Chương 18: Chương 18
Editor: dzitconlonton
Đêm qua uống ít rượu, Tiết Duyên ngủ giấc này nhiều hơn hơn bình thường, khi tỉnh lại mặt trời đã ló dạng.
Lúc mơ mơ màng màng mở mắt ra, A Hoàng đang như trả thù lấy mông cọ vào mặt chàng, người nó mềm mềm tròn vo, lúc đầu Tiết Duyên không kịp phản ứng, chỉ tiện tay nắm lấy, xách cổ nó đặt trước ngực mình, vuốt lung tung hai cái.
A Hoàng không vui, nhe răng cắn mạnh vào ngực chàng một cái, Tiết Duyên đau đớn, lúc này mới hoàn toàn tỉnh táo.
Chàng kéo cổ áo ngồi dậy, trợn mắt ném gối đầu bên cạnh xuống đất, quát, "Cút!"
A Hoàng đùa đủ rồi, cũng không để ý tới chàng nữa, vui vẻ lắc lắc cái eo nhảy ra xa.
Nhìn bóng dáng vui vẻ của nó, Tiết Duyên đứng lên trên giường đất, mang theo cơn tức giận thay xiêm y, trong lòng không khỏi buồn bực nghĩ, tính tình của A Lê tốt như thế, sao lại nuôi cái con thỏ ngu ngốc giống như tên khốn vậy?
Sau khi chàng rửa mặt ra cửa, đã qua nửa canh Thìn.
A Lê dẫn một con ngựa nhỏ ngồi trong viện, quay lưng về phía cửa mò liễu trên mặt đất, nghe thấy tiếng động, quay đầu nhìn lại, nhẹ giọng nói: "Sao lại nằm trên giường muộn như vậy.
"
Tiết Duyên vừa ngáp vừa đeo đai lưng, cáo trạng với nàng, "Thỏ của ngươi vừa mới cắn ta."
A Lê gấp cành liễu trên tay, cổ tay nhẹ nhàng chuyển động, buộc gọn gàng một cái nút thắt đẹp mắt, nghe vậy, bất đắc dĩ nói, "Biết rồi, ta thay nó đền cho chàng." Nói xong, nàng lại chỉ chỉ về phòng bếp, "Đã hâm cháo cho chàng rồi, chàng tranh thủ lúc còn nóng thì ăn đi, thức ăn ở trong tủ, nếu lạnh thì chàng gọi ta, ta sẽ xào lại cho chàng lần nữa."
Tiết Duyên gật đầu đáp ứng, chân trước vừa bước vào cửa, lại nhớ tới cái gì đó, xoay người hỏi một câu, "Nội đâu?"
A Lê nói, "Sáng sớm đã đến nhà Triệu đại nương, nói muốn cùng làm một vò chao đỏ[1]."
Tiết Duyên múc cháo ra, bưng chén ngồi xuống bậc thềm cửa, nở nụ cười, "Cái kia tươi, mùa đông ăn cháo là tốt nhất."
A Lê liếc chàng một cái, lúc cúi đầu khẽ cong môi, nhỏ giọng lẩm bẩm một câu, "Chỉ biết ăn."
Uống xong một chén cháo rất nhanh, hôm nay là xuân phân, sau khi thư viện tan học, Tiết Duyên không vội ra ngoài, cũng không có việc gì để làm, liền đi lòng vòng bên cạnh A Lê xem nàng bận rộn.
A Lê làm sản phẩm vừa tỉ mỉ vừa nhanh chóng, chỉ tốn một buổi sáng, giỏ gần như đã sắp làm xong một đôi, Tiết Duyên ngồi xổm nghịch một chút, nói, "Làm rất đẹp đấy."
A Lê mím môi cười, nói, "Ta dạy chàng, có học không?"
"Học cái kia à." Tiết Duyên bĩu môi, ánh mắt đảo qua một đống cành cây nằm ngổn ngang, phần lớn lá cây đã được loại bỏ, trông trần trụi, lại ngâm trong nước nên nó cực kỳ cứng cỏi.
Chàng chạm vào sống mũi của mình và hỏi, "Giỏ như vậy, ai sẽ mua chứ?"
A Lê kỳ lạ liếc nhìn chàng một cái, nói, "Hầu hết là bán cho nông gia, đan chặt thì có thể dùng để đựng đất khi canh tác, kết cấu lỏng lẻo một chút có thể làm giỏ rau.
Hầu hết nhà nào cũng chuẩn bị vài cái giỏ liễu này đấy.
="
Tiết Duyên trầm ngâm nói, "Bán cho nông gia, có thể bán được mấy đồng chứ?"
A Lê đặt giỏ vừa mới làm xong sang một bên, trả lời, "Ba đồng."
"..." Tiết Duyên nói, "Quá ít."
A Lê nở nụ cười, "Nhà nào mà không lo củi gạo đắt chứ, nông gia vốn nắm chặt tiền trong tay, bán đắt thì ai mua? Giá này cũng được xem như giá cao rồi, sau khi vào đông thì nông nhân rảnh rồi, nhà nào nhà nấy đều phải làm giỏ để bù vào khoảng chi phí gia đình, khi đó nói không chừng chỉ còn hai đồng một cái mà thôi."
Tiết Duyên đầy ẩn ý nhìn nàng, "Cho nên chúng ta không thể bán cho nông hộ, sẽ bán cho người có tiền."
A Lê sững sờ, "A" một tiếng, nói, "Chàng có ý gì? ="
Tiết Duyên túm cổ tay nàng muốn nàng đứng lên, "Ngươi đừng quan tâm ý này ý nọ, cứ làm theo lời ta là được."
A Lê hoảng hốt kéo tay áo xuống, lại vỗ vỗ làn váy dính đất, hỏi, "Chàng muốn dẫn ta đi đâu?"
Tiết Duyên đáp, "Hái hoa."
Sau đó, bọn họ liền xách theo hai cái giỏ vừa mới làm xong, đi dọc theo sông nhỏ phía tây thành, hái đầy giỏ hoa.
Lúc Phùng thị về nhà, Tiết Duyên đang cầm hạt dưa ở một bên chỉ đạo A Lê dăn giỏ hoa, loại giỏ này nhỏ hơn nhiều so với các giỏ khác mà A Lê làm trước đây, vừa nhìn là biết chỉ có vẻ hào nháng bên ngoài, bên trong xen lẫn cành hoa dài, thỉnh thoảng có vài bông hoa đẹp thò đầu ra từ trên vách giỏ.
Đẹp thì rất đẹp, kiểu dáng lại mới mẻ, A Lê chống cằm nghĩ, có ai mua cái này chứ?
Phùng thị đuổi con vịt vây quanh chân nàng, xoay người khép cửa lại, sau đó đứng bên cạnh A Lê, hỏi, "Hai người đang làm gì vậy?"
A Lê nâng mặt cười dịu dàng, nói, "Bận rộn với Tiết Duyên ạ."
Nghe vậy, Tiết Duyên suýt chút nữa bị nghẹn một vỏ hạt dưa trong cổ họng, chàng vỗ vỗ bã trên tay, đưa tay nhéo chóp mũi của A Lê một cái, hung dữ nói, "Chờ gia bán được tiền rồi xử lý ngươi."
A Lê lau mũi một cái, cười với Phùng thị.
Ánh mặt trời chói chang trong sân nhỏ, trong góc tường có một giàn nho, A Hoàng nằm sấp trong bóng tối, ngơ ngác nhìn bọn họ, tấm lưng nhuốm một tia sáng màu cam lốm đốm.
—
Hoa tươi theo mùa sẽ héo theo thời gian, sáng sớm hôm sau Tiết Duyên liền dẫn A Lê ra đường bán.
Chỉ là A Lê không nghĩ rằng người có tiền trong miệng chàng lại là Vi chưởng quỹ của Yến Xuân Lâu.
Tuy Lũng huyện nhỏ nhưng cũng có ba tửu lâu, Yến Xuân, Phúc Hương, Toàn Tụ Danh.
Cả ba đều tương xứng với nhau, cũng chẳng ai có thể phân biệt được, nhưng Yến Xuân Lâu chiếm diện tích lớn nhất, có ba tầng lầu, nằm ở đầu phố chợ đèn, là một nơi thuận tiện cho mọi người ra vào.
A Lê ngửa đầu nhìn tấm biển màu vàng kia, không khỏi lo lắng, nàng cắn cắn môi, hỏi Tiết Duyên bên cạnh, "Thật sự phải vào sao?"
"Đến rồi thì vào thôi, không vào thì đứng đây làm gì." Tiết Duyên đột nhiên ngoắc ngoắc ngón tay nàng, kề sát bên tai nàng nói, "Khách đi3m này trước đây ta đã từng tới đó, sau khi vào cửa thì phía đông có một tủ rượu, phía trên bày hai đĩa muối đậu phộng muối và hạt dưa, mấy món đó không cần tiền đâu.
Nếu ngươi đói bụng thì lấy hai cái đó mà ăn, nếu không quen có người nhìn thì đuổi theo chúng ta, ngươi chạy trước, ta che chở ngươi phía sau."
A Lê bị chàng chọc cười, tức giận, "Không đứng đắn."
Tiết Duyên câu lên khóe môi, cánh tay đặt ở sau gáy A Lê, dẫn nàng đi về phía trước, nói, "Ngươi đừng sợ, cùng lắm thì không làm được chuyện thôi mà.
Chúng ta thoải mái đi ra ngoài, người nào không biết chuyện thì nghĩ chúng ta ăn no xong muốn về nhà, có thể mất mặt ở chỗ nào chứ, có phải không?"
A Lê cong mắt nói, "Trước đây không nhìn ra chàng biết ăn nói như vậy."
Tiết Duyên cụp mắt, khẽ cười, ngón tay khẽ gãi cằm nàng.
Mới sáng sớm, khách đi3m vừa mở cửa không lâu, bên trong không có nhiều thực khách, chỉ có mấy tên tạp dịch đang bận rộn cầm chổi lau nhà, trên vai tiểu nhị vắt một cái khăn tay trắng, lười biếng tựa đầu vào cầu thang để móc móng tay.
Ngoài cửa vang lên tiếng động, tiểu nhị vừa giương mắt, nhìn thấy Tiết Duyên đang xách túi gói lớn thì sửng sốt một lúc, sau đó giương mặt cười, lạch cạch chạy xuống, giũ khăn tay nói, "Ôi, Tiết Tứ gia, đã lâu không gặp, gần đây ngài thế nào?"
Hắn nghiêng đầu, lại nhìn thấy A Lê xinh đẹp đứng bên cạnh Tiết Duyên, mắt đảo qua đảo lại, lại nói, "Tiết Tứ phu nhân, gió nào thổi ngài tới đây vậy?"
Một tiếng Tiết Tứ phu nhân này khiến cả người A Lê không được tự nhiên không nói nên lời, chỉ cảm thấy tiểu nhị này nhiệt tình thì rất nhiệt tình, nhưng trong lời nói quá thảo mai, rất giả tạo.
Tiểu nhị vẫn hồn nhiên không biết điều đó, vẫn tự mình chào hỏi, dẫn Tiết Duyên đến bên cạnh bàn, nói, "Hai vị ngài đến muốn cái gì? Món hoa bầu dục[2] thế nào, heo mới được giết cách đây một canh giờ chính mắt ta nhìn thấy đấy, hoa bầu dục còn tươi, khi xào lên khẳng định rất thơm!"
Tiết Duyên có vẻ bình tĩnh, lôi kéo A Lê ngồi xuống, gõ tay lên mặt bàn, nói, "Ta tìm chưởng quỹ nhà ngươi."
Nụ cười trên mặt tiểu nhị cứng đờ trong chớp mắt, hỏi lại, "Chưởng quỹ? Vi chưởng quỹ chúng ta?"
Tiết Duyên giương cằm hỏi, "Vậy ngươi còn có chưởng quỹ nào khác nữa à?"
Vẻ mặt của tiểu nhị khó xử, "Mặt trời mới lên được một tí à, chưởng quỹ chúng ta còn đang ngủ, chưa có thức dậy đâu." Hắn chậc lưỡi, hỏi lại, "Có thể mạo muội hỏi một câu, ngài tìm Vi chưởng quỹ chúng ta là có chuyện gì vậy?"
Tiết Duyên chậm rãi rót chén trà, đẩy đến bên A Lê, trả lời, "Không thể."
A Lê nhìn sắc mặt của tiểu nhị, lúc xanh lúc trắng, giống như lập tức muốn đuổi bọn họ ra ngoài.
Cũng may Tiết Duyên ngày thường tích lũy đủ thế lực, cuối cùng, tiểu nhị vẫn thỏa hiệp, khom lưng nói một câu "Ngài chờ một chút", sau đó liền lên lầu gõ cửa.
A Lê ngồi ngay ngắn ở một bên, nhìn Tiết Duyên thản nhiên tự đắc pha trà, cảm thấy trong đầu có hơi choáng váng.
Đây là đang làm cái gì vậy?
Một khắc sau, Vi chưởng quỹ đi xuống, đánh giá Tiết Duyên một lần từ trên xuống dưới, ngồi xuống bên cạnh bàn, hỏi, "Nghe nói ngươi tìm ta?"
Ông trông khoảng hơn bốn mươi tuổi, tóc tai chỉnh tề, mặc một bộ áo bào màu sẫm có chữ Phúc, chất vải thoạt nhìn đã được trộn với tơ tằm, bóng loáng lóe lên ánh sáng.
Ông có bộ tia mép hình bát tự trên môi, khóe mắt nhăn lại vì cười, trông ông giống như một người mua bán khôn ngoan.
Tiết Duyên nói, "Ta tán gẫu với ngươi."
Vi chưởng quỹ vốn tưởng rằng chỉ là có kẻ nhàn rỗi kiếm chuyện, không muốn để ý tới, nhưng thấy vẻ mặt của Tiết Duyên bình tĩnh đang bày mưu tính kế, bản chất của thương nhân đã làm cho ông không khỏi trầm ngâm hơn một chút, sợ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.
Vi chưởng quỹ tính tình tốt, vén áo choàng ngồi bên cạnh ghế Tiết Duyên, phân phó tiểu nhị dọn lên bình hoa lài, sau đó hai người liền tán gẫu.
Nói từ chuyện trên trời dưới biển đến những chuyện nhỏ bé, ngày thường Tiết Duyên không thích nói chuyện, nhưng thuở nhỏ chàng sống trong phú quý, hiểu biết rộng, vừa mở miệng là có thể xả ra rất nhiều, A Lê ở một bên yên lặng lắng nghe, thấy Vi chưởng quỹ từ lúc mới bắt đầu chỉ thích đáp đến lúc sau trong mắt có ý tán thưởng, yên lặng liếm liếm môi.
Trước đây nàng thật sự không nhìn ra, Tiết Duyên sẽ lừa gạt như vậy.
Qua hai chén trà, hai người dần dần tiến vào cảnh đẹp, nói chuyện rất vui vẻ, đầu ngón tay của Tiết Duyên gảy vách chén, đột nhiên chuyển đề tài, hỏi, "Vi chưởng quỹ, vì sao Yến Xuân Lâu ngươi gọi là Yến Xuân Lâu?"
Vi chưởng quỹ cười ha ha nói, "Trong Trường Hận Ca có một câu Ngọc lâu yến bãi tuý hoà xuân, ta thấy hay nên lấy ra dùng."
Tiết Duyên "Ồ" một tiếng, lại hỏi, "Yến có rồi, còn Xuân đâu?"
Vi chưởng quỹ trầm ngâm nói, "Ngươi có ý gì?"
Tiết Duyên xoay người chỉ chỉ bình sứ lớn đứng ở đầu cầu thang, nó có từ thời Long Đức của tiền triều, kỹ thuật của thanh hoa[3] thượng hạng, chắc cao khoảng một người đấy, nhìn là biết vừa dày nặng mà vừa quý khí." Chàng hỏi, "Ngươi có nghĩ bình trông có đẹp không?"
Vi chưởng quỹ dừng một chút, "Ta cảm thấy đẹp đấy."
Tiết Duyên xua tay, "Không đẹp." Sau đó, nhấp một ngụm trà, chàng nói thêm, "Quá cứng nhắc, nhàm chán."
Nụ cười trên mặt Vi chưởng quỹ đã sắp không thể chịu nổi, "Không phải mọi người đều bố trí như thế sao?"
"Vấn đề là ở đây." Tiết Duyên nói, "Mọi người làm cái gì thì ngươi liền làm cái nấy, cho nên mặc dù Yến Xuân Lâu chiếm diện tích rộng nhất trong đoạn đường tốt nhất thì cũng chỉ là một trong nhưng ba tửu lâu lớn mà thôi, chứ không ngồi được vị trí long thủ.
Nếu không có gì đặc sắc, thì nó đã được định sẵn là tầm thường."
A Lê nghe thấy những lời ấy mà hết hồn, nàng nhìn thấy sắc mặt của Vi chưởng quỹ chuyển từ trời quang sang âm u, liền giận dữ quát một tiếng và đập xuống bàn đứng lên.
[1] Chao đỏ:
[2] Hoa bầu dục: Món được làm bằng gan dê, gan lợn...)
[3] Thanh hoa: Vừa có màu trắng và màu xanh, trong tiếng Anh còn được gọi là porcelain.
Theo mình thấy sứ thanh hoa sẽ có màu này, nó là loại sứ men xanh, từ thời nhà Tống đến nhà Nguyên, mà màu xanh của sứ này chỉ khi gặp trời mưa phùn thì màu xanh sẽ trong nhất và đẹp nhất, nên đồ sứ thanh hoa được nung trong tiết mưa phùn là đẹp nhất.
.
Bình luận truyện