Chương 35: Thanh Thư Hẹp Hòi
Như Đồng mới học thuộc được một đoạn văn ngắn đã muốn học viết những chữ này.
Bởi chỉ có biết cách viết mới tính là thực sự biết chữ.
Nhưng đến đây lại có vấn đề, viết chữ cần bút, mực, giấy, nghiên, mà lần này Cố Nhàn trở về lại không mang theo những thứ này.
Cố Nhàn nói với Thanh Thư: "Thanh Thư, con cho Như Đồng mượn một cây bút dùng đi."
Nàng biết rõ Thanh Thư có mang theo hai cây bút.
Thanh Thư lại không muốn cho mượn: "Nương, cho đại tỷ mượn rồi mất đi.
Ngộ nhỡ cây bút này của con bị hỏng thì sẽ không còn mà dùng." Bút lông này rất dễ gãy, vì vậy nên nàng mới mang nhiều thêm một chiếc dự bị.
"Con cho đại tỷ mượn dùng trước đã." Từ khi này đứa nhỏ này hẹp hòi như vậy chứ.
Thanh Thư cố ý nói: "Tại sao lại mượn ta? Nhị thúc là người đọc sách, nhất định thúc ấy có giấy và bút lông nha! Đại tỷ, tỷ đi lấy bút của Nhị thúc mà dùng đi."
Nếu cho mượn thật, chắc chắn là có đi không có về.
Bà ngoại mua cho nàng toàn là đồ tốt, nàng cũng không muốn cho Như Đồng chiếm tiện nghi.
Như Đồng không dám đi, vẻ mặt đau khổ nói: "Cha ta không cho phép ta đụng vào đồ đạc của ông ấy, nếu thấy ta đụng vào sẽ đánh chết ta mất." Thư phòng của cha nàng ta chỉ có đại ca có thể vào, ngay cả mẹ nàng ta cũng không thể động tới.
Cố Nhàn chợt cảm thấy Như Đồng thật đáng thương.
Thanh Thư lại không để mình bị xoay mòng mòng, nói: "Không thể lấy của Nhị Thúc, vậy giấy bút của đại ca hẳn là tỷ có thể dùng được đi?"
Lâm Nhạc Tổ lớn hơn Thanh Thư hai tuổi, được lão gia tử dạy vỡ lòng.
Thậm chí đến bây giờ cũng vẫn là lão gia tử dạy dỗ, vì thế nên trong phòng hắn đều có đầy đủ bút, mực, giấy, nghiên.
Như Đồng lắc đầu nói: "Đại ca sẽ không cho tỷ mượn dùng."
Thanh Thư không vui nói: "Tỷ còn chưa có hỏi, sao lại biết đại ca sẽ không cho tỷ mượn dùng?"
Như Đồng cúi thấp đầu tỏ vẻ đáng thương, lắp bắp nói: "Chính bản thân đại ca còn không đủ dùng, há sẽ cho ta mượn?"
Tuy rằng Lâm gia có một cử nhân, nhưng ở triều Minh, cử nhân cũng không có nhiều phúc lợi như tiền triều.
Ở tiền triều chỉ cần khảo thí đậu cử nhân, ngoại trừ mỗi tháng được lãnh tiền thì điền sản ruộng đất và cửa hàng đều không phải nộp thuế.
Nhưng ở triều Đại Minh, cử nhân ngoài việc có thể miễn thuế năm mươi mẫu ruộng tốt, những thứ phúc lợi khác cũng đều không còn.
Miệng ăn người Lâm gia càng ngày càng tăng, chi tiêu càng lúc càng lớn nên ngày thường đều tính toán chi li.
Bút nghiên mà Lâm Nhạc Tổ dùng đều là đồ cũ mà lão gia tử đã dùng trước kia, giấy để luyện chữ cũng có số lượng nhất định.
Nếu phải cho Như Đồng một phần giấy, vậy chính hắn sẽ không đủ dùng rồi.
Thanh Thư cũng nói ngay: "Của ta cũng không đủ dùng."
Bỗng chốc vành mắt Như Đồng đỏ lên: "Thanh Thư muội muội, muội hãy cho tỷ mượn một ít dùng đi! Muội yên tâm, chờ sau này tỷ kiếm được tiền, tỷ nhất định sẽ trả lại cho muội."
Vẽ được cái bánh như thế, Thanh Thư cũng thực bội phục nàng ta.
Chẳng qua Cố Nhàn đang nhìn nàng, không cho mượn cũng không được: "Bút có thể cho tỷ mượn một cái, nhưng giấy thì không được, chính ta còn không đủ dùng, sao có thể cho tỷ mượn."
Thanh Thư không hé miệng, Cố Nhàn cũng hết cách.
Cuối cùng chỉ có thể để cho Như Đồng đi bưng một chén nước, bảo nàng ta dùng bút lông chấm nước tập viết trên mặt bàn.
Thời điểm Như Đồng viết chữ, nàng ta để lộ ra chiếc vòng tay ngọc trai trên cổ tay.
Ngọc trai kia lớn như hạt động phộng vậy, từng viên mượt mà.
Dù không tính là trân phẩm, nhưng nhìn qua nó cũng đáng giá vài lượng bạc.
Thanh Thư có chút buồn bực.
Nhị thẩm nàng hào phóng như vậy từ khi nào, chịu bỏ tiền ra mua cho Như Đồng đồ trang sức quý giá đến thế.
Đến khi trời nhá nhem tối, Như Đồng dựa vào bên người Vi thị tức giận nói: "Nương, nàng ta cũng quá keo kiệt rồi, một trang giấy cũng không nỡ cho con mượn.
Đại bá mẫu thấy vậy mà cũng tùy ý nàng ta, không giúp con đòi lấy."
Sao số mạng Lâm Thanh Thư lại tốt như vậy kia chứ? Có một mẫu thân dịu dàng, hiểu biết, còn có một bà ngoại hào phóng, nhiều tiền.
Ngược lại, bà ngoại nàng thì vừa hẹp hòi lại còn keo kiệt, không những không mua đồ cho nàng, còn muốn kiếm chỗ tốt từ trên người các nàng.
Nghĩ đến bộ đồ Thanh Thư mặc, trong mắt Như Đồng lóe lên tia ghen ghét.
Giàu có như vậy, ấy thế mà ngay cả mấy tờ giấy cũng không muốn cho mình mượn, thật là đáng hận.
Vi thị nói: "Con phải cẩn thận dỗ dành nàng ta, dỗ đến khi nàng ta vui vẻ thì không những nó cho con mượn giấy bút, nói không chừng sau đó sẽ còn thuyết phục bá mẫu con dẫn con đi huyện thành đọc sách."
Với cái tính cách kia của Cố Nhàn, xin nàng ta đưa nữ nhi mình đi huyện thành đọc sách thì chắc chắn là sẽ không đồng ý.
Như Đồng vui vẻ ra mặt, nhưng cũng rất nhanh đã thất vọng: "Nương, nàng ta không giống trước kia đâu.
Lần trước chỉ cần con dỗ dành nàng ta, mặc kệ là cái gì thì nàng ta cũng đều đồng ý với con.
Nhưng lần này con cũng đã hết lời ngon ngọt mà nàng ta cũng chưa từng để ý con."
Vi thị nhịn không được cau chặt chân mày.
Thanh Thư thay đổi, bà làm sao có thể không đặt trong mắt đây.
Những cái khác chưa cần nói, riêng tác phong ăn mặc rõ ràng đã thay đổi rồi.
Trước kia nha đầu đó với mẹ nàng ta y như nhau, đều mặc y phục không cũ không mới.
Nhưng lần này, chưa kể mặc toàn là quần áo mới, còn đeo trang sức quý giá như vậy.
Như Đồng nhỏ giọng nói ra: "Nương, người nói xem, có đúng là cái yêu tà kia còn chưa chết mà vẫn đeo bám trên người nàng ta hay không? Nếu không, sao từ đầu tới chân nó lại thay đổi lớn như vậy?"
Nghĩ đến ánh mắt âm u của Thanh Thư khi nhìn bà, trong lòng Vi thị rùng mình.
Chẳng lẽ cái con yêu tà kia thật sự là chưa bị giết chết ư? Nếu không, vì sao nha đầu kia luôn khiến bà có cảm giác run rẩy sợ hãi như vậy.
Vi thị nói với Như Đồng: "Mấy ngày này con phải quan sát kỹ nha đầu kia, có cái gì không đúng cũng đừng để lộ ra mà lẳng lặng nói với ta thôi." Cho dù có nói với bà bà rằng cái yêu tà kia còn chưa bị diệt thì cũng phải có chứng cớ mới được.
Nếu ăn không nói có thì bà cũng không chiếm được chỗ tốt.
Như Đồng gật đầu.
Khu nhà Lâm gia ở rất lớn, có tám gian phòng.
Lúc trước dự định là mỗi đứa con trai hai gian.
Hai người Lâm Thừa Ngọc và Cố Nhàn ban đầu cũng được hai gian phòng, nhưng vì thời gian bọn họ ở nhà rất ngắn, phòng để trống cũng lãng phí nên Lâm lão phu nhân đã chiếm một gian trong đó để cất giữ lương thực.
(Truyện đăng tại [email protected]ục Lam)
Cố Nhàn về có dẫn theo Trần ma ma và hai đứa nha hoàn, Thanh Thư cũng dẫn theo Kiều Hạnh.
Nhiều người như vậy nhưng tất cả đều phải cùng chen lấn trong một gian phòng.
Cũng không còn cách nào cả, Trần ma ma đành cùng mấy người Hạ Nguyệt ngả ra đất nghỉ ngơi.
Thanh Thư cau mày nói: "Thời tiết bây giờ thế này, ngủ trên đất rất dễ bị cảm lạnh."
Cố Nhàn nói: "Biết là thế, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.
Trong nhà cũng chỉ có mấy gian phòng, chỉ có thể chấp nhận mà thôi."
Trước kia nàng có nhắc tới gian phòng kia, nhưng đáng tiếc là hai vị trưởng bối không đồng ý nên việc này chỉ có thể bỏ đó.
Đừng nói hiện giờ có thể ở tạm không, cho dù không ở được, Lâm lão phu nhân cũng sẽ không dùng tiền của mình để xây phòng mới.
Nếu như lan truyền ra ngoài, phu quân cũng không gánh nổi việc xấu hổ này.
Xoa nhẹ đầu Thanh Thư, Cố Nhàn nói: "Đừng nghĩ nhiều như vậy, mau ngủ đi, ngày mai còn phải dậy sớm đó!"
Thanh Thư vốn tưởng rằng mình sẽ không ngủ được, nhưng thật không ngờ vừa nằm xuống có một lúc, nàng lại thiếp đi mất rồi.
Một đêm ngon giấc.
Sáng sớm hôm sau, Thanh Thư bị một trận tiếng vang đánh thức.
Nhìn thoáng qua bên ngoài thì thấy bầu trời tối tăm mờ mịt còn chưa sáng.
Ngó quanh gian phòng, nàng thấy những người khác đều không còn ở đây.
Thanh Thư hỏi: "Nương, Trần ma ma bọn họ đâu rồi?"
Cố Nhàn cười nói: "Trần ma ma dẫn theo bọn Hạ Miêu đi gói bánh chưng* rồi, con có muốn đi không?"
*Chú thích: Bánh chưng (hay bánh tét, bánh ú) là một loại bánh truyền thống của Trung Quốc, làm từ gạo nếp, có nhân, bọc bằng lá dong(Lá vông,....).
Bánh có nhiều hình dạng nhưng chủ yếu là gói thành hình tứ giác, hay dùng trong các dịp lễ.
Đến tết Đoan Ngọ, nhà nhà đều sẽ gói bánh chưng.
Tối hôm qua hai người Vi thị và Trương Xảo Xảo đã lấy gạo, đậu và những thứ khác ra ngâm, sáng sớm hôm nay họ mới dậy gói bánh.
Như vậy thì bánh chưng mới tươi và ngon.
Cố Nhàn mười ngón tay không dính nước xuân, sẽ không động đến những công việc vặt vãnh này, nên đã kêu Trần ma ma cùng bọn Hạ Miêu đi qua hỗ trợ.
Thanh Thư lắc đầu nói: "Con muốn đi luyện chữ." Nàng còn nhớ kiếp trước, khi mới vừa hiểu chuyện đã bị bắt giặt đồ, nấu cơm, thêu thùa, may vá mà sống; không làm thì sẽ không có cơm ăn.
Cũng bởi vì làm việc nhà quá nhiều mà hai bàn tay của nàng trở nên rất thô ráp.
Chờ lúc đến kinh thành thì lại bị Đỗ Thi Nhã giễu cợt là một thôn cô.
Ngẫm lại, Thanh Thư thấy lòng càng chua xót.
Nàng vốn nên sống cuộc sống an nhàn, sung sướng của một thiên kim tiểu thư, kết quả thì lại chẳng khác gì một đứa nha hoàn.
Nói tới cũng là do kiếp trước nàng quá mềm yếu, kiếp này nàng sẽ không tiếp tục để kẻ khác bắt nạt nữa.
Nữ nhi khổ luyện như vậy làm Cố Nhàn cũng vui mừng.
Thanh Thư học tốt rồi, chờ lúc đến kinh thành cũng có thể thi vào một học đường tốt.
Nhưng mà Cố Nhàn vẫn nói: "Đại đường ca của con đang ở sảnh học bài, chút nữa bọn con đừng ồn ào, tránh ảnh hưởng tới hắn."
"Nương, con biết rồi." Mặc dù Thanh Thư không thích Lâm Nhạc Tổ, nhưng nàng cũng không muốn gây xung đột với hắn.
Người xưa nói rất hay, cháu đích tôn chính là mệnh căn của bà nội.
Lâm Nhạc Tổ chính là con mắt của lão phu nhân, nếu làm ảnh hưởng tới hắn, sợ là lại gây nên một trận thị phi.
Thanh Thư không sợ phiền phức, nhưng có nháo lên thì nàng cũng không chiếm được chỗ tốt gì.
Bình luận truyện