Những Tháng Năm Hổ Phách
Quyển 2 - Chương 3
Nghỉ đông năm thứ nhất, Tần Chiêu Chiêu về nhà, kinh hãi thấy vành băng trắng trên đầu ba. “Ba, ba sao vậy?”
Ba cô trả lời lấy lệ: “Không sao, không sao, bị thương ngoài da thôi.”
Con gái học ở Thượng Hải, học phí và phí sinh hoạt không ít, vợ chồng Tần thị chỉ biết dùng hết khả năng để kiếm tiền.
Ba cô thường xuyên ở lại xưởng tăng ca đến khuya, công việc tính theo sản phẩm, làm nhiều ăn nhiều. Hôm ấy, ông đang vùi đầu làm việc thì một nhân viên tạp vụ sửa chữa thiết bị trên cao vô tình đánh rơi một cái kìm trúng đầu ông. Ông ngất lịm ngay lúc ấy, đến khi tỉnh lại đã thấy mình nằm trong xe cấp cứu, bác sĩ vừa xử lý vết thương vừa chìa hai ngón tay hỏi: “Đây là mấy?”
Đầu ông còn hơi ngây ngất, yên lặng nhìn bàn tay bác sĩ đung đưa trước mặt một lúc mới trả lời: “Hai!”
Bác sĩ lại hỏi mấy thông tin căn bản như tên tuổi thành viên trong nhà, địa chỉ… ông đều trả lời chính xác. Lúc ấy bác sĩ mới nói với quản lý xưởng: “Kiểm tra bước đầu thấy không có vấn đề gì lớn, nhưng vẫn cần tới bệnh viện kiểm tra kĩ lại một lượt nữa mới chẩn đoán chắc chắn được.”
Tới bệnh viện kiểm tra kĩ càng một lượt, kết quả xác nhận chỉ chấn thương não nhẹ, coi như trong rủi có may. Bác sĩ nói may mà chỉ có cái kìm rơi xuống, nếu trúng cái cờ lê hay búa thì phiền phức to. Dẫu vậy, lúc Tần mẹ biết tin chạy tới bệnh viện cũng sợ tới trắng bệch mặt mũi.
Chuyện đã qua mấy ngày nhưng lúc kể lại cho con gái, Tần mẹ vẫn còn sợ hãi: “Tự nhiên nhận được điện thoại báo ba con gặp chuyện, bị cái kìm từ trên cao rơi trúng đầu, đang phải đưa đi cấp cứu, bảo mẹ tới ngay. Mẹ sợ phát run! Trên đường tới bệnh viện, tim mẹ cứ đập thình thịch tưởng nhảy khỏi ngực đến nơi. Cũng may không có chuyện gì lớn.”
Tần Chiêu Chiêu oán hận nói: “Mẹ này, ba bị thương thế sao không ai báo gì cho con biết?”
“Chỉ chấn thương nhẹ thôi, có sao đâu, việc gì phải kinh động cả con nữa, để con cách ngàn dặm uổng công lo lắng. Giờ không sao rồi, vết thương trên đầu ba con cũng đóng vảy rồi.”
“Phải rồi, vết thương nhỏ có đáng gì đâu. Ông chủ tốt lắm nhé, thanh toán hết tiền thuốc men tai nạn lao động, còn cho nghỉ một tháng dưỡng bệnh vẫn được lương. Tính ra bị thương lần này còn có lợi chán.”
Bị thương đến như vậy mà ba mẹ chỉ toàn nhấn mạnh chuyện tốt, Tần Chiêu Chiêu không nói gì nữa, hai mắt rơm rớm. Từ ngày đi Thượng Hải học, mỗi lần gọi điện về nhà Tần Chiêu Chiêu chỉ kể chuyện tốt, không báo tin dữ vì sợ ba mẹ lo lắng. Không ngờ, ba mẹ cũng chỉ kể chuyện vui cho cô, chuyện không may đều giấu cả, cũng vì sợ cô sẽ lo lắng.
Dối lừa vốn là một thứ tội lỗi, dùng lời không thật, giấu giếm mọi chuyện khiến người khác lầm tưởng; nhưng sự dối gạt vì thiện ý đến từ người thân cũng là một cách thể hiện tình yêu thương.
Tết âm lịch năm nay Đàm Hiểu Yến không về, lần đầu tiên, cô một mình tha hương ăn Tết.
Bởi vì khách sạn thuộc ngành dịch vụ, Tết âm lịch là thời điểm làm ăn đắt hàng nên nhân viên không thể đồng loạt xin nghỉ, muốn nghỉ là chuyện vô cùng khó khăn. Cô không xin nghỉ được, cũng không mua được vé tàu. Mua vé tàu dịp gần Tết vô cùng vất vả, mà đi đi về về mua vé cũng không dễ dàng gì, cho dù mua được thì thân con gái như cô chưa chắc đã chen chúc được lên tàu. Ai cũng biết tàu Tết đông đúc thế nào. Đi ô tô không an toàn, mỗi năm đâu đâu cũng thấy tin tức các đoàn xe khách đường dài chạy Tết gặp tai nạn hoặc cướp bóc. Cân nhắc lợi hại, vợ chồng Đàm thị dặn con gái không cần chen chúc tàu Tết để về ăn Tết.
“Con chen chúc trên tàu như thế vất vả quá, ba mẹ cũng không an tâm. Thôi bỏ đi, con cứ ở lại đó, mua cái gì ngon ngon mà ăn Tết. Muốn mua gì thì mua, đừng tiếc tiền, có thiếu thì báo để mẹ gửi thêm cho.”
Tết âm lịch 2001, Đàm Hiểu Yến và mấy người bạn học cùng trường trung cấp nghề vì đủ lý do không thể về quê nên cùng nhau ăn Tết ở Hổ Môn. Đây là cái Tết đầu tiên mấy cô gái vừa tốt nghiệp bước chân tha hương trải qua. Mấy người tụ tập trong căn nhà Đàm Hiểu Yến thuê, ban đầu còn cười cười nói nói vui vẻ ăn cơm tất niên tự nấu, sau đó đột nhiên một nữ sinh kể mẹ cô ở nhà kho thịt, kho cá ngon lành thế nào, nói xong nước mắt tràn mi. “Mình muốn ăn thịt, cá mẹ kho quá!”
Nước mắt của cô giống thứ bệnh dịch lan truyền, một đám nữ sinh mười tám, mười chín sụt sịt khóc theo, tất cả đều nhớ ba, nhớ mẹ, nhớ nhà… Đêm Ba mươi vốn dĩ là thời khắc cả nhà sum họp, vậy mà một mình mình tha hương, nhớ nhà quá!
Mùng Một Tết, Đàm Hiểu Yến gọi điện về chúc Tết Tần gia, lúc nói chuyện với Tần Chiêu Chiêu còn oa oa khóc. “Chiêu Chiêu, cảm giác xa nhà ăn Tết một mình thật không thể chịu nổi. Sau này có thế nào mình cũng nhất định tranh thủ về ăn Tết với ba mẹ.”
Nghỉ đông, Tần Chiêu Chiêu cũng tụ họp với bạn bè một lần, Vu Thiến gọi điện rủ cô đi ăn với mọi người. Hôm đó không ít bạn cùng lớp có mặt, chừng hai, ba chục người quây kín một chiếc bàn lớn, vừa ăn vừa nói chuyện, ôn hết chuyện cũ thời trung học lại kể chuyện đại học. Trong lúc trò chuyện, có người nhắc tới Lâm Sâm, nói cậu đã tòng quân đi Phúc Kiến, lâu lắm rồi không liên lạc, không biết trong quân ngũ sống thế nào.
Có người nói, có người lại cười. “Muốn biết Lâm Sâm giờ thế nào cứ hỏi Tần Chiêu Chiêu nhỉ, Chiêu Chiêu Mộc Mộc hai người họ hẳn là có liên lạc.”
Tần Chiêu Chiêu xấu hổ, các bạn vẫn hiểu nhầm chuyện của cô và Lâm Sâm, không biết hai người họ giờ không còn liên lạc gì nữa. Chuyện Lâm Sâm đi Phúc Kiến tòng quân cô cũng tới giờ này mới biết. Suy cho cùng, không biết bây giờ cậu có khỏe không? Cô nghĩ, một nam sinh tính cách như cậu nhất định rất khó thích nghi với quân doanh kỷ luật nghiêm ngặt. Nhưng đã vào quân đội rồi, khó thích nghi đến mấy cũng phải chịu, giống như cô phải thích nghi với cuộc sống đại học ở Thượng Hải, như Đàm Hiểu Yến phải quen với cuộc sống làm thuê ở Hổ Môn. Không phải có thể hoàn toàn thích nghi mà chỉ có thể cố gắng để quen mà thôi, trên đời này chỉ có con người thích nghi với hoàn cảnh, không có chuyện hoàn cảnh phải nhún nhường con người. Bất luận có tình nguyện hay không, mỗi người chúng ta đều phải chấp nhận sự bó buộc của hoàn cảnh.
Hết nghỉ đông quay về trường, Tần Chiêu Chiêu đến đăng ký ở trung tâm giới thiệu việc làm. Ba mẹ kiếm tiền không dễ dàng, một đồng một hào cũng là mồ hôi nước mắt. Tiền chính mình kiếm ra mà còn tiếc không nỡ tiêu, tất ba đã rách nhưng vẫn dùng, nhịn ăn nhịn mặc chỉ để có tiền cho cô đi học. Cô đã mười tám tuổi rồi, cũng coi như đã trưởng thành, cũng nên tận lực vì học phí của bản thân để không nhất thiết phải ỷ lại vào ba mẹ nữa.
Gia sư, tiếp thị, phát tờ rơi, điều tra thị trường… cô không quan tâm, cái gì cũng tình nguyện làm. Trung tâm giới thiệu cho cô đi phát tờ rơi cho một cửa hàng bách hóa. Thượng Hải đầu xuân rất lạnh, gió sắc như dao len lỏi qua kẽ áo làm người ta phát run. Cô cầm theo một xấp tờ rơi, liều mình xông vào gió lạnh phát cho người qua đường, phát đến quá trưa mới xong, cả người đã lạnh cóng.
Hôm đó, Tần Chiêu Chiêu phát tờ rơi được năm mươi đồng tiền công, về tới ký túc xá lại húng hắng ho, chắc vì lạnh. Ban đầu cô vẫn mong ho vài ngày bệnh sẽ tự khỏi, cuối cùng ho liền một ngày một đêm, họng vô cùng đau đớn. Nhớ lại ngày trung học, cũng chỉ vì ho khan khéo dài mà thành viêm phế quản, cô không dám kéo dài thêm nữa, chạy tới bệnh viện trường khám bệnh lấy thuốc hết hơn năm mươi đồng. Lần phát tờ rơi ấy xem như thu không đủ chi.
Làm thêm không xong nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn kiên quyết đi làm. Dần dần, trung tâm giới thiệu cho cô thêm nhiều việc làm ngoài giờ khác: gia sư cho học sinh tiểu học, làm nhân viên tiếp thị, đứng giữa đường làm điều tra thị trường… Thời gian của cô mỗi lúc một eo hẹp, hằng ngày phải co kéo thời gian để đẩy nhanh tốc độ như thể chạy sô, vì vậy cô cũng bắt đầu trốn học. Môn chuyên ngành không dám bỏ nhưng các môn bổ trợ thường xuyên vắng mặt. Cô còn mua thêm một chiếc xe đạp cũ kĩ, cả ngày bận bịu rong ruổi khắp trong trường, ngoài phố.
Tần Chiêu Chiêu không còn là chân “Có ạ!” hộ nhóm chuyên trốn học được nữa, Thường Khả Hân cười cười khen cô giờ đã thành nữ sinh kiên cường độc lập, tự chủ. Cô cười khổ, cái gì mà nữ sinh kiên cường chứ, chẳng qua hoàn cảnh ép buộc phải tự lực cánh sinh mà thôi. Ai bảo cô kém may mắn, không sinh ra đã ngậm muôi vàng.
Tạ Á hỏi: “Sao cậu phải đi làm thêm nhiều thế? Trong nhà gặp khó khăn à?”
Tần Chiêu Chiêu phủ nhận: “Không phải, mình chỉ muốn rèn luyện bản thân chút thôi.”
“Làm thêm để rèn luyện bản thân một chút.”
“Mình muốn có thêm ít kinh nghiệm thực tế.”
Chẳng có ai nói là “bởi vì nhà tôi cực khổ lắm” hay tương tự. Xã hội vị vật chất, điều kiện kinh tế quyết định tất cả, bây giờ là thời đại người ta “cười kẻ nghèo, không ai cười gái điếm”. Bần cùng cứ coi như không có gì đáng xấu hổ, nhưng cũng giống cái ung nhọt tốt nhất nên che đi đừng để người ngoài dễ dàng trông thấy.
Đương nhiên, không phải không có những sinh viên đi làm thêm ngoài giờ để rèn luyện ý chí bản thân, chẳng qua những người này đều không thể duy trì được bao lâu, bởi vì đi làm thêm không những phải chịu cực khổ mà còn phải chịu bị chèn ép, bắt nạt. Thanh niên tuổi trẻ khí thịnh, không mấy người có thể chịu được cực khổ, người chịu được việc bị chèn ép, khinh bỉ càng ít hơn. Đang trong độ tuổi tràn đầy nhuệ khí, nghe không nổi mấy lời nặng nề, chịu không thấu một chút khinh thường, uất ức nhỏ như con kiến cũng có thể xé ra thành con voi. Nếu có thể chọn làm hay không làm cái sự “rèn luyện” này, mấy người sẽ kiên trì chịu cực khổ và nuốt hận như vậy?
Việc làm thêm khiến Tần Chiêu Chiêu phải nuốt giận nhiều nhất chính là đi điều tra thị trường. Lần ấy, một chuỗi siêu thị muốn mở thêm đại lý ở khu nọ, trước tiên cần điều tra một chút về tình hình chi tiêu của cư dân quanh đó. Tần Chiêu Chiêu nhận nhiệm vụ lên đường, nhưng liên tiếp gặp khó khăn với cư dân trong vùng. Đây là lần đầu tiên cô làm kiểu công việc tới gõ cửa từng nhà thế này, hơn nữa cô không nói tiếng Thượng Hải, rất nhiều người mới nghe được nửa câu: “Xin chào, cháu là người của công ty…” đã cộc cằn ngắt lời: “Đi đi, cô tiếp thị cái gì chúng tôi cũng không cần.”
Họ nghĩ cô là nhân viên tiếp thị nên đuổi cô đi, có người đủ kiên nhẫn nghe hết vẫn không kiên nhẫn phối hợp.
“Tôi không rảnh làm ba cái điều tra vớ vẩn, cô đi mau đi, phiền muốn chết!”
“A… Xin lỗi quấy rầy bác rồi!”
Tần Chiêu Chiêu cười cứng ngắc, cánh cửa dày cộp lạnh lùng đóng sập trước mắt nhốt cô bên ngoài. Cái cảm giác chán ghét và khinh thị không buồn che giấu khiến cô suýt bật khóc.
Tần Chiêu Chiêu chạy ngược chạy xuôi một ngày, miệng mỏi rời, mắt đỏ hoe nhưng cả xấp điều tra chỉ mới điền được mấy tờ. Không thể hoàn thành nhiệm vụ, cô chán nản quay lại trung tâm. Cùng về báo cáo kết quả công việc có một sinh viên năm ba là Đặng Khiết, chị nộp một tập biểu mẫu điều tra điền kín.
Tần Chiêu Chiêu mặt dày tới hỏi Đặng Khiết làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Vì cô vất vả cả ngày vẫn không thể hoàn thành trong khi chị lại giải quyết rất êm xuôi, nghĩ ra hẳn có thiếu sót gì đó.
“Trước hết, em nên học một ít tiếng Thượng Hải đi, nhất thời chưa nói được nhiều thì cứ học vài câu chào hỏi gì đó là được rồi. Người Thượng Hải nghe cách nói vùng khác thường không muốn đáp lại, nếu em có thể nói chuyện bằng tiếng Thượng Hải sẽ dễ bắt chuyện với họ hơn. Lúc đi làm thêm nhớ mang huy hiệu trường và thẻ sinh viên đi, người ta mở cửa tuyệt đối không được nói mình là người của công ty nào, cứ nói em là sinh viên đi làm thêm, đưa người ta xem giấy tờ xác minh. Sinh viên đi làm thêm sẽ dễ được thông cảm hơn nhiều, người ta cảm thấy chúng ta vất vả như vậy cũng không nỡ cự tuyệt.”
Cùng người nói chuyện một buổi như đọc sách mười năm. Ngay tối đó, Tần Chiêu Chiêu về ký túc xá học mấy câu tiếng Thượng Hải của Thường Khả Hân. Hôm sau, cô dồn hết sức làm lại từ đầu, quả nhiên mọi chuyện suôn sẻ hơn hẳn hôm trước. Mỗi lần gõ cửa có người đáp, cô lập tức giơ giấy tờ chứng minh, nở nụ cười tươi rói giới thiệu mình là sinh viên đi làm thêm, gây cảm tình với đối phương, để họ không cản cô ở ngoài nữa. Sau đó, cô lợi dụng thời cơ đưa cho họ phiếu điều tra, hỏi mấy câu mấu chốt như tên tuổi, cách thức liên lạc… Các công ty thuê điều tra có thể gọi điện thoại bất kỳ để điều tra, vì thế không thể tự mình điền bừa lên được. Nếu đối phương có chút thiếu kiên nhẫn, ngay lập tức phải tỏ ra điềm đạm, đáng yêu, thỏ thẻ mình lần đầu đi làm thêm, mong được dì chú giúp đỡ v.v… Các dì các chú nghe vậy đa số sẽ mềm lòng. Đều là cha mẹ có con cái cả, tuy rằng chẳng phải con mình vẫn là con người, bỏ một chút thời gian giúp đỡ mấy đứa nhỏ nhà người ta đi làm thêm cũng không mất gì.
Một lần, hai lần, ba lần… Tần Chiêu Chiêu càng lúc càng có kinh nghiệm. Bây giờ cô không còn bị từ chối nữa, chỉ cần có người chịu mở cửa là chắc chắn chín phần cô sẽ hoàn thành công việc. Điều tra thị trường một tuần, cô gõ cửa không biết bao nhiêu gia đình, cuối cùng thu về năm trăm đồng tiền công, coi như an ủi mấy ngày vất vả chịu khổ cực và nén giận.
Học tập và làm thêm trở thành hai chuyện quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày của Tần Chiêu Chiêu. Bài học rất nhiều mà cô mỗi ngày đều đạp xe xuôi ngược bên ngoài. Trời ấm dần lên, ánh mặt trời mỗi lúc một mãnh liệt, Tần Chiêu Chiêu thường xuyên đội vầng dương chói lòa trên đầu, đi khắp nơi làm việc.
Ví như thường xuyên đi phát tờ rơi:
“Bà ơi, siêu thị AA tuần này có đại hạ giá, rất nhiều mặt hàng giảm giá đặc biệt, bà xem qua đi ạ!”
“Tiên sinh, cửa hàng điện thoại di động BB đang có chương trình ưu đãi, nếu ngài muốn đổi điện thoại có thể xem qua ạ!”
“Chị à, quầy mỹ phẩm CC đang tặng miễn phí bộ sản phẩm dùng thử, cầm tờ rơi này đến mua còn được giảm giá hai mươi đồng. Em tặng chị thêm một tấm nữa cho bạn bè!”
Hoặc làm nhân viên tiếp thị ở cửa hàng nào đó, bán đủ loại hàng hóa từ kem đánh răng đến nước ngọt có gas, đồ trang điểm, dầu gội đầu… Mặt trời rừng rực trên đầu, hoa tươi dưới ánh dương chói chang cũng ủ rũ vô phương mỉm cười, vậy mà Tần Chiêu Chiêu trước sau vẫn tươi cười với tất cả mọi người ra vào cửa hàng. Cô cười, cô nói, dùng mọi cách níu chân người qua đường lại quầy hàng. Mỗi hộp, mỗi lọ sản phẩm bán được cô đều có phần trăm hoa hồng, mỗi người dừng lại đều có thể là khách hàng của cô, làm sao cô không tươi cười đón khách được chứ? Không cười nổi cũng phải cười.
Nhờ có công việc làm thêm mà Tần Chiêu Chiêu đã hiểu sâu sắc cái gọi là “miễn cưỡng cười vui”.
Ba cô trả lời lấy lệ: “Không sao, không sao, bị thương ngoài da thôi.”
Con gái học ở Thượng Hải, học phí và phí sinh hoạt không ít, vợ chồng Tần thị chỉ biết dùng hết khả năng để kiếm tiền.
Ba cô thường xuyên ở lại xưởng tăng ca đến khuya, công việc tính theo sản phẩm, làm nhiều ăn nhiều. Hôm ấy, ông đang vùi đầu làm việc thì một nhân viên tạp vụ sửa chữa thiết bị trên cao vô tình đánh rơi một cái kìm trúng đầu ông. Ông ngất lịm ngay lúc ấy, đến khi tỉnh lại đã thấy mình nằm trong xe cấp cứu, bác sĩ vừa xử lý vết thương vừa chìa hai ngón tay hỏi: “Đây là mấy?”
Đầu ông còn hơi ngây ngất, yên lặng nhìn bàn tay bác sĩ đung đưa trước mặt một lúc mới trả lời: “Hai!”
Bác sĩ lại hỏi mấy thông tin căn bản như tên tuổi thành viên trong nhà, địa chỉ… ông đều trả lời chính xác. Lúc ấy bác sĩ mới nói với quản lý xưởng: “Kiểm tra bước đầu thấy không có vấn đề gì lớn, nhưng vẫn cần tới bệnh viện kiểm tra kĩ lại một lượt nữa mới chẩn đoán chắc chắn được.”
Tới bệnh viện kiểm tra kĩ càng một lượt, kết quả xác nhận chỉ chấn thương não nhẹ, coi như trong rủi có may. Bác sĩ nói may mà chỉ có cái kìm rơi xuống, nếu trúng cái cờ lê hay búa thì phiền phức to. Dẫu vậy, lúc Tần mẹ biết tin chạy tới bệnh viện cũng sợ tới trắng bệch mặt mũi.
Chuyện đã qua mấy ngày nhưng lúc kể lại cho con gái, Tần mẹ vẫn còn sợ hãi: “Tự nhiên nhận được điện thoại báo ba con gặp chuyện, bị cái kìm từ trên cao rơi trúng đầu, đang phải đưa đi cấp cứu, bảo mẹ tới ngay. Mẹ sợ phát run! Trên đường tới bệnh viện, tim mẹ cứ đập thình thịch tưởng nhảy khỏi ngực đến nơi. Cũng may không có chuyện gì lớn.”
Tần Chiêu Chiêu oán hận nói: “Mẹ này, ba bị thương thế sao không ai báo gì cho con biết?”
“Chỉ chấn thương nhẹ thôi, có sao đâu, việc gì phải kinh động cả con nữa, để con cách ngàn dặm uổng công lo lắng. Giờ không sao rồi, vết thương trên đầu ba con cũng đóng vảy rồi.”
“Phải rồi, vết thương nhỏ có đáng gì đâu. Ông chủ tốt lắm nhé, thanh toán hết tiền thuốc men tai nạn lao động, còn cho nghỉ một tháng dưỡng bệnh vẫn được lương. Tính ra bị thương lần này còn có lợi chán.”
Bị thương đến như vậy mà ba mẹ chỉ toàn nhấn mạnh chuyện tốt, Tần Chiêu Chiêu không nói gì nữa, hai mắt rơm rớm. Từ ngày đi Thượng Hải học, mỗi lần gọi điện về nhà Tần Chiêu Chiêu chỉ kể chuyện tốt, không báo tin dữ vì sợ ba mẹ lo lắng. Không ngờ, ba mẹ cũng chỉ kể chuyện vui cho cô, chuyện không may đều giấu cả, cũng vì sợ cô sẽ lo lắng.
Dối lừa vốn là một thứ tội lỗi, dùng lời không thật, giấu giếm mọi chuyện khiến người khác lầm tưởng; nhưng sự dối gạt vì thiện ý đến từ người thân cũng là một cách thể hiện tình yêu thương.
Tết âm lịch năm nay Đàm Hiểu Yến không về, lần đầu tiên, cô một mình tha hương ăn Tết.
Bởi vì khách sạn thuộc ngành dịch vụ, Tết âm lịch là thời điểm làm ăn đắt hàng nên nhân viên không thể đồng loạt xin nghỉ, muốn nghỉ là chuyện vô cùng khó khăn. Cô không xin nghỉ được, cũng không mua được vé tàu. Mua vé tàu dịp gần Tết vô cùng vất vả, mà đi đi về về mua vé cũng không dễ dàng gì, cho dù mua được thì thân con gái như cô chưa chắc đã chen chúc được lên tàu. Ai cũng biết tàu Tết đông đúc thế nào. Đi ô tô không an toàn, mỗi năm đâu đâu cũng thấy tin tức các đoàn xe khách đường dài chạy Tết gặp tai nạn hoặc cướp bóc. Cân nhắc lợi hại, vợ chồng Đàm thị dặn con gái không cần chen chúc tàu Tết để về ăn Tết.
“Con chen chúc trên tàu như thế vất vả quá, ba mẹ cũng không an tâm. Thôi bỏ đi, con cứ ở lại đó, mua cái gì ngon ngon mà ăn Tết. Muốn mua gì thì mua, đừng tiếc tiền, có thiếu thì báo để mẹ gửi thêm cho.”
Tết âm lịch 2001, Đàm Hiểu Yến và mấy người bạn học cùng trường trung cấp nghề vì đủ lý do không thể về quê nên cùng nhau ăn Tết ở Hổ Môn. Đây là cái Tết đầu tiên mấy cô gái vừa tốt nghiệp bước chân tha hương trải qua. Mấy người tụ tập trong căn nhà Đàm Hiểu Yến thuê, ban đầu còn cười cười nói nói vui vẻ ăn cơm tất niên tự nấu, sau đó đột nhiên một nữ sinh kể mẹ cô ở nhà kho thịt, kho cá ngon lành thế nào, nói xong nước mắt tràn mi. “Mình muốn ăn thịt, cá mẹ kho quá!”
Nước mắt của cô giống thứ bệnh dịch lan truyền, một đám nữ sinh mười tám, mười chín sụt sịt khóc theo, tất cả đều nhớ ba, nhớ mẹ, nhớ nhà… Đêm Ba mươi vốn dĩ là thời khắc cả nhà sum họp, vậy mà một mình mình tha hương, nhớ nhà quá!
Mùng Một Tết, Đàm Hiểu Yến gọi điện về chúc Tết Tần gia, lúc nói chuyện với Tần Chiêu Chiêu còn oa oa khóc. “Chiêu Chiêu, cảm giác xa nhà ăn Tết một mình thật không thể chịu nổi. Sau này có thế nào mình cũng nhất định tranh thủ về ăn Tết với ba mẹ.”
Nghỉ đông, Tần Chiêu Chiêu cũng tụ họp với bạn bè một lần, Vu Thiến gọi điện rủ cô đi ăn với mọi người. Hôm đó không ít bạn cùng lớp có mặt, chừng hai, ba chục người quây kín một chiếc bàn lớn, vừa ăn vừa nói chuyện, ôn hết chuyện cũ thời trung học lại kể chuyện đại học. Trong lúc trò chuyện, có người nhắc tới Lâm Sâm, nói cậu đã tòng quân đi Phúc Kiến, lâu lắm rồi không liên lạc, không biết trong quân ngũ sống thế nào.
Có người nói, có người lại cười. “Muốn biết Lâm Sâm giờ thế nào cứ hỏi Tần Chiêu Chiêu nhỉ, Chiêu Chiêu Mộc Mộc hai người họ hẳn là có liên lạc.”
Tần Chiêu Chiêu xấu hổ, các bạn vẫn hiểu nhầm chuyện của cô và Lâm Sâm, không biết hai người họ giờ không còn liên lạc gì nữa. Chuyện Lâm Sâm đi Phúc Kiến tòng quân cô cũng tới giờ này mới biết. Suy cho cùng, không biết bây giờ cậu có khỏe không? Cô nghĩ, một nam sinh tính cách như cậu nhất định rất khó thích nghi với quân doanh kỷ luật nghiêm ngặt. Nhưng đã vào quân đội rồi, khó thích nghi đến mấy cũng phải chịu, giống như cô phải thích nghi với cuộc sống đại học ở Thượng Hải, như Đàm Hiểu Yến phải quen với cuộc sống làm thuê ở Hổ Môn. Không phải có thể hoàn toàn thích nghi mà chỉ có thể cố gắng để quen mà thôi, trên đời này chỉ có con người thích nghi với hoàn cảnh, không có chuyện hoàn cảnh phải nhún nhường con người. Bất luận có tình nguyện hay không, mỗi người chúng ta đều phải chấp nhận sự bó buộc của hoàn cảnh.
Hết nghỉ đông quay về trường, Tần Chiêu Chiêu đến đăng ký ở trung tâm giới thiệu việc làm. Ba mẹ kiếm tiền không dễ dàng, một đồng một hào cũng là mồ hôi nước mắt. Tiền chính mình kiếm ra mà còn tiếc không nỡ tiêu, tất ba đã rách nhưng vẫn dùng, nhịn ăn nhịn mặc chỉ để có tiền cho cô đi học. Cô đã mười tám tuổi rồi, cũng coi như đã trưởng thành, cũng nên tận lực vì học phí của bản thân để không nhất thiết phải ỷ lại vào ba mẹ nữa.
Gia sư, tiếp thị, phát tờ rơi, điều tra thị trường… cô không quan tâm, cái gì cũng tình nguyện làm. Trung tâm giới thiệu cho cô đi phát tờ rơi cho một cửa hàng bách hóa. Thượng Hải đầu xuân rất lạnh, gió sắc như dao len lỏi qua kẽ áo làm người ta phát run. Cô cầm theo một xấp tờ rơi, liều mình xông vào gió lạnh phát cho người qua đường, phát đến quá trưa mới xong, cả người đã lạnh cóng.
Hôm đó, Tần Chiêu Chiêu phát tờ rơi được năm mươi đồng tiền công, về tới ký túc xá lại húng hắng ho, chắc vì lạnh. Ban đầu cô vẫn mong ho vài ngày bệnh sẽ tự khỏi, cuối cùng ho liền một ngày một đêm, họng vô cùng đau đớn. Nhớ lại ngày trung học, cũng chỉ vì ho khan khéo dài mà thành viêm phế quản, cô không dám kéo dài thêm nữa, chạy tới bệnh viện trường khám bệnh lấy thuốc hết hơn năm mươi đồng. Lần phát tờ rơi ấy xem như thu không đủ chi.
Làm thêm không xong nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn kiên quyết đi làm. Dần dần, trung tâm giới thiệu cho cô thêm nhiều việc làm ngoài giờ khác: gia sư cho học sinh tiểu học, làm nhân viên tiếp thị, đứng giữa đường làm điều tra thị trường… Thời gian của cô mỗi lúc một eo hẹp, hằng ngày phải co kéo thời gian để đẩy nhanh tốc độ như thể chạy sô, vì vậy cô cũng bắt đầu trốn học. Môn chuyên ngành không dám bỏ nhưng các môn bổ trợ thường xuyên vắng mặt. Cô còn mua thêm một chiếc xe đạp cũ kĩ, cả ngày bận bịu rong ruổi khắp trong trường, ngoài phố.
Tần Chiêu Chiêu không còn là chân “Có ạ!” hộ nhóm chuyên trốn học được nữa, Thường Khả Hân cười cười khen cô giờ đã thành nữ sinh kiên cường độc lập, tự chủ. Cô cười khổ, cái gì mà nữ sinh kiên cường chứ, chẳng qua hoàn cảnh ép buộc phải tự lực cánh sinh mà thôi. Ai bảo cô kém may mắn, không sinh ra đã ngậm muôi vàng.
Tạ Á hỏi: “Sao cậu phải đi làm thêm nhiều thế? Trong nhà gặp khó khăn à?”
Tần Chiêu Chiêu phủ nhận: “Không phải, mình chỉ muốn rèn luyện bản thân chút thôi.”
“Làm thêm để rèn luyện bản thân một chút.”
“Mình muốn có thêm ít kinh nghiệm thực tế.”
Chẳng có ai nói là “bởi vì nhà tôi cực khổ lắm” hay tương tự. Xã hội vị vật chất, điều kiện kinh tế quyết định tất cả, bây giờ là thời đại người ta “cười kẻ nghèo, không ai cười gái điếm”. Bần cùng cứ coi như không có gì đáng xấu hổ, nhưng cũng giống cái ung nhọt tốt nhất nên che đi đừng để người ngoài dễ dàng trông thấy.
Đương nhiên, không phải không có những sinh viên đi làm thêm ngoài giờ để rèn luyện ý chí bản thân, chẳng qua những người này đều không thể duy trì được bao lâu, bởi vì đi làm thêm không những phải chịu cực khổ mà còn phải chịu bị chèn ép, bắt nạt. Thanh niên tuổi trẻ khí thịnh, không mấy người có thể chịu được cực khổ, người chịu được việc bị chèn ép, khinh bỉ càng ít hơn. Đang trong độ tuổi tràn đầy nhuệ khí, nghe không nổi mấy lời nặng nề, chịu không thấu một chút khinh thường, uất ức nhỏ như con kiến cũng có thể xé ra thành con voi. Nếu có thể chọn làm hay không làm cái sự “rèn luyện” này, mấy người sẽ kiên trì chịu cực khổ và nuốt hận như vậy?
Việc làm thêm khiến Tần Chiêu Chiêu phải nuốt giận nhiều nhất chính là đi điều tra thị trường. Lần ấy, một chuỗi siêu thị muốn mở thêm đại lý ở khu nọ, trước tiên cần điều tra một chút về tình hình chi tiêu của cư dân quanh đó. Tần Chiêu Chiêu nhận nhiệm vụ lên đường, nhưng liên tiếp gặp khó khăn với cư dân trong vùng. Đây là lần đầu tiên cô làm kiểu công việc tới gõ cửa từng nhà thế này, hơn nữa cô không nói tiếng Thượng Hải, rất nhiều người mới nghe được nửa câu: “Xin chào, cháu là người của công ty…” đã cộc cằn ngắt lời: “Đi đi, cô tiếp thị cái gì chúng tôi cũng không cần.”
Họ nghĩ cô là nhân viên tiếp thị nên đuổi cô đi, có người đủ kiên nhẫn nghe hết vẫn không kiên nhẫn phối hợp.
“Tôi không rảnh làm ba cái điều tra vớ vẩn, cô đi mau đi, phiền muốn chết!”
“A… Xin lỗi quấy rầy bác rồi!”
Tần Chiêu Chiêu cười cứng ngắc, cánh cửa dày cộp lạnh lùng đóng sập trước mắt nhốt cô bên ngoài. Cái cảm giác chán ghét và khinh thị không buồn che giấu khiến cô suýt bật khóc.
Tần Chiêu Chiêu chạy ngược chạy xuôi một ngày, miệng mỏi rời, mắt đỏ hoe nhưng cả xấp điều tra chỉ mới điền được mấy tờ. Không thể hoàn thành nhiệm vụ, cô chán nản quay lại trung tâm. Cùng về báo cáo kết quả công việc có một sinh viên năm ba là Đặng Khiết, chị nộp một tập biểu mẫu điều tra điền kín.
Tần Chiêu Chiêu mặt dày tới hỏi Đặng Khiết làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Vì cô vất vả cả ngày vẫn không thể hoàn thành trong khi chị lại giải quyết rất êm xuôi, nghĩ ra hẳn có thiếu sót gì đó.
“Trước hết, em nên học một ít tiếng Thượng Hải đi, nhất thời chưa nói được nhiều thì cứ học vài câu chào hỏi gì đó là được rồi. Người Thượng Hải nghe cách nói vùng khác thường không muốn đáp lại, nếu em có thể nói chuyện bằng tiếng Thượng Hải sẽ dễ bắt chuyện với họ hơn. Lúc đi làm thêm nhớ mang huy hiệu trường và thẻ sinh viên đi, người ta mở cửa tuyệt đối không được nói mình là người của công ty nào, cứ nói em là sinh viên đi làm thêm, đưa người ta xem giấy tờ xác minh. Sinh viên đi làm thêm sẽ dễ được thông cảm hơn nhiều, người ta cảm thấy chúng ta vất vả như vậy cũng không nỡ cự tuyệt.”
Cùng người nói chuyện một buổi như đọc sách mười năm. Ngay tối đó, Tần Chiêu Chiêu về ký túc xá học mấy câu tiếng Thượng Hải của Thường Khả Hân. Hôm sau, cô dồn hết sức làm lại từ đầu, quả nhiên mọi chuyện suôn sẻ hơn hẳn hôm trước. Mỗi lần gõ cửa có người đáp, cô lập tức giơ giấy tờ chứng minh, nở nụ cười tươi rói giới thiệu mình là sinh viên đi làm thêm, gây cảm tình với đối phương, để họ không cản cô ở ngoài nữa. Sau đó, cô lợi dụng thời cơ đưa cho họ phiếu điều tra, hỏi mấy câu mấu chốt như tên tuổi, cách thức liên lạc… Các công ty thuê điều tra có thể gọi điện thoại bất kỳ để điều tra, vì thế không thể tự mình điền bừa lên được. Nếu đối phương có chút thiếu kiên nhẫn, ngay lập tức phải tỏ ra điềm đạm, đáng yêu, thỏ thẻ mình lần đầu đi làm thêm, mong được dì chú giúp đỡ v.v… Các dì các chú nghe vậy đa số sẽ mềm lòng. Đều là cha mẹ có con cái cả, tuy rằng chẳng phải con mình vẫn là con người, bỏ một chút thời gian giúp đỡ mấy đứa nhỏ nhà người ta đi làm thêm cũng không mất gì.
Một lần, hai lần, ba lần… Tần Chiêu Chiêu càng lúc càng có kinh nghiệm. Bây giờ cô không còn bị từ chối nữa, chỉ cần có người chịu mở cửa là chắc chắn chín phần cô sẽ hoàn thành công việc. Điều tra thị trường một tuần, cô gõ cửa không biết bao nhiêu gia đình, cuối cùng thu về năm trăm đồng tiền công, coi như an ủi mấy ngày vất vả chịu khổ cực và nén giận.
Học tập và làm thêm trở thành hai chuyện quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày của Tần Chiêu Chiêu. Bài học rất nhiều mà cô mỗi ngày đều đạp xe xuôi ngược bên ngoài. Trời ấm dần lên, ánh mặt trời mỗi lúc một mãnh liệt, Tần Chiêu Chiêu thường xuyên đội vầng dương chói lòa trên đầu, đi khắp nơi làm việc.
Ví như thường xuyên đi phát tờ rơi:
“Bà ơi, siêu thị AA tuần này có đại hạ giá, rất nhiều mặt hàng giảm giá đặc biệt, bà xem qua đi ạ!”
“Tiên sinh, cửa hàng điện thoại di động BB đang có chương trình ưu đãi, nếu ngài muốn đổi điện thoại có thể xem qua ạ!”
“Chị à, quầy mỹ phẩm CC đang tặng miễn phí bộ sản phẩm dùng thử, cầm tờ rơi này đến mua còn được giảm giá hai mươi đồng. Em tặng chị thêm một tấm nữa cho bạn bè!”
Hoặc làm nhân viên tiếp thị ở cửa hàng nào đó, bán đủ loại hàng hóa từ kem đánh răng đến nước ngọt có gas, đồ trang điểm, dầu gội đầu… Mặt trời rừng rực trên đầu, hoa tươi dưới ánh dương chói chang cũng ủ rũ vô phương mỉm cười, vậy mà Tần Chiêu Chiêu trước sau vẫn tươi cười với tất cả mọi người ra vào cửa hàng. Cô cười, cô nói, dùng mọi cách níu chân người qua đường lại quầy hàng. Mỗi hộp, mỗi lọ sản phẩm bán được cô đều có phần trăm hoa hồng, mỗi người dừng lại đều có thể là khách hàng của cô, làm sao cô không tươi cười đón khách được chứ? Không cười nổi cũng phải cười.
Nhờ có công việc làm thêm mà Tần Chiêu Chiêu đã hiểu sâu sắc cái gọi là “miễn cưỡng cười vui”.
Bình luận truyện