Chuyện Cũ
Chương 12: Năm xưa
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lại nói ngày đó chúng tôi biết được bạn tốt của ông Tằng Tử Phồn mang họ Thái, trong lòng hết sức bất ngờ. Nếu như vị họ Thái này là đồng hương của Tằng Tử Phồn, vì sao ông nội Thái và Đường thúc công chưa bao giờ nhắc đến?
Thái Thanh Hứa không giấu được băn khoăn, ngày đó ăn xong cơm tối, cậu liền kéo ông đến phòng ngồi xuống.
“A Đáp, ông nói thật với cháu đi. Tại sao bạn học của ông Tử Phồn nói bạn tốt của ông ấy họ Thái, là người cùng thôn nữa. Ông và ông Tằng chắc chắn phải biết, tại sao cũng không nói ra?” Thái Thanh Hứa rất khi gọi ông nội là A Đáp, khi gọi như vậy giống như đang làm nũng.
Tron ánh mắt ông Thái lóe lên một cái: “Họ Thái? Bạn học của ông ấy nói như thế thật à?”
“A Đáp ông mau nói đi, Tùng Viễn và cháu thật sự cái gì cũng không tìm ra.”
Ông Thái lắc đầu: “Không thể nào là người đó, thật sự. Ông nội sẽ không làm lỡ chuyện của các cháu.”
“Ông Thái, vậy người này rốt cục là ai?” Trong lòng tôi hiếu kỳ và mong đợi nổi lên.
“Người đó à…” ngón tay ông Thái vô thức gõ gõ lên cốc trà, “Đó là chú ruột của ông, tên là Thái Văn Trạch, tự là Diệc Tuyền.”
“Ôi chao?” Thái Thanh Hứa kinh ngạc thốt lên, “Vậy chính là thân thúc công của cháu rồi? Nhưng cháu chưa từng nghe đến tên ông ấy!”
“Ừ, ông cũng… không nhớ lắm. Chú ấy là người thông minh nhất họ Thái của chúng ta thời ấy, tốt nghiệp thư viện Khê Nam xong thì đi học ở phương bắc, sau đó thời chiến mất tin tức.”
“Ý của ông là…”
“Không, ” ông Thái khoát tay áo một cái, “Hồi đó chú ấy tham quân đánh trận nên không dễ dàng mà gửi thư về nhà. Nhật Bản rút quân khỏi nước ta chú ấy có trở lại quê một lần, giúp ông tổ chức tang lễ cho mẹ. Sau đó ông ấy lại đi đánh giặc, mà lần trở về năm ấy là tham gia lễ cưới của Viễn ca… À, Viễn ca chính là Tử Phồn huynh mà ông từng nói với các cháu đấy.”
“Nghe nói hai người bọn họ là rất thân thiết, chú ấy chỉ nhỏ hơn Viễn ca gần hai tuổi, từ nhỏ đã cùng học với nhau. Lúc Viễn ca kết hôn ông vẫn nhớ, khi đó là mùa đông, rất lạnh. Buổi tối ngày hôm ấy mặt trăng vừa lớn vừa tròn nhưng sương trắng đọng lại trên vai… Chẳng khác nào tuyết lạnh, ” ông Thái chìm vào trong hồi ức, dường như nhìn thấy phong cảnh ngày đó, “chú uống rất say, nhưng không cùng mọi người trêu cô dâu chú rể mà nằm trên vai bố ông cho ông ấy cõng về. Ông đi theo sau, nghe thấy chú hình như như đang khóc, thúc ấy nằm trên lưng bố ông nói rất nhiều rất nhiều lời. Ngày hôm sau chú ấy đi, lần này đi không trở về nữa…”
“…” Không trở về nữa?
“Vậy là sao hả ông?” Thái Thanh Hứa hỏi.
Ông Thái dần thoát khỏi hồi ức, thở dài: ” Sau khi Viễn ca qua đời không lâu, nhà chúng ta cũng nhận được cáo phó của chú. Lúc chú đi thì đi một mình, lúc gửi về lại là hai tờ giấy nhẹ tênh. Một tờ là cáo phó được cắt ra từ trên báo, tờ còn lại là cáo phó do bạn bè chú ấy viết. Cáo phó của hai bọn họ được dán song song kề sát bên nhau trên bia đá đầu cầu, đủ bốn mươi chín ngày mới lấy xuống…”
Cây cầu đá kia tôi vẫn nhớ. Lần đầu tiên tới Quế Lĩnh Thái Thanh Hứa đã nói cho tôi biết, hai phía đầu cầu có hai tấm bia đá. Trên một tấm bia đá dán giấy báo trẻ mới sinh ra hay việc vui bằng giấy đỏ, tấm bia đá kia để dán cáo phó bằng giấy trắng tiễn biệt người đã khuất. Cây cầu đó gọi là cấu Nhân Sinh, từ khi sinh ra đến chết không đi qua cây cầu.
“Cho nên ông vẫn không nhắc đến ông ấy với chúng cháu?”
“Đúng vậy… Đi rồi, rất nhiều người đã đi rồi.” Bọn họ cũng đã đi qua cây cầu kia.
Manh mối cuối cùng như nhánh cỏ cứu mạng tới đây thực sự đứt mất rồi. Tôi bắt đầu nghĩ, có lẽ bản thân nên tạm dừng lại.
Tết đã tới rất gần chỉ còn cách mười ngày. Tôi muốn cùng ông trải qua mùa xuôn cuối cùng, cuối năm đưa ông đến an nghỉ ở nghĩa địa công cộng vùng ngoại ô. Tôi có thể dùng cả đời này thời gian sau này đi tìm, nhưng linh cữu của ông không thể đợi được. Họ tên khác trên bia mộ, tôi nghĩ cứ theo ước nguyện của ông, khắc ba chữ “Tằng Tử Phồn” lên…
“Cái gì? Anh phải về thị trấn ăn tết?” Nghe đến chuyện phải trở về, Thái Thanh Hứa hết sức bất ngờ.
Trong lòng tôi đã quyết định: “ừ, nhà cũ của ông anh sắp bị phá rồi, anh muốn cùng ông ăn tết ở đấy lần cuối cùng. Cuối năm anh sẽ chọn ngày đẹp cho ông an nghỉ ở nghĩa trang công cộng.”
“Cũng được, nhưng mà…”
“Đừng lo lắng, anh sẽ không từ bỏ. Chỉ là tạm thời không tra được gì, có lẽ nên từ từ một chút, đổi hướng suy nghĩ.”
Thái Thanh Hứa lặng yên chốc lát, mới nói: “Được rồi, em đưa anh về. Nhưng đầu tiên chúng ta quét tước vệ sinh nhà, còn phải dán câu đối tết, sau đó chuẩn bị cho anh thêm một chiếc giường ấm áp. Xong hết chúng ta lại trở về đưa ông anh đi được không?”
“Vẫn là em suy nghĩ chu đáo.”
Buổi tối trước khi rời Quế Lĩnh tôi không khỏi nhớ lại mấy ngày nay. Tuy rằng chỉ ngắn ngủi nửa tháng, lại dường như một giấc mộng dài
Trong mộng thời gian như quay lại hơn bảy mươi năm trước, gặp được Tằng Tử Phồn, Lư Minh Huân, Tiêu Quang Bảo, xà nhà hán sinh, Lâm Kỳ Sâm, Lâm Minh Phương và Thái Văn Trạch. Tôi từng lướt qua sinh mệnh họ trong phút chốc, cũng đứng nhìn cuộc đời ngắn ngủi của họ.
Thường nói năm xưa trôi như nước nhưng thế gian này người nào mà không đi qua như vậy.
Từ Quế Lĩnh yên tĩnh trở lại thị trấn náo nhiệt tôi thấy không quen. Dọc đường đi Thái Thanh Hứa hình như muốn khuyên tôi ở lại cùng ăn tết, nhưng mấy lời ấy chưa kịp ra khỏi miệng liền nuốt xuống. Trong lòng tôi thầm cảm kích cậu ấy đã chăm sóc, thật ra không cần tranh với ông nội khoảng thời gian này, ngày tháng sau này của chúng tôi còn dài.
Bởi vì là từ trên núi cao xuống, tôi không còn cảm nhận thấy cái lạnh của thị trấn nữa, con người quả nhiên dễ dàng thích ứng hoàn cảnh.
“Không thể coi thường, ” ngược lại Thái Thanh vội vã lo lắng, “lần trước không phải anh bị lạnh sao sao? Chờ mai em về mang chăn bông tới cho anh.”
Tôi cũng không biết phải từ chối thế nào nên nhanh chóng nói sang chuyện khác, kéo cậu ấy mua câu đối tết, sắm đồ, sau đó dành thời gian quét tước căn nhà.
Tổng vệ sinh hơn nửa ngày tôi liền mỏi eo đau lưng. Thái Thanh Hứa so với tôi hì tốt hơn nhiều, khi tôi còn đang mệt đến không đứng lên nổi cậu ấy đã đi mua bữa tối.
Bàn ăn nhà ông nội vẵn dung loại bóng đèn tròn treo dây điện cũ kĩ, không biết côn trùng từ đâu bay loạn xạ trước ánh sáng, ánh đèn mờ mịt dường như cũng muốn đung đưa cùng. Thật kỳ lạ, khi còn bé cảm thấy rất cái bàn này rất lớn, bây giờ nhìn lại hóa ra lại nhỏ bé thế. Trước đây tôi luôn ghét ăn cơm với ông và bố, cảm thấy bầu không khí quá mức nghiêm nghị. Tôi của hiện tại cố gắng nhớ lại, nhưng cũng không nhớ rõ tình cảnh lúc ấy.
“Lại nghĩ tới ông nội anh?” Thái Thanh Hứa gắp rau cho tôi.
Tôi gật đầu, ngoan ngoãn ăn đồ ăn cậu ấy gắp cho, đột nhiên phát hiện đây là lần đầu tiên hai người cùng nhau ăn cơm ở nhà. Ký ức khi xưa lại trở về, hồi nhỏ ở nhà ăn cơm cũng có người gắp đồ ăn cho tôi. Đã bao lâu rồi nhỉ? Cha mẹ ly hôn đã bao nhiêu năm, ngay cả chuyện này tôi cũng sắp nhớ không rõ.
Cơm tối xong xuôi, Thái Thanh Hứa đi đổ rác, tôi chuẩn bị dọn dẹp tiếp. Lúc mới trở về tôi đã sắp xếp tủ sách của ông nội giờ thứ tiếp theo là tủ quần áo.
Tủ quần áo ông nội là tủ gỗ kiểu cũ, trên cửa có hình hoa với chim, tôi phát hiện tủ còn rất đẹp. Mở cửa tủ ra, mùi long não ập đến, quần áo ông nội vãn được gấp gọn gàng. Ông chính là con người như vậy, luôn gọn gàng sạch sẽ, luôm tao nhã ôn hoà. Mũi tôi cay cay, không đành lòng động đến những bộ quần áo ông đã tự tay gấp
“A, Tùng Viễn, em đột nhiên nhớ ra một chuyện!” Thái Thanh Hứa trở về phát hiện tôi ngẩn người trước tủ quần áo liền đi tới.
“Có chuyện gì vậy?” Tôi quay đầu nhìn cậu ấy.
“Trước anh không phải nói từng tìm kiếm manh mối ở tủ sách sao sao? Thế nhưng những người già có vẻ thích giấu đồ vào tủ quần áo hơn. Em nhớ ông nội em giấu tiền thưởng của ông và bà nội giấu đồng bạc của bà đều để trong tường kép của tủ
“Ôi thế à?” Tôi ngạc nhiên.
Thái Thanh Hứa vò đầu: “Em cũng không biết tại sao người già lại có thói quen này, trước đây người ta làm tủ sẽ làm một lớp trước. Có vài thứ liền giấu ở tường kép bên trong vách tủ.”
Tôi nhìn kỹ lại ngăn thấp nhất để quần áo, thật sự có một mảnh vải xanh như được may vào sau!
“Muốn xem không?”
“Anh run quá …”
“Vậy em làm cho?”
“Chờ đã, em đừng động vào quần áo anh gấp… thôi để anh tự làm!”
Hai người bọn tôi như hai đứa ngốc xoắn xuýt trước tủ quần áo nửa ngày, cuối cùng Thái Thanh Hứa nhấc mấy bộ quần áo lên, tôi dùng tay lần mò tìm kiếm.
Mới đầu cũng không tìm được gì, nhưng kiêm trì tiếp sẽ có kết quả. Tôi và Thái Thanh Hứa lấy hết quần áo ra, lột lớp vải xanh kia thì thật sự có vật rơi xuống
Thái Thanh Hứa nhặt lên: “Lại là một tấm ảnh.”
Tôi nhận lấy, nhìn một cái liền phát hiện bức ảnh này khác với các bức ảnh kia, đây là một bức ảnh từng bị xé sau đó dán lại. Tấm hình này không chỉ rách nát, ở ngoài lề còn có vết bẩn rất giống màu máu dính vào, tuy rằng đã được lau chùi nhưng không thể sạch sẽ như trước. Người trong hình tôi cố nhìn sau đó nhận ra ── đó chính là Tằng Tử Phồn! Đây là một tấm hình một mình Tằng Tử Phồn đứng!
Lật tấm ảnh lại, những dòng chữ viết tay đập ngay vào mắt “Tặng Diệc Tuyền”, kí tên là “Đại Viễn xuân năm 1936”.
“Tặng Diệc Tuyền!” Đây là ảnh gửi cho ông Thái Văn Trạc, tại sao lại ở trong tay ông nội?!
Lẽ nào… Tôi và Thái Thanh Hứa liếc mắt nhìn nhau, trong lòng nổi lên hoài nghi giống nhau.
Tác giả nói:
Lương Hán Sinh là ông lão bị trúng gió…
*Tủ kiểu cũ truyện nhắc
Còn 2 chương nữa là truyện hoàn rồi.
Lại nói ngày đó chúng tôi biết được bạn tốt của ông Tằng Tử Phồn mang họ Thái, trong lòng hết sức bất ngờ. Nếu như vị họ Thái này là đồng hương của Tằng Tử Phồn, vì sao ông nội Thái và Đường thúc công chưa bao giờ nhắc đến?
Thái Thanh Hứa không giấu được băn khoăn, ngày đó ăn xong cơm tối, cậu liền kéo ông đến phòng ngồi xuống.
“A Đáp, ông nói thật với cháu đi. Tại sao bạn học của ông Tử Phồn nói bạn tốt của ông ấy họ Thái, là người cùng thôn nữa. Ông và ông Tằng chắc chắn phải biết, tại sao cũng không nói ra?” Thái Thanh Hứa rất khi gọi ông nội là A Đáp, khi gọi như vậy giống như đang làm nũng.
Tron ánh mắt ông Thái lóe lên một cái: “Họ Thái? Bạn học của ông ấy nói như thế thật à?”
“A Đáp ông mau nói đi, Tùng Viễn và cháu thật sự cái gì cũng không tìm ra.”
Ông Thái lắc đầu: “Không thể nào là người đó, thật sự. Ông nội sẽ không làm lỡ chuyện của các cháu.”
“Ông Thái, vậy người này rốt cục là ai?” Trong lòng tôi hiếu kỳ và mong đợi nổi lên.
“Người đó à…” ngón tay ông Thái vô thức gõ gõ lên cốc trà, “Đó là chú ruột của ông, tên là Thái Văn Trạch, tự là Diệc Tuyền.”
“Ôi chao?” Thái Thanh Hứa kinh ngạc thốt lên, “Vậy chính là thân thúc công của cháu rồi? Nhưng cháu chưa từng nghe đến tên ông ấy!”
“Ừ, ông cũng… không nhớ lắm. Chú ấy là người thông minh nhất họ Thái của chúng ta thời ấy, tốt nghiệp thư viện Khê Nam xong thì đi học ở phương bắc, sau đó thời chiến mất tin tức.”
“Ý của ông là…”
“Không, ” ông Thái khoát tay áo một cái, “Hồi đó chú ấy tham quân đánh trận nên không dễ dàng mà gửi thư về nhà. Nhật Bản rút quân khỏi nước ta chú ấy có trở lại quê một lần, giúp ông tổ chức tang lễ cho mẹ. Sau đó ông ấy lại đi đánh giặc, mà lần trở về năm ấy là tham gia lễ cưới của Viễn ca… À, Viễn ca chính là Tử Phồn huynh mà ông từng nói với các cháu đấy.”
“Nghe nói hai người bọn họ là rất thân thiết, chú ấy chỉ nhỏ hơn Viễn ca gần hai tuổi, từ nhỏ đã cùng học với nhau. Lúc Viễn ca kết hôn ông vẫn nhớ, khi đó là mùa đông, rất lạnh. Buổi tối ngày hôm ấy mặt trăng vừa lớn vừa tròn nhưng sương trắng đọng lại trên vai… Chẳng khác nào tuyết lạnh, ” ông Thái chìm vào trong hồi ức, dường như nhìn thấy phong cảnh ngày đó, “chú uống rất say, nhưng không cùng mọi người trêu cô dâu chú rể mà nằm trên vai bố ông cho ông ấy cõng về. Ông đi theo sau, nghe thấy chú hình như như đang khóc, thúc ấy nằm trên lưng bố ông nói rất nhiều rất nhiều lời. Ngày hôm sau chú ấy đi, lần này đi không trở về nữa…”
“…” Không trở về nữa?
“Vậy là sao hả ông?” Thái Thanh Hứa hỏi.
Ông Thái dần thoát khỏi hồi ức, thở dài: ” Sau khi Viễn ca qua đời không lâu, nhà chúng ta cũng nhận được cáo phó của chú. Lúc chú đi thì đi một mình, lúc gửi về lại là hai tờ giấy nhẹ tênh. Một tờ là cáo phó được cắt ra từ trên báo, tờ còn lại là cáo phó do bạn bè chú ấy viết. Cáo phó của hai bọn họ được dán song song kề sát bên nhau trên bia đá đầu cầu, đủ bốn mươi chín ngày mới lấy xuống…”
Cây cầu đá kia tôi vẫn nhớ. Lần đầu tiên tới Quế Lĩnh Thái Thanh Hứa đã nói cho tôi biết, hai phía đầu cầu có hai tấm bia đá. Trên một tấm bia đá dán giấy báo trẻ mới sinh ra hay việc vui bằng giấy đỏ, tấm bia đá kia để dán cáo phó bằng giấy trắng tiễn biệt người đã khuất. Cây cầu đó gọi là cấu Nhân Sinh, từ khi sinh ra đến chết không đi qua cây cầu.
“Cho nên ông vẫn không nhắc đến ông ấy với chúng cháu?”
“Đúng vậy… Đi rồi, rất nhiều người đã đi rồi.” Bọn họ cũng đã đi qua cây cầu kia.
Manh mối cuối cùng như nhánh cỏ cứu mạng tới đây thực sự đứt mất rồi. Tôi bắt đầu nghĩ, có lẽ bản thân nên tạm dừng lại.
Tết đã tới rất gần chỉ còn cách mười ngày. Tôi muốn cùng ông trải qua mùa xuôn cuối cùng, cuối năm đưa ông đến an nghỉ ở nghĩa địa công cộng vùng ngoại ô. Tôi có thể dùng cả đời này thời gian sau này đi tìm, nhưng linh cữu của ông không thể đợi được. Họ tên khác trên bia mộ, tôi nghĩ cứ theo ước nguyện của ông, khắc ba chữ “Tằng Tử Phồn” lên…
“Cái gì? Anh phải về thị trấn ăn tết?” Nghe đến chuyện phải trở về, Thái Thanh Hứa hết sức bất ngờ.
Trong lòng tôi đã quyết định: “ừ, nhà cũ của ông anh sắp bị phá rồi, anh muốn cùng ông ăn tết ở đấy lần cuối cùng. Cuối năm anh sẽ chọn ngày đẹp cho ông an nghỉ ở nghĩa trang công cộng.”
“Cũng được, nhưng mà…”
“Đừng lo lắng, anh sẽ không từ bỏ. Chỉ là tạm thời không tra được gì, có lẽ nên từ từ một chút, đổi hướng suy nghĩ.”
Thái Thanh Hứa lặng yên chốc lát, mới nói: “Được rồi, em đưa anh về. Nhưng đầu tiên chúng ta quét tước vệ sinh nhà, còn phải dán câu đối tết, sau đó chuẩn bị cho anh thêm một chiếc giường ấm áp. Xong hết chúng ta lại trở về đưa ông anh đi được không?”
“Vẫn là em suy nghĩ chu đáo.”
Buổi tối trước khi rời Quế Lĩnh tôi không khỏi nhớ lại mấy ngày nay. Tuy rằng chỉ ngắn ngủi nửa tháng, lại dường như một giấc mộng dài
Trong mộng thời gian như quay lại hơn bảy mươi năm trước, gặp được Tằng Tử Phồn, Lư Minh Huân, Tiêu Quang Bảo, xà nhà hán sinh, Lâm Kỳ Sâm, Lâm Minh Phương và Thái Văn Trạch. Tôi từng lướt qua sinh mệnh họ trong phút chốc, cũng đứng nhìn cuộc đời ngắn ngủi của họ.
Thường nói năm xưa trôi như nước nhưng thế gian này người nào mà không đi qua như vậy.
Từ Quế Lĩnh yên tĩnh trở lại thị trấn náo nhiệt tôi thấy không quen. Dọc đường đi Thái Thanh Hứa hình như muốn khuyên tôi ở lại cùng ăn tết, nhưng mấy lời ấy chưa kịp ra khỏi miệng liền nuốt xuống. Trong lòng tôi thầm cảm kích cậu ấy đã chăm sóc, thật ra không cần tranh với ông nội khoảng thời gian này, ngày tháng sau này của chúng tôi còn dài.
Bởi vì là từ trên núi cao xuống, tôi không còn cảm nhận thấy cái lạnh của thị trấn nữa, con người quả nhiên dễ dàng thích ứng hoàn cảnh.
“Không thể coi thường, ” ngược lại Thái Thanh vội vã lo lắng, “lần trước không phải anh bị lạnh sao sao? Chờ mai em về mang chăn bông tới cho anh.”
Tôi cũng không biết phải từ chối thế nào nên nhanh chóng nói sang chuyện khác, kéo cậu ấy mua câu đối tết, sắm đồ, sau đó dành thời gian quét tước căn nhà.
Tổng vệ sinh hơn nửa ngày tôi liền mỏi eo đau lưng. Thái Thanh Hứa so với tôi hì tốt hơn nhiều, khi tôi còn đang mệt đến không đứng lên nổi cậu ấy đã đi mua bữa tối.
Bàn ăn nhà ông nội vẵn dung loại bóng đèn tròn treo dây điện cũ kĩ, không biết côn trùng từ đâu bay loạn xạ trước ánh sáng, ánh đèn mờ mịt dường như cũng muốn đung đưa cùng. Thật kỳ lạ, khi còn bé cảm thấy rất cái bàn này rất lớn, bây giờ nhìn lại hóa ra lại nhỏ bé thế. Trước đây tôi luôn ghét ăn cơm với ông và bố, cảm thấy bầu không khí quá mức nghiêm nghị. Tôi của hiện tại cố gắng nhớ lại, nhưng cũng không nhớ rõ tình cảnh lúc ấy.
“Lại nghĩ tới ông nội anh?” Thái Thanh Hứa gắp rau cho tôi.
Tôi gật đầu, ngoan ngoãn ăn đồ ăn cậu ấy gắp cho, đột nhiên phát hiện đây là lần đầu tiên hai người cùng nhau ăn cơm ở nhà. Ký ức khi xưa lại trở về, hồi nhỏ ở nhà ăn cơm cũng có người gắp đồ ăn cho tôi. Đã bao lâu rồi nhỉ? Cha mẹ ly hôn đã bao nhiêu năm, ngay cả chuyện này tôi cũng sắp nhớ không rõ.
Cơm tối xong xuôi, Thái Thanh Hứa đi đổ rác, tôi chuẩn bị dọn dẹp tiếp. Lúc mới trở về tôi đã sắp xếp tủ sách của ông nội giờ thứ tiếp theo là tủ quần áo.
Tủ quần áo ông nội là tủ gỗ kiểu cũ, trên cửa có hình hoa với chim, tôi phát hiện tủ còn rất đẹp. Mở cửa tủ ra, mùi long não ập đến, quần áo ông nội vãn được gấp gọn gàng. Ông chính là con người như vậy, luôn gọn gàng sạch sẽ, luôm tao nhã ôn hoà. Mũi tôi cay cay, không đành lòng động đến những bộ quần áo ông đã tự tay gấp
“A, Tùng Viễn, em đột nhiên nhớ ra một chuyện!” Thái Thanh Hứa trở về phát hiện tôi ngẩn người trước tủ quần áo liền đi tới.
“Có chuyện gì vậy?” Tôi quay đầu nhìn cậu ấy.
“Trước anh không phải nói từng tìm kiếm manh mối ở tủ sách sao sao? Thế nhưng những người già có vẻ thích giấu đồ vào tủ quần áo hơn. Em nhớ ông nội em giấu tiền thưởng của ông và bà nội giấu đồng bạc của bà đều để trong tường kép của tủ
“Ôi thế à?” Tôi ngạc nhiên.
Thái Thanh Hứa vò đầu: “Em cũng không biết tại sao người già lại có thói quen này, trước đây người ta làm tủ sẽ làm một lớp trước. Có vài thứ liền giấu ở tường kép bên trong vách tủ.”
Tôi nhìn kỹ lại ngăn thấp nhất để quần áo, thật sự có một mảnh vải xanh như được may vào sau!
“Muốn xem không?”
“Anh run quá …”
“Vậy em làm cho?”
“Chờ đã, em đừng động vào quần áo anh gấp… thôi để anh tự làm!”
Hai người bọn tôi như hai đứa ngốc xoắn xuýt trước tủ quần áo nửa ngày, cuối cùng Thái Thanh Hứa nhấc mấy bộ quần áo lên, tôi dùng tay lần mò tìm kiếm.
Mới đầu cũng không tìm được gì, nhưng kiêm trì tiếp sẽ có kết quả. Tôi và Thái Thanh Hứa lấy hết quần áo ra, lột lớp vải xanh kia thì thật sự có vật rơi xuống
Thái Thanh Hứa nhặt lên: “Lại là một tấm ảnh.”
Tôi nhận lấy, nhìn một cái liền phát hiện bức ảnh này khác với các bức ảnh kia, đây là một bức ảnh từng bị xé sau đó dán lại. Tấm hình này không chỉ rách nát, ở ngoài lề còn có vết bẩn rất giống màu máu dính vào, tuy rằng đã được lau chùi nhưng không thể sạch sẽ như trước. Người trong hình tôi cố nhìn sau đó nhận ra ── đó chính là Tằng Tử Phồn! Đây là một tấm hình một mình Tằng Tử Phồn đứng!
Lật tấm ảnh lại, những dòng chữ viết tay đập ngay vào mắt “Tặng Diệc Tuyền”, kí tên là “Đại Viễn xuân năm 1936”.
“Tặng Diệc Tuyền!” Đây là ảnh gửi cho ông Thái Văn Trạc, tại sao lại ở trong tay ông nội?!
Lẽ nào… Tôi và Thái Thanh Hứa liếc mắt nhìn nhau, trong lòng nổi lên hoài nghi giống nhau.
Tác giả nói:
Lương Hán Sinh là ông lão bị trúng gió…
*Tủ kiểu cũ truyện nhắc
Còn 2 chương nữa là truyện hoàn rồi.
Bình luận truyện