Chung Cực Giáo Sư

Chương 72: Một lần chẳng phải sẽ biết?



Hiện tại trong dân gian truyền lưu một loại thuyết pháp: muốn học tập văn hóa Đường triều có thể đi Nhật Bản, muốn học tập văn hóa Tống triều có thể đi Hàn Quốc, muốn học tập văn hóa Nguyên triều có thể đi Mông Cổ, muốn học tập văn hóa Minh triều có thể đi My-an-ma, muốn học tập văn hóa Thanh triều có thể đi Hồng Kông, muốn học tập văn hóa dân quốc có thể đi Đài Loan.

Là ý nói: Tinh túy văn hóa Đường triều do Nhật Bản kế thừa, tinh túy văn hóa Tống triều do Nam Hàn kế thừa, tinh túy văn hóa dân quốc tất do Đài Loan kế thừa.

Như vậy, người Trung Hoa kế thừa cái gì?

Đối với văn hóa từ bên ngoài, chúng ta gạn lấy tinh hoa, bỏ đi cặn bã. Nhưng đối với văn hóa truyền thừa của chính mình, có vài người lại đi ngược, gạn lấy bã, vứt bỏ tinh hoa.

Cũng bởi vì một ít số thành phần vong bản này, mà người Trung Hoa thường xuyên bị người ngoại quốc cười nhạo, xem thường.

Fujino Saburo là chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực quốc học trong văn hóa Trung Hoa, đối với thuyết pháp, hắn hiển nhiên chấp nhận, hơn nữa còn là sâu sắc chấp nhận. Vì vậy, hiện tại trước mặt mọi người, đặt ra vấn đề này với Phương Viêm, phần nào muốn làm xấu mặt vị giáo sư trẻ tuổi này.

Cậu là giáo viên ngữ văn, cũng có thể xem là quốc học, thơ các của các người ưu mỹ như vậy, kiến thức của các người phong phú thế kia, vậy sao lại lưu truyền câu nói đó?

Tinh túy văn hóa Trung Hoa lại phải chạy đến các quốc gia khác mới có thể lĩnh hội? Đây không phải là châm chọc lớn lao nhất sao?

- Tôi cũng nghe thấy mấy lời này. - Phương Viêm thản nhiên nói. Có một số việc, phủ nhận chỉ là vô dụng, càng biểu hiện bản thân nông cạn cùng ngu xuẩn mà thôi. - Fujino Saburo nếu là nhà nghiên cứu văn hóa Trung Qua, khẳng định có nghe đến một câu: Hữu tỉnh thủy xử giai hữu liễu từ.

- Đúng vậy, tôi còn biết xuất xứ của mấy câu này. - Fujino Saburo mỉm cười gật đầu, nói. - Đây là câu nói hình dung Trung Hoa của một vị gọi là Liễu Tam, sau này trở thành tác phẩm được truyền bá rộng rãi. Phàm là nơi có nước giếng sẽ có tiếng liễu ngâm. Không thể không nói, văn hóa Trung Hoa cổ quả thực bác đại tinh thâm, khiến cho người ta hướng tới.

Fujino Saburo có hàm ý khác, hắn chỉ nói văn hóa cổ Trung Hoa bác đại tinh thâm, khiến người ta hướng tới, thế nhưng văn hóa Trung Hoa hiện tại là cái dạng gì, có còn đáng giá để người ta khao khát nữa không?

Phương Viêm hiển nhiên nghe ra thâm ý của hắn, cười cười, tiếp lời:

- Đằng giả tiên sinh từng nghe “Hữu tỉnh thủy xử giai hữu liễu từ”, vậy ngài có biết sau nó còn một câu nữa không?

Fujino Saburo biết Phương Viêm hẳn là có quan điểm phản bác của mình, nhưng là Phương Viêm không nói rõ ra, hắn cũng chỉ có thể lắc đầu nói:

- Tạm thời không biết.

- Phàm là nơi có người đều có văn minh Trung Hoa. Văn hóa Đường Triều ở Nhật Bản, văn hóa Minh Triều ở Nam Hàn. Cái này chính là nói văn hóa Trung Hoa truyền thừa tốt, toàn bộ thế giới đều học tập cùng thừa nhận. Văn hóa Trung Hoa là của quốc gia, cũng là của thế giới. Đây là niềm kiêu ngạo cùng tự hào của người Trung Hoa chúng tôi.

- Vậy sao? - Fujino Saburo không ngờ là Phương Viêm lại không biết xấu hổ xuyên tạc luận điểm của mình. Lòng thầm giận, nói. - Theo tôi được biết, những lời này cùng với lý giải của thầy Phương hoàn toàn trái ngược. Là một học giả, cũng là một người truyền thừa văn hóa, chúng ta đáng lẽ nên khiêm tốn, cẩn thận, nói đúng sự thật.

Fujino Saburo quét mắt nhìn toàn trường, nói:

- Thầy Phương, trước mặt học sinh của mình nói dối, đây cũng không phải là thói quen tốt. Thầy là nhà giáo, nếu thầy nói dối, học sinh của thầy sẽ bị ảnh hưởng không tốt… Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều hiểu rõ, hàm ý thật sự của câu nói kia chính cảm thấy tiếc nuối khi người Trung Hoa không thể bảo hộ cùng truyền thừa được nền văn hóa ưu tú mà tổ tiên mình để lại.

- Đúng vậy, vừa nãy thầy Phương Viêm có câu nói rất hay. Là quốc gia, cũng là thế giới. Chúng tôi ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa, các người vứt bã, chúng tôi nguyện bảo tồn nó lại. Một đời lại truyền một đời, rèn luyện bản thân, phát triển tri thức, mỗi ngày đề cao rèn luyện cá nhân của toàn dân tộc.

Fujino Saburo cười ha hr nhìn Phương Viêm, đồng thời cũng nhìn phần đông học sinh Chu Tước, nói:

- Vị lão tiên sinh quốc hữu Trung Hoa từng nói, sai lầm của người thời nay chính là không thích nghe răn, tựa sợ bệnh mà sợ y, thà chết không ngộ. Tại sao phải sợ thầy giấu bệnh chứ? Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm còn có thể cứu vớt được, bắt đầu từ hôm nay cố gắng… Đây không phải là phương pháp giải quyết tốt nhất sao?

- Không phải chúng ta không nguyện ý thừa nhận. Chúng ta chỉ không có biện pháp thừa nhận mà thôi. - Phương Viêm cười nói. - Fujino Saburo một mặt chụp mũ chúng tôi, mặt khác lại nói với chúng tôi lời của ngài là sự thật… Thế nhưng thực tế có đúng với lời Fujino Saburo tiên sinh nói hay không? Trong lòng tôi còn có nghi hoặc, học sinh của tôi cũng sinh lòng nghi hoặc.

- Tại sao lại có người cho rằng tinh túy văn hóa Đường triều là do Nhật Bản kế thừa, tinh túy văn hóa Tống triều là do Nam Hàn kế thừa? - Thái độ Phương Viêm ôn hòa, giọng điệu rất bình tĩnh, trên mặt còn mang theo nụ cười thản nhiên, nói. - Fujino Saburo tiên sinh nếu như thông hiểu về Trung Hoa, vậy nhất định có nghe qua một câu chuyện cổ tích…

- Trong một cái giếng hoang, có một con ếch xanh. Một ngày nọ, cạnh miệng giếng, ếch xanh gặp phải một con ba ba lớn đến từ Đông Hải. Ếch xanh tự hào nói với ba ba rằng: Anh xem, chỗ của tôi thích ý cỡ nào. Nếu tôi cao hứng, có thể nhảy khỏi giếng du ngoạn, mệt mỏi thì đi đến cạnh vách giếng nghỉ ngơi. Có thể ngâm mình trong nước, cũng có thể tản bộ trên bùn. Anh nhìn mấy con trùng, con cua, nòng nọc bên kia xem, thử hỏi ai có thể hơn được tôi? Một mình tôi chiếm lấy cái giếng hoang này, tự do tự tại cỡ nào chứ. Vì sao anh không xuống giếng du ngoạn thử một phen?

- Đối với lời mời của ếch xanh, ba ba không cho là đúng nói: Cậu nhìn thấy biển cả chưa? Biển mênh mông đâu chỉ ngàn dặm? Biển sâu thăm thẳm đâu chỉ ngàn trượng. Nước giếng có thể cạn, thế nhưng biển xanh vẫn ngàn đời như thế. Tôi muốn sống trong biển rộng, bởi vì đó mới thực sự là thế giới bao la. Cả ngày cậu chui rúc trong giếng thì làm sao biết được bầu trời này rộng lớn cỡ nào?

Nghe xong cậu chuyện cổ tích của Phương Viêm, cả phòng học thoáng chốc trở nên huyên náo.

Đám học sinh ban 9 hiển nhiên là kích động không thôi. Nghe thấy Fujino Saburo công kích truyền thừa văn hóa Trung Hoa, trong lòng bọn họ rất không vui. Thế nhưng bọn họ lại không thể đứng ra phản đối. Bởi vì đoàn giao lưu Võ Nhân là khách đường xa đến, nếu bọn họ tỏ thái độ quá đáng, nhà trường rất có thể sẽ có biện pháp trừng phạt.

Thế nhưng, Phương Viêm không sợ trừng phạt của nhà trường, hắn cũng bỏ qua đám lãnh đạo của Trung học Chu Tước đang đứng ngay trước mặt. Cái gì nên nói thì nói, cái gì nên tranh cãi thì tranh cãi. Không nhu nhược, không trốn tránh, có quan điểm, cũng có câu chuyện, ngôn từ sắc bén khiến lòng người khoan khoái không thôi.

Trên địa bàn của mình bị người ta vẽ mặt, có ai nguyện ý cho qua?

- Thầy Phương thật soái…

- Truyện của thầy Phương kể rất hay, quá đặc sắc…

- Đúng đấy, con ếch xanh trong giếng làm sao biết biển cả rộng lớn bao la?

- -------

So với đám học sinh, sắc mặt ban lãnh đạo của Trung học Chu Tước thật sự không thể xem là đẹp.

Cổ Tư Đình, tổ trưởng tổ Ngữ Văn năm 1, nhỏ giọng nói với giáo viên bên cạnh:

- Không biết chừng mực. Sao có thể nói chuyện cùng khách như vậy? Chỉ sợ mọi chuyện hỏng bét.

- Đúng vậy. Nếu khách tức giận, hủy bỏ quan hệ hữu nghị với Trung học Chu Tước chúng ta, vậy thì quá mất mặt rồi!

- Hiệu trưởng Lục, cô đứng ra nói gì đi…

Lục Triều Ca ngồi bên cạnh Matsushima, mặt không biểu tình, cũng không nói được lời nào.

Nếu như nói học sinh Trung học Chu Tước phản ứng rất vui sướng, vậy thì phản ứng của đám giáo viên Chu Tước là kinh hoảng, từ đó, có thể thấy rõ phản ứng của đoàn giao lưu Võ Nhân không gì hơn ngoài phẫn nộ.

Lúc Phương Viêm kể chuyện xua, sắc mặt của những… người quen thuộc với văn hóa Trung Hoa hoặc có thể nghe hiểu Hoa ngữ đã bắt đầu trầm xuống.

Đây là câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, trong miệng Phương Viêm, bọn họ chính là ếch xanh nhởn nhơ tự đắc ngồi ở trong giếng. Ngôn ngữ công kích như vậy, sao bọn họ có thể chấp nhận?

Một vài thành viên trong đoàn không hiểu Hoa ngữ, sau khi nghe phiên dịch giảng giải thì đều nhìn về phía Phương Viêm bằng ánh mắt tràn đầy căm thù. Đây là sỉ nhục, cũng là vũ nhục.

Sắc mặt Fujino Saburo khó chịu cực kỳ, lên tiếng:

- Đây là hành vi rất không thân thiện. Nếu như Trung học Chu Tước không thể cho chúng tôi một lời giải thích,… chúng tôi sẽ lập tức chấm dứt chuyến giao lưu lần này, hủy bỏ tất cả mọi sự hợp tác cùng Trung học Chu Tước. Hơn nữa, chúng tôi sẽ báo lại cho đại sứ quán Nhật Bản chuyện này, đòi Trung Quốc một cái công đạo.

Trong phòng học ồn ào náo động, rõ ràng chia làm ba loại cảm xúc đối lập.

Lúc đứng trên bục giảng kể câu chuyện này, Phương Viêm cũng đã thấy rõ phản ứng của tất cả mọi người.

Hắn cười ha hả, khoát tay nói:

- Fujino Saburo tiên sinh không nên kích động, tôi chỉ kể một câu chuyện cổ tích mà thôi… Xin đừng liên tưởng vô vị như vậy. Ngài không nên xem mình là nhân vật, cái này sẽ ảnh hưởng tình hữu nghị giữa hai trường.

- Vậy thầy nói… Ai là ếch xanh đáy giếng? - Fujino Saburo hung hăng hỏi. Nghĩ thầm, nếu như cậu quan tâm tình hữu nghị giữa hai trường thì đã không kể câu chuyện có tính vũ nhục như vậy.

- Thì ếch xanh dưới đáy giếng chính là ếch xanh dưới đáy giếng. - Phương Viêm thành thật đáp. - Fujino Saburo tiên sinh vì sao cứ khăng khăng đuổi theo cái vấn đề nhàm chán này không buông? Đáng lẽ chúng ta nên chú ý chính: ai là giếng hoang, ai là biển cả.

- Như vậy xin hỏi… ai là giếng hoang, ai là biển cả?"

- Văn hóa Trung Hoa đương nhiên là biển cả rồi. - Phương viêm nói.

- …

Fujino Saburo nghẹn giọng, có cảm giác sắp té xỉu tại chỗ. Văn hóa Trung Hoa là biển cả, vậy chẳng lẽ Nhật Bản là giếng hoang. Nhật Bản là giếng hoang… không phải bọn họ là ếch xanh ngồi đáy giếng sao? Đi một vòng, cuối cùng lại vũ nhục bọn họ lần nữa?

- Bất kể là Nhật Bản hay Nam Hàn, hoặc là một vài nền văn minh của các quốc gia khác, văn hóa bọn họ kế thừa chỉ là một nhánh sông trong biển cả. - Phương viêm nói. - Bất tích tiểu lưu, vô dĩ vi giang hải. Mà giang hải sở dĩ có thể xưng là Giang Hải, cũng bởi vì nó có nhiều nhánh sông, thuỷ vực rộng lớn. Tôi nói như vậy, Fujino Saburo tiên sinh sẽ không phản đối chứ?

- Sự thật có đúng như thế không? - Vẻ mặt Fujino Saburo tràn đầy trài phúng. - Trốn tránh chỉ để chứng mình các người chột dạ. Nếu như nhánh sông so biển cả bao la rộng lớn hơn thì sao, như vậy nhánh sông có còn là nhánh sông? Biển cả có còn là biển cả? Vấn đề này, chính các người bảo thủ vờ như không thấy, thế nhưng thử hỏi các người làm sao che mắt người đời?

Phương Viêm cũng cười, nói:

- Nói vậy, ngài dùng cái gì chứng minh nhánh sông so với biển cả càng thêm rộng lớn bao la?

- So sánh chẳng phải sẽ biết sao? - Fujino Saburo cười lạnh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện