Chương 110: Chương 110
Trong chốn hậu cung có nhiều phi tần nên chuyện sủng ái hay thất sủng cũng là chuyện bình thường.
Giống như Uyển tần, nhiều năm qua đều bị lạnh nhạt vắng vẻ, bất quá nàng chỉ cố gắng sống qua ngày mà thôi, Hoàng đế có tới hay không thì nàng cũng xem nhẹ như gió thổi mây bay.
Nhưng Yến Uyển là người đã từng có ân sủng, bây giờ chợt thất sủng như vậy, lại chịu nỗi đau mất con thì sao nàng có thể chịu đựng được chứ?
Nhất thời người trong cung cũng dần dần xa lánh nàng, tuy nàng vẫn giữ lại chức phi như cũ nhưng rốt cuộc mọi chi tiêu đều dựa vào chức quan nữ tử, ngay cả chuyện ẩm yến trong cung, ngày Tết lục cung gặp nhau thì nàng đều không được tham dự.
Món ăn, vật liệu may mặc đưa tới đều không phải là loại thượng hạng.
Vĩnh Thọ cung nhiều người, lúc nào cũng cần dùng tiền cho nên Yến Uyển đành phải dùng bạc riêng ra để bổ sung vào chi tiêu.
Rốt cuộc dần dần bạc cũng hết, nàng có ngã xuống gọi trời thì trời cũng không đáp với nàng.
Kể từ đó, lòng người ở Vĩnh Thọ cung cũng biến mất.
Ngoại trừ Xuân Thiền, Lan Thúy và Vương Thiềm coi như tận tâm thì còn lại đều bỏ đi vì có ước mơ trèo cao, hoặc là bị Nội Vụ phủ tìm cớ chuyển đi, không còn quay về nữa.
Vĩnh Thọ cung càng ngày càng lạnh lẽo, ngay cả đám cung nhân đi ngang qua cũng né tránh, chỉ sợ dính phải xui xẻo.
Hè qua thu tới, thu đi đông tới, Yến Uyển chỉ biết bó tay sầu thảm, suốt ngày nàng than thở, không còn nghĩ ra cách nào phục sủng cho nên thân thể càng ngày càng tiều tụy.
Vào đầu mùa xuân năm sau, Hòa Kính công chúa Cảnh Sắt cùng chồng là Bố Đằng Ba Lặc Châu từ Mông Cổ hồi kinh thăm hỏi Hoàng đế và được ở lại trong phủ của công chúa.
Hòa Kính công chúa là con gái của vợ cả Hiếu Hiền hoàng hậu, địa vị tôn sủng.
Tướng mạo của nàng rất giống Hiếu Hiền hoàng hậu, tính tình lại tiết kiệm, không thích trang sức, lại được Hoàng đế sủng ái cho nên trong cung không có ai dám bất kính với nàng.
Lần này Hòa Kính cũng mang theo đứa con trai độc nhất của mình là Khánh Hữu vào cung.
Khánh Hữu trông rất khỏe mạnh kháu khỉnh, Hoàng đế vô cùng yêu thương cho nên luôn dặn Hòa Kính thường xuyên đem Khánh Hữu vào cung.
Vào một ngày, Yến Uyển cảm thấy chán nản cho nên liền cùng Xuân Thiền đi đến bên hồ Ngự Hoa viên chơi.
Lúc này là đang thời gian ngủ trưa, xung quanh vắng vẻ.
Yến Uyển ngồi trên tảng đá bên cạnh hồ, miễn cưỡng hỏi: “Sao không thấy Lan Thúy vậy?”
Xuân Thiền thở dài: “Nương nương có nhớ tên thị vệ Triệu Cửu Tiêu không ạ?”
Yến Uyển suy nghĩ nói: “Sao vậy?”
Xuân Thiền nói: “Triệu Cửu Tiêu không biết tự lượng sức mình cho nên vẫn luôn quấn lấy Lan Thúy…”
Yến Uyển bật cười, chanh chua xen vào lời Xuân Thiền: “Lan Thúy sẽ coi trọng hắn sao? Con cóc…”
Xuân Thiền trầm mặc một lát rồi nói: “Nương nương, lúc trước Lan Thúy không có tình cảm với Triệu Cửu Tiêu cũng bởi vì nàng ấy là thị tỳ bên cạnh nương nương, với lại lúc đó nương nương là sủng phi của Hoàng thượng cho nên nàng ấy cũng hi vọng có thể được chỉ hôn cho một nhà tốt.
Bây giờ tuy là nàng ấy vẫn là thị tỳ của nương nương nhưng nương nương lại đang thất sủng.
Là một người cung nữ, nếu chủ tử thất sủng thì cung nữ cũng phải tìm cho mình một đường lui”
Yến Uyển nhíu mày: “Ý ngươi là Lan Thúy nguyện ý lấy tên tiểu tử không có tiền đồ như Triệu Cửu Tiêu sao?”
Xuân Thiền đắn đo nói: “Cũng có lẽ vậy.
Nhưng Lan Thúy chỉ mới đồng ý nói chuyện với hắn thôi, chứ chưa có ý muốn được gả cho Triệu Cửu Tiêu”
Lông mi Yến Uyển càng lúc càng nhíu chặt, nàng tức giận đến mức thân thể phát run lên.
Mặc dù đang trong thời kì hậu sản và lúc này đang vào mùa đông nhưng nàng vẫn còn mặc bộ cẩm bào năm trước.
Hoa văn trên cẩm bào vừa cũ vừa mới, lại có chút rách nứt cho nên càng làm cho cái phẫn nộ và bất đắc dĩ của nàng thể hiện rõ rang: “Vậy thì Xuân Thiền, ngươi cũng muốn tìm cho mình một đường lui sao?”
Xuân Thiền vội vàng quỳ xuống: “Nô tỳ không dám!”.
Nàng ngẩng đầu lên, nắm chặt vào ống tay áo của Yến Uyển, khẩn thiết nói: “Nương nương, nô tỳ lớn tuổi hơn Lan Thúy một chút, với lại nô tỳ cũng đã qua tuổi xuất cung cho nên nô tỳ không có ý nghĩ này, vẫn luôn toàn tâm toàn ý hầu hạ nương nương.
Với lại, nô tỳ tin tưởng rằng nương nương chỉ nhất thời thất sủng, nhất định sẽ có ngày Đông Sơn tái khởi!”
Yến Uyển nghe vậy thì sắp rơi lệ, nàng vươn tay đỡ Xuân Thiền đứng dậy nói: “Tâm ý của ngươi bổn cung đều biết được, rốt cuộc bổn cung cũng chỉ có ngươi ở bên cạnh”.
Hai người đang nói chuyện thì nghe một tiếng “Đùng”, trong hồ bọt nước bắn lên tung tóe rồi rơi xuống vạch áo của Yến Uyển.
Bên kia hồ lại vang lên tiếng cười vui mừng, nhất thời Yến Uyển có chút sầu não, nàng đang muốn quát hỏi thì nàng liền nhớ tới bây giờ nàng đang thất thế cho nên chỉ dám thầm oán giận: “Ai hồ nháo như vậy chứ? Bây giờ đang vào mùa đông lạnh, bổn cung cũng chỉ có bộ xiêm y dày này, nếu bị ướt thì sao được chứ?”
Xuân Thiền vội vàng lấy khăn tay chà lau giọt nước trên áo của Yến Uyển, u sầu nói: “Nội Vụ phủ vẫn chưa đưa thán hỏa tới, bây giờ trời lại lạnh như vậy, không biết phải làm sao để nương nương cảm thấy ấm áp đây nữa?”.
Nàng nói xong, liền liếc mắt nhìn xung quanh và chỉ thấy một đứa nhỏ ba tuổi đang đứng bên hồ ném đá xuống nước chơi.
Đứa nhỏ kia trông rất khỏe mạnh, quần áo lại quý giá thượng hạng, dáng điệu lại thơ ngây khả ái.
Xuân Thiền nhíu mày nói: “Không phải A ca, chắc chắn là phúc tấn nhà ai đã mang hài tử vào cung”.
Nàng nhìn rồi lại nói: “Đúng là hài tử không hiểu chuyện! Tảng đá kia đầy rêu xanh, lại cao lớn như vậy cho nên rất dễ ngã xuống nước!”
Yến Uyển buồn bực không cam tâm: “Đứa nhỏ bướng bỉnh như vậy thì cũng đáng để ngã xuống nước”
Nàng đang nói thì lại thấy mấy viên đá lại được ném xuống hồ, bọt nước trắng tuyết bắn lên tung tóe rồi đứa nhỏ kia lại vui thích vỗ tay ầm ĩ.
Yến Uyển nhíu mày liên tục, định đỡ lấy tay Xuân Thiền rời đi.
Nàng mới bước đi được vài bước thì liền nghe thấy tiếng kêu gọi phía xa xa: “Thế tử! Thế tử! Người đâu rồi ạ? Thế tử đừng trốn nữa, mau ra đây đi ạ!”
Yến Uyển ngẩn người ra, liền hỏi: “Thế tử sao?”
Xuân Thiền “Ai gia” lên một tiếng rồi nhỏ giọng nói: “Nương nương, nghe nói Hòa Kính công chúa đưa thế tử Khánh Hữu vào cung, xem ra đây là đứa nhỏ đó rồi.
Nô tỳ thấy tuổi tác của đứa nhỏ này cũng nhỏ nữa”
Hai người ngưng thần nhìn về phía xa, chỉ thấy lá liễu tà xuống mặt nước, hài tử kia đứng trên tảng đá phủ đầy rêu xanh ở bên hồ, khoa tay múa chân vui sướng không ngừng, tựa hồ không để ý dưới chân đang đầy rêu xanh trắng mịn.
Xuân Thiền cảm thấy không yên tâm liền nói: “Ai chà! Tảng đá kia trơn lắm, nếu bị rớt xuống nước thì sao chứ? Nương nương, nếu đúng là thế tử thì nô tỳ sẽ đến ôm xuống, hy vọng sẽ không xảy ra chuyện gì”
Hàm răng trắng nõn của Yến Uyển cắn vào đôi môi đỏ sậm, nàng lấy tay giữ tay Xuân Thiền lại rồi nhẹ nhàng thở dài một tiếng.
Nàng cúi người xuống, nhặt một hòn đá rồi nhìn vào dưới chân đứa nhỏ kia, một lát sau nàng dùng lực ném hòn đá đi, tất nhiên đứa nhỏ kia bị dị vật làm cho sợ hãi, liền ngã xuống nước.
Ngay lập tức có tiếng động của vật nặng rơi xuống nước, vang lên một tiếng “Ầm”, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng khóc.
Xuân Thiền sợ tới mức sắc mặt trắng bệch, nàng chưa kịp phản ứng thì nàng thấy cánh tay mình được thả lỏng ra, lại nghe một tiếng động vang lên.
Nàng chăm chú nhìn lại thì thấy Yến Uyển rơi xuống nước và tay Yến Uyển nắm tay đứa nhỏ kia.
Xuân Thiền sợ tới mức hai chân mềm nhũn ra, nàng cố gắng trấn tĩnh lại rồi hô to: “Cứu người! Cứu người!”
Đám cung nhân vội vàng chạy tới, cùng đưa Yến Uyển và đứa nhỏ kia lên, Xuân Thiền không rõ chi tiết như thế nào.
Nàng chỉ nhớ rõ, nước trong hồ bắn lên tung tóe, giọt nước lạnh vào mùa đông bắn lên dính trên gương mặt nàng, lúc nàng lau mặt thì cảm thấy lạnh đau.
Nàng vươn tay ôm lấy Yến Uyển, Yến Uyển kiệt sức ngã vào lòng nàng, cả người nàng dính đầy nước.
Yến Uyển lạnh đến phát run, run đến mức không thể nhẫn nhịn được.
Cũng không có quá nhiều người để ý đến Yến Uyển, bọn họ đều vây quanh đứa nhỏ kia, bối rối kêu to, mang theo tiếng khóc nức nở: “Thế tử! Thế tử!” hoặc là: “Khánh Hữu!”
Yến Uyển nghe thấy hai chữ “Khánh Hữu” thì đột nhiên hai mắt sáng lên giống như ánh sáng ngọn nến, làm lóe lên cái thần thái tươi đẹp.
Yến Uyển nói nhỏ: “May mắn! Đúng là may mắn!”
Xuân Thiền nhìn gương mặt trắng bệch đông lạnh của Yến Uyển mà nhớ tới khuôn mặt nhu thuận của Yến Uyển lúc trước, bất giác Xuân Thiền cảm thấy xót xa vô hạn.
Từ nhỏ nàng đã có xuất thân cung nữ, chịu biết bao nhiêu khổ sở ủy khuất, thầm nghĩ có thể dựa vào cái ân sủng của Yến Uyển mà sẽ có được tiền đồ của riêng mình nhưng nàng lại không ngờ, tuy Yến Uyển là cung phi nhưng rốt cuộc cũng có ngày khổ sở như vậy.
Xuân Thiền cảm thấy giờ đây nàng chỉ biết dựa vào Yến Uyển nương tựa lẫn nhau, nàng đã đi vào con đường này, ngoại trừ tranh giành tình cảm thì không còn con đường lui nào khác.
Xuân Thiền cố gắng mỉm cười, nàng vươn tay chạm vào khuôn mặt đang lạnh của Yến Uyển thì liền cảm thấy hơi lạnh từ gương mặt Yến Uyển truyền qua đầu ngón tay và chạy vào trong lòng của nàng.
Nàng thê lương khóc lớn: “Thái y đâu rồi? Thái y! Ai mau cứu nương nương!”
Sau hai canh giờ, Hoàng đế nhìn thấy Yến Uyển.
Đám cung nhân đã vậy quanh Khánh Hữu, may mắn vẫn còn có người nhớ tới Yến Uyển cho nên liền tìm một cái chăn bông cuốn chặt lấy nàng và đưa nàng quay về Vĩnh Thọ cung.
Mặc dù Yến Uyển được bọc trong tấm chăn bông rất dày nhưng hàm răng nàng vẫn còn run rẩy.
Mặc dù trong điện có hơn mười chậu than nhưng hơi ấm kia lại không thể xua tay cái hơi lạnh trên người nàng.
Yến Uyển ngồi tĩnh lặng, nhìn những chậu than đang cháy đỏ rực, cái mùi Hồng La Thán quen thuộc kia làm cho nàng cảm thấy kiên định.
Hoàng đế từ ngoài bước vào, mang theo cái nhan sắc sáng rực như ánh mặt trời, một màu vàng tỏa ra.
Nàng ngẩng mặt nhìn Hoàng đế, bỗng dung cúi người xuống.
Nàng biết lúc này đây nàng đang hèn mọn yếu ớt, cho dù nàng đang có chức phi nhưng làm sao để đảm bảo rằng hắn đang nhớ nhung nàng, nhớ cái sủng ái của nàng, nàng chỉ nghĩ nàng như một chiếc lá vàng khô, chỉ biết rơi xuống mặt đường.
Hiển nhiên Hoàng đế đã đi thăm Khánh Hữu cho nên thần sắc cũng không quá mức lo lắng.
Giọng nói của hắn cực kì ôn hòa: “Khánh Hữu bướng bỉnh, thừa dịp lúc Cảnh Sắt ngủ trưa, nhũ mẫu ngủ gật cho nên vụng trộm chạy ra ngoài đùa giỡn.
May mắn thay nàng gặp được nó.
Cảnh Sắt khóc đến mức như muốn chết đi, trẫm nhìn thấy cũng cảm thấy đau lòng”.
Lời này của Hoàng đế mang theo cái ý khuyên giải an ủi, nàng liền thấy ở phía sau hắn có một hồng ảnh diễm lệ, một nữ tử sang sảng cười nói: “Hoàng thượng vì đứa cháu ngoại này mà lo lắng, thấy Khánh Hữu không có việc gì cho nên liền tới đây thăm Lệnh phi tỷ tỷ”
Yến Uyển hiểu rõ trong lời nói kia mang ý nghĩa gì, bất quá trong lòng Hoàng đế, nàng chẳng có quan trọng gì.
Nàng không thể phản bác lại bởi vì nàng thật sự biết rõ từ lúc Thất công chúa được Dĩnh tần nuôi dưỡng thì Dĩnh tần càng lúc càng được sủng ái.
Yến Uyển cảm thấy trong cổ họng phát ra đau đớn từng đợt, cái sủng ái đó đáng lý ra phải thuộc về nàng.
Yến Uyển đành cố gắng nhẫn nhịn, cười nói: “Hài tử không sao là tốt rồi”
Dĩnh tần nhướn mày lên, tựa như cười nhưng không cười nhìn Yến Uyển: “Đúng là trùng hợp, Khánh Hữu chuồn êm ra ngoài, ông trời lại cho tỷ tỷ nhìn thấy, ông trời lại cho tỷ tỷ nhảy xuống nước cứu được Khánh Hữu.
Qủa thật vô xảo bất thành thư*, dường như ông trời cũng muốn thành toàn cho tỷ tỷ vậy”
(*Thành ngữ 无巧不成书 (vô xảo bất thành thư) chỉ sự “trùng hợp một cách kỳ lạ”; giống như nhắc tới Tào Tháo, Tào Tháo liền đến.
Theo trang Baidu (trang web này của Trung Quốc, tựa như trang Wikipedia), thành ngữ này xuất xứ từ chuyện Thi Nại Am viết truyện Thủy Hử, viết đến tích Võ Tòng thì bỗng nghe ngoài cửa có tiếng la hét ầm ĩ, thì ra là một tên say rượu đang đánh một con chó vàng to lớn, bèn nảy ra ý tưởng cho Võ Tòng đánh hổ.
Về sau gặp người khác ông mới nói: “Chân thị vô xảo bất thành thư a!” (Quả là trùng hợp lạ kỳ mà tôi mới viết nên sách này))
Tròng đen con mắt Xuân Thiền chuyển động, nàng ôm bình nước nóng đưa cho Yến Uyển sưởi ấm, khổ sở nói: “Đúng vậy ạ! Lệnh phi nương nương không mất đứa nhỏ cho dù nương nương không hiểu thủy tính nhưng vẫn nhảy xuống cứu thế tử Khánh Hữu.
Đúng là nương nương là người rất thích con trẻ”
Sắc mặt Hoàng đế ôn nhu vài phần: “Đúng vậy, trẫm nhớ Yến Uyển không hiểu thủy tính, ai chà, nàng cũng không cẩn thận rồi, may mà có cung nhân phát hiện sớm, nếu không nàng đã mất mạng rồi”.
Hoàng đế nói xong, ngưng mắt nhìn nàng rồi hỏi: “Nhưng sao canh giờ đó, nàng lại ở Ngự Hoa viên vậy?”
Yến Uyển chưa nói gì mà nước mắt đã rơi xuống lã chã, khiến nàng trông rất điềm đạm đáng yêu.
Xuân Thiền vẫn còn tỉnh táo, nói: “Hoàng thượng có điều không biết.
Từ khi Thất công chúa được đưa tới Hàm Phúc cung của Dĩnh tần nương nương thì Lệnh phi nương nương ngày đêm mong nhớ, vẫn luôn ngóng trông hi vọng gặp lại công chúa một lần.
Ngự Hoa viên cách không xa Hàm Phúc cung, nương nương hi vọng Dĩnh tần có thể ôm công chúa đến Ngự Hoa viên chơi đùa, cho dù có đứng nhìn ở xa thì nương nương cũng cảm thấy an lòng”
Dĩnh tần hừ nhẹ một tiếng: “Hoàng thượng, lúc đó là đang giờ ngủ trưa, bây giờ đang mùa đông gió lớn, cho dù thần thiếp không hiểu chuyện thì cũng không ôm công chúa đứng trong gió như vậy”
Trong mắt Hoàng đế chợt lóe lên một tia nghi ngờ.
Yến Uyển buồn bã mở miệng: “Hoàng thượng, bây giờ là mùa đông sao? Gió rất lớn sao? Thần thiếp không cảm thấy gì cả.
Thậm chí thần thiếp không phân biệt được trời đang tối hay đang sáng nữa.
Thần thiếp chỉ nghĩ đến đứa con của mình mà thôi, con của thần thiếp…”
Xuân Thiền rưng rưng nói: “Hoàng thượng, từ lúc Thất công chúa được đưa tới Hàm Phúc cung của Dĩnh tần nương nương thì Lệnh phi nương nương ngày đêm thương nhớ, tinh thần hoảng hốt…”.
Nàng do dự nhìn về phía Yến Uyển, khổ sở nói: “Thần chí của nương nương cũng hay bất thường…”
Hoàng đế cảm thấy không đành lòng: “Con cái được tần phi khác nuôi dưỡng là chuyện bình thường.
Dĩnh tần xuất thân cao quý, tính cách hào phóng…”.
Hắn dừng lại rồi chậm rãi nói: “Lúc Dĩnh tần bắt đầu dưỡng dục Thất công chúa thì Dĩnh tần đã đặt tên cho nó là Cảnh Ngoạn”.
“Cảnh Ngoạn.
Cảnh Ngoạn sao?” Yến Uyển thì thào kêu gọi, để mặc nước mắt tùy ý chảy ra, nàng ôm chặt lấy tâm chăn, giọng nói run rẩy: “Thần thiếp biết, thần thiếp không phải là một người ngạch nương tốt.
Thần thiếp xuất thân nghèo hèn, kiến thức nông cạn nhưng mà Hoàng thượng, thần thiếp yêu con đều giống với người khác, không phải thần thiếp thấy thiếu công chúa mà là thần thiếp muốn xin lỗi Thất công chúa”
Dĩnh tần biết Yến Uyển muốn ám chỉ điều gì cho nên vội vàng nói: “Hoàng thượng, thần thiếp phụng dưỡng Hoàng thượng nhiều năm, chỉ có cái tiếc nuối duy nhất là không thể sinh dục được.
May mắn thay thần thiếp được Hoàng thượng yêu mến, đem Cảnh Ngoạn cho thần thiếp dưỡng dục.
Mỗi ngày thần thiếp đều tự tay chăm sóc Cảnh Ngoạn giống như con đẻ của mình, thật sự thần thiếp cảm thấy rất yêu thương”
Hoàng đế trấn an, cầm tay Dĩnh tần, ôn nhu nói: “Lúc trước a mã nàng vào cung yết kiến trẫm, có nói vì nàng không có con, vẫn luôn cảm thấy buồn rầu cho nên trẫm mới đem Cảnh Ngoạn cho nàng chăm sóc, cũng như trấn an nàng luôn”.
Dĩnh tần mỉm cười, nắm chặt tay Hoàng đế mà cảm thấy có chút an tâm.
Dĩnh tần nhìn bộ dáng của Yến Uyển, thân thiết nói: “Lệnh phi ngã xuống nước thì phải dưỡng sức một thời gian thì mới tốt.
Hoàng thượng, Hoàng thượng đã đồng ý cùng dùng bữa tối với thần thiếp, bây giờ cũng không còn sớm nữa, chúng ta mau quay về đi”
Hoàng đế nhìn Dĩnh tần, ôn nhu mỉm cười, hắn xoay người ý muốn rời đi: “Tuy rằng nàng cũng chỉ mới có một đứa con nhưng trẫm vẫn muốn cảm tạ nàng, tạ nàng cứu Khánh Hữu.
Trẫm chỉ có một đứa cháu ngoại này, Cảnh Sắt chỉ có một đứa con này, may mắn nó không có việc gì, may mắn…”
“Hoàng thượng, Hòa Kính công chúa chỉ có một đứa con, thần thiếp cũng chỉ có một đứa con gái là Cảnh Ngoạn.
Hoàng thượng, Cảnh Ngoạn đã được Dĩnh tần dốc lòng dưỡng dục, thần thiếp không dám cầu xin Hoàng thượng cho Cảnh Ngoạn quay về bên cạnh thần thiếp mà khiến cho Dĩnh tần chịu cái nỗi khổ chia lìa.
Nhưng thần thiếp cầu xin Hoàng thượng hãy thương xót, hãy cho thần thiếp có thể lại có thêm một đứa con nữa đi ạ”.
Bước chân Hoàng đế chậm lại nhưng hắn cũng không lên tiếng.
Chiếc long bào dần dần bước ra khỏi cửa, dưới chân mang theo bụi hôi, thân ảnh của hắn càng lúc càng xa.
Yến Uyển thất vọng rơi lệ xuống đất.
Ban đêm, Hoàng đế vốn muốn một mình ngủ lại ở Dưỡng Tâm điện.
Có lẽ do tiếng khóc nỉ non của Yến Uyển làm cho hắn suy nghĩ, có lẽ cái hình ảnh rơi xuống nước làm cho hắn nhớ tới nàng cho nên sau khi gấp tấu chương lại, hắn liền gọi Lý Ngọc vào.
Lý Ngọc cung kính, tựa hồ cảm thấy cái không bình tĩnh của Hoàng đế.
Hoàng đế hỏi: “Kính sự phòng có đưa lục bài đến không?”
Lý Ngọc nói: “Kính sự phòng đang đợi ở bên ngoài ạ”.
Hắn vỗ tay hai cái, Từ An mang thẻ bài bước vào.
Đèn đuốc trong điện le lói, lại phảng chiếu cái sắc màu u u của cái bàn gỗ lim mà mang theo cái ánh mắt ngưng thần của Hoàng đế .
Bàn tay Hoàng đế xẹt qua như nước chảy, tới chiếc thẻ bài ghi chữ “Lệnh phi” thì hắn hơi dừng lại, hắn lại băn khoăn, cuối cùng chạm đến thẻ bài của “Uyển tần”.
Từ An ngạc nhiên, Lý Ngọc vội cười nói: “Hoàng thượng đúng là người trưởng tình, đã lâu rồi Hoàng thượng chưa gặp Uyển tần”.
Hoàng đế nhìn hắn một chút rồi nói: “Đi thôi”.
Từ An nói: “Nô tài sẽ đến thông báo cho Uyển tần nương nương”.
Hắn vừa cất bước mới đi đến cửa điện thì nghe thấy một tiếng thở dài phía sau: “Đưa Lệnh phi đến đây”
Từ An không biết vì sao Hoàng đế lại thay đổi như vậy nhưng hắn cũng không dám hỏi nhiều, nhanh chóng đáp ứng bước đi.
Một đêm phong ba cũng trôi qua rất nhanh, tựa hồ không còn ai để trong lòng, bởi vì thật sự không đáng để ở trong lòng.
Một tháng sau, Hoàng đế lại thị tẩm Yến Uyển thêm lần nữa.
Từ nay về sau, Hoàng đế vẫn không để ý đến Yến Uyển, ngay cả cái chi tiêu theo ấn lệ Quan nữ tử thì cũng không thay đổi.
Mọi chuyện vẫn như lúc trước.
Nhưng mà Yến Uyển được thị tẩm hai lần, rốt cuộc nàng cũng có thai.
Lúc Giang Dữ Bân truyền tin đến thì Như Ý chỉ thản nhiên mỉm cười, lẳng lặng đánh một quân cờ trắng xuống.
Hải Lan ngồi đối diện với Như Ý, nắm trong tay quân cờ màu đen, nhíu mày nói: “Đúng là Lệnh phi có phúc khí, mới sinh hạ Thất công chúa chưa được bao lâu thì lại có thai lần nữa”
Giang Dữ Bân trầm giọng nói: “Dạ, long thai đã được năm tháng.
Lệnh phi mang thai nhưng không dám thỉnh Thái Y viện thỉnh mạch an thai cho nên đến khi long thai lộ diện rõ ràng thì Thái Y viện mới biết chuyện”
Như Ý nhướn mày: “Nàng ta có lá gan lớn như vậy sao?”
Hải Lan hừ nhẹ một tiếng: “Không phải lá gan lớn mà là lá gan quá nhỏ! Nàng ta sợ chúng ta hãm hại cái thai mà nàng ta vất vả có được mà thôi”.
Nàng có chút thầm oán: “Từ khi nàng ta nhảy xuống nước cứu lấy bảo bối của Hòa Kính công chúa thì tỷ tỷ cũng nên đề phòng nàng ta Đông Sơn tái khởi* thì hơn.
Rốt cuộc Hoàng thượng cũng đã thị tẩm nàng ta hai lần”.
(*Giải thích câu: “Đông Sơn tái khởi”:
Đời Đông Tấn, Tạ An từ quan về ẩn ở Đông Sơn, triều đình nhiều lần mời ra nhậm chức song ông đều từ chối.
Ông là danh sĩ bậc nhất của Trung Nguyên lại nổi tiếng phong lưu nên được nhiều người đương thời hâm mộ.
Do đó, người đời sau thường dùng điển cố Đông Sơn để chỉ nơi ẩn cư hoặc việc ẩn cư của các bậc danh sĩ.
Về sau Tạ An lại xuất chính, làm quan đến chức Tư đồ.
Do đó, thành ngữ “Đông Sơn tái khởi” hoặc “Đông Sơn phục khởi” được dùng như một điển cố văn học để chỉ những người thất thế mà trùng hưng được thanh thế; hoặc nói theo ngôn ngữ hiện nay thì đó là chuyện quay trở lại vũ đài chính trị và tạo dựng sự nghiệp.)
Như Ý nhẹ nhàng lắc đầu: “Sủng hạnh thì sao chứ? Cho dù Hoàng thượng có biết Lệnh phi có thai nhưng cũng chỉ phân phó Nội vụ phủ hầu hạ nàng ta, ban thưởng chút gì đó mà thôi, chứ không muốn đến thăm nàng ta.
Không như Hãn phi, mới có thai hai tháng thì Hoàng thượng đã xem muội ấy như kim tôn ngọc quý trong tay”
Hải Lan không nghĩ như vậy: “Xuất thân của Lệnh phi thì sao so được với Hãn phi chứ? Bây giờ không dễ dàng gì mà Hãn phi lại có thai, mà Lục công chúa của Hãn phi đi theo Ngũ công chúa của tỷ tỷ cho nên tất nhiên Hoàng thượng phá lệ
yêu thương một chút”
Như Ý ngưng thần rồi nói: “Thân thể Lệnh phi, chắc Giang Dữ Bân khanh hiểu rõ nhất đúng không?” WebTru yenOn linez.
com
Trong mắt Hải Lan có chút nghi ngờ, thần sắc Giang Dữ Bân bất động: “Sau khi Lệnh phi nương nương sinh hạ Thất công chúa đã chịu nhiều đau thương, việc chăm sóc thân thể trong thời kỳ hậu sản không tốt, thân thể lại suy yếu cho nên không thích hợp mang thai”.
Như Ý vươn tay sửa lại cây trâm yến vĩ trên đầu, khuôn mặt lạnh nhạt nói: “Thân thể của mình tự mình hiểu được, cần gì phải cưỡng cầu như vậy”
Hải Lan bình tĩnh nói: “Còn có Hòa Kính công chúa nữa, tỷ tỷ cũng không thể không để ý đến chuyện này được.
Rốt cuộc nàng ta là Cố Luân công chúa* yêu thương nhất của Hoàng thượng, lại là con gái của vợ cả Hiếu Hiền hoàng hậu.
Lệnh phi cứu con của nàng ta thì tất nhiên nàng ta cũng sẽ chiếu cố Lệnh phi”.
(*Cố Luân công chúa (固倫公主): ban cho con gái do Hoàng hậu sinh ra.
Cố Luân có nghĩa là “thiên hạ” trong tiếng Mãn Châu.
Hòa Thạc công chúa (和碩公主): ban cho con gái do các phi tần sinh ra.
Hòa Thạc có nghĩa là “bốn phương, bốn mặt” trong tiếng Mãn Châu.
Trên thực tế, vẫn có những trường hợp được nâng bậc lên như Hòa Hiếu Công chúa vốn chỉ là con của Đôn phi Uông thị, nên chỉ là bậc Hòa Thạc công chúa, về sau được vua cha Càn Long nâng lên bậc Cố Luân công chúa.
Hoặc như Vinh Thọ công chúa, trưởng nữ của Cung thân vương Dịch Hân, vốn chỉ ở bậc Hòa Thạc cách cách, năm 7 tuổi được Từ Hy thái hậu đưa vào cung nuôi dưỡng, phá cách phong lên bậc Cố Luân công chúa năm 1861)
Quân cờ bằng ngọc màu trắng mang chút hơi lạnh, lúc này Như Ý mới cảm khải: “Đôi khi có lẽ cái chết cũng là chuyện tốt, có thể bù lại cái chưa từng hoàn mỹ.
Hiếu Hiền hoàng hậu tạ thế, Hoàng thượng càng ngày cảng cảm thấy áy náy, càng cảm thấy thương nhớ.
Mấy năm nay Hoàng thượng vẫn luôn làm thơ từ dành cho Hiếu Hiền hoàng hậu.
Ngay cả đi đến Tế Nam cũng không chịu vào thành, chỉ vì đó là nơi Hiếu Hiền hoàng hậu mất đi”
Hải Lan im lặng không nói gì, chỉ là nàng hiểu được cái trầm mặc có thể an ủi được cái cô lạnh lẫn nhau.
Một lúc lâu sau, nàng mới lên tiếng: “Kể từ Thập Tam a ca tạ thế, dường như tâm tỷ tỷ đã nhạt đi, có rất nhiều chuyện không hề để ý đến”.
Như Ý cười khổ: “Điều bổn cung nghĩ rốt cuộc cũng khó cầu, vậy thì không bằng hài lòng những gì mình đang có đi”
Kỳ thật có rất nhiều chuyện nàng hiểu rất rõ, cho dù có cái tôn sư Hoàng hậu, cho dù có cái tha thứ lẫn nhau, lại có cái tin tưởng nhưng mỗi lần trải qua một chuyện thì nàng càng lúc càng cảm thấy yếu đuối, thậm chí yếu đến mức không chịu nổi một cái đả kích nào nữa.
Như Ý cũng không còn sức để quyết tuyệt nữa rồi.
Như Ý nói lời đó là vào lúc tháng Ba thì vào ngày 17 tháng Bảy, Yến Uyển sinh non một vị Hoàng tử.
Vị Hoàng tử này là Thập Tứ a ca, tên là Vĩnh Lộ.
Hoàng đế cho Yến Uyển giữ lại Vĩnh Lộ ở bên cạnh nuôi nấng, cứ cách ba ngày thì lại ban thưởng theo quy củ sinh hạ Hoàng tử, cũng không có chút phá lệ thay đổi.
Nhưng mà Yến Uyển không vui sướng được bao lâu, hài tử này vốn sinh non cho nên thân thể yếu đuối kém cỏi, lúc nào cũng sốt cao.
Hài tử sinh ra yếu đuối, Yến Uyển cực khổ cả ngày đêm, ngày đêm không chút an giấc mà canh giữ Vĩnh Lộ.
So với Thất công chúa Cảnh Ngoạn thì tựa như Vĩnh Lộ là vận mệnh của nàng, là cái bảo vệ cho nàng cuối cùng.
Nhưng mà đứa nhỏ này liên tục sốt cao và run rẩy cho nên Yến Uyển ngất xỉu vài lần, lúc nào cũng thỉnh Thái Y viện chữa trị, lại mới Pháp sư đến Vĩnh Thọ cung cầu phúc.
Trong thế giới pháp sư thì cho rằng chuyện ốm đau là do yêu tà quấy phá cho nên pháp sư nói thẳng điều đó, Yến Uyển muốn đưa đứa con này đến nơi có dương khí nhiều nhất ở trong cung ở tạm.
Xuân Thiền nghe vậy liền hiểu rõ, khuôn mặt khó xử nói: “Nơi có dương khí nhiều nhất chính là Dưỡng Tâm điện.
Chỉ là…”
Yến Uyển nhìn Vĩnh Lộ trong lòng đang hít thở yếu đuổi, nàng mở to đôi mắt hồng hào như khóc, bước chân ra ngoài: “Bổn cung đi cầu Hoàng thượng!”.
Bình luận truyện