Cây Kim Sợi Chỉ
Chương 93
Hai vợ chồng đi chơi tới tận mười giờ đêm mới thèm mò về nhà, vậy mà thầy Tài bu Tuyết vẫn đứng thơ thẩn cạnh vườn đào đợi bọn cậu. Hồi xưa cậu đi chơi về muộn thầy Tài cho cậu ăn cháo chửi ngay. Thế mà giờ cậu đi với vợ thầy chẳng càm ràm gì sất. Thầy bu dúi cho con vợ cậu túi khoai luộc để hai vợ chồng ăn đêm, xong chẳng hiểu cảm động thế nào cứ tự nhiên như ruồi lao vào ôm nó cảm ơn mới đểu chứ. Cáu hết cả người, cậu lừ mắt quát:
- Thầy Tài! Bu Tuyết! Mau tránh ra đi! Già cả rồi mà cứ thích xà nẹo vợ cậu là thế nào nhỉ? Mất cả cái thể diện của thầy bu, thích thì về phòng mà ôm nhau ý, trả vợ cho cậu đây! Bực bội!
Cậu hơi láo nhưng thầy bu cũng chẳng giận. Tâm trạng đang vui nên ông Tài nắm tay bà Tuyết đi về phòng bà. Phải bao nhiêu năm rồi ông mới nắm tay bà tình cảm như thế. Bây giờ con trai đã có ý chí, có thể kiếm tiền lo cho bu già rồi, lại có con dâu khôn nên bà Tuyết không sợ bị ông Tài đuổi ra khỏi nhà nữa. Còn giận ông chuyện năm xưa nên bà nhắn tin cho mợ Hân bảo bà sẽ nói chuyện với ông Tài xiu xíu thôi rồi lát nữa đuổi ông về phòng. Lúc đó Hân đang thay đồ, cậu Hoan cầm máy vợ chụp ảnh tự sướng để thi thoảng vợ nhớ cậu còn có hình ngắm, tình cờ đọc được tin nhắn của bu, cậu nhắn lại:
“Phận làm con nền bà, khắt khe với chồng quá thì chỉ có thiệt thân thôi bu ạ! - Kỳ Hoan.”
Bà Tuyết đọc xong tin nhắn của cậu liền bĩu môi, Hoan bê mà cũng nhắn được cái tin sâu sắc như này á? Chắc lại học mót câu đấy từ mợ chứ gì? Mợ Hân khôn thật, thảo nào cậu cưng mợ hết sảy. Đàn bà con gái ai mà không muốn được chồng chiều chuộng? Bà giận thì giận nhưng thực tình bà cũng thích được ông Tài cưng mà. Bà thôi không đuổi ông nữa, bà dịu dàng ngồi bên ông, cùng ông buôn đủ thứ chuyện về cậu Hoan. Toàn nói chuyện vui nên ông cứ nấn ná mãi chẳng chịu về phòng, rồi chuyện gì tới thì cũng phải tới thôi. Trong lúc ông đang mụ mị nhất, bà khéo léo thủ thỉ:
- Năm xưa lúc em có bầu cậu Hoan, thầy nó bỏ em, đêm nào em cũng khóc, đêm nào em cũng mong thầy nó tới, nhưng thầy nó chưa từng tới.
Hồi trước bà Tuyết từng chì chiết ông Tài bội bạc, ông chỉ tức thôi. Cái tính ông sĩ diện lắm, đâu ưa nói xẵng. Giờ bà nhẹ nhàng tâm sự như vậy ông lại thấy có lỗi. Có lẽ đó là lý do bà Tuyết trở nên đanh đá và hãm hại bà Hoa nhiều lần. Giờ bình tĩnh suy xét lại thì mọi chuyện âu cũng do ông, mê đắm bà Hoa để rồi bỏ rơi người phụ nữ đã ở bên mình trong lúc mình bị phản bội. Thấy áy náy nên từ đó ông năng xuống phòng bà hơn. Thực ra hồi xưa ông cũng có thích bà, chỉ không thích bằng bà Hoa thôi chứ không có chút cảm xúc nào thì làm sao mà có cậu Hoan? Bữa tối nào ăn cơm xong bà Tuyết cũng dụ mợ Hân ra góc riêng, kêu mợ chỉ cho bà cách nói năng lấy lòng chồng. Nhờ nghe theo lời mợ, ông Tài càng ngày càng dính bà. Cậu Hoan cũng ngày càng ra dáng nền ông. Đúng là chỉ hoen ố mà xâu được vào cây kim sắc thì vẫn may đồ ngon ơ, so về công năng thì cũng chẳng khác chỉ vàng là mấy!
Ông Tài bà Tuyết biết ơn mợ Hân nên sai người đi lùng sục khắp chốn để kiếm đào rừng loại quý và quất dáng đẹp để gửi tới nhà ông Hậu. Trước Tết Nguyên Đán hai tuần, ông và bà Tuyết còn đích thân đem một yến gạo nếp ngon, một yến đỗ xanh mẩy hạt, hai vại hành muối xuống thành phố biếu nhà thông gia. Bà Hà niềm nở cảm ơn rối rít, ông Hậu thì khó tính dữ lắm, nếu bà Hà không mời thông gia vào nhà chơi chắc ông đóng cửa tiễn khách luôn. Bà Tuyết để ý thấy ông Tài ở quê rất oai, nhưng với ông Hậu thì ông luôn cố gắng nhường nhịn. Điển hình là khi bà Hà rót trà mời khách, ông Tài không uống luôn mà lịch sự mời ông Hậu thưởng trà trước. Ông Hậu lẽ ra nên ừ một cái đáp lễ, nhưng mà ông ấy chảnh nên chỉ cầm chén trà lên nhấp một xíu. Ông Tài lại phải bắt chuyện thêm:
- Dạo này được mợ Hân chỉ bảo nên thằng Hoan nhà tôi cũng tu chí lắm ông ạ.
Ông Hậu nhếch mép cười khẩy. Con gái nhà người ta lấy chồng được chồng lo cho từ bữa ăn đến giấc ngủ. Chẳng bù cho con gái ông, lấy chồng về lại phải dạy chồng. Đến xót xa! Hồi nhỏ ở nhà Hân bám riết lấy ba, từ ngày về miền núi làm dâu con nhà người ta là lạnh nhạt với ba hẳn. Ban sáng ông gọi điện rủ Hân về, ba dắt đi sắm đồ rồi ở nhà với ba, ra Giêng hẵng về nhà chồng nhưng nó không chịu đồng ý mới tức chứ. Từ thuở Hân lọt lòng đến giờ thì đây là năm đầu tiên ông không được đón Tết với Hân. Nghĩ mà ông ứa cả nước mắt. Thời đại nào rồi còn cứ khư khư cái quan điểm phải đón Tết ở nhà chồng! Cổ hủ! Lạc hậu! Bực bội trong người nên ông giận lẫy sang cả ông bà thông gia, bọn họ cướp con gái của ông, giờ đem biếu xén vài thứ mà tưởng là êm à? Ông cáu:
- Tôi chỉ cần Tết này Hân về nhà thôi. Còn mấy thứ khác có hay không vốn chẳng quan trọng.
Bà Hà ngượng thay cho chồng, còn hai tuần nữa mới đến Tết mà sao ông xã mặc cả sớm quá vậy? Rất may ông Tài không phán xét gì cả, ông chỉ bảo:
- Chuyện nhỏ. Nếu mợ Hân thích thì Tết này tôi cho cậu mợ về ăn Tết với ông bà.
Bà Tuyết sốc. Ông Tài cũng chỉ còn duy nhất một đứa con trai, theo tập tục quê bà thì đêm Giao thừa cậu phải ở nhà cúng tổ tiên. Sang mồng Một cậu phải cùng ông Tài đi chúc Tết. Năm nay cậu xuống nhà vợ ở, người trong họ bàn tán nọ kia thì nhà bà còn tí thể diện nào nữa? Nhưng ông Tài đã quyết nên bà cũng chẳng dám can dự. Chiều muộn, khi hai người về tới biệt phủ bà mới hỏi:
- Sao ông nhượng bộ nhà thông gia dữ vậy?
- Mình nợ ơn con dâu nhiều, nhượng bộ gia đình nó một vài chuyện đâu có nhằm nhò gì?
Ông Tài thở dài giải thích. Đến giờ phút này bà Tuyết mới thấm thía tình cảm ông Tài dành cho cậu Hoan. Ông mắng cậu nhiều nhưng ông cũng thương cậu nhiều. Ông lo cho cậu từng tí một. Đến chuyện làm vui lòng nhà vợ cậu ông cũng tận tâm. Trong bữa tối, bà khéo léo kể với mọi người về chuyến đi xuống nhà Hân để cậu Hoan hiểu thêm được lòng thầy. Mợ Phượng nghe thấy thì ức nghẹn cả người. Đã có Tết năm nào thầy đích thân đem nhiều đồ ngon về biếu bu ruột của mợ thế đâu? Thầy Tài toàn đưa tiền cho mợ, kêu mợ thích mua gì thì mua thôi. Sự bất công của thầy khiến mợ cay mợ Hân khủng khiếp. Cũng tại nó mà mợ mất quyền quản lý năm xưởng gỗ nhỏ. Thầy Tài tịch thu sổ sách ở chỗ mợ xong thì gom lại với sổ sách ở chỗ thầy rồi đưa hết cho Hân. Nó giao toàn bộ sổ sách cho cậu Hoan quản lý và ích kỷ không cho mợ sơ múi xíu nào cả, khiến mợ mất một nguồn thu lớn. Sau bữa tối, mợ gọi thằng Tiến tới phòng, hất hàm hỏi:
- Mày có muốn chơi mợ Hân không?
- Ý mợ chơi là chơi như nào?
Tiến chau mày hỏi lại, mợ Phượng cười khẩy nói:
- Chơi như cái cách thằng Gù từng chơi.
- Thầy Tài! Bu Tuyết! Mau tránh ra đi! Già cả rồi mà cứ thích xà nẹo vợ cậu là thế nào nhỉ? Mất cả cái thể diện của thầy bu, thích thì về phòng mà ôm nhau ý, trả vợ cho cậu đây! Bực bội!
Cậu hơi láo nhưng thầy bu cũng chẳng giận. Tâm trạng đang vui nên ông Tài nắm tay bà Tuyết đi về phòng bà. Phải bao nhiêu năm rồi ông mới nắm tay bà tình cảm như thế. Bây giờ con trai đã có ý chí, có thể kiếm tiền lo cho bu già rồi, lại có con dâu khôn nên bà Tuyết không sợ bị ông Tài đuổi ra khỏi nhà nữa. Còn giận ông chuyện năm xưa nên bà nhắn tin cho mợ Hân bảo bà sẽ nói chuyện với ông Tài xiu xíu thôi rồi lát nữa đuổi ông về phòng. Lúc đó Hân đang thay đồ, cậu Hoan cầm máy vợ chụp ảnh tự sướng để thi thoảng vợ nhớ cậu còn có hình ngắm, tình cờ đọc được tin nhắn của bu, cậu nhắn lại:
“Phận làm con nền bà, khắt khe với chồng quá thì chỉ có thiệt thân thôi bu ạ! - Kỳ Hoan.”
Bà Tuyết đọc xong tin nhắn của cậu liền bĩu môi, Hoan bê mà cũng nhắn được cái tin sâu sắc như này á? Chắc lại học mót câu đấy từ mợ chứ gì? Mợ Hân khôn thật, thảo nào cậu cưng mợ hết sảy. Đàn bà con gái ai mà không muốn được chồng chiều chuộng? Bà giận thì giận nhưng thực tình bà cũng thích được ông Tài cưng mà. Bà thôi không đuổi ông nữa, bà dịu dàng ngồi bên ông, cùng ông buôn đủ thứ chuyện về cậu Hoan. Toàn nói chuyện vui nên ông cứ nấn ná mãi chẳng chịu về phòng, rồi chuyện gì tới thì cũng phải tới thôi. Trong lúc ông đang mụ mị nhất, bà khéo léo thủ thỉ:
- Năm xưa lúc em có bầu cậu Hoan, thầy nó bỏ em, đêm nào em cũng khóc, đêm nào em cũng mong thầy nó tới, nhưng thầy nó chưa từng tới.
Hồi trước bà Tuyết từng chì chiết ông Tài bội bạc, ông chỉ tức thôi. Cái tính ông sĩ diện lắm, đâu ưa nói xẵng. Giờ bà nhẹ nhàng tâm sự như vậy ông lại thấy có lỗi. Có lẽ đó là lý do bà Tuyết trở nên đanh đá và hãm hại bà Hoa nhiều lần. Giờ bình tĩnh suy xét lại thì mọi chuyện âu cũng do ông, mê đắm bà Hoa để rồi bỏ rơi người phụ nữ đã ở bên mình trong lúc mình bị phản bội. Thấy áy náy nên từ đó ông năng xuống phòng bà hơn. Thực ra hồi xưa ông cũng có thích bà, chỉ không thích bằng bà Hoa thôi chứ không có chút cảm xúc nào thì làm sao mà có cậu Hoan? Bữa tối nào ăn cơm xong bà Tuyết cũng dụ mợ Hân ra góc riêng, kêu mợ chỉ cho bà cách nói năng lấy lòng chồng. Nhờ nghe theo lời mợ, ông Tài càng ngày càng dính bà. Cậu Hoan cũng ngày càng ra dáng nền ông. Đúng là chỉ hoen ố mà xâu được vào cây kim sắc thì vẫn may đồ ngon ơ, so về công năng thì cũng chẳng khác chỉ vàng là mấy!
Ông Tài bà Tuyết biết ơn mợ Hân nên sai người đi lùng sục khắp chốn để kiếm đào rừng loại quý và quất dáng đẹp để gửi tới nhà ông Hậu. Trước Tết Nguyên Đán hai tuần, ông và bà Tuyết còn đích thân đem một yến gạo nếp ngon, một yến đỗ xanh mẩy hạt, hai vại hành muối xuống thành phố biếu nhà thông gia. Bà Hà niềm nở cảm ơn rối rít, ông Hậu thì khó tính dữ lắm, nếu bà Hà không mời thông gia vào nhà chơi chắc ông đóng cửa tiễn khách luôn. Bà Tuyết để ý thấy ông Tài ở quê rất oai, nhưng với ông Hậu thì ông luôn cố gắng nhường nhịn. Điển hình là khi bà Hà rót trà mời khách, ông Tài không uống luôn mà lịch sự mời ông Hậu thưởng trà trước. Ông Hậu lẽ ra nên ừ một cái đáp lễ, nhưng mà ông ấy chảnh nên chỉ cầm chén trà lên nhấp một xíu. Ông Tài lại phải bắt chuyện thêm:
- Dạo này được mợ Hân chỉ bảo nên thằng Hoan nhà tôi cũng tu chí lắm ông ạ.
Ông Hậu nhếch mép cười khẩy. Con gái nhà người ta lấy chồng được chồng lo cho từ bữa ăn đến giấc ngủ. Chẳng bù cho con gái ông, lấy chồng về lại phải dạy chồng. Đến xót xa! Hồi nhỏ ở nhà Hân bám riết lấy ba, từ ngày về miền núi làm dâu con nhà người ta là lạnh nhạt với ba hẳn. Ban sáng ông gọi điện rủ Hân về, ba dắt đi sắm đồ rồi ở nhà với ba, ra Giêng hẵng về nhà chồng nhưng nó không chịu đồng ý mới tức chứ. Từ thuở Hân lọt lòng đến giờ thì đây là năm đầu tiên ông không được đón Tết với Hân. Nghĩ mà ông ứa cả nước mắt. Thời đại nào rồi còn cứ khư khư cái quan điểm phải đón Tết ở nhà chồng! Cổ hủ! Lạc hậu! Bực bội trong người nên ông giận lẫy sang cả ông bà thông gia, bọn họ cướp con gái của ông, giờ đem biếu xén vài thứ mà tưởng là êm à? Ông cáu:
- Tôi chỉ cần Tết này Hân về nhà thôi. Còn mấy thứ khác có hay không vốn chẳng quan trọng.
Bà Hà ngượng thay cho chồng, còn hai tuần nữa mới đến Tết mà sao ông xã mặc cả sớm quá vậy? Rất may ông Tài không phán xét gì cả, ông chỉ bảo:
- Chuyện nhỏ. Nếu mợ Hân thích thì Tết này tôi cho cậu mợ về ăn Tết với ông bà.
Bà Tuyết sốc. Ông Tài cũng chỉ còn duy nhất một đứa con trai, theo tập tục quê bà thì đêm Giao thừa cậu phải ở nhà cúng tổ tiên. Sang mồng Một cậu phải cùng ông Tài đi chúc Tết. Năm nay cậu xuống nhà vợ ở, người trong họ bàn tán nọ kia thì nhà bà còn tí thể diện nào nữa? Nhưng ông Tài đã quyết nên bà cũng chẳng dám can dự. Chiều muộn, khi hai người về tới biệt phủ bà mới hỏi:
- Sao ông nhượng bộ nhà thông gia dữ vậy?
- Mình nợ ơn con dâu nhiều, nhượng bộ gia đình nó một vài chuyện đâu có nhằm nhò gì?
Ông Tài thở dài giải thích. Đến giờ phút này bà Tuyết mới thấm thía tình cảm ông Tài dành cho cậu Hoan. Ông mắng cậu nhiều nhưng ông cũng thương cậu nhiều. Ông lo cho cậu từng tí một. Đến chuyện làm vui lòng nhà vợ cậu ông cũng tận tâm. Trong bữa tối, bà khéo léo kể với mọi người về chuyến đi xuống nhà Hân để cậu Hoan hiểu thêm được lòng thầy. Mợ Phượng nghe thấy thì ức nghẹn cả người. Đã có Tết năm nào thầy đích thân đem nhiều đồ ngon về biếu bu ruột của mợ thế đâu? Thầy Tài toàn đưa tiền cho mợ, kêu mợ thích mua gì thì mua thôi. Sự bất công của thầy khiến mợ cay mợ Hân khủng khiếp. Cũng tại nó mà mợ mất quyền quản lý năm xưởng gỗ nhỏ. Thầy Tài tịch thu sổ sách ở chỗ mợ xong thì gom lại với sổ sách ở chỗ thầy rồi đưa hết cho Hân. Nó giao toàn bộ sổ sách cho cậu Hoan quản lý và ích kỷ không cho mợ sơ múi xíu nào cả, khiến mợ mất một nguồn thu lớn. Sau bữa tối, mợ gọi thằng Tiến tới phòng, hất hàm hỏi:
- Mày có muốn chơi mợ Hân không?
- Ý mợ chơi là chơi như nào?
Tiến chau mày hỏi lại, mợ Phượng cười khẩy nói:
- Chơi như cái cách thằng Gù từng chơi.
Bình luận truyện