Xuyên Qua Tìm Được Hạnh Phúc
Chương 15
Đầu xuân khí trời mát mẻ, gia đình Mẫn Trúc cũng đã chuyển lên trấn ở được một tuần rồi. Ngày tới là đầu tháng hai, làm tiệc ngay ngay hai tháng hai, vừa tân gia lại vừa làm sinh nhật bốn tuổi cho Mẫn Trúc luôn.
Sáng nay hai anh em Cẩn Minh, Cẩn Tuệ đi thi tuyển sinh. Do Cẩn Minh đã là tú tài, nên phải thi ở phòng khác. Vì sau khi đỗ tú tài, các học trò ở đây sẽ được cho học cầm kì thi họa và cũng sẽ học một số bài chuyên sâu về lịch sử, nên cách thức thi cũng khó khăn hơn.
Mẫn Trúc trước giờ có theo cha nương đi chợ cũng chỉ vào các cửa hàng tạp hóa, hôm nay trong lúc chờ đợi hai ca ca thi nàng thấy gần đó có cửa hàng hương liệu, vội lôi kéo Dương thị vào xem.
Trong cửa hàng, các loại hương liệu thật rất ít ỏi, chỉ là chút hương hoa quế, hương hoa lan, đàn hương, và một số hương an thần hay xua muối gì đó. Mà tất cả đều là nghiền thành bột mịn hoặc phơi khô.
Mẫn Trúc thắc mắc trong lòng " không lẽ thời này người ta chưa có chiết xuất tinh dầu sao?". Mẫn Trúc ngây thơ hỏi tiểu nhị của cửa hàng:" ca ca, trong cửa hàng không có hương liệu làm từ nước sao?"
Tiểu nhị tươi cười nói với Mẫn Trúc:" tiểu muội muội, chỗ chúng ta là đã rất nhiều hương liệu rồi, nhưng ta cũng chưa nghe hương liệu làm từ nước bao giờ cả, tiểu muội muội là nghe từ đâu có hương liệu làm từ nước chứ?"
Mẫn Trúc ngại ngùng cười:" muội là chỉ nghĩ một chút nên hỏi ca thôi".
Dương thị mua một ít hương liệu xua muỗi rồi ôm Mẫn Trúc ra khỏi cửa hàng. Chờ thêm hai khắc nữa mới thấy Cẩn Tuệ bước ra, Cẩn Tuệ vui vẻ nói:" tiên sinh đã nhận con, người nói ngày mai sẽ bắt đầu đi học luôn. Cha, tiên sinh nói con mời người vào bàn chuyện".
Lâm Hải theo Cẩn Tuệ vào, một lúc sau hai cha con vui vẻ dắt nhau ra. Lại chờ thêm nửa canh giờ nữa mới thấy Cẩn Minh và tiên sinh cùng đi ra. Cẩn Minh cũng được nhận vào và đi học trong lớp cao cấp của trường, Dương Trí cũng là đang học trong lớp đó.
Lâm Hải lại vội vàng theo tiên sinh đi vào đóng học phí. Học phí của một trường danh tiếng đúng là không rẻ, một tháng là ba lượng bạc, với học phí một tháng bằng một hộ nông dân chi tiêu nửa năm thì đúng là không phải ai cũng có thể học trường này. Nhưng cũng có học bổng cho học sinh xuất sắc của trường.
Có thể đóng học phí theo tháng, cũng có thể đóng theo quý hoặc năm. Tùy vào mỗi gia đình.
Lâm Hải đóng tiền một năm học cho hai con luôn.
Cả nhà không về ngay mà ghé qua Dương gia thông báo tin vui rồi mới về.
Dương gia bây giờ đang thu lá trà đầu mùa xuân nên bận rộn hơn nhiều. Gia đình Lâm Hải cũng chỉ ghé một chút rồi về.
Ngay từ khi ra khỏi cửa hàng hương liệu thì đầu Mẫn Trúc là trăm chuyển ngàn hồi. Làm ra tinh dầu thì phải có dụng cụ, cái này đúng là rất khó, nhưng làm hương liệu là nước thì lạo khá đơn giản. Mẫn Trúc là muốn làm, nhưng giờ làm thế nào để nói là nàng biết làm mà không dọa sợ cả nhà đây? Nàng mới bốn tuổi, tính ra là cả chữ còn chưa biết nữa là.
Nếu giờ mà quá lộ liễu thì lại không phải chuyện tốt đẹp đâu. Mẫn Trúc là cũng không một chút nào mong muốn mình bị đưa lên giàn hỏa thiêu đâu.
Ngồi chống cằm một lúc, Mẫn Trúc không nghĩ ra được chủ ý gì hay nên nhảy ra khỏi ghế, hai chân ngắn của nàng bước thấp bước cao chạy qua phòng đại ca. Cẩn Minh thấy muội muội vào phòng thì vội ôm nàng lên mắng:" muội như thế nào như con khỉ nhỏ vậy? Cả ngày chạy loạn khắp nơi, trời vẫn còn lạnh như vậy, ca xem nương thấy có mắng muội không?" Mẫn Trúc đang buồn chán còn bị đại ca mắng thì ủy khuất vô cùng. Ánh mắt hoa đào nhìn đại ca đầy oán trách.
Cẩn Tuệ thấy vậy thì cười cười giảng hòa giúp đại ca:" đại ca đây là lo lắng cho muội thôi. Lại đây, nhị ca ôm muội, chúng ta không chơi với đại ca nữa".
Mẫn Trúc nghe vậy bĩu bĩu cái môi nhỏ nghĩ thầm " nàng mới không phải tiểu hài tử chờ dỗ dành đâu". Lại nhìn trên bàn học thò thấy hai ca ca để một cái bình sứ màu xanh. Tính tò mò nổi lên, Mẫn Trúc hỏi Cẩn Minh:" đại ca, cái bình này đẹp quá, ca đựng gì vậy".
Cẩn Minh nhìn muội muội phấn điêu ngọc trác đang mở to đôi mắt ngây thơ nhìn cái bình thì cười nói:" ca ngâm một ít thuốc bổ, làm rượu thuốc hiếu kính ông ngoại. Sắp đến chúc thọ sáu mươi của ông ngoại rồi.
Mẫn Trúc như thấy tia sáng cuối đường hầm vội vội vàng vàng nói:" đại ca, muội cũng muốn ngâm rượu hiếu kính ông ngoại, muội cũng muốn bình rượu. Đại ca, ca mua bình rượu cho muội được không?"
Cẩn Minh chưa kịp nói gì, Cẩn Tuệ đã nói:" muội còn nhỏ, làm sao ngâm được rượu chứ? Chúng ta đã ngâm rồi, đến lúc đó sẽ tính cả công của muội luôn, được không?"
Cẩn Minh cũng gật gù:" ngoan, đừng nháo, muội chỉ cần ngoan ngoãn là mọi người đã vui vẻ rồi".
Mẫn Trúc chu mỏ phản kháng:" muội có lúc nào không ngoan chứ, nương còn khen muội từ nhỏ đã hiểu chuyện rồi. Ca ca, hai huynh mua bình rượu cho muội, muội muốn làm rượu ngâm. Đi mà, ca ca, ca mau đồng ý".
Cẩn Minh, Cẩn Tuệ hết cách với sự mè nheo của Mẫn Trúc, đành gật đầu đáp ứng. Dù sao cũng chỉ là một bình rượu thôi, chắc cha nương sẽ không mắng.
Mẫn Trúc thấy hai ca ca đồng ý thì vui vẻ không thôi, bước đầu thắng lợi rồi. Đang được Cẩn Minh ôm thì hôn bẹp lên mà đại ca một cái, Cẩn Minh cười cười đưa má kia qua cho Mẫn Trúc hôn. Cẩn Tuệ đang ngồi trước bàn cũng lao tới đòi Mẫn Trúc hôn hôn.
Mẫn Trúc lại đòi đi theo hai ca ca mua rượu và mua bình, Cẩn Minh cũng vui vẻ đồng ý. Tới chỗ mua bính sứ, Mẫn Trúc chọn năm cái bình nhỏ xíu chỉ dài tầm một tấc, ( khoảng 10 cm) rộng khoảng một phần ba tấc ( tầm 3,3 cm), điều này làm hai ca ca nàng vô cùng bất đắc dĩ nghĩ " tiểu muội lại muốn cái gì đây? Ai ngâm rượu bằng bình nhỏ xíu như vậy chứ". Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, dù sao muội muội còn nhỏ, muốn nháo sao thì nháo.
( Cái này gọi là cưng chiều vô pháp vô thiên?)
Bây giờ mới đầu mùa xuân, cũng không có loại trái cây, hay hoa gì làm hương liệu cả. Mẫn trúc chiết rượu từ bình lớn qua một bình nhỏ đã nhờ Cẩn Minh rửa sạch, lau khô. Rồi thả một ít hoa quế khô vào trong một bình nhỏ, tiếp theo làm tương tự như vậy với lá bạc hà, hoa lan khô, vỏ chanh lấy từ tay Dương thị, bình cuối cùng nàng bỏ vào một ít hoa cúc khô do Dương thị phơi. Rồi mang năm bình bỏ vào trong một cái hộp, đậy lại cẩn thận, sau đó để ở một góc tối của phòng.
Sau khi bỏ hết các nguyên liệu vào mỗi bình, Mẫn Trúc còn dư nửa bình rượu lớn. Lại không biết làm gì với số rượu này, Mẫn Trúc suy nghĩ một hồi thì lại đi tìm cha, lại năn nỉ Lâm Hải mua ít thảo dược tốt cho gân cốt để ngâm. Đợi đến mừng thọ Dương lão gia tử thì mượn hoa hiến phật thôi.
Từ khi Mẫn Trúc được sinh ra, Lâm Hải đối với thê tử và con gái là mang tâm lý có lỗi, muốn bồi thường. Nên hầu như con gái bảo bối yêu cầu gì đều được. Lại nói Mẫn Trúc của chúng ta là đứa trẻ ngoan ngoãn từ khi mới sinh tới giờ, còn rất thông minh. Từ khi ba tuổi đã theo nhị ca học chữ, mà học tới đâu là hiểu tới đó, xứng với câu học một biết mười. Như vậy Lâm Hải làm sao lại không xem như bảo bối mà yêu thương, chiều chuộng chứ.
..... Ta là đường phân cách bận rộn....
Dương gia từ năm ngoái mua được ba ngọn đồi thì bận rộn liên tục. Phải lo xới đất, bón phân, chia luống nhằm cải tạo đất hoang thành đất trồng. Dương lão gia tử và Dương Hào cũng phải bôn ba mua thêm cây giống vì cây giống của nhà không đủ cho một ngàn sáu trăm mẫu đất. Nói chung già trẻ lớn bé trong nhà giúp đỡ lẫn nhau, tuy bận chân không chạm đất nhưng cũng không rối loạn.
Qua tới đầu năm nay, mọi chuyện cũng dần ổn định, cây giống năm ngoái mua về cũng chưa trồng ngay. Dương lão gia tử vẫn trồng tạm trong các rổ trúc đợi tới tháng tư, cho tuyết tan thấm xuống lòng đất, khí hậu ấm một chút thì bắt đầu trồng xuống.
Bắt đầu từ ngày chuyển lên trấn trên thì Dương thị hay chạy về Dương gia để giúp đỡ trong nhà. Lâm Hải cũng lo đọc sách, hai ca ca của Mẫn Trúc đến trường tới chiều mới về. Mẫn Trúc theo nương qua nhà ông ngoại. Ở đây, Mẫn Trúc có bạn chơi là biểu đệ Dương Bách kém Mẫn Trúc bốn tháng và con gái của đại biểu ca Dương Thiên là Dương Linh, mới hơn một tuổi.
Lúc trước còn có Dương Ngôn, nhưng năm nay Dương Ngôn cũng đi học rồi. Mà Dương Bách thì phải dùng từ sùng bái Mẫn Trúc để miêu tả mới đúng. Trong đầu nhỏ của bé mặc niệm " biểu tỷ nói gì cũng đúng", cho nên có Mẫn Trúc chơi với bé cả nhà lại yên tâm. Trong khi Mẫn Trúc cũng mới bốn tuổi thôi, thế nhưng mọi người dường như quên mất điều đó rồi.
Hai người đang ngồi nhìn từng cây trà được chất lên xe để chuyển qua các đồi chờ trồng xuống. Tứ cữu cữu Dương Bảo của Mẫn Trúc đang đứng ngay đó chỉ huy nhóm người vận chuyển. Mẫn Trúc trong đầu xoay chuyển " không phải ông ngoại có sẵn vườn trà sao, vậy thì phải nghiên cứu được giống trà cho riêng Dương gia, chỉ có tại Dương gia mới trồng được. Như vậy giống như nhắc đến Dương gia, người ta sẽ biết loại trà nào, hay nhắc đến loại trà đó, người ta sẽ biết đó là trà của Dương gia. Đó gọi là khẳng định thương hiệu như ở thế giới hiện đại vậy".
Mẫn Trúc thấy Dương Bách ngồi chơi con rối gỗ say mê thì quay qua hỏi tứ cữu cữu về các loại trà đã có ở đây.
Ở thế giới này cũng không nhiều loại trà lắm. Mẫn Trúc đời trước tuy không say mê trà, nhưng lại rất thích uống bạch trà và trà bích loa xuân. Nên khi đó cũng có một thời gian cô tìm hiểu về hai loại trà này.
Những búp trà Bích Loa Xuân kết chặt, cuốn cong như con ốc, có chút trắng, trắng xen xanh, búp trà non nớt, vị trà sau khi pha từ từ tỏa ra, bay lượn trong không khí, nước trà trong mà xanh biếc, mùi thơm ngát hợp lại, vị ngọt lạnh, khiến cho người uống cảm thấy thư thái, thoải mái. Bích Loa Xuân, tên như trà, màu sắc xanh biếc, xoắn ốc, thu hái lúc đầu xuân.Khi uống, nước đầu màu nhạt chước sắc đạm, mùi thơm, tươi mát, nước thứ hai xanh biếc, thơm, vị thuần; nước thứ ba xanh ngọc bích, hương mùi thơm nồng, quay về vị ngọt, thật sự là quý như trân bảo.
Bạch trà là loại trà chế biến từ các búp chè màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ chế biến khác lạ mà bạch trà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với người anh em của nó là trà đen và trà xanh và trở thành loại trà có lợi cho sức khỏe nhất.
Ước muốn khi đó của Mẫn Trúc là muốn trồng một ít để tự mình thử cảm giác tự tay làm thứ mình yêu thích thôi, xem ra nhờ những nghiên cứu đó mà giờ lại có lợi.
Sáng nay hai anh em Cẩn Minh, Cẩn Tuệ đi thi tuyển sinh. Do Cẩn Minh đã là tú tài, nên phải thi ở phòng khác. Vì sau khi đỗ tú tài, các học trò ở đây sẽ được cho học cầm kì thi họa và cũng sẽ học một số bài chuyên sâu về lịch sử, nên cách thức thi cũng khó khăn hơn.
Mẫn Trúc trước giờ có theo cha nương đi chợ cũng chỉ vào các cửa hàng tạp hóa, hôm nay trong lúc chờ đợi hai ca ca thi nàng thấy gần đó có cửa hàng hương liệu, vội lôi kéo Dương thị vào xem.
Trong cửa hàng, các loại hương liệu thật rất ít ỏi, chỉ là chút hương hoa quế, hương hoa lan, đàn hương, và một số hương an thần hay xua muối gì đó. Mà tất cả đều là nghiền thành bột mịn hoặc phơi khô.
Mẫn Trúc thắc mắc trong lòng " không lẽ thời này người ta chưa có chiết xuất tinh dầu sao?". Mẫn Trúc ngây thơ hỏi tiểu nhị của cửa hàng:" ca ca, trong cửa hàng không có hương liệu làm từ nước sao?"
Tiểu nhị tươi cười nói với Mẫn Trúc:" tiểu muội muội, chỗ chúng ta là đã rất nhiều hương liệu rồi, nhưng ta cũng chưa nghe hương liệu làm từ nước bao giờ cả, tiểu muội muội là nghe từ đâu có hương liệu làm từ nước chứ?"
Mẫn Trúc ngại ngùng cười:" muội là chỉ nghĩ một chút nên hỏi ca thôi".
Dương thị mua một ít hương liệu xua muỗi rồi ôm Mẫn Trúc ra khỏi cửa hàng. Chờ thêm hai khắc nữa mới thấy Cẩn Tuệ bước ra, Cẩn Tuệ vui vẻ nói:" tiên sinh đã nhận con, người nói ngày mai sẽ bắt đầu đi học luôn. Cha, tiên sinh nói con mời người vào bàn chuyện".
Lâm Hải theo Cẩn Tuệ vào, một lúc sau hai cha con vui vẻ dắt nhau ra. Lại chờ thêm nửa canh giờ nữa mới thấy Cẩn Minh và tiên sinh cùng đi ra. Cẩn Minh cũng được nhận vào và đi học trong lớp cao cấp của trường, Dương Trí cũng là đang học trong lớp đó.
Lâm Hải lại vội vàng theo tiên sinh đi vào đóng học phí. Học phí của một trường danh tiếng đúng là không rẻ, một tháng là ba lượng bạc, với học phí một tháng bằng một hộ nông dân chi tiêu nửa năm thì đúng là không phải ai cũng có thể học trường này. Nhưng cũng có học bổng cho học sinh xuất sắc của trường.
Có thể đóng học phí theo tháng, cũng có thể đóng theo quý hoặc năm. Tùy vào mỗi gia đình.
Lâm Hải đóng tiền một năm học cho hai con luôn.
Cả nhà không về ngay mà ghé qua Dương gia thông báo tin vui rồi mới về.
Dương gia bây giờ đang thu lá trà đầu mùa xuân nên bận rộn hơn nhiều. Gia đình Lâm Hải cũng chỉ ghé một chút rồi về.
Ngay từ khi ra khỏi cửa hàng hương liệu thì đầu Mẫn Trúc là trăm chuyển ngàn hồi. Làm ra tinh dầu thì phải có dụng cụ, cái này đúng là rất khó, nhưng làm hương liệu là nước thì lạo khá đơn giản. Mẫn Trúc là muốn làm, nhưng giờ làm thế nào để nói là nàng biết làm mà không dọa sợ cả nhà đây? Nàng mới bốn tuổi, tính ra là cả chữ còn chưa biết nữa là.
Nếu giờ mà quá lộ liễu thì lại không phải chuyện tốt đẹp đâu. Mẫn Trúc là cũng không một chút nào mong muốn mình bị đưa lên giàn hỏa thiêu đâu.
Ngồi chống cằm một lúc, Mẫn Trúc không nghĩ ra được chủ ý gì hay nên nhảy ra khỏi ghế, hai chân ngắn của nàng bước thấp bước cao chạy qua phòng đại ca. Cẩn Minh thấy muội muội vào phòng thì vội ôm nàng lên mắng:" muội như thế nào như con khỉ nhỏ vậy? Cả ngày chạy loạn khắp nơi, trời vẫn còn lạnh như vậy, ca xem nương thấy có mắng muội không?" Mẫn Trúc đang buồn chán còn bị đại ca mắng thì ủy khuất vô cùng. Ánh mắt hoa đào nhìn đại ca đầy oán trách.
Cẩn Tuệ thấy vậy thì cười cười giảng hòa giúp đại ca:" đại ca đây là lo lắng cho muội thôi. Lại đây, nhị ca ôm muội, chúng ta không chơi với đại ca nữa".
Mẫn Trúc nghe vậy bĩu bĩu cái môi nhỏ nghĩ thầm " nàng mới không phải tiểu hài tử chờ dỗ dành đâu". Lại nhìn trên bàn học thò thấy hai ca ca để một cái bình sứ màu xanh. Tính tò mò nổi lên, Mẫn Trúc hỏi Cẩn Minh:" đại ca, cái bình này đẹp quá, ca đựng gì vậy".
Cẩn Minh nhìn muội muội phấn điêu ngọc trác đang mở to đôi mắt ngây thơ nhìn cái bình thì cười nói:" ca ngâm một ít thuốc bổ, làm rượu thuốc hiếu kính ông ngoại. Sắp đến chúc thọ sáu mươi của ông ngoại rồi.
Mẫn Trúc như thấy tia sáng cuối đường hầm vội vội vàng vàng nói:" đại ca, muội cũng muốn ngâm rượu hiếu kính ông ngoại, muội cũng muốn bình rượu. Đại ca, ca mua bình rượu cho muội được không?"
Cẩn Minh chưa kịp nói gì, Cẩn Tuệ đã nói:" muội còn nhỏ, làm sao ngâm được rượu chứ? Chúng ta đã ngâm rồi, đến lúc đó sẽ tính cả công của muội luôn, được không?"
Cẩn Minh cũng gật gù:" ngoan, đừng nháo, muội chỉ cần ngoan ngoãn là mọi người đã vui vẻ rồi".
Mẫn Trúc chu mỏ phản kháng:" muội có lúc nào không ngoan chứ, nương còn khen muội từ nhỏ đã hiểu chuyện rồi. Ca ca, hai huynh mua bình rượu cho muội, muội muốn làm rượu ngâm. Đi mà, ca ca, ca mau đồng ý".
Cẩn Minh, Cẩn Tuệ hết cách với sự mè nheo của Mẫn Trúc, đành gật đầu đáp ứng. Dù sao cũng chỉ là một bình rượu thôi, chắc cha nương sẽ không mắng.
Mẫn Trúc thấy hai ca ca đồng ý thì vui vẻ không thôi, bước đầu thắng lợi rồi. Đang được Cẩn Minh ôm thì hôn bẹp lên mà đại ca một cái, Cẩn Minh cười cười đưa má kia qua cho Mẫn Trúc hôn. Cẩn Tuệ đang ngồi trước bàn cũng lao tới đòi Mẫn Trúc hôn hôn.
Mẫn Trúc lại đòi đi theo hai ca ca mua rượu và mua bình, Cẩn Minh cũng vui vẻ đồng ý. Tới chỗ mua bính sứ, Mẫn Trúc chọn năm cái bình nhỏ xíu chỉ dài tầm một tấc, ( khoảng 10 cm) rộng khoảng một phần ba tấc ( tầm 3,3 cm), điều này làm hai ca ca nàng vô cùng bất đắc dĩ nghĩ " tiểu muội lại muốn cái gì đây? Ai ngâm rượu bằng bình nhỏ xíu như vậy chứ". Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, dù sao muội muội còn nhỏ, muốn nháo sao thì nháo.
( Cái này gọi là cưng chiều vô pháp vô thiên?)
Bây giờ mới đầu mùa xuân, cũng không có loại trái cây, hay hoa gì làm hương liệu cả. Mẫn trúc chiết rượu từ bình lớn qua một bình nhỏ đã nhờ Cẩn Minh rửa sạch, lau khô. Rồi thả một ít hoa quế khô vào trong một bình nhỏ, tiếp theo làm tương tự như vậy với lá bạc hà, hoa lan khô, vỏ chanh lấy từ tay Dương thị, bình cuối cùng nàng bỏ vào một ít hoa cúc khô do Dương thị phơi. Rồi mang năm bình bỏ vào trong một cái hộp, đậy lại cẩn thận, sau đó để ở một góc tối của phòng.
Sau khi bỏ hết các nguyên liệu vào mỗi bình, Mẫn Trúc còn dư nửa bình rượu lớn. Lại không biết làm gì với số rượu này, Mẫn Trúc suy nghĩ một hồi thì lại đi tìm cha, lại năn nỉ Lâm Hải mua ít thảo dược tốt cho gân cốt để ngâm. Đợi đến mừng thọ Dương lão gia tử thì mượn hoa hiến phật thôi.
Từ khi Mẫn Trúc được sinh ra, Lâm Hải đối với thê tử và con gái là mang tâm lý có lỗi, muốn bồi thường. Nên hầu như con gái bảo bối yêu cầu gì đều được. Lại nói Mẫn Trúc của chúng ta là đứa trẻ ngoan ngoãn từ khi mới sinh tới giờ, còn rất thông minh. Từ khi ba tuổi đã theo nhị ca học chữ, mà học tới đâu là hiểu tới đó, xứng với câu học một biết mười. Như vậy Lâm Hải làm sao lại không xem như bảo bối mà yêu thương, chiều chuộng chứ.
..... Ta là đường phân cách bận rộn....
Dương gia từ năm ngoái mua được ba ngọn đồi thì bận rộn liên tục. Phải lo xới đất, bón phân, chia luống nhằm cải tạo đất hoang thành đất trồng. Dương lão gia tử và Dương Hào cũng phải bôn ba mua thêm cây giống vì cây giống của nhà không đủ cho một ngàn sáu trăm mẫu đất. Nói chung già trẻ lớn bé trong nhà giúp đỡ lẫn nhau, tuy bận chân không chạm đất nhưng cũng không rối loạn.
Qua tới đầu năm nay, mọi chuyện cũng dần ổn định, cây giống năm ngoái mua về cũng chưa trồng ngay. Dương lão gia tử vẫn trồng tạm trong các rổ trúc đợi tới tháng tư, cho tuyết tan thấm xuống lòng đất, khí hậu ấm một chút thì bắt đầu trồng xuống.
Bắt đầu từ ngày chuyển lên trấn trên thì Dương thị hay chạy về Dương gia để giúp đỡ trong nhà. Lâm Hải cũng lo đọc sách, hai ca ca của Mẫn Trúc đến trường tới chiều mới về. Mẫn Trúc theo nương qua nhà ông ngoại. Ở đây, Mẫn Trúc có bạn chơi là biểu đệ Dương Bách kém Mẫn Trúc bốn tháng và con gái của đại biểu ca Dương Thiên là Dương Linh, mới hơn một tuổi.
Lúc trước còn có Dương Ngôn, nhưng năm nay Dương Ngôn cũng đi học rồi. Mà Dương Bách thì phải dùng từ sùng bái Mẫn Trúc để miêu tả mới đúng. Trong đầu nhỏ của bé mặc niệm " biểu tỷ nói gì cũng đúng", cho nên có Mẫn Trúc chơi với bé cả nhà lại yên tâm. Trong khi Mẫn Trúc cũng mới bốn tuổi thôi, thế nhưng mọi người dường như quên mất điều đó rồi.
Hai người đang ngồi nhìn từng cây trà được chất lên xe để chuyển qua các đồi chờ trồng xuống. Tứ cữu cữu Dương Bảo của Mẫn Trúc đang đứng ngay đó chỉ huy nhóm người vận chuyển. Mẫn Trúc trong đầu xoay chuyển " không phải ông ngoại có sẵn vườn trà sao, vậy thì phải nghiên cứu được giống trà cho riêng Dương gia, chỉ có tại Dương gia mới trồng được. Như vậy giống như nhắc đến Dương gia, người ta sẽ biết loại trà nào, hay nhắc đến loại trà đó, người ta sẽ biết đó là trà của Dương gia. Đó gọi là khẳng định thương hiệu như ở thế giới hiện đại vậy".
Mẫn Trúc thấy Dương Bách ngồi chơi con rối gỗ say mê thì quay qua hỏi tứ cữu cữu về các loại trà đã có ở đây.
Ở thế giới này cũng không nhiều loại trà lắm. Mẫn Trúc đời trước tuy không say mê trà, nhưng lại rất thích uống bạch trà và trà bích loa xuân. Nên khi đó cũng có một thời gian cô tìm hiểu về hai loại trà này.
Những búp trà Bích Loa Xuân kết chặt, cuốn cong như con ốc, có chút trắng, trắng xen xanh, búp trà non nớt, vị trà sau khi pha từ từ tỏa ra, bay lượn trong không khí, nước trà trong mà xanh biếc, mùi thơm ngát hợp lại, vị ngọt lạnh, khiến cho người uống cảm thấy thư thái, thoải mái. Bích Loa Xuân, tên như trà, màu sắc xanh biếc, xoắn ốc, thu hái lúc đầu xuân.Khi uống, nước đầu màu nhạt chước sắc đạm, mùi thơm, tươi mát, nước thứ hai xanh biếc, thơm, vị thuần; nước thứ ba xanh ngọc bích, hương mùi thơm nồng, quay về vị ngọt, thật sự là quý như trân bảo.
Bạch trà là loại trà chế biến từ các búp chè màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ chế biến khác lạ mà bạch trà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với người anh em của nó là trà đen và trà xanh và trở thành loại trà có lợi cho sức khỏe nhất.
Ước muốn khi đó của Mẫn Trúc là muốn trồng một ít để tự mình thử cảm giác tự tay làm thứ mình yêu thích thôi, xem ra nhờ những nghiên cứu đó mà giờ lại có lợi.
Bình luận truyện