Phượng Nghiên Trấn Quốc
Chương 9: Tiệc mừng thọ của Tô gia [3]
Tiệc mừng thọ lần này của Lão thái thái Tô gia thật sự có rất nhiều người đến, từ chúng phụ nhân tiểu thư đến quan lại triều chính.
Ai không đi được cũng nhất định sai người mang lễ vật đến. Bình Tây quốc tư tưởng nam nhân nữ nhân không quá khắt khe nên phủ nào quý khí một chút thì những tiệc lớn như thành thân, thọ tiệc hầu như đều là tiệc nam tiệc nữ gộp thành một.
Hôm nay bàn ghế trải dài từ trong Hoa viên cho đến tận bên ngoài Hoa viên, đủ để thấy tầm quan trọng của Tô gia trong triều đình. Lúc Lão thái thái cùng đám người Tô Tịch đến vừa lúc cử hành tiệc, Lão thái thái cùng Lão thái quân ngồi trên ghế chủ vị, bên trái là các vị nam nhân theo chức quyền xếp xuống, bên phải là chúng phu nhân tiểu thư cũng theo mức độ quyền quý mà xếp chỗ ngồi.
Tô Tịch là Trầm quốc công phu nhân- Tam phẩm Cáo Mệnh nên vừa vặn ngồi ở hàng thứ ba, dưới Uy Vũ Đại tướng quân phu nhân Bình Dương quận chúa và Nhu phi nương nương Tô Sương.
Nhu phi được Hoàng đế đặc cách cho phép xuất cung tham dự tiệc mừng thọ, vừa mới đến không lâu.
Cả ba người đã lâu không gặp, vui vẻ cười đùa. Bên phía nam tử, ngồi ở vị trí đầu tiên là Bắc vương Trác Thiếu Khanh, kế y là Tịnh vương Trác Thiếu Kình.
Ngồi bên cạnh hai người là Uy Vũ Đại tướng quân Tô Thường và Hoàng thương Tô Miên.
Rồi dần dần đếm xuống. Tất cả các thiếu gia và tiểu thư đều ngồi phía sau.
Trầm Thư Kính ngồi ở hàng thứ mười, sau lưng là bọn người Trầm Ánh Diêu.
Ở Bình Tây quốc, luật lệ về nam nữ không quá khắc khe nhưng định kiến về đích thứ lại rất quan trọng.
Đích xuất luôn luôn được ngồi ở phía trước thứ xuất, trong hình dạng chúng tinh phủng nguyệt, để tỏ rõ tầm quan trọng của đích xuất trong gia phủ của mình.
Ngồi bên tay trái của Trầm Thư Kính là hai vị tiểu thư Tô gia: Đại tiểu thư Tô Yên Vân, Nhị tiểu thư Tô Yên Chi. Tô Yên Vân nhìn vị biểu muội đã năm năm không gặp này, có chút khó hiểu nhỏ giọng hỏi: “Kính nhi, sao năm năm rồi muội mới đến thăm tổ mẫu? Tổ mẫu cùng với tổ phụ rất nhớ muội đó”
. Trầm Thư Kính nhìn Tô Yên Vân một thân y phục tơ lụa màu hồng đào, trên búi tóc đã búi hết lên cắm hai cây trâm bằng bạc nguyên chất hết sức thanh lịch.
Tuy đơn sơ nhưng không kém phần xinh đẹp. Đại biểu tỷ Tô Yên Vân ở đời trước chính là người bị nàng hại thê thảm nhất Tô gia.
Trác Thiếu Kình muốn mượn sức Mục quốc chinh phục thiên hạ nên mới để nàng thuyết phục Tô Yên Vân đi hoà thân.
Vị biểu tỷ này của nàng dung mạo xuất thuỷ phù dung, chính là vẻ đẹp thanh lãnh của hoa sen mới nở.
Tuy không diễm lệ nhưng lại rất thuần khiết.
Mục quốc Vương thích chính là người như vậy. Tô Yên Vân tất nhiên không muốn, nhưng Trác Thiếu Kình lại nhẫn tâm ban phong hào Vĩnh An công chúa, hai ngày sau liền bắt nàng theo đội ngũ hoà thân đến Mục quốc.
Nghe nói, Tô Yên Vân đến Mục quốc như thỏ vào hang cọp, sống cả đời trong khổ sở và khuất nhục dưới thân Mục quốc Vương.
Cuối cùng không chịu nổi nữa, nàng tự sát khi trong bụng còn đang mang hài nhi chưa thành hình. Lúc hay tin này, cả triều đình Bình Tây quốc liền rối loạn không ít.
Lại nghe nói huynh đệ vào sinh ra tử của Trác Thiếu Kình là Kình Thương Bá Tiết Gia Dịch khi biết tin Tô Yên Vân chết thảm nơi xứ lạ, đã điên cuồng đánh với Trác Thiếu Kình một trận, cuối cùng bị trúng không ít vết thương mà bất tỉnh, lại bị Trác Thiếu Kình thừa cơ mời pháp sư giỏi đến tìm cách xoá kí ức của y về Tô Yên Vân, biến Tiết Gia Dịch một lần nữa trở thành công cụ làm việc đắc lực dưới tay Trác Thiếu Kình. Tô Yên Vân thấy Trầm Thư Kính nhìn mình đến mất hồn, nhướn mày khẽ lay nàng một cái: “Kính nhi, muội sao vậy? Không khoẻ sao?”
. Trầm Thư Kính sực tỉnh.
Thật may quá, Tô Yên Vân của đời này giữa hai đầu mày còn chưa xuất hiện dấu vết ưu thương.
Nếu đã trở lại, nàng nhất định phải thay nàng (Tô Yên Vân) lựa chọn một vị phu quân thật tốt. Xem ra phải tìm cơ hội gặp Kình Thương Bá Tiết Gia Dịch của phủ Cố Luân Trưởng công chúa.
Nếu không sai thì người này nhất định là có tình ý với Đại biểu tỷ nàng. “Muội không sao, chỉ là đã lâu không gặp, hai vị biểu tỷ thật là càng lúc càng đẹp nha”
, Trầm Thư Kính cong môi cười. Tô Yên Vân ôn nhu mỉm cười, nhưng hai má lại có hơi hồng.
Tô Yên Chi ngược lại nghịch ngợm đáp lời Trầm Thư Kính: “Kính nhi biểu muội cũng càng lúc càng xinh đẹp nha, muội so với ta còn muốn hơn mấy lần đó”
. Tô Yên Chi vốn đồng niên với Trầm Thư Kính, chỉ hơn nàng hai tháng.
Nhưng nét mặt của Tô Yên Chi vì thừa hưởng từ Tô Nhị phu nhân Diệp thị nên trông rất khả ái đáng yêu.
Đôi má bầu bĩnh hồng hồng, đôi mắt thỏ ngập nước, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu.
Vóc người không quá gầy, trái lại hơi mũm mĩm, làn da hồng hào phối cùng một thân gấm màu đỏ nhạt quả thật là xinh đẹp. Với hai vị biểu tỷ này, người nào Trầm Thư Kính cũng thích cả.
Đại biểu tỷ thanh lịch nhã nhặn, Nhị biểu tỷ khoẻ mạnh hoạt bát, cả hai người đều là những người không có tâm cơ, hoàn toàn trong sạch.
Nếu sinh ra nơi hào môn mà lại vẫn có thể giữ được sự ngây thơ đáng quý này, quả thật là phải tốn rất nhiều công sức.
Nhưng may thay, hai người là sinh ra ở Tô gia- là hào môn nhưng chẳng giống hào môn. Trầm Thư Kính nâng chung rượu trái cây trên bàn, hướng về hai vị biểu tỷ nói: “Hai người thật sự rất xinh đẹp.
Nhị biểu tỷ, tỷ không mập mạp xấu xí, tỷ là mũm mĩm đáng yêu.
Tin lời muội đi, muội xin cạn chung rượu này để chứng minh lời mình nói là thật.
Nhị biểu tỷ, tuyệt đối đừng buồn vì những lời người khác châm chọc, chính bản thân tỷ thấy mình đẹp là được rồi”
. “Kính nhi, đa tạ muội”
, Tô Yên Chi chân thành nở nụ cười, vì cảm động mà bên khoé mắt lóng lánh ánh nước, cùng lúc đó chiếu thẳng vào trái tim một người.
Ba người liền hoà vào cười đùa không ngớt, ngồi sau lưng Trầm Thư Kính, Trầm Ánh Nguyệt thuận lợi đưa mắt tìm kiếm Tịnh vương của nàng ta. Trầm Thư Kính vốn đang mỉm cười, thình lình cảm nhận được một đạo ánh mắt quen thuộc đang nhìn về phía mình, không cần nghĩ cũng biết là ai đang nhìn và người đó đang nhìn ai.
Thân thể nàng bỗng nhiên kịch kiệt run rẩy.
Là hận! Cơn giận mang theo sự thống hận từ sâu trong tâm khảm, hoà cùng nổi đau đớn đến mất tri giác dưới cửu tuyền một trăm ngày mạnh mẽ trực trào. Ha, thì ra đời trước Trác Thiếu Kình và Trầm Ánh Nguyệt đã sớm gặp nhau, vậy mà nàng cứ ngỡ Trầm Ánh Nguyệt biết Trác Thiếu Kình là nhờ chính mình giới thiệu.
Thì ra, thì ra tất cả mọi chuyện kiếp trước nàng mắc phải, kể cả chuyện “tình cờ”
gặp Trác Thiếu Kình năm đó, từng chuyện từng chuyện một đều là cái bẫy do đôi gian phu dâm phụ này bày ra cả, quả thật là đáng hận! Trầm Thư Kính bị tức giận che phủ lí trí, thân thể không theo sự kiểm soát của đại não, tự động ngẩng đầu.
Tấm lưng nhỏ nhắn thẳng thắp tựa như cố ý lại như vô tình chắn trước mặt Trầm Ánh Nguyệt, hai mắt lạnh lẽo nhìn Trác Thiếu Kình Bên kia, Trác Thiếu Kình giật mình vì sự xuất hiện của Trầm Thư Kính, lại vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy đôi mắt phượng lạnh lẽo nhưng sâu bên trong lại ngập trần hận thù của nàng. Không biết liệu có phải do hương rượu quá nồng khiến y không uống mà say, hay do chính y ảo giác, mà dường như y đang trông thấy một con phượng hoàng lửa lao ra từ sâu trong đáy mắt Trầm Thư Kính.
Ai không đi được cũng nhất định sai người mang lễ vật đến. Bình Tây quốc tư tưởng nam nhân nữ nhân không quá khắt khe nên phủ nào quý khí một chút thì những tiệc lớn như thành thân, thọ tiệc hầu như đều là tiệc nam tiệc nữ gộp thành một.
Hôm nay bàn ghế trải dài từ trong Hoa viên cho đến tận bên ngoài Hoa viên, đủ để thấy tầm quan trọng của Tô gia trong triều đình. Lúc Lão thái thái cùng đám người Tô Tịch đến vừa lúc cử hành tiệc, Lão thái thái cùng Lão thái quân ngồi trên ghế chủ vị, bên trái là các vị nam nhân theo chức quyền xếp xuống, bên phải là chúng phu nhân tiểu thư cũng theo mức độ quyền quý mà xếp chỗ ngồi.
Tô Tịch là Trầm quốc công phu nhân- Tam phẩm Cáo Mệnh nên vừa vặn ngồi ở hàng thứ ba, dưới Uy Vũ Đại tướng quân phu nhân Bình Dương quận chúa và Nhu phi nương nương Tô Sương.
Nhu phi được Hoàng đế đặc cách cho phép xuất cung tham dự tiệc mừng thọ, vừa mới đến không lâu.
Cả ba người đã lâu không gặp, vui vẻ cười đùa. Bên phía nam tử, ngồi ở vị trí đầu tiên là Bắc vương Trác Thiếu Khanh, kế y là Tịnh vương Trác Thiếu Kình.
Ngồi bên cạnh hai người là Uy Vũ Đại tướng quân Tô Thường và Hoàng thương Tô Miên.
Rồi dần dần đếm xuống. Tất cả các thiếu gia và tiểu thư đều ngồi phía sau.
Trầm Thư Kính ngồi ở hàng thứ mười, sau lưng là bọn người Trầm Ánh Diêu.
Ở Bình Tây quốc, luật lệ về nam nữ không quá khắc khe nhưng định kiến về đích thứ lại rất quan trọng.
Đích xuất luôn luôn được ngồi ở phía trước thứ xuất, trong hình dạng chúng tinh phủng nguyệt, để tỏ rõ tầm quan trọng của đích xuất trong gia phủ của mình.
Ngồi bên tay trái của Trầm Thư Kính là hai vị tiểu thư Tô gia: Đại tiểu thư Tô Yên Vân, Nhị tiểu thư Tô Yên Chi. Tô Yên Vân nhìn vị biểu muội đã năm năm không gặp này, có chút khó hiểu nhỏ giọng hỏi: “Kính nhi, sao năm năm rồi muội mới đến thăm tổ mẫu? Tổ mẫu cùng với tổ phụ rất nhớ muội đó”
. Trầm Thư Kính nhìn Tô Yên Vân một thân y phục tơ lụa màu hồng đào, trên búi tóc đã búi hết lên cắm hai cây trâm bằng bạc nguyên chất hết sức thanh lịch.
Tuy đơn sơ nhưng không kém phần xinh đẹp. Đại biểu tỷ Tô Yên Vân ở đời trước chính là người bị nàng hại thê thảm nhất Tô gia.
Trác Thiếu Kình muốn mượn sức Mục quốc chinh phục thiên hạ nên mới để nàng thuyết phục Tô Yên Vân đi hoà thân.
Vị biểu tỷ này của nàng dung mạo xuất thuỷ phù dung, chính là vẻ đẹp thanh lãnh của hoa sen mới nở.
Tuy không diễm lệ nhưng lại rất thuần khiết.
Mục quốc Vương thích chính là người như vậy. Tô Yên Vân tất nhiên không muốn, nhưng Trác Thiếu Kình lại nhẫn tâm ban phong hào Vĩnh An công chúa, hai ngày sau liền bắt nàng theo đội ngũ hoà thân đến Mục quốc.
Nghe nói, Tô Yên Vân đến Mục quốc như thỏ vào hang cọp, sống cả đời trong khổ sở và khuất nhục dưới thân Mục quốc Vương.
Cuối cùng không chịu nổi nữa, nàng tự sát khi trong bụng còn đang mang hài nhi chưa thành hình. Lúc hay tin này, cả triều đình Bình Tây quốc liền rối loạn không ít.
Lại nghe nói huynh đệ vào sinh ra tử của Trác Thiếu Kình là Kình Thương Bá Tiết Gia Dịch khi biết tin Tô Yên Vân chết thảm nơi xứ lạ, đã điên cuồng đánh với Trác Thiếu Kình một trận, cuối cùng bị trúng không ít vết thương mà bất tỉnh, lại bị Trác Thiếu Kình thừa cơ mời pháp sư giỏi đến tìm cách xoá kí ức của y về Tô Yên Vân, biến Tiết Gia Dịch một lần nữa trở thành công cụ làm việc đắc lực dưới tay Trác Thiếu Kình. Tô Yên Vân thấy Trầm Thư Kính nhìn mình đến mất hồn, nhướn mày khẽ lay nàng một cái: “Kính nhi, muội sao vậy? Không khoẻ sao?”
. Trầm Thư Kính sực tỉnh.
Thật may quá, Tô Yên Vân của đời này giữa hai đầu mày còn chưa xuất hiện dấu vết ưu thương.
Nếu đã trở lại, nàng nhất định phải thay nàng (Tô Yên Vân) lựa chọn một vị phu quân thật tốt. Xem ra phải tìm cơ hội gặp Kình Thương Bá Tiết Gia Dịch của phủ Cố Luân Trưởng công chúa.
Nếu không sai thì người này nhất định là có tình ý với Đại biểu tỷ nàng. “Muội không sao, chỉ là đã lâu không gặp, hai vị biểu tỷ thật là càng lúc càng đẹp nha”
, Trầm Thư Kính cong môi cười. Tô Yên Vân ôn nhu mỉm cười, nhưng hai má lại có hơi hồng.
Tô Yên Chi ngược lại nghịch ngợm đáp lời Trầm Thư Kính: “Kính nhi biểu muội cũng càng lúc càng xinh đẹp nha, muội so với ta còn muốn hơn mấy lần đó”
. Tô Yên Chi vốn đồng niên với Trầm Thư Kính, chỉ hơn nàng hai tháng.
Nhưng nét mặt của Tô Yên Chi vì thừa hưởng từ Tô Nhị phu nhân Diệp thị nên trông rất khả ái đáng yêu.
Đôi má bầu bĩnh hồng hồng, đôi mắt thỏ ngập nước, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu.
Vóc người không quá gầy, trái lại hơi mũm mĩm, làn da hồng hào phối cùng một thân gấm màu đỏ nhạt quả thật là xinh đẹp. Với hai vị biểu tỷ này, người nào Trầm Thư Kính cũng thích cả.
Đại biểu tỷ thanh lịch nhã nhặn, Nhị biểu tỷ khoẻ mạnh hoạt bát, cả hai người đều là những người không có tâm cơ, hoàn toàn trong sạch.
Nếu sinh ra nơi hào môn mà lại vẫn có thể giữ được sự ngây thơ đáng quý này, quả thật là phải tốn rất nhiều công sức.
Nhưng may thay, hai người là sinh ra ở Tô gia- là hào môn nhưng chẳng giống hào môn. Trầm Thư Kính nâng chung rượu trái cây trên bàn, hướng về hai vị biểu tỷ nói: “Hai người thật sự rất xinh đẹp.
Nhị biểu tỷ, tỷ không mập mạp xấu xí, tỷ là mũm mĩm đáng yêu.
Tin lời muội đi, muội xin cạn chung rượu này để chứng minh lời mình nói là thật.
Nhị biểu tỷ, tuyệt đối đừng buồn vì những lời người khác châm chọc, chính bản thân tỷ thấy mình đẹp là được rồi”
. “Kính nhi, đa tạ muội”
, Tô Yên Chi chân thành nở nụ cười, vì cảm động mà bên khoé mắt lóng lánh ánh nước, cùng lúc đó chiếu thẳng vào trái tim một người.
Ba người liền hoà vào cười đùa không ngớt, ngồi sau lưng Trầm Thư Kính, Trầm Ánh Nguyệt thuận lợi đưa mắt tìm kiếm Tịnh vương của nàng ta. Trầm Thư Kính vốn đang mỉm cười, thình lình cảm nhận được một đạo ánh mắt quen thuộc đang nhìn về phía mình, không cần nghĩ cũng biết là ai đang nhìn và người đó đang nhìn ai.
Thân thể nàng bỗng nhiên kịch kiệt run rẩy.
Là hận! Cơn giận mang theo sự thống hận từ sâu trong tâm khảm, hoà cùng nổi đau đớn đến mất tri giác dưới cửu tuyền một trăm ngày mạnh mẽ trực trào. Ha, thì ra đời trước Trác Thiếu Kình và Trầm Ánh Nguyệt đã sớm gặp nhau, vậy mà nàng cứ ngỡ Trầm Ánh Nguyệt biết Trác Thiếu Kình là nhờ chính mình giới thiệu.
Thì ra, thì ra tất cả mọi chuyện kiếp trước nàng mắc phải, kể cả chuyện “tình cờ”
gặp Trác Thiếu Kình năm đó, từng chuyện từng chuyện một đều là cái bẫy do đôi gian phu dâm phụ này bày ra cả, quả thật là đáng hận! Trầm Thư Kính bị tức giận che phủ lí trí, thân thể không theo sự kiểm soát của đại não, tự động ngẩng đầu.
Tấm lưng nhỏ nhắn thẳng thắp tựa như cố ý lại như vô tình chắn trước mặt Trầm Ánh Nguyệt, hai mắt lạnh lẽo nhìn Trác Thiếu Kình Bên kia, Trác Thiếu Kình giật mình vì sự xuất hiện của Trầm Thư Kính, lại vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy đôi mắt phượng lạnh lẽo nhưng sâu bên trong lại ngập trần hận thù của nàng. Không biết liệu có phải do hương rượu quá nồng khiến y không uống mà say, hay do chính y ảo giác, mà dường như y đang trông thấy một con phượng hoàng lửa lao ra từ sâu trong đáy mắt Trầm Thư Kính.
Bình luận truyện