Yêu Và Chết
Chương 12: Khi người chết trở về
Thấy Hoàng Lộc quá mệt sau hai đêm thức trắng bên quan tài vợ, ông bà Tân Phát đều khuyên anh:
- Con phải ngủ lấy sức, chứ thức suốt như vậy chịu sao nổi! Nhưng Lộc vẫn cương quyết:
- Con không sao ngủ được ba má à. Hễ nhắm mắt lại là con thấy hình ảnh vợ con như hôm xảy ra tai nạn và con lại bị sốc, lại hãi hùng!
Bà Tân Phát lắc đầu:
- Biết rằng vậy, nhưng con không thể chịu đựng nổi đâu. Hay Ìa con cứ vái vong hồn vợ con, nó sẽ giúp con thanh thản mà nghỉ ngơi.
Lộc ngắm nghiền mắt Iại, cố làm theo lời mẹ vợ, nhưng vừa lúc đó anh bỗng thảng thốt kêu lên:
- Coi kìa! Vợ con!
Anh hướng về cửa ra vào nhìn người phụ nữ vừa bước vào. Vợ chồng ông bà Tân Phát cũng nhìn theo và cùng reo lên:
- Trời ơi, con... Mỹ Dung!
Lúc này những người giúp lo ma chay đã đi ngủ hết, nên chỉ có ba người họ với nỗi sợ hãi thất thần. Hoàng Lộc là người tỉnh táo nhất, anh lên tiếng hỏi:
- Có phải là em không... Mỹ Dung?
Người phụ nữ vừa bước vào giương mắt nhìn ba người, nhìn Hoàng Lộc khá kỹ, rồi cất tiếng đáp:
- Chào cả nhà. Xin phép cho tôi được đốt nén hương cho người chết được không ạ?
Vừa nói cô ta vừa bước sát tới bên quan tài, một lần nữa bà Tân Phát rú lên:
- Mỹ Dung, con ơi!
Ông Tân Phát bình tĩnh hơn, dìu vợ lùi mấy bước, vừa khe khẽ gọi:
- Có phải con thác thiêng và về thăm cha mẹ không Mỹ Dung?
Người kia trừng mắt nhìn hai ông bà, ngơ ngác hỏi:
- Ai là Mỹ Dung? Tôi là Ngọc Hương, nhà tôi ở gần đây hay tin nhà có tang nên sang chia buồn. Sao ông bà gọi tôi là Mỹ Dung?
Hoàng Lộc tròn mắt nhìn vào vợ mình, gọi to:
- Mỹ Dung, anh đây mà! Cô ta lại trừng mắt với Lộc:
- Cả nhà này sao vậy? Không cho người ta đốt nhang thì thôi, sao lại có thái
độ này? Tôi là Ngọc Hương, chẳng dính dáng gì tới Mỹ Dung nào đó cả...
Lộc phải gắt lên:
- Em đừng đùa dai nữa, cả nhà đang đau buồn vì em, sao em lại...
Anh định đưa tay chụp lấy tay vợ mình thì cô nàng bước lùi lại rất nhanh vừa la lên:
- Nhà này điên rồi!
Vừa nói cô ta vừa tháo chạy ra ngoài, và phải vài giây sau Hoàng Lộc mới tốc chạy theo, anh kêu lớn:
- Mỹ Dung! Em đừng...
Nhưng anh không tài nào đuổi theo kịp, bởi lúc ấy dòng người và xe cộ bên ngoài rất đông. Trong khi ấy ở trong nhà, ông bà Tân Phát chưa kịp hoàn hồn thì những người khác đã thức giấc, họ ngơ ngác hỏi nhau:
- Chuyện gì vậy?
Một người kịp nhìn thấy nắp quan tài hé mở, liền kêu lên:
- Sao cái nắp quan tài như vậy?
Tư Quan là người đã cùng với những người trong đội mai táng hôm qua đã đóng quan tài cẩn thận, liền lên tiếng:
- Nắp áo quan này có nạy cũng chưa chắc ra được, sao lại như thế này? Anh ta bước tới và kêu lên:
- Cô Mỹ Dung sao thế này?
Ông Tân Phát kịp bước tới cùng với vợ, ông nhìn vào và sững sờ:
- Nó còn đây mà!
Điều bà Tân Phát sững sờ là hai giọt nước mắt ở khoé mắt của xác con, nó giống như bữa đầu tiên bà đã bắt gặp và kịp lau. Bà gào lên:
- Nó còn sống ông ơi!
Nhưng khi tay bà chạm vào xác con thì lạnh ngắt. Nhưng hai giọt lệ thì tuôn chảy giống như người sống đang khóc! Bà gào to:
- Con ơi!
Tay bà chạm vào giọt nước mắt bà bỗng rú lên, bởi nó đỏ như máu! Ông Tân Phát nhìn thấy thì hốt hoảng:
- Bà đừng đụng vào!
Nhưng lúc ấy cả hai bàn tay của bà Tân Phát đã nhuộm đầy máu, khi bà đưa lên thì cũng là lúc Hoàng Lộc từ ngoài cửa bước vào với gương mặt hớt hải:
- Con sắp đuổi kịp thì vợ con biến mất vào xóm nhà bên trong hẻm, con... Anh chợt nhìn thấy cảnh trước mắt thì khựng lại. Ông Tân Phát lên tiếng:
- Con My Dung còn đây. Nó...
Lộc bước tới nhìn thấy xác vợ mà vẫn chưa tin:
- Không thể nào...
Anh nói thế bởi người mà anh vừa đuổi theo không hề khác với vợ mình bất cứ điểm nào, kể cả bộ đồ cô ấy mặc trên người cũng chính là bộ đồ mà khi liệm xác, anh đã mặc vào cho Mỹ Dung.
- Không thể nào!
Anh nhìn hai bàn tay đầy máu của mẹ vợ với sự kinh ngạc:
- Má sao vậy?
Ông Tân Phát chỉ vào mắt của con gái:
- Nước mắt nó chảy ra và bà ấy chạm vào thì bị như vậy! Tư Quan nói:
- Xác đã liệm rồi, bà bị như vậy bây giờ ông bà và cậu Hai phải đốt nhang làm lễ lại, coi như nhập quan lần thứ hai. Mợ Hai chắc có điều chi uất ức đây, nên mới thế này...
Ông Tân Phát đồng ý:
- Thì chú làm giúp cho đi! Nhưng Hoàng Lộc ngăn lại:
- Con không thể nào tin được chuyện xác vợ con là người phụ nữ vừa rồi. Không thể có việc người giống người kỳ lạ đến như vậy!
Tư Quan vẫn đề nghị:
- Chuyện gì đó mình tính sau, còn bây giờ hãy đóng nắp áo quan lại, chứ để
thế này không tiện. Mợ Hai giờ đã về với cõi âm, không thể...
Chợt bà Tân Phát gắt lên:
- Bây giờ tôi mới để ý làm gì có chuyện người chết sống lại như vừa rồi, trong khi con tôi còn nằm nguyên trong quan tài này! Đúng rồi, chắc chắn là ông lại sinh tâm mà bấy lâu nay tôi không hay biết! Ông... ông nói đi, có phải con nhỏ đó là con riêng của ông không?
Ông Tân Phát ngơ ngác:
- Con riêng nào?
- Thì con nhỏ vừa mới vào dây đòi đốt nhang đó, chứ con nào nữa! Chỉ có dòng máu của ông thì mới có đứa giống con Mỹ Dung như khuôn đúc vậy thôi! Cả tới thằng Lộc mà con lầm nữa là...
- Nói bậy! Tôi mà có con rơi con rớt hồi nào. Lộc thì vẫn như người mê ngủ:
- Không thể tin được! Giống nhau như hai giọt nước... giống nhau...
Bà Tân Phát quên cả việc hai bàn tay mình đang dính đầy máu, bà chụp vai chồng và nổi cơn tam bành:
- Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nè trời! Bấy lâu nay tôi đui mù nên đã tin tưởng ông, vậy mà...
Bà khóc rống lên trước sự ngơ ngác của mọi tôi tớ trong nhà. Nhất là Tư Quan, anh ta đang sốt ruột muốn đóng nắp áo quan lại, mà như vậy thì biết làm sao? Anh ta nhắc nhở Hoàng Lộc:
- Cậu Hai xem...
Lộc quay lại anh ta và bảo:
- Anh cứ để đó cho tôi.
Nhưng câu nói của Lộc vừa dứt thì bỗng dưng nắp quan tài tự động đóng sầm lại. Tư Quan ngơ ngác:
- Sao kỳ vậy cậu?
Hoàng Lộc bước tới cố kéo ra, nhưng nắp áo quan như đã được đóng đinh chắc cứng, không làm sao lay chuyển được. Ông Tân Phát nhân cơ hội nói lớn:
- Bà làm chuyện tào lao khiến cho hồn con mình nó bị kinh động rồi kìa! Hoàng Lộc cũng nói:
- Ba má gác chuyện đó lại đi, bây giờ phải tập trung lo cho Mỹ Dung đã...
Tuy nói là tập trung lo, nhưng Lộc cũng không biết là lo cái gì. Cho đến khi Tư Quan nhắc, vì ông bà Tân Phát cũng cho người mời các nhà sư tụng niệm theo nghi thức Phật giáo:
- Lát nữa dây có mấy nhà sư tới tụng kinh. Trong số mấy vị sư này có sư Thiện Tánh rành về tà ma, hay là mình nhờ ông xem thử.
Lộc gật đầu:
- Phải đó!
Vừa khi ấy thì ba nhà sư bước vào. Nhờ vậy mà cuộc tranh luận giữa đôi vợ chồng già mới tạm yên. Nhưng bà vẫn quay sang nhà sư có pháp danh Thiện Tánh và đề nghị:
- Nhờ thầy xem giùm, con gái tôi...
Bà nói chưa dứt lời thì sư Thiện Tánh đã lên tiếng vừa chỉ vào quan tài:
- Hồn người này vừa xuất ra lại nhập vào ngay, nếu không... Ông quay lại nhìn Hoàng Lộc:
- Giữa vợ cậu với ai đó có mốt hận thù gì không mà như vậy?
Lộc ngạc nhiên:
- Hận thù gì ai đâu thầy?
- Có! Chết mà còn hiện về khi hạn bốn mươi chín ngày chưa qua là có chuyện rồi! Cậu không nhìn thấy trên hai khoé mắt của bức ảnh kia có nước mắt sao?
Bấy giờ Lộc và mọi người mới nhìn lên bức ảnh chân dung dựng trước quan tài, họ thấy rõ hai dòng lệ tuôn ra y như người còn sống! Bà Tân Phát kêu lên:
- Trên xác nó cũng có! Nhà sư chậm rãi nói:
- Hiện tượng này là sự hoàn dương, bởi có điều oan ức chưa giải được. Phải giải trước khi mai táng, còn không thì...
Ông quay sang Lộc nói khẽ:
- Vợ cậu chết không do tai nạn xe, mà chết trước khi xe rơi xuống vực! Vợ chồng ông Tân Phát kinh hãi:
- Có chuyện đó sao Lộc?
Hoàng Lộc còn đang bàng hoàng thì nhà sư vội nói tiếp:
- Chuyện này có thể không dính tới cậu đây, nhưng việc cô ấy chết là có điều uẩn khúc. Tôi sẽ tụng kinh cầu siêu cho vong hồn cô ấy siêu thoát, rồi việc gì đó gia chủ tính sau...
Ông bắt đầu buổi cầu kinh. Trong khi đó thì ông bà Tân Phát kéo Lộc ra ngoài truy vấn:
- Ông thầy nói vậy là sao? Lôc thành thật thuật lại:
- Khi tụi con đi gần tới đèo Bảo Lộc thì Mỹ Dung kêu nhức đầu, con lấy dầu xoa thì Dung cho biết có đở hơn. Cô ấy chỉ có biểu hiện là không được khoẻ thôi, chứ không có điều gì khác thường. Sau đó, Dung ngả đầu trên ghế ngủ thiếp đi, con để yên cho cô ấy ngủ. Đến khi xe con đang chạy thì bỗng nghe có tiếng động gì đó khác thường dưới gầm xe, con tính dừng lại xem, nhưng do lúc ấy đang lên dốc, nên con phải chờ cho hết dốc mới tấp vào lề. Tuy nhiên...
Hoàng Lộc kể đến đó thì quá kích động nên phải dừng lại một chút rồi mới tiếp:
- Như con đã nói rồi, bỗng dưng lúc ấy xe chao đảo dữ dội, rồi thì con không còn điều khiển xe được nữa, và...
Bà Tân Phát kêu lên:
- Đúng rồi, con Mỹ Dung đã ngất trước khi xe bị nạn, có phải đã bị đầu độc không?
Hoàng Lộc hốt hoảng:
- Ai đầu độc? Vợ con trước đó nửa phút vẫn còn tỉnh mà, cô ấy đâu có biểu hiện gì của sự bị đầu độc?
Ông Tân Phát nói:
- Như vậy thì phải để lại xác con Dung, chờ khám nghiệm tử thi đã, không
được đem chôn!
Hoàng Lộc cũng đồng tình:
- Chắc phải làm vậy thôi. Nhưng bà thì phản đối:
- Con tôi đã chết thảm chết thương như vậy mà nay còn banh xác ra mổ xẻ nữa, tội nó lắm mấy người biết không!
Bà khóc oà lên. Từ trong nhà, sư Thiện Tánh bước ra, giọng từ tốn nói:
- Không cần phải làm vậy dâu. Chuyện này thuộc tâm linh, hãy để cho cái vong người chết quyết định.
Bà Tân Phát vụt hỏi:
- Như vậy là sao thầy?
- Đợi tôi tụng xong kinh cầu siêu này thì gia đình có thể cho mai táng được rồi. Mọi chuyện còn lại hãy để vong hồn cô ấy tự quyết định. Cứ làm như vậy đi rồi mọi việc sẽ sáng tỏ thôi.
Ông quay vào nhà mà còn nói với lại:
- Người cõi âm hành xử rõ ràng hơn cõi dương gian.
Ông tiếp tục gõ mõ cầu kinh trong khi bà Tân Phát đứng ngồi không yên, bà chốc chốc lại hỏi chồng:
- Có nên nghe theo lời thầy không? Lộc chen vào:
- Con nghĩ cứ làm theo như thế. Việc bây giờ có lẽ con sẽ cho người giám định lại chiếc xe bị nạn của tụi con. Người ta đã trục được nó và đưa về gara gần đây.
Ông Tân Phát còn bức xúc:
- Ông thầy nói con Mỹ Dung chết trước lúc xe rơi xuống hố thì còn coi lại chiếc xe làm chi!
Lộc vẫn cương quyết:
- Theo con là có! Con đang nghi tới một số sự việc...
Anh bỏ vào đứng cạnh quan tài vợ, lâm râm khấn vái điều gì đó rất lâu.
Đến giữa trưa hôm đó thì buổi tụng kinh chấm dứt. Trước khi ra về, sư Thiện Tánh gọi riêng Lộc ra bảo:
- Cậu sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc tìm ra những khúc mắc quanh cái chết của vợ cậu, tốt hơn hết là cậu nên đưa xác cô ấy về chôn trên đất riêng của mình hơn là chôn ở nghĩa địa.
Lộc do dự:
- Điều này ba mẹ con không đồng tình. Họ muốn chôn ở nghĩa địa để tiện bề thăm viếng hơn. Hay là thầy nói giúp giùm...
Sư Thiện Tánh gật đầu:
- Được, để ta nói.
Nhờ ông thuyết phục, cuối cùng vợ chồng ông Tân Phát mới thuận theo. Nhưng bà vẫn ta điều kiện:
- Con phải bảo đảm là sau này nếu con có lấy vợ khác thì việc thăm viếng của gia đình bên này không có trở ngại gì. Bằng không thì má sẽ cho chuyển mộ đi nơi khác liền!
Hoàng Lộc nói chắc:
- Con xin hứa với ba má là đời con chỉ có một lần lấy vợ thôi. Ngôi nhà của con sẽ mãi mãi là nhà của Mỹ Dung. Con xin thề có vong linh cô ấy.
Theo lời khuyên của thầy Thiện Tánh thì việc an táng Mỹ Dung được thực hiện vào chiều tối hôm ấy. Ông nhấn mạnh:
- Giờ Dậu thích hợp cho việc an táng này.
Ngôi biệt thự nhỏ của Lộc còn một khoảng sân trồng nhiều hoa phía sau. Anh an táng vợ ngay giữa những luống hoa nhiều màu sắc...
- Con phải ngủ lấy sức, chứ thức suốt như vậy chịu sao nổi! Nhưng Lộc vẫn cương quyết:
- Con không sao ngủ được ba má à. Hễ nhắm mắt lại là con thấy hình ảnh vợ con như hôm xảy ra tai nạn và con lại bị sốc, lại hãi hùng!
Bà Tân Phát lắc đầu:
- Biết rằng vậy, nhưng con không thể chịu đựng nổi đâu. Hay Ìa con cứ vái vong hồn vợ con, nó sẽ giúp con thanh thản mà nghỉ ngơi.
Lộc ngắm nghiền mắt Iại, cố làm theo lời mẹ vợ, nhưng vừa lúc đó anh bỗng thảng thốt kêu lên:
- Coi kìa! Vợ con!
Anh hướng về cửa ra vào nhìn người phụ nữ vừa bước vào. Vợ chồng ông bà Tân Phát cũng nhìn theo và cùng reo lên:
- Trời ơi, con... Mỹ Dung!
Lúc này những người giúp lo ma chay đã đi ngủ hết, nên chỉ có ba người họ với nỗi sợ hãi thất thần. Hoàng Lộc là người tỉnh táo nhất, anh lên tiếng hỏi:
- Có phải là em không... Mỹ Dung?
Người phụ nữ vừa bước vào giương mắt nhìn ba người, nhìn Hoàng Lộc khá kỹ, rồi cất tiếng đáp:
- Chào cả nhà. Xin phép cho tôi được đốt nén hương cho người chết được không ạ?
Vừa nói cô ta vừa bước sát tới bên quan tài, một lần nữa bà Tân Phát rú lên:
- Mỹ Dung, con ơi!
Ông Tân Phát bình tĩnh hơn, dìu vợ lùi mấy bước, vừa khe khẽ gọi:
- Có phải con thác thiêng và về thăm cha mẹ không Mỹ Dung?
Người kia trừng mắt nhìn hai ông bà, ngơ ngác hỏi:
- Ai là Mỹ Dung? Tôi là Ngọc Hương, nhà tôi ở gần đây hay tin nhà có tang nên sang chia buồn. Sao ông bà gọi tôi là Mỹ Dung?
Hoàng Lộc tròn mắt nhìn vào vợ mình, gọi to:
- Mỹ Dung, anh đây mà! Cô ta lại trừng mắt với Lộc:
- Cả nhà này sao vậy? Không cho người ta đốt nhang thì thôi, sao lại có thái
độ này? Tôi là Ngọc Hương, chẳng dính dáng gì tới Mỹ Dung nào đó cả...
Lộc phải gắt lên:
- Em đừng đùa dai nữa, cả nhà đang đau buồn vì em, sao em lại...
Anh định đưa tay chụp lấy tay vợ mình thì cô nàng bước lùi lại rất nhanh vừa la lên:
- Nhà này điên rồi!
Vừa nói cô ta vừa tháo chạy ra ngoài, và phải vài giây sau Hoàng Lộc mới tốc chạy theo, anh kêu lớn:
- Mỹ Dung! Em đừng...
Nhưng anh không tài nào đuổi theo kịp, bởi lúc ấy dòng người và xe cộ bên ngoài rất đông. Trong khi ấy ở trong nhà, ông bà Tân Phát chưa kịp hoàn hồn thì những người khác đã thức giấc, họ ngơ ngác hỏi nhau:
- Chuyện gì vậy?
Một người kịp nhìn thấy nắp quan tài hé mở, liền kêu lên:
- Sao cái nắp quan tài như vậy?
Tư Quan là người đã cùng với những người trong đội mai táng hôm qua đã đóng quan tài cẩn thận, liền lên tiếng:
- Nắp áo quan này có nạy cũng chưa chắc ra được, sao lại như thế này? Anh ta bước tới và kêu lên:
- Cô Mỹ Dung sao thế này?
Ông Tân Phát kịp bước tới cùng với vợ, ông nhìn vào và sững sờ:
- Nó còn đây mà!
Điều bà Tân Phát sững sờ là hai giọt nước mắt ở khoé mắt của xác con, nó giống như bữa đầu tiên bà đã bắt gặp và kịp lau. Bà gào lên:
- Nó còn sống ông ơi!
Nhưng khi tay bà chạm vào xác con thì lạnh ngắt. Nhưng hai giọt lệ thì tuôn chảy giống như người sống đang khóc! Bà gào to:
- Con ơi!
Tay bà chạm vào giọt nước mắt bà bỗng rú lên, bởi nó đỏ như máu! Ông Tân Phát nhìn thấy thì hốt hoảng:
- Bà đừng đụng vào!
Nhưng lúc ấy cả hai bàn tay của bà Tân Phát đã nhuộm đầy máu, khi bà đưa lên thì cũng là lúc Hoàng Lộc từ ngoài cửa bước vào với gương mặt hớt hải:
- Con sắp đuổi kịp thì vợ con biến mất vào xóm nhà bên trong hẻm, con... Anh chợt nhìn thấy cảnh trước mắt thì khựng lại. Ông Tân Phát lên tiếng:
- Con My Dung còn đây. Nó...
Lộc bước tới nhìn thấy xác vợ mà vẫn chưa tin:
- Không thể nào...
Anh nói thế bởi người mà anh vừa đuổi theo không hề khác với vợ mình bất cứ điểm nào, kể cả bộ đồ cô ấy mặc trên người cũng chính là bộ đồ mà khi liệm xác, anh đã mặc vào cho Mỹ Dung.
- Không thể nào!
Anh nhìn hai bàn tay đầy máu của mẹ vợ với sự kinh ngạc:
- Má sao vậy?
Ông Tân Phát chỉ vào mắt của con gái:
- Nước mắt nó chảy ra và bà ấy chạm vào thì bị như vậy! Tư Quan nói:
- Xác đã liệm rồi, bà bị như vậy bây giờ ông bà và cậu Hai phải đốt nhang làm lễ lại, coi như nhập quan lần thứ hai. Mợ Hai chắc có điều chi uất ức đây, nên mới thế này...
Ông Tân Phát đồng ý:
- Thì chú làm giúp cho đi! Nhưng Hoàng Lộc ngăn lại:
- Con không thể nào tin được chuyện xác vợ con là người phụ nữ vừa rồi. Không thể có việc người giống người kỳ lạ đến như vậy!
Tư Quan vẫn đề nghị:
- Chuyện gì đó mình tính sau, còn bây giờ hãy đóng nắp áo quan lại, chứ để
thế này không tiện. Mợ Hai giờ đã về với cõi âm, không thể...
Chợt bà Tân Phát gắt lên:
- Bây giờ tôi mới để ý làm gì có chuyện người chết sống lại như vừa rồi, trong khi con tôi còn nằm nguyên trong quan tài này! Đúng rồi, chắc chắn là ông lại sinh tâm mà bấy lâu nay tôi không hay biết! Ông... ông nói đi, có phải con nhỏ đó là con riêng của ông không?
Ông Tân Phát ngơ ngác:
- Con riêng nào?
- Thì con nhỏ vừa mới vào dây đòi đốt nhang đó, chứ con nào nữa! Chỉ có dòng máu của ông thì mới có đứa giống con Mỹ Dung như khuôn đúc vậy thôi! Cả tới thằng Lộc mà con lầm nữa là...
- Nói bậy! Tôi mà có con rơi con rớt hồi nào. Lộc thì vẫn như người mê ngủ:
- Không thể tin được! Giống nhau như hai giọt nước... giống nhau...
Bà Tân Phát quên cả việc hai bàn tay mình đang dính đầy máu, bà chụp vai chồng và nổi cơn tam bành:
- Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nè trời! Bấy lâu nay tôi đui mù nên đã tin tưởng ông, vậy mà...
Bà khóc rống lên trước sự ngơ ngác của mọi tôi tớ trong nhà. Nhất là Tư Quan, anh ta đang sốt ruột muốn đóng nắp áo quan lại, mà như vậy thì biết làm sao? Anh ta nhắc nhở Hoàng Lộc:
- Cậu Hai xem...
Lộc quay lại anh ta và bảo:
- Anh cứ để đó cho tôi.
Nhưng câu nói của Lộc vừa dứt thì bỗng dưng nắp quan tài tự động đóng sầm lại. Tư Quan ngơ ngác:
- Sao kỳ vậy cậu?
Hoàng Lộc bước tới cố kéo ra, nhưng nắp áo quan như đã được đóng đinh chắc cứng, không làm sao lay chuyển được. Ông Tân Phát nhân cơ hội nói lớn:
- Bà làm chuyện tào lao khiến cho hồn con mình nó bị kinh động rồi kìa! Hoàng Lộc cũng nói:
- Ba má gác chuyện đó lại đi, bây giờ phải tập trung lo cho Mỹ Dung đã...
Tuy nói là tập trung lo, nhưng Lộc cũng không biết là lo cái gì. Cho đến khi Tư Quan nhắc, vì ông bà Tân Phát cũng cho người mời các nhà sư tụng niệm theo nghi thức Phật giáo:
- Lát nữa dây có mấy nhà sư tới tụng kinh. Trong số mấy vị sư này có sư Thiện Tánh rành về tà ma, hay là mình nhờ ông xem thử.
Lộc gật đầu:
- Phải đó!
Vừa khi ấy thì ba nhà sư bước vào. Nhờ vậy mà cuộc tranh luận giữa đôi vợ chồng già mới tạm yên. Nhưng bà vẫn quay sang nhà sư có pháp danh Thiện Tánh và đề nghị:
- Nhờ thầy xem giùm, con gái tôi...
Bà nói chưa dứt lời thì sư Thiện Tánh đã lên tiếng vừa chỉ vào quan tài:
- Hồn người này vừa xuất ra lại nhập vào ngay, nếu không... Ông quay lại nhìn Hoàng Lộc:
- Giữa vợ cậu với ai đó có mốt hận thù gì không mà như vậy?
Lộc ngạc nhiên:
- Hận thù gì ai đâu thầy?
- Có! Chết mà còn hiện về khi hạn bốn mươi chín ngày chưa qua là có chuyện rồi! Cậu không nhìn thấy trên hai khoé mắt của bức ảnh kia có nước mắt sao?
Bấy giờ Lộc và mọi người mới nhìn lên bức ảnh chân dung dựng trước quan tài, họ thấy rõ hai dòng lệ tuôn ra y như người còn sống! Bà Tân Phát kêu lên:
- Trên xác nó cũng có! Nhà sư chậm rãi nói:
- Hiện tượng này là sự hoàn dương, bởi có điều oan ức chưa giải được. Phải giải trước khi mai táng, còn không thì...
Ông quay sang Lộc nói khẽ:
- Vợ cậu chết không do tai nạn xe, mà chết trước khi xe rơi xuống vực! Vợ chồng ông Tân Phát kinh hãi:
- Có chuyện đó sao Lộc?
Hoàng Lộc còn đang bàng hoàng thì nhà sư vội nói tiếp:
- Chuyện này có thể không dính tới cậu đây, nhưng việc cô ấy chết là có điều uẩn khúc. Tôi sẽ tụng kinh cầu siêu cho vong hồn cô ấy siêu thoát, rồi việc gì đó gia chủ tính sau...
Ông bắt đầu buổi cầu kinh. Trong khi đó thì ông bà Tân Phát kéo Lộc ra ngoài truy vấn:
- Ông thầy nói vậy là sao? Lôc thành thật thuật lại:
- Khi tụi con đi gần tới đèo Bảo Lộc thì Mỹ Dung kêu nhức đầu, con lấy dầu xoa thì Dung cho biết có đở hơn. Cô ấy chỉ có biểu hiện là không được khoẻ thôi, chứ không có điều gì khác thường. Sau đó, Dung ngả đầu trên ghế ngủ thiếp đi, con để yên cho cô ấy ngủ. Đến khi xe con đang chạy thì bỗng nghe có tiếng động gì đó khác thường dưới gầm xe, con tính dừng lại xem, nhưng do lúc ấy đang lên dốc, nên con phải chờ cho hết dốc mới tấp vào lề. Tuy nhiên...
Hoàng Lộc kể đến đó thì quá kích động nên phải dừng lại một chút rồi mới tiếp:
- Như con đã nói rồi, bỗng dưng lúc ấy xe chao đảo dữ dội, rồi thì con không còn điều khiển xe được nữa, và...
Bà Tân Phát kêu lên:
- Đúng rồi, con Mỹ Dung đã ngất trước khi xe bị nạn, có phải đã bị đầu độc không?
Hoàng Lộc hốt hoảng:
- Ai đầu độc? Vợ con trước đó nửa phút vẫn còn tỉnh mà, cô ấy đâu có biểu hiện gì của sự bị đầu độc?
Ông Tân Phát nói:
- Như vậy thì phải để lại xác con Dung, chờ khám nghiệm tử thi đã, không
được đem chôn!
Hoàng Lộc cũng đồng tình:
- Chắc phải làm vậy thôi. Nhưng bà thì phản đối:
- Con tôi đã chết thảm chết thương như vậy mà nay còn banh xác ra mổ xẻ nữa, tội nó lắm mấy người biết không!
Bà khóc oà lên. Từ trong nhà, sư Thiện Tánh bước ra, giọng từ tốn nói:
- Không cần phải làm vậy dâu. Chuyện này thuộc tâm linh, hãy để cho cái vong người chết quyết định.
Bà Tân Phát vụt hỏi:
- Như vậy là sao thầy?
- Đợi tôi tụng xong kinh cầu siêu này thì gia đình có thể cho mai táng được rồi. Mọi chuyện còn lại hãy để vong hồn cô ấy tự quyết định. Cứ làm như vậy đi rồi mọi việc sẽ sáng tỏ thôi.
Ông quay vào nhà mà còn nói với lại:
- Người cõi âm hành xử rõ ràng hơn cõi dương gian.
Ông tiếp tục gõ mõ cầu kinh trong khi bà Tân Phát đứng ngồi không yên, bà chốc chốc lại hỏi chồng:
- Có nên nghe theo lời thầy không? Lộc chen vào:
- Con nghĩ cứ làm theo như thế. Việc bây giờ có lẽ con sẽ cho người giám định lại chiếc xe bị nạn của tụi con. Người ta đã trục được nó và đưa về gara gần đây.
Ông Tân Phát còn bức xúc:
- Ông thầy nói con Mỹ Dung chết trước lúc xe rơi xuống hố thì còn coi lại chiếc xe làm chi!
Lộc vẫn cương quyết:
- Theo con là có! Con đang nghi tới một số sự việc...
Anh bỏ vào đứng cạnh quan tài vợ, lâm râm khấn vái điều gì đó rất lâu.
Đến giữa trưa hôm đó thì buổi tụng kinh chấm dứt. Trước khi ra về, sư Thiện Tánh gọi riêng Lộc ra bảo:
- Cậu sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc tìm ra những khúc mắc quanh cái chết của vợ cậu, tốt hơn hết là cậu nên đưa xác cô ấy về chôn trên đất riêng của mình hơn là chôn ở nghĩa địa.
Lộc do dự:
- Điều này ba mẹ con không đồng tình. Họ muốn chôn ở nghĩa địa để tiện bề thăm viếng hơn. Hay là thầy nói giúp giùm...
Sư Thiện Tánh gật đầu:
- Được, để ta nói.
Nhờ ông thuyết phục, cuối cùng vợ chồng ông Tân Phát mới thuận theo. Nhưng bà vẫn ta điều kiện:
- Con phải bảo đảm là sau này nếu con có lấy vợ khác thì việc thăm viếng của gia đình bên này không có trở ngại gì. Bằng không thì má sẽ cho chuyển mộ đi nơi khác liền!
Hoàng Lộc nói chắc:
- Con xin hứa với ba má là đời con chỉ có một lần lấy vợ thôi. Ngôi nhà của con sẽ mãi mãi là nhà của Mỹ Dung. Con xin thề có vong linh cô ấy.
Theo lời khuyên của thầy Thiện Tánh thì việc an táng Mỹ Dung được thực hiện vào chiều tối hôm ấy. Ông nhấn mạnh:
- Giờ Dậu thích hợp cho việc an táng này.
Ngôi biệt thự nhỏ của Lộc còn một khoảng sân trồng nhiều hoa phía sau. Anh an táng vợ ngay giữa những luống hoa nhiều màu sắc...
Bình luận truyện