Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 714: Chẩn tai
- Có điều lời ông ta cũng là rắm thối.
Cao Củng chẳng hề nể nang nói:
- Người làm quan vì quân vương giải ưu sầu, vì bách tính giải nạn, gặp phải khó khăn phải khắc phục, chứ không thể hơi chút hi sinh tiểu dân, bảo vệ đại cục của ông ta .. Hừ, cái gọi là "đại cục", chẳng qua là lời vô sỉ vì bảo toàn vinh hoa phú quý của kẻ nào đó mà hi sinh lợi ích của người khác mà thôi, làm người ta nghe buồn nôn.
- Sư phụ phải chăng hơi nặng lời, cô thấy các quan lại vất vả, Từ các lão tận lực. Dù không khiến người dân no bụng, nhưng mỗi ngày vẫn được hai bữa cháo mà.
- Ghê tởm nhất chính là ngày hai bữa cháo đó.
Cao Củng đùng đùng nổi giận:
- Ngài thấy người chết đầy rẫy ngoài thành không? Đó chính là vì cách biện pháp khốn kiếp đó hại chết đấy.
- Hả?
Dụ vương chấn động, lời Cao Củng nói vượt xa nhận thức đơn thuần của hắn, chỉ biết há hốc miệng ra.
- Thí cháo chẩn tai, nghe thì tốt đẹp lắm, nhưng xé bỏ vẻ ngoài lương thiện là lộ ra trái tím tà ác.
Cao Củng trầm giọng nói:
- Vì sao muốn thí cháo? Không phải vì sợ người ta chết đói, Hoa Hạ năm nhìn năm lịch sử, thứ ít đáng tiền nhất là người, nhất bách tính không đáng một xu. Chẳng qua sợ dân đói lưu vong, tạo thành đại loạn, uy hiếm sự thống trị của bọn họ.
Hai mắt Dụ vương ánh lên sự sợ hãi, dù hắn ngồi trong gian phòng ấm cúng, nhưng tưởng chửng rơi vào hố băng giá lạnh, Cao Củng nói từng chữ như dùi khoan tim:
- Cho nên bọn chúng phải cho nạn dân một chút hi vọng, đó là thí cháo, khiến nạn dân tụ tập lại, không gây ra đại loạn được. Nhưng bọn chúng hoàn toàn không thèm nghĩ xem cách này với nạn dân mà nói có nghĩa là gì?
- Là gì?
Dụ vương nuốt nước bọt hỏi:
- Là Cái - Chết.
Cao Cùng gằn giọng:
- Nạn dân bị quây lại như lợn, mùa đông ôn dịch hoành hành, truyền nhiễm cho nhau, một người ngã bệnh, trăm người chết theo..
Ông ta thở dài:
- Hơn nữa số lều cháo có hạn, nhiều người đợi vài ngày không có cháo tới tay, chưa đợi được đã chết rồi. Vương gia minh giám, cách này danh nghĩa là cứu nạn dân, thực tế là dồn nạn dân vào đường cùng. Đạo lý rất đơn giản, quan lớn trong triều không thể không nhận ra, nhưng bọn họ không muốn nghĩ biệt pháp khác, vì chỉ cần địa vị không lay động, thì người dân sống chết ra sao cũng bất chấp. Vì tổ tông xã tắc, vì lê dân bách tính, không thể làm thế được nữa.
Cao Củng chắp tay vái Dụ vương.
- Nhưng có cách nào tốt hơn không?
Dụ Vương chần chừ hỏi.
- Chỉ cần động não, bỏ công là dứt khoát sẽ có. Vi thần đã khổ công nghĩ ra cách chẩn tai, khẩn mong vương gia xem qua.
Cao Củng vừa mang bản thảo ra thì cơm nước đã chuẩn bị xong, liền nói:
- Ăn cơm trước đã, chuyện này không gấp nhất thời.
Mặc dù vương gia nói một bát cơm ít thức ăn, nhà bếp không coi là thật, bàn tiệc thịnh soạn đưa lên, Dụ vương nói:
- Lãng phí quá.
Cao Củng bảo:
- Nhà bếp đã làm, không ăn càng lãng phí.
Dụ vương đành nghe theo.
Ăn no xong, hạ nhân dâng trà lên, tâm tình Dụ vương lắng lại nhiều rồi, liền lấy bản thảo của Cao Củng ra xem, mặt lộ vẻ vui mừng:
- Sư phụ đúng là đại tài. Nếu làm thế có thể cứu vô số sinh mạng.
- Vậy thần cả gian xin vương gia tiến cử hoàng thượng cho thần làm khâm sai chẩn tai.
Cao Củng quỳ thẳng xuống trước mặt Dụ vương, nói lớn:
- Nếu không làm nạn dân vượt qua mùa đông an toàn, thần nguyện lấy cái chết tạ tội.
- Không nghiêm trọng đến thế.
Dụ vương vội đỡ sư phụ vậy:
- Ta đi nói với Từ các lão ngay.
- Nói thẳng với hoàng thượng, người là vương gia, sao lại xin chỉ thị thần tử.
- Chuyện này không nên quấy nhiễu phụ hoàng.
Thực ra hắn sợ gặp Gia Tĩnh, nên tránh được là tránh.
Cao Củng thở dài không nói, ông ta cũng sợ lời sầm "nhị long không thể gặp nhau", làm Gia Tĩnh không hài lòng với Dụ vương.
Dụ vương đúng là người chuyển lời không tệ, hắn gặp Từ Giai, đem chuyện Cao Củng muốn chịu trách nhiệm chẩn tai nói ra, nhưng không nói tới lời chỉ trích Từ Giai. Từ Giai vui vẻ đồng ý ngay, vì ông ta vừa vứt được củ khoai nóng đi, lại cấp thể diện cho Dụ vương và Cao Củng.
Thấy ông ta đồng ý, Dụ vương lại đề xuất thỉnh cầu:
- Cao bộ đường hi vọng để Trương Cư Chính làm phó thủ.
Từ Giai trầm ngâm một chút rồi đồng ý, trừ nể mặt Dụ vương, ông ta cũng hi vọng Trương Cư Chính làm chút việc thực tế, rải đường thăng tiến sau này.
Nhưng nếu Từ Giai có khả năng tiên tri, ông ta thà đắc tội với Dụ vương chứ không để Trương Cư Chính làm việc này, có điều chuyện ấy nói sau ...
Mệnh lệnh ban xuống, Trương Cư Chính liền chạy tới chỗ Cao Củng báo danh...
Hai người từng là cấp trên cấp dưới, được đoàn tụ đều hết sức cao hứng, Cao Củng tính cao ngạo, người tầm thường căn bản không coi vào mắt, khi bình phẩm người khác, ông ta luôn nói "ngu xuẩn". Thậm chí ông ta còn nói :" Trừ Thái Nhạc, Giang Nam văn võ toàn truyền đều là hạng vô dụng."
Cao Củng còn hạ mình chủ động hành lễ với Trương Cư Chính, sau đó áy náy nói với hắn , trong triều đang lúc chuyển giao quyền lực, thời gian ông ta có thể tranh thủ rất ít, nên chỉ thể nắm toàn cục, chuyện chủ thể phải trông vào Thái Nhạc.
Trương Cư Chính thoải mái nói:
- Tân Trịnh công cứ an tâm, hạ quan sẽ dốc toàn lực.
- Tốt lắm.
Cao Củng vui mừng:
- Nào lại đây, ta nói cho ngươi biết chúng ta phải làm gì.
- Hạ quan cung kính lắng nghe.
- Trước tiên không thể để nạn dân tụ tập tại kinh thành, như thế chưa nói dễ làm dịch bệnh truyền nhiễm, còn không có lợi cho cứu tế. Nên phải vận động Thông Châu, Bá Châu Bảo Định ... Hai bốn châu phủ.
Cao Củng ra lệnh:
- Đem nạn dân phân chia tới các châu huyện, áp lực sẽ không lớn nữa.
Trương Cư Chính gật đầu:
- Nhưng như thế lượng công tác rất lớn, bộ đường không phải hạ quan kể khổ, chỉ sợ nhân lực không đủ.
- Không phải sợ.
Cao Củng phất tay:
- Kinh thành nuôi bao nhiêu quan viên nhàn tản, động viên hết lại, ngươi phân chia bọn họ quản lý nạn dân. Ta sẽ phát thông cáo, tuyên bố biểu hiện lần cứu tế này được xem là tham khảo trọng yếu cho việc ủy nhiệm chức vụ tương lai.
- Vậy thì tốt quá, Tân Trịnh công có bá lực này, hạ quan lo gì đại sự không thành.
- Nhân thủ sung túc rồi, việc trước tiên ngươi phải làm là phân chia nạn dân theo tông tộc, quê quán. Đồng thời lệnh các châu huyện để trống ra phòng ốc cung cấp cho nạn dân. Trời lạnh thế này chỉ dựa vào lều lán sao mà chịu nổi?
- Tiếp đó ra sức khuyên các phú gia đại hộ quyên hiến lương thực, thêm vào lương thực dự trữ ở Thái Thương, thống nhất điều động lại, cung cấp theo thế hoạch. Đại Minh ta quốc lực thiếu hụt, nhưng phú hộ lại dư dả, giờ đã tới lúc bọn chúng phải ra sức rồi.
- Chuyện này ..
Mặt Trương Cư Chính khựng lại:
- E rằng không dễ.
- Yên tâm, không khó, chúng ta không bắt bọn chúng quyên góp miễn phí, có thể hứa, mùa xuân bảo nạn dân cầy cấy trả nợ, như thế vấn đề có thể giải quyết.
- Nhưng tới khi đó nạn dân chạy hết thì sao?
- Không phải ta bảo ngươi phân chia nạn dân theo tông tộc, hộ tịch sao? Là để bọn họ đảm bảo lẫn nhau, có người chạy, cả nhà phải chịu.
- Nếu tất cả bọn họ cùng nhau chạy thì sao?
Trương Cư Chính hỏi tới, đây không phải chuyện không có khả năng, ở biên cương thường có chuyện người cả thôn cùng kéo nhau chạy.
- Ta còn có chiêu sát thủ, có thể giải quyết lo lắng của đại hộ, rắc rối của quan phủ, tạo phúc cho bá tính, có thể gọi là nhất cử tam đắc.
Cao Củng cười.
- Hả, có cách thần kỳ như vậy à? Ngài mau nói đi.
- Tam chữ "mộ dân làm binh, lấy binh đại chẩn!", lần này nam tuần quan binh kinh doanh tử thương thảm trọng, ta nghe nói phải bổ xung hai vạn người.
Cao Củng chẳng hề nể nang nói:
- Người làm quan vì quân vương giải ưu sầu, vì bách tính giải nạn, gặp phải khó khăn phải khắc phục, chứ không thể hơi chút hi sinh tiểu dân, bảo vệ đại cục của ông ta .. Hừ, cái gọi là "đại cục", chẳng qua là lời vô sỉ vì bảo toàn vinh hoa phú quý của kẻ nào đó mà hi sinh lợi ích của người khác mà thôi, làm người ta nghe buồn nôn.
- Sư phụ phải chăng hơi nặng lời, cô thấy các quan lại vất vả, Từ các lão tận lực. Dù không khiến người dân no bụng, nhưng mỗi ngày vẫn được hai bữa cháo mà.
- Ghê tởm nhất chính là ngày hai bữa cháo đó.
Cao Củng đùng đùng nổi giận:
- Ngài thấy người chết đầy rẫy ngoài thành không? Đó chính là vì cách biện pháp khốn kiếp đó hại chết đấy.
- Hả?
Dụ vương chấn động, lời Cao Củng nói vượt xa nhận thức đơn thuần của hắn, chỉ biết há hốc miệng ra.
- Thí cháo chẩn tai, nghe thì tốt đẹp lắm, nhưng xé bỏ vẻ ngoài lương thiện là lộ ra trái tím tà ác.
Cao Củng trầm giọng nói:
- Vì sao muốn thí cháo? Không phải vì sợ người ta chết đói, Hoa Hạ năm nhìn năm lịch sử, thứ ít đáng tiền nhất là người, nhất bách tính không đáng một xu. Chẳng qua sợ dân đói lưu vong, tạo thành đại loạn, uy hiếm sự thống trị của bọn họ.
Hai mắt Dụ vương ánh lên sự sợ hãi, dù hắn ngồi trong gian phòng ấm cúng, nhưng tưởng chửng rơi vào hố băng giá lạnh, Cao Củng nói từng chữ như dùi khoan tim:
- Cho nên bọn chúng phải cho nạn dân một chút hi vọng, đó là thí cháo, khiến nạn dân tụ tập lại, không gây ra đại loạn được. Nhưng bọn chúng hoàn toàn không thèm nghĩ xem cách này với nạn dân mà nói có nghĩa là gì?
- Là gì?
Dụ vương nuốt nước bọt hỏi:
- Là Cái - Chết.
Cao Cùng gằn giọng:
- Nạn dân bị quây lại như lợn, mùa đông ôn dịch hoành hành, truyền nhiễm cho nhau, một người ngã bệnh, trăm người chết theo..
Ông ta thở dài:
- Hơn nữa số lều cháo có hạn, nhiều người đợi vài ngày không có cháo tới tay, chưa đợi được đã chết rồi. Vương gia minh giám, cách này danh nghĩa là cứu nạn dân, thực tế là dồn nạn dân vào đường cùng. Đạo lý rất đơn giản, quan lớn trong triều không thể không nhận ra, nhưng bọn họ không muốn nghĩ biệt pháp khác, vì chỉ cần địa vị không lay động, thì người dân sống chết ra sao cũng bất chấp. Vì tổ tông xã tắc, vì lê dân bách tính, không thể làm thế được nữa.
Cao Củng chắp tay vái Dụ vương.
- Nhưng có cách nào tốt hơn không?
Dụ Vương chần chừ hỏi.
- Chỉ cần động não, bỏ công là dứt khoát sẽ có. Vi thần đã khổ công nghĩ ra cách chẩn tai, khẩn mong vương gia xem qua.
Cao Củng vừa mang bản thảo ra thì cơm nước đã chuẩn bị xong, liền nói:
- Ăn cơm trước đã, chuyện này không gấp nhất thời.
Mặc dù vương gia nói một bát cơm ít thức ăn, nhà bếp không coi là thật, bàn tiệc thịnh soạn đưa lên, Dụ vương nói:
- Lãng phí quá.
Cao Củng bảo:
- Nhà bếp đã làm, không ăn càng lãng phí.
Dụ vương đành nghe theo.
Ăn no xong, hạ nhân dâng trà lên, tâm tình Dụ vương lắng lại nhiều rồi, liền lấy bản thảo của Cao Củng ra xem, mặt lộ vẻ vui mừng:
- Sư phụ đúng là đại tài. Nếu làm thế có thể cứu vô số sinh mạng.
- Vậy thần cả gian xin vương gia tiến cử hoàng thượng cho thần làm khâm sai chẩn tai.
Cao Củng quỳ thẳng xuống trước mặt Dụ vương, nói lớn:
- Nếu không làm nạn dân vượt qua mùa đông an toàn, thần nguyện lấy cái chết tạ tội.
- Không nghiêm trọng đến thế.
Dụ vương vội đỡ sư phụ vậy:
- Ta đi nói với Từ các lão ngay.
- Nói thẳng với hoàng thượng, người là vương gia, sao lại xin chỉ thị thần tử.
- Chuyện này không nên quấy nhiễu phụ hoàng.
Thực ra hắn sợ gặp Gia Tĩnh, nên tránh được là tránh.
Cao Củng thở dài không nói, ông ta cũng sợ lời sầm "nhị long không thể gặp nhau", làm Gia Tĩnh không hài lòng với Dụ vương.
Dụ vương đúng là người chuyển lời không tệ, hắn gặp Từ Giai, đem chuyện Cao Củng muốn chịu trách nhiệm chẩn tai nói ra, nhưng không nói tới lời chỉ trích Từ Giai. Từ Giai vui vẻ đồng ý ngay, vì ông ta vừa vứt được củ khoai nóng đi, lại cấp thể diện cho Dụ vương và Cao Củng.
Thấy ông ta đồng ý, Dụ vương lại đề xuất thỉnh cầu:
- Cao bộ đường hi vọng để Trương Cư Chính làm phó thủ.
Từ Giai trầm ngâm một chút rồi đồng ý, trừ nể mặt Dụ vương, ông ta cũng hi vọng Trương Cư Chính làm chút việc thực tế, rải đường thăng tiến sau này.
Nhưng nếu Từ Giai có khả năng tiên tri, ông ta thà đắc tội với Dụ vương chứ không để Trương Cư Chính làm việc này, có điều chuyện ấy nói sau ...
Mệnh lệnh ban xuống, Trương Cư Chính liền chạy tới chỗ Cao Củng báo danh...
Hai người từng là cấp trên cấp dưới, được đoàn tụ đều hết sức cao hứng, Cao Củng tính cao ngạo, người tầm thường căn bản không coi vào mắt, khi bình phẩm người khác, ông ta luôn nói "ngu xuẩn". Thậm chí ông ta còn nói :" Trừ Thái Nhạc, Giang Nam văn võ toàn truyền đều là hạng vô dụng."
Cao Củng còn hạ mình chủ động hành lễ với Trương Cư Chính, sau đó áy náy nói với hắn , trong triều đang lúc chuyển giao quyền lực, thời gian ông ta có thể tranh thủ rất ít, nên chỉ thể nắm toàn cục, chuyện chủ thể phải trông vào Thái Nhạc.
Trương Cư Chính thoải mái nói:
- Tân Trịnh công cứ an tâm, hạ quan sẽ dốc toàn lực.
- Tốt lắm.
Cao Củng vui mừng:
- Nào lại đây, ta nói cho ngươi biết chúng ta phải làm gì.
- Hạ quan cung kính lắng nghe.
- Trước tiên không thể để nạn dân tụ tập tại kinh thành, như thế chưa nói dễ làm dịch bệnh truyền nhiễm, còn không có lợi cho cứu tế. Nên phải vận động Thông Châu, Bá Châu Bảo Định ... Hai bốn châu phủ.
Cao Củng ra lệnh:
- Đem nạn dân phân chia tới các châu huyện, áp lực sẽ không lớn nữa.
Trương Cư Chính gật đầu:
- Nhưng như thế lượng công tác rất lớn, bộ đường không phải hạ quan kể khổ, chỉ sợ nhân lực không đủ.
- Không phải sợ.
Cao Củng phất tay:
- Kinh thành nuôi bao nhiêu quan viên nhàn tản, động viên hết lại, ngươi phân chia bọn họ quản lý nạn dân. Ta sẽ phát thông cáo, tuyên bố biểu hiện lần cứu tế này được xem là tham khảo trọng yếu cho việc ủy nhiệm chức vụ tương lai.
- Vậy thì tốt quá, Tân Trịnh công có bá lực này, hạ quan lo gì đại sự không thành.
- Nhân thủ sung túc rồi, việc trước tiên ngươi phải làm là phân chia nạn dân theo tông tộc, quê quán. Đồng thời lệnh các châu huyện để trống ra phòng ốc cung cấp cho nạn dân. Trời lạnh thế này chỉ dựa vào lều lán sao mà chịu nổi?
- Tiếp đó ra sức khuyên các phú gia đại hộ quyên hiến lương thực, thêm vào lương thực dự trữ ở Thái Thương, thống nhất điều động lại, cung cấp theo thế hoạch. Đại Minh ta quốc lực thiếu hụt, nhưng phú hộ lại dư dả, giờ đã tới lúc bọn chúng phải ra sức rồi.
- Chuyện này ..
Mặt Trương Cư Chính khựng lại:
- E rằng không dễ.
- Yên tâm, không khó, chúng ta không bắt bọn chúng quyên góp miễn phí, có thể hứa, mùa xuân bảo nạn dân cầy cấy trả nợ, như thế vấn đề có thể giải quyết.
- Nhưng tới khi đó nạn dân chạy hết thì sao?
- Không phải ta bảo ngươi phân chia nạn dân theo tông tộc, hộ tịch sao? Là để bọn họ đảm bảo lẫn nhau, có người chạy, cả nhà phải chịu.
- Nếu tất cả bọn họ cùng nhau chạy thì sao?
Trương Cư Chính hỏi tới, đây không phải chuyện không có khả năng, ở biên cương thường có chuyện người cả thôn cùng kéo nhau chạy.
- Ta còn có chiêu sát thủ, có thể giải quyết lo lắng của đại hộ, rắc rối của quan phủ, tạo phúc cho bá tính, có thể gọi là nhất cử tam đắc.
Cao Củng cười.
- Hả, có cách thần kỳ như vậy à? Ngài mau nói đi.
- Tam chữ "mộ dân làm binh, lấy binh đại chẩn!", lần này nam tuần quan binh kinh doanh tử thương thảm trọng, ta nghe nói phải bổ xung hai vạn người.
Bình luận truyện