Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 350: Tu sử



Từ chỗ Lý Mặc đi ra, tới Văn Tuyển ti xác nhận tư liệu cá nhân, ký tên lăn tay, coi như là bán mình cho nhà quan rồi.

Cuối cùng cũng nhận được quan phục hàn lâm hằng mơ tưởng, nhưng Chư Đại Thụ và Đào Đại Lâm không sao cười nổi, vốn hớn hở tới đăng ký, kết quả bị người ta chửi mắng xối xả, có ai mà không tức.

Thẩm Mặc bị mũi giáo chĩa thẳng vào thì lại bình thản, nhẹ nhàng an ủi hai vị huynh đệ:
- Lão già đó nổi tiếng mồm thối, chó sủa là chó không cắn, cứ mặc cho nó sủa.

Trải qua biết bao sự tình, khổ nạn buồn vui thế gian y đều nhận thức sâu sắc rồi, trái tim căn bản đã được rèn thành giếng cổ ngàn năm, chẳng vì lời chửi bới của người ta mà tức giận. Cho dù là chửi bới của thượng thư lại bộ, đủ cho y rơi từ thiên đường xuống địa ngục cũng thế.

Y vững tin, mình không thể bị đánh bại, càng tin, đối phương nhất định bị mình đánh bại. Đó gọi là tự tin, cho dù là vô căn cứ.

Hàn lâm viện nằm ở Đông Trường An, đại môn mở hướng về phía bắc.

Ba người Thẩm Mặc tùy tiện tìm một quán cơm tạm được ăn qua loa, đợi tới giờ Mùi đến nha môn làm việc, tới cửa hàn lâm viện, xác nhận thân phận với binh sĩ canh cổng, rồi được cho vào.

Đi qua ba cổng lớn, tới một sảnh đường bảy gian, bên trong có học sĩ, thị đọc học sĩ, thị giảng học sĩ. Hiện giờ Lý Mặc không ở đây, liền do hai vị thị độc học sĩ, thị giảng học sĩ lo liệu sự vụ.

Thị đọc học sĩ gần năm mươi, tên là Viên Vĩ, tự Mậu Trung, người Từ Khê là Thám Hoa năm Gia Tĩnh mười bảy. Thị giảng học sĩ trẻ hơn một chút, trên bốn mươi, tên Lý Xuân Phương, tự Tử Thật, người Dương Châu, là Trạng Nguyên năm Gia Tĩnh thứ hai mươi sáu. Trong viện hàn lâm thứ ít hiếu nhất là bằng cấp cao.

Cho nên trước mặt hai vị tiền bối, ba người Thẩm Mặc nói từ bất kỳ phương diện nào cũng là vãn sinh hậu bối, chỉ có nước ngoan ngoãn đứng nghe huấn thị.

Nhưng hai vị học sĩ này không phải là người một tay che trời, tất nhiên không thất lễ với ba vị tân đỉnh giáp, khách khí mới bọn họ ngồi xuống, dâng trà, nói chuyện.

Thẩm Mặc không vì bị Lý Mặc chửi mắng mà thất thố, cũng không vì hai vị học sĩ khách khí mà phổng mũi, y vẫn rất lễ phép nói:
- Chúng tôi học chậm dốt nát, may mắn đỗ đạt, rất là sợ hãi, hai vị sư phụ làm chúng tôi tổn thọ mất.

Chư Đại Thụ nho nhã nói:
- Đúng vậy thưa hai vị sư phụ, quy củ không thể làm loạn được.
Đào Đại Lâm cũng nói:
- Chúng tôi xin đứng thôi.

Hai vị học sĩ khen thầm :" Nghe nói ba vị tam đỉnh giám khoa này là thiếu niên đắc chí, nhưng lại không thấy có chút vẻ cuồng ngạo nào, thật là hiếm có .." Mọi người đều xuất thân tam đỉnh giáp ba ngăm mới có một, cho nên sinh ra cảm giác thân thiết rất tự nghiên.

Lý Xuân Phương hòa nhã nói:
- Vậy thì quay lại chuyện chính, công việc của hàn lâm viện chúng ta, quan trọng nhất là lễ điển kinh diên, có điều cử hành vào mùa thu, không cần vội. Công tác thường ngày là tu soạn văn sử, biên tập thánh huẫn, cùng các thứ sử sách. Người của hàn lâm viện chũng ta phân chia mỗi người một mảng, ví dụ ta, hai năm qua tu soạn ( Vũ Tông Thật Lục), viên học sĩ hiệu đính đương kim thánh huấn, đó là những công tác chủ yếu của chúng ta.

*** kinh diên mỗi năm tổ chức một lần, hoàng đế giảng tứ thư ngũ kinh .. gì gì đó cho quần thần.

Viên Vĩ tiếp lời nói:
- Ba ngươi cũng sẽ có công việc tương ứng. Có điều vì công việc của chúng ta liên quan trọng đại. Chỉ có thể do chưởng viện học sĩ phân phối. Cho nên mấy ngày này không phân công công việc cho ba ngươi nữa, đợi Lý đại nhân an bài thống nhất đi.

Ba người sớm đã nghe nói đại bộ phận của hàn sĩ là đọc sách uống trà hết thời gian. Cho nên không hề bất ngờ, quy củ đi làm vài ngày, thư thái đọc sách cho đến hết giờ làm, rồi tụ hội với đông niên các nha môn, tán gẫu chuyện đất trời, nói những cảm thụ nghe được thấy được ở Bắc Kinh. Ví như " giữa thành ngọc ngà gấm vóc, đông thành vài góc gạo kê, nam thành hoa cỏ chim chóc, tây thành trâu bò than củi, bắc thành áo quan đạo tặc." .V..v..v.. Đó là điều mà người ngoài cần biết nếu muốn sống ở Bắc Kinh.

Đương nhiên do thân phận mọi người quyết định, nên mỗi lần nói nhiều nhất là câu chuyện trong các nha môn. Những tiến sĩ ban đầu còn rất đơn thuần này dần dần biết quan trường phức tạp hơn Tứ Thư Ngũ Kinh nhiều, những vị tiền bối đọc sách đi vào sĩ đồ sớm đã quên hết đạo đức Khổng Mạnh rồi, chỉ còn nghĩ tới kiếm tiền... Ngay cả lục khoa trong ấn tượng chẳng có gì béo bở cũng không thoát được. Bọn họ còn khái quát lại là : Lại khoa quan. Hộ khoa cơm. Binh khoa giấy. Công khoa than. Hình khoa sai dịch " , điểm danh nguồn tài lộ mỗi một khoa. Trong những cuộc tụ hội nói cười đó, bọn họ dần dần nắm được cửu khanh nha môn nặng nhẹ ra sao, thế thái nhân tình nóng lạnh thế nào, đối với những viên quan viên mới còn đang trong giai đoạn mày mò bọn họ mà nói có tác dụng rất lớn.

Cho dù ngươi có tự giữ thân trong sạch thì cũng phải biết những thứ này, nếu không bị người ta bán còn đềm tiền hộ.

Những ngày tháng đó thật quá thần tiên, ít nhất thì không giống ngày tháng phát ngán trước kia, nhưng ai ngờ chỉ ba ngày đã kết thúc.

Ngày hôm đó hàn lâm học sĩ hạ lệnh, tân khoa tam tỉnh giáp hiệu đính Nguyên Sử! Kỳ hạn sáu tháng. Quá hạn ghi lỗi nặng, viết vào hồ sơ.

Tin tức vừa truyền ra, các vị tiền bối dùng ánh mắt thương hại cũng được, vui sướng trên tai họa người khác cũng được, nhìn ba người mới ... Sớm đã nghe nói chượng viện đại nhân muốn chỉnh đốn ba người, nhưng ra tay như thế thì quá độc ác.

Theo quy củ, sau mỗi lần đại nhất thống, triều đình mới kiến lập sẽ tu sửa lại sử sách của triều đại bị thay thế. Cho nên năm Hồng Vũ, Chu Nguyên Chương hạ lệnh biên lại Nguyên Sử. Cuốn sử sách thời Nguyên này đã qua hai lần tu sửa, tổng cộng hai trăm mười quyển, nhưng trước sau dùng gần ba trăm mười một ngày với thế sét đánh không kịp bưng tai hoàn thành.

Hiển nhiên đó là một hành động mang tính chính trị rất đậm, vì soạn xong Nguyên Sử cũng có nghĩa là một triều đại hoàn toàn kết thúc, từ đó đánh tan mọi ảo tưởng phục quốc của các chế độ tàn dư, củng cố nền móng thống trị tối cao của Minh triều.

Nhưng dùng thời gian chưa tới một năm ghi chép lại thời đại hỗn loạn phức tạp thì hiển nhiên là qua gấp gáp. Bộ sử sách này do rất nhiều sử quan cùng viết, khiến nó tồn tại rất nhiều chỗ thiếu sót, xưa nay luôn bị các học giả khiển strách.

Từ tư liệu mà nói, sau thời chiến loạn kéo dài, sách sử tản mác rất nhiều, trong thời gian ngắn khó mà thu thập đầy đủ được. Những tư liệu được thu thập do điều kiện phiên dịch giới hạn, nên không tận dụng được đầy đủ, thậm chí vì sao chép tư liệu tùy tiện, thiếu thống nhất, khiến cho nội dung trùng lặp, mẫu thuẫn, cùng một địa danh có mấy cách gọi v..v..v..

Đủ các loại vấn đề kể không sao hết được, khiến cho đời sau rất nhiều chính quyền và học giả dân gian muốn trùng tu lại bộ sử sách này nhìn mà khiếp sợ.

Các hàn lâm đều biết vấn đề này, cho nên vừa mới nghe Lý thượng thư bắt ba người mới tới su soạn Nguyên Sử, còn bắt hoàn thành trong sáu tháng, phản ứng đầu tiên là không bằng giết quách bọn họ đi cho gọn.

Đào Đại Lâm và Chư Đại Thụ đều là người học rộng, tất nhiên cũng biết vấn đề Nguyên Sử, hai chân run lên từng đợt, chỉ thấy trời đất u tối. Nhưng bọn họ xưa nay lấy Thẩm Mặc đứng đầu, cho nên không vội lên tiếng.

Nhưng phản ứng của Thẩm Mặc nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người, y bình tĩnh nhận dụ lệnh của chượng viện học sĩ, rồi ung dung đáp:
- Tuân lệnh.

Hai người Đào Chư không phát tác tại chỗ, nhưng trên đường về không nhịn được, hỏi:
- Chuyết Ngôn, sao huynh lại đồng ý chuyện này? Huynh đâu phải là không biết cái việc này quá vất vả, cho dù điều động người toàn viện, cũng chẳng thể làm được trong vòng nửa năm huống hồ là ba chúng ta.

- Người làm, trời xem.
Thẩm Mặc đột nhiên hạ thấp giọng nói.

- Ý huynh là...
Hai người đều thông minh tuyệt đỉnh, nghe là hiểu ngay:
- Bệ hạ đang quan sát khắp nơi.

Thẩm Mặc gật đầu:
- Cẩm Y Vệ đâu đâu cũng có, ngay cả bữa trưa chúng ta ăn gì hoàng đế còn biết, sao lại không hiểu hoàn cảnh của chúng ta.

- Ý của huynh là?
Hai người choàng tỉnh:
- Trời cao trao trọng trách cho người...

- Trước tiên làm người đó hao mòn tân trí, mệt mỏi gân cốt trước ...
Thẩm Mặc cười tiếp lời:
- Chuyện này chẳng quá rõ sao?

Hai người tức thì chuyển buồn thành vui, thầm nghĩ :" Nếu như là khảo nghiệm của bệ hạ, vậy không thể lơ là." Liền ước hẹn thời gian với Thẩm Mặc, mỗi ngày sớm đi tối về, tranh thủ có nhiều thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

Thẩm Mặc cười đồng ý, đưa hai người bọn họ về nhà.

Hai người đó không hề biết, vì Lý Mặc cho nên Cẩm Y Vệ sẽ không báo tình hình viện hàn lâm lên, cho nên trừ khi Gia Tĩnh đế hỏi, nếu không vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết.

Đối với Gia Tĩnh đế bận rộn tu luyện mà nói, còn nhớ nổi Thẩm lục thủ mình đây hay không thì rất khó nói. Y nói với hai người kia như thế là biện pháp khi không có biện pháp. Là trụ cột của họ, lúc nào y cũng phải giữ sự tự tin, cho dù là tự tin mù quáng, mới khiến cho tiều đoàn đội không bị tâm tình thất vọng và thất bại bao phủ.

Có điều y cũng chẳng phải là kẻ ngồi yên cho người ta giết mổ, trong lòng nghiền ngẫm tình thế nhiều lần, tích cực tìm kiếm chỗ đột phá chiến thắng Lý Mặc, chẳng qua vẫn chưa tìm thấy mà thôi.

Ngày hôm sau hàn lâm viện vừa mở cửa, ba người liền mang nước và lương khô, rồi đi thẳng vào kho tư liệu cất tài liệu thời Nguyên Mông.

Khi mở cảnh cửa rất lâu rồi không có ai hỏi thăm tới, Thẩm Mặc nhìn bốn xung quanh, vì bên ngoài phòng có cây đại thụ chọc trời che khuất, bên trong kho tối mù mù, gần như tất cả kệ sách đầy kho đều bong chóc loang lổ, sách trên kệ thì cũ tới ố mốc, làm không khí khí lan tỏa hơi thở lịch sử tang thương.

Nhìn đống hồ sơ nhiều như sao tên trời, Đào Đại Lâm không kìm được rên lên:
- Mẹ nó, nhiều như thế này, nửa năm đọc không cũng chẳng hết.

Một trăm bảy mươi năm lập quốc, tư liệu thời Nguyên Mông không ngừng đổ vào cái kho này, nhất là Thành tổ sáu lần bắc phạt, thu được vô số tài liệu, nhưng vì Nguyên Sử đã hai lần sửa sang, không kịp dùng. Đương nhiên nguyên nhân quan trọng hơn nữa, người biên soạn không hiểu tiếng Mông, cho nên những tư liệu quý giá này mãi chưa được đưa vào trong sự sách.

- Nửa năm sau chúng ta hiến thân cho đống giấy lộn này, xem xem có chỉnh lý ra trình tự không.
Thẩm tu soạn nói như thế.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện