Quyến Luyến Phù Thành
Chương 6
Nhiếp Tái Trầm khó khăn mở đường trong vòng vây ba tầng trong ba tầng ngoài của người dân huyện Cổ Thành. Một vị quản sự khác của Bạch gia là lão Từ đã dẫn theo người canh giữ ở đầu phố từ rất sớm, từ xa thấy một chiếc xe tây dương sáng bóng dưới ánh mặt trời đang chạy tới phía bên này thì biết là tiểu thư đã trở về, bèn vội vàng chạy ra để dẫn đường.
Tới Bạch gia rồi, Nhiếp Tái Trầm đỗ xe ở trước cổng lớn, đi xuống, vòng qua, mở cửa sau xe.
– Bạch tiểu thư, mời xuống xe. – Anh cung kính nói.
Bạch Cẩm Tú vừa rồi đã lấy hết quà trong rương chuẩn bị cho người nhà ra, sau khi đã khóa lại cẩn thận, dặn dò người ta đưa rương hành lý đến phòng mình, không cho ai động vào, sau đó đứng dậy, mặt lạnh tanh đi qua trước mặt Nhiếp Tái Trầm đang đứng ở cửa xe. Giày cao gót dẫm lên mặt đá xanh cổ kính, phát ra tiếng bước chân thanh thúy.
Nhiếp Tái Trầm nhìn bóng dáng vào cổng lớn được hạ nhân Bạch gia vây quanh đi đằng trước kia, ngoảnh mặt qua, tìm vị trí thích hợp để đỗ xe.
Bạch Cẩm Tú đi vào cổng lớn đã thấy chị dâu Trương Uyển Diễm tươi cười cầm tay đứa cháu A Tuyên từ nhà chính đi ra đón mình. Cô cũng mỉm cười, bước chân nhanh hơn, lên đón.
– Chị dâu, trông chị còn gầy hơn trước đấy ạ. A Tuyên lớn quá!
Trương Uyển Diễm quan sát Bạch Cẩm Tú một lượt, cười rất tươi tắn, sau đó thân mật cầm tay cô:
– Ôi, đi nước ngoài có khác, trang điểm ăn mặc đẹp quá, xinh như một đóa hoa! Chị cũng suýt không nhận ra đấy. Trở về là tốt rồi, mau vào đi! A Tuyên năm nay cũng tám tuổi rồi, vừa mới đi học, lúc đầu còn không học thuộc được bài ấy. Chị vừa đến đây để thu xếp mừng thọ cho lão gia, thằng bé mấy hôm trước cũng vừa đến. A Tuyên, mau chào cô đi con.
Lúc Bạch Cẩm Tú đi du học, đứa cháu này mới bốn tuổi, ba bốn năm rồi, cậu nhóc này tuy vẫn thường xem ảnh của cô nhưng không dám khẳng định, từ lúc Bạch Cẩm Tú đi vào thì cứ nghiêng đầu nhìn cô chăm chú.
Bạch Cẩm Tú rất yêu quý đứa cháu này, mỉm cười, lấy một bộ đồ chơi sĩ quan ngoại quốc đưa cho cậu bé.
Hàng đồ chơi sĩ quan ngoại quốc được xếp từ lớn đến nhỏ, từ tướng quân đến tiểu binh, người nào cũng oai vệ hiên ngang, chân tay còn có thể chuyển động được.
Cậu bé mập mạp ôm chặt lấy món quà, nói to:
– Cháu cám cô.
– Ngoan lắm!
Bạch Cẩm Tú mỉm cười, tiện tay nghịch nghịch bím tóc sáu gáy cậu nhóc. Cậu nhóc đã tìm được chút cảm giác thân thiết với cô mình, chu cái miệng lên tố cáo:
– Cô ơi, cháu không muốn để đâu, cháu muốn cắt đi. Mẹ cháu cứ mắng cháu í!
– Con im miệng cho mẹ! Nói năng lung tung, để ông nội con nghe thấy mẹ xử lý đấy.
Trương Uyển Diễm mặt nghiêm lại, đe cậu con trai.
Cậu nhóc mếu máo.
Bạch Cẩm Tú vội dỗ vài câu, bảo cậu bé đi chơi đồ chơi. Cậu bé giờ mới phấn khởi lên, ôm món đồ chơi chạy ra ngoài.
Bạch Cẩm Tú cũng tặng quà cho Trương Uyển Diễm, sau đó hỏi một câu mà từ lúc vào cửa vẫn luôn nghẹn ở trong lòng:
– Chị dâu, cha em đâu ạ?
– Trong thư phòng.
Bạch Cẩm Tú định đi, lại bị Trương Uyển Diễm kéo lại, thì thầm:
– Lão gia đang tức giận, từ lúc sáng sớm vào thư phòng là chưa thấy ra rồi. Em cẩn thận nhé.
Bạch Cẩm Tú gật gật đầu, cầm món quà đã chuẩn bị sẵn, đi về hướng thư phòng.
Cô tới cửa, đứng trước cánh cửa đóng chặt, thầm hít sâu một hơi, điều chỉnh lại tâm trạng cho bớt căng thẳng, gõ cửa. Dựng tai lên nghe, không phản ứng. Lại gõ tiếp hai cái, nói:
– Cha ơi, là con đây! Tú Tú đã về rồi ạ!
Trong phòng vẫn không có động tĩnh gì.
Cô nín thở, chậm rãi đẩy cửa he hé ra, từ khe hở nhỏ lén nhìn vào trong, thấy cha mình mặt ngoảnh về phía cửa sổ hướng nam, đứng trước án thư to rộng, lưng quay về phía cửa, đang múa bút vẩy mực, như hết sức chuyên tâm không hề nghe thấy tiếng gõ cửa.
Bạch Cẩm Tú tháo giày cao gót, đi chân không, nhón chân, nhẹ nhàng đi tới sau lưng ông cụ, thấy ông đang viết Mãn Giang Hồng Từ của Nhạc Phi, thế là “Oa” một tiếng, thò ra từ sau lưng ông:
– Cha ơi, mấy năm không gặp, cha viết thư pháp càng ngày càng vững ạ! Nhìn chữ này, bút tẩu long xà! Nhập mộc tam phân! Nhan gân liễu cốt! Thiết Thiết họa ngân câu! Tiền vô cổ nhân! Hậu vô lai giả!
Một hồi nịnh bợ, ông cụ phớt hờ, vẫn chăm chú viết chữ.
Mực bút sắp hết, Bạch Thành Sơn đề bút định chấm mực, Bạch Cẩm Tú nhanh chân nâng nghiên mực đặt ở góc bàn lên, đưa đến tầm tay của cha, nở nụ cười ngọt ngào:
– Cha ơi, mực đây ạ!
Bạch Thành Sơn bút khựng giữa chừng, lạnh nhạt liếc cô con gái một cái:
– Con cũng biết là mấy năm đấy nhỉ?
Bảo không chột dạ là sai hoàn toàn. Bạch Cẩm Tú cắn cắn môi, thẽ thọt:
– Cha ơi cha đừng giận, thực ra con lúc nào cũng nhớ cha lắm…
Bạch Thành Sơn hừ mũi, buông bút xuống “cạch” một cái, thuận tay cầm lên hai quả nắm hình tròn bằng gỗ tử đàn bị ma sát đến bóng loáng, xoay người ngồi vào ghế thái sư, xoay tròn trong tay.
Xem ra cha giận thật rồi. Mình dỗ dành nịnh nọt như thế, nhưng cha lại chẳng dao động chút nào.
Bạch Cẩm Tú vội lấy món quà để trong một cái hộp hẹp dài ra, dâng lên, lấy lòng nói:
– Cha ơi, cha thích câu cá nhất mà đúng không. Đây là món quà mà con gái dùng tiền lương tháng đầu tiên mời thợ thủ công giỏi làm tặng cha đó ạ, có thể thu gọn lại đến hai thước, cha mang đi đâu cũng rất tiện. Vị thợ già kia nói, dù là cá 50 cân cần câu này cũng chịu được. Có báu vật gì mà cha chưa từng thấy, con biết cái này chưa chắc lọt vào mắt cha đâu, nhưng đó là tấm lòng của con. Con vẫn cất cẩn thận, chỉ mong sớm trở về để tặng cho cha thôi. Cha thấy có được không, con sẽ không đi đâu nữa hết, ngày nào cũng theo cha đi câu cá, cha con ta sẽ câu sạch cá của cả huyện thành này luôn, không cho ai giành cá với cha hết!
Bạch Thành Sơn nhắm mắt lại, quả cầu tử đàn vẫn xoay nhanh trong lòng bàn tay.
Bạch Cẩm Tú buông cần câu xuống, lại chuyển tới sau lưng ông cụ, bắt đầu đấm vai cho ông.
– Cha ơi, thế để con đấm vai cho cha nhé!
Bạch Cẩm Tú ban đầu còn ra sức lấy lòng, dùng sức đấm bóp, nom cha mình vẫn không thèm nhìn mình thì tốc độ tay dần dà chậm lại, nói nhỏ:
– Cha ơi, cha như này, con khóc đây…
Đây là đòn sát thủ từ nhỏ đến lớn của cô.
Chỉ cần cô khóc là không có chuyện gì cha cô đều không gật đầu cả. Một lần không được, vậy thì hai lần.
Bạch Thành Sơn vẫn không phản ứng, như ngồi ngủ rồi.
– Cha ơi, con khóc thật đấy…
Bạch Cẩm Tú mếu máo, ngồi thụp xuống, bưng mặt, bắt đầu nức nở.
Lẽ ra là khóc giả bộ, thế nào mà chợt trong lòng thấy chua xót, không biết tại sao nước mắt lại rơi xuống.
Con gái là máu thịt của Bạch Thành Sơn, đi một cái là liền mấy năm, chỉ có thể thông qua ảnh chụp để xem sự thay đổi của con gái. Lần này rốt cuộc đã chịu về, vui còn không kịp ấy, chút tức giận kia khi nhìn thấy nụ cười ngọt ngào của con gái với mình thì đã tan thành mây khói rồi.
Con gái khóc thật hay giả vờ khóc làm sao qua được đôi mắt của ông. Thế mà thấy cô khóc là khóc, tức thì hoảng hồn, nào còn tiếp tục bày ra dáng vẻ uy nghiêm của người cha già được nữa, ngủ cũng không ngủ được, cầu cũng chẳng xoay được, nâng con gái lên, vừa lau nước mắt cho con gái vừa dỗ:
– Được rồi được rồi, cha không giận nữa. Đừng khóc nữa!
Bạch Cẩm Tú sụt sịt:
– Thật không ạ?
– Không giận không giận!
Bạch Cẩm Tú nín khóc mỉm cười, lau nước mắt.
Bạch Thành Sơn đánh giá con gái cưng. Con gái đã trưởng thành rồi, lại để tóc xoăn, mặc âu phục, còn đi chân không nữa.
Lại không nén được mà thở dài.
Con gái cưng này của ông rốt cuộc đến bao giờ mới khiến ông thật sự hết lo đây.
Bạch Cẩm Tú lè lưỡi, chạy như bay đi giày cao gót vào.
Bạch Thành Sơn đã ngồi trở lại ghế bành, mặt sầm xuống:
– Không giận cũng được, nhưng quy củ vẫn phải có, không thể ra nước ngoài thì cái gì cũng quên hết được. Về nhà rồi, không được ăn mặc trang điểm như này nữa, tóc cũng làm lại đi, thay trang phục đứng đắn vào. Con gái phải cho ra con gái chứ!
Bạch Thành Sơn dạy dỗ một hồi, Bạch Cẩm Tú cúi gằm xuống.
– Cha nghe nói, còn có một số cô gái tân phái cũng học đòi người tây dương hút thuốc…
– Con không đâu, tuyệt đối không ạ!
Không đợi ông cụ nói xong, Bạch Cẩm Tú đã mở to đôi mắt phủ nhận tức thì.
Bạch Thành Sơn ờ một tiếng:
– Thế thì tốt.
Thần sắc ông ôn hòa, giọng cũng dịu đi nhiều, nhìn đứa con gái ngoan của mình.
– Tú Tú, đi đường mệt mỏi lắm phải không? Đi nghỉ trước đi rồi lát ăn cơm tối. Mấy năm nay ở bên ngoài chắc ăn uống không nên hồn đúng không? Để cha bảo đầu bếp làm những món ăn mà con thích nhất.
– Tốt quá. Cha tốt với con ghê! Cha biết không, con ở bên ngoài, ngày nào cũng thèm món ăn ở nhà!
Trở về gặp mặt rồi mới biết, người cha già không gì không làm được trong cảm nhận của cô mấy năm nay tóc bạc cũng đã nhiều lên.
Cha đã già thật rồi!
Bạch Cẩm Tú đè nén cảm giác áy náy đang trào dâng trong lòng xuống, ngọt ngào nịnh ông cụ.
Cô định nhân lúc này nhắc đến chuyện nhà cậu, nhưng lời đến bên miệng lại không đành lòng.
Cũng không phải là quá gấp, vừa về, thôi cứ nhẫn nại đã, chờ thêm hai ngày nữa có cơ hội thích hợp thì nói sau vậy.
……
Bạch Thành Sơn mỉm cười nhìn bóng dáng con gái đi ra, trong mắt tràn ngập niềm yêu thương.
Đợi con gái đi hẳn rồi, ông nghĩ một chút, gọi con dâu tới.
Trương Uyển Diễm vào thư phòng, cười hỏi:
– Cha, cha gọi con có chuyện gì ạ?
– Người trẻ tuổi đưa Tú Tú về đâu rồi?
Trương Uyển Diễm ngây người.
Vừa rồi chỉ mải tiếp em chồng, với lại có một quản sự tìm cô hỏi chuyện mừng thọ của cha chồng, nên quên mất lo chuyện này.
– Được lão Từ đưa đi nghỉ rồi ạ…
Chị ta cũng không chắc chắn, nhưng cha chồng hỏi vậy, vì thế đáp bừa.
– Ở đâu?
Trương Uyển Diễm ngập ngừng:
– …Ở cùng lão Từ ạ…
– Con không cho người tiếp đãi đàng hoàng phải không?
Bạch Thành Sơn bắt đầu không hài lòng chau mày lại.
– Đừng nói đó là Tân Quân quan tạm thời tới giúp chúng ta thôi, dù là tài xế thật, người ta đón người nhà mình đi một chặng đường dài đến đây, thời tiết lại nóng như này, cậu ta lại chẳng có thân thích gì, con cũng nên cho người tiếp đãi chu đáo chứ.
Trương Uyển Diễm biết người đưa cô út trở về là chồng mình mượn từ Tân Quân Quảng Châu phủ, nhưng bởi vì đối phương cũng không phải là nhân vật lớn gì, nên không để tâm đến, bởi thế mà bỏ qua luôn.
Chị ta mặt đỏ lên, vội giải thích:
– Vừa rồi con bận quá, chỉ lo đón Tú Tú, sau lại có việc, rồi cứ bận rộn ở bếp xem món ăn thế nào, sau đó cha lại cho gọi con, nên con chưa kịp đi sắp xếp. Là lỗi của con, con đi bố trí luôn đây ạ.
Chị ta quay người định đi thì bị Bạch Thành Sơn gọi lại.
– Đừng vội, đi mời cậu ta đến đây, cha có chút việc.
Trương Uyển Diễm vâng dạ, vội vàng ra ngoài tìm người.
……
Bạch Cẩm Tú nịnh cha mình hết giận xong thì trở về phòng.
Cổ Thành quá xa xôi, dân phong bảo thủ, điều kiện sinh hoạt lại vô cùng nguyên thủy. Khi có ký ức phần lớn thời gian cô đều ở trong thành Quảng Châu, nên đối với tòa nhà họ Bach nhiều đời sống ở Cổ Thành thực ra cũng không có tình cảm quá sâu sắc.
Tuy cha thuận theo tình thế, trở thành một nhà tư bản công nghiệp lớn kiểu mới, nhưng trong xương cốt thực ra vẫn vô cùng bảo thủ. Dinh thự Quảng Châu tuy rằng được thiết lập trang thiết bị tiện lợi tiên tiến nhất, có đèn điện có điện thoại, nhưng ở nơi đây, cha đã trở về hơn một năm, mọi thứ vẫn giữ dáng vẻ nguyên bản, buổi tối chỉ có thể châm nến với đèn dầu.
Bạch Cẩm Tú nhìn khuê phòng của mình, đuổi nha hoàn muốn giúp cô dọn dẹp đồ đạc đi ra ngoài, tự tay sắp xếp đồ của mình xong, cuối cùng lấy cây kẹp vẽ ra, lật tới bức vẽ kia thì ngồi thần ra.
Cô đương nhiên không thể làm cái chuyện móc mắt người ta ra, nhưng chuyện xảy ra ngoài ý muốn như vậy, cô không cho phép đối phơơng tiếp tục xuất hiện trong cuộc sống của cô một giây một phút nào nữa.
Anh ta cần phải ngay lập tức biến mất khỏi tầm mắt của cô.
Quyết định này, vào một khắc ổn định tinh thần khi cô đuổi theo bắt được bức vẽ, quay trở lại trong xe đã quyết định rồi.
Cô không hề do dự, cất bức vẽ xong, đứng lên.
…..
Nhiếp Tái Trầm đỗ xe xong, tất cả hạ nhân Bạch gia đều đã đi theo Bạch tiểu thư đi vào rồi, chỉ còn lại một người gác cổng.
Người gác cổng thái độ cũng khá tốt, gọi quản sự đưa anh đi nghỉ, anh xách theo hành lý gọn nhẹ của mình, đi theo đến hậu sương.
Đây là một phòng trống trải, là nơi ở dành cho hạ nhân Bạch gia. Người gác cổng mở mọ cánh cửa cho anh, hướng dẫn mấy việc như ăn cơm tắm rửa, rồi vội vàng đi luôn.
Phòng nhỏ, nhưng khá sạch sẽ.
Nhiếp Tái Trầm không quá cầu kỳ trong chuyện ăn ở, ban đêm không có chỗ ngủ, ăn ngủ màn trời chiếu đất với anh mà nói là chuyện thường ngày ở huyện.
Anh sắp xếp đồ đạc xong xuôi, quan sát hoàn cảnh bốn phía để cho quen, cảm thấy có hơi khát nước, nhưng biết tiểu thư Bạch gia vừa về nhà, cả nhà trên dưới ắt đều đang bận rộn, cũng không muốn quấy rầy, vừa hay ngay bên cạnh có một cái giếng nước, vì thế tới miệng giếng, đánh một thùng nước giếng lên, khom lưng rửa mặt, lại rửa tay, vốc một vốc nước, cúi đầu đang định uống thì bỗng thấy trên mặt đất trước miệng giếng có một tà váy.
Anh theo tà váy ngẩng lên, thấy tiểu thư Bạch gia đứng ngay trước mặt, từ trên cao nhìn xuống, đôi mắt đen lúng liếng đang nhìn mình thì ngẩn ra, thả nước, chậm rãi đứng thẳng lên.
Bạch Cẩm Tú đã đã chuẩn bị tiền đầy đủ, đang chuẩn bị ném cho anh rồi đuổi người đi thì chợt nghe có tiếng bước chân gấp gáp vang lên, quay đầu lại, từ xa đã thấy chị dâu Trương Uyển Diễm cùng với lão Từ quản sự đang gấp gáp đi về bên này, không muốn chị ấy phát hiện mình cũng ở đây, bèn vội vàng cất túi tiền kia đi, nói nhỏ một câu:
– Không được nói tôi tới đây.
Rồi chạy đến góc tường ở chỗ rẽ.
Nhiếp Tái Trầm nhìn cô chợt đến, lại chợt biến mất thì vô cùng khó hiểu.
– Cậu Nhiếp! Cậu ở đây à!
Trương Uyển Diễm vội vàng tới, nụ cười nhiệt tình treo trên mặt.
– Tại tôi, vừa rồi bận quá tiếp đãi không chu toàn, mong cậu bỏ quá cho.
Nhiếp Tái Trầm nhìn bốn phía, cười nói:
– Thiếu phu nhân khách sáo, rất chu đáo rồi.
Hạ nhân Bạch gia theo chủ, chú trọng quy củ, đặc biệt là Bạch Thành Sơn thì càng chú ý cái này, cho nên vừa rồi tuy rằng Trương Uyển Diễm không dặn dò gì, nhưng lão Từ quản sự cũng tự căn dặn người gác cổng đón người vào. Lúc này đứng bên cạnh, cười nói:
– Cậu Nhiếp, lão gia nhà tôi cho mời, làm phiền cậu đi theo tôi.
Hết chương 6
Tới Bạch gia rồi, Nhiếp Tái Trầm đỗ xe ở trước cổng lớn, đi xuống, vòng qua, mở cửa sau xe.
– Bạch tiểu thư, mời xuống xe. – Anh cung kính nói.
Bạch Cẩm Tú vừa rồi đã lấy hết quà trong rương chuẩn bị cho người nhà ra, sau khi đã khóa lại cẩn thận, dặn dò người ta đưa rương hành lý đến phòng mình, không cho ai động vào, sau đó đứng dậy, mặt lạnh tanh đi qua trước mặt Nhiếp Tái Trầm đang đứng ở cửa xe. Giày cao gót dẫm lên mặt đá xanh cổ kính, phát ra tiếng bước chân thanh thúy.
Nhiếp Tái Trầm nhìn bóng dáng vào cổng lớn được hạ nhân Bạch gia vây quanh đi đằng trước kia, ngoảnh mặt qua, tìm vị trí thích hợp để đỗ xe.
Bạch Cẩm Tú đi vào cổng lớn đã thấy chị dâu Trương Uyển Diễm tươi cười cầm tay đứa cháu A Tuyên từ nhà chính đi ra đón mình. Cô cũng mỉm cười, bước chân nhanh hơn, lên đón.
– Chị dâu, trông chị còn gầy hơn trước đấy ạ. A Tuyên lớn quá!
Trương Uyển Diễm quan sát Bạch Cẩm Tú một lượt, cười rất tươi tắn, sau đó thân mật cầm tay cô:
– Ôi, đi nước ngoài có khác, trang điểm ăn mặc đẹp quá, xinh như một đóa hoa! Chị cũng suýt không nhận ra đấy. Trở về là tốt rồi, mau vào đi! A Tuyên năm nay cũng tám tuổi rồi, vừa mới đi học, lúc đầu còn không học thuộc được bài ấy. Chị vừa đến đây để thu xếp mừng thọ cho lão gia, thằng bé mấy hôm trước cũng vừa đến. A Tuyên, mau chào cô đi con.
Lúc Bạch Cẩm Tú đi du học, đứa cháu này mới bốn tuổi, ba bốn năm rồi, cậu nhóc này tuy vẫn thường xem ảnh của cô nhưng không dám khẳng định, từ lúc Bạch Cẩm Tú đi vào thì cứ nghiêng đầu nhìn cô chăm chú.
Bạch Cẩm Tú rất yêu quý đứa cháu này, mỉm cười, lấy một bộ đồ chơi sĩ quan ngoại quốc đưa cho cậu bé.
Hàng đồ chơi sĩ quan ngoại quốc được xếp từ lớn đến nhỏ, từ tướng quân đến tiểu binh, người nào cũng oai vệ hiên ngang, chân tay còn có thể chuyển động được.
Cậu bé mập mạp ôm chặt lấy món quà, nói to:
– Cháu cám cô.
– Ngoan lắm!
Bạch Cẩm Tú mỉm cười, tiện tay nghịch nghịch bím tóc sáu gáy cậu nhóc. Cậu nhóc đã tìm được chút cảm giác thân thiết với cô mình, chu cái miệng lên tố cáo:
– Cô ơi, cháu không muốn để đâu, cháu muốn cắt đi. Mẹ cháu cứ mắng cháu í!
– Con im miệng cho mẹ! Nói năng lung tung, để ông nội con nghe thấy mẹ xử lý đấy.
Trương Uyển Diễm mặt nghiêm lại, đe cậu con trai.
Cậu nhóc mếu máo.
Bạch Cẩm Tú vội dỗ vài câu, bảo cậu bé đi chơi đồ chơi. Cậu bé giờ mới phấn khởi lên, ôm món đồ chơi chạy ra ngoài.
Bạch Cẩm Tú cũng tặng quà cho Trương Uyển Diễm, sau đó hỏi một câu mà từ lúc vào cửa vẫn luôn nghẹn ở trong lòng:
– Chị dâu, cha em đâu ạ?
– Trong thư phòng.
Bạch Cẩm Tú định đi, lại bị Trương Uyển Diễm kéo lại, thì thầm:
– Lão gia đang tức giận, từ lúc sáng sớm vào thư phòng là chưa thấy ra rồi. Em cẩn thận nhé.
Bạch Cẩm Tú gật gật đầu, cầm món quà đã chuẩn bị sẵn, đi về hướng thư phòng.
Cô tới cửa, đứng trước cánh cửa đóng chặt, thầm hít sâu một hơi, điều chỉnh lại tâm trạng cho bớt căng thẳng, gõ cửa. Dựng tai lên nghe, không phản ứng. Lại gõ tiếp hai cái, nói:
– Cha ơi, là con đây! Tú Tú đã về rồi ạ!
Trong phòng vẫn không có động tĩnh gì.
Cô nín thở, chậm rãi đẩy cửa he hé ra, từ khe hở nhỏ lén nhìn vào trong, thấy cha mình mặt ngoảnh về phía cửa sổ hướng nam, đứng trước án thư to rộng, lưng quay về phía cửa, đang múa bút vẩy mực, như hết sức chuyên tâm không hề nghe thấy tiếng gõ cửa.
Bạch Cẩm Tú tháo giày cao gót, đi chân không, nhón chân, nhẹ nhàng đi tới sau lưng ông cụ, thấy ông đang viết Mãn Giang Hồng Từ của Nhạc Phi, thế là “Oa” một tiếng, thò ra từ sau lưng ông:
– Cha ơi, mấy năm không gặp, cha viết thư pháp càng ngày càng vững ạ! Nhìn chữ này, bút tẩu long xà! Nhập mộc tam phân! Nhan gân liễu cốt! Thiết Thiết họa ngân câu! Tiền vô cổ nhân! Hậu vô lai giả!
Một hồi nịnh bợ, ông cụ phớt hờ, vẫn chăm chú viết chữ.
Mực bút sắp hết, Bạch Thành Sơn đề bút định chấm mực, Bạch Cẩm Tú nhanh chân nâng nghiên mực đặt ở góc bàn lên, đưa đến tầm tay của cha, nở nụ cười ngọt ngào:
– Cha ơi, mực đây ạ!
Bạch Thành Sơn bút khựng giữa chừng, lạnh nhạt liếc cô con gái một cái:
– Con cũng biết là mấy năm đấy nhỉ?
Bảo không chột dạ là sai hoàn toàn. Bạch Cẩm Tú cắn cắn môi, thẽ thọt:
– Cha ơi cha đừng giận, thực ra con lúc nào cũng nhớ cha lắm…
Bạch Thành Sơn hừ mũi, buông bút xuống “cạch” một cái, thuận tay cầm lên hai quả nắm hình tròn bằng gỗ tử đàn bị ma sát đến bóng loáng, xoay người ngồi vào ghế thái sư, xoay tròn trong tay.
Xem ra cha giận thật rồi. Mình dỗ dành nịnh nọt như thế, nhưng cha lại chẳng dao động chút nào.
Bạch Cẩm Tú vội lấy món quà để trong một cái hộp hẹp dài ra, dâng lên, lấy lòng nói:
– Cha ơi, cha thích câu cá nhất mà đúng không. Đây là món quà mà con gái dùng tiền lương tháng đầu tiên mời thợ thủ công giỏi làm tặng cha đó ạ, có thể thu gọn lại đến hai thước, cha mang đi đâu cũng rất tiện. Vị thợ già kia nói, dù là cá 50 cân cần câu này cũng chịu được. Có báu vật gì mà cha chưa từng thấy, con biết cái này chưa chắc lọt vào mắt cha đâu, nhưng đó là tấm lòng của con. Con vẫn cất cẩn thận, chỉ mong sớm trở về để tặng cho cha thôi. Cha thấy có được không, con sẽ không đi đâu nữa hết, ngày nào cũng theo cha đi câu cá, cha con ta sẽ câu sạch cá của cả huyện thành này luôn, không cho ai giành cá với cha hết!
Bạch Thành Sơn nhắm mắt lại, quả cầu tử đàn vẫn xoay nhanh trong lòng bàn tay.
Bạch Cẩm Tú buông cần câu xuống, lại chuyển tới sau lưng ông cụ, bắt đầu đấm vai cho ông.
– Cha ơi, thế để con đấm vai cho cha nhé!
Bạch Cẩm Tú ban đầu còn ra sức lấy lòng, dùng sức đấm bóp, nom cha mình vẫn không thèm nhìn mình thì tốc độ tay dần dà chậm lại, nói nhỏ:
– Cha ơi, cha như này, con khóc đây…
Đây là đòn sát thủ từ nhỏ đến lớn của cô.
Chỉ cần cô khóc là không có chuyện gì cha cô đều không gật đầu cả. Một lần không được, vậy thì hai lần.
Bạch Thành Sơn vẫn không phản ứng, như ngồi ngủ rồi.
– Cha ơi, con khóc thật đấy…
Bạch Cẩm Tú mếu máo, ngồi thụp xuống, bưng mặt, bắt đầu nức nở.
Lẽ ra là khóc giả bộ, thế nào mà chợt trong lòng thấy chua xót, không biết tại sao nước mắt lại rơi xuống.
Con gái là máu thịt của Bạch Thành Sơn, đi một cái là liền mấy năm, chỉ có thể thông qua ảnh chụp để xem sự thay đổi của con gái. Lần này rốt cuộc đã chịu về, vui còn không kịp ấy, chút tức giận kia khi nhìn thấy nụ cười ngọt ngào của con gái với mình thì đã tan thành mây khói rồi.
Con gái khóc thật hay giả vờ khóc làm sao qua được đôi mắt của ông. Thế mà thấy cô khóc là khóc, tức thì hoảng hồn, nào còn tiếp tục bày ra dáng vẻ uy nghiêm của người cha già được nữa, ngủ cũng không ngủ được, cầu cũng chẳng xoay được, nâng con gái lên, vừa lau nước mắt cho con gái vừa dỗ:
– Được rồi được rồi, cha không giận nữa. Đừng khóc nữa!
Bạch Cẩm Tú sụt sịt:
– Thật không ạ?
– Không giận không giận!
Bạch Cẩm Tú nín khóc mỉm cười, lau nước mắt.
Bạch Thành Sơn đánh giá con gái cưng. Con gái đã trưởng thành rồi, lại để tóc xoăn, mặc âu phục, còn đi chân không nữa.
Lại không nén được mà thở dài.
Con gái cưng này của ông rốt cuộc đến bao giờ mới khiến ông thật sự hết lo đây.
Bạch Cẩm Tú lè lưỡi, chạy như bay đi giày cao gót vào.
Bạch Thành Sơn đã ngồi trở lại ghế bành, mặt sầm xuống:
– Không giận cũng được, nhưng quy củ vẫn phải có, không thể ra nước ngoài thì cái gì cũng quên hết được. Về nhà rồi, không được ăn mặc trang điểm như này nữa, tóc cũng làm lại đi, thay trang phục đứng đắn vào. Con gái phải cho ra con gái chứ!
Bạch Thành Sơn dạy dỗ một hồi, Bạch Cẩm Tú cúi gằm xuống.
– Cha nghe nói, còn có một số cô gái tân phái cũng học đòi người tây dương hút thuốc…
– Con không đâu, tuyệt đối không ạ!
Không đợi ông cụ nói xong, Bạch Cẩm Tú đã mở to đôi mắt phủ nhận tức thì.
Bạch Thành Sơn ờ một tiếng:
– Thế thì tốt.
Thần sắc ông ôn hòa, giọng cũng dịu đi nhiều, nhìn đứa con gái ngoan của mình.
– Tú Tú, đi đường mệt mỏi lắm phải không? Đi nghỉ trước đi rồi lát ăn cơm tối. Mấy năm nay ở bên ngoài chắc ăn uống không nên hồn đúng không? Để cha bảo đầu bếp làm những món ăn mà con thích nhất.
– Tốt quá. Cha tốt với con ghê! Cha biết không, con ở bên ngoài, ngày nào cũng thèm món ăn ở nhà!
Trở về gặp mặt rồi mới biết, người cha già không gì không làm được trong cảm nhận của cô mấy năm nay tóc bạc cũng đã nhiều lên.
Cha đã già thật rồi!
Bạch Cẩm Tú đè nén cảm giác áy náy đang trào dâng trong lòng xuống, ngọt ngào nịnh ông cụ.
Cô định nhân lúc này nhắc đến chuyện nhà cậu, nhưng lời đến bên miệng lại không đành lòng.
Cũng không phải là quá gấp, vừa về, thôi cứ nhẫn nại đã, chờ thêm hai ngày nữa có cơ hội thích hợp thì nói sau vậy.
……
Bạch Thành Sơn mỉm cười nhìn bóng dáng con gái đi ra, trong mắt tràn ngập niềm yêu thương.
Đợi con gái đi hẳn rồi, ông nghĩ một chút, gọi con dâu tới.
Trương Uyển Diễm vào thư phòng, cười hỏi:
– Cha, cha gọi con có chuyện gì ạ?
– Người trẻ tuổi đưa Tú Tú về đâu rồi?
Trương Uyển Diễm ngây người.
Vừa rồi chỉ mải tiếp em chồng, với lại có một quản sự tìm cô hỏi chuyện mừng thọ của cha chồng, nên quên mất lo chuyện này.
– Được lão Từ đưa đi nghỉ rồi ạ…
Chị ta cũng không chắc chắn, nhưng cha chồng hỏi vậy, vì thế đáp bừa.
– Ở đâu?
Trương Uyển Diễm ngập ngừng:
– …Ở cùng lão Từ ạ…
– Con không cho người tiếp đãi đàng hoàng phải không?
Bạch Thành Sơn bắt đầu không hài lòng chau mày lại.
– Đừng nói đó là Tân Quân quan tạm thời tới giúp chúng ta thôi, dù là tài xế thật, người ta đón người nhà mình đi một chặng đường dài đến đây, thời tiết lại nóng như này, cậu ta lại chẳng có thân thích gì, con cũng nên cho người tiếp đãi chu đáo chứ.
Trương Uyển Diễm biết người đưa cô út trở về là chồng mình mượn từ Tân Quân Quảng Châu phủ, nhưng bởi vì đối phương cũng không phải là nhân vật lớn gì, nên không để tâm đến, bởi thế mà bỏ qua luôn.
Chị ta mặt đỏ lên, vội giải thích:
– Vừa rồi con bận quá, chỉ lo đón Tú Tú, sau lại có việc, rồi cứ bận rộn ở bếp xem món ăn thế nào, sau đó cha lại cho gọi con, nên con chưa kịp đi sắp xếp. Là lỗi của con, con đi bố trí luôn đây ạ.
Chị ta quay người định đi thì bị Bạch Thành Sơn gọi lại.
– Đừng vội, đi mời cậu ta đến đây, cha có chút việc.
Trương Uyển Diễm vâng dạ, vội vàng ra ngoài tìm người.
……
Bạch Cẩm Tú nịnh cha mình hết giận xong thì trở về phòng.
Cổ Thành quá xa xôi, dân phong bảo thủ, điều kiện sinh hoạt lại vô cùng nguyên thủy. Khi có ký ức phần lớn thời gian cô đều ở trong thành Quảng Châu, nên đối với tòa nhà họ Bach nhiều đời sống ở Cổ Thành thực ra cũng không có tình cảm quá sâu sắc.
Tuy cha thuận theo tình thế, trở thành một nhà tư bản công nghiệp lớn kiểu mới, nhưng trong xương cốt thực ra vẫn vô cùng bảo thủ. Dinh thự Quảng Châu tuy rằng được thiết lập trang thiết bị tiện lợi tiên tiến nhất, có đèn điện có điện thoại, nhưng ở nơi đây, cha đã trở về hơn một năm, mọi thứ vẫn giữ dáng vẻ nguyên bản, buổi tối chỉ có thể châm nến với đèn dầu.
Bạch Cẩm Tú nhìn khuê phòng của mình, đuổi nha hoàn muốn giúp cô dọn dẹp đồ đạc đi ra ngoài, tự tay sắp xếp đồ của mình xong, cuối cùng lấy cây kẹp vẽ ra, lật tới bức vẽ kia thì ngồi thần ra.
Cô đương nhiên không thể làm cái chuyện móc mắt người ta ra, nhưng chuyện xảy ra ngoài ý muốn như vậy, cô không cho phép đối phơơng tiếp tục xuất hiện trong cuộc sống của cô một giây một phút nào nữa.
Anh ta cần phải ngay lập tức biến mất khỏi tầm mắt của cô.
Quyết định này, vào một khắc ổn định tinh thần khi cô đuổi theo bắt được bức vẽ, quay trở lại trong xe đã quyết định rồi.
Cô không hề do dự, cất bức vẽ xong, đứng lên.
…..
Nhiếp Tái Trầm đỗ xe xong, tất cả hạ nhân Bạch gia đều đã đi theo Bạch tiểu thư đi vào rồi, chỉ còn lại một người gác cổng.
Người gác cổng thái độ cũng khá tốt, gọi quản sự đưa anh đi nghỉ, anh xách theo hành lý gọn nhẹ của mình, đi theo đến hậu sương.
Đây là một phòng trống trải, là nơi ở dành cho hạ nhân Bạch gia. Người gác cổng mở mọ cánh cửa cho anh, hướng dẫn mấy việc như ăn cơm tắm rửa, rồi vội vàng đi luôn.
Phòng nhỏ, nhưng khá sạch sẽ.
Nhiếp Tái Trầm không quá cầu kỳ trong chuyện ăn ở, ban đêm không có chỗ ngủ, ăn ngủ màn trời chiếu đất với anh mà nói là chuyện thường ngày ở huyện.
Anh sắp xếp đồ đạc xong xuôi, quan sát hoàn cảnh bốn phía để cho quen, cảm thấy có hơi khát nước, nhưng biết tiểu thư Bạch gia vừa về nhà, cả nhà trên dưới ắt đều đang bận rộn, cũng không muốn quấy rầy, vừa hay ngay bên cạnh có một cái giếng nước, vì thế tới miệng giếng, đánh một thùng nước giếng lên, khom lưng rửa mặt, lại rửa tay, vốc một vốc nước, cúi đầu đang định uống thì bỗng thấy trên mặt đất trước miệng giếng có một tà váy.
Anh theo tà váy ngẩng lên, thấy tiểu thư Bạch gia đứng ngay trước mặt, từ trên cao nhìn xuống, đôi mắt đen lúng liếng đang nhìn mình thì ngẩn ra, thả nước, chậm rãi đứng thẳng lên.
Bạch Cẩm Tú đã đã chuẩn bị tiền đầy đủ, đang chuẩn bị ném cho anh rồi đuổi người đi thì chợt nghe có tiếng bước chân gấp gáp vang lên, quay đầu lại, từ xa đã thấy chị dâu Trương Uyển Diễm cùng với lão Từ quản sự đang gấp gáp đi về bên này, không muốn chị ấy phát hiện mình cũng ở đây, bèn vội vàng cất túi tiền kia đi, nói nhỏ một câu:
– Không được nói tôi tới đây.
Rồi chạy đến góc tường ở chỗ rẽ.
Nhiếp Tái Trầm nhìn cô chợt đến, lại chợt biến mất thì vô cùng khó hiểu.
– Cậu Nhiếp! Cậu ở đây à!
Trương Uyển Diễm vội vàng tới, nụ cười nhiệt tình treo trên mặt.
– Tại tôi, vừa rồi bận quá tiếp đãi không chu toàn, mong cậu bỏ quá cho.
Nhiếp Tái Trầm nhìn bốn phía, cười nói:
– Thiếu phu nhân khách sáo, rất chu đáo rồi.
Hạ nhân Bạch gia theo chủ, chú trọng quy củ, đặc biệt là Bạch Thành Sơn thì càng chú ý cái này, cho nên vừa rồi tuy rằng Trương Uyển Diễm không dặn dò gì, nhưng lão Từ quản sự cũng tự căn dặn người gác cổng đón người vào. Lúc này đứng bên cạnh, cười nói:
– Cậu Nhiếp, lão gia nhà tôi cho mời, làm phiền cậu đi theo tôi.
Hết chương 6
Bình luận truyện