Đế Trụ
Chương 1: Đảo loạn thái nguyên
Tháng tám năm Càn Hữu Bắc Hán thứ hai mươi là một mùa hè oi bức. Tảng sáng, vầng thái dương xuất hiện nơi chân trời chưa lâu như thiêu như đốt cả đại địa. Trên một con đường cái phía bắc Đô thành Thái Nguyên, một đám ăn mày đen đúa dơ bẩn như vừa từ dưới lòng đất trồi lên lại bắt đầu rảo dọc hai bên đường ăn xin.
Dọc theo tường thành từng túp lều cỏ tranh được dựng lên, xem ra đám dân chạy nạn từ phía Bắc đổ tới đã có tính toán định cư trường kỳ nơi này. Về phía Bắc Thái Nguyên không tới trăm dặm sớm đã là một mảnh đất hoang tàn, thiết kỵ của Liêu quốc phương Bắc cứ cách dăm ba ngày lại chạy tới Đả Thảo Cốc quấy phá giày vò dân chúng nơi đó đến mức người dân chỉ đành vứt bỏ gia nghiệp chạy đến Đô thành xin ăn.
Từ giọng nói của đám dân chạy nạn quần áo rách rưới dường như trong đó không chỉ riêng người đến từ phía Bắc, còn có người từ nơi khác. Đây chính là một góc ổ chuột dơ bẩn và phức tạp nhất trong thành Thái Nguyên, những con người sống tại đây đã trải qua đủ loại đau khổ bi ai xảy ra hàng ngày đến nước mắt cũng dần trở nên khô cằn. Loại chuyện như vì một miếng ăn mà có thể ẩu đả đánh nhau thậm chí dẫn đến thương vong họ nhìn riết cũng quen mắt, mạng người ở địa phương này là thứ ti tiện nhất.
– Đại nương xin hãy thương xót, làm việc thiện tích đức thưởng cho chút thức ăn. Chúng tôi từ phía Bắc Đại Đồng trốn chạy tới đây, trên có già dưới có trẻ, thật khổ hết biết.
Một người đàn ông quần áo mục nát giơ tay về phía một lão bà đi ngang qua trên đường.
– Các người cũng gặp tai sao?
Lão bà mặt mũi hiền lành vừa đưa tay lấy ra một cái bánh mì thô cứng từ trong rổ, vừa hỏi. Kỳ thực nhà bà cụ cũng không sung túc gì,hiện nay đang thời buổi loạn lạc cuộc sống nhà ai cũng không tốt. May là tại Thái Nguyên, Đô thành của Bắc Hán, dân chúng trong thành tuy sống kham khổ nhưng miễn cưỡng cũng qua được.
Sau khi nhận lấy cái bánh, người đàn ông xanh xao vàng vọt nuốt nước bọt ngoái nhìn ra sau lưng. Y bẻ cái bánh ra làm hai nửa, mẩu lớn thì đưa vào trong một túp lều cỏ, hai tay dâng đặt ở trước mặt một ông lão suy yếu đến hấp hối, nửa còn lại thì bẻ ra chia cho hai đứa nhỏ còn chưa cao tới đầu gối. Hai đứa bé thấy có thức ăn liền hoan hô, lập tức chộp lấy. Người đàn ông kia nhìn hai đứa nhỏ nhà mình nhai nuốt miếng bánh như hổ đói, vụng trộm nuốt nước bọt.
– Cảm ơn đại nương. Một nhà chúng tôi đến Thái Nguyên đã mười ngày rồi. Hàng ngày tôi đều đi tìm xem có việc gì để làm, đổi chút thức ăn nuôi dưỡng phụ thân và hai đứa nhỏ, tiếc là hiện tại tìm việc quá khó khăn. Đại nương, chúng tôi không phải gặp tai, mà là trốn chạy khỏi sự quấy rối tàn phá quá hung hãn của người Khiết Đan phương Bắc.
Y nói:
– Chúng tôi từ phía Bắc Đại Đồng lặn lội tới đây, dọc con đường này có thể sống sót đến Thái Nguyên trong mười người thì chỉ có ba bốn.Có thể sống sót là tốt rồi, còn sống là tốt rồi.
Y thốt lên lời cảm thán, tựa hồ còn sống đã rất thỏa mãn.
Trước một cái lều cỏ bên cạnh có một người phụ nữ tuổi còn trẻ ngồi xổm, trong lòng ôm một cái gối đầu bẩn thỉu. Cô ta còn đang không ngừng hát ru dỗ cho cái gối ngủ, ngẩng đầu lên nhìn quanh, ngại ngùng cười cười kéo quần áo trên người ra một chút, lộ ra bầu vú khô quắt bẩn đến không nhìn ra màu sắc da thịt vốn có, ấn về phía gối đầu.
– Cục cưng ngoan, cục cưng bú sữa mẹ, ăn no ngủ ngoan…
– Ôi!
Người đàn ông tới từ Đại Đồng thở dài nói:
– Nhà bọn họ là từ biên giới phía Nam trốn chạy tới, một nhà năm miệng đi đến Thái Nguyên chỉ còn cặp vợ chồng son này sống sót. Cha mẹ chồng và đứa nhỏ mới đầy một tuổi của cô ta đã chết trên đường đi rồi, sau đó thì cô ta trở nên điên loạn như vậy đấy.
Lão bà tốt bụng lau nước mắt, trong rổ của bà cũng đã trống không, không còn cái gì ăn.
Người đàn ông từ Đại Đồng ngồi chồm hổm trên đất thở dài, mạnh mẽ nện xuống đất một quyền:
– Thế đạo này, con mẹ nó căn bản là không cho người ta đường sống mà. Phương Bắc của Đại Hán quốc chúng ta quanh năm suốt tháng bị lũ người Khiết Đan đốt giết đánh cướp không chuyện ác nào không làm, hầu như mỗi ngày đều kéo đến Đả Thảo Cốc tàn phá khiến cho trong vòng trăm dặm đến một bóng người sống cũng không thấy, vắng vẻ đìu hiu. Phía Tây lại có hai con sói đói Tây Hạ và Thổ Phiên,luôn chờ chực ăn tươi nuốt sống. Phương Nam thì gặp phải tên Quách Uy nhà Hậu Chu càng muốn một mạch diệt sạch Đại Hán chúng ta mới cam tâm. Mấy năm nay nếu không có Đại Tướng Quân Vương chống đỡ ở phía Nam, chỉ sợ sớm đã diệt quốc rồi! Đáng tiếc… bây giờ ngay cả Đại Tướng Quân Vương cũng đã…
Lão bà khẩn trương huých người đàn ông Đại Đồng một cái:
– Xuỵt! Đây là Đô thành, ngay dưới chân Thiên tử, ngàn vạn lần chớ nói lung tung.
Người đàn ông lập tức tỉnh táo, y nhòm ngó chung quanh một chút, nói với vẻ mặt áy náy:
– Cái miệng trời đánh của tôi! Thôi thôi, tôi lại đi xung quanh xem có tìm được công việc làm gì không.
Y đứng lên vái chào lão bà, vỗ mạnh lên người phủi đi lớp bụi đất bám chặt trên vải, lững thững rời đi.
Lão bà thoáng nhìn qua người phụ nữ trẻ tuổi đang ngồi xổm trên đất đút sữa cho cái gối đầu, lắc đầu thổn thức không thôi.
Cả một khoảng đất lớn gần đó đều bị dân chạy nạn từ các địa phương chiếm cứ, đủ loại tiếng ồn huyên náo, có tiếng trẻ con khóc lóc, tiếng đàn ông chửi tục, tiếng phụ nữ tuyệt vọng nức nở, lẫn lộn đan xen vào nhau. Mà tòa kiến trúc xây dựng ở tận cuối con đường này chính là một nơi rất trọng yếu của Thái Nguyên, song vì nguyên nhân dân chạy nạn chiếm cứ ở phụ cận, có rất ít người quyền quý ngồi kiệu hoặc cưỡi ngựa đi qua. Lúc đầu thường cách một đoạn thời gian sẽ có quan lớn dẫn quân tốt tiến vào trong đó, mang ra một nhóm người giải đến trước lầu canh chém đầu.
Nơi đó, chính là thiên lao của Bắc Hán quốc.
Mấy ngày này, dường như đám tử tù trong thiên lao cũng không có người để ý tới. Đương kim Hoàng đế Bắc Hán quốc Lưu Nghiệp bệnh nặng, đã lâu không vào triều chấp chính. Lưu Nghiệp lần lữa không ra quyết định dứt khoát truyền ngôi vị Hoàng đế cho Thái tử hay là cho Tứ hoàng tử – vị Hoàng tử mà ông ta thích nhất, cho nên mười một đứa con trai của ông ta kéo bè kéo cánh mưu toan tranh đoạt đế vị,khắp triều đình chướng khí mù mịt.
Đương nhiên, trong chuyện này không có phần tham dự của đứa con thứ chín của Lưu Nghiệp, cũng chính là Đại Tướng Quân Vương trong miệng người đàn ông Đại Đồng kia, Lưu Lăng!
Giữa các Hoàng tử thì cuộc tranh đoạt đế vị của Thái tử Lưu Tranh và Tứ hoàng tử Lưu Hoán là kịch liệt căng thẳng nhất, đại bộ phận văn võ cả triều đều bị hai vị Hoàng tử này lôi kéo. Thái tử Lưu Tranh là do Hoàng hậu Trần thị thân sinh, mà Trần thị lại từng có ân cứu mạng với Hoàng đế Lưu Nghiệp. Trước khi Trần thị bệnh nặng qua đời đã cầu xin Lưu Nghiệp lập Lưu Tranh làm Thái tử, Lưu Nghiệp không đành lòng để ái thê mang theo nỗi tiếc nuối mà ra đi bèn đáp ứng. Nhưng Lưu Tranh trời sinh tính tình lạnh bạc, chẳng những dọa nam nạt nữ, thậm chí phi tử của Phụ hoàng hắn cũng dám cợt nhả, văn võ bá quan trong triều dưới sự bức hiếp của hắn không ít người đành hạ mình đầu phục.
Một vị khác đủ sức tranh đoạt ngôi vị Hoàng đế với Tứ hoàng tử Lưu Hoán, chính là huynh đệ cùng một mẹ sinh ra của y, Đại Tướng Quân Vương – Lưu Lăng. Y ở trong triều đình có danh tiếng không tệ, lại càng chẳng nề hà vung tiền cho nên có không ít đại thần sáng tối giúp y bày mưu tính kế. Song, điều đáng nói nhất chính là, vị Tứ hoàng tử này dường như không hề quan tâm đến sự sống chết của bào đệ Lưu Lăng của mình, hai năm qua chưa một lần đến thiên lao thăm Lưu Lăng. Còn vị Đại Tướng Quân Vương trấn thủ Nam Cương bị nhốt trong thiên lao suốt hai năm qua, cũng giống như bị ngăn cách với trần thế, không hề có chút tin tức nào truyền tới.
Đại Tướng Quân Vương – Lưu Lăng cũng coi như là kỳ tài ngút trời, từ mười sáu tuổi bắt đầu lãnh binh cho tới nay chưa từng bại trận.Nếu không có hắn trấn thủ biên cương phương Nam, chỉ sợ kỵ binh Hậu Chu đã sớm giẫm bằng Thái Nguyên rồi. Hoàng đế Hậu Chu Quách Uy nhiều lần ngự giá thân chinh tiến Bắc phạt Hán, đều bị Lưu Lăng chống chọi ngăn lại ở ngoài biên quan. Nếu không nhờ Lưu Lăng thủ vững ở đấy, mười hai Châu của Bắc Hán sớm đã thành vật trong tay Quách Uy.
Vậy mà vị Đại Tướng Quân Vương – Lưu Lăng này lại bị giam giữ trong tòa thiên lao kia gần hai năm!
Cũng may trong hai năm qua, Quách Uy của Hậu Chu thân thể ngày càng lụn bại, không còn sức hưng binh Bắc phạt.
Có thể hạ lệnh bắt giam người giữ vai trò bình chướng của biên cương Bắc Hán quốc nhốt trong thiên lao, tất nhiên chỉ có đương kim Hoàng đế Lưu Nghiệp. Tuy rằng quân công của Lưu Lăng cái thế, nhưng không rõ vì sao Hoàng đế Lưu Nghiệp không thích hắn. Vào ngày hội Trung Thu hai năm trước, Lưu Lăng vì một lời không hợp với Thái tử Lưu Hoán mà giận dữ tát Thái tử, đánh rụng hai cái răng của Thái tử, lại ở trước mặt mọi người nhục mạ Thái tử là cẩu tạp chủng, chính lời này đã chọc cho Hoàng đế Lưu Nghiệp hạ lệnh cách chức Lưu Lăng biếm thành thứ dân, đánh vào thiên lao chờ xét xử.
Nhưng hai năm qua đi, Lưu Lăng ở trong lao lại như một con người bị lãng quên không ai đoái hoài tới.
Chính lúc lão bà kia sau khi cảm khái mới đi được không xa, bỗng một tiếng quát to vang lên lập tức áp xuống mọi âm thanh ồn ào nhốn nháo của cả trại dân tị nạn. Mọi người ngẩng đầu nhìn về phía xa, liền thấy mấy chục con ngựa to lớn đang tung vó đạp đất lao đến. Những tuấn mã này rõ ràng cường tráng hơn giống ngựa thường rất nhiều, chẳng những thân cao thể kiện, càng có thêm một cỗ khí thế chấn kinh lòng người. Một đoàn binh lính đội mũ mặc giáp thuần một sắc đỏ thẫm ngồi trên lưng ngựa, vây quanh một người đàn ông trung niên mặc ngũ long đoàn bào hoàng sắc gào thét mà qua.
Hai gã kỵ binh đi trước mở đường, một bên dùng roi quật những dân chạy nạn chưa kịp nhường đường, một bên hô to.
– Chính Vương điện hạ giá lâm, còn không nhường đường!
Kỵ binh đi đầu vung xuống một roi, lập tức khiến cho dân chạy nạn tránh không kịp da tróc thịt bong. Vốn đã áo không đủ che thân, roi này quất xuống chẳng khác nào trực tiếp quất lên da thịt. Dân chạy nạn lao nhao chạy trốn sang một bên, nhìn những con ngựa cao to đi qua gần sát bên người sợ tới mức mặt mũi trắng bệch.
Thấy mấy chục tên kỵ binh bảo hộ Chính Vương ào ạt đi rồi, đám dân chạy nạn bắt đầu ầm ĩ bàn tán. Có người còn hướng tới bóng lưng của Chính Vương phun nhổ nước miếng, hùng hổ văng đầy lời thô tục.
Chính Vương nhị hoàng tử Lưu Trác dưới sự hộ vệ của mấy chục tên thân binh lao thẳng đến thiên lao, từ xa đã nhìn thấy mấy tên quân tốt đến khôi giáp cũng không chỉnh tề ngăn đón ở phía trước. Một tên Ngũ trưởng thủ vệ thiên lao cạy cạy thịt dính trong hàm răng rồi há mồm nhổ ra, căn dặn thủ hạ nhanh dọn dẹp rượu thịt trên bàn rồi mới đến trước cửa thiên lao đứng.
– Người nào to gan như vậy, dám cưỡi ngựa xông vào trọng địa thiên lao!
Ngũ trưởng rướn cổ rống một tiếng, trả lời gã là một tiếng roi ngựa đánh xuống!
– Tên lưu manh nhà ngươi! Không biết đây là Chính Vương điện hạ sao?
Tên thân binh đánh người lập tức nhảy xuống ngựa, tung một cước đạp văng gã Ngũ trưởng ra ngoài mấy mét.
– Mau mở cửa thiên lao, bằng không ta sẽ cắt đầu của ngươi!
Tên thân binh rút ra yêu đao hung ác quát.
Lúc này, Nhị hoàng tử Chính Vương Lưu Trác ngồi ngay ngắn trên ngựa màu mận chín giơ lên một thanh bảo kiếm trong tay nói:
– Ta, Nhị Hoàng tử Lưu Trác, phụng mệnh Bệ hạ chấp Thiên Tử Kiếm đến thẩm vấn tội thần Lưu Lăng!
Gã Ngũ trưởng kia đương nhiên không nhận biết Nhị hoàng tử Chính Vương điện hạ cái gì, càng không biết Thiên Tử Kiếm là cái đồ bỏ gì. Cho dù cả hai đều là giả gã cũng không phân biệt được, tuy nhiên vừa rồi chịu một roi một cước kia là sự thật rõ ràng, cho nên gã vội vàng cung kính quỳ xuống dập đầu, sau đó chạy đến đại môn của thiên lao mở ra.
Chính Vương Lưu Trác vung tay lên, mấy chục tên thân binh không cả xuống ngựa đã trực tiếp vọt vào. Tên thân binh ra tay hành hung trái lại không đi vào, mà vác yêu đao nhìn chằm chằm thủ tốt thiên lao, ánh mắt sắt lạnh như băng mang theo sát khí khiến mấy tên thủ tốt hết sức bứt rứt, nhưng không ai dám bước ra lên tiếng, đều túm tụm chui rúc ở một bên.
Trưởng giám ngục mới từ trên người một nữ tử yên hoa đứng lên, cửa phòng đã bị người đạp văng.
– Chính Vương điện hạ phụng chỉ thẩm vấn tội thần Lưu Lăng, khẩn trương đi mở cửa lao!
Ba tên thân binh lộ ra yêu đao sáng loáng như sói như hổ xông tới, hai người trong đó không nói tiếng nào với tên Trưởng giám ngục còn đang ở truồng liền bước đi, người còn lại lục soát trong phòng gã tìm ra được một xâu lớn chìa khóa, lập tức bước nhanh ra ngoài. Nữ tử yên hoa kia bị dọa đến đờ đẫn, quên cả kéo chăn che người, một cặp vú rũ xuống còn đang đong đưa tới lui.
Sâu bên trong thiên lao có một gian phòng giam khá sạch sẽ, một thanh niên trẻ tuổi anh tuấn chừng trên dưới hai mươi đang ngồi ngay ngắn trên ghế đọc sách. Bày biện trong phòng tuy rằng đơn sơ nhưng rất sạch sẽ, điều kiện so với những phòng giam khác thật ra tốt hơn không ít. Nam nhân trẻ tuổi mặc trên người y phục màu xanh, tóc đen dài đến thắt lưng tùy ý buộc lại sau ót, hắn tựa hồ không thèm để ý đến những tiếng ồn ào bên ngoài, chỉ an tĩnh đọc quyển Lã Thị Xuân Thu trong tay.
Một tiểu nha hoàn tướng mạo xinh đẹp lại không mất vẻ thanh thuần đứng sau lưng hắn nhẹ nhàng phe phẩy quạt lông, mày mắt đầy tình ý.
Tiếng xích sắt lạo xạo vang lên, cửa lao mở ra. Lưu Trác một thân ngũ long đoàn bào hoàng sắc bước vào nhà tù, vừa vung ống tay áo xua đuổi ruồi muỗi vừa nói:
– Cửu đệ của ta ơi, đệ sống có vẻ rất an nhàn nha!
Dọc theo tường thành từng túp lều cỏ tranh được dựng lên, xem ra đám dân chạy nạn từ phía Bắc đổ tới đã có tính toán định cư trường kỳ nơi này. Về phía Bắc Thái Nguyên không tới trăm dặm sớm đã là một mảnh đất hoang tàn, thiết kỵ của Liêu quốc phương Bắc cứ cách dăm ba ngày lại chạy tới Đả Thảo Cốc quấy phá giày vò dân chúng nơi đó đến mức người dân chỉ đành vứt bỏ gia nghiệp chạy đến Đô thành xin ăn.
Từ giọng nói của đám dân chạy nạn quần áo rách rưới dường như trong đó không chỉ riêng người đến từ phía Bắc, còn có người từ nơi khác. Đây chính là một góc ổ chuột dơ bẩn và phức tạp nhất trong thành Thái Nguyên, những con người sống tại đây đã trải qua đủ loại đau khổ bi ai xảy ra hàng ngày đến nước mắt cũng dần trở nên khô cằn. Loại chuyện như vì một miếng ăn mà có thể ẩu đả đánh nhau thậm chí dẫn đến thương vong họ nhìn riết cũng quen mắt, mạng người ở địa phương này là thứ ti tiện nhất.
– Đại nương xin hãy thương xót, làm việc thiện tích đức thưởng cho chút thức ăn. Chúng tôi từ phía Bắc Đại Đồng trốn chạy tới đây, trên có già dưới có trẻ, thật khổ hết biết.
Một người đàn ông quần áo mục nát giơ tay về phía một lão bà đi ngang qua trên đường.
– Các người cũng gặp tai sao?
Lão bà mặt mũi hiền lành vừa đưa tay lấy ra một cái bánh mì thô cứng từ trong rổ, vừa hỏi. Kỳ thực nhà bà cụ cũng không sung túc gì,hiện nay đang thời buổi loạn lạc cuộc sống nhà ai cũng không tốt. May là tại Thái Nguyên, Đô thành của Bắc Hán, dân chúng trong thành tuy sống kham khổ nhưng miễn cưỡng cũng qua được.
Sau khi nhận lấy cái bánh, người đàn ông xanh xao vàng vọt nuốt nước bọt ngoái nhìn ra sau lưng. Y bẻ cái bánh ra làm hai nửa, mẩu lớn thì đưa vào trong một túp lều cỏ, hai tay dâng đặt ở trước mặt một ông lão suy yếu đến hấp hối, nửa còn lại thì bẻ ra chia cho hai đứa nhỏ còn chưa cao tới đầu gối. Hai đứa bé thấy có thức ăn liền hoan hô, lập tức chộp lấy. Người đàn ông kia nhìn hai đứa nhỏ nhà mình nhai nuốt miếng bánh như hổ đói, vụng trộm nuốt nước bọt.
– Cảm ơn đại nương. Một nhà chúng tôi đến Thái Nguyên đã mười ngày rồi. Hàng ngày tôi đều đi tìm xem có việc gì để làm, đổi chút thức ăn nuôi dưỡng phụ thân và hai đứa nhỏ, tiếc là hiện tại tìm việc quá khó khăn. Đại nương, chúng tôi không phải gặp tai, mà là trốn chạy khỏi sự quấy rối tàn phá quá hung hãn của người Khiết Đan phương Bắc.
Y nói:
– Chúng tôi từ phía Bắc Đại Đồng lặn lội tới đây, dọc con đường này có thể sống sót đến Thái Nguyên trong mười người thì chỉ có ba bốn.Có thể sống sót là tốt rồi, còn sống là tốt rồi.
Y thốt lên lời cảm thán, tựa hồ còn sống đã rất thỏa mãn.
Trước một cái lều cỏ bên cạnh có một người phụ nữ tuổi còn trẻ ngồi xổm, trong lòng ôm một cái gối đầu bẩn thỉu. Cô ta còn đang không ngừng hát ru dỗ cho cái gối ngủ, ngẩng đầu lên nhìn quanh, ngại ngùng cười cười kéo quần áo trên người ra một chút, lộ ra bầu vú khô quắt bẩn đến không nhìn ra màu sắc da thịt vốn có, ấn về phía gối đầu.
– Cục cưng ngoan, cục cưng bú sữa mẹ, ăn no ngủ ngoan…
– Ôi!
Người đàn ông tới từ Đại Đồng thở dài nói:
– Nhà bọn họ là từ biên giới phía Nam trốn chạy tới, một nhà năm miệng đi đến Thái Nguyên chỉ còn cặp vợ chồng son này sống sót. Cha mẹ chồng và đứa nhỏ mới đầy một tuổi của cô ta đã chết trên đường đi rồi, sau đó thì cô ta trở nên điên loạn như vậy đấy.
Lão bà tốt bụng lau nước mắt, trong rổ của bà cũng đã trống không, không còn cái gì ăn.
Người đàn ông từ Đại Đồng ngồi chồm hổm trên đất thở dài, mạnh mẽ nện xuống đất một quyền:
– Thế đạo này, con mẹ nó căn bản là không cho người ta đường sống mà. Phương Bắc của Đại Hán quốc chúng ta quanh năm suốt tháng bị lũ người Khiết Đan đốt giết đánh cướp không chuyện ác nào không làm, hầu như mỗi ngày đều kéo đến Đả Thảo Cốc tàn phá khiến cho trong vòng trăm dặm đến một bóng người sống cũng không thấy, vắng vẻ đìu hiu. Phía Tây lại có hai con sói đói Tây Hạ và Thổ Phiên,luôn chờ chực ăn tươi nuốt sống. Phương Nam thì gặp phải tên Quách Uy nhà Hậu Chu càng muốn một mạch diệt sạch Đại Hán chúng ta mới cam tâm. Mấy năm nay nếu không có Đại Tướng Quân Vương chống đỡ ở phía Nam, chỉ sợ sớm đã diệt quốc rồi! Đáng tiếc… bây giờ ngay cả Đại Tướng Quân Vương cũng đã…
Lão bà khẩn trương huých người đàn ông Đại Đồng một cái:
– Xuỵt! Đây là Đô thành, ngay dưới chân Thiên tử, ngàn vạn lần chớ nói lung tung.
Người đàn ông lập tức tỉnh táo, y nhòm ngó chung quanh một chút, nói với vẻ mặt áy náy:
– Cái miệng trời đánh của tôi! Thôi thôi, tôi lại đi xung quanh xem có tìm được công việc làm gì không.
Y đứng lên vái chào lão bà, vỗ mạnh lên người phủi đi lớp bụi đất bám chặt trên vải, lững thững rời đi.
Lão bà thoáng nhìn qua người phụ nữ trẻ tuổi đang ngồi xổm trên đất đút sữa cho cái gối đầu, lắc đầu thổn thức không thôi.
Cả một khoảng đất lớn gần đó đều bị dân chạy nạn từ các địa phương chiếm cứ, đủ loại tiếng ồn huyên náo, có tiếng trẻ con khóc lóc, tiếng đàn ông chửi tục, tiếng phụ nữ tuyệt vọng nức nở, lẫn lộn đan xen vào nhau. Mà tòa kiến trúc xây dựng ở tận cuối con đường này chính là một nơi rất trọng yếu của Thái Nguyên, song vì nguyên nhân dân chạy nạn chiếm cứ ở phụ cận, có rất ít người quyền quý ngồi kiệu hoặc cưỡi ngựa đi qua. Lúc đầu thường cách một đoạn thời gian sẽ có quan lớn dẫn quân tốt tiến vào trong đó, mang ra một nhóm người giải đến trước lầu canh chém đầu.
Nơi đó, chính là thiên lao của Bắc Hán quốc.
Mấy ngày này, dường như đám tử tù trong thiên lao cũng không có người để ý tới. Đương kim Hoàng đế Bắc Hán quốc Lưu Nghiệp bệnh nặng, đã lâu không vào triều chấp chính. Lưu Nghiệp lần lữa không ra quyết định dứt khoát truyền ngôi vị Hoàng đế cho Thái tử hay là cho Tứ hoàng tử – vị Hoàng tử mà ông ta thích nhất, cho nên mười một đứa con trai của ông ta kéo bè kéo cánh mưu toan tranh đoạt đế vị,khắp triều đình chướng khí mù mịt.
Đương nhiên, trong chuyện này không có phần tham dự của đứa con thứ chín của Lưu Nghiệp, cũng chính là Đại Tướng Quân Vương trong miệng người đàn ông Đại Đồng kia, Lưu Lăng!
Giữa các Hoàng tử thì cuộc tranh đoạt đế vị của Thái tử Lưu Tranh và Tứ hoàng tử Lưu Hoán là kịch liệt căng thẳng nhất, đại bộ phận văn võ cả triều đều bị hai vị Hoàng tử này lôi kéo. Thái tử Lưu Tranh là do Hoàng hậu Trần thị thân sinh, mà Trần thị lại từng có ân cứu mạng với Hoàng đế Lưu Nghiệp. Trước khi Trần thị bệnh nặng qua đời đã cầu xin Lưu Nghiệp lập Lưu Tranh làm Thái tử, Lưu Nghiệp không đành lòng để ái thê mang theo nỗi tiếc nuối mà ra đi bèn đáp ứng. Nhưng Lưu Tranh trời sinh tính tình lạnh bạc, chẳng những dọa nam nạt nữ, thậm chí phi tử của Phụ hoàng hắn cũng dám cợt nhả, văn võ bá quan trong triều dưới sự bức hiếp của hắn không ít người đành hạ mình đầu phục.
Một vị khác đủ sức tranh đoạt ngôi vị Hoàng đế với Tứ hoàng tử Lưu Hoán, chính là huynh đệ cùng một mẹ sinh ra của y, Đại Tướng Quân Vương – Lưu Lăng. Y ở trong triều đình có danh tiếng không tệ, lại càng chẳng nề hà vung tiền cho nên có không ít đại thần sáng tối giúp y bày mưu tính kế. Song, điều đáng nói nhất chính là, vị Tứ hoàng tử này dường như không hề quan tâm đến sự sống chết của bào đệ Lưu Lăng của mình, hai năm qua chưa một lần đến thiên lao thăm Lưu Lăng. Còn vị Đại Tướng Quân Vương trấn thủ Nam Cương bị nhốt trong thiên lao suốt hai năm qua, cũng giống như bị ngăn cách với trần thế, không hề có chút tin tức nào truyền tới.
Đại Tướng Quân Vương – Lưu Lăng cũng coi như là kỳ tài ngút trời, từ mười sáu tuổi bắt đầu lãnh binh cho tới nay chưa từng bại trận.Nếu không có hắn trấn thủ biên cương phương Nam, chỉ sợ kỵ binh Hậu Chu đã sớm giẫm bằng Thái Nguyên rồi. Hoàng đế Hậu Chu Quách Uy nhiều lần ngự giá thân chinh tiến Bắc phạt Hán, đều bị Lưu Lăng chống chọi ngăn lại ở ngoài biên quan. Nếu không nhờ Lưu Lăng thủ vững ở đấy, mười hai Châu của Bắc Hán sớm đã thành vật trong tay Quách Uy.
Vậy mà vị Đại Tướng Quân Vương – Lưu Lăng này lại bị giam giữ trong tòa thiên lao kia gần hai năm!
Cũng may trong hai năm qua, Quách Uy của Hậu Chu thân thể ngày càng lụn bại, không còn sức hưng binh Bắc phạt.
Có thể hạ lệnh bắt giam người giữ vai trò bình chướng của biên cương Bắc Hán quốc nhốt trong thiên lao, tất nhiên chỉ có đương kim Hoàng đế Lưu Nghiệp. Tuy rằng quân công của Lưu Lăng cái thế, nhưng không rõ vì sao Hoàng đế Lưu Nghiệp không thích hắn. Vào ngày hội Trung Thu hai năm trước, Lưu Lăng vì một lời không hợp với Thái tử Lưu Hoán mà giận dữ tát Thái tử, đánh rụng hai cái răng của Thái tử, lại ở trước mặt mọi người nhục mạ Thái tử là cẩu tạp chủng, chính lời này đã chọc cho Hoàng đế Lưu Nghiệp hạ lệnh cách chức Lưu Lăng biếm thành thứ dân, đánh vào thiên lao chờ xét xử.
Nhưng hai năm qua đi, Lưu Lăng ở trong lao lại như một con người bị lãng quên không ai đoái hoài tới.
Chính lúc lão bà kia sau khi cảm khái mới đi được không xa, bỗng một tiếng quát to vang lên lập tức áp xuống mọi âm thanh ồn ào nhốn nháo của cả trại dân tị nạn. Mọi người ngẩng đầu nhìn về phía xa, liền thấy mấy chục con ngựa to lớn đang tung vó đạp đất lao đến. Những tuấn mã này rõ ràng cường tráng hơn giống ngựa thường rất nhiều, chẳng những thân cao thể kiện, càng có thêm một cỗ khí thế chấn kinh lòng người. Một đoàn binh lính đội mũ mặc giáp thuần một sắc đỏ thẫm ngồi trên lưng ngựa, vây quanh một người đàn ông trung niên mặc ngũ long đoàn bào hoàng sắc gào thét mà qua.
Hai gã kỵ binh đi trước mở đường, một bên dùng roi quật những dân chạy nạn chưa kịp nhường đường, một bên hô to.
– Chính Vương điện hạ giá lâm, còn không nhường đường!
Kỵ binh đi đầu vung xuống một roi, lập tức khiến cho dân chạy nạn tránh không kịp da tróc thịt bong. Vốn đã áo không đủ che thân, roi này quất xuống chẳng khác nào trực tiếp quất lên da thịt. Dân chạy nạn lao nhao chạy trốn sang một bên, nhìn những con ngựa cao to đi qua gần sát bên người sợ tới mức mặt mũi trắng bệch.
Thấy mấy chục tên kỵ binh bảo hộ Chính Vương ào ạt đi rồi, đám dân chạy nạn bắt đầu ầm ĩ bàn tán. Có người còn hướng tới bóng lưng của Chính Vương phun nhổ nước miếng, hùng hổ văng đầy lời thô tục.
Chính Vương nhị hoàng tử Lưu Trác dưới sự hộ vệ của mấy chục tên thân binh lao thẳng đến thiên lao, từ xa đã nhìn thấy mấy tên quân tốt đến khôi giáp cũng không chỉnh tề ngăn đón ở phía trước. Một tên Ngũ trưởng thủ vệ thiên lao cạy cạy thịt dính trong hàm răng rồi há mồm nhổ ra, căn dặn thủ hạ nhanh dọn dẹp rượu thịt trên bàn rồi mới đến trước cửa thiên lao đứng.
– Người nào to gan như vậy, dám cưỡi ngựa xông vào trọng địa thiên lao!
Ngũ trưởng rướn cổ rống một tiếng, trả lời gã là một tiếng roi ngựa đánh xuống!
– Tên lưu manh nhà ngươi! Không biết đây là Chính Vương điện hạ sao?
Tên thân binh đánh người lập tức nhảy xuống ngựa, tung một cước đạp văng gã Ngũ trưởng ra ngoài mấy mét.
– Mau mở cửa thiên lao, bằng không ta sẽ cắt đầu của ngươi!
Tên thân binh rút ra yêu đao hung ác quát.
Lúc này, Nhị hoàng tử Chính Vương Lưu Trác ngồi ngay ngắn trên ngựa màu mận chín giơ lên một thanh bảo kiếm trong tay nói:
– Ta, Nhị Hoàng tử Lưu Trác, phụng mệnh Bệ hạ chấp Thiên Tử Kiếm đến thẩm vấn tội thần Lưu Lăng!
Gã Ngũ trưởng kia đương nhiên không nhận biết Nhị hoàng tử Chính Vương điện hạ cái gì, càng không biết Thiên Tử Kiếm là cái đồ bỏ gì. Cho dù cả hai đều là giả gã cũng không phân biệt được, tuy nhiên vừa rồi chịu một roi một cước kia là sự thật rõ ràng, cho nên gã vội vàng cung kính quỳ xuống dập đầu, sau đó chạy đến đại môn của thiên lao mở ra.
Chính Vương Lưu Trác vung tay lên, mấy chục tên thân binh không cả xuống ngựa đã trực tiếp vọt vào. Tên thân binh ra tay hành hung trái lại không đi vào, mà vác yêu đao nhìn chằm chằm thủ tốt thiên lao, ánh mắt sắt lạnh như băng mang theo sát khí khiến mấy tên thủ tốt hết sức bứt rứt, nhưng không ai dám bước ra lên tiếng, đều túm tụm chui rúc ở một bên.
Trưởng giám ngục mới từ trên người một nữ tử yên hoa đứng lên, cửa phòng đã bị người đạp văng.
– Chính Vương điện hạ phụng chỉ thẩm vấn tội thần Lưu Lăng, khẩn trương đi mở cửa lao!
Ba tên thân binh lộ ra yêu đao sáng loáng như sói như hổ xông tới, hai người trong đó không nói tiếng nào với tên Trưởng giám ngục còn đang ở truồng liền bước đi, người còn lại lục soát trong phòng gã tìm ra được một xâu lớn chìa khóa, lập tức bước nhanh ra ngoài. Nữ tử yên hoa kia bị dọa đến đờ đẫn, quên cả kéo chăn che người, một cặp vú rũ xuống còn đang đong đưa tới lui.
Sâu bên trong thiên lao có một gian phòng giam khá sạch sẽ, một thanh niên trẻ tuổi anh tuấn chừng trên dưới hai mươi đang ngồi ngay ngắn trên ghế đọc sách. Bày biện trong phòng tuy rằng đơn sơ nhưng rất sạch sẽ, điều kiện so với những phòng giam khác thật ra tốt hơn không ít. Nam nhân trẻ tuổi mặc trên người y phục màu xanh, tóc đen dài đến thắt lưng tùy ý buộc lại sau ót, hắn tựa hồ không thèm để ý đến những tiếng ồn ào bên ngoài, chỉ an tĩnh đọc quyển Lã Thị Xuân Thu trong tay.
Một tiểu nha hoàn tướng mạo xinh đẹp lại không mất vẻ thanh thuần đứng sau lưng hắn nhẹ nhàng phe phẩy quạt lông, mày mắt đầy tình ý.
Tiếng xích sắt lạo xạo vang lên, cửa lao mở ra. Lưu Trác một thân ngũ long đoàn bào hoàng sắc bước vào nhà tù, vừa vung ống tay áo xua đuổi ruồi muỗi vừa nói:
– Cửu đệ của ta ơi, đệ sống có vẻ rất an nhàn nha!
Bình luận truyện