Minh Triều Ngụy Quân Tử
Chương 398-2: Giá lâm Thiên Tân (2)
Còn sở thuộc của Cẩm Y vệ, Tần Kham cũng điều động cả một biên Thiên hộ đi theo.
Giờ mão vừa tới, Tần Kham dẫn đội ngũ hơn ba ngàn này giương nghi trượng ra khỏi Triêu Dương môn tới Thiên Tân.
Thiên Tân nằm ở phía đông nam kinh sư, cách kinh sư chỉ hơn hai trăm dặm, khoảng cách rất gần, dùng khoái mã thì chỉ đi một ngày là tới.
Đội ngũ Hơn ba ngàn người đi bộ hai ngày là đã nhìn thấy tường thành Thiên Tân.
Tên cũ của Thiên Tân là Trực Cô, vào triều Nguyên thì đổi tên thành Hải Tân, là trọng trấn quân sự và trung tâm trung chuyển đường thủy, vị trí địa lý rất trọng yếu, càng đảm đương tác dụng trọng yếu là tấm chắn của kinh sư.
"Thiên Tân" là tên do hoàng đế Vĩnh Lạc tự mình ban thưởng, thời chiến dịch Tĩnh Nan, hoàng đế Vĩnh Lạc khi đó khởi binh ở Bắc Kinh, đoạt cửu môn, phế quan nha, phát binh Trực Cô, sau khi tụ binh ở Trực Cô thì qua sông đánh lén Thương Châu, phát chính thức phát động chiến dịch Tĩnh Nan, mà Trực Cô cũng thành nơi "Rồng bay lên" của hoàng đế Vĩnh Lạc, sau khi công chiếm Nam Kinh đăng cơ thành đế, hoàng đế Vĩnh Lạc vào năm thứ hai ban thưởng tên "Thiên Cô" cho Trực Cô, "Thiên" ở đây tức là ý chỉ thiên tử, còn "Tân" thì là bế đò, ý tứ của hai chữ Thiên Tân là nơi thiên tử qua sông hưng vương sư.
Cùng năm sau khi được ban tên, hoàng đế Vĩnh Lạc phái tướng lãnh xây công sự và dựng vệ, tổng cộng dựng ba vệ, phân biệt là Thiên Tân vệ, Thiên Tân tả vệ, Thiên Tân hữu vệ, mỗi vệ cả biên là năm ngàn sáu trăm người, ba vệ tổng cộng một vạn sáu ngàn tám trăm người.
Kỳ quái là, ở Thiên Tân đóng binh nhiều như vậy, nhưng trong thành Thiên Tân trừ quân sự và nha môn tào diêm ra, vẫn chưa thiết lập quan phủ hành chính địa phương. Cho đến hôm nay, trong thành Thiên Tân cũng chỉ có tam vệ Chỉ huy sứ ti và nha môn tào diêm, cư dân trong thành là hai ngàn hộ, cũng do những nha môn quân sự Chỉ huy sứ ti này quản hạt.
Thành Thiên Tân cũng không lớn, tường thành chu vi khoảng chín sặm, kết cấu chỉnh thể thì là đông tây dài, nam bắc ngắn, thoạt nhìn giống như một cái bàn tính, thế nên Thiên Tân cũng còn được tên khác là "Thành bàn tính". Tường thành lúc ban đầu hoàn toàn là dùng đất mà xây sau Nhân Tuyên thì vị trí địa lý của thành Thiên Tân càng lúc càng quan trọng, thế là bắt đầu đổi tường thành đất thành công trình gạch ngói, bởi vì công trình thực sự quá lớn, tốn quốc khố quá nhiều, qua mấy đời đế vương, công trình tường gạch của Thiên Tân vẫn không thể hoàn thành.
Hiện giờ thành Thiên Tân chỉ là một tòa thành nhỏ được xây từ đất nện và gạch ngói, ngoài thành cũ nát tiêu điều, một con đường đất rộng hơn trượng quanh co khúc khuỷu nối tới cửa thành, đầu thành còn không có lầu quan sát, nhìn qua một cái thì thấy trụi lủi, cảnh này nào có bóng dáng của thành phố trực thuộc trục ương, dân cư ngàn vạn, cực kỳ phồn hoa đời sau?
Tần Kham ngồi trên lưng ngựa, từ xa nhìn lướt qua thành Thiên Tân, bất giác thở ra một hơi cảm khái thương hải tang điền, rồi mới ra lệnh cho hai ngàn quan binh của dũng sĩ doanh đóng ở ngoài thành, còn hắn thì dẫn một ngàn Cẩm Y vệ vào thành.
Ở cửa thành, Chỉ huy sứ Thiên Tân tam vệ và quan viên của nha môn tào diêm đã sớm chờ ở đó, ba vị Chỉ huy sứ dãn tướng lãnh dưới trướng mình kính cẩn đứng đó, cửa thành đã được binh lính phong tỏa, dân chúng quân dân không thể ra vào, từ xa nhìn thấy cờ rồng của đoàn khâm sai tung bay, các văn quan võ tướng lấy hết tinh thần, cất bước nghênh đón.
Đầu lĩnh không phải ba vị Chỉ huy sứ mà không ngờ là một quan văn hơn bốn mươi tuổi, Tần Kham sau khi cách cửa thành trăm trượng thì xuống ngựa, quan văn đi lên trước khom mình hành lễ, chứ không phải là lễ quỳ.
" Bình Giang bá kiêm Tổng đốc tào hải vận, lĩnh Thái tử Thái Bảo Trần Hùng bái kiến thiên sứ khâm sai Tần Hầu gia."
Tần Kham mỉm cười hoàn lễ: "Thì ra là Bình Giang bá, Trần gia nhiều đời trung lương, thay thiên tử tổng đốc thuỷ vận hải vận đã năm đời, trao đổi nam bắc gạo lúa, tơ lục, đồ sứ, lá trà cho Đại Minh ta, có thể nói là càng vất vả công lao càng lớn, bản hầu không đảm đương nổi lễ của Bình Giang bá."
Nói tới Trần Hùng này, mặc dù ở hai đời Hoằng Trị, Chính Đức đều không ai nghe tiếng, nhưng tổ tiên hắn cũng rất nổi danh, tổ tông của hắn là Trần Tuyên, là chuyên gia thuỷ lợi nổi danh thời Hồng Vũ Kiến Văn, sau khi Vĩnh Lạc khởi binh Tĩnh Nan, Trần Tuyên rất thức thời, rất nhanh đứng đúng đội ngũ, chủ động nghênh hàng Yến vương, sau Tĩnh Nan được phong làm Bình Giang bá, từ đời Trần Tuyên đã làm Tổng đốc thuỷ vận thiên hạ, qua nhiều đời nối truyền, có thể nói là thế gia thuỷ vận.
Trong các văn quan võ tướng, sở dĩ do Trần Hùng dẫn đầu ra ra nghênh đón khâm sai, cũng không phải là bởi vì chức quan của hắn cao nhất, mà là cả thành Thiên Tân chỉ có một vị quan viên nối tiếp tước vị này, không giống với đại thần kinh sư xếp hàng khi tảo triều, tước vị cao thì đi đầu, tước vị đại biểu cho địa vị thân phận, là những quan viên tầm thường này không thể trèo tới.
Trần Hùng cười câu nệ, ở trước mặt văn quan võ tướng khác của thành Thiên Tân hắn có lẽ có thể kiêu ngạo một phen, nhưng mà tước vị của Tần Kham lại là hầu tước, so với hắn thì lớn hơn một bậc, lại còn dẫn dắt Cẩm Y vệ mà khiến người đời nghe thấy đã sợ mất mật, lại là thần tử sủng tín nhất của thiên tử, hơn nữa lúc này thân phận là khâm sai đại biểu cho hoàng đế tuần.
Rất nhiều thân phận chồng lên nhau, Bình Giang bá nho nhỏ ở trước mặt Tần Kham lấy đâu ra vốn mà cuồng ngạo? Huống chi thanh danh của Tần Kham hắn cũng ít nhiều được nghe nói qua, vị khâm sai trẻ tuổi nụ cười nho nhã, phong độ phiên phiên trước mặt này, khi động thủ giết người thì mắt cũng chẳng buồn chớp lấy một cái.
Hai người hàn huyên vài câu, Trần Hùng lập tức giới thiệu cho Tần Kham những văn quan võ tướng còn lại của thành Thiên Tân.
Đối với quan viên tào đạo diêm đạo, Tần Kham cũng không nhớ kỹ tên, nhưng lại rất chú ý tới tên của Chỉ huy sứ tam vệ, ba người đều hơn buốn mươi, mặc phi bào của võ quan tam phẩm, ở giữa thêu hình hổ, thần thái cực kỳ cung kính. Chỉ huy sứ của tam vệ phân biệt là Thiên Tân vệ Chỉ huy sứ Lương Thắng, tả vệ Chỉ huy sứ Vương Viêm Sinh, hữu vệ Chỉ huy sứ Mã Tùng Linh.
Chuyện trò với ba vị võ tướng một lát, Tần Kham thầm nhớ kỹ tướng mạo của bọn họ, còn tính tình của mỗi người thì nhất thời cũng không nhìn ra được.
Để lại dũng sĩ doanh đóng quân ngoài thành, dưới sự vây quanh của một đám quan viên võ tướng, Tần Kham dẫn hơn ngàn Cẩm Y vệ và hai trăm người của điểu thương đội vào thành Thiên Tân.
Trong thành Thiên Tân so với trong tưởng tượng hắn thì chỉnh tề hơn nhiều, thời Vĩnh Lạc trong hai năm xây công sự đã có quy hoạch cẩn thận, từng hàng dân cư lớn nhỏ giống nhau chỉnh tề xếp trong thành, có hai chợ đông tây chuyên môn, cũng có gánh hát gánh xiếc biểu diễn lưu động, quân sĩ tuần qua lại như thoi đưa, ngoài cửa thành đông có một bến tàu khổng lồ, trên bến tàu có dân phu khiêng đồ, đánh xe xa phu cùng với những thương nhân gân cổ chửi bới hô hào, một thành nho nhỏ không ngờ cũng có khí tượng phồn hoa.
Nhìn thấy tất cả những điều này, Tần Kham vẫn mỉm cười, nhưng trong lòng lại rất nghi hoặc.
Một cảnh tượng phồn hoa Như vậy, theo lý thuyết thì Bạch Liên giáo nên là không sinh sự nổi chứ, vì sao Hán Vệ ở trong thành này lại liên tiếp bị hao tổn?
Dưới biểu tượng phồn hoa yên bình, nơi này rốt cuộc ẩn giấu sát khí như thế nào? Lúc này, có bao nhiêu Bạch Liên giáo chúng đang ở chỗ tối quan sát khâm sai được triều đình phái tới là hắn đây?
Sau khi vào thành thì uyển chuyển cự tuyệt lời mời ở lại hậu viện nha môn thuỷ vận của Trần Hùng, một đám quan viên cùng Tần Kham đi tới nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ đóng ở Thiên Tân.
Nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ trong thành Thiên Tân được dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ mười lăm, lúc ấy hoàng đế Vĩnh Lạc định dời đô tới bắc bình, thế là trước khi dời đô đặc biệt thiết lập nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ ở Thiên Tân, dùng để thám thính cuộc đụng độ trong dân gian và quan trường tại địa khu Kinh Tân, cho đến sau khi dời đô, lại ở kinh sư thiết lập Nam Bắc trấn phủ ti và Kinh lịch ti, nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ Thiên Tân liền dần dần xuống dốc, nhưng cơ cấu này vẫn tồn tại, chưa hề bị xóa bỏ.
Hiện giờ ở trong nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ thành Thiên Tân là một người quen cũ, Mưu Bân.
Người thứ nhất Tần Kham sau khi vào thành Thiên Tân muốn gặp chính là hắn.
Từng là thủ trưởng cũ, Chỉ huy sứ một tay nắm giữ mấy vạn Cẩm Y vệ thiên hạ, hiện giờ lại bị biếm trích tới Thiên Tân làm một Thiên hộ nho nhỏ, hơn nữa còn rời vào kết cục bị Bạch Liên giáo đồ ám sát, suýt nữa thì toi mạng.
Bước vào cửa lớn của Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ ti, tâm tình của Tần Kham tự dưng xuống thấp đi nhiều.
Giờ mão vừa tới, Tần Kham dẫn đội ngũ hơn ba ngàn này giương nghi trượng ra khỏi Triêu Dương môn tới Thiên Tân.
Thiên Tân nằm ở phía đông nam kinh sư, cách kinh sư chỉ hơn hai trăm dặm, khoảng cách rất gần, dùng khoái mã thì chỉ đi một ngày là tới.
Đội ngũ Hơn ba ngàn người đi bộ hai ngày là đã nhìn thấy tường thành Thiên Tân.
Tên cũ của Thiên Tân là Trực Cô, vào triều Nguyên thì đổi tên thành Hải Tân, là trọng trấn quân sự và trung tâm trung chuyển đường thủy, vị trí địa lý rất trọng yếu, càng đảm đương tác dụng trọng yếu là tấm chắn của kinh sư.
"Thiên Tân" là tên do hoàng đế Vĩnh Lạc tự mình ban thưởng, thời chiến dịch Tĩnh Nan, hoàng đế Vĩnh Lạc khi đó khởi binh ở Bắc Kinh, đoạt cửu môn, phế quan nha, phát binh Trực Cô, sau khi tụ binh ở Trực Cô thì qua sông đánh lén Thương Châu, phát chính thức phát động chiến dịch Tĩnh Nan, mà Trực Cô cũng thành nơi "Rồng bay lên" của hoàng đế Vĩnh Lạc, sau khi công chiếm Nam Kinh đăng cơ thành đế, hoàng đế Vĩnh Lạc vào năm thứ hai ban thưởng tên "Thiên Cô" cho Trực Cô, "Thiên" ở đây tức là ý chỉ thiên tử, còn "Tân" thì là bế đò, ý tứ của hai chữ Thiên Tân là nơi thiên tử qua sông hưng vương sư.
Cùng năm sau khi được ban tên, hoàng đế Vĩnh Lạc phái tướng lãnh xây công sự và dựng vệ, tổng cộng dựng ba vệ, phân biệt là Thiên Tân vệ, Thiên Tân tả vệ, Thiên Tân hữu vệ, mỗi vệ cả biên là năm ngàn sáu trăm người, ba vệ tổng cộng một vạn sáu ngàn tám trăm người.
Kỳ quái là, ở Thiên Tân đóng binh nhiều như vậy, nhưng trong thành Thiên Tân trừ quân sự và nha môn tào diêm ra, vẫn chưa thiết lập quan phủ hành chính địa phương. Cho đến hôm nay, trong thành Thiên Tân cũng chỉ có tam vệ Chỉ huy sứ ti và nha môn tào diêm, cư dân trong thành là hai ngàn hộ, cũng do những nha môn quân sự Chỉ huy sứ ti này quản hạt.
Thành Thiên Tân cũng không lớn, tường thành chu vi khoảng chín sặm, kết cấu chỉnh thể thì là đông tây dài, nam bắc ngắn, thoạt nhìn giống như một cái bàn tính, thế nên Thiên Tân cũng còn được tên khác là "Thành bàn tính". Tường thành lúc ban đầu hoàn toàn là dùng đất mà xây sau Nhân Tuyên thì vị trí địa lý của thành Thiên Tân càng lúc càng quan trọng, thế là bắt đầu đổi tường thành đất thành công trình gạch ngói, bởi vì công trình thực sự quá lớn, tốn quốc khố quá nhiều, qua mấy đời đế vương, công trình tường gạch của Thiên Tân vẫn không thể hoàn thành.
Hiện giờ thành Thiên Tân chỉ là một tòa thành nhỏ được xây từ đất nện và gạch ngói, ngoài thành cũ nát tiêu điều, một con đường đất rộng hơn trượng quanh co khúc khuỷu nối tới cửa thành, đầu thành còn không có lầu quan sát, nhìn qua một cái thì thấy trụi lủi, cảnh này nào có bóng dáng của thành phố trực thuộc trục ương, dân cư ngàn vạn, cực kỳ phồn hoa đời sau?
Tần Kham ngồi trên lưng ngựa, từ xa nhìn lướt qua thành Thiên Tân, bất giác thở ra một hơi cảm khái thương hải tang điền, rồi mới ra lệnh cho hai ngàn quan binh của dũng sĩ doanh đóng ở ngoài thành, còn hắn thì dẫn một ngàn Cẩm Y vệ vào thành.
Ở cửa thành, Chỉ huy sứ Thiên Tân tam vệ và quan viên của nha môn tào diêm đã sớm chờ ở đó, ba vị Chỉ huy sứ dãn tướng lãnh dưới trướng mình kính cẩn đứng đó, cửa thành đã được binh lính phong tỏa, dân chúng quân dân không thể ra vào, từ xa nhìn thấy cờ rồng của đoàn khâm sai tung bay, các văn quan võ tướng lấy hết tinh thần, cất bước nghênh đón.
Đầu lĩnh không phải ba vị Chỉ huy sứ mà không ngờ là một quan văn hơn bốn mươi tuổi, Tần Kham sau khi cách cửa thành trăm trượng thì xuống ngựa, quan văn đi lên trước khom mình hành lễ, chứ không phải là lễ quỳ.
" Bình Giang bá kiêm Tổng đốc tào hải vận, lĩnh Thái tử Thái Bảo Trần Hùng bái kiến thiên sứ khâm sai Tần Hầu gia."
Tần Kham mỉm cười hoàn lễ: "Thì ra là Bình Giang bá, Trần gia nhiều đời trung lương, thay thiên tử tổng đốc thuỷ vận hải vận đã năm đời, trao đổi nam bắc gạo lúa, tơ lục, đồ sứ, lá trà cho Đại Minh ta, có thể nói là càng vất vả công lao càng lớn, bản hầu không đảm đương nổi lễ của Bình Giang bá."
Nói tới Trần Hùng này, mặc dù ở hai đời Hoằng Trị, Chính Đức đều không ai nghe tiếng, nhưng tổ tiên hắn cũng rất nổi danh, tổ tông của hắn là Trần Tuyên, là chuyên gia thuỷ lợi nổi danh thời Hồng Vũ Kiến Văn, sau khi Vĩnh Lạc khởi binh Tĩnh Nan, Trần Tuyên rất thức thời, rất nhanh đứng đúng đội ngũ, chủ động nghênh hàng Yến vương, sau Tĩnh Nan được phong làm Bình Giang bá, từ đời Trần Tuyên đã làm Tổng đốc thuỷ vận thiên hạ, qua nhiều đời nối truyền, có thể nói là thế gia thuỷ vận.
Trong các văn quan võ tướng, sở dĩ do Trần Hùng dẫn đầu ra ra nghênh đón khâm sai, cũng không phải là bởi vì chức quan của hắn cao nhất, mà là cả thành Thiên Tân chỉ có một vị quan viên nối tiếp tước vị này, không giống với đại thần kinh sư xếp hàng khi tảo triều, tước vị cao thì đi đầu, tước vị đại biểu cho địa vị thân phận, là những quan viên tầm thường này không thể trèo tới.
Trần Hùng cười câu nệ, ở trước mặt văn quan võ tướng khác của thành Thiên Tân hắn có lẽ có thể kiêu ngạo một phen, nhưng mà tước vị của Tần Kham lại là hầu tước, so với hắn thì lớn hơn một bậc, lại còn dẫn dắt Cẩm Y vệ mà khiến người đời nghe thấy đã sợ mất mật, lại là thần tử sủng tín nhất của thiên tử, hơn nữa lúc này thân phận là khâm sai đại biểu cho hoàng đế tuần.
Rất nhiều thân phận chồng lên nhau, Bình Giang bá nho nhỏ ở trước mặt Tần Kham lấy đâu ra vốn mà cuồng ngạo? Huống chi thanh danh của Tần Kham hắn cũng ít nhiều được nghe nói qua, vị khâm sai trẻ tuổi nụ cười nho nhã, phong độ phiên phiên trước mặt này, khi động thủ giết người thì mắt cũng chẳng buồn chớp lấy một cái.
Hai người hàn huyên vài câu, Trần Hùng lập tức giới thiệu cho Tần Kham những văn quan võ tướng còn lại của thành Thiên Tân.
Đối với quan viên tào đạo diêm đạo, Tần Kham cũng không nhớ kỹ tên, nhưng lại rất chú ý tới tên của Chỉ huy sứ tam vệ, ba người đều hơn buốn mươi, mặc phi bào của võ quan tam phẩm, ở giữa thêu hình hổ, thần thái cực kỳ cung kính. Chỉ huy sứ của tam vệ phân biệt là Thiên Tân vệ Chỉ huy sứ Lương Thắng, tả vệ Chỉ huy sứ Vương Viêm Sinh, hữu vệ Chỉ huy sứ Mã Tùng Linh.
Chuyện trò với ba vị võ tướng một lát, Tần Kham thầm nhớ kỹ tướng mạo của bọn họ, còn tính tình của mỗi người thì nhất thời cũng không nhìn ra được.
Để lại dũng sĩ doanh đóng quân ngoài thành, dưới sự vây quanh của một đám quan viên võ tướng, Tần Kham dẫn hơn ngàn Cẩm Y vệ và hai trăm người của điểu thương đội vào thành Thiên Tân.
Trong thành Thiên Tân so với trong tưởng tượng hắn thì chỉnh tề hơn nhiều, thời Vĩnh Lạc trong hai năm xây công sự đã có quy hoạch cẩn thận, từng hàng dân cư lớn nhỏ giống nhau chỉnh tề xếp trong thành, có hai chợ đông tây chuyên môn, cũng có gánh hát gánh xiếc biểu diễn lưu động, quân sĩ tuần qua lại như thoi đưa, ngoài cửa thành đông có một bến tàu khổng lồ, trên bến tàu có dân phu khiêng đồ, đánh xe xa phu cùng với những thương nhân gân cổ chửi bới hô hào, một thành nho nhỏ không ngờ cũng có khí tượng phồn hoa.
Nhìn thấy tất cả những điều này, Tần Kham vẫn mỉm cười, nhưng trong lòng lại rất nghi hoặc.
Một cảnh tượng phồn hoa Như vậy, theo lý thuyết thì Bạch Liên giáo nên là không sinh sự nổi chứ, vì sao Hán Vệ ở trong thành này lại liên tiếp bị hao tổn?
Dưới biểu tượng phồn hoa yên bình, nơi này rốt cuộc ẩn giấu sát khí như thế nào? Lúc này, có bao nhiêu Bạch Liên giáo chúng đang ở chỗ tối quan sát khâm sai được triều đình phái tới là hắn đây?
Sau khi vào thành thì uyển chuyển cự tuyệt lời mời ở lại hậu viện nha môn thuỷ vận của Trần Hùng, một đám quan viên cùng Tần Kham đi tới nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ đóng ở Thiên Tân.
Nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ trong thành Thiên Tân được dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ mười lăm, lúc ấy hoàng đế Vĩnh Lạc định dời đô tới bắc bình, thế là trước khi dời đô đặc biệt thiết lập nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ ở Thiên Tân, dùng để thám thính cuộc đụng độ trong dân gian và quan trường tại địa khu Kinh Tân, cho đến sau khi dời đô, lại ở kinh sư thiết lập Nam Bắc trấn phủ ti và Kinh lịch ti, nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ Thiên Tân liền dần dần xuống dốc, nhưng cơ cấu này vẫn tồn tại, chưa hề bị xóa bỏ.
Hiện giờ ở trong nha môn Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ thành Thiên Tân là một người quen cũ, Mưu Bân.
Người thứ nhất Tần Kham sau khi vào thành Thiên Tân muốn gặp chính là hắn.
Từng là thủ trưởng cũ, Chỉ huy sứ một tay nắm giữ mấy vạn Cẩm Y vệ thiên hạ, hiện giờ lại bị biếm trích tới Thiên Tân làm một Thiên hộ nho nhỏ, hơn nữa còn rời vào kết cục bị Bạch Liên giáo đồ ám sát, suýt nữa thì toi mạng.
Bước vào cửa lớn của Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ ti, tâm tình của Tần Kham tự dưng xuống thấp đi nhiều.
Bình luận truyện