Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 821: Không tha
Hết bài văn tế này tới bài văn tế khác, chẳng có gì khiến người ta phấn chấn, thậm chí chẳng khiến người ta ngẫm nghĩ như của Thẩm Mặc...
Chẳng trách được dù đám Dương Dư Thụ, Đàm Luân, những người dám viết sự phẫn nộ lên bức chướng cũng chẳng dám nói bừa, nếu không đem lại ấn tượng "không biết đại thế " "ngông cuồng sằng bậy", thì thành lấy tiền đồ của mình ra đùa.
Khi bách quan sắp ngủ thật thì đột nhiên cửa chính náo loạn, mọi người vội vã nghển cổ lên nhìn.
Tức Giai thoáng nhìn thấy một người mặc áo sô giày gai, nghênh ngang đi vào, ông ta nhìn Triệu Trinh Cát:
- Không phải cấm chỉ kẻ không liên quan vào sao?
Hôm nay ông ta sợ nhất kẻ mượn cớ tới kiếm chuyện, nên sớm đã dặn, chỉ cho quan viên trên ngũ phẩm vào, tránh tên ngông cuồng làm rắc rối thêm tình hình.
Triệu Trinh Cát nhìn thấy mặt người kia, cười khổ:
- Hắn là quan tứ phẩm, làm sao mà ngăn được?
Từ Giai nhìn kỹ lại, dậm chân liên hồi:
- Sao lại quên mất hắn chứ...
Hai người đang nói chuyện thì trung niên béo trắng kia đã giương cờ phiến, khóc lớn đi vào. Ngươi hỏi vì sao vệ sĩ tầng tầng không ngăn hăn? Vì hắn là tế tửu Quốc tử giám Từ Vị.
Từ Vị sau khi đi vào, không thèm nhìn đám yêu ma quỷ quái hai bên, nhào thẳng tới linh cữu khóc rống lên, tiếng khóc tan lòng đứt ruột, người bên cạnh khuyên không nổi.
Khóc một hồi hắn lấy văn tế ra đọc.
‘duy niên nguyệt nhật, hậu học vị cẩn trí tế vu ngã đại minh cố thiếu bảo hồ công chi linh tiền viết: Hồ công anh linh bất viễn.
Ô hô!
Xã tắc tai ách, tự cổ hữu chư. Phù nguy định nan, lại dĩ trung trinh.
Quản tử tương tề, phụ bật chu thất ; cửu hợp chư hầu, nhất khuông thiên hạ.
Tĩnh khang quốc nan, thừa dư điên bá ; ngạc vương chấn phấn, tống thất thiên an.
Ngã đại minh thái tổ cao hoàng đế quật khởi bố y, yểm điện hải vũ, nhật nguyệt trọng quang, sơn hà vĩnh cố. Bất hạnh quý thất nhiễu nhương, uy khấu xương quyết. Thiếu bảo công lâm nguy thụ mệnh, xuất trấn quân lữ. Đương thị thì dã, tiên đế kiền cương độc đoạn, như thiên chi nhật. Tích hồ gian thần tại trắc, vi vân vị tễ. Ta phu cao du chi địa, biến dã ai hồng, phong yên xử xử, thiên hạ tao nhiên. Ngã thiếu bảo công hư dữ ủy xà vu sàm thần, trọng chấn quân lữ vu giang nam, vị kỷ khuếch thanh cương vực, tảo đãng gian hung. Hào kiệt quần kiêu, phủ phục giáo hóa. Hung ngoan cự khấu, văn phong tang đảm. Thiên nhai hải đảo, mạc phi vương thổ. Tứ hải man di, vô bất bái phục ngã thánh triêu uy nghiêm. Thử bất thế thù huân, xã tắc can thành. Tuy cổ lai trung thần lương tương, vu ngã thiếu bảo công phục hà gia yên?
Tiên đế thánh minh chúc chiếu, thiên uy chấn tác, gian thần phục pháp. Thánh giám sát sát, tri thiếu bảo công tao tế gian nan, trung chiêu thiên nhật. Thị cố bất lận bao dương, luy tứ ân vinh.
Phu cao khiết chi sĩ, thù huân bất cư. Hữu đoạn can mộc, điền tử phương chi di phong, phiêu nhiên giai hữu tiết khái, tri khứ tựu chi phân. Thiếu bảo công công thành thân thối, quy ẩn tuyền lâm. Tiên đế diệc tri thiếu bảo công quân tử phẩm tính, tâm hạ cao khiết. Cố y cẩm vinh quy, di dưỡng thiên niên. Thử minh quân hiền thần, tương đắc ích chương.
Bi phu tiên đế, tảo khí thần dân. Triêu trung ta hứa khiêu lương, đố kỵ thù huân. Nhật dạ tiếm hủy, tế già thiên nhật. Thiếu bảo công trung nhi kiến nghi, ai tai!
Ta phu, tự cổ đại đức bất báo, đại công bất thưởng. Phi vô thánh chủ, vi hữu sàm thần. Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt. Điểu tận cung tàng, tích nhân sở bi ; vọng phong hoài tưởng, năng bất y y! Tích tiêu hà hệ ngục, triều thác thụ tru. Thoán lương hồng vu hải khúc, khuất cổ nghị vu trường sa. Điều hầu ki mi, vẫn thân đao bút chi hạ ; lương công tù trập, phương tri ngục lại uy nghiêm. Cái khoan nhiêu đan tâm bích huyết, tự hĩnh bắc khuyết ; nhạc vũ mục trung chiêu nhật nguyệt, phong ba kỳ oan.
Thiếu bảo công bán sanh nhung mã, công tại xã tắc. Yêm thụ chi bối, ký du phi phân ân vinh ; đao bút tiểu lại, đố kỵ bất thế thù huân. Cấu hãm trung lương, chuy luyện oan ngục. Thiếu bảo công vô cố bị tù, triêu dã hoa nhiên. Võng lượng chi bối dục cái di chương, tang tâm bệnh cuồng. Cánh nội ngoại câu kết, tường hại trung lương! Thử tự cổ vị hữu chi sự dã! Cử triêu chi sĩ, vô bất ách oản. Thiên hạ chi nhân, văn chi thương hoài. Tiên đế tại thiên chi linh, diệc tương lôi đình chấn nộ hĩ!
Thiếu bảo công tuyền hạ sảo đãi. Đương kim thánh minh thiên tử, yên dung thử đẳng thử bối tường hại trung lương, bát ô tiên đế. Đãn khán khu khu võng lượng, khiêu lương ki nhật tai?! Bất nhật thiên uy chấn tác, nghịch tặc tê phấn hĩ!
Duy niên nguyệt nhật, thượng hưởng. ’
« « « Chú của tác giả:
- Thiên tế văn của Từ Vị là ngộ nhờ hảo hữu Thanh Hành tiên sinh viết, trước mặt châu ngọc không dám bêu xấu.
Chú của dịch giả:
- Mình cũng không dám bêu xấu, xin giữ nguyên văn. » » »
" Từ xưa tới nay đại ân không báo, đại công không thưởng, không phải không có thánh chủ, thì là có kẻ gièm pha."
" Một tấm lòng tựa máu, trung hiếu tựa Nhạc Vũ Mục, vậy mà chịu hàm oan mà chết"
"Nếu thiên uy không tỉnh lại, thì nghịch tặc càng làm càn"
Từng câu từng chữ chấn động lòng người, tiếng thảo phạt vang vọng trời xanh, nào đâu phải văn tế, rõ ràng là hịch chiến đấu hướng thẳng vào đám thần tiên trên cao.
Từng lời của Từ Vị không phải là nói, chẳng phải là hô, mà là gào thét, mũ của hắn không biết đã rơi xuống đất từ lúc nào, tóc tai bù xù, hai mắt ứ máu.
Tâm tình này cảm nhiễm rất nhiều người, không biết ai phẫn nộ hô cao:
- Phải tra tận gốc vụ án này, trả lại công bằng cho anh linh Hồ công.
Lập tức có người tiếp thêm một câu:
- Đúng thế chúng ta đọc sách thánh hiền, không thể để cho đám tàn hại trung thần ung dung ngoài vòng pháp luật, phải tra tận gốc.
- Phải tra tận gốc.
Tiếng hưởng ứng ngoài sân ngày càng vang vọng.
Trong đại điện Tiên Hiền Từ, sau khi Từ Vị đọc văn tế xong lại yên tĩnh tới ngạt thở. Tất cả các quan lớn đều dự cảm được, lần này thì lớn chuyện rồi, len lén liếc nhìn Từ Giai, thấy thủ phụ đại nhân mắt khép hờ, mặt thản nhiên đứng đó cứ như không liên quan tới mình.
Cơn giận của thánh nhân không ở trên mặt, lão quái vật tu luyện tới tầng cấp của Từ Giai không thể nhìn ra manh mối từ bên ngoài.
Thế nhưng hai tay giấu trong ống tay áo của ông ta đang run rẩy, Từ Giai cảm giác như bị tát ngay trước mặt mọi người, hơn nữa còn là tát cả hai má, tát không ngừng, tát cho Từ các lão nổ đom đóm, trời đất đảo lộn...
Mặc dù Từ Vị có lớn gan cũng chẳng dám khi sư diệt tổ, nhưng hành động này của hắn khác gì đổ thêm dầu vào lửa, đúng là muốn lấy cái mạng già cả Từ Giai.
Những người khác trong nội các sắc mặt cũng khó coi, trước có sĩ tử thỉnh cầu, sau có hịch văn của Từ Vị, chuyến này đừng mong chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có, cần có người chịu trách nhiệm về cái chết của Hồ Tôn Hiến.
~~~~~~o0o~~~~~~~~
Nghi thức kết thúc, linh cữu Hồ Tôn Hiến sẽ lập tức rời kinh, an táng cố hương Thiên Mã Sơn.
Làm người ta bất ngờ là đứng đầu đội ngũ này, phụ trách nghi thức ngự táng lại là Thẩm các lão.
Thì ra Thẩm Mặc xin thánh chỉ, cho tiễn đưa Hồ Tôn Hiến hết hành trình còn lại, triều đình phái một vị các lão đi chủ trì an tán cũng coi là chí nhân trí nghĩa rồi.
Song người sáng suốt khó tránh suy đoán, có phải Thẩm các lão muốn lấy cớ rời kinh tránh phong ba.
Dù sao gần đây y chẳng dễ sống, hoàng đế và nội các đều hi vọng y không chế sự tình, lấy đại cục làm trọng. Còn sĩ lâm và dân gian muốn tra tới cùng, sóng thỉnh nguyện đợt sau cao hơn đợt trước.
Bị áp lực hai bên chèn ép, chẳng nghĩ cũng biết, Thẩm Mặc mất lòng cả hai phía.
Sự thực đúng là thế, hoàng đế và thủ phụ oán trách y chần chừ không chịu kết án, Hải Thụy mắng y là "hèn", Từ Vị mắng y "che đậy chân tướng", tới ngay cả quan trường đông nam luôn ủng hộ y cũng có lời ra tiếng vào.
Nhưng sao không ai nghĩ xem, trước kia ở Vĩnh Định môn, là ai nhìn thấy thi thể Hồ Tôn Hiến đau lòng tới hộc máu?
Cho nên muốn Thẩm các lão kết án qua loa, thực sự không có nhân tính, y làm sao xứng đáng với lương tâm, xứng đáng với Hồ Tôn Hiến đã mất? Còn kẻ oán trách y không chịu phá án không hiểu được, thân là các lão phải lấy đặt đại cục lên hàng đầu.
Đáng buồn nhất là người ta không hiểu cho, cho nên tác dụng của tế văn là ở chỗ đó, làm mọi người điều hiểu y ủy khuất áp ức, coi như là đã thành công.
Thế là trong mắt mọi người nhân vật bi kịch số hai, hộ tống linh cữu nhân vật số một rời khỏi thành Bắc Kinh, nơi phong ba sắp ập tới, dù đằng sau hồng thủy ngợp trời, cũng chẳng thể làm ướt chéo áo của y.
Thành Bắc Kinh, mắt bão đã được hình thành, chẳng vì Thẩm Mặc rời đi mà suy yếu chút nào. Thực ra trong vở kịch này y chưa từng đảm đương vai diễn chính, cho nên có y hay không, vở kịch vẫn tiếp diễn...
Tây noán các, Tử Cấm Thành, cung Càn Thanh.
Long Khánh lười nhác nằm trên giường, hai mỹ nhân thân hình yểu điệu đang bóp chân cho hắn, Long Khánh thi thoảng rên hừ hừ dễ chịu, nhưng ánh mắt không rời tờ giấy trong tay, đó là tế văn của Từ Vị do Đông Xưởng sao chép lại.
Đây đã là lần thứ tám Long Khánh xem thứ này, mới xem thì hả hê, vì Từ Vị chửi đại thần khắp lượt. Xem tiếp thì quá đã, vì Từ Vị so hắn với thánh quân, cho nên Long Khánh thích xem.
Thế nhưng xem đi xem lại tới lần thứ năm vẻ mặt Long Khánh bắt đầu trở nên nặng nề.. Hắn ý thức được một cơn bão lớn sắp đổ xuống năm đầu thống trị của mình.
Long Khánh cảm thấy vô cùng chán nản, xem ra mình không thích hợp làm hoàng đế, chưa tới một năm mà phong ba chính trị liên tiếp diễn ra, thậm chí chẳng yên tĩnh bằng những năm cuối triều Gia Tĩnh.
Thấy thế, Trần Hoành khẽ an ủi:
- Hoàng thượng mới lên ngôi báu, triều đường đang buổi giao thời, khó tránh khỏi chuyển xào bài lại. Cho nên có vấn đề là không quan trọng, quan trọng là không để có lần sau nữa.
- Đâu đơn giản như thế.
Long Khánh chưa từng nghĩ tới mình có thể trừ bỏ tranh chấp bè đảng, để đám đại thần như hùm beo kia sống yên, nói:
- Qua cửa ải này đã, trẫm còn muốn ăn tết an lành.
Ra hiệu cho mỹ nữ lui ra, dù hắn không phải minh quân, cũng biết đạo pháp không truyền qua nhiều tai, nhất là không để hậu cung can dự, cho nên khi nói chính sự luôn đuổi tả hữu lui ra.
Đợi trong phòng còn lại mỗi Trần Hoành, hắn mới lo lắng hỏi:
- Ngươi nói xem lần này tình hình sẽ thế nào?
Trần Hoành chưa nói đã thở dài:
- Cửa ải này khó quan, Từ Vị đổ dầu vào lửa, giờ thì trong ngoài triều dư luận xôn xao, khó mà áp được nữa. Một tên Vạn Luân phân lượng quá nhẹ, còn xa mới đủ.
- Vậy làm sao mới đủ? Thêm vào Vương Đình Tương đã đủ chưa?
- Bất kể là đủ hay không chúng ta đều không thể đụng vào hắn.
Trần Hoành lắc đầu:
- Ai chẳng biết hắn là chó của Từ các lão, đánh chó phải ngó mặt chủ.
- Cũng phải.
Long Khánh cười chua chát:
- Trẫm nghĩ thế nào không quan trọng, quan trọng là Từ các lão nghĩ thế nào.
Nói tới đó giọng rất bất thiện:
- Hôm đấy ngươi nghe rồi đó, trẫm hữa với đám sĩ tử, chúng reo hò, nhưng có ai tin trẫm? Phải Từ các lão ra nói mới được. Tiếng hô "vạn tuế" như sấm rền đó chẳng biết là hô ai vạn tuế.
Long Khánh ban đầu lên tường thành nghe "vạn tuế" còn rất hưng phấn, cảm thấy được nhiều người tung hô thật quá đã, cứ hồi tưởng hưởng thụ mãi, ai ngờ càng hồi tưởng càng phát hiện ra hoàng đế mình nói ngàn vạn lời, không có tác dụng bằng một lời của Từ các lão.
Nhận ra điều này làm Long Khánh cảm thấy mất mác, buồn bực mấy ngày liền. Dù sao chủ động nhường quyền lực ra là một chuyện, bị mất quyền là chuyện khác.
~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~
Trị phòng thủ phụ.
Từ Giai mỏi mệt dựa lưng vào ghế thái sư sau bàn lớn, ngồi đối diện là Chu Hành và Triệu Trinh Cát, một là thuộc hạ cũ của Từ Giai, một luôn giữ lễ học trò. Trong Từ đảng sức ảnh hưởng so với phái đầu cơ như Vương Đình Tương không thể so sánh.
Lúc này hai người đó sắc mặt nghiêm túc, chưa nói gì không khí đã nặng nề, dự đoán được nội dung đàm thoại tiếp theo sẽ chẳng hề thoải mái.
Thấy hai người bọn họ đều có cái vẻ " ngàn vạn lời muốn nói mà chẳng biết bắt đầu từ đâu." Từ Giai đành chậm rãi lên tiếng:
- Hôm nay hai vị đến đúng lúc lắm, lão phu vừa có một ít "Mật Vân Long", hai vị vớ bở rồi.
Mật Vân Long là cống trà chỉ được hoàng gia dùng thời Tống, tới triều Minh, sản lượng vẫn hữu hạn, chỉ cung cấp cho cung đình, đương nhiên Từ Giai kiếm được thứ này chẳng thành vấn đề.
Triệu Trinh Cát và Chu Hành dù ngồi vị trí cao lâu năm, nhưng đều là người thanh liêm giữ mình, lần đầu tiên được thấy Mật Vân Long trong tryền thuyết.
Hai người tuy chăm chú nhìn Từ Giai pha trà, bất giác sự nóng vội lo lắng trong lòng đã tan biến mất.
Trà pha xong, ba chén tra sứ trắng muốt mỗi chén có nửa nước trà xanh biếc, Từ Giai đưa tay ra mời, sau đó cầm chén đưa lên mũi khẽ hít.
Hai người còn lại cũng học theo y hệt, hít một hơi rồi nhấm ngụm nhỏ trong miệng mới chầm chậm nuốt vào, Chu Hành tán thưởng:
- Cực phẩm cống trà mấy trăm năm quả nhiên danh bất hư truyền.
Triệu Trinh Cát uống ngụm thứ hai, gật gù:
- Đúng là trà ngon, làm ta nhớ tới một câu, hương thơm thoang thoảng truyền thiên cổ, tu thân chịu mệnh tháng năm dài.
Từ Giai nghe ông ta đọc xong, trầm tư nói:
- Đúng là ý cảnh đạm bạc của trà đạo.
Triệu Trinh Cát ngoại hiệu "Triệu thật gấp", tính khí qua đó là thấy, giờ trà đã uống, lảm nhãm đã xong, nóng ruột nói:
- Người làm quan nếu giữ được tâm cảnh này thì không khiến xung quanh khói lửa ngút trời.
Từ Giai giờ mới ý thức được mình bị đặt bẫy, tâm tình hơi lắng xuống nhà uống trà, tức thì trở lên ác liệt, lạnh nhạt nói:
- Đó là lời của đám thư sinh, uống trà và làm quan là chuyện khác nhau. Trà có thể đạm bạc, nhưng làm quan không thể.
Vốn nói tới đây là đủ rồi, nhưng Từ Giai bụng đầy lửa giận không chỗ phát tiết, gặp đúng kẻ châm lửa, sao chịu dễ dàng bỏ qua:
- Ví dụ như Mạnh Tĩnh ông, năm xưa triều định lập tổng đốc thương trường, vốn chẳng liên quan tới ông, nhưng cha con Nghiêm Tung ngứa mắt với ông, kiếm người tấu ông đùn đẩy trách nhiệm, không tuân thượng lệnh. Khiến thánh thượng nỏi giận hạ chỉ cho ông về quê nhàn nhã 5 năm, ông nói đi, tư vị đó có đạm bạc được không?
*** Thương trường: Nói kho lương và vật tư của chính quyền xưa, đồng âm khác nghĩa nhé.
Lời Từ Giai làm Triệu Trinh Cát mặt lúc hồng lúc trắng, ông ta chưa bao giờ thấy bộ mặt khắc bạc cay độc của Từ Giai, cứ ngồi ngây ra đó, không biết phải nói gì.
Thấy mùi thuốc nổ quá đậm, Chu Hành vội giàn hòa:
- Thủ phụ hiểu lầm lời Đại Châu rồi, ông ấy nói đạm bạc là làm quan biết giữ mình, hay ăn rễ cây, vẫn ngọt như thường, đó là bổn phận nên có của sĩ thân. Còn liên quan tới đại sự triều chính đương nhiên là làm quan nói lời quan rồi..
Tới đó thở dài:
- Thủ phụ đừng nghĩ chúng tôi hai lòng. Ngài là quốc lão tổng lĩnh kỷ cương, lòng người ai cũng có cán cân, trừ kẻ tâm thuật bất chính ra, còn ai không ủng hộ ngài? Nói một cách không hề khoa trương, lòng ngài là lòng triều đình.
Nghe ông ta đẩy mình lên cao, nhưng vẻ mặt Từ Giai chẳng hề thả lỏng, đây chẳng qua là muốn chê phải khen trước mà thôi, liền mím môi nghe Chu Hành nói tiếp:
- Chính vì trong ngoài triều đều hướng vào, nên ngài ngàn vạn lần không thể thiên vị.
- Lão phu thiên vị thế nào?
Từ Giai hạ mí mắt xuống.
- Giờ đã là lúc nào rồi sư tướng còn giấu?
Triệu Trinh Cát thình lình nổ pháo:
- Ngài bảo vệ Trương Thái Nhác như thế, chẳng lẽ hắn là con đẻ ngài thật à?
Người ta thì gặp khó khăn vấp váp càng ngày càng mềm xuống, Triệu Trinh Cát càng ngày càng cứng hơn, càng gặp khó càng ngang, là người tới chết không chịu thua.
"Bốp" một tiếng, Từ Giai đặt mạnh chén trà lên bàn, nổi giận nói:
- Ông cũng được xưng bậc đại gia, sao lại học đám đàn bà chanh chua tung tin đồn thất thiệt.
Thấy sư tướng giận thật rồi, Triệu Trinh Cát đành cố kiềm chế, hậm hực nói:
- Sư tướng thứ tội, học sinh chẳng qua cũng vì quá lo, hiện bên ngoài làn sóng yêu cầu nghiêm trị đã ngập tới trời. Nếu ngài còn bao che, thế nào cũng rước họa lên người..
- Ài, cái tính khí của ông, sớm muộn gì cũng thua thiệt.
Từ Giai thở hắt ra, không thèm đôi co với ông ta nữa.
- Chỉ cần tốt cho sư tướng, dù học sinh có bị thua thiệt cũng có sao?
Vì thuyết phục Từ Giai, Triệu Trinh Cát cố nói những lời buồn nôn:
- Ngài là trụ cột của mọi người, ngàn vạn lần không thể có chút sơ xuất nào. Học sinh cũng cả đống tuổi rồi, chẳng sợ sư tướng nói học sinh xuyên tạc bậy bạ, nhưng cục diện hôm nay đều do tên tiểu tử Trương Cư Chính gây ra, nếu ngài còn một mực bảo vệ hắn, nói trắng ra chúng tôi là người không chấp nhận đầu tiên.
Vậy là chuyện trước giờ Từ Giai lo lắng nhất đã xuất hiện, trong Từ đảng, có người bất chấp ý nguyện của mình, yêu cầu vứt bỏ Trương Cư Chính, bản thân sự kiện này không đáng sợ, đáng sợ là tin tức tiết lộ đằng sau nó... Lòng người tản mác, sắp không nghe lời mình nữa.
So với mất đi Trương Cư Chính, Từ Giai càng sợ mất đi sự khống chế với vây cánh. Ông ta biết, nếu không thuyết phục được hai người này, người phía dưới sẽ tự ý hành động, thế lực khổng lồ do ông ta vất vả gây dựng lên sẽ tan tành, đó là điều ông ta không thể chấp nhận.
- Tấm lòng hai vị làm lão phu rất cảm động.
Cho nên Từ Giai đành kiên nhẫn nói:
- Nhưng không thể không nói, suy nghĩ của hai vị quá ấu trĩ.
Cả hai im lặng, đợi ông ta chỉ ra chỗ ấu trĩ.
- Vụ án này tới nay, nói phức tạp thì đúng là phức tạp, nhưng nói đơn giản, chẳng qua một câu nói là xong.
Từ Giai không vội vàng:
- Tra Vương Đình Tương sẽ tra tới Lý Xuân Phương, tra Lý Xuân Phương sẽ tra tới Trương Cư Chính... Nếu ngay Trương Cư Chính cũng bị tra ra lão phu còn mặt mũi nào đứng trên triều đường. Nói ra là sai lầm của lão phu, vốn cho rằng để Chuyết Ngôn chịu chút oan ức là chuyện này sẽ tan biến... Ai ngờ càng ngày càng dữ dội, tới mức không vãn hồi được.
Hôm đó vừa nghe Long Khánh lên Tả An môn, Từ Giai biết ngay mình tính toán sai rồi, vụ án này muốn che giấu cũng không được nữa.
Tới khi Từ Vị đọc văn tế, làm Từ Giai hoàn toàn rơi vào thế bị động, ai cũng cho rằng ông ta sắp phải bỏ cái nhỏ giữ cái lớn rồi.
Còn hai người Triệu Chu chuyến này tới là đại biểu cho Từ đảng từ trên xuống dưới, một là hỏi kế, hai là cầu Từ Giai lấy đại cục làm trọng, không nên thiên vị nữa.
Nghe Từ Giai nói ra nỗi khỗ trong lòng, Triệu Trinh Cát nghĩ "sớm biết có ngày này, khi xưa sao còn thế", thở dài:
- Khi đó học sinh nói, kẻ chết đã chết rồi, ngay cả học sinh cũng bỏ qua khúc mắc với hắn, sao sư tướng không bỏ qua được?
- Đây không phải vấn đề thù hay không thù.
Từ Giai lắc đầu:
- Trước kia lão phu tước binh quyền của hắn, lần này cũng là lão phu đồng ý bắt hắn vào kinh, sao có thể cho hắn cái thụy "trung", chẳng qua có kẻ cố ý làm lớn chuyện lên dù cho Hồ Tôn Hiến thụy "trung tương" thì kết quả cũng thế.
- Là kẻ nào?
Hai người Chu Triệu khẩn trương nhìn Từ Giai.
-....
Từ Giai im lặng, kỳ thực hôm đó được Trương Cư Chính nhắc nhở, ông ta ý thức được mình bị Thẩm Mặc cho vào bẫy rồi, đáng cười là trước đó ông ta cho rằng, Thẩm Mặc chủ động áp vụ án xuống là do không muốn xung đột với mình.
Đương nhiên tới giờ Từ Giai cũng không cho rằng mục tiêu của Thẩm Mặc là mình, vì thiên địa quân thân sư là không thể phản bội. Đại Minh tuy lớn, nhưng không có đất cho kẻ khi sư diệt tổ.
Trừ khi Thẩm Mặc muốn đồng quy vu tận, nếu không đừng hòng lật nhào được mình.
Còn động cơ thực sự, Từ Giai cho rằng, Thẩm Mặc muốn mình chính thức xác lập địa vị kế thừa thụ phủ cho y.
Sau khi suy đi xét lại, Từ Giai xác định không còn sai được nữa, liền rùng mình, thầm thở dài, đứa học sinh này, vừa cay vừa độc, đúng trò hơn thầy mất rồi.
Càng làm Từ Giai bất lực là Thẩm Mặc không hề dùng âm mưu thủ đoạn, tất cả phơi bày bên ngoài...
Ví như tạo thế cho Hồ Tôn Hiến bên ngoài, dùng thơ ca, sách, suốt ngày truyền bá trong dân gian sự tích của Hồ Tôn Hiến, thanh danh của hắn không vọt lên tận mây xanh mới lạ.
Người ta đã tốn công sức từ trước, giờ ung dung ngồi câu cá, thản nhiên xem phong vân biến đổi. Mình sao chẳng lọt bẫy, bị động mọi chuyện?
Uất nhất là biết y giở trò lại chẳng phản kích được, vì Thẩm Mặc chẳng để lại thóp cho mà nắm, ngược lại vất vả dựng lên hình tượng chịu mọi oan ức, làm người ta thương hại, giờ mà đả kích y thì thể nào cũng xảy ra chuyện.
Còn mình giờ bị đẩy lên đầu sóng ngọn gió, có chút sơ xảy gì là có thể thành đốm lửa thiêu cháy thảo nguyên. Thôi thì thêm một việc không bằng bớt một việc, cứ qua cửa ải này đã rồi hẵng nói.
Có thể nói Từ Giai xuất đạo cho tới nay, ô quy thần công chứ danh đương thế, coi chuyện nín nhịn như ăn cơm, chưa bao giờ phải ngậm đắng nuốt cay như lần này.
Chỉ có thể ngầm thề, đợi qua ải này, dù liều mình cũng phải cho tên nghiệt đồ vĩnh viễn không thể trở mình được.
Thấy trên mặt Từ Giai đầy sát khí, nhưng mãi không nói gì, Triệu Trinh Cát đành lên tiếng gọi.
Từ Giai bấy giờ mới tỉnh lại, thở dài:
- Thôi không nói tới y nữa.... Quay về chuyện chính, hiện giờ triều đình dân gian đều đang chú từng li từng tí, đâu dễ bỏ cái nhỏ giữ lấy cái lớn. Vương Đình Tương cũng được, Lý Xuân Phương cũng được, cho dù trước kia giữ bí mật cho chúng ta là vì "để lại núi xanh, không sợ thiếu củi đốt". Nhưng nếu bị lôi ra, không bị nhổ bọt mà chết thì phải tự treo cổ... Hoặc bảo vệ bọn họ, hoặc bọn họ sẽ kéo lão phu chết cùng, hiểu chưa?
Hai người Chu Triệu nhìn nhau, dù sao bọn họ là người ngoài cuộc, không dự liệu được chuyện nghiêm trọng tới mức đó. Từ Giai nói không sai, nếu hai người kia bị hạ, ông ta chỉ đành cuốn xéo về nhà.
- Vậy phải làm sao?
- Có hai cách.
Từ Giai cầm chén trà lên, đáng tiếc trà đã nguội đành bỏ xuống.
- Nhịn hoặc lùi, nhịn thì sóng yên biển lặng, lùi thì đất trời mênh mông. Yên tâm, ván cờ này vẫn nằm trong tay ta, cùng lắm ta lui vể, không chỉ vụ án này thế là xong, mà kẻ có mưu đồ khác bị chính cơn sóng mình gây nên làm chết sặc.
- Chưa tới bước đường cùng, ngàn vạn lần không thể làm thế.
Hai người kinh sợ bởi sự quyết liệt của Từ Giai:
- Đại Minh không thể thiếu thủ phủ, chúng tôi cũng không thể thiếu thủ phụ.
Từ Giai xua tay:
- Yên tâm, chưa tới lúc vạn bất đắc dĩ, ta sẽ không lùi đâu.
Mặc dù cả ngày đeo chữ "lùi" trên miệng, nhưng Từ Giai biết, triều đình khác dân gian, lui được là quá khó, quá mức khó.
Cho nên chỉ cần một chút khả năng, ông ta sẽ không lùi...
- Không lùi, vậy chỉ còn lại nhịn?
Chu Hành hỏi.
- Đúng, nhưng không cần nhịn lâu, còn tám ngày nữa là năm mới, chỉ cần nhịn qua tám ngày này là sóng yên biển lặng.
- Vì sao?
Chu Hành lại hỏi.
Trả lời là Triệu Trinh Cát, là lễ bộ thượng thư, đương nhiên ông ta mẫn cảm với chuyện này:
- Trước 15 tháng giêng, chủ nợ không đòi tiền, nha môn không mở cửa. Qua năm mới là thi hội, thời gian này sĩ tử ngoan ngoãn nhất, nói chuyện không dám lớn tiếng, sợ không lấy được thẻ dự thi.
- Đúng thế, chủ yếu là đám sĩ tử này, nhưng đối diện với chuyện cả đời, bọn chúng không dám làm bừa nữa.
Từ Giai gật đầu:
- Thi xong đợi công bố bảng, bọn chúng càng ngoan ngoãn. Chỉ cần qua được tháng cuối cùng này, sẽ lại trì hoãn một tháng nữa, rồi tới cuối cùng công bố bảng vàng, thời gian gần ba tháng, người dân mau quên, chẳng biết lúc ấy quan tâm tới chuyện mới mẻ gì khác rồi.
- Nói thế chỉ cần vượt qua được mấy ngày trước năm mới là xong?
Chu Hành trầm giọng nói:
- Điều này không khó, năm hết tết đến, triều đình vốn nhiều việc mà.
Triệu Trinh Cát thầm nghĩ:" Hay cho vô chiêu thắng hữu chiêu, không hổ là chưởng môn phái ô quy." Cười khan:
- Té ra hai ta lo lắng uổng công.
- Hai người lo là đúng.
Từ Giai thong thả nói:
- Những kẻ kia không phải là không xử lý, song đợi phong ba lắng xuống đã, giờ chỉ còn cách gắng gượng chống đỡ.
Nói rồi chăm chú nhìn hai người:
- Áo dùng cái mới, người dùng người cũ, thời khắc quan trọng vẫn phải dựa vào đám già cả các vị đấy.
Đối diện với nguy cơ chưa từng có, Từ Giai biết nói xuông là vô dụng, phải lấy ra chút thực lợi, vì vậy nói:
- Lão phu trước kia thiên vị đám thiếu niên, cho rằng Trường Giang sóng sau xô sóng trước, sự thực chứng minh đây là sai lầm... Triều đình vẫn phải dựa vào bậc trưởng giả mới ổn.
Rồi nói với Triệu Trinh Cát:
- Qua năm mới ta sẽ an bài ông nhập các, ông phải bắt đầu chuẩn bị đi.
Dù Triệu Trinh Cát đạm bạc danh lợi, nhưng chuyện nhập các vẫn có dụ hoặc cực lớn với ông ta. Có thể làm tới mức kiềm chế gật đầu, không nhảy cẫng lên là giỏi rồi.
Từ Giai lại quay sang Chu Hành:
- Đô sát viện không có ông không được, không có Vương Đình Tương ngáng chân nữa, ông phải gánh lấy trọng trách này.
Chu Hành chẳng hứng thú với đô sát viện, ông ta thích làm thủy lợi hơn, nhưng giờ là lúc nguy nan chẳng thể từ chối được, vì thế đành bình đạm tạ ơn.
Nhìn dáng vẻ thản nhiên của hai người, Từ Giai cảm thấy phát ngán, đó là nguyên nhân ông ta không thích dùng đám già cả này, giỏi đóng kịch, lại không chịu nghe lời.
Dặn dò xong, ông ta chẳng muốn nhìn mặt hai người nữa, liền tiễn khách:
- Rất nhiều người còn chưa an tâm, hai vị đừng ở đây canh ta nữa, đi chuyển cáo với bọn họ đi, không cần sợ, không được làm bừa, an tâm đợi qua năm mới là được.
Hai người gật đầu, đứng dậy cáo từ.
Đợi bọn họ vừa đi, Từ Giai liền như quả bóng xì hơi, ngồi sụp xuống ghế, mệt mỏi nói với lão bộc:
- Đỡ ta..
Thừa một chữ cũng không nói.
May là lão bộc đó hầu hạ Từ Giai nhiều năm, biết ý tứ của ông ta, đỡ ông ta nằm xuống ghế tựa, điều chỉnh tư thế thoải mái rồi đắp thảm lên.
Đổi sang tư thế ít tốt sức nhất, Từ Giai khàn giọng nói:
- Đúng là mệt.. Người ta tuổi này đều vui vầy với con cháu, an hưởng tuổi già, ngươi nói xem ta làm thế này vì cái gì?
Lão bộc thật thà nói:
- Vì hoàng thượng vì bách tính, vì Đại Minh chúng ta.
- Ha ha ha.
Từ Giai nghe thế cười mệt mỏi, giọng hàm hồ:
- Phải mà cũng chẳng phải...
Rồi chìm vào giấc ngủ.
Chẳng trách được dù đám Dương Dư Thụ, Đàm Luân, những người dám viết sự phẫn nộ lên bức chướng cũng chẳng dám nói bừa, nếu không đem lại ấn tượng "không biết đại thế " "ngông cuồng sằng bậy", thì thành lấy tiền đồ của mình ra đùa.
Khi bách quan sắp ngủ thật thì đột nhiên cửa chính náo loạn, mọi người vội vã nghển cổ lên nhìn.
Tức Giai thoáng nhìn thấy một người mặc áo sô giày gai, nghênh ngang đi vào, ông ta nhìn Triệu Trinh Cát:
- Không phải cấm chỉ kẻ không liên quan vào sao?
Hôm nay ông ta sợ nhất kẻ mượn cớ tới kiếm chuyện, nên sớm đã dặn, chỉ cho quan viên trên ngũ phẩm vào, tránh tên ngông cuồng làm rắc rối thêm tình hình.
Triệu Trinh Cát nhìn thấy mặt người kia, cười khổ:
- Hắn là quan tứ phẩm, làm sao mà ngăn được?
Từ Giai nhìn kỹ lại, dậm chân liên hồi:
- Sao lại quên mất hắn chứ...
Hai người đang nói chuyện thì trung niên béo trắng kia đã giương cờ phiến, khóc lớn đi vào. Ngươi hỏi vì sao vệ sĩ tầng tầng không ngăn hăn? Vì hắn là tế tửu Quốc tử giám Từ Vị.
Từ Vị sau khi đi vào, không thèm nhìn đám yêu ma quỷ quái hai bên, nhào thẳng tới linh cữu khóc rống lên, tiếng khóc tan lòng đứt ruột, người bên cạnh khuyên không nổi.
Khóc một hồi hắn lấy văn tế ra đọc.
‘duy niên nguyệt nhật, hậu học vị cẩn trí tế vu ngã đại minh cố thiếu bảo hồ công chi linh tiền viết: Hồ công anh linh bất viễn.
Ô hô!
Xã tắc tai ách, tự cổ hữu chư. Phù nguy định nan, lại dĩ trung trinh.
Quản tử tương tề, phụ bật chu thất ; cửu hợp chư hầu, nhất khuông thiên hạ.
Tĩnh khang quốc nan, thừa dư điên bá ; ngạc vương chấn phấn, tống thất thiên an.
Ngã đại minh thái tổ cao hoàng đế quật khởi bố y, yểm điện hải vũ, nhật nguyệt trọng quang, sơn hà vĩnh cố. Bất hạnh quý thất nhiễu nhương, uy khấu xương quyết. Thiếu bảo công lâm nguy thụ mệnh, xuất trấn quân lữ. Đương thị thì dã, tiên đế kiền cương độc đoạn, như thiên chi nhật. Tích hồ gian thần tại trắc, vi vân vị tễ. Ta phu cao du chi địa, biến dã ai hồng, phong yên xử xử, thiên hạ tao nhiên. Ngã thiếu bảo công hư dữ ủy xà vu sàm thần, trọng chấn quân lữ vu giang nam, vị kỷ khuếch thanh cương vực, tảo đãng gian hung. Hào kiệt quần kiêu, phủ phục giáo hóa. Hung ngoan cự khấu, văn phong tang đảm. Thiên nhai hải đảo, mạc phi vương thổ. Tứ hải man di, vô bất bái phục ngã thánh triêu uy nghiêm. Thử bất thế thù huân, xã tắc can thành. Tuy cổ lai trung thần lương tương, vu ngã thiếu bảo công phục hà gia yên?
Tiên đế thánh minh chúc chiếu, thiên uy chấn tác, gian thần phục pháp. Thánh giám sát sát, tri thiếu bảo công tao tế gian nan, trung chiêu thiên nhật. Thị cố bất lận bao dương, luy tứ ân vinh.
Phu cao khiết chi sĩ, thù huân bất cư. Hữu đoạn can mộc, điền tử phương chi di phong, phiêu nhiên giai hữu tiết khái, tri khứ tựu chi phân. Thiếu bảo công công thành thân thối, quy ẩn tuyền lâm. Tiên đế diệc tri thiếu bảo công quân tử phẩm tính, tâm hạ cao khiết. Cố y cẩm vinh quy, di dưỡng thiên niên. Thử minh quân hiền thần, tương đắc ích chương.
Bi phu tiên đế, tảo khí thần dân. Triêu trung ta hứa khiêu lương, đố kỵ thù huân. Nhật dạ tiếm hủy, tế già thiên nhật. Thiếu bảo công trung nhi kiến nghi, ai tai!
Ta phu, tự cổ đại đức bất báo, đại công bất thưởng. Phi vô thánh chủ, vi hữu sàm thần. Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt. Điểu tận cung tàng, tích nhân sở bi ; vọng phong hoài tưởng, năng bất y y! Tích tiêu hà hệ ngục, triều thác thụ tru. Thoán lương hồng vu hải khúc, khuất cổ nghị vu trường sa. Điều hầu ki mi, vẫn thân đao bút chi hạ ; lương công tù trập, phương tri ngục lại uy nghiêm. Cái khoan nhiêu đan tâm bích huyết, tự hĩnh bắc khuyết ; nhạc vũ mục trung chiêu nhật nguyệt, phong ba kỳ oan.
Thiếu bảo công bán sanh nhung mã, công tại xã tắc. Yêm thụ chi bối, ký du phi phân ân vinh ; đao bút tiểu lại, đố kỵ bất thế thù huân. Cấu hãm trung lương, chuy luyện oan ngục. Thiếu bảo công vô cố bị tù, triêu dã hoa nhiên. Võng lượng chi bối dục cái di chương, tang tâm bệnh cuồng. Cánh nội ngoại câu kết, tường hại trung lương! Thử tự cổ vị hữu chi sự dã! Cử triêu chi sĩ, vô bất ách oản. Thiên hạ chi nhân, văn chi thương hoài. Tiên đế tại thiên chi linh, diệc tương lôi đình chấn nộ hĩ!
Thiếu bảo công tuyền hạ sảo đãi. Đương kim thánh minh thiên tử, yên dung thử đẳng thử bối tường hại trung lương, bát ô tiên đế. Đãn khán khu khu võng lượng, khiêu lương ki nhật tai?! Bất nhật thiên uy chấn tác, nghịch tặc tê phấn hĩ!
Duy niên nguyệt nhật, thượng hưởng. ’
« « « Chú của tác giả:
- Thiên tế văn của Từ Vị là ngộ nhờ hảo hữu Thanh Hành tiên sinh viết, trước mặt châu ngọc không dám bêu xấu.
Chú của dịch giả:
- Mình cũng không dám bêu xấu, xin giữ nguyên văn. » » »
" Từ xưa tới nay đại ân không báo, đại công không thưởng, không phải không có thánh chủ, thì là có kẻ gièm pha."
" Một tấm lòng tựa máu, trung hiếu tựa Nhạc Vũ Mục, vậy mà chịu hàm oan mà chết"
"Nếu thiên uy không tỉnh lại, thì nghịch tặc càng làm càn"
Từng câu từng chữ chấn động lòng người, tiếng thảo phạt vang vọng trời xanh, nào đâu phải văn tế, rõ ràng là hịch chiến đấu hướng thẳng vào đám thần tiên trên cao.
Từng lời của Từ Vị không phải là nói, chẳng phải là hô, mà là gào thét, mũ của hắn không biết đã rơi xuống đất từ lúc nào, tóc tai bù xù, hai mắt ứ máu.
Tâm tình này cảm nhiễm rất nhiều người, không biết ai phẫn nộ hô cao:
- Phải tra tận gốc vụ án này, trả lại công bằng cho anh linh Hồ công.
Lập tức có người tiếp thêm một câu:
- Đúng thế chúng ta đọc sách thánh hiền, không thể để cho đám tàn hại trung thần ung dung ngoài vòng pháp luật, phải tra tận gốc.
- Phải tra tận gốc.
Tiếng hưởng ứng ngoài sân ngày càng vang vọng.
Trong đại điện Tiên Hiền Từ, sau khi Từ Vị đọc văn tế xong lại yên tĩnh tới ngạt thở. Tất cả các quan lớn đều dự cảm được, lần này thì lớn chuyện rồi, len lén liếc nhìn Từ Giai, thấy thủ phụ đại nhân mắt khép hờ, mặt thản nhiên đứng đó cứ như không liên quan tới mình.
Cơn giận của thánh nhân không ở trên mặt, lão quái vật tu luyện tới tầng cấp của Từ Giai không thể nhìn ra manh mối từ bên ngoài.
Thế nhưng hai tay giấu trong ống tay áo của ông ta đang run rẩy, Từ Giai cảm giác như bị tát ngay trước mặt mọi người, hơn nữa còn là tát cả hai má, tát không ngừng, tát cho Từ các lão nổ đom đóm, trời đất đảo lộn...
Mặc dù Từ Vị có lớn gan cũng chẳng dám khi sư diệt tổ, nhưng hành động này của hắn khác gì đổ thêm dầu vào lửa, đúng là muốn lấy cái mạng già cả Từ Giai.
Những người khác trong nội các sắc mặt cũng khó coi, trước có sĩ tử thỉnh cầu, sau có hịch văn của Từ Vị, chuyến này đừng mong chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có, cần có người chịu trách nhiệm về cái chết của Hồ Tôn Hiến.
~~~~~~o0o~~~~~~~~
Nghi thức kết thúc, linh cữu Hồ Tôn Hiến sẽ lập tức rời kinh, an táng cố hương Thiên Mã Sơn.
Làm người ta bất ngờ là đứng đầu đội ngũ này, phụ trách nghi thức ngự táng lại là Thẩm các lão.
Thì ra Thẩm Mặc xin thánh chỉ, cho tiễn đưa Hồ Tôn Hiến hết hành trình còn lại, triều đình phái một vị các lão đi chủ trì an tán cũng coi là chí nhân trí nghĩa rồi.
Song người sáng suốt khó tránh suy đoán, có phải Thẩm các lão muốn lấy cớ rời kinh tránh phong ba.
Dù sao gần đây y chẳng dễ sống, hoàng đế và nội các đều hi vọng y không chế sự tình, lấy đại cục làm trọng. Còn sĩ lâm và dân gian muốn tra tới cùng, sóng thỉnh nguyện đợt sau cao hơn đợt trước.
Bị áp lực hai bên chèn ép, chẳng nghĩ cũng biết, Thẩm Mặc mất lòng cả hai phía.
Sự thực đúng là thế, hoàng đế và thủ phụ oán trách y chần chừ không chịu kết án, Hải Thụy mắng y là "hèn", Từ Vị mắng y "che đậy chân tướng", tới ngay cả quan trường đông nam luôn ủng hộ y cũng có lời ra tiếng vào.
Nhưng sao không ai nghĩ xem, trước kia ở Vĩnh Định môn, là ai nhìn thấy thi thể Hồ Tôn Hiến đau lòng tới hộc máu?
Cho nên muốn Thẩm các lão kết án qua loa, thực sự không có nhân tính, y làm sao xứng đáng với lương tâm, xứng đáng với Hồ Tôn Hiến đã mất? Còn kẻ oán trách y không chịu phá án không hiểu được, thân là các lão phải lấy đặt đại cục lên hàng đầu.
Đáng buồn nhất là người ta không hiểu cho, cho nên tác dụng của tế văn là ở chỗ đó, làm mọi người điều hiểu y ủy khuất áp ức, coi như là đã thành công.
Thế là trong mắt mọi người nhân vật bi kịch số hai, hộ tống linh cữu nhân vật số một rời khỏi thành Bắc Kinh, nơi phong ba sắp ập tới, dù đằng sau hồng thủy ngợp trời, cũng chẳng thể làm ướt chéo áo của y.
Thành Bắc Kinh, mắt bão đã được hình thành, chẳng vì Thẩm Mặc rời đi mà suy yếu chút nào. Thực ra trong vở kịch này y chưa từng đảm đương vai diễn chính, cho nên có y hay không, vở kịch vẫn tiếp diễn...
Tây noán các, Tử Cấm Thành, cung Càn Thanh.
Long Khánh lười nhác nằm trên giường, hai mỹ nhân thân hình yểu điệu đang bóp chân cho hắn, Long Khánh thi thoảng rên hừ hừ dễ chịu, nhưng ánh mắt không rời tờ giấy trong tay, đó là tế văn của Từ Vị do Đông Xưởng sao chép lại.
Đây đã là lần thứ tám Long Khánh xem thứ này, mới xem thì hả hê, vì Từ Vị chửi đại thần khắp lượt. Xem tiếp thì quá đã, vì Từ Vị so hắn với thánh quân, cho nên Long Khánh thích xem.
Thế nhưng xem đi xem lại tới lần thứ năm vẻ mặt Long Khánh bắt đầu trở nên nặng nề.. Hắn ý thức được một cơn bão lớn sắp đổ xuống năm đầu thống trị của mình.
Long Khánh cảm thấy vô cùng chán nản, xem ra mình không thích hợp làm hoàng đế, chưa tới một năm mà phong ba chính trị liên tiếp diễn ra, thậm chí chẳng yên tĩnh bằng những năm cuối triều Gia Tĩnh.
Thấy thế, Trần Hoành khẽ an ủi:
- Hoàng thượng mới lên ngôi báu, triều đường đang buổi giao thời, khó tránh khỏi chuyển xào bài lại. Cho nên có vấn đề là không quan trọng, quan trọng là không để có lần sau nữa.
- Đâu đơn giản như thế.
Long Khánh chưa từng nghĩ tới mình có thể trừ bỏ tranh chấp bè đảng, để đám đại thần như hùm beo kia sống yên, nói:
- Qua cửa ải này đã, trẫm còn muốn ăn tết an lành.
Ra hiệu cho mỹ nữ lui ra, dù hắn không phải minh quân, cũng biết đạo pháp không truyền qua nhiều tai, nhất là không để hậu cung can dự, cho nên khi nói chính sự luôn đuổi tả hữu lui ra.
Đợi trong phòng còn lại mỗi Trần Hoành, hắn mới lo lắng hỏi:
- Ngươi nói xem lần này tình hình sẽ thế nào?
Trần Hoành chưa nói đã thở dài:
- Cửa ải này khó quan, Từ Vị đổ dầu vào lửa, giờ thì trong ngoài triều dư luận xôn xao, khó mà áp được nữa. Một tên Vạn Luân phân lượng quá nhẹ, còn xa mới đủ.
- Vậy làm sao mới đủ? Thêm vào Vương Đình Tương đã đủ chưa?
- Bất kể là đủ hay không chúng ta đều không thể đụng vào hắn.
Trần Hoành lắc đầu:
- Ai chẳng biết hắn là chó của Từ các lão, đánh chó phải ngó mặt chủ.
- Cũng phải.
Long Khánh cười chua chát:
- Trẫm nghĩ thế nào không quan trọng, quan trọng là Từ các lão nghĩ thế nào.
Nói tới đó giọng rất bất thiện:
- Hôm đấy ngươi nghe rồi đó, trẫm hữa với đám sĩ tử, chúng reo hò, nhưng có ai tin trẫm? Phải Từ các lão ra nói mới được. Tiếng hô "vạn tuế" như sấm rền đó chẳng biết là hô ai vạn tuế.
Long Khánh ban đầu lên tường thành nghe "vạn tuế" còn rất hưng phấn, cảm thấy được nhiều người tung hô thật quá đã, cứ hồi tưởng hưởng thụ mãi, ai ngờ càng hồi tưởng càng phát hiện ra hoàng đế mình nói ngàn vạn lời, không có tác dụng bằng một lời của Từ các lão.
Nhận ra điều này làm Long Khánh cảm thấy mất mác, buồn bực mấy ngày liền. Dù sao chủ động nhường quyền lực ra là một chuyện, bị mất quyền là chuyện khác.
~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~
Trị phòng thủ phụ.
Từ Giai mỏi mệt dựa lưng vào ghế thái sư sau bàn lớn, ngồi đối diện là Chu Hành và Triệu Trinh Cát, một là thuộc hạ cũ của Từ Giai, một luôn giữ lễ học trò. Trong Từ đảng sức ảnh hưởng so với phái đầu cơ như Vương Đình Tương không thể so sánh.
Lúc này hai người đó sắc mặt nghiêm túc, chưa nói gì không khí đã nặng nề, dự đoán được nội dung đàm thoại tiếp theo sẽ chẳng hề thoải mái.
Thấy hai người bọn họ đều có cái vẻ " ngàn vạn lời muốn nói mà chẳng biết bắt đầu từ đâu." Từ Giai đành chậm rãi lên tiếng:
- Hôm nay hai vị đến đúng lúc lắm, lão phu vừa có một ít "Mật Vân Long", hai vị vớ bở rồi.
Mật Vân Long là cống trà chỉ được hoàng gia dùng thời Tống, tới triều Minh, sản lượng vẫn hữu hạn, chỉ cung cấp cho cung đình, đương nhiên Từ Giai kiếm được thứ này chẳng thành vấn đề.
Triệu Trinh Cát và Chu Hành dù ngồi vị trí cao lâu năm, nhưng đều là người thanh liêm giữ mình, lần đầu tiên được thấy Mật Vân Long trong tryền thuyết.
Hai người tuy chăm chú nhìn Từ Giai pha trà, bất giác sự nóng vội lo lắng trong lòng đã tan biến mất.
Trà pha xong, ba chén tra sứ trắng muốt mỗi chén có nửa nước trà xanh biếc, Từ Giai đưa tay ra mời, sau đó cầm chén đưa lên mũi khẽ hít.
Hai người còn lại cũng học theo y hệt, hít một hơi rồi nhấm ngụm nhỏ trong miệng mới chầm chậm nuốt vào, Chu Hành tán thưởng:
- Cực phẩm cống trà mấy trăm năm quả nhiên danh bất hư truyền.
Triệu Trinh Cát uống ngụm thứ hai, gật gù:
- Đúng là trà ngon, làm ta nhớ tới một câu, hương thơm thoang thoảng truyền thiên cổ, tu thân chịu mệnh tháng năm dài.
Từ Giai nghe ông ta đọc xong, trầm tư nói:
- Đúng là ý cảnh đạm bạc của trà đạo.
Triệu Trinh Cát ngoại hiệu "Triệu thật gấp", tính khí qua đó là thấy, giờ trà đã uống, lảm nhãm đã xong, nóng ruột nói:
- Người làm quan nếu giữ được tâm cảnh này thì không khiến xung quanh khói lửa ngút trời.
Từ Giai giờ mới ý thức được mình bị đặt bẫy, tâm tình hơi lắng xuống nhà uống trà, tức thì trở lên ác liệt, lạnh nhạt nói:
- Đó là lời của đám thư sinh, uống trà và làm quan là chuyện khác nhau. Trà có thể đạm bạc, nhưng làm quan không thể.
Vốn nói tới đây là đủ rồi, nhưng Từ Giai bụng đầy lửa giận không chỗ phát tiết, gặp đúng kẻ châm lửa, sao chịu dễ dàng bỏ qua:
- Ví dụ như Mạnh Tĩnh ông, năm xưa triều định lập tổng đốc thương trường, vốn chẳng liên quan tới ông, nhưng cha con Nghiêm Tung ngứa mắt với ông, kiếm người tấu ông đùn đẩy trách nhiệm, không tuân thượng lệnh. Khiến thánh thượng nỏi giận hạ chỉ cho ông về quê nhàn nhã 5 năm, ông nói đi, tư vị đó có đạm bạc được không?
*** Thương trường: Nói kho lương và vật tư của chính quyền xưa, đồng âm khác nghĩa nhé.
Lời Từ Giai làm Triệu Trinh Cát mặt lúc hồng lúc trắng, ông ta chưa bao giờ thấy bộ mặt khắc bạc cay độc của Từ Giai, cứ ngồi ngây ra đó, không biết phải nói gì.
Thấy mùi thuốc nổ quá đậm, Chu Hành vội giàn hòa:
- Thủ phụ hiểu lầm lời Đại Châu rồi, ông ấy nói đạm bạc là làm quan biết giữ mình, hay ăn rễ cây, vẫn ngọt như thường, đó là bổn phận nên có của sĩ thân. Còn liên quan tới đại sự triều chính đương nhiên là làm quan nói lời quan rồi..
Tới đó thở dài:
- Thủ phụ đừng nghĩ chúng tôi hai lòng. Ngài là quốc lão tổng lĩnh kỷ cương, lòng người ai cũng có cán cân, trừ kẻ tâm thuật bất chính ra, còn ai không ủng hộ ngài? Nói một cách không hề khoa trương, lòng ngài là lòng triều đình.
Nghe ông ta đẩy mình lên cao, nhưng vẻ mặt Từ Giai chẳng hề thả lỏng, đây chẳng qua là muốn chê phải khen trước mà thôi, liền mím môi nghe Chu Hành nói tiếp:
- Chính vì trong ngoài triều đều hướng vào, nên ngài ngàn vạn lần không thể thiên vị.
- Lão phu thiên vị thế nào?
Từ Giai hạ mí mắt xuống.
- Giờ đã là lúc nào rồi sư tướng còn giấu?
Triệu Trinh Cát thình lình nổ pháo:
- Ngài bảo vệ Trương Thái Nhác như thế, chẳng lẽ hắn là con đẻ ngài thật à?
Người ta thì gặp khó khăn vấp váp càng ngày càng mềm xuống, Triệu Trinh Cát càng ngày càng cứng hơn, càng gặp khó càng ngang, là người tới chết không chịu thua.
"Bốp" một tiếng, Từ Giai đặt mạnh chén trà lên bàn, nổi giận nói:
- Ông cũng được xưng bậc đại gia, sao lại học đám đàn bà chanh chua tung tin đồn thất thiệt.
Thấy sư tướng giận thật rồi, Triệu Trinh Cát đành cố kiềm chế, hậm hực nói:
- Sư tướng thứ tội, học sinh chẳng qua cũng vì quá lo, hiện bên ngoài làn sóng yêu cầu nghiêm trị đã ngập tới trời. Nếu ngài còn bao che, thế nào cũng rước họa lên người..
- Ài, cái tính khí của ông, sớm muộn gì cũng thua thiệt.
Từ Giai thở hắt ra, không thèm đôi co với ông ta nữa.
- Chỉ cần tốt cho sư tướng, dù học sinh có bị thua thiệt cũng có sao?
Vì thuyết phục Từ Giai, Triệu Trinh Cát cố nói những lời buồn nôn:
- Ngài là trụ cột của mọi người, ngàn vạn lần không thể có chút sơ xuất nào. Học sinh cũng cả đống tuổi rồi, chẳng sợ sư tướng nói học sinh xuyên tạc bậy bạ, nhưng cục diện hôm nay đều do tên tiểu tử Trương Cư Chính gây ra, nếu ngài còn một mực bảo vệ hắn, nói trắng ra chúng tôi là người không chấp nhận đầu tiên.
Vậy là chuyện trước giờ Từ Giai lo lắng nhất đã xuất hiện, trong Từ đảng, có người bất chấp ý nguyện của mình, yêu cầu vứt bỏ Trương Cư Chính, bản thân sự kiện này không đáng sợ, đáng sợ là tin tức tiết lộ đằng sau nó... Lòng người tản mác, sắp không nghe lời mình nữa.
So với mất đi Trương Cư Chính, Từ Giai càng sợ mất đi sự khống chế với vây cánh. Ông ta biết, nếu không thuyết phục được hai người này, người phía dưới sẽ tự ý hành động, thế lực khổng lồ do ông ta vất vả gây dựng lên sẽ tan tành, đó là điều ông ta không thể chấp nhận.
- Tấm lòng hai vị làm lão phu rất cảm động.
Cho nên Từ Giai đành kiên nhẫn nói:
- Nhưng không thể không nói, suy nghĩ của hai vị quá ấu trĩ.
Cả hai im lặng, đợi ông ta chỉ ra chỗ ấu trĩ.
- Vụ án này tới nay, nói phức tạp thì đúng là phức tạp, nhưng nói đơn giản, chẳng qua một câu nói là xong.
Từ Giai không vội vàng:
- Tra Vương Đình Tương sẽ tra tới Lý Xuân Phương, tra Lý Xuân Phương sẽ tra tới Trương Cư Chính... Nếu ngay Trương Cư Chính cũng bị tra ra lão phu còn mặt mũi nào đứng trên triều đường. Nói ra là sai lầm của lão phu, vốn cho rằng để Chuyết Ngôn chịu chút oan ức là chuyện này sẽ tan biến... Ai ngờ càng ngày càng dữ dội, tới mức không vãn hồi được.
Hôm đó vừa nghe Long Khánh lên Tả An môn, Từ Giai biết ngay mình tính toán sai rồi, vụ án này muốn che giấu cũng không được nữa.
Tới khi Từ Vị đọc văn tế, làm Từ Giai hoàn toàn rơi vào thế bị động, ai cũng cho rằng ông ta sắp phải bỏ cái nhỏ giữ cái lớn rồi.
Còn hai người Triệu Chu chuyến này tới là đại biểu cho Từ đảng từ trên xuống dưới, một là hỏi kế, hai là cầu Từ Giai lấy đại cục làm trọng, không nên thiên vị nữa.
Nghe Từ Giai nói ra nỗi khỗ trong lòng, Triệu Trinh Cát nghĩ "sớm biết có ngày này, khi xưa sao còn thế", thở dài:
- Khi đó học sinh nói, kẻ chết đã chết rồi, ngay cả học sinh cũng bỏ qua khúc mắc với hắn, sao sư tướng không bỏ qua được?
- Đây không phải vấn đề thù hay không thù.
Từ Giai lắc đầu:
- Trước kia lão phu tước binh quyền của hắn, lần này cũng là lão phu đồng ý bắt hắn vào kinh, sao có thể cho hắn cái thụy "trung", chẳng qua có kẻ cố ý làm lớn chuyện lên dù cho Hồ Tôn Hiến thụy "trung tương" thì kết quả cũng thế.
- Là kẻ nào?
Hai người Chu Triệu khẩn trương nhìn Từ Giai.
-....
Từ Giai im lặng, kỳ thực hôm đó được Trương Cư Chính nhắc nhở, ông ta ý thức được mình bị Thẩm Mặc cho vào bẫy rồi, đáng cười là trước đó ông ta cho rằng, Thẩm Mặc chủ động áp vụ án xuống là do không muốn xung đột với mình.
Đương nhiên tới giờ Từ Giai cũng không cho rằng mục tiêu của Thẩm Mặc là mình, vì thiên địa quân thân sư là không thể phản bội. Đại Minh tuy lớn, nhưng không có đất cho kẻ khi sư diệt tổ.
Trừ khi Thẩm Mặc muốn đồng quy vu tận, nếu không đừng hòng lật nhào được mình.
Còn động cơ thực sự, Từ Giai cho rằng, Thẩm Mặc muốn mình chính thức xác lập địa vị kế thừa thụ phủ cho y.
Sau khi suy đi xét lại, Từ Giai xác định không còn sai được nữa, liền rùng mình, thầm thở dài, đứa học sinh này, vừa cay vừa độc, đúng trò hơn thầy mất rồi.
Càng làm Từ Giai bất lực là Thẩm Mặc không hề dùng âm mưu thủ đoạn, tất cả phơi bày bên ngoài...
Ví như tạo thế cho Hồ Tôn Hiến bên ngoài, dùng thơ ca, sách, suốt ngày truyền bá trong dân gian sự tích của Hồ Tôn Hiến, thanh danh của hắn không vọt lên tận mây xanh mới lạ.
Người ta đã tốn công sức từ trước, giờ ung dung ngồi câu cá, thản nhiên xem phong vân biến đổi. Mình sao chẳng lọt bẫy, bị động mọi chuyện?
Uất nhất là biết y giở trò lại chẳng phản kích được, vì Thẩm Mặc chẳng để lại thóp cho mà nắm, ngược lại vất vả dựng lên hình tượng chịu mọi oan ức, làm người ta thương hại, giờ mà đả kích y thì thể nào cũng xảy ra chuyện.
Còn mình giờ bị đẩy lên đầu sóng ngọn gió, có chút sơ xảy gì là có thể thành đốm lửa thiêu cháy thảo nguyên. Thôi thì thêm một việc không bằng bớt một việc, cứ qua cửa ải này đã rồi hẵng nói.
Có thể nói Từ Giai xuất đạo cho tới nay, ô quy thần công chứ danh đương thế, coi chuyện nín nhịn như ăn cơm, chưa bao giờ phải ngậm đắng nuốt cay như lần này.
Chỉ có thể ngầm thề, đợi qua ải này, dù liều mình cũng phải cho tên nghiệt đồ vĩnh viễn không thể trở mình được.
Thấy trên mặt Từ Giai đầy sát khí, nhưng mãi không nói gì, Triệu Trinh Cát đành lên tiếng gọi.
Từ Giai bấy giờ mới tỉnh lại, thở dài:
- Thôi không nói tới y nữa.... Quay về chuyện chính, hiện giờ triều đình dân gian đều đang chú từng li từng tí, đâu dễ bỏ cái nhỏ giữ lấy cái lớn. Vương Đình Tương cũng được, Lý Xuân Phương cũng được, cho dù trước kia giữ bí mật cho chúng ta là vì "để lại núi xanh, không sợ thiếu củi đốt". Nhưng nếu bị lôi ra, không bị nhổ bọt mà chết thì phải tự treo cổ... Hoặc bảo vệ bọn họ, hoặc bọn họ sẽ kéo lão phu chết cùng, hiểu chưa?
Hai người Chu Triệu nhìn nhau, dù sao bọn họ là người ngoài cuộc, không dự liệu được chuyện nghiêm trọng tới mức đó. Từ Giai nói không sai, nếu hai người kia bị hạ, ông ta chỉ đành cuốn xéo về nhà.
- Vậy phải làm sao?
- Có hai cách.
Từ Giai cầm chén trà lên, đáng tiếc trà đã nguội đành bỏ xuống.
- Nhịn hoặc lùi, nhịn thì sóng yên biển lặng, lùi thì đất trời mênh mông. Yên tâm, ván cờ này vẫn nằm trong tay ta, cùng lắm ta lui vể, không chỉ vụ án này thế là xong, mà kẻ có mưu đồ khác bị chính cơn sóng mình gây nên làm chết sặc.
- Chưa tới bước đường cùng, ngàn vạn lần không thể làm thế.
Hai người kinh sợ bởi sự quyết liệt của Từ Giai:
- Đại Minh không thể thiếu thủ phủ, chúng tôi cũng không thể thiếu thủ phụ.
Từ Giai xua tay:
- Yên tâm, chưa tới lúc vạn bất đắc dĩ, ta sẽ không lùi đâu.
Mặc dù cả ngày đeo chữ "lùi" trên miệng, nhưng Từ Giai biết, triều đình khác dân gian, lui được là quá khó, quá mức khó.
Cho nên chỉ cần một chút khả năng, ông ta sẽ không lùi...
- Không lùi, vậy chỉ còn lại nhịn?
Chu Hành hỏi.
- Đúng, nhưng không cần nhịn lâu, còn tám ngày nữa là năm mới, chỉ cần nhịn qua tám ngày này là sóng yên biển lặng.
- Vì sao?
Chu Hành lại hỏi.
Trả lời là Triệu Trinh Cát, là lễ bộ thượng thư, đương nhiên ông ta mẫn cảm với chuyện này:
- Trước 15 tháng giêng, chủ nợ không đòi tiền, nha môn không mở cửa. Qua năm mới là thi hội, thời gian này sĩ tử ngoan ngoãn nhất, nói chuyện không dám lớn tiếng, sợ không lấy được thẻ dự thi.
- Đúng thế, chủ yếu là đám sĩ tử này, nhưng đối diện với chuyện cả đời, bọn chúng không dám làm bừa nữa.
Từ Giai gật đầu:
- Thi xong đợi công bố bảng, bọn chúng càng ngoan ngoãn. Chỉ cần qua được tháng cuối cùng này, sẽ lại trì hoãn một tháng nữa, rồi tới cuối cùng công bố bảng vàng, thời gian gần ba tháng, người dân mau quên, chẳng biết lúc ấy quan tâm tới chuyện mới mẻ gì khác rồi.
- Nói thế chỉ cần vượt qua được mấy ngày trước năm mới là xong?
Chu Hành trầm giọng nói:
- Điều này không khó, năm hết tết đến, triều đình vốn nhiều việc mà.
Triệu Trinh Cát thầm nghĩ:" Hay cho vô chiêu thắng hữu chiêu, không hổ là chưởng môn phái ô quy." Cười khan:
- Té ra hai ta lo lắng uổng công.
- Hai người lo là đúng.
Từ Giai thong thả nói:
- Những kẻ kia không phải là không xử lý, song đợi phong ba lắng xuống đã, giờ chỉ còn cách gắng gượng chống đỡ.
Nói rồi chăm chú nhìn hai người:
- Áo dùng cái mới, người dùng người cũ, thời khắc quan trọng vẫn phải dựa vào đám già cả các vị đấy.
Đối diện với nguy cơ chưa từng có, Từ Giai biết nói xuông là vô dụng, phải lấy ra chút thực lợi, vì vậy nói:
- Lão phu trước kia thiên vị đám thiếu niên, cho rằng Trường Giang sóng sau xô sóng trước, sự thực chứng minh đây là sai lầm... Triều đình vẫn phải dựa vào bậc trưởng giả mới ổn.
Rồi nói với Triệu Trinh Cát:
- Qua năm mới ta sẽ an bài ông nhập các, ông phải bắt đầu chuẩn bị đi.
Dù Triệu Trinh Cát đạm bạc danh lợi, nhưng chuyện nhập các vẫn có dụ hoặc cực lớn với ông ta. Có thể làm tới mức kiềm chế gật đầu, không nhảy cẫng lên là giỏi rồi.
Từ Giai lại quay sang Chu Hành:
- Đô sát viện không có ông không được, không có Vương Đình Tương ngáng chân nữa, ông phải gánh lấy trọng trách này.
Chu Hành chẳng hứng thú với đô sát viện, ông ta thích làm thủy lợi hơn, nhưng giờ là lúc nguy nan chẳng thể từ chối được, vì thế đành bình đạm tạ ơn.
Nhìn dáng vẻ thản nhiên của hai người, Từ Giai cảm thấy phát ngán, đó là nguyên nhân ông ta không thích dùng đám già cả này, giỏi đóng kịch, lại không chịu nghe lời.
Dặn dò xong, ông ta chẳng muốn nhìn mặt hai người nữa, liền tiễn khách:
- Rất nhiều người còn chưa an tâm, hai vị đừng ở đây canh ta nữa, đi chuyển cáo với bọn họ đi, không cần sợ, không được làm bừa, an tâm đợi qua năm mới là được.
Hai người gật đầu, đứng dậy cáo từ.
Đợi bọn họ vừa đi, Từ Giai liền như quả bóng xì hơi, ngồi sụp xuống ghế, mệt mỏi nói với lão bộc:
- Đỡ ta..
Thừa một chữ cũng không nói.
May là lão bộc đó hầu hạ Từ Giai nhiều năm, biết ý tứ của ông ta, đỡ ông ta nằm xuống ghế tựa, điều chỉnh tư thế thoải mái rồi đắp thảm lên.
Đổi sang tư thế ít tốt sức nhất, Từ Giai khàn giọng nói:
- Đúng là mệt.. Người ta tuổi này đều vui vầy với con cháu, an hưởng tuổi già, ngươi nói xem ta làm thế này vì cái gì?
Lão bộc thật thà nói:
- Vì hoàng thượng vì bách tính, vì Đại Minh chúng ta.
- Ha ha ha.
Từ Giai nghe thế cười mệt mỏi, giọng hàm hồ:
- Phải mà cũng chẳng phải...
Rồi chìm vào giấc ngủ.
Bình luận truyện