Bình Yên Bên Anh

Chương 31: Ai khóc nổi đau này?



Sau khi ăn sáng xong, Khiêm chở Nhi đến thẳng bệnh viện thăm bà Vy.

- Ngôi sao nhỏ! Anh để em ở đây, khi nào về thì gọi anh nhé!

- Dạ!

- Ừ! Ngoan! Anh đi giải quyết chút chuyện. Em cứ tâm sự với mẹ!

- Ok anh!

Tinh Nhi xuống xe, bái bai Khiêm rồi đi vô bệnh viện. Nhìn bóng cô gái khuất sau khúc cua, gương mặt người đàn ông trở nên hờ hững, đeo lại mắt kính, lái xe rời đi. Nhi đi tới khúc quanh, bỗng bị một cánh tay kéo lại, xoay đầu lại nhìn, cô cũng thoáng ngạc nhiên đến xúc động.

Nguyệt Nhi đưa cho Nhi tờ giấy "chị vui lòng tắt nguồn điện thoại, và gửi điện thoại cho bác, chúng ta tìm nơi nào đó nói chuyện, đừng nói gì cả, chỉ cần làm theo thôi". Nhi thoáng ngạc nhiên, nhưng cũng đồng ý. Cô đi vào khoa chống độc, thấy bác hai và ông ngoại đã ngồi sẵn ngoài ghế đợi, Nhi vội chạy tới ông ngoại:

- Ông Ngoại! Sao ông không nghỉ dưỡng mà ngồi đây?

- Ôi bệnh già ấy mà, không sao đâu, ông muốn ông là người đầu tiên nhìn thấy con gái khi nó tỉnh lại. Cũng 22 năm rồi, ông còn chờ được, thì thêm mấy tiếng nữa là gì, hahaha!

Ông Hoàng cười thật sảng khoái, từ đôi mắt già nua ánh lên tia hạnh phúc, ông xoa xoa đầu Nhi gật gù. Nhi nhìn ông cười mà vừa đau vừa xót, biết sao được, cả ông và mẹ đều như ngọn đèn leo lét, niềm vui bây giờ chính là sự sống của người kia. Đúng 9 giờ, bệnh viện mở cửa phòng chống độc, cho thân nhân vào thăm bệnh nhân. Mỗi ngày, người thân được vào thăm bệnh nhân hai lần, 9 giờ sáng và 6 giờ chiều. Hôm qua, bà Vy có dấu hiệu tỉnh lại, nên người nhà ngồi chờ 9 giờ được vào thăm, mỗi lần thăm tối đa là hai người. Ông Lê Hoàng xúc động, chống cây ba ton vào thăm con gái. Ông và Nhi vào trước, họ thay đồ vô khuẩn ở phòng ngoài, rồi mới vô phòng trong. Phòng trong đây là phòng săn sóc đăc biệt vô khuẩn dành cho bệnh nhân nặng, trong phòng có thêm 2, 3 phòng nhỏ, dành cho người bệnh cực kì nặng, gọi là phòng cách ly, và bà Vy nằm ở phòng cách ly, xung quanh là 4 máy to hỗ trợ gồm máy chạy thận, tim, máy trợ thở và lọc gan. Nhìn con người gầy nhom, teo quắp ghim đầy dây dợ trên người, ông Hoàng dù là đàn ông cũng không cầm được nước mắt. Bà Vy gặp ba sau bao nhiêu năm xa cách, trong bà là bao cảm xúc khó thốt thành lời. Mặt bà nhăn lại đau đớn, nước mắt mừng tủi thi nhau trào ra trên gương mặt khắc khổ. Ông Hoàng vội đi lại, nắm bàn tay gầy guộc, vẫn đang kẹp dụng cụ đo tim, vỗ vỗ nhẹ an ủi. Ông rất muốn kêu con đừng xúc động, nhưng chính ông cũng đang cố gắng kiềm chế mình. Nước mắt ông bắt đầu rịn ra từ đôi mắt đầy vết chân chim, mờ đục, ông ngồi xuống chiếc ghế bên giường, nhìn con gái trìu mến, nở nụ cười đôn hậu. Ông đưa tay quẹt mắt, cố gắng nói:

- Tỉnh là tốt rồi, ráng tịnh dưỡng cho khỏe, đừng lo gì cả, con đã có ba, ba ở đây rồi.

Bà Vy òa khóc, khóc tu tu như đứa trẻ. Con dù lớn vẫn là con của ba mẹ, thế mà đã có thời, mình đã bỏ ba mà đi. Sự bao dung của ba làm bà Vy đau, nổi đau tột cùng vì tội bất hiếu. Riêng Nhi cứ thập thò ngoài cửa, cô không dám vào, sợ mẹ còn giận vụ clip sex, nên cứ ngóng theo bóng lưng ông ngoại, rồi lại trốn vào một góc. Bà Vy thấy con gái, dù đang yếu, nhưng vẫn cố đưa cánh tay đang vô thuốc lên ngoắc con. Ông Hoàng cũng xoay lại, nhìn Nhi gật đầu:

- Mẹ kêu kìa con, vô đi!

Nhi rón rén đi lại bên giường, cúi gằm mặt, bà Vy nhìn con đăm chiêu, thở dài. Bà không nỡ trách đứa con tôi nghiệp. Tại bà bệnh, nghèo mà còn mang bệnh nhà giàu nên con bà mới khổ. Thưở nhỏ làm khổ ba mẹ, già làm khổ con cái. Nhìn con mà thương đứt ruột, tại bệnh của bà mà con bé đổi bằng cả hạnh phúc tương lai. Rồi mai này,có thằng đàn ông nào đủ bao dung đề cưới nó làm vợ. Bà nắm tay con, cố siết chặt, nhìn con đăm chiêu, rặn từng chữ mệt nhọc:

- Đừng buồn, mẹ luôn yêu con, Ngôi sao nhỏ của mẹ!

Nhi òa khóc gục trên người mẹ, bên ngoài cửa kính, có bóng dáng một cô gái y chang Nhi cũng đang sụt sùi lau mắt. Hai mươi hai năm tồn tại trên cõi đời, lần đầu tiên cô được tạn mặt mẹ mình. Nguyệt cũng muốn như Nhi nhào tới ôm mẹ, nhưng cô phải kiềm lòng, cô còn phải cứu ba, mà chị Nhi là yếu tố then chốt. Nguyệt lầm lũi lau mặt đi ra phòng ngoài, cởi đồ vô trùng rồi đi thẳng ra khỏi bệnh viện. Hết giờ thăm nuôi, Nhi dìu ông Hoàng ra về, không quên lời của Nguyệt, để điện thoại đã tắt nguồn vào một góc trong phòng bệnh của bà Vy, định bụng chiều vô thăm mẹ sẽ ghé lấy.

Sau khi tiễn ông ngoại và bác hai lên xe, Nhi bắt đầu ngó dáo dác xung quanh tìm Nguyệt. Một đứa bé chừng 5 tuổi chìa vé số tới mời Nhi, trên đó kèm tờ giấy nhắn:

- Chị cho tiền thằng bé giống như đang mua vé số, rồi tới quán cà phê Lamode đường Bùi Thị Xuân.

Nhi làm theo, nhanh chóng gọi taxi đến điểm hẹn. Nguyệt ngồi ở bàn trong góc khuất, thấy Nhi vô liền đưa tay ngoắc. Nhi đi tới bàn, ngồi xuống đối diện. Cô đặt giỏ xách lên bàn, mở banh ra đẩy về phía Nguyệt:

- Chị không mang điện thoại, em có thể thoải mái nói chuyện rồi.

- Không ngờ, chị chịu hợp tác như vậy.

- Dù sao cũng là chị em, tuy bây giờ mới biết và gặp mặt, nhưng dòng máu dang chảy trong người chúng ta chung một nguồn, có gì em cứ nói thẳng.

- Em tên Nguyệt Nhi. Anh Phong đã tìm gặp em, kể cho em về hoàn cảnh của chúng ta. Em thì đã hiểu về mẹ, còn chị? Chị đã biết gì về ba chưa? Về kẻ thù đã đẩy ba vô trại tâm thần vì căn bệnh "ham muốn". Mỗi ngày suốt 24 tiếng, ba đều bị hành hạ vì bứt rứt, cương cứng cực hạn dù ba không hề muốn. Trong suốt hai năm, ba luôn chống chọi cơn vật vã hơn cả ma túy. Tất cả đều do người đàn ông mang tên Gia Khiêm ban tặng. Hắn ta muốn chiếm trọn gia sản của Trần Gia, nên tiêm thuốc cho chú ruột của mình bộc phát ham muốn như phát điên. Dù bị ép điên, cũng phải điên sao để mất danh dự nhất. Nhi gọi chị, vì chị sinh trước Nhi 30 phút, nhưng chắc chắn nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta đều như nhau. Em chắc chắn chị ở bên hắn, sẽ nhận ra hắn là kẻ lạnh lùng và tàn nhẫn, thâm sâu khó lường.

- Nguyệt Nhi! Về Gia Khiêm, chị tự có cách cư xử của chị. Em có thể nhín chút thời gian gặp ông ngoại và mẹ không em? Năm đó, khi em bị bắt đi, ông đã rất đau khổ, ray rứt tới bây giờ. Nếu hôm nay gặp lại em, ông sẽ an lòng về Mỹ trị bệnh, còn mẹ cũng sẽ vui vẻ hơn.

- Chị muốn em gặp mẹ cũng được, nhưng chúng ta phải hoán đổi cho nhau, và chị phải tới gặp ba. Chị gặp ba đi, để cảm nhận được ba của mình đã phải chịu thống khổ mỗi ngày thế nào.

Nhi nhìn Nguyệt, trong mắt Nguyệt chỉ đầy tia phẫn hận, không có gì là lo lắng cho ông ngoại hay mẹ. Giờ Nguyệt còn ra điều kiện với cô, vậy trong lòng Nguyệt hiện giờ có muốn nhận lại gia đình hay không. "Nhưng qua cách nói cho thấy em cũng rất thương ba, có lẽ em cũng nghĩ như mình đang nghĩ về em, nên muốn mình đi gặp ba. Cũng tốt, đổi vai cho nhau để cả hai cùng tìm gặp lại tình thân mà bấy lâu nay thiếu vắng."

- Được, chị bằng lòng. Ba đang ở đâu? Bây giờ chị sẽ tới gặp ông.

- Ba đang ở bệnh viện tâm thần Thành Phố. Chuyện của chúng ta, chị đừng để người thứ ba biết, nhất là tên Gia Khiêm.

- Được! Chiều nay 6 giờ, bệnh viện sẽ cho người nhà vô thăm bệnh. Em nhớ có mặt đúng giờ, vì chỉ thăm bệnh có một tiếng thôi.

- OK! Cứ vậy đi. Chị tìm cách ở riêng một mình, sau khi gặp ba về, chúng ta sẽ nói chuyện tiếp. Chị nên thay đồ khi tới thăm ba. Nếu chị mặc cùng bộ đồ hắn đã thấy, hắn sẽ lần ra và biết chuyện chị em mình đổi vai.

Nguyệt đội nón kết, đeo khẩu trang, để 200 ngàn dằn dưới đáy ly nước ép rồi đi nhanh ra ngoài. Nhi ngồi đó nhìn em mình, cứ nhìn đơ ra như thế. Gia Khiêm, tình yêu đầu đời ngọt ngào, người đàn ông cực phẩm vừa là anh trai, cũng là kẻ thù. Tại sao sự việc đã sáng tỏ, thế mà cô vẫn mê muội tin vào anh nói, họ không phải là anh em. "Chẳng lẽ tất cả mọi người lừa mình. Không! Chỉ là mình quá mù quáng tin anh, cố lừa mình, dối người mà thôi. Ngay cả chú ruột mà anh còn tàn nhẫn, thì biết đâu mình cũng chỉ là con cờ, anh dùng để dằn vặt ba. Nếu lần đầu là sự vô tình, vậy thì đêm qua giải thích sao đây? Tinh Nhi! Mày ngốc quá, mày yêu người ta đến si dại, bỏ qua mọi tội ác mà anh đã gieo lên gia đình mày sao? Tinh Nhi, mày không chỉ có mẹ, mày có ba, mày còn có ba. Ba đã yêu thương, che chở con cái ra sao, nhìn Nguyệt Nhi cũng đã hiểu. Còn mày, mày đã làm gì giúp ba, hay chỉ biết mù quáng yêu kẻ thù, gây cho vết thương lòng của ba thêm sâu.?"

Nhi gục mặt vào hai bàn tay khóc, cô bất lực, chơi vơi trong tình yêu của Khiêm, trong nổi đau của ba và sự thù hằn của em gái. Em phục vụ thấy Nhi khóc, nhẹ nhàng tới bên hỏi thăm. Nhi ngẩng mặt lên, cố cười gượng cho qua, cũng móc ra tờ 200 ngàn đặt trên bàn rồi xách giỏ đứng lên. Cạnh bên Lamode là cửa hàng thời trang, đặt trong khuôn viên của quán. Nhi vô cửa hàng bằng cửa trong, cô lưa áo thun, quần jean mua thay tại chỗ, cũng mua thêm nón kết màu trắng, giống phong cách của Nguyệt. Nhìn cũng tạm hài lòng, Nhi thanh toán xong nhanh chóng đi ra ngoài, kêu taxi tới bệnh viện tâm thần.

Bước vô bệnh viện hỏi thăm, Nhi được y tá dẫn tới khu C, khu dành cho bệnh nhân nguy hiểm. Tất cả các phòng ở đây đều được bọc mút dày, cửa bằng sắt nặng trịch, có cửa sổ nhỏ để người bên ngoài quan sát bệnh nhân bên trong. Bệnh nhân mặc đồ có phần tay áo rất dài, cột chéo sau lưng, tránh cho họ khi lên cơn tự làm đau mình,hoặc gây nguy hại cho người xung quanh. Ông Huy nhốt ở phòng cuối cùng, từ khi Nguyệt vào thăm, phòng nhốt ông được Gia Khiêm cho lắp thêm camera thu tiếng nói lọc âm, phòng cũng cách âm tốt hơn. Những gì người trong phòng nói đều sẽ được lưu lại rõ ràng dù người hay tiếng. Nhi đứng nhìn ba qua khung kính nhỏ trên cửa chính. Ông Huy đang ngồi trong góc, phần hạ bộ cương cứng dựng đứng, mặt ông đỏ phừng, vặn vẹo. Ông cứ ngồi di di phần mông lên xuống trên nền gạch, nhìn máy lạnh mở 26 độ mà mồ hôi trên người ông ướt đẫm, đổ ròng ròng. Di di mông một lúc, ông đứng lên, úp sát vô tường, tiếp tục cạ cạ phần hạ bộ lên xuống. Vì hai tay đã bị cột, nên ông chỉ có thể cạ rồi di, tiếp tục cạ cho đến khi phóng thích. Sau một hồi nhảy nhót, ma sát, ông Huy cũng rùng mình, phóng ra dòng nhớp nháp ở đũng quần. Ông ngồi tụt xuống nền nhà, dựa vào tường mệt mỏi, hai chân duỗi thẳng sải lai, đầu quẹo sang một bên, tựa vào cột. Nhi tính kêu y tá vô thay quần cho ba, nhưng y tá lắc đầu, kề tai cô nói nhỏ:

- Bác ấy chưa xong đâu, một ngày phải mấy chục lần như thế, chờ khi nào đuối quá đi ngủ, tụi tôi sẽ vô thay, tắm rửa sạch sẽ để ngủ cho ngon, cô yên tâm. Dạo này đỡ nhiều rồi, khi xưa mỗi lần lên cơn là la hét, gặp ai cũng muốn xxx, bác sĩ buộc phải nhốt vô đây. Giờ các cơn cũng giãn ra, có lẽ bác biết bệnh của mình, nên cắn răng chịu, không la hét nữa.

Nhi há hốc kinh ngạc, nhìn ba, rồi xoay nhìn cô y tá. Một ngày mấy chục lần là đã giãn rồi. Nếu không giãn có khi cả trăm lần, một ông già U60 như ba, sao phải chịu hành hạ như vậy chứ. Cô che miệng để không bật tiếng khóc, giờ cô hiểu vì sao Nguyệt hận Khiêm như vậy. Còn cô, cô cảm thấy gì? Có hận anh giống như Nguyệt. Sao lòng cô đau, đau đến nghẹt thở như vậy. Nhi dúi vào tay y tá ít tiền, nhờ chăm sóc cho ba rồi vụt chạy đi. Nhi chạy, đi dọc theo bờ sông như kẻ mất hồn, cô không biết phải làm gì? Bằng cách nào cho trọn vẹn cả đôi đường. Anh có thể xấu với bất cứ ai, nhưng đối với cô luôn tốt, quan tâm và che chở, cho cô sự ỷ lại. Đắng lòng thay, người anh xử tệ lại chính là ba của cô. Và tình yêu của cô là nghịch thiên, trái luân thường đạo lý.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện