Cô Thành Bế
Quyển 5 - Chương 8: Tựa tiên
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Giữa tháng Ba, ngoài cung truyền vào tin tức Ngụy quốc đại trưởng công chúa bệnh tình nguy kịch.
Ngụy quốc đại trưởng công chúa là con gái thứ tám của vua Thái Tông, cũng là người duy nhất còn tại thế trong số huynh đệ tỷ muội của vua Chân Tông, luôn được kim thượng kính mến. Bà tuy là hoàng nữ cao quý, song lại hiền thục cung kiệm như nhân vật trong “Liệt nữ truyện”, sau khi hạ giáng cho phò mã Lý Tuân Húc thì hiếu thuận với cha mẹ chồng, tôn trọng phu quân, đối xử với tỳ thiếp của phò mã cũng rất tử tế, coi con vợ lẽ như con mình.
Sau, phò mã Lý Tuân Húc tư thông với nhũ mẫu của đại trưởng công chúa, sau khi chuyện xảy ra, có ngôn quan kiến nghị phải nghiêm trị phò mã, thậm chí là tước tính mạng y. Chân Tông lưỡng lự, bèn gọi đại trưởng công chúa đến, hỏi dò trước: “Ta có chuyện này muốn nói với muội, nhưng lại sợ…” Còn chưa nói hết, đại trưởng công chúa đã kinh sợ hiểu ra, hỏi ngay: “Lý Tuân Húc không sao chứ ạ?”, vừa nói vừa giàn giụa nước mắt, khóc ngã xuống đất. Chân Tông bèn tha thứ cho Lý Tuân Úc, chỉ giáng y xuống làm Quân Châu đoàn luyện phó sứ.
Sau khi phò mã qua đời, đại trưởng công chúa không mặc xiêm y hoa lệ, cài trâm lộng lẫy nữa, thường ngày một lòng nuôi nấng con cái phò mã, dạy họ phải tuân thủ trung nghĩa, bởi vậy nên từ hoàng đế đến sĩ phu trong triều đều khen bà hiền đức, kim thượng còn lấy bà làm thí dụ mỗi bận dạy bảo công chúa giữ gìn phép tắc, tránh thói kiêu căng, tương lai cần tận đạo nữ tắc, kính trọng phu quân, trở thành mẫu mực nữ tử của thiên hạ.
Lần này, vừa nghe tình trạng bệnh của bà, kim thượng tức khắc sai chủ quản Ngự dược viện Trương Mậu Tắc dẫn thái y đến phủ đại trưởng công chúa khám bệnh, từ hoàng hậu, quý phi, công chúa trở xuống đều tới dinh bà chờ hỏi, vào thăm theo lễ người nhà, hoàng hậu tự mình bưng trà thuốc cho đại trưởng công chúa, thái độ cung kính như con trai con dâu bà vậy.
Thái y trở về tấu bệnh tình đại trưởng công chúa không ổn, kim thượng lập tức ngự giá đến phủ đại trưởng công chúa. Đại trưởng công chúa bấy giờ ốm nặng, đã không thể nhìn thấy gì nữa, kim thượng đau buồn, rưng rưng ghé lại giường hôn lên mắt bà, người chung quanh thấy vậy đều rơm rớm ứa lệ.
Tiếp đó, kim thượng quay sang con cháu đại trưởng công chúa, hỏi họ có nguyện vọng gì chăng, ý muốn nhân đây thăng quan tấn tước, đại trưởng công chúa nằm trên giường lại khuyên răn con trai: “Há lại có chuyện mượn bệnh mẫu thân đòi quan gia ban thưởng?” Sau, kim thượng thưởng ba ngàn lượng bạch kim, bà cũng kiên quyết từ chối không nhận.
Sau khi hồi cung, kim thượng hạ lệnh chiêu mộ lương y thiên hạ, hứa hẹn nếu trị khỏi được cho đại trưởng công chúa sẽ lập tức phong quan. Đồng thời ban cho phủ đại trưởng công chúa ngự thư chữ vàng: “Đại Bi Thiên Thủ Nhãn Bồ Tát”, còn lệnh công chúa tự tay sao chép trăm cuốn kinh thư cầu phúc cho bà… Nhưng những việc làm ấy đều không thể kéo dài sinh mệnh cho đại trưởng công chúa. Vài ngày sau, Ngụy quốc đại trưởng công chúa hoăng, kim thượng đích thân tới dinh bà khóc tế, ngừng lên triều năm ngày, truy phong bà làm Tề quốc đại trưởng công chúa, nghị bàn định thụy hiệu là “Hiến Mục”.
Để tỏ lòng tiếc thương, kim thượng thậm chí còn hạ chiếu không ăn mừng tiết càn nguyên, tể thần đều phản đối, nói không mừng ngày sinh của thánh thượng là không may mắn, kim thượng nghe đó mới thôi khăng khăng.
Do đại trưởng công chúa qua đời, tiết càn nguyên tháng Tư cũng chẳng còn náo nhiệt được như năm ngoái, tuy trình tự lễ nghi vẫn y hệt, nhưng thần sắc hoàng đế ảm đạm, những người khác cũng không thể tươi cười vui vẻ như trước đây.
Lễ mừng thiên tử giáng thế, theo lệ, tể thần suất lĩnh bá quan văn võ xếp đội tới dưới Tử Thần Điện, bái lạy chúc mừng, sau đó, tể thần nâng chung vào điện kính hoàng đế vạn thọ. Lễ xong, hoàng đế ban thưởng trà nóng cho bách quan, sau đó di giá vào trong cung, lúc này hoàng hậu đã dẫn chúng mệnh phụ kính cẩn chờ đợi trong ngoài Phúc Ninh Điện. Hoàng đế vào điện rồi, mệnh phụ sẽ bái lạy chúc mừng, phu nhân tể thần cũng có vinh dự được nâng chung vào điện chúc thọ hoàng đế, rồi buộc khăn la hồng đính tua vàng lên cánh tay thiên tử, tỏ ý chúc phúc. Sau đó, chúng phu nhân một lần nữa hạ bái rồi rời đi, tiệc rượu bày ở hành lang mé trái điện, tiếp sau nhạc lễ vang lên, tiệc ngự khai cỗ.
Hôm ấy, vị phu nhân tể thần thực hiện lễ nâng chung là phu nhân của Văn Ngạn Bác. Nâng chung chúc mừng xong, có nội thần dâng khăn la hồng đính tua vàng lên, phu nhân Văn Ngạn Bác nhận lấy, theo nghi thức buộc lên cánh tay kim thượng. Đợi bà buộc chắc rồi, kim thượng bất ngờ hỏi một câu: “Khăn la này là gấm đèn lồng?”
Thoạt tiên, Văn phu nhân sửng sốt, kế tiếp mặt đỏ tía tai, cúi người nói: “Thần thiếp sợ hãi…”
Kim thượng mỉm cười, giọng hòa nhã: “Không sao, mời phu nhân vào chỗ.”
Văn phu nhân bái tạ, cúi đầu lui ra.
Sau là mở tiệc, qua mỗi tuần rượu đều có ca múa đàn sáo và tạp kịch (*) từ khúc trợ hứng, nhưng kim thượng xem mà chẳng dậy nổi hứng thú, nghiêng đầu nói với hoàng hậu: “Hiến Mục công chúa quy tiên chưa được bao lâu, nghe mấy màn vũ khúc của giáo phường cứ cảm thấy đinh tai nhức óc.”
(*) Tạp kịch là một kiểu hài kịch thời Tống – Nguyên, phát triển thành hí khúc, mỗi vở có bốn màn, đôi lúc giữa các màn còn có phần đệm, mỗi màn dùng lời thoại và bắc khúc cùng vần cùng điệu, chủ yếu lưu hành ở Đại đô tức Bắc Kinh ngày nay.
Hoàng hậu kiến nghị: “Hay là tạm dừng hợp tấu, chỉ lệnh một, hai người thổi sáo tiêu thôi ạ, như vậy vừa có tiếng nhạc mà cũng không đến mức đinh tai nhức óc.”
“Sáo tiêu à…” Kim thượng trầm ngâm, lại như nhớ đến điều gì, nét mặt ngài dần hé nở một nụ cười nhàn nhạt, “Nhớ có một năm vào tiết càn nguyên, Tào lang cũng từng dùng sáo rồng thổi ‘Thanh bình nhạc’ trên điện, Đỗ cô nương lấy không hầu hòa theo. Tiếng sáo trầm bổng réo rắt như trúc trong gió, không hầu kỳ ảo thanh thoát như nước sông băng, tiếng hai loại đàn lúc phân lúc hợp, giao quện ăn ý, êm tai vô cùng, dư âm như hãy còn văng vẳng bên tai vậy.”
Hoàng hậu cũng mỉm cười: “Khi đó em trai thần thiếp mới chỉ là thiếu niên mười mấy, giờ đã chẳng tiện lên điện diễn tấu hiến dâng bệ hạ nữa rồi. Huống hồ, nơi này cũng khó mà tìm được một Đỗ cô nương…”
Kim thượng gật đầu, giọng rầu rầu: “Phải, giờ nghĩ lại cũng chỉ có thể cảm thán rằng lẽ ra khúc ấy nên hiện thế mà thôi.”
Đàn không hầu.
Nhập nội đô tri Trương Duy Cát đứng một bên nghe thấy, chúm chím nhỏ nhẹ thưa: “Tào lang tuy không tiện lên điện nhưng đại công tử nhà ngài ấy tuổi nay cũng chưa lớn, mới vừa tròn mười bốn, lên điện diễn tấu hẳn cũng không tính là quá thất lễ… Bữa tiệc rượu nguyên đán, hoàng hậu có lệnh thần đưa đồ ăn cho Tào công tử chờ ở bên ngoài, lúc thần tìm được cậu ấy ở Hậu uyển, thấy cậu đang ngồi trên một hòn giả sơn thổi sáo, tiếng sáo rót vào tai còn thanh khiết có hồn hơn cả nhạc công giáo phường cơ đấy ạ.”
Như thường lệ, công chúa ngồi gần bên đế hậu, nghe đến tên Tào Bình, hai mắt nàng như nước bích hồ dưới nắng xuân chiếu rọi, lấp lánh xán lạn, lúng liếng rạng rỡ. Lúc này đang vô cùng quan tâm đến vẻ mặt của kim thượng, nàng nhìn ngài chằm chằm không chớp mắt lấy một cái, chờ đợi phản ứng của ngài.
Kim thượng cũng khá hứng thú với kiến nghị này, bèn hỏi hoàng hậu: “Cậu Bình hôm nay cũng vào cung à?”
Hoàng hậu đáp: “Dạ, hiện đang theo phụ thân nó dự tiệc dưới Tử Thần Điện.”
Kim thượng lập tức bảo Nhậm Thủ Trung đứng hầu bên mình sai người đi mời Tào Bình, nghĩ ngợi rồi lại hỏi Trương Duy Cát: “Nữ tử trong giáo phường ai giỏi không hầu nhất?”
Trương Duy Cát thưa: “Tài nghệ không hầu của tiên thiều phó sứ (*) Lư Dĩnh Nương nghe được lắm ạ.”
(*) Tên một chức nữ quan bát phẩm làm việc cho dàn nhạc cung đình.
Kim thượng bèn sai người bày không hầu lên điện, tuyên Lư Dĩnh Nương vào để lát nữa hợp tấu cùng Tào Bình.
Chốc sau, có nội thần dời không hầu của giáo phường vào một góc đại điện, không hầu cao chừng ba thước, hình dạng như chiếc lược gỗ bán nguyệt, sơn đen khắc hoa thếp vàng làm trang trí, căng hai mươi lăm dây, phía dưới có bục ngồi.
Lư Dĩnh Nương và Tào Bình lần lượt vào điện, thi lễ với đế hậu, sau khi lĩnh mệnh tấu “Thanh bình nhạc”, hai người lui sang một bên, nhỏ giọng thảo luận chi tiết phối hợp hòa tấu, sau đó ai vào vị trí nấy. Lư Dĩnh Nương quỳ ra sau không hầu, cúi đầu cụp mi, giao tay chuẩn bị gảy dây, còn Tào Bình thì nhận lấy cây sáo rồng tám lỗ ngự tứ, cầm trong một tay mỉm cười đứng tại giữa điện, chưa thổi ngay mà yên lặng đợi không hầu cất tiếng.
Sau một thoáng tĩnh lặng, mười ngón tay Lư Dĩnh Nương thoắt múa, một chuỗi tiếng nhạc như những viên ngọc va chạm lẫn nhau, như dòng suối chảy trên ngọn đồi tuyết tức thì vang lên, “Thanh bình nhạc” là từ khúc đã được giáo phường tấu diễn rất nhiều lần bằng khèn và tỳ bà, lúc này được diễn dịch qua không hầu, rót vào tai nghe xuất trần đến lạ, tựa tiếng trời trên mây.
Tào Bình đợi cô tấu hết một đoạn mới từ từ đưa sáo lên bên môi. Không hầu tạm dừng âm, một giai điệu êm ái như gió nhẹ hiu hiu vút lên, nối tiếp du dương bay vào thinh không nơi đại điện, tựa một tia hơi nước xông hương mỏng manh toát ra từ mõm tượng thú vàng, tiếng nhạc như mang theo hơi thở hoa cỏ buổi tinh mơ, yên ả khoan khoái mà triền miên dai dẳng, bảng lảng uốn lượn, dụng tâm nghe kĩ sẽ cảm thấy tâm tư cũng theo đó bay bổng trong mây.
Tấu đơn hoàn tất, hai người bắt đầu hợp tấu, tiếng sáo và không hầu giao pha quấn quít, lại tựa phù dung mướt sương, lan thơm đón gió, người nghe đều nín thở yên tĩnh lắng nghe, khi thì như chạm tới gió thoảng mưa bụi, chốc lại như đứng dưới trăng lạnh mờ tỏ.
Hơn nữa, không chỉ có tiếng nhạc làm rung động lòng người, hai nhân vật tấu nhạc cũng quá đỗi tươi đẹp. Phong tư của Tào Bình thì khỏi phải bàn nhiều, Lư Dĩnh Nương cũng chỉ tầm đôi tám, dáng dấp yểu điệu, mày tựa núi xa, mắt hàm thu thủy. Trong lúc thổi sáo, Tào Bình đã nhiều lần liếc cô giữa những đoạn ngắt nghỉ, mà cô cũng từng trộm ngó Tào Bình, đến lúc ánh mắt chạm nhau, một nét son hồng phớt hờ đôi má.
Có điều, cảnh tượng này lại khiến công chúa không vui, sau cùng, nàng dứt khoát quay đi không xem Tào Bình nữa, cụp mắt mím môi, giận dỗi ra mặt.
Tấu xong một khúc, kim thượng khen: “Cậu Bình còn nhỏ tuổi mà đã học được quá nửa tuyệt kỹ cha mình rồi, tấu cùng Dĩnh Nương khúc này khá lắm, nghe ra có chút ý tứ núi trống mây ngưng.”
Chúng tần ngự đều hùa theo tán thưởng, chỉ duy công chúa không nói câu nào. Giữa chừng Tào Bình nhìn nàng mấy lần như đợi nàng đánh mắt ra hiệu, song nàng một mực mặt lạnh ngồi thẳng, mắt dõi ra trước, quật cường không chịu liếc cậu mảy may.
Mấy ngày liền sau đó đều không nghe thấy nàng nhắc đến cái tên Tào Bình hay những chuyện liên quan nữa, mãi cho đến một ngày, nàng dạo chơi tới bên Dao Tân Trì, ngẩn ngơ đưa mắt nhìn liễu khói xa xa, một lúc lâu sau, bỗng xoay phắt lại nói với ta: “Ta muốn học không hầu.”
Giữa tháng Ba, ngoài cung truyền vào tin tức Ngụy quốc đại trưởng công chúa bệnh tình nguy kịch.
Ngụy quốc đại trưởng công chúa là con gái thứ tám của vua Thái Tông, cũng là người duy nhất còn tại thế trong số huynh đệ tỷ muội của vua Chân Tông, luôn được kim thượng kính mến. Bà tuy là hoàng nữ cao quý, song lại hiền thục cung kiệm như nhân vật trong “Liệt nữ truyện”, sau khi hạ giáng cho phò mã Lý Tuân Húc thì hiếu thuận với cha mẹ chồng, tôn trọng phu quân, đối xử với tỳ thiếp của phò mã cũng rất tử tế, coi con vợ lẽ như con mình.
Sau, phò mã Lý Tuân Húc tư thông với nhũ mẫu của đại trưởng công chúa, sau khi chuyện xảy ra, có ngôn quan kiến nghị phải nghiêm trị phò mã, thậm chí là tước tính mạng y. Chân Tông lưỡng lự, bèn gọi đại trưởng công chúa đến, hỏi dò trước: “Ta có chuyện này muốn nói với muội, nhưng lại sợ…” Còn chưa nói hết, đại trưởng công chúa đã kinh sợ hiểu ra, hỏi ngay: “Lý Tuân Húc không sao chứ ạ?”, vừa nói vừa giàn giụa nước mắt, khóc ngã xuống đất. Chân Tông bèn tha thứ cho Lý Tuân Úc, chỉ giáng y xuống làm Quân Châu đoàn luyện phó sứ.
Sau khi phò mã qua đời, đại trưởng công chúa không mặc xiêm y hoa lệ, cài trâm lộng lẫy nữa, thường ngày một lòng nuôi nấng con cái phò mã, dạy họ phải tuân thủ trung nghĩa, bởi vậy nên từ hoàng đế đến sĩ phu trong triều đều khen bà hiền đức, kim thượng còn lấy bà làm thí dụ mỗi bận dạy bảo công chúa giữ gìn phép tắc, tránh thói kiêu căng, tương lai cần tận đạo nữ tắc, kính trọng phu quân, trở thành mẫu mực nữ tử của thiên hạ.
Lần này, vừa nghe tình trạng bệnh của bà, kim thượng tức khắc sai chủ quản Ngự dược viện Trương Mậu Tắc dẫn thái y đến phủ đại trưởng công chúa khám bệnh, từ hoàng hậu, quý phi, công chúa trở xuống đều tới dinh bà chờ hỏi, vào thăm theo lễ người nhà, hoàng hậu tự mình bưng trà thuốc cho đại trưởng công chúa, thái độ cung kính như con trai con dâu bà vậy.
Thái y trở về tấu bệnh tình đại trưởng công chúa không ổn, kim thượng lập tức ngự giá đến phủ đại trưởng công chúa. Đại trưởng công chúa bấy giờ ốm nặng, đã không thể nhìn thấy gì nữa, kim thượng đau buồn, rưng rưng ghé lại giường hôn lên mắt bà, người chung quanh thấy vậy đều rơm rớm ứa lệ.
Tiếp đó, kim thượng quay sang con cháu đại trưởng công chúa, hỏi họ có nguyện vọng gì chăng, ý muốn nhân đây thăng quan tấn tước, đại trưởng công chúa nằm trên giường lại khuyên răn con trai: “Há lại có chuyện mượn bệnh mẫu thân đòi quan gia ban thưởng?” Sau, kim thượng thưởng ba ngàn lượng bạch kim, bà cũng kiên quyết từ chối không nhận.
Sau khi hồi cung, kim thượng hạ lệnh chiêu mộ lương y thiên hạ, hứa hẹn nếu trị khỏi được cho đại trưởng công chúa sẽ lập tức phong quan. Đồng thời ban cho phủ đại trưởng công chúa ngự thư chữ vàng: “Đại Bi Thiên Thủ Nhãn Bồ Tát”, còn lệnh công chúa tự tay sao chép trăm cuốn kinh thư cầu phúc cho bà… Nhưng những việc làm ấy đều không thể kéo dài sinh mệnh cho đại trưởng công chúa. Vài ngày sau, Ngụy quốc đại trưởng công chúa hoăng, kim thượng đích thân tới dinh bà khóc tế, ngừng lên triều năm ngày, truy phong bà làm Tề quốc đại trưởng công chúa, nghị bàn định thụy hiệu là “Hiến Mục”.
Để tỏ lòng tiếc thương, kim thượng thậm chí còn hạ chiếu không ăn mừng tiết càn nguyên, tể thần đều phản đối, nói không mừng ngày sinh của thánh thượng là không may mắn, kim thượng nghe đó mới thôi khăng khăng.
Do đại trưởng công chúa qua đời, tiết càn nguyên tháng Tư cũng chẳng còn náo nhiệt được như năm ngoái, tuy trình tự lễ nghi vẫn y hệt, nhưng thần sắc hoàng đế ảm đạm, những người khác cũng không thể tươi cười vui vẻ như trước đây.
Lễ mừng thiên tử giáng thế, theo lệ, tể thần suất lĩnh bá quan văn võ xếp đội tới dưới Tử Thần Điện, bái lạy chúc mừng, sau đó, tể thần nâng chung vào điện kính hoàng đế vạn thọ. Lễ xong, hoàng đế ban thưởng trà nóng cho bách quan, sau đó di giá vào trong cung, lúc này hoàng hậu đã dẫn chúng mệnh phụ kính cẩn chờ đợi trong ngoài Phúc Ninh Điện. Hoàng đế vào điện rồi, mệnh phụ sẽ bái lạy chúc mừng, phu nhân tể thần cũng có vinh dự được nâng chung vào điện chúc thọ hoàng đế, rồi buộc khăn la hồng đính tua vàng lên cánh tay thiên tử, tỏ ý chúc phúc. Sau đó, chúng phu nhân một lần nữa hạ bái rồi rời đi, tiệc rượu bày ở hành lang mé trái điện, tiếp sau nhạc lễ vang lên, tiệc ngự khai cỗ.
Hôm ấy, vị phu nhân tể thần thực hiện lễ nâng chung là phu nhân của Văn Ngạn Bác. Nâng chung chúc mừng xong, có nội thần dâng khăn la hồng đính tua vàng lên, phu nhân Văn Ngạn Bác nhận lấy, theo nghi thức buộc lên cánh tay kim thượng. Đợi bà buộc chắc rồi, kim thượng bất ngờ hỏi một câu: “Khăn la này là gấm đèn lồng?”
Thoạt tiên, Văn phu nhân sửng sốt, kế tiếp mặt đỏ tía tai, cúi người nói: “Thần thiếp sợ hãi…”
Kim thượng mỉm cười, giọng hòa nhã: “Không sao, mời phu nhân vào chỗ.”
Văn phu nhân bái tạ, cúi đầu lui ra.
Sau là mở tiệc, qua mỗi tuần rượu đều có ca múa đàn sáo và tạp kịch (*) từ khúc trợ hứng, nhưng kim thượng xem mà chẳng dậy nổi hứng thú, nghiêng đầu nói với hoàng hậu: “Hiến Mục công chúa quy tiên chưa được bao lâu, nghe mấy màn vũ khúc của giáo phường cứ cảm thấy đinh tai nhức óc.”
(*) Tạp kịch là một kiểu hài kịch thời Tống – Nguyên, phát triển thành hí khúc, mỗi vở có bốn màn, đôi lúc giữa các màn còn có phần đệm, mỗi màn dùng lời thoại và bắc khúc cùng vần cùng điệu, chủ yếu lưu hành ở Đại đô tức Bắc Kinh ngày nay.
Hoàng hậu kiến nghị: “Hay là tạm dừng hợp tấu, chỉ lệnh một, hai người thổi sáo tiêu thôi ạ, như vậy vừa có tiếng nhạc mà cũng không đến mức đinh tai nhức óc.”
“Sáo tiêu à…” Kim thượng trầm ngâm, lại như nhớ đến điều gì, nét mặt ngài dần hé nở một nụ cười nhàn nhạt, “Nhớ có một năm vào tiết càn nguyên, Tào lang cũng từng dùng sáo rồng thổi ‘Thanh bình nhạc’ trên điện, Đỗ cô nương lấy không hầu hòa theo. Tiếng sáo trầm bổng réo rắt như trúc trong gió, không hầu kỳ ảo thanh thoát như nước sông băng, tiếng hai loại đàn lúc phân lúc hợp, giao quện ăn ý, êm tai vô cùng, dư âm như hãy còn văng vẳng bên tai vậy.”
Hoàng hậu cũng mỉm cười: “Khi đó em trai thần thiếp mới chỉ là thiếu niên mười mấy, giờ đã chẳng tiện lên điện diễn tấu hiến dâng bệ hạ nữa rồi. Huống hồ, nơi này cũng khó mà tìm được một Đỗ cô nương…”
Kim thượng gật đầu, giọng rầu rầu: “Phải, giờ nghĩ lại cũng chỉ có thể cảm thán rằng lẽ ra khúc ấy nên hiện thế mà thôi.”
Đàn không hầu.
Nhập nội đô tri Trương Duy Cát đứng một bên nghe thấy, chúm chím nhỏ nhẹ thưa: “Tào lang tuy không tiện lên điện nhưng đại công tử nhà ngài ấy tuổi nay cũng chưa lớn, mới vừa tròn mười bốn, lên điện diễn tấu hẳn cũng không tính là quá thất lễ… Bữa tiệc rượu nguyên đán, hoàng hậu có lệnh thần đưa đồ ăn cho Tào công tử chờ ở bên ngoài, lúc thần tìm được cậu ấy ở Hậu uyển, thấy cậu đang ngồi trên một hòn giả sơn thổi sáo, tiếng sáo rót vào tai còn thanh khiết có hồn hơn cả nhạc công giáo phường cơ đấy ạ.”
Như thường lệ, công chúa ngồi gần bên đế hậu, nghe đến tên Tào Bình, hai mắt nàng như nước bích hồ dưới nắng xuân chiếu rọi, lấp lánh xán lạn, lúng liếng rạng rỡ. Lúc này đang vô cùng quan tâm đến vẻ mặt của kim thượng, nàng nhìn ngài chằm chằm không chớp mắt lấy một cái, chờ đợi phản ứng của ngài.
Kim thượng cũng khá hứng thú với kiến nghị này, bèn hỏi hoàng hậu: “Cậu Bình hôm nay cũng vào cung à?”
Hoàng hậu đáp: “Dạ, hiện đang theo phụ thân nó dự tiệc dưới Tử Thần Điện.”
Kim thượng lập tức bảo Nhậm Thủ Trung đứng hầu bên mình sai người đi mời Tào Bình, nghĩ ngợi rồi lại hỏi Trương Duy Cát: “Nữ tử trong giáo phường ai giỏi không hầu nhất?”
Trương Duy Cát thưa: “Tài nghệ không hầu của tiên thiều phó sứ (*) Lư Dĩnh Nương nghe được lắm ạ.”
(*) Tên một chức nữ quan bát phẩm làm việc cho dàn nhạc cung đình.
Kim thượng bèn sai người bày không hầu lên điện, tuyên Lư Dĩnh Nương vào để lát nữa hợp tấu cùng Tào Bình.
Chốc sau, có nội thần dời không hầu của giáo phường vào một góc đại điện, không hầu cao chừng ba thước, hình dạng như chiếc lược gỗ bán nguyệt, sơn đen khắc hoa thếp vàng làm trang trí, căng hai mươi lăm dây, phía dưới có bục ngồi.
Lư Dĩnh Nương và Tào Bình lần lượt vào điện, thi lễ với đế hậu, sau khi lĩnh mệnh tấu “Thanh bình nhạc”, hai người lui sang một bên, nhỏ giọng thảo luận chi tiết phối hợp hòa tấu, sau đó ai vào vị trí nấy. Lư Dĩnh Nương quỳ ra sau không hầu, cúi đầu cụp mi, giao tay chuẩn bị gảy dây, còn Tào Bình thì nhận lấy cây sáo rồng tám lỗ ngự tứ, cầm trong một tay mỉm cười đứng tại giữa điện, chưa thổi ngay mà yên lặng đợi không hầu cất tiếng.
Sau một thoáng tĩnh lặng, mười ngón tay Lư Dĩnh Nương thoắt múa, một chuỗi tiếng nhạc như những viên ngọc va chạm lẫn nhau, như dòng suối chảy trên ngọn đồi tuyết tức thì vang lên, “Thanh bình nhạc” là từ khúc đã được giáo phường tấu diễn rất nhiều lần bằng khèn và tỳ bà, lúc này được diễn dịch qua không hầu, rót vào tai nghe xuất trần đến lạ, tựa tiếng trời trên mây.
Tào Bình đợi cô tấu hết một đoạn mới từ từ đưa sáo lên bên môi. Không hầu tạm dừng âm, một giai điệu êm ái như gió nhẹ hiu hiu vút lên, nối tiếp du dương bay vào thinh không nơi đại điện, tựa một tia hơi nước xông hương mỏng manh toát ra từ mõm tượng thú vàng, tiếng nhạc như mang theo hơi thở hoa cỏ buổi tinh mơ, yên ả khoan khoái mà triền miên dai dẳng, bảng lảng uốn lượn, dụng tâm nghe kĩ sẽ cảm thấy tâm tư cũng theo đó bay bổng trong mây.
Tấu đơn hoàn tất, hai người bắt đầu hợp tấu, tiếng sáo và không hầu giao pha quấn quít, lại tựa phù dung mướt sương, lan thơm đón gió, người nghe đều nín thở yên tĩnh lắng nghe, khi thì như chạm tới gió thoảng mưa bụi, chốc lại như đứng dưới trăng lạnh mờ tỏ.
Hơn nữa, không chỉ có tiếng nhạc làm rung động lòng người, hai nhân vật tấu nhạc cũng quá đỗi tươi đẹp. Phong tư của Tào Bình thì khỏi phải bàn nhiều, Lư Dĩnh Nương cũng chỉ tầm đôi tám, dáng dấp yểu điệu, mày tựa núi xa, mắt hàm thu thủy. Trong lúc thổi sáo, Tào Bình đã nhiều lần liếc cô giữa những đoạn ngắt nghỉ, mà cô cũng từng trộm ngó Tào Bình, đến lúc ánh mắt chạm nhau, một nét son hồng phớt hờ đôi má.
Có điều, cảnh tượng này lại khiến công chúa không vui, sau cùng, nàng dứt khoát quay đi không xem Tào Bình nữa, cụp mắt mím môi, giận dỗi ra mặt.
Tấu xong một khúc, kim thượng khen: “Cậu Bình còn nhỏ tuổi mà đã học được quá nửa tuyệt kỹ cha mình rồi, tấu cùng Dĩnh Nương khúc này khá lắm, nghe ra có chút ý tứ núi trống mây ngưng.”
Chúng tần ngự đều hùa theo tán thưởng, chỉ duy công chúa không nói câu nào. Giữa chừng Tào Bình nhìn nàng mấy lần như đợi nàng đánh mắt ra hiệu, song nàng một mực mặt lạnh ngồi thẳng, mắt dõi ra trước, quật cường không chịu liếc cậu mảy may.
Mấy ngày liền sau đó đều không nghe thấy nàng nhắc đến cái tên Tào Bình hay những chuyện liên quan nữa, mãi cho đến một ngày, nàng dạo chơi tới bên Dao Tân Trì, ngẩn ngơ đưa mắt nhìn liễu khói xa xa, một lúc lâu sau, bỗng xoay phắt lại nói với ta: “Ta muốn học không hầu.”
Bình luận truyện