cười tiếng nói, bên cạnh Tiêu Vĩnh Gia còn có những tuấn đồng mĩ tỳ hầu hạ, trên mặt bà mang nụ cười nhưng trong mắt lại lộ rõ sự mệt mỏi u buồn. Đột nhiên, khóe mắt bà quét tới Cao Kiệu đứng ở cửa sảnh đường.
Bà ngẩn ra, quay mặt lại nhìn kỹ, quả nhiên thấy đúng là ông tới, nụ cười trên mặt hơi cứng lại.
Cao Kiệu đi vào trong, rất không hài hoà, bầu không khí vui vẻ tức khắc bị cắt ngang.
Ánh mắt mọi người đều đổ dồn về đây.
Huyện chủ vội vàng đứng dậy mang theo trượng phụ trẻ của mình ra đón.
Cao Kiệu mỉm cười lịch sự nói:
– Đêm khuya tới nhà đúng là mạo muội, chỉ là ta có việc gấp muốn tìm trưởng công chúa. Nghe người nhà nói nàng ấy tới quý phủ làm khách, ta không mời tự đến, nếu có quấy rầy mong được thứ lỗi.
Trưởng công chúa cùng Cao Kiệu hai vợ chồng không hoà hợp, dĩ nhiên Huyện chủ có biết, lại hiểu rõ tính tình của Tiêu Vĩnh Gia không nghĩ thoáng giống như mình, nghĩ bà một người trên vạn người, con gái hiện giờ lại không ở bên, không khỏi cô đơn, cho nên mấy ngày trước nhân dịp sinh nhật của mình mà mời bà tới nhà. Nay chợt thấy Cao Kiệu đột nhiên xuất hiện thì cực kỳ kinh ngạc. Nghe ông nói có việc gấp, nhìn nét mặt ông, trong lòng lại cảm thấy không giống, nhưng ngoài miệng lại nói:
– Sao Cao tướng công lại nói vậy? Ngày hôm trước bởi vì sinh nhật tôi nên mới mời trưởng công chúa tới, nhưng vì quá vui vẻ hoà hợp không muốn tỷ ấy về nên đã giữ lại. Không ngờ đã làm chậm trễ việc của Cao tướng công, làm ngài vất vả suốt đêm từ đại xá Kiến Khang đến nơi này. Tôi thật là có lỗi quá.
Nói xong quay lại thúc giục Tiêu Vĩnh Gia:
– A Lệnh, mau lên kia, Cao tướng công tìm tỷ có việc gấp kia.
Giấu Cao Kiệu nháy mắt với bà, hơi có vẻ trêu chọc.
Tiêu Vĩnh Gia chậm rãi ngồi dậy.
Cao Kiệu nhìn chằm chằm vào một mỹ đồng quỳ xuống xỏ guốc cho vợ mình.
Bà xỏ guốc bước tới, nhìn Cao Kiệu nói:
– Đi ra ngoài rồi nói.
Cao Kiệu đi theo ra ngoài, đi theo Tiêu Vĩnh Gia dừng ở trước đình hóng gió ở một đình viện.
Tiêu Vĩnh Gia cho người lui hết, hỏi Cao Kiệu:
– Mình tìm tôi có việc gì?
Cao Kiệu đưa mắt nhìn bốn phía, thấy ánh sáng tối tăm, chung quanh không có ai, do dự một chút rồi tiến lại gần, đè thấp giọng nói:
– A Lệnh, chuyện lần trước…Ta xin lỗi…Ta bị hỏng đầu, lại đi làm cái chuyện đó với nàng…Sau khi về nhà, ta rất hối hận. Trong khoảng thời gian này ta luôn muốn đến xin lỗi nàng…
– Cao Kiệu, đây là việc gấp mà mình muốn nói với tôi đó à?
Tiêu Vĩnh Gia thái độ vốn hoà hoãn đột nhiên như nổi giận, hơi đề cao giọng cắt ngang lời ông nói.
Cao Kiệu sững người, thấy sự việc đã qua lâu rồi, mình nhắc tới, vợ lại có thái độ như thế, có thể thấy được bà rất khó chịu thì không khỏi thấy hổ thẹn, mặt đỏ lên. May là nơi này không có ánh đèn không ai thấy được, cuống quýt xua tay:
– Không không phải, nàng không thích nghe, ta không nói cái này nữa…Ta tới tìm nàng là vì chuyện con gái con rể.
– A Di không muốn quay về mà ở lại Nghĩa Thành rồi đúng không?
Cao Kiệu lại sững người:
– Sao nàng lại biết?
Tiêu Vĩnh Gia nhíu mày:
– Lý Mục có nói gì không?
– Nó nói sau này chỉ cần triều đình không bức ép, không trở ngại nó Bắc phạt, nó sẽ vĩnh viễn là thần tử Đại Ngu…
– Vậy thì tốt.
Tiêu Vĩnh Gia gật gật đầu.
– Tôi vào đây. Mình đi về đi.
Bà quay người đi vào trong, bỏ lại Cao Kiệu ở đó.
Hết chương 78
– A Di với Lục lang đâu? Có về cùng không? – Cao Kiệu lập tức hỏi.
Cao Thất lắc đầu.
Cao Kiệu tim đập bịch một cái, sắc mặt hơi tái đi, quan phục cũng không cởi mà vội vàng đi đến thư phòng.
Nhìn thấy Cao Dận, ông lập tức hỏi tình hình đi đường của y.
Cao Dận thuật lại một lần, nói đi đường rất thuận lợi bình an, sau đó đứng dậy nói:
– Bá phụ, cháu vô năng, chuyến đi này chẳng những không mang a muội về cùng được mà ngay cả Lục lang cũng ở lại ạ.
Cao Kiệu mày nhíu lại:
– Ta đã nghe A Thất nói lại rồi. Chuyện là sao?
– Chuyện Lục lang lâu nay vẫn luôn muốn đi theo Lý Mục, bá phụ chắc biết rõ. Lý Mục lúc trước không nhận đệ ấy, ít nhiều cũng bởi vì bá phụ không đồng ý. Chuyến này cháu đi, Lục lang không chịu theo cháu về, chỉ để lại một lá thư nói rõ tâm chí của mình. Cháu nghĩ đệ ấy thiếu niên nhiệt huyết, lại khó có được chí lớn, mà ở chỗ Lý Mục cũng đã đồng ý sẽ quan tâm chăm sóc đệ ấy. Bởi thế cháu mới tự chủ trương không cưỡng ép bắt đệ ấy về. Mong bá phụ trách phạt ạ.
Y trình lá thư của Cao Hoàn lên.
Cao Kiệu nhìn lướt qua, vẻ mặt bất đắc dĩ, thở dài.
– Ừm. Thế còn A Di thì sao, làm sao mà nó cũng không trở về? Chẳng phải lúc trước đã nói đi gặp Lý Mục nói rõ ràng xong là về đó hay sao?
– Bá phụ, a muội lẽ ra là muốn theo cháu về, ai ngờ bị Lý Mục đuổi theo bắt về lại…
Cao Dận nhớ tới cảnh ngày đó mình bị nhốt ở bên ngoài cửa thành thì lại ức không chịu nổi, cũng không muốn nói gì thêm, chỉ kể lại một cách qua loa, mới nói:
– Lý Mục đưa cho cháu một phong thư, nói là giải thích với bá phụ.
Y lấy thư ra lại trình lên.
Cao Kiệu nhận lấy mở ra xem.
Cao Dận vẫn chưa mở thư ra đọc, cũng không biết Lý Mục đã viết gì, giải thích như thế nào. Thấy Cao Kiệu đọc lá thư kia, không nói năng gì, không nén nổi tò mò hỏi:
– Hắn nói gì thế ạ?
Cao Kiệu đưa thư cho y, vẻ mặt tức giận, hừ mũi:
– Toàn những lời hời hợt, nào có thấy thành ý. Đây mà là giải thích à? Nó chính là dùng mấy câu này dỗ A Di ở lại, A Di mới không về à?
Ở trước mặt Cao Kiệu, Cao Dận cũng không dám nhắc đến rằng trong một đêm thái độ của em gái thay đổi lớn rất tình chàng ý thiếp với Lý Mục.
Chỉ lựa lời nói:
– Lời nói của Lý Mục tuy rằng có vẻ nói suông cho có, nhưng cũng là bất kính với triều đình, không coi ai ra gì, cực kỳ cuồng ngạo. Nhưng mà con người hắn lại không phải là hạng khẩu phật tâm xà. Nếu không thì lúc trước bá phụ có đi Kinh Khẩu chất vấn hắn, không hề có bằng chứng, hắn thật ra không cần thừa nhận, cứ đùn đẩy chối bỏ là xong, cũng không cần phải chọc cho bá phụ không vui nhưng thế, càng không có những chuyện phát sinh về sau.
– Nếu như hắn đã nói như thế, vậy thì chắc chắn đó là những lời nói thật lòng, đồng thời cũng chính là sự thoái nhượng đối với bá phụ. Sau này nếu như cục diện triều đình duy trì như tình trạng hiện giờ, vậy thì cũng không phải chuyện lớn gì. Bá phụ không cần quá lo.
Y nói xong, thấy Cao Kiệu vẫn rất tức giận, bèn bổ sung thêm một câu mà mình từ lâu đã muốn nói:
– Việc đã đến nước này, nếu a muội đã gả cho hắn, lại nguyện lòng đi theo hắn, cháu thấy bá phụ còn có thể làm gì được? Lẽ nào bá phụ thượng tấu lên triều đình xin trừ đi tai hoạ ngầm, nhân lúc hắn căn cơ còn chưa vững mà diệt trừ hắn ư?
Cao Kiệu bị một câu nói của cháu trai làm cho cứng họng tại chỗ. Đúng là con gái kẹp ở giữa mới làm cho ông mỗi khi nghĩ đến là vừa hận vừa lo sợ.
Cao Dận vẫn còn một câu chưa nói hết, nhưng mà Cao Kiệu đã đoán ra được, tất cả đều là con gái mình cam tâm tình nguyện ở lại, cho nên cháu trai mình mới bất lực phải trở về. Cho nên ông càng thêm căm ghét Lý Mục kẻ lúc trước đã dùng kế lừa đi con gái, hiện giờ lại dỗ dành được con gái ngay cả người cha này cũng không cần.
Sắc mặt của ông cực kỳ khó coi, mãi một lúc lâu sau mới xua tay:
– Thôi vậy. Việc này tạm thời để đấy đã. Thế cháu đi Nghĩa Thành thấy Nghĩa Thành ra sao? Bác nghe nói Tây Kim Tiên Bi đang chuẩn bị để đoạt Tây Kinh. Lý Mục có một ước hẹn một năm với bác, bây giờ đã qua mấy tháng rồi, chỗ nó chuẩn bị thế nào rồi?
Cao Dận đem tất cả những gì mình nghe thấy nhìn thấy nói một lần.
Khi nghe Nghĩa Thành đã xây dựng tường cao, lưu dân khắp nơi ngày nào cũng vào thành cầu xin che chở, lại nghe nói Lý Mục đã ký kết liên minh với Cừu Trì Hầu thị, đang khai hoang tích trữ lương thực, mở rộng binh lực, sắc mặt vừa rồi khó coi mới thoáng chuyển tốt một chút.
Cao Dận thấy ông không còn hỏi gì nữa bèn xin cáo lui.
Cao Kiệu an ủi y một lần nữa, nói y đi đường đã vất vả, bảo y đi nghỉ ngơi, qua mấy ngày nữa hẵng đi Quảng Lăng.
Cao Dận cung kính đáp lại, lui xuống.
Cháu trai vừa đi, Cao Kiệu không yên lòng đứng lên, chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong thư phòng.
Đi qua đi lại mấy vòng dừng lại, nhìn chằm chằm vào lá thư của Lý Mục, cuối cùng như là đã hạ quyết tâm, cầm lấy thư gấp rút đi ra ngoài.
Lúc trời tối, ông từ đầu thuyền bước lên Bạch Lộ Châu, đi đến bên ngoài cửa lớn của biệt uyển của Tiêu Vĩnh Gia.
Người gác cổng nói, trưởng công chúa đã không ở đây mấy ngày nay rồi, được mời ra ngoài làm khách rồi.
Cao Kiêu ngẩn cả người.
Lần trước Tiêu Vĩnh Gia đề nghị hoà li, ông vì phẫn nộ mà có hành động cưỡng ép, bị thê tử lạnh lùng cự tuyệt khiến cho ông hổ thẹn đến giờ, đến nay đã hơn hai tháng qua. Mà trong khoảng thời gian này, bên phía Tiêu Vĩnh Gia dĩ nhiên không có chuyện chủ động tìm ông. Sau khi cảm giác hổ thẹn rút đi thì ông lại bắt đầu buồn bực. Ông đã tự khuyên nhủ bản thân không được chấp nhặt thê tử, chi bằng cứ đi tìm bà, nói cho rõ ràng, nhưng mà mỗi lần hạ quyết tâm, vừa bước ra cửa thì chân lại rụt về. Ngày hôm nay cuối cùng cũng có lý do đường đường chính chính, làm sao còn nhịn được nữa, bấy giờ mới gấp rút đi tới đây. Nào ngờ đâu Tiêu Vĩnh Gia lại đi vắng.
Ông bèn hỏi tỉ mỉ kỹ càng, người gác cổng lại nói, bà là được Hoài Đức Huyện chủ mời đi làm khách, ba ngày trước đã đi rồi, hôm nay còn chưa trở về.
Đất phong của Hoài Đức Huyện chủ nằm ở huyện Hoài Đức cách Tây Bắc Kiến Khang mấy chục dặm. Vị Huyện chủ này Cao Kiệu cũng có quen biết, là con gái một vị bàng tộc Tiêu thị, tính cách phóng khoáng, từ trước đến nay có quan hệ rất tốt với Tiêu Vĩnh Gia.
Tiêu Vĩnh Gia nhân duyên không tốt, mấy năm nay số người qua lại có quan hệ mật thiết với bà hầu như không có ai. Nhưng vị huyện chủ này đã mất ba đời chồng, khoảng thời gian trước dường như là vừa kết hôn với người thứ tư. Là một Hoàng môn tán kỵ chức quan thấp kém, tuy nhỏ hơn Huyện chủ mười tuổi, nhưng mà dung mạo như Phan An. Lúc thành hôn, Tiêu Vĩnh Gia còn từng gửi lễ đến chúc mừng.
Cao Kiệu ngây cả người, lại hỏi ngày về, người gác cổng nói là không biết.
Ông đứng ở cửa rất lâu, trong lòng giống như bị mèo cào, cực kỳ bất an. Nhưng chỉ do dự một giây, ông đã quyết định lập tức tự mình đi đón Tiêu Vĩnh Gia về.
Dẫu sao thì chuyện của con gái là quan trọng nhất.
Ông rất sốt ruột muốn bàn bạc với vợ ngay.
Ông vội vàng lộn trở lại, bỏ xe cưỡi ngựa, một đường phóng như bay, cuối cùng lúc chạy tới huyện Hoài Đức tìm được đến nơi, sai người tiến đến gõ cửa.
Cửa mở ra, hạ nhân biết được người đàn ông trung niên suốt đêm tới đây chính là trượng phu của trưởng công chúa, thượng thư lệnh đương triều Cao Kiệu thì giật nảy mình, vội vã đi vào thông báo, lại dẫn ông đi vào.
Cao Kiệu gấp gáp đi vào, người còn chưa đến mà từ xa đã nghe được tiếng đàn tiếng sáo ở sảnh lớn. Đợi khi được dẫn vào trong, đứng ở cửa, thấy bên trong sảnh hoa đèn lộng lẫy sáng như ban ngày, rượu ngon món ngon đầy bàn, khách khứa đầy sảnh, còn có con hát thổi sáo tấu sanh, vũ cơ nhảy múa.
Cảnh tượng vui vẻ linh đình như thế ở trong nhà những đại quan quý nhân theo đuổi hưởng lạc ở Kiến Khang gần như trình diễn hằng đêm, Cao Kiệu từ lâu đã biết. Đứng ở cửa, hai ánh mắt ông tìm kiếm bóng dáng của Tiêu Vĩnh Gia. Chỉ nhìn một cái là ông nhận ra vợ mình đang ngồi trên chiếc sập trải gấm rộng rãi, một tay chống đầu, một tay khác cầm một cây quạt tròn, trước mặt có một ly rượu còn vơi nửa, mỉm cười nhìn Huyện chủ đang chơi trò gieo xúc sắc với trượng phu trẻ tuổi của mình.
Chung quanh là tiếng cười tiếng nói, bên cạnh Tiêu Vĩnh Gia còn có những tuấn đồng mĩ tỳ hầu hạ, trên mặt bà mang nụ cười nhưng trong mắt lại lộ rõ sự mệt mỏi u buồn. Đột nhiên, khóe mắt bà quét tới Cao Kiệu đứng ở cửa sảnh đường.
Bà ngẩn ra, quay mặt lại nhìn kỹ, quả nhiên thấy đúng là ông tới, nụ cười trên mặt hơi cứng lại.
Cao Kiệu đi vào trong, rất không hài hoà, bầu không khí vui vẻ tức khắc bị cắt ngang.
Ánh mắt mọi người đều đổ dồn về đây.
Huyện chủ vội vàng đứng dậy mang theo trượng phụ trẻ của mình ra đón.
Cao Kiệu mỉm cười lịch sự nói:
– Đêm khuya tới nhà đúng là mạo muội, chỉ là ta có việc gấp muốn tìm trưởng công chúa. Nghe người nhà nói nàng ấy tới quý phủ làm khách, ta không mời tự đến, nếu có quấy rầy mong được thứ lỗi.
Trưởng công chúa cùng Cao Kiệu hai vợ chồng không hoà hợp, dĩ nhiên Huyện chủ có biết, lại hiểu rõ tính tình của Tiêu Vĩnh Gia không nghĩ thoáng giống như mình, nghĩ bà một người trên vạn người, con gái hiện giờ lại không ở bên, không khỏi cô đơn, cho nên mấy ngày trước nhân dịp sinh nhật của mình mà mời bà tới nhà. Nay chợt thấy Cao Kiệu đột nhiên xuất hiện thì cực kỳ kinh ngạc. Nghe ông nói có việc gấp, nhìn nét mặt ông, trong lòng lại cảm thấy không giống, nhưng ngoài miệng lại nói:
– Sao Cao tướng công lại nói vậy? Ngày hôm trước bởi vì sinh nhật tôi nên mới mời trưởng công chúa tới, nhưng vì quá vui vẻ hoà hợp không muốn tỷ ấy về nên đã giữ lại. Không ngờ đã làm chậm trễ việc của Cao tướng công, làm ngài vất vả suốt đêm từ đại xá Kiến Khang đến nơi này. Tôi thật là có lỗi quá.
Nói xong quay lại thúc giục Tiêu Vĩnh Gia:
– A Lệnh, mau lên kia, Cao tướng công tìm tỷ có việc gấp kia.
Giấu Cao Kiệu nháy mắt với bà, hơi có vẻ trêu chọc.
Tiêu Vĩnh Gia chậm rãi ngồi dậy.
Cao Kiệu nhìn chằm chằm vào một mỹ đồng quỳ xuống xỏ guốc cho vợ mình.
Bà xỏ guốc bước tới, nhìn Cao Kiệu nói:
– Đi ra ngoài rồi nói.
Cao Kiệu đi theo ra ngoài, đi theo Tiêu Vĩnh Gia dừng ở trước đình hóng gió ở một đình viện.
Tiêu Vĩnh Gia cho người lui hết, hỏi Cao Kiệu:
– Mình tìm tôi có việc gì?
Cao Kiệu đưa mắt nhìn bốn phía, thấy ánh sáng tối tăm, chung quanh không có ai, do dự một chút rồi tiến lại gần, đè thấp giọng nói:
– A Lệnh, chuyện lần trước…Ta xin lỗi…Ta bị hỏng đầu, lại đi làm cái chuyện đó với nàng…Sau khi về nhà, ta rất hối hận. Trong khoảng thời gian này ta luôn muốn đến xin lỗi nàng…
– Cao Kiệu, đây là việc gấp mà mình muốn nói với tôi đó à?
Tiêu Vĩnh Gia thái độ vốn hoà hoãn đột nhiên như nổi giận, hơi đề cao giọng cắt ngang lời ông nói.
Cao Kiệu sững người, thấy sự việc đã qua lâu rồi, mình nhắc tới, vợ lại có thái độ như thế, có thể thấy được bà rất khó chịu thì không khỏi thấy hổ thẹn, mặt đỏ lên. May là nơi này không có ánh đèn không ai thấy được, cuống quýt xua tay:
– Không không phải, nàng không thích nghe, ta không nói cái này nữa…Ta tới tìm nàng là vì chuyện con gái con rể.
– A Di không muốn quay về mà ở lại Nghĩa Thành rồi đúng không?
Cao Kiệu lại sững người:
– Sao nàng lại biết?
Tiêu Vĩnh Gia nhíu mày:
– Lý Mục có nói gì không?
– Nó nói sau này chỉ cần triều đình không bức ép, không trở ngại nó Bắc phạt, nó sẽ vĩnh viễn là thần tử Đại Ngu…
– Vậy thì tốt.
Tiêu Vĩnh Gia gật gật đầu.
– Tôi vào đây. Mình đi về đi.
Bà quay người đi vào trong, bỏ lại Cao Kiệu ở đó.
Hết chương 78
Bình luận truyện