Xuân Yến
Chương 11-2
Khánh Trường ly hôn. Đón sinh nhật lần thứ ba mươi hai ở Hồng Kông.
Hồng Kông. Lại một trạm trung chuyển. Thanh Trì tặng cô một bó to linh lan cẩm tú cầu, cặp tóc bằng ngọc, nhẫn bạch kim đựng trong hộp nhung, kiểu dáng đơn giản, gắn một viên ngọc trai tròn xoe, bên trong khắc tên tiếng Anh của anh và ngày mua. Khánh Trường đeo được vài ngày thấy vướng tay, toan cất đi nhưng Thanh Trì không cho. Cô đành tiếp tục đeo. Tắm rửa đi ngủ cũng không tháo ra. Năm ấy, cô là bầu bạn của Hứa Thanh Trì. Hai người bắt đầu chung sống.
Tại một chung cư trên sườn núi gần Sheung Wan. Căn hộ là của một người bạn anh trước sinh sống ở Hồng Kông, nay công tác dài ngày bên Mỹ nên cho thuê lại với giá rẻ. Hồng Kông tấc đất tấc vàng, được ở căn hộ rộng hơn một trăm năm mươi mét vuông thế này kể đã là tươm tất. Dĩ nhiên không sao bì được với biệt thự Bắc Kinh của anh. Tóm lại anh đã hi sinh vì cô. Không thể thay đổi bài trí của căn hộ nên la liệt khắp nơi đều là đồ đạc, đồ dùng, đồ trang sức của người khác. Cằn nhằn với Khánh Trường, cứ như phòng khách sạn cho thuê lâu dài, không thể coi là nhà mình được. Thanh Trì không mang theo bất cứ thứ gì từ biệt thự Bắc Kinh, ngoài một ít quần áo và sách vở. Biệt thự Vu Khương ở được coi như nhà kho, lưu giữ các đồ vật trong cuộc sống trước đây của anh.
Chi hiềm anh không thể quay về nơi ấy, không thể gặp lại Vu Khương. Thời gian ngoài công việc, anh dành hết cho Khánh Trường.
Tình trạng của anh cũng có nhiều thay đổi. Vị trí mới nhận, cần tập trung thời gian sức lực để thích ứng, ngày ngày đi sớm về khuya, đàn ông bốn mươi lăm tuổi còn nhảy việc, lại làm trong ngành nghề mới nói chung là gian nan. Anh không còn là quản lý cấp cao được công ty nước ngoài phái sang Trung Quốc nữa, các khoản phụ cấp khổng lồ như tiền thuê nhà công tác phí cũng tan biến theo. Mức lương thường niên của công việc hiện tại cao hơn trước đây, nhưng phụ cấp trách nhiệm chẳng đáng bao nhiêu, tổng thu nhập thật ra không tăng, và vẫn phải gồng gánh hết chi tiêu của gia đình lẫn phí tổn sinh hoạt hằng ngày như cũ.
Anh bắt đầu tiết kiệm. Thi thoảng họ mới vào nhà hàng sang trọng, thường thì chỉ ăn ở các quán bình dân. Ăn xong còn gói mang về. Khánh Trường không chú trọng mấy đến vật chất. Trước đây ở bên Thanh Trì, do đặc trưng công việc của anh mà cô hay được anh đính kèm tới các nơi xa xỉ, nhưng chưa bao giờ có cảm giác hãnh diện hay hưởng thụ, chỉ đơn thuần chấp nhận hoạt động ấy như một phần tạo nên cuộc sống của người đàn ông này. Bây giờ chúng đã lìa xa anh. Cô phát hiện ra anh không chỉ mất đi điều kiện sinh hoạt cũ, mà còn mất đi khía cạnh hào phóng trong tính cách, mất đi phong thái dư dật và ung dung. Bị tước bỏ các đặc quyền về hình thức, tâm hồn anh cũng thành ra mong manh và biến chất theo.
Anh lo liệu mọi chi phí cho cuộc sống chung, bao gồm cả tiền tiêu vặt của Khánh Trường. Cô dịch thuật, tiếp tục nhận viết bài cho tạp chí, đồng thời xử lý nội dung và ảnh chụp tích lũy trong một năm ở Xuân Mai. Giống như hai tuần bên nhau ở Thượng Hải năm nào, cô chăm lo cho sinh hoạt của anh, làm việc nhà, dọn dẹp, nấu nướng, giặt là. Trước đây họ chưa bao giờ cận kề trong thời gian dài như vậy. Bình thường là ba đến năm ngày, nhiều nhất chỉ hai tuần. Thanh Trì thường xuyên di chuyển, cô thảng hoặc xuất hiện trên hành trình của anh. Bây giờ mới biết, cho dù yêu đương thắm thiết, sống chung dưới một mái nhà cũng là thử thách to lớn đối với hai con người. Nhất là quan hệ gần gũi khắng khít qua, cá tính lại sắc sảo và sống động ngang nhau.
Anh thích phòng mát lạnh, rất sợ khí nóng. Mỗi lần về nhà đều để điều hòa dưới 18 độ, lạnh thấu xương cốt. Cô không thích điều hòa, ngay cả giữa hè cũng chỉ bật quạt, mở tung cửa sổ cho thông thoáng, tận hưởng làn gió tự nhiên.
Anh đã quen có người giúp việc, quần áo giày tất quăng ném lung tung, chưa bao giờ chú ý sắp xếp theo loại và đặt để đúng chỗ. Không thu dọn, không quét tước. Đây đều là việc của đàn bà và đầy tớ. Bây giờ chỉ có Khánh Trường làm. Khánh Trường mắc bệnh sạch sẽ, không sao thích nghi được với thái độ thấy bừa cũng như không của anh, thái độ thật trái ngược với cảm giác anh mang lại cho người ngoài qua diện mạo.
Tinh thần sức lực, anh đổ dồn vào công việc, không mảy may hứng thú với cuộc sống trần tục. Không trồng hoa cỏ, không thích sửa sang, không chú ý đến những thú vui xinh xinh thường nhật. Ngoài công việc, anh thích nhất là xem kênh thể thao rồi lăn ra ngủ, y như sinh hoạt của đám đàn ông bình thường. Dần dần anh còn phát phiền với các thú tiêu khiển tao nhã như xem phim, thăm triển lãm tranh, nghe hòa nhạc… Viện cớ lao động vất vả, anh tỏ ra chểnh mảng, không nhiệt tình tích cực như trước nữa.
Xét nét tiểu tiết, duy trì rất nhiều thói quen và lý luận chủ quan khắc nghiệt, khăng khăng ý mình, không thèm nghe người khác. Tự cho bản thân là đúng. Hay tranh cãi.
Đối xử với phụ nữ rất ích kỉ. Có lẽ là do ảnh hưởng của giáo dục phương Tây, đề cao công bằng và độc lập, cho rằng một số chuyện phụ nữ cần tự mình giải quyết, nên anh cũng không muốn mất công ghé tai vào. Không coi trọng phụ nữ, nhưng lại đòi hỏi người ta phải điều chỉnh cho phù hợp với tiết tấu và tâm tư của mình. Trước đây thường hành động ga lăng như mở cửa xe, kéo ghế cho cô, nhưng không phải do ý thức nâng niu nằm sẵn trong máu, mà chỉ là cố tình lịch thiệp. Nói cách khác, khi anh có hứng hay thấy cần thiết thì anh sẽ làm, mất hứng hay không thấy cần thiết thì miễn bàn.
Có lúc anh muốn được cô vỗ về nuông chiều như trẻ con. Có lúc anh lại muốn cô cúi đầu thuần phục trước mình. Tự coi bản thân là trung tâm, không quen lưu ý và thấu hiểu cho người khác, nhưng lại đòi hỏi người ta phải phù hợp với kì vọng của mình. Yêu cầu và mong mỏi của anh đối với cô trước sau luôn đầy mâu thuẫn.
Cứ phải tranh luận những chuyện lông gà vỏ tỏi, cuộc sống mãi mãi không yên bình.
Muôn vàn mắc mứu, nếu chỉ dăm ba bữa nửa tháng thì có thể bỏ qua hay lượng thứ cho nhau, nhưng kéo dài hết ngày này qua ngày khác, lù lù chình ình không khỏi làm người ta khó chịu như hóc xương cá. Khánh Trường im lặng chịu đựng. Tình cảm của họ không cõng nỗi trắc trở bạo liệt. Thanh Trì đang ở giai đoạn chuyển giao của đời người, cuối tuổi trung niên, tâm hồn trở nên thất thường nhạy cảm hơn trước. Anh đã phải trả giá vì cô. Cô nên ngoan ngoãn biết điều.
Hồng Kông. Lại một trạm trung chuyển. Thanh Trì tặng cô một bó to linh lan cẩm tú cầu, cặp tóc bằng ngọc, nhẫn bạch kim đựng trong hộp nhung, kiểu dáng đơn giản, gắn một viên ngọc trai tròn xoe, bên trong khắc tên tiếng Anh của anh và ngày mua. Khánh Trường đeo được vài ngày thấy vướng tay, toan cất đi nhưng Thanh Trì không cho. Cô đành tiếp tục đeo. Tắm rửa đi ngủ cũng không tháo ra. Năm ấy, cô là bầu bạn của Hứa Thanh Trì. Hai người bắt đầu chung sống.
Tại một chung cư trên sườn núi gần Sheung Wan. Căn hộ là của một người bạn anh trước sinh sống ở Hồng Kông, nay công tác dài ngày bên Mỹ nên cho thuê lại với giá rẻ. Hồng Kông tấc đất tấc vàng, được ở căn hộ rộng hơn một trăm năm mươi mét vuông thế này kể đã là tươm tất. Dĩ nhiên không sao bì được với biệt thự Bắc Kinh của anh. Tóm lại anh đã hi sinh vì cô. Không thể thay đổi bài trí của căn hộ nên la liệt khắp nơi đều là đồ đạc, đồ dùng, đồ trang sức của người khác. Cằn nhằn với Khánh Trường, cứ như phòng khách sạn cho thuê lâu dài, không thể coi là nhà mình được. Thanh Trì không mang theo bất cứ thứ gì từ biệt thự Bắc Kinh, ngoài một ít quần áo và sách vở. Biệt thự Vu Khương ở được coi như nhà kho, lưu giữ các đồ vật trong cuộc sống trước đây của anh.
Chi hiềm anh không thể quay về nơi ấy, không thể gặp lại Vu Khương. Thời gian ngoài công việc, anh dành hết cho Khánh Trường.
Tình trạng của anh cũng có nhiều thay đổi. Vị trí mới nhận, cần tập trung thời gian sức lực để thích ứng, ngày ngày đi sớm về khuya, đàn ông bốn mươi lăm tuổi còn nhảy việc, lại làm trong ngành nghề mới nói chung là gian nan. Anh không còn là quản lý cấp cao được công ty nước ngoài phái sang Trung Quốc nữa, các khoản phụ cấp khổng lồ như tiền thuê nhà công tác phí cũng tan biến theo. Mức lương thường niên của công việc hiện tại cao hơn trước đây, nhưng phụ cấp trách nhiệm chẳng đáng bao nhiêu, tổng thu nhập thật ra không tăng, và vẫn phải gồng gánh hết chi tiêu của gia đình lẫn phí tổn sinh hoạt hằng ngày như cũ.
Anh bắt đầu tiết kiệm. Thi thoảng họ mới vào nhà hàng sang trọng, thường thì chỉ ăn ở các quán bình dân. Ăn xong còn gói mang về. Khánh Trường không chú trọng mấy đến vật chất. Trước đây ở bên Thanh Trì, do đặc trưng công việc của anh mà cô hay được anh đính kèm tới các nơi xa xỉ, nhưng chưa bao giờ có cảm giác hãnh diện hay hưởng thụ, chỉ đơn thuần chấp nhận hoạt động ấy như một phần tạo nên cuộc sống của người đàn ông này. Bây giờ chúng đã lìa xa anh. Cô phát hiện ra anh không chỉ mất đi điều kiện sinh hoạt cũ, mà còn mất đi khía cạnh hào phóng trong tính cách, mất đi phong thái dư dật và ung dung. Bị tước bỏ các đặc quyền về hình thức, tâm hồn anh cũng thành ra mong manh và biến chất theo.
Anh lo liệu mọi chi phí cho cuộc sống chung, bao gồm cả tiền tiêu vặt của Khánh Trường. Cô dịch thuật, tiếp tục nhận viết bài cho tạp chí, đồng thời xử lý nội dung và ảnh chụp tích lũy trong một năm ở Xuân Mai. Giống như hai tuần bên nhau ở Thượng Hải năm nào, cô chăm lo cho sinh hoạt của anh, làm việc nhà, dọn dẹp, nấu nướng, giặt là. Trước đây họ chưa bao giờ cận kề trong thời gian dài như vậy. Bình thường là ba đến năm ngày, nhiều nhất chỉ hai tuần. Thanh Trì thường xuyên di chuyển, cô thảng hoặc xuất hiện trên hành trình của anh. Bây giờ mới biết, cho dù yêu đương thắm thiết, sống chung dưới một mái nhà cũng là thử thách to lớn đối với hai con người. Nhất là quan hệ gần gũi khắng khít qua, cá tính lại sắc sảo và sống động ngang nhau.
Anh thích phòng mát lạnh, rất sợ khí nóng. Mỗi lần về nhà đều để điều hòa dưới 18 độ, lạnh thấu xương cốt. Cô không thích điều hòa, ngay cả giữa hè cũng chỉ bật quạt, mở tung cửa sổ cho thông thoáng, tận hưởng làn gió tự nhiên.
Anh đã quen có người giúp việc, quần áo giày tất quăng ném lung tung, chưa bao giờ chú ý sắp xếp theo loại và đặt để đúng chỗ. Không thu dọn, không quét tước. Đây đều là việc của đàn bà và đầy tớ. Bây giờ chỉ có Khánh Trường làm. Khánh Trường mắc bệnh sạch sẽ, không sao thích nghi được với thái độ thấy bừa cũng như không của anh, thái độ thật trái ngược với cảm giác anh mang lại cho người ngoài qua diện mạo.
Tinh thần sức lực, anh đổ dồn vào công việc, không mảy may hứng thú với cuộc sống trần tục. Không trồng hoa cỏ, không thích sửa sang, không chú ý đến những thú vui xinh xinh thường nhật. Ngoài công việc, anh thích nhất là xem kênh thể thao rồi lăn ra ngủ, y như sinh hoạt của đám đàn ông bình thường. Dần dần anh còn phát phiền với các thú tiêu khiển tao nhã như xem phim, thăm triển lãm tranh, nghe hòa nhạc… Viện cớ lao động vất vả, anh tỏ ra chểnh mảng, không nhiệt tình tích cực như trước nữa.
Xét nét tiểu tiết, duy trì rất nhiều thói quen và lý luận chủ quan khắc nghiệt, khăng khăng ý mình, không thèm nghe người khác. Tự cho bản thân là đúng. Hay tranh cãi.
Đối xử với phụ nữ rất ích kỉ. Có lẽ là do ảnh hưởng của giáo dục phương Tây, đề cao công bằng và độc lập, cho rằng một số chuyện phụ nữ cần tự mình giải quyết, nên anh cũng không muốn mất công ghé tai vào. Không coi trọng phụ nữ, nhưng lại đòi hỏi người ta phải điều chỉnh cho phù hợp với tiết tấu và tâm tư của mình. Trước đây thường hành động ga lăng như mở cửa xe, kéo ghế cho cô, nhưng không phải do ý thức nâng niu nằm sẵn trong máu, mà chỉ là cố tình lịch thiệp. Nói cách khác, khi anh có hứng hay thấy cần thiết thì anh sẽ làm, mất hứng hay không thấy cần thiết thì miễn bàn.
Có lúc anh muốn được cô vỗ về nuông chiều như trẻ con. Có lúc anh lại muốn cô cúi đầu thuần phục trước mình. Tự coi bản thân là trung tâm, không quen lưu ý và thấu hiểu cho người khác, nhưng lại đòi hỏi người ta phải phù hợp với kì vọng của mình. Yêu cầu và mong mỏi của anh đối với cô trước sau luôn đầy mâu thuẫn.
Cứ phải tranh luận những chuyện lông gà vỏ tỏi, cuộc sống mãi mãi không yên bình.
Muôn vàn mắc mứu, nếu chỉ dăm ba bữa nửa tháng thì có thể bỏ qua hay lượng thứ cho nhau, nhưng kéo dài hết ngày này qua ngày khác, lù lù chình ình không khỏi làm người ta khó chịu như hóc xương cá. Khánh Trường im lặng chịu đựng. Tình cảm của họ không cõng nỗi trắc trở bạo liệt. Thanh Trì đang ở giai đoạn chuyển giao của đời người, cuối tuổi trung niên, tâm hồn trở nên thất thường nhạy cảm hơn trước. Anh đã phải trả giá vì cô. Cô nên ngoan ngoãn biết điều.
Bình luận truyện