Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 100: Lễ Vấn danh
Sáng hôm nay trong nhà đặc biệt rộn ràng, nương kêu mấy đứa nhỏ ăn mặc chỉnh tề hơn. Tối qua bà nội đã mang áo mới, khăn đầu mới của ông nội ra treo, hơ nóng cho thẳng thớm. Nương và ngũ cô thì lo đồ cho cha và nhị bá. Có bà nội La huynh đến nên bà nội Mai cũng sẽ lên tiếp khách cho phải lễ.
Nhà trên nhà dưới đều lên xuống coi xem còn sai sót chuyện gì. Ông nội nói Vĩnh ca nên đi học, không nên nghỉ hoài được. Từ ngày VĨnh ca bái sư, lần nào vào đây ông cũng đến thăm, gửi ít đồ biển biếu nhà Đỗ lang y.
Khói bếp bay lên, mùi thức ăn cũng toả ra. Tiệc hôm nay có thịt gà, vịt làm bốn món mặn, thêm cá nấu canh; tiếp theo là bánh mứt đủ sáu món ăn. Qua giữa giờ thìn thì nhà trai, La gia tới. Từ xa, a Phúc chạy nhanh về hô lớn:
– Đến ao sen rồi,
Chắc là La gia đến nhà Đỗ bà mai rồi cùng đi đến đây. Đường từ trong làng ra đây mùa nắng băng ngang ruộng sẽ nhanh hơn là chống ghe theo con lạch. Đoàn sáu người do bà mai dẫn đầu từ từ tiến đến. Bà nội La gia sức khoẻ còn rất tốt, bà nhanh nhẹn đi giữa, không thấy mệt nhọc. La bá bá người hơi thấp nhưng rất cường tráng, nhanh nhẹn, bước chân nghẹ nhàng linh hoạt. Hai thanh niên đi sau Hùng huynh bưng mâm quả chắc là người quen trong làng.
Hôm nay là Lễ Vấn danh hai họ. Lẽ ra có trưởng họ đi cùng, nhưng La gia đơn chiếc, không có người trong họ ở gần đây nên đã xin miễn, thành ra chỉ có người lớn trong nhà đến. Nếu theo đúng lễ tục ở Chánh Dinh thì cần lục lễ (sáu lễ) từ lúc bắt đầu đến khi thành hôn. Những gia đình di cư đến vùng đất xa xôi hoang vu này tuy có lòng cũng khó theo được, lễ nào có thể miễn đều miễn.
Được bà mai dẫn dắt, hai nhà chào hỏi nhau rồi ngồi bàn dài nhà trên. Hai nhà đều mặc quần áo mới, đội khăn, mang giày vải trang trọng; lúc nói chuyện cũng từ tốn. Mai ở dưới bếp phụ nấu nướng nên chỉ nghe loáng thoáng tiếng nói chuyện qua lại. A Phúc cũng bị nương giữ ở nhà dưới, không cho lên nhà trên. Cúc tỷ thì sáng nay được nương vấn tóc, mang giày vải, mặc đồ mới ngồi trong buồng.
Vải màu xanh biển hoặc lá cây đậm được người nông dân ưa chuộng. Màu này đi lễ tiệc không quá nổi bật; lúc cũ rồi thì mặc ra ruộng, làm việc nhà cũng dễ nhìn. Lúc nãy Mai thấy trong đoàn nhà trai chỉ có bà mai là áo xanh lá cây hơi sáng, còn lại quần áo đều xanh biển đậm, chú rể đội khăn cùng màu.
Cúc tỷ mặc quần xanh đậm hơn áo một chút, mấy nút áo hình hoa mai năm cánh bằng chỉ xanh như hạt điểm từ cổ đến hông phải nhìn rất dịu dàng. Gương mặt thiếu nữ mịn màng với đôi mắt đen láy sinh động, không trang điểm phấn son vẫn tươi xinh như nụ hoa sắp nở. Cây trâm gỗ dì năm cho cài trên mái tóc vấn, đuôi tóc thả dịu dàng hai qua vai vừa thùy mị đoan trang vừa thanh tân nhẹ nhàng.
– A Cúc à, ra đây đi.
Tiếng bà nội gọi Cúc tỷ đi nhà trên ra mắt đàng trai. Tỷ ấy hơi run được nương nắm tay dẫn đến gần cửa mới buông ra. Nương đứng nép vách ngăn, khẩn trương không kém. Rất nhanh Cúc tỷ đã bước xuống nhà sau, nương và ngũ cô đều nhẹ chân dẫn tỷ ấy vào buồng, nhỏ giọng hỏi han. Mai nhìn vậy cũng hơi mắc cười, phụ nữ thời nào cũng vậy!
Hơn một khắc sau bà nội đi xuống dặn chuẩn bị dọn cơm. Mai vòng đường sau ra xưởng gọi Bình ca, Vinh ca và Hân vào bưng thức ăn và tiếp khách thanh niên. Cơm dọn làm ba mâm, một mâm đàn ông ở bàn dài, mâm đàn bà ở bộ ván bên phải. Mâm còn lại là cho chú rể, thanh niên bưng quả ngồi bàn tròn ở hiên nhà, có thêm mấy ca ra ngồi cùng. Lúc chuẩn bị ăn thì bà nội kêu nương ra ngồi cùng mâm đàn bà, chắc là bà nội La gia mời. A Bình và A An lo chạy tới lui việc vặt.
Gần cuối bữa ăn thì tiếng nói chuyện rôm rả hơn. Hai nhà hỏi thăm qua lại chuyện nhà, chuyện làng rồi mùa màng, ruộng đất, đi săn, thời tiết.
Giữa ngọ thì ăn xong, nhà trai chào hỏi rồi ra về, hai nhà chính thức kết sui gia.
– Ăn cơm đi.
Nương nói với ngũ cô, kêu mấy đứa nhỏ vào ăn trên sạp tre. Cúc tỷ thay bộ quần áo mới xong cũng ngồi vào ăn. Bà nội rửa miệng xong thì ngồi xếp trầu cau thành từng phần nhỏ.
– Ta để dành một ít về cho mấy nhà quen trong làng chài. Chiều con đi tặng mấy nhà ở đây, báo tin luôn.
– Dạ, nương. Bà nội đang dặn nương đem tặng trầu cau cho mấy nhà xung quanh. Đây là một nửa mâm trầu cau nhà trai mang đến; mâm còn lại là bánh qui và mứt gừng, mứt hạt sen.
– Ta thấy nhà trai cũng xem trọng a Cúc, sính lễ đặt mười quan. Họ còn thêm bốn bộ quần áo, bông tai vòng kiềng bạc nữa, cũng gần hai mươi quan rồi.
– Dạ.
Nghe người lớn nói lại chuyện đã bàn bạc lúc sáng, ông bà nội cũng hài lòng, chỉ hơi tiếc là La gia ít người quá. Thời này cần sức lao động nên nhà đông người đỡ đần việc làm nông mới được. Hơn nữa có họ hàng thì lúc khó khăn sẽ đỡ đần lẫn nhau. Ý thức gia tộc, dòng họ thời này rất chặt. So sánh hai bên thì nhà Mai đông đúc, có vẻ “có lợi thế” hơn một chút.
Nhưng mà Mai nghĩ tùy tình huống. Dòng họ đông mà không đoàn kết, tỵ nạnh, tranh giành thì còn khổ hơn. Nhà như La gia chắc sẽ coi trọng a Cúc, chỉ cần tỷ ấy chăm chỉ, cư xử phải thì không lo bị hắt hủi khinh rẻ. Hai người Hùng huynh và CÚc tỷ lại có tình, mong rằng tình nghĩa sẽ đến và bền chặt hơn. Như vậy là cả đời yê ổn rồi.
Bàn dài nhà trên ông nội hắng giọng hỏi cha:
– Chân nhà sui gia bị thương sao?
– Dạ, nghe nói là gần mười năm trước gặp voi dữ. Lần đó may là đi thành nhóm săn mới được người ta khiêng về.
– Ừ, Ta coi nhà họ đường hoàng chính chắn. Thời gian này con qua lại nhà sui gia cho đủ lễ nghĩa, nhớ dạy sỗ a Cúc cẩn thận.
– Con biết cha.
Nhị bá đã có sui gia nên hai hôm nay nhắc nhở cha mấy việc. Trong chuyện cưới hỏi thì ban đầu nhà trai lo toan nhiều lễ, nhưng mà sau khi dạm hỏi thì nhà gái mới lo lắng nhiều hơn. Con gái mình về làm dâu nhà người ta, may rủi không phải riêng cô gái mà ảnh hưởng hòa khí cả nhà.
Không nghỉ trưa, mấy người lớn đều mang cưa búa vào rừng đốn gỗ. Gỗ ngâm trong rạch không còn nhiều, làm thêm hai ba cái ghe nữa là hết. Chuyện tìm người đốn gỗ nhờ Dương ông và Bùi ông giúp, phải qua mấy ngày sạ lúa mới có người đến làm. Nhà Mai phải ra sức đốn mới kịp.
Mấy hôm nay Mai không nghĩ ra cách làm phẩm màu làm hồng lạp nên tạm gác lại, cô đang chuẩn bị làm bún gạo tươi. Có măng đầu mùa nấu vịt, ăn với bún tươi rất ngon. Làm việc nặng ăn món này sẽ mau đói, nhưng đổi khẩu vị làm mọi người ngon miệng hơn, hơn nữa lúc trời mưa lành lạnh ăn nóng rất thích. Mà bún còn chế biến được nhiều món khác nữa.
Trong xưởng gỗ Mai đang nhờ thất thúc đẽo cái khuôn làm bún đơn giản. Lấy miếng gỗ dày đục mấy lỗ tròn rồi đóng thêm thành hình hộp. Bột gạo xay nhuyễn bằng cối đá, ủ trong, mịn cho vào đây ép ra dạng cọng tròn là xong. Mai định đợi trời mưa, hái măng non về là ngâm gạo làm. Lần đầu tiên làm phải cố gắng làm ngon một chút để cả nhà ăn vui vẻ.
Đang nghĩ đến lúc được ăn món ngon, Mai không thấy ngoài trời mây đen kéo về. Cả nhà đều chạy ra sân gom củi, gom lát đang phơi vào trong chái nhà. Quần áo cũng được mang vào, mấy cái móc áo rất tiện lợi, không sợ lấy nhanh rách quần áo, vải cũng không bị nhăn nhúm nữa.
A Cúc vừa lấy quần áo vừa nghĩ ‘mai mốt xin nương mấy cái quua nhà bên kia dùng’, chợt giật mình ‘mình nghĩ đi đâu vậy?’. Thiếu nữ thẹn thùng nhìn quanh, may là không ai biết, nếu không còn không bị nói chết! Ánh mắt đen láy của thiếu nữ vẫn có tia sáng của niềm vui và mong ước về cuộc sống lứa đôi.
Nhà trên nhà dưới đều lên xuống coi xem còn sai sót chuyện gì. Ông nội nói Vĩnh ca nên đi học, không nên nghỉ hoài được. Từ ngày VĨnh ca bái sư, lần nào vào đây ông cũng đến thăm, gửi ít đồ biển biếu nhà Đỗ lang y.
Khói bếp bay lên, mùi thức ăn cũng toả ra. Tiệc hôm nay có thịt gà, vịt làm bốn món mặn, thêm cá nấu canh; tiếp theo là bánh mứt đủ sáu món ăn. Qua giữa giờ thìn thì nhà trai, La gia tới. Từ xa, a Phúc chạy nhanh về hô lớn:
– Đến ao sen rồi,
Chắc là La gia đến nhà Đỗ bà mai rồi cùng đi đến đây. Đường từ trong làng ra đây mùa nắng băng ngang ruộng sẽ nhanh hơn là chống ghe theo con lạch. Đoàn sáu người do bà mai dẫn đầu từ từ tiến đến. Bà nội La gia sức khoẻ còn rất tốt, bà nhanh nhẹn đi giữa, không thấy mệt nhọc. La bá bá người hơi thấp nhưng rất cường tráng, nhanh nhẹn, bước chân nghẹ nhàng linh hoạt. Hai thanh niên đi sau Hùng huynh bưng mâm quả chắc là người quen trong làng.
Hôm nay là Lễ Vấn danh hai họ. Lẽ ra có trưởng họ đi cùng, nhưng La gia đơn chiếc, không có người trong họ ở gần đây nên đã xin miễn, thành ra chỉ có người lớn trong nhà đến. Nếu theo đúng lễ tục ở Chánh Dinh thì cần lục lễ (sáu lễ) từ lúc bắt đầu đến khi thành hôn. Những gia đình di cư đến vùng đất xa xôi hoang vu này tuy có lòng cũng khó theo được, lễ nào có thể miễn đều miễn.
Được bà mai dẫn dắt, hai nhà chào hỏi nhau rồi ngồi bàn dài nhà trên. Hai nhà đều mặc quần áo mới, đội khăn, mang giày vải trang trọng; lúc nói chuyện cũng từ tốn. Mai ở dưới bếp phụ nấu nướng nên chỉ nghe loáng thoáng tiếng nói chuyện qua lại. A Phúc cũng bị nương giữ ở nhà dưới, không cho lên nhà trên. Cúc tỷ thì sáng nay được nương vấn tóc, mang giày vải, mặc đồ mới ngồi trong buồng.
Vải màu xanh biển hoặc lá cây đậm được người nông dân ưa chuộng. Màu này đi lễ tiệc không quá nổi bật; lúc cũ rồi thì mặc ra ruộng, làm việc nhà cũng dễ nhìn. Lúc nãy Mai thấy trong đoàn nhà trai chỉ có bà mai là áo xanh lá cây hơi sáng, còn lại quần áo đều xanh biển đậm, chú rể đội khăn cùng màu.
Cúc tỷ mặc quần xanh đậm hơn áo một chút, mấy nút áo hình hoa mai năm cánh bằng chỉ xanh như hạt điểm từ cổ đến hông phải nhìn rất dịu dàng. Gương mặt thiếu nữ mịn màng với đôi mắt đen láy sinh động, không trang điểm phấn son vẫn tươi xinh như nụ hoa sắp nở. Cây trâm gỗ dì năm cho cài trên mái tóc vấn, đuôi tóc thả dịu dàng hai qua vai vừa thùy mị đoan trang vừa thanh tân nhẹ nhàng.
– A Cúc à, ra đây đi.
Tiếng bà nội gọi Cúc tỷ đi nhà trên ra mắt đàng trai. Tỷ ấy hơi run được nương nắm tay dẫn đến gần cửa mới buông ra. Nương đứng nép vách ngăn, khẩn trương không kém. Rất nhanh Cúc tỷ đã bước xuống nhà sau, nương và ngũ cô đều nhẹ chân dẫn tỷ ấy vào buồng, nhỏ giọng hỏi han. Mai nhìn vậy cũng hơi mắc cười, phụ nữ thời nào cũng vậy!
Hơn một khắc sau bà nội đi xuống dặn chuẩn bị dọn cơm. Mai vòng đường sau ra xưởng gọi Bình ca, Vinh ca và Hân vào bưng thức ăn và tiếp khách thanh niên. Cơm dọn làm ba mâm, một mâm đàn ông ở bàn dài, mâm đàn bà ở bộ ván bên phải. Mâm còn lại là cho chú rể, thanh niên bưng quả ngồi bàn tròn ở hiên nhà, có thêm mấy ca ra ngồi cùng. Lúc chuẩn bị ăn thì bà nội kêu nương ra ngồi cùng mâm đàn bà, chắc là bà nội La gia mời. A Bình và A An lo chạy tới lui việc vặt.
Gần cuối bữa ăn thì tiếng nói chuyện rôm rả hơn. Hai nhà hỏi thăm qua lại chuyện nhà, chuyện làng rồi mùa màng, ruộng đất, đi săn, thời tiết.
Giữa ngọ thì ăn xong, nhà trai chào hỏi rồi ra về, hai nhà chính thức kết sui gia.
– Ăn cơm đi.
Nương nói với ngũ cô, kêu mấy đứa nhỏ vào ăn trên sạp tre. Cúc tỷ thay bộ quần áo mới xong cũng ngồi vào ăn. Bà nội rửa miệng xong thì ngồi xếp trầu cau thành từng phần nhỏ.
– Ta để dành một ít về cho mấy nhà quen trong làng chài. Chiều con đi tặng mấy nhà ở đây, báo tin luôn.
– Dạ, nương. Bà nội đang dặn nương đem tặng trầu cau cho mấy nhà xung quanh. Đây là một nửa mâm trầu cau nhà trai mang đến; mâm còn lại là bánh qui và mứt gừng, mứt hạt sen.
– Ta thấy nhà trai cũng xem trọng a Cúc, sính lễ đặt mười quan. Họ còn thêm bốn bộ quần áo, bông tai vòng kiềng bạc nữa, cũng gần hai mươi quan rồi.
– Dạ.
Nghe người lớn nói lại chuyện đã bàn bạc lúc sáng, ông bà nội cũng hài lòng, chỉ hơi tiếc là La gia ít người quá. Thời này cần sức lao động nên nhà đông người đỡ đần việc làm nông mới được. Hơn nữa có họ hàng thì lúc khó khăn sẽ đỡ đần lẫn nhau. Ý thức gia tộc, dòng họ thời này rất chặt. So sánh hai bên thì nhà Mai đông đúc, có vẻ “có lợi thế” hơn một chút.
Nhưng mà Mai nghĩ tùy tình huống. Dòng họ đông mà không đoàn kết, tỵ nạnh, tranh giành thì còn khổ hơn. Nhà như La gia chắc sẽ coi trọng a Cúc, chỉ cần tỷ ấy chăm chỉ, cư xử phải thì không lo bị hắt hủi khinh rẻ. Hai người Hùng huynh và CÚc tỷ lại có tình, mong rằng tình nghĩa sẽ đến và bền chặt hơn. Như vậy là cả đời yê ổn rồi.
Bàn dài nhà trên ông nội hắng giọng hỏi cha:
– Chân nhà sui gia bị thương sao?
– Dạ, nghe nói là gần mười năm trước gặp voi dữ. Lần đó may là đi thành nhóm săn mới được người ta khiêng về.
– Ừ, Ta coi nhà họ đường hoàng chính chắn. Thời gian này con qua lại nhà sui gia cho đủ lễ nghĩa, nhớ dạy sỗ a Cúc cẩn thận.
– Con biết cha.
Nhị bá đã có sui gia nên hai hôm nay nhắc nhở cha mấy việc. Trong chuyện cưới hỏi thì ban đầu nhà trai lo toan nhiều lễ, nhưng mà sau khi dạm hỏi thì nhà gái mới lo lắng nhiều hơn. Con gái mình về làm dâu nhà người ta, may rủi không phải riêng cô gái mà ảnh hưởng hòa khí cả nhà.
Không nghỉ trưa, mấy người lớn đều mang cưa búa vào rừng đốn gỗ. Gỗ ngâm trong rạch không còn nhiều, làm thêm hai ba cái ghe nữa là hết. Chuyện tìm người đốn gỗ nhờ Dương ông và Bùi ông giúp, phải qua mấy ngày sạ lúa mới có người đến làm. Nhà Mai phải ra sức đốn mới kịp.
Mấy hôm nay Mai không nghĩ ra cách làm phẩm màu làm hồng lạp nên tạm gác lại, cô đang chuẩn bị làm bún gạo tươi. Có măng đầu mùa nấu vịt, ăn với bún tươi rất ngon. Làm việc nặng ăn món này sẽ mau đói, nhưng đổi khẩu vị làm mọi người ngon miệng hơn, hơn nữa lúc trời mưa lành lạnh ăn nóng rất thích. Mà bún còn chế biến được nhiều món khác nữa.
Trong xưởng gỗ Mai đang nhờ thất thúc đẽo cái khuôn làm bún đơn giản. Lấy miếng gỗ dày đục mấy lỗ tròn rồi đóng thêm thành hình hộp. Bột gạo xay nhuyễn bằng cối đá, ủ trong, mịn cho vào đây ép ra dạng cọng tròn là xong. Mai định đợi trời mưa, hái măng non về là ngâm gạo làm. Lần đầu tiên làm phải cố gắng làm ngon một chút để cả nhà ăn vui vẻ.
Đang nghĩ đến lúc được ăn món ngon, Mai không thấy ngoài trời mây đen kéo về. Cả nhà đều chạy ra sân gom củi, gom lát đang phơi vào trong chái nhà. Quần áo cũng được mang vào, mấy cái móc áo rất tiện lợi, không sợ lấy nhanh rách quần áo, vải cũng không bị nhăn nhúm nữa.
A Cúc vừa lấy quần áo vừa nghĩ ‘mai mốt xin nương mấy cái quua nhà bên kia dùng’, chợt giật mình ‘mình nghĩ đi đâu vậy?’. Thiếu nữ thẹn thùng nhìn quanh, may là không ai biết, nếu không còn không bị nói chết! Ánh mắt đen láy của thiếu nữ vẫn có tia sáng của niềm vui và mong ước về cuộc sống lứa đôi.
Bình luận truyện